Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học thông qua áp dụng nội dung thực tiễn vào dạy học phần hóa hữu cơ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
THÔNG QUA ÁP DỤNG NỘI DUNG THỰC TIỄN
VÀO DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 12

Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Hóa học

THANH HĨA NĂM 2021


MỤC LỤC
1.1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................................1
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................1
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................1
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................................................1
2.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................1
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN................................................2
2.2.1. Thực trạng dạy học qua các tình huống trong mơn hóa học THPT..............2
2.2.2. Thực trạng của học sinh trường tôi...............................................................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề....................................................4
2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng câu hỏi từ nội dung thực tiễn.........................4


2.3.2. Thiết kế nội dung câu hỏi từ nội dung thực tiễn tương ứng với mỗi bài học
trong chương I, II, III, IV “Hóa Hữu cơ 12”..........................................................4
Tình huống7: Dân gian ta đã có câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.
Đường phèn là gì?......................................................................................................8
2.3.3. Đặt vấn đề vào bài bằng nội dung thực tiễn tăng hứng thú học tập cho học
sinh. (Sau khi học xong bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích được câu hỏi đã
đưa ra ở phần mở bài)..........................................................................................15
2.3.4. Đặt tình huống có vấn đề dựa trên mơ phỏng thực tiễn hoặc dựa trên thực
tiễn có sẵn............................................................................................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.......................................................................................18
3.1. Kết quả đạt được...............................................................................................18
3.2. Kết luận............................................................................................................. 19
3.3. Kiến Nghị..........................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20
DANH MỤC................................................................................................................21
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN................................................21


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
- Nội dung thực tiễn là các nội dung xuất phát từ các tình huống thực tiễn
sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, khắc sâu kiến thức, mở
rộng kiến thức đồng thời giúp học sinh rèn luyện được năng lực giải quyết vấn
đề thực tiễn.
- Nâng cao hứng thú học tập bộ mơn Hóa học của học sinh, từ đó dần
nâng cao chất lượng bộ mơn Hóa học ở trường phổ thơng hiện nay, người
giáo viên ngồi phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác
thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống để đưa vào bài giảng
bằng nhiều hình thức nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo

niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ mơn.
- Kiến thức hóa học hữu cơ 12 gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống
hàng ngày như liên quan đến ăn (este - chất béo, cacbohidrat, amin-aminoaxitprotein), mặc (xenlulozơ, tơ sợi), vật liệu polime. Nên việc lồng ghép những ứng
dụng thực tiễn vào bài giảng cũng như vận dụng kiến thức hóa học để giải thích
một số hiện tượng trong tự nhiên đã góp phần gây sự hứng thú học tập cho học
sinh cũng như rèn luyện được nhiều kĩ năng cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức hố học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời
sống. nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mơn hóa học ở trường THPT. Hình thành
giáo án theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh, khơi dậy niềm đam
mê, giúp học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong hóa học.
- giúp học sinh làm tốt dạng bài tập vận dụng thực tiễn trong đề thi
THPTQG.
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tình huống trong thực tiễn có liên quan đến nội dung của bài học mà
học sinh đã được tiếp cận nhưng chưa nhận thức rõ mối liên hệ với kiến thức
trong sách giáo khoa.
- Các cơ sở lý thuyết được rút ra từ những tình huống thực tiễn, bổ sung
vào nội dung bài học, củng cố thêm cho hoc sinh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh trường THPT Hà Trung Thanh Hóa
- Chương I,II,III,IV chương trình hóa học hữu cơ 12.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác

(giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh…), trong đó, “học” là một hoạt
động trung tâm. Và, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là
1


chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ,
chưa có chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp
đặt. Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải thức tỉnh
trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và
hành động tích cực. Người giáo viên phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi
Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo
những cơ sở lí luận sau:
2.1.1: Giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với
nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ mơn.
2.1.2: Hướng dẫn học sinh cách khai thác thông tin từ các bài học thực
tiễn. Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và
học giáo viên ln có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo
khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày.
2.1.3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thơng qua các tình huống
giả định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống hoặc khai thác
thông tin từ phương pháp điều tra thực địa,tạo môi trường thoải mái để các em
trao đổi từ đó giúp học sinh thêm u thích mơn học hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1. Thực trạng dạy học qua các tình huống trong mơn hóa học THPT
- Khảo sát việc sử dụng các PPDH tích cực của giáo viên trong quá trình
dạy học.
- Tìm hiểu những tác dụng các hình thái sử dụng và khó khăn gặp phải
của giáo viên khi sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn.
Bảng 1. Ý kiến giáo viên về việc sử dụng tình huống gắn với thực tiễn.

Mức độ sử dụng tình
huống gắn với thực tiễn

Khơng
bao giờ

Ít khi

Thường
xun

Rất thường
xun

Ti lệ %

20 %

40%

24%

16%

Theo số liệu thống kê thu được,việc sử dụng tình huống gắn với thực tiễn
chưa dược áp dụng nhiều trong giảng dạy của giáo viên hóa học.
Bảng 2. Ý kiến giáo viên về việc dạy học Hóa học bằng các tình huống gắn
với thực tiễn
STT


Tác dụng

Tỉ lệ %

1

Giúp học sinh nhớ bài lâu hơn

92,0%

2

Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng

88,0%

3

Kích thích hứng thú tìm tịi,u thích bộ mơn

92,0%

4

Tạo khơng khí học tập sinh động,tránh sự nhàm chán

96,0%

5


Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn

84,0%

6

Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập tích cực

76,0%
2


Đa số giáo viên khẳng định đây là phương pháp giúp học sinh nhớ bài lâu
hơn (92,0%), tăng cường tính thực tiễn của bài giảng (88,0%) và tạo khơng khí
học tập sinh động, tránh sự nhàm chán trong tiết học (96,0%).
Bảng 3. Những khó khăn khi thiết kế và sử dụng tình huống gắn với thực
tiễn
Tỉ lệ %
STT

Những khó khi thiết kế và sử dụng
tình huống gắn với thực tiễn

1

Khơng có thời gian đầu tư và xây dựng tình huống

20%

28%


52%

2

Tình huống đưa ra cịn sơ sài, khó thu hút

22%

34%

44%

3

Khó chọn lọc tình huống phù hợp nội dung bài

28%

24%

48%

4

Khơng nhiều nguồn tư liệu để tham khảo

40%

28%


32%

5

Việc đưa ra thình huống và xử lý tình huống
cịn tốn nhiều thời gian

36%

28%

36%

6

Dạy học tình huống không đem lại kết quả cao

72%

24%

4%

7

Thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

36%


24%

40%

Khơng
Rất
Bình
khó
khó
thường
khăn
khăn

Dựa vào bảng 3 có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Khơng có thời gian đầu tư cho thiết kế tình huống là điều khó khăn nhất
của giáo viên (52%); khó chọn lọc tình huống phù hợp với nội dụng (48%);
thiếu thốn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (40%).
Nhận xét:
Từ các kết quả thu thập được qua điều tra nghiên cứu, tơi nhận thấy việc
vận dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học của giáo viên Hóa
học chưa nhiều,mặc dù đa số giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của
việc vận dụng các tình huống gắn với thực tiễn vào trong dạy học nhưng những
khó khăn trở ngại như: khơng có nhiều thời gian đầu tư, khó tìm tư liệu và chưa
có kỹ năng thiết kế tình huống..., trở thành những rào cản cho giáo viên trong
dạy học hóa.
2.2.2. Thực trạng của học sinh trường tôi
Đối với học sinh THPT Huyện Hà Trung chất lượng đầu vào không cao
học sinh được phân vào các ban khoa học tự nhiên ít, ban khoa học xã hội nhiều,
những em học sinh ở ban khoa học xã hội ý thức học tập các bộ môn chưa cao,
các em chỉ thích mơn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì

thích học mơn đó hay học tập mang tính thực dụng chỉ học những mơn sau này
mình sẽ thi THPT Quốc Gia. Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung
và kiến thức sinh học nói riêng ở nhiều trường vẫn cịn tiến hành theo lối “thơng
báo tái hiện, giáo án cịn thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần
túy, chưa coi trọng việc soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc
3


lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
Phần lớn học sinh đã được tiếp cận các nội dung thực tiễn nhưng chưa có
mối liên hệ với kiến thức đã học trong chương trình sách giáo khoa nên chưa
thấy được vai trị của vận dụng lý thuyết vào giải quyết tình huống thực tiễn.
Do vậy việc giúp học sinh vừa tiếp thu kiến thức vừa liên hệ với thực tiễn
và ngược lại giúp học sinh học tập hiệu quả hơn và phát huy tính tích cực chủ
động sang tạo, trong đó phương pháp này tỏ ra có hiệu quả hơn với những học
sinh có lực học trung bình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các bước tiến hành xây dựng câu hỏi từ nội dung thực tiễn
Bước 1: Xây dựng nội dung thực tiễn có liên quan đến bài học
Bước 2: Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu
Bước 3: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận
2.3.2. Thiết kế nội dung câu hỏi từ nội dung thực tiễn tương ứng với mỗi bài
học trong chương I, II, III, IV “Hóa Hữu cơ 12”
* Trong Bài 2 “Lipit”.
Câu hỏi 1: GV đưa hình ảnh một mâm bát đĩa bám đầy dầu mỡ và chai
nước rửa chén sunlight và đặt câu hỏi cho học sinh là tại sao phải dùng
sunlight?


Chưa sử dụng sunlight Sau khi dùng sunlight
- Tình huống trên sẽ đưa vào sau khi học xong tính chất vật lý của chất béo.
+ Học sinh sẽ vận dụng kiến thức vừa học để trả lời:vì mỡ động vật hay
dầu thực vật đều khơng tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu
cơ như benzen,hexan,clorofom.
+ Nước rửa chén Sunlight hương chanh và trà xanh

- Thành phần: Nước, Sodium Linear Alkylbenzene Sulfonate, Sodium
Laureth Sulfate, Magnesium Sulfate, Chất thơm, DMDM Hydantoin,
Tetrasodium EDTA, Methylchloroisothiazolinone, Methylisothiazolinone, Chiết
4


xuất trà xanh 0.6 ppm, Chiết xuất chanh 10 ppm, CI 19140, Cl 42051.
- HS có thể hỏi là dùng nước rửa chén sunlight có độc hại khơng?
+ Hướng dẫn trả lời:
Không độc hại nếu chúng ta biết lựa chọn các thương hiệu có uy tín,có
nguồn gốc xuất xứ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và chúng ta sử dụng với
lượng vừa phải và đúng cách theo hướng dẫn sử dụng.
Cách sử dụng nước rửa chén bát sạch và khơng hại sức khỏe, nên pha
lỗng nước rửa chén đĩa ra cùng với nước sạch sau đó rửa nhẹ nhàng trên chén
đĩa và nhúng luôn vào chậu nước sạch ngay sau khi rửa xong. Lần cuối cùng xả
nhanh dưới vòi nước chảy, đó là cách an tồn nhất mà chúng ta nên làm để
không bị độc hại do nước rửa chén chưa sạch.
Câu hỏi 2: Tại sao dầu mỡ ăn để lâu bị ơi thiu có mùi khó chịu?
Ngun nhân của hiện tượng này là do liên kết đôi C=C ở gốc axit khơng
no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi của khơng khí tạo thành peoxit,chất này
bị phân hủy thành các anđêhit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.
- Câu hỏi trên sẽ đưa vào khi bắt đầu phần tính chất hóa học của chất béo.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 3: Tại sao không dùng lại dầu mỡ đã chiên rán?
Áp dụng câu hỏi sau khi học xong tính chất của chất béo.
Sau khi đã dùng để chiên rán,dầu mỡ cũng đã bị oxi hóa một phần
thành anđêhit, nên nếu dùng lại dầu mỡ này thì khơng đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu ăn khi đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt
độ cao sẽ bị ơxy hóa và polyme hóa nên mất dinh dưỡng, đặc biệt, khi thức ăn
bị cháy đen trong môi trường dầu sẽ trở thành cặn cacbon, là nguyên nhân
gây bệnh ung thư, tim mạch, bệnh Parkinson, mất trí và những bệnh liên quan
đến gan.
Th.S Trần Quang Vinh, viện Hóa học cho biết, bên cạnh việc gây tác hại
rất xấu đến sức khỏe con người, việc thải thẳng dầu thực vật thải ra môi trường
cũng gây ô nhiễm nguồn nước, đất, khơng khí nghiêm trọng. Trong khi đó, dầu
thực vật thải có thành phần tương tự như dầu thực vật, rất phù hợp để ứng dụng
làm nguồn sinh khối cho chế tạo nhiên liệu sinh học.
(Nguồn: Báo Khoa học.tv)
Giáo viên cung cấp thêm thông tin:
Theo Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2025 do Bộ Công thương soạn thảo và đã được
Thủ tướng phê duyệt ngày 20.11.2007, đến năm 2015 Việt Nam
sản xuất được 250 nghìn tấn ethanol và dầu thực vật, pha được 5
triệu tấn E5 (95% xăng dầu mỏ truyền thống với 5% ethanol) và
B5 (95% xăng dầu mỏ truyển thống với 5% diesel sinh học)
nhằm đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu cả nước.
Cập nhật: 21/02/2011 Theo Đất Việt
Câu hỏi 4: Nên ăn dầu thực vật hay mỡ động vật hơn?
Câu hỏi đặt ra vào cuối tiết luyện tập este và chất béo.
5



- Hầu hết những người được hỏi là gia đình bạn thường dùng dầu hay mỡ
để chiên nấu thì đa số trả lời là dùng dầu.
- Giáo viên cung cấp thơng tin cho học sinh bằng cách trình chiếu:
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng (Phó trưởng khoa Dinh dưỡng
lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương) khẳng định mỡ động vật,
cụ thể là mỡ lợn, là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho
cơ thể.
Mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, vitamin A, D, đặc biệt
là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh. Do vậy, việc sử
dụng ở mức độ vừa phải, hợp lý sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo
vệ hệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng xuất huyết não. Mỡ lợn cũng tham gia vào số
men chuyển hóa của cơ thể, trong đó có nội tiết tố sinh dục và tuyến thượng thận.

Theo bác sĩ, bỏ mỡ lợn hay dầu thực vật đều không tốt cho cơ thể. Người
dân nên dùng song song, hài hòa và với liều lượng cụ thể của từng loại cho từng
độ tuổi để vừa tốt, vừa tránh được bệnh tật.
Lợi ích của dầu thực vật: Thúc đẩy tăng trưởng tế bào, ngăn ngừa
bệnh tim mạch,tăng mùi vị cho món ăn.
Những lưu ý khi sử dụng dầu mỡ động thực vật
- Những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu
đường, xơ vữa động mạch… thì nên kiêng mỡ lợn.
- Với những người bình thường thì trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân
bằng cả dầu và mỡ. Chuyên gia khuyên rằng tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa
dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 2:1 (2 dầu 1 mỡ).
- Để phòng ngừa bệnh ung thư vú, phụ nữ nên hạn chế sử dụng mỡ động vật.

Mỡ động vật
Dầu thực vật
- Trong q trình chế biến món ăn, những món cần chiên rán ở nhiệt độ
cao thì bạn nên sử dụng mỡ động vật, còn nếu trộn salad hay xào bình thường

thì có thể dùng dầu ăn.
(Nguồn: Báo Khoa học.tv)
Áp dụng tình huống này sau khi học xong bài lipit. Các câu hỏi đặt ra là
một hiện tượng thực tế gần gũi, là thắc mắc của nhiều học sinh mà chưa được
giải đáp.Vì vậy đặt học sinh vào tình huống có vấn đề sau khi học xong bài Lipit
thì học sinh vừa giải quyết được vấn đề đặt ra vừa có thêm nguồn kiến thức thức
6


tiễn để bảo vệ sức khỏe của con người.Từ đó mà tạo ra được hứng thú học tập
niềm yêu tích môn học từ học sinh hơn.
* Trong Bài 4 “Luyện tập este và chất béo”.
Giáo viên sẽ thiết kế thêm một số câu hỏi thực tiễn.
Câu 1: Bát đĩa bám đầy dầu mỡ ăn được rửa sạch bởi:
a. Nước lạnh.
b.Nước có pha giấm.
c. Nước có pha ít Sunlight rửa chén. d.Nước có pha chanh.
Số phát biểu đúng: A.1. B.2. C.3. D.4
Câu 2: Dầu mỡ ăn để lâu bị ôi thiu có mùi khó chịu là vì?
a. Do phản ứng oxi hóa liên kết đơi ở nhóm chức -COO-.
b. Do phản ứng oxi hóa các gốc hi đrocacbon no.
c. Do phản ứng cộng H2 vào liên kết đôi C=C ở gốc axit.
d. Liên kết đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi
oxi của khơng khí tạo thành peoxit,chất này bị phân hủy thành các anđêhit có
mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.
Câu 3: Cho các phát biểu sau đây.
a. Dầu mỡ ăn sau khi đã chiên rán có thể dùng để làm nhiên liệu.
b. Trong phản ứng xà phịng hóa chất béo có thể thay mỡ lợn bằng dầu dừa.
c. Trong nấu ăn không nên dùng mỡ động vật.
d. Với mỡ lợn, những người có độ tuổi ngồi 50, người đang bị rối loại

chuyển hóa chất béo (tăng cholesterol) mới phải kiêng.Trẻ em và người bình
thường nên ăn hàng ngày với lượng vừa đủ.
Số phát biểu đúng? A.4. B.3. C.2. D.1.
* Trong Bài 5 “Glucozơ”.
Câu hỏi 5: Tại sao mật ong để lâu bị đóng đường dưới đáy chai,lớp
đường đó là gì?

Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về
thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là FRUCTOSE (khoảng 38,5%) và
GLUCOSE (khoảng 31,0%). Ở nhiệt độ 20 0C hoặc thấp hơn! Dung dịch nước
đường 70% bão hòa xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Mật ong thực chất là
dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng đường thông thường từ 75-80% cho
7


nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. Đặc biệt hàm lượng đường GLUCOSE có trong
mật ong (khoảng 35-40%) bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là
mầm kết tinh. Làm cho mật lỏng chuyển dần sang dạng mịn phù sa rồi dạng hạt.
Vì vậy mật ong nào có hàm lượng đường GLUCOSE càng cao thì càng dễ kết
tinh. Ngồi ra Mật Ong thơ nếu có các hạt phấn hoa, hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ
cũng có tác dụng như là mầm kết tinh kích thích mật kết tinh nhanh.
Câu hỏi 6: Tại sao khi ăn đường glucozơ lại cảm thấy
đầu lưỡi mát lạnh?
Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi,sự phân bố các phân tử đường
trong quá trình tan là quá trình thu nhiệt do đó cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.
Câu hỏi này học sinh dễ liên hệ vì các em hay ăn viên C có vị ngọt của
Glucozơ.

Viên kẹo C
Áp dụng: Với tình huống 5, 6 tơi đã dùng để đặt câu hỏi cho học sinh

trong phần ứng dụng của Glucozơ -Fructozơ. Học sinh có một số cách giải thích
khác nhau như:
+ Tạp chất trong mật ong.
+ Đường ăn (đường mía) lẫn trong mật ong bị kết tinh.
+ Glucozơ kết tinh.
Giáo viên nhận xét các ý kiến và giải thích chính xác.Học sinh có câu trả
lời đầy đủ, giải đáp được những băn khoăn khi dùng mật ong.
* Trong Bài 6 “Sacarozơ,Tinh bột và xenlulozơ”.
Tình huống7: Dân gian ta đã có câu “Ngọt như đường cát, mát như
đường phèn”. Đường phèn là gì?
Áp dụng: khi đặt vấn đề cho dạy phần trạng thái tự nhiên của đường
Sacarozơ.

Đường cát
Hướng dẫn trả lời:

Đường phèn
8


- Đường phèn hay cịn có tên gọi khác là băng đường. Đây là sản phẩm
được tạo ra từ quá trình kết tinh đường từ cây mía. Đường phèn có hương vị dịu
ngọt, thơm mát nên thường được sử dụng như một loại gia vị để chế biến các
món ăn, làm bánh, nấu chè, các loại thức uống… trong cuộc sống hàng ngày của
con người. Ngồi ra, đường phèn cịn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại
bệnh và rất tốt đối với sức khỏe con người.

Đường phèn chưng với quất để chữa ho
Câu hỏi 8: Học sinh chúng ta thường có thói quen uống các loại nước
ngọt có ga nhiều,vậy thói quen này có hại gì cho sức khỏe khơng?

Tình huống 8 được áp dụng khi dạy xong ứng dụng của Sacarozơ
Hướng dẫn trả lời:
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên,
năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư
thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ
được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì,
tiểu đường và bệnh tim mạch.
Nước ngọt có ga hoặc nước giải khát có ga là một trong nhiều loại đồ
uống chưa nhiều Carbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt, và thường có thêm
hương liệu. Theo các nhà chuyên gia, việc uống 2 lon nước ngọt có ga vào mỗi
ngày sẽ làm cho ta có cảm giác thèm đường, thèm ngọt dẫn đến dễ tăng cân và
béo phì.

9


Hình ảnh học sinh uống nước ngọt có ga rất phổ biến

(Nguồn: Khoa học và đời sống)
Câu hỏi 9: Vì sao cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ, khi nấu cơm nếp thì đổ ít
nước hơn khi nấu cơm tẻ?
Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng khơng tách rời nhau,
trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ.Amilozơ tan được
trong nước,amilopectin hầu như không tan trong nước nóng amilopectin trương
lên tạo thành hồ.Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinhbột.Trong
mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên
cơm gạo tẻ,ngơ tẻ,bánh mì,thường có độ dẻo bình thường.Tinh bột trong gạo
nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi
nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính. Nên khi nấu gạo nếp cần ít nước

hơn khi nấu gạo tẻ và gạo nếp lại dẻo hơn gạo tẻ là vậy.
(Nguồn: Hóa đời sống)
10


Hình ảnh bánh chưng được làm từ gạo nếp

Gạo tẻ là nguồn lương thực chính trong bữa cơm của người Việt Nam
Tác Dụng Của Gạo Tẻ:
- Gạo tẻ là nguồn cung cấp chủ yếu các vitamin nhóm B cho cơ thể, có
tác dụng phịng ngừa bệnh phù nề tay chân và tiêu trừ bệnh viêm họng.
Gạo nếp chứa nhiều chất xơ khơng hồ tan,có khả năng chống oxy và đề
phịng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng... Ngồi ra, gạo nếp cịn
có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hố, giúp làm ấm bụng.Ăn gạo nếp thường xun
cịn có thể phịng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt.
(Nguồn: Sức khỏe và đời sống)
Áp dụng:
Câu hỏi 9: Sẽ đưa vào khi dạy xong phần cấu trúc phân tử tinh bột hoặc
có thể là câu hỏi đặt vấn đề cho phần mở đầu về tinh bột.
+ Câu hỏi đặt vấn đề: Em có biết tại sao cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ?
Câu hỏi 10: Em có biết sự tích "bánh chưng bánh dày khơng "? Câu hỏi
này giáo viên đặt vấn đề vào đầu tiết luyện tập "Cacbohiđrat " nhằm mục đích
cho học sinh thấy được ứng dụng thực tiễn của gạo nếp gắn liền với một sự tích
nổi tiếng của Việt nam và cho học sinh thấy sự liên quan giữa hóa học và văn
học rất thú vị.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tóm tắt truyện Bánh chưng bánh dày.
11


(Sẽ có nhiều học sinh cịn nhớ sự tích này).Sau đó giáo viên có thể giới

thiệu một số địa phương có món bánh dày gia truyền nổi tiếng: Quán Gánh, Phủ
giày Nam Định….

Hình ảnh bánh chưng bánh dày truyền thống việt nam
Câu hỏi (10): Đưa vào mở đầu tiết luyện tập Cacbohiđrat bằng hình thức
kể chuyện.
* Trong Bài 9 “Amin”.
Câu hỏi 11: Tại sao có thể dùng giấm hoặc quả chua để khử mùi tanh của cá?
Hướng dẫn trả lời:
- Mùi tanh của cá gây ra do các hợp chất amin (có tính bazơ) có trong cá,
đặc biệt là lớp màng đen bám bên trong bụng cá.
- Để khử mùi tanh này, ta dùng giấm, mẻ hoặc các quả có vị chua như
khế, chanh... có tính axit sẽ trung hồ amin tạo ra muối amoni.

- Tôi đã áp dung kiến thức này cho bài học “Amin”. Khi kết thúc phần
tính bazơ của amin, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1 để giải quyết
vấn đề đã đặt ra. Học sinh vừa nắm vững bài học, vừa có thêm kiến thức bổ ích
trong cuộc sống.
Câu hỏi 12: Vì sao rượu lại làm mất mùi tanh của cá
Khi chiên cá, ta cho thêm rượu có thể phá huỷ được mùi tanh cá. Vì
trimetylamin thường “lẩn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra khỏi cá.
Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hồ tan trimetylamin nên có thể lôi được
trimetylamin ra khỏi chỗ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao, cả trimetylamin và cồn
đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh của cá sẽ bay đi hết.
Ngồi ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác
12


dụng tạo thêm mùi thơm rất tốt.
Câu hỏi 13: Nicotine là chất gì và vì sao có thể gây nghiện mạnh?


CTPT: C10H14N2
Nicotine là một chất gây nghiện mạnh, có trong thành phần của thuốc lá
và gây ra tác động tiêu cực do phụ thuộc thuốc lá.
Nicotine vừa là thuốc an thần, vừa là chất kích thích. Khi tiếp xúc với
nicotine, cơ thể sẽ trải qua một "cú kích". Điều này một phần là do nicotine kích
thích tuyến thượng thận, dẫn đến việc giải phóng adrenaline. Adrenaline kích
thích cơ thể giải phóng glucose ngay lập tức; làm tăng nhịp tim, hoạt động hô
hấp và huyết áp. Nicotine cũng làm cho tuyến tụy sản xuất ít insulin hơn, làm
tăng nhẹ lượng đường trong máu.
Tác hại của nicotine đối với cơ thể
Nicotine gây ra tăng nhịp tim, mức hơ hấp, huyết áp, kích thích khu vực
khối cảm của não làm tăng cảm giác hưng phấn. Mặc dù nicotine không gây
ung thư hoặc gây hại quá mức, nhưng nó là chất gây nghiện mạnh và khiến mọi
người phải chịu những tác động cực kỳ có hại. Ngồi ra Nicotine cũng gây xơ
vữa động mạch,tác động đến thần kinh,hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng tim mạch,
ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
(Nguồn Sức khỏe đời sống trên Zing.vn)
Áp dụng:
Câu hỏi 11: Sẽ đưa vào khi dạy xong phần tính chất hóa học của amin.
Câu hỏi 12: Sẽ đưa vào khi dạy xong bài amin vì học sinh có thể sau tiết
học áp dụng ngay.
Câu hỏi 13: Sẽ đưa vào khi dạy xong tính chất vật lý của amin, câu hỏi
này sẽ tác động vào nhận thức của học sinh nhất là học sinh nam.
* Trong Bài 11 “Peptit và protein”.
Câu hỏi 16: Nói đến mỳ chính một số người e ngại khơng muốn ăn sợ
có hại đến sức khỏe. Những thơng tin về mỳ chính một cách khoa học sau
đây sẽ giúp các bạn quyết định có nên ăn hay khơng?

13



Mì chính (bột ngọt).là muối mononatri của axit glutamic (SMS)
Bạn có thể n tâm sử dụng MSG vì nó cũng là một vị của thực phẩm. Ủy
ban Phụ gia thực phẩm của FAO/WHO (JECFA) và Cơ quan Quản lý thuốc và
thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đều cho bột ngọt là một gia vị được xem là an toàn
tương tự như muối, tiêu, dấm. Bộ Y tế Việt Nam cũng cho bột ngọt nằm trong
danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng. Hơn nữa, lượng sử dụng của
chúng ta hằng ngày cũng rất nhỏ đã tạo được sự ngon miệng mà lại giảm được
muối ăn, mặc dù theo Ủy ban Khoa học về thực phẩm của cộng đồng chung
châu Âu thì liều dùng hàng ngày khơng xác định. Với người bệnh phải ăn chế độ
giảm muối thì MSG đã giúp họ vừa giảm được muối nhưng vẫn ngon miệng, họ
sẽ ăn được để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
(Nguồn: BS. PhạmThị Thục trả lời trên Suckhoedoisong.vn)
Câu hỏi 17: Hormon Insulin là gì?
Trong sách giáo khoa chỉ đưa mơ hình phân tử Insulin, giáo viên trình
chiếu thơng tin: Insulin là một hormon do tế bào beta của tụy tiết ra có vai trị
làm giảm đường huyết. Insulin có trọng lượng phân tử khoảng 5808 Dalton và
được cấu trúc bởi hai chuỗi polypeptid: A và B.
+ Tác dụng của Insulin?
Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu.
- Một trong những tác dụng quan trọng nhất của insulin là chuyển phần
lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Khi lượng glucose máu bị
giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành
glucose vào máu.

14


(Nguồn: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh và Nội

khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng).
Câu hỏi 16: Sẽ đưa vào khi dạy xong bài aminoaxit sau phần củng cố bài
giáo viên sẽ dành từ 3-5 phút nhằm giải đáp thắc mắc của học sinh một cách
khoa học có căn cứ.
Câu hỏi 17: Sẽ đưa vào khi dạy xong phần protein bằng cách trình chiếu
các thơng tin trên nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học hơn qua đây
học sinh có thể liên hệ được giữa bệnh đái tháo đường với chức năng của Insulin
đối với cơ thể.
Áp dụng câu hỏi 17: Sau khi dạy xong phần vai trò của protein đối với
sự sống.
Những kiến thức thực tiễn trên gắn liền với đời sống hàng ngày và khi
giáo viên lồng ghép nhẹ nhàng vào bài học với thời lượng rất ít từ những hình
ảnh sinh động đã tạo cho tiết học đỡ khô khan cứng nhắc.
2.3.3. Đặt vấn đề vào bài bằng nội dung thực tiễn tăng hứng thú học tập cho
học sinh. (Sau khi học xong bài, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích
được câu hỏi đã đưa ra ở phần mở bài)
Câu hỏi 18: Tại sao khi nấu thịt, cá cùng với rau, quả có vị chua thì
nhanh nhừ hơn?

15


Hướng dẫn trả lời:
Trong môi trường axit là các rau, quả có vị chua sẽ xúc tác cho sự thuỷ
phân protein tạo thành aminoaxit và những protein đơn giản hơn, nên thịt cá
nhanh nhừ hơn.
Áp dụng: Việc đặt vấn đề bằng những câu hỏi thực tiễn gần gũi với học
sinh sẽ đưa học sinh vào tình huống có vấn đề. Việc giải quyết vấn đề giúp
học sinh hiểu sâu sắc bài học hơn.
Câu hỏi này được đặt ra khi bắt đầu phần tính chất hố học của protein

(tiết 16, 17- Hóa học 12 chương trình chuẩn).
Câu hỏi 19: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường lại có kết tủa
Hướng dẫn trả lời:
Trong sữa có thành phần Protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào sữa sẽ
làm tăng độ chua tức làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm
đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách
cazein rồi cho lên men tiếp. Việc làm đậu phụ cũng theo ngun tắc tương tự
như vậy.
Vì vậy khơng nên ăn cam trước hoặc sau khi uống sữa 1 giờ. Bởi lẽ,
protein trong sữa kết hợp với axít trong cam sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và
hấp thụ sữa của cơ thể. Ngồi cam, sữa cũng khơng thích hợp khi dùng chung
với các loại hoa quả có tính axít khác như quýt, chanh, bưởi, dứa...
(Nguồn:10 vạn câu hỏi vì sao)
Giáo viên có thể thực hiện thí nghiệm nước cocacola pha với sữa tươi:

Câu hỏi này được đặt ra khi bắt đầu phần tính chất vật lý của protein (tiết
16 Hóa học 12 chương trình chuẩn).
Câu hỏi 20: Khi bị ngộ độc bởi chì trong thức ăn, người ta khuyên nên
uống ngay nhiều sữa?
Để protein trong sữa kết hợp với muối chì gây nên sự đơng tụ protein bất
thuận nghịch, cơ thể khó hấp thu sẽ hạn chế tính độc của chì.
Áp dụng: Ngộ độc chì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con
người. Việc đưa ra một cách đơn giản để giải độc chì là một kinh nghiệm thực tế
cần thiết cho mọi người.
Học sinh biết vận dụng bài học của mình để sơ cứu khi cần thiết là điều
rất có ý nghĩa. Vì vậy, tơi đã đưa câu hỏi 23 vào nội dung tiết luyện tập "aminaminoaxit-protein" (tiết 1) nhằm tăng sự hứng thú học tập của học sinh.
2.3.4. Đặt tình huống có vấn đề dựa trên mơ phỏng thực tiễn hoặc dựa trên
thực tiễn có sẵn
Nội dung hoạt động:
16



- Giáo viên có thể chuẩn bị các tình huống thực tiễn hoặc hướng dẫn học
sinh tìm hiểu các tình huống thực tiễn có tại địa phương theo nội dung yêu cầu.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, theo
tổ hoặc theo cặp để tìm ra phương án trả lời.
- Dựa trên các tình huống và đáp án câu trả lời học sinh rút ra được các
kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người.
Câu hỏi 21: Buổi tối nhà mất điện,lại khơng có đèn dầu,nến thắp cũng
như bất kỳ phương tiện phát sáng nào như đèn pin,điện thoại.Em có cách
nào giúp cả nhà tìm được một nguồn ánh sáng nào khơng?
- Học sinh thảo luận theo nhóm và tìm ra được 1 số phương án:
a. Đốt củi
b. Đốt giấy loại
c. Dùng năng lượng điện ắc quy xe máy.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sau đó gây bất ngờ cho học sinh bằng thí
nghiệm khả năng cháy của dầu ăn đã qua sử dụng.

Qua thí nghiệm học sinh rút ra được dầu mỡ ăn đã qua sử dụng không nên
đổ ra mơi trường gây ơ nhiễm mà có thể tái sử dụng để làm nhiên liệu.
Câu hỏi 22: Hiện nay ở các hàng quán hoặc bất kì nơi nào ở ngồi
đường chúng ta đều có thể nhìn thấy hiện tượng xả rác thải nhựa. Nếu bắt
gặp tình huống như thế em có suy nghĩ và hành động gì khơng?
- Giáo viên có thể chiếu hình ảnh cụ thể cho học sinh xem.
- Học sinh thảo luận theo nhóm và đưa ra phương án giải quyết.
- Giáo viên nhận xét các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận.
- Bản thân em đã hành động như thế nào trong việc xử lí các rác thải sinh
hoạt? (Qua phần này giáo viên giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường
thông qua các hoạt động thường nhật).


17


Thực trạng sử dụng rác thải nhựa ở trường THPT Hà Trung

Hình ảnh cây xanh được trồng trong các vật liệu tái chế
- Như vậy liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy sẽ
giúp học sinh khi học xong vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng thực tiễn cho
cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, tìm tịi, chủ động tư duy, sáng tạo hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết quả đạt được
- Chấm bài kiểm tra,xử lý kết quả theo phương pháp thống kê.
Trên 6 lớp: Gồm 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng.
Bảng 1.1.Kết quả học tập bài kiểm tra số 1 (khi chưa áp dụng)
Đối tượng

Số học
sinh

% Yếu kém
(0-4 điểm)

% Trung bình
(5-6 điểm)

% Khá - Giỏi
(7-10 điểm)

TN


119

19,05

33,33

44,67

ĐC
116
19,23
33,65
47,12
Bảng 1.2.Kết quả học tập bài kiểm tra số 2 (khi đã áp dụng)
Số học
% Yếu kém
% Trung bình % Khá - Giỏi
Đối tượng
sinh
(0-4 điểm)
(5-6 điểm)
(7-10 điểm)
TN

119

9,52

25,71


64,77

ĐC

116

19,23

33,65

47,12

Nhận xét kết quả thực nghiệm định lượng:
- Khi chưa tác động thì chất lượng học tập ở các lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng xấp xỉ nhau.
- Chất lượng học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng
sau khi đã tác động,điều này chứng tỏ rằng các tình huống gắn với thực tiễn mà
18


tơi đã nghiên cứu và thiết kế đã có tác dụng tích cực đối với chất lượng dạy học.
3.2. Kết luận
- Qua 1 năm nghiên cứu đề tài và thực tế áp dụng trong giảng dạy tôi thấy
việc lồng ghép vấn đề nghiên cứu của đề tài vào thực tiễn giảng dạy kết hợp với
nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định:
- Giúp học sinh hứng thú học tập hơn, độ bền kiến thức cao hơn so với
phương pháp học tập truyền thống.
- Học sinh trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của tơi nhiều
hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện
tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi. Trong giờ học, tơi đã kết hợp hài hịa trong

phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang khơng khí rất thoải mái,
tạo điều kiện học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
3.3. Kiến Nghị
- Đề tài bước đầu đề cập đến phần hóa hữu cơ trong chương trình Hóa học
12-THPT, cần nghiên cứu mở rộng và phát triển hơn nữa trong tồn bộ chương
trình Hóa học THPT, giúp học sinh nâng cao hiểu biết, tăng tính áp dụng thực tiễn.
- Thời gian dành cho nghiên cứu và các thực nghiệm sư phạm về phần
“Hóa Hữu cơ 12” chưa nhiều. Nếu có điều kiện tơi rất mong được phát triển sâu
hơn về đề tài này, xây dựng nhiều hơn nữa các dạng bài tập có liên quan đồng
thời mở rộng cho tất cả các chương bài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ
thơng theo nhiều hướng khác nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa,ngày 5 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Lê Thị Huyền

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 12.NXBGD
2. Sách giáo viên hóa học 12.NXBGD
3. Trần Bá Hồnh (2006), vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lí luận và thực
tiễn 2006, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Bộ GD &ĐT (2018), Dự thảo GDPT mơn hóa học.
5. Nguyễn Xuân Trường (2006) 385 câu hỏi đáp án về hóa học và đời sống.
6. Dương Văn Đảm (2006) Hóa học quanh ta NXBGD.
7. Bộ sách “10 vạn câu hỏi vì sao” hóa hóa của Nguyễn Văn Mậu. NXBGD.
8. Các trang báo địa phương, báo giáo dục, báo sức khỏe cộng đồng, mạng,video
thí nghiệm trên youtube.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Họ và tên: Lê Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: GV Trường THPT Hà Trung, Huyện Hà
Trung, Tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B hoặc
C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh giá
xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh…)

1

Sử dụng bài tập trắc nghiệm
khách quan kết hợp tự luận
trong việc kiểm tra đánh giá
kết quả dạy học mơn Hóa ở
trường THPT.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2008-2009

2

Một số kinh nghiệm xây
dựng tập thể lớp tiên tiến
trong cơng tác chủ nhiệm.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

B


2013-2014

3

Xây dựng hệ thống câu hỏi
bài tập phát huy tính tích
cực chủ động của học sinh
trong q trình dạy bài Phê
nol.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2015-2016

4

Vận dụng phương pháp dạy
học tích cực phát huy năng
lực của học sinh qua bài
axitsunfuric.

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C


2016-2017

21



×