Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN vận dụng khoa họcđịa lý xây dựng nội dung kiến thức địa lý địa phương huyện nông cống trong dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.2 KB, 22 trang )

VẬN DỤNG KHOA HỌC ĐỊA LÍ XÂY DỰNG NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN NƠNG CỐNG TRONG DẠY VÀ HỌC .

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài.
-Sự vươn mình của đất nước, tốc độ phát triển nhanh chóng của thời kì cơng nghệ 4.0;
vấn đề phát triển địi hỏi sự tỉ mỉ, cụ thể đến từng thơn xóm phát huy tối ưu thế mạnh
cụ thể từng địa phương, khắc phục những hạn chế từ điều kiện tự nhiên đến kinh tế xã
hội. Tại Nghị Quyết Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 13 đã chỉ rõ.
- Sự chuyển dịch, phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Huyện Nơng Cống trong những
năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ lệ thu hút đầu tư khơng ngừng tăng lên, đơ thị hóa
diễn ra nhanh chóng.
- Khoa học Địa Lý rất cần thiết, liên quan đến quá trình phát triển kinh tế xã hội, giáo
dục kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng. Kinh tế nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, tác động
sâu rộng tới đời sống kinh tế, xã hội và môi trường…ở hầu hết các địa phương hiện
nay, góp phần thiết thực cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng trong tương lai khi
trở thành những người lao động chính thức trong xã hội.
- Trong chương trình Địa lí THPT có phần chương trình tìm hiểu địa lí địa phương
tỉnh, thành phố, huyện lị.
*Là giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí, sinh ra, lớn lên, được học tập công tác tại
Huyện Nông Cống, nhận thấy việc xây dựng nội dung kiến thức về địa lí địa phương
huyện Nơng Cống góp phần thiết thực, phù hợp với bộ mơn khoa học Địa Lí là lí do
đó tơi chọn đề tài:
“VẬN DỤNG KHOA HỌC ĐỊA LÍ XÂY DỰNG NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ ĐỊA
PHƯƠNG HUYỆN NƠNG CỐNG TRONG DẠY VÀ HỌC ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Cung cấp kiến thức Địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Nông Cống cho học sinh,
giáo dục tư duy định hướng nghề nghiệp, nâng cao tinh thần yêu thương gắn bó với
quê hương, phấn đấu học tập rèn luyện trở thành cơng dân có ích, có tình cảm, kĩ năng
lao động phục vụ quê hương.


- Nâng cao chất lượng hiệu quả dạy và học, phát huy chương trình đổi mới căn bản và
tồn diện chương trình phổ thơng, định hướng giáo dục, xây dựng bài dạy theo hướng
phát huy năng lực, học theo chuyên đề của Bộ Giáo Dục và đào tạo trong xây dựng
chương trình sách Giáo Khoa mới trong nhà trường Trung Học Phổ Thơng.
- Góp phần nâng cao trình độ chun mơn trong giảng dạy bộ mơn Địa lý ở nhà trường
Trung Học Phổ Thông. Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung
1


kiến thức, vận dụng kiến thức dạy học bộ môn Địa lí. Đẩy mạnh phong trào tự học, tự
nghiên cứu của đội ngũ giáo viên trước yêu cầu cấp thiết của xã hội.
- Tăng cường trao đổi học tập, đóng góp kinh nghiệm của bản thân tới các bạn đồng
nghiệp, đồng thời mong nhận được sự đóng góp ý kiến trao đổi thảo luận nâng cao
trình độ chun mơn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học
thường xuyên, học suốt đời.
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn, phát triển tồn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản. Hình thành nhân cách
con người Việt Nam XHCN, trang bị cho học sinh tiếp tục học lên, tham gia cuộc sống
lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Sáng kiến có giá trị trong ứng dụng vào thực tiễn dạy học bộ môn địa lý ở cấp
Trường Trung Học Phổ Thông, cơ sở tài liệu tham khảo bộ môn. Là tài liệu cho nghiên
cứu địa lí địa phương huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa. Đáp ứng yêu cầu đổi mới về
dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức khoa học Địa lí – Sách giáo khoa Địa lí nhà trường THPT lớp 12.
- Là học sinh đang học trên ghế nhà trường Trung Học Phổ Thông. Đặc biệt là học sinh
THCS, THPT Huyện Nông Cống.
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa Lý Trung Học Phổ Thông- Trung học Cơ Sở.
- Chuyên đề nghiên cứu KT-XH cấp Huyện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:

- Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Tư duy nghiên cứu khoa học giảng dạy.
- Phương pháp tổng hợp tài liệu, xử lí số liệu thống kê.
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ bảng số liệu.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Vận dụng tổng hợp kiến thức bài học sách giáo khoa, cấu trúc tổng thể SGK địa lí 12,
bài 44, 45, các đề tài khoa học, tài liệu chuyên khảo viết SKKN cho chương trình dạy
và học Địa Lí địa phương cấp Huyện, Tỉnh.
2


- Có thể sử dụng cho nghiên cứu, thực hiện công tác quy hoạch. Cơ sở cho định hướng
cho tổ chức, quy hoạch lãnh thổ kinh tế huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hóa.
-Cơ sở cho các bạn đồng nghiệp vận dụng xây dựng nội dung giảng dạy địa lí địa
phương nơi mình cơng tác.
NỘI DUNG
2. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
-Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông đã quy định: “Mục tiêu giáo dục phổ thơng là tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.” Thực hiện mục tiêu này,
giáo dục phổ thông cần “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục
lý tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo,
tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[3].
-Trên cơ sở nghị quyết số 88 ngày 28/1/2014, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông
cần" Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống
văn hóa, lịch sử, đạo đức lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành,

vận dụng vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt
đời". Theo đó khi mục tiêu giáo dục đào tạo được thay đổi căn bản, thì bắt buộc
chương trình khung, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo cũng phải
thay đổi phù hợp. Và các đơn vị kiến thức được xây dựng chuyển tải cho học sinh
cũng phải thay đổi để phù hợp với mục tiêu và chương trình GD. Đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở nước ta được nêu trong văn
kiện Đại hội XII, về thực chất, là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này, hiệu ứng của
nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam, là sự bồi đắp
“ngun khí quốc gia”, làm cho nền học vấn, trình độ năng lực lao động nước nhà
hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.
2.1 Cơ sở thực tiễn
2.2. Đặc trưng mơn Địa lí và chuyển tải nội dung Địa lí địa phương
- Mơn Địa lí là mơn được xếp vào nhóm khoa học xã hội. Đây là mơn học có vai trò
quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và trong tư duy phát triển kinh tế, xã hội, môi
trường và phát triển bền vững. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc
phát huy năng lực, khả năng đánh giá, định hướng phát triển KT-XH trên nền tảng cơ
sở thực tiễn và tư duy. Mặt khác là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, mơn Địa lí thể hiện
rõ mối quan hệ với các môn học khác trong nhà trường phổ thơng.
-Địa lí là mơn học cơng cụ, mang tính tổng thể. Các đặc trưng này thể hiện qua những
mục tiêu cơ bản và cách tiếp cận những mục tiêu đó. Giúp HS phát triển các năng lực,
3


phẩm chất tổng quát và đặc thù, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thơng
nói chung. Năng lực tư duy, năng lực phân tích đánh giá, năng lực hợp tác, năng lực tự
học là những năng lực tổng quát, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực đánh giá và
năng lực định hướng là những năng lực đặc thù.
- Xuất phát từ thực tiễn dạy học cùng kinh nghiệm dạy học bộ mơn khoa học Địa lí.
Với kiến thức chuyên môn và thực tế dạy học, cụ thể từ việc giảng dạy chương trình
Địa lí lớp 10-11-12 THPT.

-Trong q trình giảng dạy nhiều giáo viên cịn ngại khi tích hợp kiến thức thực tế địa
phương trong các nội dung kiến thức bài học có liên quan...
-Cấu trúc tổng thể sách giáo khoa 12 các vấn đề kinh tế - xã hội địa Việt Nam, bài 44,
45 Tìm hiểu Địa lí địa phương Tỉnh, Thành phố.
-Nơng Cống là huyện thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá. Dân số năm 2019 là
191.501 nghìn người, tổng diện tích tự nhiên 28.656,53 ha. Phía Bắc tiếp giáp với huyện
Đơng Sơn, Phía Tây giáp huyện Như Thanh, phía Đơng giáp huyện Tĩnh Gia và huyện
Quảng Xương. Kết nối với khu kinh tế Nghi Sơn. Hiện đang có những chuyển dịch kinh tế
xã hội một cách tích cực.
-Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí trong nhà trường THPT trên địa bàn huyện
Nông Cống. Đại đa số là con em địa phương. Vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng nội dung
một cách khá đầy đủ về Tự nhiên- Kinh tế và xã hội của Huyện nhằm cung cấp cho các
em học sinh bức tranh khái quát về quê hương nơi mình sinh sống và học tập.

2.3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, trong quá trình dạy học giữa giáo viên
và học sinh gặp phải một số vấn đề như sau:
* Đối với giáo viên:
+ Gặp khó khăn khi sử dụng tổng quan khoa học Địa lí áp dụng vào thực tiễn một thực
thể địa lí nơi học sinh sinh sống và học tập. Phần lớn GV từ trước đến nay chưa thực
hiện điều này, mới chỉ dạy chuyển tải kiến thức tổng thể và để thi.
+ Dạy học một cách khiên cưỡng khi đề cập “Đặc điểm kinh tế xã hội” của Huyện
Nơng Cống, Tỉnh Thanh Hóa. Do thiếu nguồn thơng tin, kiến thức cập nhật và phần
nào đó do tác động khách quan mang lại.
+ Khó tạo ra sự hình dung từ kiến thức giáo khoa khi đem vào thực tế từng đơn vị Địa
Lí cụ thể. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, nơi mà học sinh sinh ra lớn lên và
học tập trong môi trường ấy.
* Đối với học sinh:
4



+ Chưa nắm bắt được các vấn đề về tự nhiên- kinh tế xã hội ngay chính nơi q hương
mình sinh sống.
+ Thực hiện các yêu cầu về tìm hiểu Tự nhiên, KT-XH một cách máy móc và mơ hồ,
chưa thực sự nắm rõ các đơn vị kiến thức liên quan và bản chất của vấn đề.
+Chưa cụ thể hóa từ khách quan các đơn vị kiến thức địa lí được học đến tư duy cụ thể
áp dụng đối với một thực thể Địa Lí.
* Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề đó!
2.4. Giải pháp cụ thể giải quyết các vấn đề nêu trên:
Chương trình khoa học Địa Lí được xây dựng trên mơ típ khoa học đồng tâm, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kiến thức tổng quan nền tảng đến mở rộng, đi sâu vào các vấn đề
tự nhiên, kinh tế xã hội từ đó đánh giá, rút ra phương hướng, biện pháp tổng thể cho
việc lựa chọn phương hướng phát triển KT-XH của mỗi một thực thể địa lí gắn với sự
phát triển bền vững của từng địa phương, vùng miền...Trên cơ sở ấy kết hợp nội dung
tổng quát chương trình và các bài học trong chương trình giáo khoa cụ thể xây dựng
nội dung kiến thức " Địa lí địa phương huyện Nơng Cống".
2.5. Vận dụng cấu trúc kiến thức khoa học Địa lí:
Cấu trúc SGK Địa Lí lớp 12:
I. Địa lí Việt Nam:
-Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
II. Địa Lí tự nhiên Việt Nam:
-Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
III. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:
- Địa hình nhiều đồi núi, tính chất nhiệt ẩm gió mùa và sự phân hóa đa dạng.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
IV. Địa Lí Dân cư:
-Vấn đề dân cư, lao động, việc làm cũng như q trình đơ thị hóa.
V. Địa Lí Kinh tế:
-Cơ cấu nền kinh tế
-Địa Lí các ngành kinh tế

5


-Địa Lí các vùng kinh tế
Địa Lí địa phương:
* Bài học 44, 45 SGK Địa Lí lớp 12, Cấu trúc bài học tìm hiểu địa lí tỉnh, thành
phố gồm:
1.Xây dựng các nhóm chủ đề cần nghiên cứu
a.Chủ đề: Vị trí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính
b.Chủ đề: Đặc diểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương
c.Chủ đề: Đặc điểm dân cư, lao động địa phương
d.Chủ đề: Đặc điểm kinh tế-xã hội địa phương
e.Chủ đề: Đặc điểm một số ngành kinh tế chính
2. Thu thập xử lí số liệu
a.Thu thập tài liệu: Phác thảo đề cương, xác định các nguồn tài liệu thu thập
b.Xử lí tài liệu: Đối chiếu, so sánh, xử lí các tài liệu thu thập từ các nguồn chọn điểm
chung mang tính thống nhất về đối tượng nghiên cứu. Tính tốn số liệu thống kê, lập
sơ đồ biểu bảng.
2.6. Xây dựng nội dung:
2.7. Nội dung địa lí địa phương Huyện Nơng Cống.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN NƠNG CỐNG

I. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nơng Cống
1. Nhóm các yếu tố tự nhiên:
a. Vị trí địa lý
Nơng Cống là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hố, tổng diện tích tự nhiên là
28.656,53 ha. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Đơng Sơn, Phía Tây giáp huyện Như Thanh,
phía Đơng giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương.
b. Địa hình
6



Địa hình khá đa dạng có đồng bằng với độ chênh cao tương đối lớn, địa hình bị chia cắt
bởi hệ thống sơng ngịi tự nhiên. Tổng thể nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, phía
Bắc huyện từ Tây Nam xuống Đơng Bắc phía Nam huyện. Chia ra thành 2 vùng:
-Vùng có địa hình đồi núi, diện tích khoảng 7.500 ha, ở các xã Tây Bắc đặc trưng
là dãy núi Nưa có đỉnh cao nhất 414 m, là mái nhà hứng nước mưa đổ về các xã đồng
bằng.
-Vùng đồng bằng diện tích chừng 21.156 ha (chiếm 74 % diện tích tồn huyện),
gồm những quả đồi độc lập, thỉnh thoảng có núi đá vơi.
Sự đa dạng địa hình tạo điều kiện cho phát triển nông lâm đa dạng, nhưng cũng
gây khó khăn cho q trình tổ chức sản xuất.
c.Khí hậu:
Tổng nhiệt trung bình năm 8500-86000C. Có 4 tháng, từ tháng 12 đến tháng 3,
nhiệt độ trung bình dưới 200C, có 5 tháng nhiệt độ trung bình lớn hơn 25 0C (từ tháng 5
đến tháng 9). Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1658 giờ, bức xạ nhiệt hàng năm là 225230 Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình 1500-1900 mm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9, xấp xỉ
400 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 12.
Độ ẩm khơng khí trung bình 85-86%. Mùa Đơng tháng 12 độ ẩm khơng khí có
ngày xuống 50%, mùa Xuân những ngày mưa phùn, độ ẩm khơng khí lên đến 89%. Chịu
nhiều tác động của thiên tai như bão, lũ, úng, hạn cục bộ.
d.Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên là 28.656,53 ha: Đất nơng nghiệp
chiếm 62,37% (17.861,50 ha), trong đó 2275,58 ha cho nông nghiệp và 2275,58 ha cho
lâm nghiệp; đất phi nơng nghiệp chiếm 27,75% (7952,94 ha), trong đó đất chun dụng
3592,86 ha, đất ở 2197,82 ha. Hiện còn 9,85% đất chưa sử dụng (2824,27 ha).
e. Tài ngun khống sản
Nơng Cống có một số khoảng sản trữ lượng đáng kể, cơ sở cho ngành công nghiệp
khai thác. Cụ thể là:
- Nguyên liệu luyện kim: Có 4 khống sản kim loại trữ lượng khá, gồm mỏ Crômit
Cổ Định chạy dọc theo núi Nưa, trữ lượng (28 triệu tấn); Mỏ Nilen-Coban Bãi Áng trữ

lượng khoảng 55.557 tấn, 5 điểm quặng sắt tại xã Tượng Sơn trữ lượng ban đầu 485.186
tấn, mỏ sắt tại Thung Thị Long xã Tượng Sơn trữ lượng đánh giá 606.800 tấn; Mỏ
Secpenttin Bãi Áng trữ lượng 15,354 triệu tấn.
- Khoáng sản phục cho nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng:Mỏ đất sét làm
gạch ngói Cầu Vạy, trữ lượng khoảng 32.800 m 3; mỏ đá vôi Yên Thái diện tích 2-3km 3,
trữ lượng khoảng 1,5-2 trăm triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho phát triển ngành xi măng.
Nông Cống có nguồn tài ngun khống sản chiếm ưu thế trong tồn tỉnh, cơ sở
cho phát triển các ngành cơng nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.
g.Tài ngun nước
Hệ thống sơng ngịi tự nhiên và nhiều hồ chứa nước với lượng mưa hàng năm lớn.
Tổng lượng nước các dịng chảy của sơng ngịi trung bình là 1 tỷ m 3, trong đó lượng nước
mưa là 400 triệu m3. Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ sơng n, sơng Nhơm,
sơng Hồng, sơng Thị Long, sơng Mực, hồ Yên Mỹ.
Nguồn nước ngầm phong phú: Nông Cống nằm trên dải nước ngầm của đồng bằng
7


Thanh Hố. Nước chất lượng tốt, chưa bị ơ nhiễm.
h.Tài ngun rừng
Hiện nay huyện Nơng Cống có khoảng 2.932,4 ha diện tích rừng và đất lâm
nghiệp, trong đó diện đất có rừng bao phủ là 2.177,22 ha, bao gồm rừng tự nhiên chiếm
14,85 ha và rừng trồng chiếm 2.162,7 ha.
BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN HUYỆN NƠNG CỐNG

2. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội:
a. Dân cư –lao động:
-Dân cư: Năm 2019 là 191.501 nghìn người, dân số đơng, tốc độ tăng dân số chậm,
phân bố không đồng đều, mật độ dân số bình quân năm 2019 là: 643,1 người/ km 2 . Cao
nhất là địa bàn thị trấn Chuối:1260,2 người / Km 2,, thấp nhất là Yên Mĩ: 265,2 Người/Km 2
. Số dân thành thị 14.570 người, nông thôn là 168.774 người. Theo giới tính: 91.436

Nam/91.881 Nữ.
-Lao động: Số người trong độ tuổi lao động hiện nay đạt 97.400 người chiếm
49,7% dân số năm (2019). Số lao động đã qua đào tạo đạt 80% (77.920 người).
Bảng 2. Số dân và lao động huyện Nông Cống qua các năm
(ĐVT: người)
Năm
2010
2013
2015
2018
2019
Số dân trung bình

183.683

181.164 184.982

188.722 191.501

Số dân thành thị

3.404

3.433

14.342

Số dân nơng thôn

180.459


177.731 170.932

174.380 176.930

Số người trong độ tuổi lao động

120.3600 120.400 123.013

125.500 127.347

14.050

14570

Nguồn: Phịng Dân số UBND huyện Nơng Cống

8


Hình 1: Dân số trung bình và số người trong độ tuổi lao động
Nông Cống
b. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông được đầu tư: tuyến đường Vạn Thành - Phụ gia xi măng
xã Thăng Long; đường Lam Sơn Sao Vàng đi khu kinh tế Nghi Sơn; Tỷ lệ bê tơng hóa,
nhựa hóa đường giao thơng tồn huyện bình qn đạt 92,1%.
Hình thành các cụm cơng nghiệp: Thị trấn Nơng Cống diện tích khoảng 10 ha; khu
trung tâm Minh Thọ, khu Nam thị trấn Nông Cống. Khu chăn nuôi bị sữa cơng nghệ cao
n Mỹ, cụm cơng nghiệp xã Thăng Bình, Trường Minh, Tượng Lĩnh, diện tích khoảng
hơn 50 ha. Xây dựng cầu Chuối; cầu Hùng Sơn xã Tượng Văn.

Xây dựng Nhà máy dệt vải xuất khẩu Cụm công nghiệp Hồng Sơn. Trang trại chăn
ni bị sữa cơng nghệ cao và nhà máy chế biến sữa Cơng Bình, n Mỹ; Nhà máy sản
xuất Giầy xuất khẩu, cụm công nghiệp thị trấn Nông Cống, cụm công nghiệp Tượng Lĩnh,
cụm công nghiệp Hồng Sơn; cụm cơng nghiệp xã Vạn Thiện, Cơng Liêm, Tế Tân, Trung
Chính. Quy hoạch đơ thị Trầu – Công Liêm. Đầu tư thị trấn Nông Cống, đô thị Yên Mỹ,
Trường Sơn.
c. Khoa học công nghệ
Tham gia sản phẩm OCOP cấp tỉnh; hồn thiện cơng nghệ và sản xuất lò đốt rác
thải sinh hoạt NC/X2000. Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015.
Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mơ hình sản xuất, chế biến Ngơ đường ngun hạt
đóng hộp, xây dựng mơ hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn. Áp
dụng khoa học công nghệ: Trồng rau má và cây dược liệu tại xã Tượng Sơn; sản xuất mùn
xuất khẩu tại xã Vạn Thắng.
d. Thị trường
Số dân 191.501 người (năm 2019) là thị trường tiêu thụ khá lớn gắn hoạt động sản
xuất với các thị trường lân cận và thị trường Tỉnh Thanh Hóa. Giao lưu trao đổi hàng hóa
với các huyện Như Thanh, Như Xn, Đơng Sơn, Quảng Xương, Tĩnh Gia…
e. Nguồn vốn
Vốn đầu tư đạt 3293 tỉ đồng (2019), huy động từ các nguồn vốn ngân sách, vốn
trong nhân dân, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện, vốn đầu tư
nước ngoài.
9


f. Đường lối chính sách
Vận dụng linh hoạt đường lối và các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà Nước
vào điều kiện cụ thể của huyện; xây dựng chương trình hành động phù hợp với khả năng;
phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để phát triển kinh tế – xã hội.
II. Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Nông Cống.
1.Phát triển kinh tế huyện Nông Cống giai đoạn 2010-2019

+Giai đoạn 2010-2019:Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân cho cả kì
2011- 2020 là 17,0%, trong đó: Nơng –Lâm- Thủy sản 6,8%; Công nghiệp- Xây dựng
22,0%; Dịch vụ 17,3%.
Bảng 3. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyệnNông Cống
Cơ cấu kinh tế/ Năm
2015
2019
Nông-Lâm-Thủy sản
29%
23%
Công nghiệp-Xây dựng
35%
39%
Dịch vụ
36%
38%
Nguồn: Báo cáo tổng kết KT-XH Huyện Nông Cống n ăm 2015 v à 2019

Hình 2: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế huyện Nông Cống
năm 2015 và 2019
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 23,868 triệu đồng, tương đương
1.404,0 USD, năm 2020 là 43,72 triệu đồng, tương đương 2.572,0 USD.
2. Hiện trạng các ngành kinh tế.
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG KINH TẾ HUYỆN NÔNG CỐNG

10


2.1.Nông nghiệp:
Năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 919,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ

2016 - 2020 là 6,98%, trong đó ngành nơng nghiệp tăng 6,87%, lâm nghiệp tăng 6,59%,
thủy sản tăng 9,5%. Năm 2019, giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, thủy sản (theo giá so
sánh) đạt 2.401,3 tỷ đồng.
Trồng trọt:
Bảng 4: Sản lượng một số cây hàng năm huyện Nơng Cống
(ĐVT: Tấn)
Năm

Lúa

Ngơ

Khoai

Sắn

Mía

Lạc

Đậu

Cói

2015

129,747.0 4,025.3 4,421.1 740.0

37,256.9 1,308.3 38.1


4,281.9

2016

133,126.3 3,811.2 4,004.0 690.0

38,185.0 1,308.0 24.6

4,292.2

2017

130,498.3 3,767.0 4,578.1 520.3

38,775.5 1,246.2 8.6

4,220.7

2018

127,080.3 3,298.7 4,145.9 698.9

37,520.7 1,124.9 24.8

4,523.5

2019

127,552.6 3,600.6 4,267.7 741.1


36,102.7 1,023.9 9.3

4,953.1

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Nông Cống.
Các cây thực phẩm như vừng, rau, đậu cung cấp đủ cho nhu cầu tại chỗ và một
phần cho nhu cầu chung của thị trường huyện. Diện tích của các loại cây trồng này là:
1.471 ha và 2138.8ha vào các năm 2000 và 2005.
Chăn nuôi:
Tỷ trọng của chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng. Năm 2005 đạt 27,3% đến
năm 2019 là 40,3%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 911,7 tỷ đồng (2020); tổng đàn
trâu 4.192 con; đàn bò 10.822 con; đàn lợn 25.068 con; đàn gia cầm 1,69 triệu con.
Bảng 5. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm của huyện Nơng
Cống (ĐVT: con)
Gia cầm
Vật ni
Trâu
Bị

Lợn
( con)
Năm 2015

3089.0

8300.0

3210.0

34300.0


1649200.0

Năm 2016

3150.0

11273.0

3245.0

42900.0

1530100.0

Năm 2017

3872.0

11095.0

3301.0

30365.0

1545320.0

Năm 2018

4278.0


11104.0

3424.0

31380.0

1661890.0

Sơ bộ năm 2019

4192.0

10822.0

3759.0

25068.0

1692540.0

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Nơng Cống
+Gia súc: Trâu, bị và lợn là ba nhóm gia súc chủ yếu của Nơng Cống. Bị và lợn
11


có xu hướng phát triển nhanh, đàn trâu phát triển không ổn định.
+Gia cầm:Đàn gia cầm tăng khá nhanh số lượng đàn lớn song chưa thực sự ổn
định. Năm 2017 là 1545320 con, tăng lên 1692540,0 con năm 2019. Tổng sản lượng thực
phẩm từ gia cầm tăng đáng kể, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và thu hút lao

động nhàn rỗi
Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh) đạt 118,6 tỷ đồng. Tổng
diện tích ni trồng thủy sản đạt 794 ha, sản lượng đạt 2997 tấn. Trong đó khai thác 524
tấn, ni trồng 2.473 tấn. (Năm 2019).
Bảng 6. Diện tích ni trồng thủy sản (ĐVT: ha)
Năm
Tổng số (Trong đó chia ra)

Tơm
Thủy sản khác
Phân theo phương thức ni

2015

2016

761.
0
512
225
24
761.
0

755.
0
506
227
22
755.

0

2017

2018

2019

752.0

766.0

846.7

503
224
25

517
226
23

597.7
238.5
10.5

752.0

766.0


846.7

Diện tích ni thâm canh và bán thâm
512
506
503
517
597.7
canh
Diện tích ni quảng canh và quảng
249
249
249
249
249
canh cải tiến
761. 755.
Phân theo loại hình nước mặt nước
752.0 766.0 846.7
0
0
Diện tích nước ngọt
512
506
503
517
597.7
Diện tích nước lợ
249
249

249
249
249
Nguồn: Số liệu thống kê huyện Nơng Cống
Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2019 đạt 20,8 tỷ đồng, trồng mới
trên 210 nghìn cây, khai thác 15.478 m 3 gỗ. Trong 5 năm trồng tập trung 506,3 ha rừng
phịng hộ, chăm sóc 1.478 ha rừng trồng. Ngồi ra, cịn trồng 87,7 vạn cây phân tán, nâng
độ che phủ rừng góp phần bảo vệ mơi trường, chống xói mịn đất.
Các hình thức sản xuất Nơng nghiệp: Hộ gia đình, trang trại và xí nghiệp nơng cơng nghiệp
Bảng 7. Số lượng trang trại qua các năm của huyện
Nông Cống
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
14
15
15
20
23
Tổng số trang trại
7
6
6
8
8
Trang trại trồng trọt
Trang trại chăn nuôi

5
6
7
6
7
Trang trại tổng hợp
2
3
4
6
6
Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thanh Hóa 2018
12


- HTX nơng nghiệp: Đến 31/12/2014, tồn huyện có 41 HTX nơng nghiệp và 1 tổ
hợp tác Thủy sản, bình qn 1,3 HTX/xã.
-Xí nghiệp nơng cơng nghiệp: Hiện có 02 xí nghiệp cơng nơng nghiệp gồm: Xí
nghiệp nơng cơng nghiệp mía - đường Nơng Cống tại địa bàn xã Thăng Long và Xí
nghiệp nơng cơng nghiệp chăn ni và chế biến sữa tại xã n Mỹ và Cơng Bình.
- Hình thành vùng chuyên canh:
Vùng chuyên canh cây trồng đã định hình và phát triển bước đầu, điển hình là quy
hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây Lúa và cây Mía.
-Vùng chuyên canh lúa: Diện tích 200 - 250 ha gắn sản xuất lúa gạo với làng nghề
chế biến truyền thống tại các xã Thăng Long, Công Liêm, Minh Khôi, Trường Sơn, Tượng
Văn, Tế Thắng, Trung Ý.
- Vùng chuyên sản xuất lúa giống tại chỗ 250 - 300 ha tại các xã: Thăng Long, Tế
Lợi, Tượng Văn, Trường Sơn
-Vùng chuyên canh mía: Cây Mía được quy hoạch phát triển thành vùng tại các xã
Thăng Long, Cơng Chính, Cơng Bình và một số xã lân cận thuộc huyện Như Thanh và

Như Xuân.
-Vùng sản xuất rau an toàn: Mở rộng vùng sản xuất rau an tồn theo hướng
VietGAP diện tích 25 ha tại các xã Thăng Long, Vạn Thắng, Vạn Hịa, Cơng Liêm,
Trường Sơn.
-Xây dựng 2 mơ hình sản xuất nơng nghiệp ứng dụng KHKT trong trồng trọt, chăn
nuôi gắn với chế biến tại Trung Thành và Hồng Giang.
2.2.Cơng nghiệp: Phát triển công nghiệp Nông Cống giai đoạn 2010-2019
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng (giá so sánh) đạt 4.311,4 tỷ đồng.
Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng các ngành công nghiệp chế biến: công
nghiệp chế biến khống sản, chế biến nơng sản thực phẩm, cơng nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng; phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống.
Bảng 8. Số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
huyện Nông Cống
Năm
2015
2016
2017
2018
2019
Tổng số
Khai Khống
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo
CN chế biến, chế tạo chia ra
-SX chế biến thực phẩm
-SX Đồ Uống
-Dệt
-SX trang phục

208
8

25

201
6
24

219
9
30

185
10
37

190
11
39

1
3

1
3
4
7

2
4
6
8


3
4
7
14

3
4
7
15

7

13


-SX Da và các sản hẩm có liên
2
2
2
2
quan
-Chế biến gỗ và các SP từ gỗ, tre,
8
1
2
1
1
nứa
-SX Giấy Và Sản Phẩm Từ Giấy

1
1
1
1
1
-SX Hoá Chất Và Sản Phẩm Hoá
1
1
Chất
-Sản Xuất sản phẩm từ cao
2
1
1
su,Plastic
-SX SP từ kim loại đúc sẵn (trừ
3
3
3
2
2
máy)
-SX Máy Móc, thiết bị khác
-Sản Xuất Giường, Tủ, Bàn, Ghế
1
1
1
1
-Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt
1
2

máy móc và thiết bị
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nông Cống
- Phát triển các ngành cơng nghiệp:
+Cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản và sản xuất VLXD. Xí nghiệp khai
thác và chế biến Fecrôm, công suất 20.000,0 tấn tại xã Minh Khôi; nhà máy phân lân nung
chảy công suất 3000,0 - 5000,0 tấn/năm tại xã Hồng Giang; nhà máy sản xuất xi măng
cơng suất 1,5 triệu tấn/năm tại xã Hoàng Sơn; nhà máy gạch tuynen công suất 30,0 triệu
viên/năm tại thị trấn Yên Mỹ.
+Công nghiệp chế nông lâm sản và hàng xuất khẩu.Tốc độ tăng bình qn 22,6%
giai đoạn 2016 - 2020.
+Cơng nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng, các hoạt động
sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng may mặc có xu hướng phát triển nhanh với các
ngành sản xuất miến gạo, làm hương bài, may mặc…
+Công nghiệp chế biến nông lâm sản và hàng xuất khẩu, thực hiện đổi mới, đầu tư
công nghệ, thiết bị nhà máy đường Nông Cống, nhà máy giấy Lam Sơn.
Phát triển cuả công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế
của huyện, thu hút nhiều nhân công từ nông nghiệp sang tham gia sản xuất công nghiệp và
tiểu, thủ công nghiệp
Bảng 9. Doanh nghiệp công nghiệp khai khống và cơng nghiệp
chế biến, chế tạo huyện Nơng Cống
2015
2016
2017
2018
2019
Năm
Tổng số
Khai Khống
Cơng nghiệp chế biến, chế tạo


33
8
25

30
6
24

39
9
30

47
10
37

50
11
39

14


Hình 3: Phân loại doanh nghiệp theo tính chất sản xuất trên địa
bàn Nơng Cống.
Các hình thức sản xuất Cơng nghiệp:
Huyện Nơng Cống hiện có 02 hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp là điểm
công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Điểm công nghiệp: Điểm công nghiệp trên địa bàn cịn ít, phần lớn là quy mơ
nhỏ, phân bố khơng đều. Sự hình thành và phát triển các điểm cơng nghiệp của huyện dựa

trên các thế mạnh tự nhiên sẵn có. Nơng Cống hiện có 3 điểm cơng nghiệp:
+ Xí nghiệp Secpentin: Nằm trên địa bàn thôn Yên Thái xã Hồng Giang Huyện
Nơng Cống, phía bắc huyện Nơng Cống. Hoạt động với 26 ngành nghề.
+ Nhà máy đường Nông Cống: Tại xã Thăng Long – Huyện Nông Cống, tiếp giáp
các huyện Như Thanh, Tĩnh Gia, có nguồn nguyên liệu liệu tại chỗ, lực lượng lao động
đơng, có kinh nghiệm trong sản xuất, nằm trong vùng ngun liệu mía đường Nơng Cống,
Như Thanh, Như Xuân.
+ Nhà máy giấy Lam Sơn: Phía tây nam huyện, trên địa bàn xã Vạn Thắng, tiếp
15


giáp huyện Như Thanh, Như Xuân gần với nhà máy mía đường Nơng Cống. Vị trí trên
tuyến quốc lộ 45, nối các huyện Nơng Cống, Như Thanh, Như Xn. Có vùng nguyên liệu
khá dồi dào, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa và vận chuyển.
+ Khu khai thác đá vật liệu xây dựng Hồng Sơn: Phía đơng bắc huyện Nơng
Cống. Khu khai thác đá, vật liệu xây dựng nằm trên địa bàn xã Hồng Giang, có hệ thống
núi đá vơi chất lượng đá khá tốt, trên tuyến đường quốc lộ 45, có tuyến đường cao tốc bắc
nam đi qua, nối với tuyến đường Thọ Xuân- Nghi Sơn thuận lợi cho vận chuyển, khai thác
chế biến vật liệu xây dựng...
- Cụm cơng nghiệp: Các cụm cơng nghiệp hình thành trên cơ sở tiềm năng, phân
bố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sự hình thành phát triển của các điểm cơng nghiệp là
cơ sở hình thành các cụm cơng nghiệp.Huyện Nông Cống đã quy hoạch và phát triển 3
cụm công nghiệp. Đến năm 2019 đã phê duyệt thêm cụm công nghiệp Tượng Lĩnh.
+ Cụm CN Hồng Sơn: Quy mơ 4,34 ha. Cụm CN có 16 doanh nghiệp, cơ sở, đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút 120 lao động có việc làm thường xun, thu
nhập bình qn từ 4,2 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng và gần 220 lao động làm việc
thời vụ.
+ Cụm CN Trường Sơn: Diện tích 22,93 ha; phía đơng huyện thuộc xã Trường
Sơn. Vị trí kết nối quốc lộ 1A với thành phố Thanh Hóa, các huyện Quảng Xương, Tĩnh
Gia. Là cụm CN sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; sản xuất

cơ khí, hàng thủ cơng mỹ nghệ và dệt may.
+ Cụm CN thị trấn Nông Cống: nằm ở vị trí trung tâm thị trấn Nơng Cống. Diện
tích 50 ha, ngành nghề: may, mộc, dịch vụ, cơ khí, rèn, đúc, chế biến nông lâm sản...
+Cụm công nghiệp Tượng Lĩnh: Dự án mới triển khai, diện tích 50 ha, là cụm
công nghiệp gắn với trục giao thông Nghi Sơn - Sao Vàng. Cụm công nghiệp được đánh
giá cao phù với với sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Quy hoạch phát triển hai bên tuyến giao thông từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi
Khu Kinh tế Nghi Sơn của Tỉnh là cơ sở quy hoạch, phát triển hành lang kinh tế phù hợp
với điều kiện thực tiễn của Huyện Nông Cống.
Bảng 10. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của 4 cụm công nghiêp huyện Nông Cống.
CCN TT Nông CCN
CCN
CCN
Chỉ tiêu KTXH
Hồng Sơn
Trường Sơn
Tượng Lĩnh
Cống
Quyết
định
2019
2019
2015
2019
thành lập
Diện tích (ha)
23,0
22,93
50,0
50,0

Số vốn kêu gọi
140
750
đầu tư (tỉ đồng)
Số vốn đã đầu tư Số doanh nghiệp
16
1
3
1
đang hoạt động
mộc, Xây dựng,
Ngành
nghề Điện tử, viễn Vật liệu xây May,
thơng,
điện dựng;
chế dịch vụ, cơ sản
xuất
chính
lạnh, dệt, may, biến sản nơng khí, rèn, đúc, cung cấp vật
16


Tỷ lệ lấp đầy (%)
Cơ sở hạ tầng

da giầy, chế
biến
thực
phẩm, nước
giải khát, chế

biến gỗ, vật
liệu xây dựng,
chế biến nông
sản, nhựa, kim
loại, linh kiện
30,0
Giai đoạn đầu
quy hoạch và
đầu tư.

liệu,
lâm nghiệp;
mặc,

khí,thủ chế biến nơng
biến
cơng mỹ nghệ lâm sản
phẩm.
và dệt may

20,0
Đang
dựng

27,0
xây Đang
thiện

may
chế

thực

15,0
Giai
đoạn
hồn
quy hoạch
và đầu tư.

2.3. Dịch vụ
Tình hình phát triển dịch vụ giai đoạn 2010-2019: Giá trị sản xuất dịch vụ năm
2015 là 1.290,0 tỷ đồng, năm 2020 giá trị dịch vụ là 2.950,0 tỷ đồng. Trong đó giá trị
thương nghiệp 784,3 tỷ đồng. Giá trị ngành Vận tải – Bưu chính 620,4 tỷ đồng. Tài chính,
tín dụng đạt 117,1 tỷ đồng; Quản lý nhà nước 1.252,3 tỷ đồng. Hiệp hội khác 19,9 tỷ
đồng.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 2.754 tỷ đồng. Xuất khẩu tốc độ tăng
trưởng khá; tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 36 triệu USD. Số cơ sở kinh doanh
thương mại – dịch vụ 6.780 cơ sở.
Hoạt động Thương mại
Hệ thống thương mại bao gồm: Chợ, Siêu thị, Trung tâm thương mại. đến năm
2020 hoạt động thương mại trên địa bàn huyện Nông Cống cụ thể như sau:
- Hệ thống siêu thị và TT thương mại: hình thành 3 siêu thị và một trung tâm
thương mại gồm: Siêu thị Nông Cống, Siêu thị Yên Thái, Siêu thị Yên Mĩ và Trung tâm
thương mại Nông Cống.
+ Siêu thị Nông Cống: Nằm trên địa bàn thị trấn Nông Cống với hạng đô thị loại
IV, số dân cư khoảng 15000 người, quy mô 200ha.
+ Siêu thị Yên Mĩ: Bước đầu định hình và phát triển, là nơi có sự thu hút nhiều dự
án, nằm gần khu kinh tế Nghi Sơn.
+ Siêu thị Yên Thái: Nằm trên trục quốc lộ 45, Siêu thị Yên thái nằm trên địa bàn
thị trấn Yên Thái, liền kề với thị trấn Cầu quan, nơi tập trung các cơ sở công nghiệp, tiểu

thủ cơng nghiệp.
- Chợ: Hình thức hoạt động phổ biến và khá đa dạng. Hiện huyện có khoảng 26
chợ hoạt động, chủ yếu chợ dân sinh. Trong đó quy mơ khá lớn và sức mua cao bao gồm:
chợ Chuối, chợ Minh Thọ (Thị trấn Nông Cống), chợ Cầu Quan, chợ Trầu Cơng Liêm,
chợ Trường Sơn…
2.4. Hình thành các tiểu vùng kinh tế:

17


Trên cơ sở đặc điểm vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, quá trình quần cư, hoạt động sản
xuất và phát triển kinh tế. Hiện trên địa bàn huyện Nơng Cống đã định hình và phát triển
04 tiểu vùng kinh tế
Bảng 11. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của 4 tiểu vùng kinh tế
huyện Nông Cống
Chỉ tiêu KTXH

Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 4

Thăng Long,
Thăng Bình,
Thăng
Thọ,
Cơng Chính,

Cơng
Bình,
Cơng Liêm,
n Mỹ và
Tượng Sơn

Tượng Lĩnh,
Tượng Văn,
Trường Sơn,
Trường Giang,
TrườngTrung
Trường Minh

10527,8
57175

4446,1
28182

5167,5
35118

Tế Nơng,
Tế Thắng,
Tế Lợi, Minh
Khơi,Minh
Nghĩa,
Minh
Thọ, Vạn Thiện,
Vạn Thắng, Vạn

Hồ
Thị trấn
Chuối
8359,9
62702

16

13

5

7

7,6

6,4

5,7

6,1

2.168,9

2.961,9

2514,5

1861,6


Cơ cấu kinh tế KVI: 22,3
Nông, Lâm, Ngư- KVII: 39,5
KVIII:38,2
CN, XD-DV (%)

KVI:23,6
KVII: 37,2
KVIII:39,2

KVI:39,8
KVII: 37,3
KVIII:22,9

KVI:42,7
KVII: 38,9
KVIII:18,4

Thu nhập bình
quân đầu người 6,5
(triệu đồng/người)

6,9

4,6

4,1

Tân Thọ,
Tân Phúc,
Tân

Khang,
Gồm các đơn vị TrungChính,
TrungThành
hành chính Xã
Trung
Ý,
HồngGiang
Hồng Sơn

Diện tích (ha)
Dân số (người)
Số doanh nghiệp
(DN)
Tơc
độ
tăng
trưởng (%/năm)
Tổng giá trị sản
xuất (tỷ đồng)

18


Hướng phát triển

Công nghiệp
sản xuất vật
liệu xây dựng,
dịch vụ. May
mặc, xẻ gỗ,

dịch vụ nông
nghiệp sạch,
doanh nghiệp
may mặc…

Nông
nghiệp,
chuyên canh cây
hoa màu, rau
sạch, kết hợp lúa
– cá, nuôi trồng
thủy sản nước
ngọt, nước lợ và
các ngành dịch
vụ.

Nông - Lâm
kết hợp; trồng
rừng kết hợp
chăn ni đại
gia súc,
bị
sữa, cây cơng
nghiệp
chè,
cao su, ngun
liệu mía cho
máy
đường
Nơng Cống


Nơng - Ngư
nghiệp;
xây
dựng
vùng
chun canh lúa
– cá, ni trồng
thuỷ sản (tơm),
trồng cói, phát
triển tiểu thủ
công nghiệp

3. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với sáng kiến kinh nghiệm nêu trên khi áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục tại
trường THPT Nông Cống I. Nơi tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí đạt kết quả rất
tích cực.
3.1. Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Bài dạy trở nên cụ thể súc
tích hấp dẫn, hiệu quả hơn về mặt chuyển tải kiến thức địa lí địa phương. Một chuyên
đề chưa thực sự được coi trọng trong giáo dục nhà trường.
3.2. Đối với đồng nghiệp: Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này để vận dụng
trong công tác soạn giáo án và giảng dạy chuyên đề địa lí địa phương.
3.3. Đối với các em học sinh: Tạo hứng thú, ham tìm hiểu và u thích mơn học. Giúp
các em hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, qua đó học tập và
rèn luyện để trở thành cơng dân có ích cho quê hương. Nắm bắt và hiểu sâu hơn về vận
dụng kiến thức khoa học Địa lí và ý nghĩa thực tiễn của kiến thức đó trong cuộc sống.
- Năng lực tư duy: Phát huy năng lực tư duy tổng quát đến tư duy cụ thể chi tiết. Giúp
học sinh chủ động nắm bắt kiến thức phát huy năng lực tư duy sáng tạo…
-Khả năng hợp tác: Hình thành khả năng hợp tác làm việc theo nhóm - hỗ trợ thảo luận
rút ra kết luận đánh giá vấn đề.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể: Biết vận dụng kiến thức,
tổng hợp kiến thức để giải thích, năng lực thực địa, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề
kiến thức lí thuyết vào vấn đề cụ thể tại địa phương.
- Kỹ năng tổng hợp phân tích đánh giá: Kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng xử lý vấn
đề. Tổng hợp, phân tích, đánh giá…
19


KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Mặc dù là đề tài sáng kiến kinh nghiệm ở phạm vi địa phương , mang tính định hướng
trong giáo dục, mang tính thực tiễn địa phương đã có sự kiểm chứng cụ thể. Kết quả
học tập của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt phát huy được tính tích cực, chủ động sáng
tạo, phát triển năng lực, phù hợp với đặc điểm tư duy và năng lực học tập của các em.
Gắn liền kiến thức học tập sách giáo khoa với thực tiễn kinh tế xã hội tại địa phương.
Những biến chuyển tích cực trong thay đổi kinh tế, xã hội Huyện Nơng Cống-Thanh
Hóa trong những năm gần đây.
Do thời gian làm đề tài chưa nhiều, việc áp dụng chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót.
Mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy
học phù hợp với năng lực tư duy, phù hợp với xu hướng đổi mới học tập và giáo dục
của nước nhà, tiếp cận xu hướng đổi mới những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tính thực tiễn và có khả năng ứng dụng cao. Vì
vậy xin kính đề xuất lên cấp trên nên mở rộng phong trào, khuyến khích các thầy cơ
giáo phát huy trí tuệ, mạnh dạn hơn nữa trong việc nghiên cứu sáng tạo khoa học gắn
liền với thực tế địa phương, để bài học ngày càng hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, thu hút
khích lệ niềm hăng say hứng thú học tập và nghiên cứu của các em học sinh và đồng
nghiệp .

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ Thanh Hóa, ngày

QUAN

tháng 5 Năm 2021

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của tôi,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Đức Phượng

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 10 – THPT
2. Sách giáo viên Địa lí 12- THPT
3. Địa chí Huyện Nơng Cống
4. Đề án phát triển nơng nghiệp huyện Nông Cống
5.Báo cáo Đại Hội Đại Biểu Huyện Đảng Bộ Nông Cống 2020

21


6.Boston Consulting Group (2017). Báo cáo rà soát, cập nhật, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quy hoạch giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2040.
7.Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam. NXB
Giáo dục. Hà Nội. 2004.
8.Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá. Niên giám thống kê các năm 2007, 2010, 2015, 2018
9. Chi cục thống kê huyện Nông Cống. Niên giám thống kê 2010, 2015, 2019.
10.Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hố (2008). Địa chí Thanh Hố. Tập 3. NXB

Văn hố Thơng tin. Hà Nội.
11.UBND tỉnh Thanh Hố (2015). Báo cáo tổng hợp điều chính Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
12.UBND huyện Nơng Cống 2019. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế -xã hội đến 2025.
13.Lê Văn Trưởng (2008). Phân hoá lãnh thổ kinh tế-xã hội tỉnh Thanh Hố. Kỷ yếu
Hội nghị địa lý tồn quốc lần thứ III, Hà Nội. Tr 806-817
14.Lê Văn Trưởng (2012) Nghiên cứu các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở TP
Thanh Hoá.

22



×