Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN sơ đồ tư duy (mind map) để củng cố và ôn tập kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
1. Cở sở lí luận..................................................................................................2
1.1. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là gì?.............................................................2
1.2. Sơ đồ trong dạy học................................................................................2
2. Thực trạng việc củng cố và ôn tập kiến thức dạy học sinh học lớp 10.........2
3. Cách thức khi lập sơ đồ tư duy (Mind Map).................................................3
4. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề..................................................3
4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) trong việc củng cố dạy học môn sinh
học lớp 10......................................................................................................3
4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) trong việc ôn tập kiến thức dạy học
môn sinh học lớp 10......................................................................................7
4.3. Một số sơ đồ tư duy (Mind Map) đã được khai thác để củng cố và ôn
tập kiến thức dạy học môn sinh học lớp 10...................................................8
5. Hiệu quả của giải pháp đối với hoạt động giáo dục với bản thân...............17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................18


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão với
sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ của công
nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanh chóng. Điều
đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy học kiến thức mà quan
trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học.
Hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới


phương pháp ở các cấp học, bậc học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học
đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác
giáo dục hưởng ứng một cách tích cực.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,
kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách
quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước
theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và
công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá
cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học;
đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức
được tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua,
Bộ GD & ĐT đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự
chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong các trường trung học.
Xuất phát từ mục đích đó, là giáo viên ai cũng trăn trở, làm sao phải tìm
ra cho mình một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất, phù hợp với đối tượng học
sinh, gây được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có một kết quả cao trong
học tập là một vấn đề khó.
Với kinh nghiệm giảng dạy, bản thân tơi nhận thấy để giờ dạy học sinh
học có hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực của học sinh, rèn luyện được tư
duy logic và tư duy hệ thống nhằm thúc đẩy chất lượng dạy học bộ mơn Sinh
học. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài sử dụng “Sơ đồ tư duy (Mind map) để củng
cố và ôn tập kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học sinh học lớp 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) để củng cố bài học và ôn tập kiến thức
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học lớp 10.
1



3. Đối tượng nghiên cứu
Các kiến thức sinh học lớp 10 được hệ thống dưới dạng sơ đồ tư duy
(Mind Map).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu tài liệu;
phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ thống hóa; phương pháp
thực nghiệm để xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn của đề tài.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cở sở lí luận
1.1. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là gì?
Sơ đồ tư duy hay còn được biết tới là Mind Map, là một phương pháp
được đưa ra như một phương tiện giúp tăng khả năng ghi nhận hình ảnh của não
bộ. Đây được xem như một hình thức để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích
vấn đề nào đó thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Mind Map khác với máy
tính, ngồi khả năng ghi nhớ theo trình tự nhất định như trình tự biến cố xuất
hiện của câu truyện (ghi nhớ tuyến tính) thì não bộ cịn có thể liên hệ các dữ
kiện với nhau. Mind Map giúp khai thác hai khả năng này của bộ não con người.
1.2. Sơ đồ trong dạy học
Trong dạy học, lập sơ đồ tư duy kiến thức bài dạy thực chất là sự hệ thống
hoá, sắp xếp nội dung kiến thức cơ bản trong SGK, đặc biệt là kiến thức trọng
tâm. Sự sắp xếp này có quy luật nhất định, có sự phân loại về kiến thức: kiến
thức chủ đạo, kiến thức suy luận, kiến thức phát triển…, hay các khái niệm, các
mối quan hệ, quy luật sinh học,...
Như vậy, sơ đồ trong quá trình dạy học được coi là một công cụ, phương
tiện và cũng là cách thức, phương pháp dạy học. Nó có thể được sử dụng cho
người dạy và cả người học ở tất cả các khâu của quá trình dạy học. Đó chính là
quan điểm dạy học mới mà người học đóng vai trị trung tâm, giúp học sinh phát
triển năng lực. Đối với mơn sinh học thì sơ đồ tư duy là 1 trong các phương
pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao.
2. Thực trạng việc củng cố và ôn tập kiến thức dạy học sinh học lớp 10

Xuất phát từ thực tế dạy học môn sinh học ở trường, trong q trình giảng
dạy, tơi nhận thấy khả năng tư duy tổng hợp, khái quát hoá,... của học sinh trong
mơn sinh học nói chung cịn thụ động. Nhiều học sinh có quan niệm rằng: mơn
sinh học nhàm chán vì kiến thức lý thuyết phải học thuộc lịng, khơ khan và khó
nhớ.
Hiện nay, phương pháp dạy học mơn sinh ở trường trung học phổ thông
hiệu quả chưa cao. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết, thường là
yêu cầu học sinh ghi nhớ khô khan, mà chưa biết làm cho học sinh thấy được
mối quan hệ logic của các khái niệm, quá trình, cơ chế và hiện tượng sinh học
với nhau.
2


Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn
cho học sinh thơng qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được
quan tâm. Việc sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học hiện
nay của giáo viên chỉ được ứng dụng một số đơn vị kiến thức riêng lẻ trên một
bộ phận giáo viên, chưa có tính hệ thống, thường xuyên, liên tục.
Trong chương trình Sinh học phổ thơng lớp 10 hiện hành, tơi nhận thấy có
thể lập các sơ đồ tư duy trên các đơn vị kiến thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi
trong việc củng cố và ôn tập kiến thức; đồng thời giúp các em học sinh khắc sâu
để ghi nhớ kiến thức, dễ dàng tái hiện kiến thức khi kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt,
việc giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy cho các đơn vị kiến thức đã trở thành cuốn
cẩm nang sinh học.
3. Cách thức khi lập sơ đồ tư duy (Mind Map)
Tôi lựa chọn các đơn vị kiến thức cơ bản trong SGK môn sinh học lớp 10
để tiến hành lập một sơ đồ tư duy về các quá trình, cơ chế, hiện tượng sinh học,
gồm các bước sau:
- Bước 1: Xác định từ khóa
- Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm.

+ Bước này học sinh sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm
ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn
sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy
nằm ngang sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
+ Vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở
xung quanh nó.
+ Có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà học sinh thích, chủ đề trung
tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
+ Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề.
- Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
+ Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để
làm nổi bật.
+ Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ khơng nằm ngang,
như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
- Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
+ Ở bước này, học sinh vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh
cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết.
+ Học sinh nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho
mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn
+ Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ
khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào
các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng
+ Dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời
gian bất cứ lúc nào có thể.
+ Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
- Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
3



Ở bước này, học sinh nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng
cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như
lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu
hình ảnh cao hơn chữ viết. Các em đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì
mình nghĩ, những gì mình liên tưởng, đơi khi càng hài hước càng giúp mình nhớ
chúng được lâu hơn.
4. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
4.1. Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) trong việc củng cố dạy học môn sinh
học lớp 10
Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng sau mỗi bài học, là một yếu tố
dẫn đến sự thành công của bài giảng. Củng cố bài giảng giúp học trị nhớ lại và
khắc sâu kiến thức. Vì thế, học sinh ngoài việc xác định được kiến thức trọng
tâm cịn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều
chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp. Có rất nhiều phương pháp củng cố bài
học nhưng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học đem lại hiệu quả
đáng khích lệ.
Trong giảng dạy, rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không
chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học.
Thực tế cho thấy khi dạy môn Sinh học, một số học sinh học rất chăm chỉ
nhưng kết quả học tập vẫn không cao, một số em học bài nào biết bài đấy, học
phần sau đã quên phần trước, không biết liên kết các kiến thức với nhau,
không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn
số học sinh này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi
chép để lưu thơng tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình nên đơi
khi ngồi học nhưng chưa dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường hoặc học
cho xong.
Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy
học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, sơ đồ tư
duy rất phù hợp cho việc củng cố bài họci, tiết ôn tập, tổng kết… và áp dụng vào
các phần như kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức hoặc xuyên suốt quá trình

của một tiết học ở các bộ mơn có hình thức thi trắc nghiệm. Khi sử dụng phương
pháp này, giáo viên sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc
tiếp thu nội dung bài học, đồng thời mở rộng và phát triển tư duy cho học sinh
nên khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Có
thể nói, đây là một cơng cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo
viên trong việc thu thập, phân loại thông tin.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ
4


của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích
cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc học trị tự vẽ kiến thức theo sơ
đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển
năng khiếu hội họa, sở thích của bản thân, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ,
vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên
trên mỗi sơ đồ tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng
học sinh và sơ đồ tư duy do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng
“tác phẩm” của mình.
Cụ thể, khi dạy bài 21 “Ơn tập phần sinh học tế bào - Sinh học 10, tôi đã
thực hiện việc củng cố bằng sơ đồ tư duy như sau. Tôi chuẩn bị trước các phiếu
kiến thức với các từ khóa. Sau đó, tơi đảo các phiếu kiến thức để 2 nhóm học
sinh hồn thành bằng cách dán trên bảng hoặc cá nhân (tùy vào đối tượng lớp)
chọn lựa, sắp xếp và nối các đường liên kết từ các phiếu kiến thức lại sao cho
hợp lí nhất. Kết quả thu được là các dạng sơ đồ như sau:
Dạng sơ đồ thứ nhất:
SINH HỌC TẾ BÀO

Thành phần
hố học


Nước

Cacbohidrat
Prơtêin
Axit Nuclêic
Lipit

Cấu tạo tế
bào

Tế
bào
nhân


Tế
bào
nhân
thực

Chuyển hố
vật chất và
năng lượng


hấp

Quang
hợp


Phân chia tế
bào

Ngun
phân

Giảm
phân

Dạng sơ đồ thứ 2:

5


Dạng sơ đồ thứ 3:

6

Cấu tạo
tế bào

Nước Cacbohidrat Tế bào Tế bào
Prơtêin
nhân sơ nhân
Axit Nuclêic
thực
Lipit

Thành phần hố

học

Hơ hấp Quang
hợp

Chuyển hố vật
chất và năng
lượng

Sinh học tế bào

Nguyên Giảm
phân
phân

Phân chia tế
bào


Chuyển hố
vật chất và
năng lượng

Cấu tạo tế
bào

Thành phần
hố học

Nước


Cacbohidrat
Prơtêin
Axit Nuclêic
Lipit

Phân chia
tế bào

Sinh học tế bào

Tế
bào
nhân


Tế
bào
nhân
thực


hấp

Quang
hợp

Nguyên Giảm
phân
phân


Mặc dù khi sắp xếp, các em chưa tự sắp xếp theo hệ thống kiến thức yêu
cầu vẫn cần có sự góp ý của bạn, nhưng tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi
được học, tự tin khi thuyết trình trước mọi người về sơ đồ tư duy của nhóm
mình hoặc của bản thân hoặc của nhóm khác, bạn khác. Sau đó tơi khuyến
khích, gợi mở, hướng dẫn các em theo đúng sơ đồ chuẩn. Bên cạnh đó, tơi cũng
phát hiện ở các em có nhiều sáng tạo rất hay trong việc sắp xếp các phiếu kiến
thức ở ví dụ minh họa trên.
Sử dụng sơ đồ tư duy gần như là một biện pháp có thể kết hợp nhiều
phương pháp giảng dạy với nhau một cách linh hoạt, hiệu quả (đó là trị chơi, là
sơ đồ tổng kết, là những câu hỏi củng cố…) tạo điều kiện tương tác giữa giáo
viên và học sinh. Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, ni dưỡng bầu
khơng khí lớp học, tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến và say xưa tìm
hiểu môn học.
Qua nhiều bài củng cố bằng cách này, tôi thấy các em nhớ bài nhanh hơn,
từng bước xây dựng được kĩ năng diễn giải. Song song với việc củng cố bài học,
khi học sinh đã hoàn thành sơ đồ tóm tắt, tơi thường dành vài phút để phân tích
nhằm khắc sâu kiến thức qua các từ khóa của sơ đồ, cũng như hướng dẫn các em
kết nối các từ khóa đó. Bởi mục đích cuối cùng của tơi là giúp các em có thể liên
kết các kiến thức liên quan theo hệ thống thành một bản đồ tư duy hồn hảo
chứa đựng đầy đủ thơng tin cần ghi nhớ. Học sinh tiếp cận kiến thức một cách
nhẹ nhàng hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng ghi nhớ hiệu quả
hơn nhờ tác dụng của sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học.
4.2. Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map) trong việc ôn tập kiến thức dạy học
môn sinh học lớp 10
7


* Những điểm cần chú ý về mặt phương pháp khi tiến hành bài ôn
tập tổng kết.

- Bài ôn tập tổng kết không chỉ là sự tái hiện, giảng lại kiến thức cho học
sinh mà phải thể hiện được sự hệ thống hóa, khái quát hóa và vận dụng nâng cao
tồn diện kiến thức của phần cần ơn tập cho học sinh, vì vậy cần có sự xác định
mục tiêu rõ ràng cho bài ôn tập về kiến thức, kĩ năng cần hệ thống, khái quát và
mức độ phát triển kiến thức cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
- Khi chuẩn bị bài ôn tập cần sắp xếp các kiến thức cần khái quát, hệ
thống cho một chương hay một phần theo hệ thống logic chặt chẽ, theo tiến trình
phát trển của kiến thức, cùng các kĩ năng cần rèn luyện
- Phương pháp dạy học được sử dụng chủ yếu trong tiết ôn tập là đàm
thoại thoại tìm tịi, sử dụng bài tập sinh học. Việc khái quát hóa kiến thức, phát
huy năng lực nhận thức của học sinh được điều khiển bằng các câu hỏi dẫn dắt
giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức và khái quát chúng ở dạng tổng
quát nhất. Vì vậy giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi cho từng phần
kiến thức, mối liên hệ giữa các kiến thức, vận dụng kiến thức, đào sâu phát triển
kiến thức. Các câu hỏi phải rõ ràng, có tác dụng nêu vấn đề để học sinh trình bày
suy luận, thể hiện được khả năng tư duy khái quát của mình.
- Trình bày các bài tổng kết, tùy nội dung cần tổng kết và sự phát triển của
kiến thức, bài tổng kết có thể trình bày theo các đề mục, các vấn đề của nội dung
mang kiến thức cần ôn tập. Đồng thời bài tổng kết cũng có thể trình bày ở dạng
bảng tổng kết, các sơ đồ thể hiện mối liên hệ các kiến thức giúp học sinh dễ
nhìn, dễ nhớ và dễ hệ thống hóa kiến thức ở dạng khái quát cao. Khi xây dựng
các bảng tổng kết cần xác định rõ các sơ đồ dễ nhìn, đảm bảo tính khoa học.
- Giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị kĩ trong tiết ơn tập tổng kết,
ngoài việc chuẩn bị nội dung kiến thức, câu hỏi cho bài ơn tập, hệ thống kiến
thức đã được trình bày trong Sgk, giáo viên cần chuẩn bị thêm một số kiến thức
để mở rộng, đào sâu kiến thức và một số dạng bài tập mang tính vận dụng sâu
kiến thức trong các sách tham khảo, sách bài tập.
* Sử dụng sơ đồ tư duy (Mind Map)
Sơ đồ tư duy là một cơng cụ khá hữu ích trong những tiết ôn tập, tổng kết
kiến thức thông thường tôi tiến hành sơ đồ theo 3 bước

- Bước 1: Sơ đồ hóa kiến thức.
Thường tơi giao cho học sinh về nhà hồn thiện và tôi kiểm tra sự chuẩn
cũng như sự ghi nhớ kiến thức của học sinh bằng cách gọi một vài em lên trình
bày những nội dung kiến thức mà mình đã thể hiện trong sơ đồ tư duy, riêng
phần này cho các em thoải mái trình bày ý tưởng đã sắp xếp, học sinh khác và
tôi chỉ làm nhiệm vụ bổ sung những nội dung còn thiếu trong sơ đồ tư duy.
- Bước 2: Nội dung cần ôn tập.
Tôi hướng dẫn học sinh ôn tập theo nội dung kiến thức đã có trong sơ đồ
tư duy.
- Bước 3: Ơn tập tổng kết.
Tơi cho học sinh hồn thiện sơ đồ tư duy của mình như phần củng cố bài học.
Qua sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức, tơi chốt lại những kiến thức cần
nhớ, đặc biệt là các từ khóa để học sinh hiểu và nắm vững kiến thức nhờ hình
8


ảnh trên sơ đồ. Có thể nói đây là một phương pháp giúp người học ghi nhớ kiến
thức trong trí nhớ được sâu và lâu hơn so với các phương pháp khác.
4.3. Một số sơ đồ tư duy (Mind Map) đã được khai thác để củng cố và ôn tập
kiến thức dạy học môn sinh học lớp 10
a. Sơ đồ tư duy cacbohydrat.

* Hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ tư duy cacbohydrat.
- Bước 1. Yêu cầu học sinh tìm trong sơ đồ các đặc điểm về cấu tạo và
chức năng các chất cacbohydrat.
- Bước 2. Yêu cầu học sinh tư duy nhanh trong sơ đồ, thấy được mối liên
hệ giữa cấu trúc và chức năng của từng chất và giữa các chất với nhau.
- Bước 3. Yêu cầu học sinh tái hiện để vận dụng bằng cách trả lời nội
dung câu hỏi đặt ra.
* Một số câu hỏi khai thác từ sơ đồ tư duy cacbohydrat.

Câu 1. Nhóm chất nào sau đây đều chứa 6 nguyên tử các bon trong phân tử?
9


A. Glucôzơ, fructôzơ, pentôzơ.
B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ.
C. Galactôzơ, xenlucôzơ, tinh bột.
D. Tinh bột, lactôzơ, pentôzơ.
Câu 2. Cho những các chất hữu cơ sau đây:
(1) Tinh bột.
2) Saccrôzơ.
(3) Glicôgen.
(4) Xenlulôzơ.
(5) Mantôzơ.
(6) Lactơzơ.
(7) Kitin.
(8) Lipit.
Có bao nhiêu chất hữu cơ chỉ có cấu tạo từ đường glucôzơ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 3. Khi nói về cacbohiđrat, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Cacbohiđrat được cấu tạo từ ba nguyên tố chủ yếu là C, H và O (CH2O)n.
(2) Đường đơn gồm các loại đường có từ 3 đến 7 cacbon, trong đó quan
trọng nhất là hecxơzơ và pentơzơ.
(3) Saccarơzơ do hai phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau nhờ liên kết
glicôzit loại một phân tử nước.
(4) Một số dạng pôlisaccarit như mạch thẳng (tinh bột, glicogen), mạch
nhánh(xenlulozơ, kitin).

(5) Xenlulozơ do nhiều đơn phân glucôzơ và fructôzơ liên kết nhau bằng
liên kết glicozit.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
b. Sơ đồ tư duy lipit.

* Hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ tư duy lipit.
10


- Bước 1. Yêu cầu học sinh tìm trong sơ đồ các đặc điểm về cấu tạo và
chức năng các chất lipit.
- Bước 2. Yêu cầu học sinh tư duy nhanh trong sơ đồ, thấy được mối liên
hệ giữa cấu trúc và chức năng của từng chất và giữa các chất với nhau.
- Bước 3. Yêu cầu học sinh tái hiện để vận dụng bằng cách trả lời nội
dung câu hỏi đặt ra
* Một số câu hỏi khai thác từ sơ đồ tư duy lipit.
Câu 1. Điền vào bảng sau cấu trúc và chức năng các loại lipit.
Loại lipit
Cấu trúc
Chức năng
Mỡ
Dầu
Photpholipit
Câu 2. Một phân tử mỡ bao gồm
A. 1 phân tử glxêrơl với 1 axít béo.
B. 1 phân tử glxêrơl với 2 axít béo.
C. 1 phân tử glxêrơl với 3 axít béo.

D. 3 phân tử glxêrơl với 3 axít béo.
Câu 3. Chức năng chính của mỡ là
A. dự trữ năng lượng cho tế bào, cơ thể.
B. thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.
C. thành phần cấu tạo nên các bào quan.
D. thành phần cấu tạo 1 số loại hoocmôn.
Câu 4. Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như
A. tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ.
B. mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.
C. sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.
D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát.
Câu 5. Trong tế bào loại chất chứa 1 đầu phân cực và đuôi không phân
cực là
A. lipit trung tính.
B. sáp.
C. phốtpholipit.
D. triglycerit.
Câu 6. Khi nói về lipit, có bao nhiêu phát biểu sau đây khơng đúng?
(1) Photpholipit gồm 1 phân tử glixêrôn liên kết 2 axit béo và 1 nhóm
photphat tạo nênđầu ưa nước (P) và đuôi kị nước (axit béo).
(2) Lipit là chất hữu cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tố chủ yếu là C, H, O
nhưng hàm lượng O nhiều hơn so với gluxit.
(3) Một phân tử glixêrôn (Rượu 3C) liên kết với 3 axit béo tạo thành dầu,
mỡ (16-18 C), trong đó mỡ chứa nhiều axit béo không no và dầu chứa nhiều axit
béo no.
(4) Sáp có một rượu mạch dài liên kếtvới 1 axit béo no.
(5) Stêrôit chứa các nguyên tử kết vòng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
c. Sơ đồ tư duy cấu trúc tế bào.
11


12


* Hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ tư duy cấu trúc tế bào.
- Bước 1. Yêu cầu học sinh tìm trong sơ đồ các đặc điểm về cấu tạo và
chức năng các chất cấu trúc tế bào.
- Bước 2. Yêu cầu học sinh tư duy nhanh trong sơ đồ, thấy được mối liên
hệ giữa cấu trúc và chức năng của từng thành phần và giữa các thành phần trong
cấu trúc của tế bào. Đồng thời tìm được điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ, tế
bào nhân thực, giữa các bào quan với nhau.
- Bước 3. Yêu cầu học sinh tái hiện để vận dụng bằng cách trả lời nội
dung câu hỏi đặt ra
* Một số câu hỏi khai thác từ sơ đồ tư duy cấu trúc tế bào.
Câu 1. Trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn?
A. Mạng lưới nội chất, bộ máy Gôngi, lizôxôm, không bào.
B. Nhân tế bào, mạng lưới nội chất, lizôxôm.
C. Mạng lưới nội chất, ti thể, bộ máy Gôngi.
D. Lục lạp, bộ máy Gôngi, không bào.
Câu 2. Bào quan ribơxơm khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm nhiệm vụ sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào.
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và prơtêin.
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng phôtpholipit kép.
Câu 3. Điểm khác biệt giữa màng trong và màng ngoài của ti thể là:
13



(1) màng trong gồm hai lớp phốtpholipit kép còn mảng ngồi có một lớp.
(2) màng trong có chứa hệ enzim hơ hấp, màng ngồi khơng có.
(3) màng trong gấp nếp tạo ra các mào, màng ngồi khơng gấp nếp.
(4) màng trong có diện tích bé hơn diện tích màng ngồi.
Phương án đúng:
A. (1), (2).

B. (1), (3).

C. (2), (3).

D. (3), (4).

Câu 4. Xét các bào quan:
(1) Không bào.

(2) Bộ máy Gôngi.

3) Lưới nội chất. (4) Trung thể.

(5) Ribôxôm.

(6) Lục lạp.

(7) Ti thể.

(8) Perơxixơm.


Trong các bào quan nói trên, tế bào thực vật bậc cao khơng có loại bào
quan nào?
A.(4).

B. (7), (8).

C. (1), (4), (5).

D. (2), (6).

Câu 5. Cho các đặc điểm:
(1) Tự dưỡng.

(2) Có màng nguyên sinh.

(3) Có màng nhân.

(4) Có ribơxơm.

(5) Có thành xenlulơzơ.

(6) Có nội màng.

(7) Có thành kitin.

(8) Có thành peptiđơglucan.

(9) Có ADN.

Có bao nhiêu đặc điểm thuộc về tế bào động vật?

A.4.

B.5.

C.3.

D.6.

Câu 6. Nhân của tế bào nhân thực khơng có các đặc điểm nào sau đây?
14


(1) Màng nhân là lớp màng kép, màng ngồi có các riboxom bám và nối
với lưới nội chất, trên màng có hàng vạn lỗ nhỏ.
(2) Mỗi tế bào chỉ có một nhân con, thành phần cấu tạo của nhân con chủ
yếu là protein và ADN.
(3) Trong nhân tế bào có chất nhiễm sắc, chất nhiễm sắc được cấu tạo chủ
yếu bởi ADN, ARN và protein phi histon.
(4) Nhiễm sắc thể trong nhân tế bào là cơ sở vật chất của hiện tượng di
truyền ở cấp độ phân tử.
(5) Là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao
đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của tế bào.
A. (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (2), (3), (4).


Câu 7. Thành phần nào sau đây khơng có trong cấu trúc của màng sinh chất:
(1) Photpholipit

(2) Ti thể

(3) Glicoprotein

(4) Khung xương tế bào

(5) Lưới nội chất hạt

(6) Colesteron

A. (1); (3); (6)

C. (2) ; (4); (5)

B. (3); (4); (6)

D. (1); (2); (5)

Câu 8. Chị An được các bác sĩ lấy da vùng đùi ghép lên vùng cổ thay thế
cho vùng da bị bỏng. Anh Bình thì được ghép quả thận mới thay cho hai quả
thận bị hỏng. Trong đơn thuốc điều trị, các bác sĩ cho anh Bình uống thuốc
chống đào thải cịn chị An khơng phải uống. Lý do anh Bình phải uống thuốc là:
A. lưới nội chất trơn hoạt động mạnh nên thận phải đào thải nhiều chất
độc hơn bình thường.
B. màng sinh chất có các dấu chuẩn glicoprotein có khả năng nhận biết cơ
quan lạ để đào thải ra ngoài.
15



C. nhân tế bào của anh Bình khơng điều khiển được hoạt động của các tế
bào ở quả thận thay thế.
D. màng sinh chất có các dấu chuẩn lipoprotein có khả năng nhận biết cơ
quan lạ để đào thải ra ngồi.
Câu 9. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm quan sát các bào quan trong tế
bào. Các bạn phát hiện thấy có bọt khí thốt ra từ những bào quan này. Dùng tàn
diêm để thử xem khí đó là khí nào thì thấy tàn diêm bùng cháy. Vậy bào quan
các bạn quan sát là:
A. lục lạp.

B. lưới nội chất.

C. ti thể.

D. không bào.

Câu 10. Khi đi thăm quan các nhà máy trong tế bào, một bạn nhỏ đã phát
hiện có một nhà máy làm công việc nối các axit amin với nhau để tạo ra các
chuỗi polipeptit, và sau đó thành các phân tử protein với nhiều cấu trúc không
gian khác nhau. Nhà máy đó có tên là:
A. ti thể.

B. ribôxôm.

C. lục lạp.

D. nhân


d. Sơ đồ tư duy chu kỳ tế bào và các hình thức phân bào.

16


* Hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ tư duy chu kỳ tế bào, các hình
17


thức phân bào.
- Bước 1. Yêu cầu học sinh tìm trong sơ đồ các đặc điểm về chu kỳ tế bào
và các hình thức phân bào.
- Bước 2. Yêu cầu học sinh tư duy nhanh trong sơ đồ, thấy được mối liên
hệ giữa các pha của kỳ trung gian, giữa các kỳ của nguyên phân và giảm phân.
Đồng thời tìm được điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
- Bước 3. Yêu cầu học sinh vận dụng bằng cách trả lời nội dung câu hỏi
đặt ra.
* Một số câu hỏi khai thác từ sơ đồ tư duy chu kỳ tế bào và các hình
thức phân bào.
Câu 1. Khi nói về kỳ trung gian trong chu kỳ tế bào có các phát biểu sau:
(1) Thời gian của pha G1 phụ thuộc vào chức năng sinh lí của từng tế bào.
Tế bào phơi có pha G1 rất ngắn, tế bào thần kinh kéo dài suốt đời sống cơ thể.
(2) Pha G2 xảy ra ngay sau khi pha G 1 kết thúc, tiếp tục tổng hợp protein
có vai trị hình thành thoi phân bào.
(3) Đầu pha S có một điểm kiểm sốt R, nếu tế bào khơng vượt qua điểm
R thì đi vào biệt hóa, nếu tế bào vượt qua điểm R thì đi vào pha S.
(4) Khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm
hai nhiễm sắc tử khơng chị em đính với nhau ở tâm động.
(5) Trong pha S, hàm lượng ADN tăng gấp đôi, số lượng nhiễm sắc thể
cũng được tăng gấp đơi.

(6) Pha S cịn diễn ra sự nhân đơi trung tử, có vai trị đối với sự hình thành
thoi phân bào sau này.
Có bao nhiêu phát biểu khơng đúng ?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 2. Khi nói về chu kỳ tế bào có các phát biểu sau:
(1) Chu kỳ tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và
lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp mang tính chất chu kỳ.
(2) Chu kỳ tế bào diễn ra qua các quá trình: Sinh trưởng, phân chia nhân,
phân chia tế bào chất.
(3) Thời gian của chu kì tế bào tuỳ thuộc vào chức năng của tế bào cơ thể,
lồi sinh vật và điều kiện mơi trường.
(4) Các tế bào chuyển sang trạng thái phân hóa sớm (tế bào thần kinh, tế
bào sợi cơ vân), chúng mất khả năng phân chia.
(5) Một chu kỳ tế bào gồm ba thời kỳ rõ rệt là kỳ trung gian, phân chia
nhân và phân chia tế bào chất.
Phát biểu đúng về chu kỳ tế bào là
A. (1), (2), (4).
B. (1), (2), (5).
C. (3), (4), (5).
D. (2), (3), (4).
Câu 3. Kết quả của quá trình giảm phân từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội (2n) tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Số
lượng nhiễm sắc thể của tế vào con đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ vì:
A. diễn ra 2 lần phân bào nhưng chỉ có 1 lần nhân đơi nhiễm sắc thể.
B. một nửa số nhiễm sắc thể đã bị hư hỏng trong quá trình phân bào.
C. có sự xác nhập của 2 nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng
18



D. các nhiễm sắc thể trong tế bào con đều ở trạng thái kép
Câu 4. Những sự kiện nào sau đây chỉ xảy ra trong giảm phân?
(1) Nhiễm sắc thể đóng xoắn và co ngắn
(2) Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau theo
suốt chiều dọc nhiễm sắc thể
(3) Các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
(4) Các nhiễm sắc thể kép phân ly độc lập về hai cực tế bào
(5) Màng nhân và nhân con biến mất, thoi phân bào hình thành
A. 1,2.
B. 3,4.
C. 2, 4.
D. 4,5.
Câu 5. Cho các sự kiện xảy ra trong quá trình giảm phân như sau.
(1) Màng nhân và nhân con biến mất.
(2) Các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo.
(3) Màng nhân và nhân con tái hiện.
(4) Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2
cực của tế bào
(5) Trung thể di chuyển về hai cực tế bào dần hình thành thoi phân bào.
(6) Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn.
Thứ tự các sự kiện xảy ra là:
A. 6-1-5-2-4-3.
B. 1-6-5-2-3-4.
C. 1-2-3-4-5-6.
D. 5-6-1-4-3-2.
Câu 6. Trong giảm phân, các cơ chế góp phần tạo ra sự đa dạng của các
loại giao tử là:
A. Nhân đôi các NST đơn và phân ly độc lập của các nhiễm sắc thể kép

tương đồng
B. Trao đổi chéo các đoạn NST tương đồng của cặp NST kép tương đồng;
Phân ly độc lập của các NST kép của cặp tương đồng
C. Tiếp hợp giữa các NST kép của cặp tương đồng, nhưng khơng có trao
đổi chéo
D. Trao đổi chéo các đoạn NST tương đồng của cặp NST kép tương đồng;
Phân ly phụ thuộc của các NST kép của cặp tương đồng
Câu 7. Khi quan sát tiêu bản của một tế bào đang ở kì giữa của một tế bào
thì thấy các nhiễm sắc thể đang xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo và
số cromatit đếm được là 80. Tế bào đang ở kì ….(1) của quá trình phân bào …
(2) và bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài là…(3). Các đặc điểm (1), (2), (3) lần
lượt là:
A. giữa; giảm phân 1; 20.
B. giữa; nguyên phân; 40.
C. giữa; giảm phân; 20.
D. giữa; giảm phân 2; 40.
Câu 8. Khi nói về q trình nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
(1) Nguyên phân tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và
giống với tế bào mẹ.
(2) Màng nhân, nhân con được tái hiện ở thời điểm cuối của sự phân chia
tế bào chất.
(3) Trong quá trình nguyên phân, có sự phân ly độc lập của các nhiễm sắc
thể về hai cực tế bào.
(4) Thoi phân bào được hình thành trong nguyên phân ở tế bào thực vật tại
kỳ giữa.
19


(5) Nguyên phân là hình thức phân bào xảy ra ở các tế bào xơma khi chưa
biệt hố và xảy ra ở tế bào sinh dục khi đang ở vùng sinh sản.

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 9: Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và
co ngắn ở kỳ đầu và đạt sự đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa. Sự kiện này có ý nghĩa
(1) tạo ra lực hấp dẫn làm cho nhiễm sắc thể dễ dàng gắn vào sợi tơ của
thoi phân bào.
(2) làm cho các gen trên nhiễm sắc thể xích lại gần nhau, dễ dàng trao đổi
thông tin trước khi truyền đạt cho thế hệ sau.
(3) thu gọn cấu trúc, thuận lợi cho sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc thể.
(4) đảm bảo sự tập trung của các nhiễm sắc thể kép trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào ở kỳ giữa và sự phân ly độc lập của chúng ở kỳ sau.
(5) cản trở sự tự nhân đôi của ADN, nhiễm sắc thể và sự phiên mã của gen.
Có bao nhiêu phát biểu khơng đúng?
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
e. Một số sơ đồ tư duy (kèm phụ lục)
5. Hiệu quả của giải pháp đối với hoạt động giáo dục với bản thân
- Qua q trình dạy học, tơi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10P và lấy lớp
10Q làm đối chứng. Đây là hai lớp có sĩ số ngang nhau, đều là những lớp đầu
vào thấp.
- Cách thức thực nghiệm:
+ Lớp 10P: Sử dụng sơ đồ tư để củng cố và ôn tập kiến thức trên cơ sở đó
để kiểm tra, đánh giá.
+ Lớp 10Q: Sơ đồ tư duy để củng cố và ôn tập kiến thức trên cơ sở đó để
kiểm tra, đánh giá.
- Kết quả thực nghiệm:

+ Kết quả lấy phiếu điều tra: 90% học sinh của lớp 10P trả lời hài lòng với
cách sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố, tổng kết kiến thức và ơn tập và khơng cịn
ngại học mơn sinh học. Ngược lại 60% học sinh lớp 10Q trả lời ngại học mơn
sinh học và khơng hài lịng với cách củng cố ôn tập truyền thống.
+ Bảng kết quả điểm số/1 bài kiểm tra cuối học kỳ 1:
Đối
tượng

Lớp

Thực
nghiệm

10P

Đối
chứng


số

Điểm
0 - > 3.5

3.5 - > 5

5 - > 6.5

6.5 - > 8.0


SL

%

SL

%

SL

%

SL

36

0

0

3

8.33

7

20

19 52.77


10Q 35

3

8.57

7

20

12 34.28 10

%

28.5

8.0 - 10
SL

%

7

18.9

3

8.65

- Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

+ Phổ điểm của lớp 10P tăng dần và tập trung nhiều nhất ở học sinh đạt
20


điểm khá (chiếm 52,77%) và học sinh giỏi tăng lên (18,9%).
+ Phổ điểm của lớp 10Q tăng dần và tập trung nhiều nhất ở tỉ lệ học sinh
đạt điểm trung bình (34.28%) và giảm dần ở học sinh khá (28,5%), giỏi (8,65%).
=> Như vậy, sử dụng sơ đồ tư để củng cố và ơn tập kiến thức trên cơ sở
đó khi kiểm tra, đánh giá học sinh dễ tái hiện kiến thức, kết quả kiểm tra cao
hơn, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Tôi đã thực hiện đề tài sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố và ôn tập kiến
thức vào môn sinh học lớp 10 đã thúc đẩy chất lượng bộ môn, đặc biệt có hiệu
quả trong việc kiểm tra đánh giá. Trong q trình thực hiện, tơi nhận thấy đây là
cách làm có nhiều tác dụng, đặc biệt, đối với học sinh sẽ góp phần làm giảm áp
lực của việc ghi nhớ một cách máy móc, tăng khả năng sáng tạo, khả năng phân
tích, tư duy logic, kĩ năng vận dụng...
Thơng qua phương pháp sơ đồ tư duy, người học xây dựng được mối liên
hệ giữa thông tin mới với những kiến thức và kĩ năng sẵn có. Với sự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh có thể tự lực khám phá những cái mình chưa biết chứ
khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn.
Mặc dù tơi có rất nhiều cố gắng, song chắc nội dung trình bày ở trên cịn
có những thiếu sót. Mong được nhiều ý kiến bổ sung, đóng góp của các đồng
nghiệp để sáng kiến của tơi hồn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 5 năm
2021

CAM KẾT KHÔNG COPY
Người thực hiện

Nguyễn Văn Dũng

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Kết quả

1

Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn
đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 - Sinh
lớp 12 Ban cơ bản

Sở Giáo dục và
Đào tạo

Loại C


2

Sử dụng câu hỏi để nâng cao
Sở Giáo dục và
hiệu quả trong dạy học Sinh
Đào tạo
học trung học phổ thông

Loại C

T
T

Năm học
đánh giá
xếp loại
Năm học
2014 - 2015
Năm học
2018 - 2019

22



×