Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN rèn kỹ NĂNG làm PHẦN đọc HIỂU CHO học SINH lớp 12 THI THPT đạt kết QUẢ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.7 KB, 24 trang )

RÈN KỸ NĂNG LÀM PHẦN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12 THI
THPT ĐẠT KẾT QUẢ CAO
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây Bộ GD&ĐT ngày càng chú trọng nhiều hơn đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học nhằm cung cấp tri thức toàn
diện cho người học , đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong
trường PT. Trên cơ sở đó rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng tình
cảm tâm hồn nhân cách chuẩn bị cho các em hành trang tri thức vào đời. Trong
xu thế đổi mới việc dạy và học Ngữ văn nói chung cụ thể là đổi mới chương
trình và SGK sau một thời gian thí điểm từ năm học 2006-2007 Bộ GD&ĐT đã
đưa vào sử dung bộ sách giáo khoa mới theo chương trình phân ban đại trà áp
dụng cho các trường THPT toàn quốc. Các bộ SGK mới ( Chuẩn – Nâng cao ) có
nhiều thay đổi : bỏ đi một số tác phẩm không phù hợp, một số văn bản mới được
đưa vào để phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội. Việc ra đề kiểm tra
đánh giá cũng có nhiều đổi mới.
Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số
1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học
phổ thơng (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi mơn ngữ văn có 2
phần: Đọc hiểu và Làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường
THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng
lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng
quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai
phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần phần Đọc
hiểu là 3 điểm – phần Làm văn là 7 điểm.
Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức
của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự
mình khám phá văn bản.) Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được
đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là
sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng


câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thơng
hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương
trình hay khơng thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung
thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn
bản bất kì. (có thể văn bản đó hồn tồn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể
thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận thì việc ơn tập và
rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học
sinh.
Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT
Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình
Ngữ văn bậc trung học phổ thơng. Dạng này cũng khơng có nhiều tài liệu, bài
1


viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách
giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học mơn
Văn từ cấp THCS đến cấp THPT. Chính vì thế mà khơng ít giáo viên ơn thi
THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi
THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí
rất quan trong bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học
sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm tồn bài cịn lại dù có tốt mấy cũng
chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ
có nhiều cơ hội đạt điểm văn 8,0 hoặc 9,0 điểm. Như vậy phần Đọc hiểu góp
phần khơng nhỏ vào kết quả cao của bài thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao
hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ơn tập và làm tốt phần Đọc hiểu
chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ơn tập bài bản để
các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc –hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở
nên cấp thiết.

Đối với học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn, nhất là lớp 12, đây là phần
kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố
để chuẩn bị cho kì thi THPT sắp tới .
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm
huyết với nghề, nhiều năm ôn thi THPT Quốc Gia, đồng thời góp phần tháo gỡ
những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN KỸ NĂNG LÀM PHẦN ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 12 THI THPT
ĐẠT KẾT QUẢ CAO
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến
thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn
nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THPT nói chung,
học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 12
chuẩn bị bước vào kì thi THPT . Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tơi
đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu
- Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức, theo 4
mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
- Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
- Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các
tiết ôn tập, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi học sinh giỏi.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh trung học phổ thông- nhất là học sinh lớp 12 chuẩn bị làm bài thi
Ngữ văn trong kì thi THPT .
I.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2



Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý
thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng: rải rác từ chương trình học ngữ văn THCS
(lớp 6,7,8,9) đến ngữ văn THPT (lớp 10,11,12). Ngữ liệu có thể nằm trong
chương trình sách giáo khoa và cả ngồi sách giáo khoa. Song tơi đã cố gắng
nghiên cứu và xếp vào các phạm vi kiến thức cụ thể để học sinh dễ nhận diện và
luyện đề, nhất là những kiến thức có liên qua trực tiếp, thường hay gặp trong kì
thi THPT Quốc gia
- Ơn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu: Các phong cách ngôn ngữ, thao tác lập
luận, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, luật thơ, xác định nội dung
chính, xác định thông điệp trong văn bản, viết một đoạn văn ngắn bàn về chủ đề
có liên quan đến ngữ liệu đã cho...
- Rèn kĩ năng, phương pháp làm câu hỏi Đọc hiểu qua văn bản cụ thể: Văn
bản văn học, văn bản nhật dụng....
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điều tra
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN
II.1.1. Quan niệm về Đọc hiểu .
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái
niệm Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có
nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ
thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học, tường giải học văn bản học …
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.[5] Hiểu
là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và

ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao qt hết nội dung và có thể vận
dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào?
Làm thế nào? [5]
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích,
khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và
biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được
+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích.
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật…
3


Lâu nay trong dạy học văn, người ta thường dùng thuật ngữ là giảng văn,
phân tích văn…song từ khi thay sách đã thay bằng thuật ngữ Đọc hiểu văn bản.
Đây không chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà thực chất là sự thay đổi quan niệm
về bản chất của môn văn, cả về phương pháp dạy học văn và các hoạt động khi
tiếp nhận tác phẩm văn học cũng có những thay đổi. Theo Giáo sư - Tiến sĩ
Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất
của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người
đọc”.“Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Cịn với Giáo
sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới
dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó giáo sư, tiến sỹ
Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một
hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản
nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc

hiểu là hoạt động đọc cho mình”
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của
văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp xúc với văn
bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông
hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình
tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát
từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản
ngày càng được quan tâm .
II.1.2 Văn bản Đọc hiểu
Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy
Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản
được sắp xếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa
dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu
để học sinh khai thác.
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong
nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong
cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có
nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các
em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản ngồi chương
trình. Từ năm 2014 Bộ GD & ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã
đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Việc làm này có tác
động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em.
II.1.3. Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề
thi Tốt nghiệp năm 2014 Bộ GD&ĐT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề
thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra lung túng vì cho rằng đây
là vấn đề hồn tồn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hồn
tồn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng
văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ
4



liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc
hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương
đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống
nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học
văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu
hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh
giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc hiểu
rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp
dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra
trong môn Ngữ văn ở các nhà trường.
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ
động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THPT
cần quan tâm. Nếu chúng ta khơng có trình độ năng lực đọc hiểu đúng, đánh giá
đúng văn bản, không nắm vững, đánh giá được văn bản thì khơng thể tiếp thu,
bồi đắp được tri thức và cũng khơng có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc
hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết
Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THPT thường hướng tới các
vấn đề cụ thể sau:
- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản
+ Thể loại của văn bản: các phong cách ngôn ngữ (phong cách ngơn ngữ khoa
học, báo chí, chính luận, nghệ thuật, hành chính, sinh hoạt)
+ Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản
+ Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm,
thuyết minh, nghị luận...)
+ Hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác
bỏ...)
- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản
+ Cảm nhận được những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh,chi

tiết quan trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ...
+ Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của
văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình.
- Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể.
+ Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình
+ Vận dụng văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội.
II.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1.Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THPT
Ngay từ khi Bộ GD&ĐT thông báo và hướng dẫn ngành các trường THPT
thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi tốt nghiệp THPT
năm học 2013-2014. Vấn đề Đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô
và học sinh nhất là học sinh lớp 12. Cùng với việc chuyên viên của Bộ GD & ĐT
giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ
pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm) thì nhiều thầy cô giáo
5


luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài
ơn tập Đọc hiểu. Song những hướng dẫn ơn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và
chưa có tính hệ thống. Vấn đề ơn luyện phần Đọc hiểu vẫn là đề tài thu hút sự
chú ý của các thầy cô ôn thi và các em học sinh THPT. Một số cuốn sách phục
vụ cho ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đã ra mắt bạn đọc. Cuốn
Hướng dẫn ôn luyện thi THPT Quốc gia môn ngữ văn, tác giả Lê Quang Hưng,
nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015 và cuốn Bộ đề luyện thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn của tác giả Lê Quang Hưng, nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2016. Cuốn Ôn luyện thi THPT Quốc gia năm 2018 ( Lã Nhâm
Thìn – Nguyễn Thị Nương ) – NXB Đại học Sư phạm. có đề cập tới dạng câu
hỏi Đọc hiểu. Song ở trong các cuốn sách đó có đề cập đến kiến thức Đọc hiểu
nhưng sách không cung cấp kiến thức lý thuyết , hướng dẫn học sinh ôn luyện

phần Đọc hiểu một cách chi tiết,cụ thể, bài bản mà chỉ hướng dẫn chung chung.
Như vậy các bài nghiên cứu, các cuốn sách hướng dẫn ôn luyện đều đề
cập tới tất cả các phần trong đề thi môn văn THPT Quốc gia. Chưa có sách
nghiên cứu riêng phần Đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài
tập thường gặp trong đề Đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy củ, chi tiết, hệ
thống kiến thức để học sinh dễ ơn tập. Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Rèn kỹ năng làm phần Đọc hiểu cho học sinh lớp 12 thi THPT đạt kết quả
cao vẫn là một đề tài có tính ứng dụng, cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
II.2.2. Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu
Trong những năm gần đây Đề thi mơn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc
hiểu. Trong đề thi Tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài.
Xét về mức độ kiến thức và tương quan thời gian trong tồn bài thi thì cấu trúc
phần Đọc - hiểu như thế là hợp lí. Năm 2015, Bộ GD & ĐT hợp nhất hai kì thi
Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Đại học, Cao đẳng thành một kì thi chung.
Từ chỗ có nhiều đề thi Ngữ văn(đề thi tốt nghiệp THPT; đề thi tuyển sinh vào
Đại học, Cao đẳng khối C, D), đến nay chỉ có một đề thi duy nhất vừa lấy điểm
để xét tốt nghiệp, vừa lấy điểm để xét vào Đại học, Cao đẳng. Phần Đọc hiểu
trong đề thi từ chỗ chiếm số điểm 2/10 điểm nay được nâng lên 3/10 điểm.
Nhưng thay vì 1 văn bản với 3 câu hỏi nhỏ như năm 2014, đề thi năm 2015 ra 2
văn bản khá dài với 8 câu hỏi nhỏ. Từ năm 2017, phần Đọc hiểu gồm 4 câu hỏi
nhỏ theo các cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Như
phần đặt vấn đề chúng tơi có giới thiệu, dạng câu hỏi phần Đọc hiểu đã xuất hiện
thường niên trong các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kì thi Học sinh giỏi... Trong
các nhà trường phổ thông trung học dạng đề này cũng thường xuyên được các
thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì.
II.2.3 ĐỀ XUẤT CÁCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ƠN LUYỆN PHẦN
ĐỌC HIỂU
Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy nhưng
trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học phổ thơng lại
khơng có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em

học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính
6


vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất
lúng túng, băn khoăn về các kiến thức lý thuyết , rèn luyện kĩ năng ra sao để các
em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng
kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi THPT, qua những năm dạy đội
tuyển học sinh giỏi, cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng
dẫn học sinh thi THPT Quốc gia ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau:
*Bước 1: Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng
dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu
hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như:- Các loại phong cách ngôn
ngữ- Các phương thức biểu đạt- Các thao tác lập luận- Các biện pháp tu từ - Các
phép liên kết- Phân biệt các thể thơ- Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính
trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chitiết, hình ảnh đặc sắc)- Viết một đoạn văn
ngắn trình bày quan điểm của cá nhân về một vấn đề của cuộc sống có liên quan
đến văn bản. Hay trình bày thơng điệp sâu sắc có ý nghĩa được rút ra từ văn bản
đọc hiểu….
*Bước 2. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu Ở phần này người viết
đưa ra những lưu ý về phương pháp làm bài như: cách trình bày, kĩ năng nhận
diện các loại câu hỏi, cách trả lời...
*Bước 3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu :Sau khi giáo viên ôn tập, hướng dẫn học
sinh nắm chắc lý thuyết, tôi cung cấp cho các em học sinh các đề Đọc hiểu
thuộc văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Phần này người viết đưa 4 đề với
các loại câu hỏi thường gặp trong đề thi để học sinh luyện tập, rèn kĩ năng làm
bài. Các câu hỏi thể hiện ở các mức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Sau mỗi đề
có đáp án để các em đối chiếu, giáo viên sửa bài cho học sinh
Phần 1: Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu.
Đây là một bước không mấy dễ dàng đối với những thầy cô ôn thi THPT nói

chung, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường hoặc năm đầu ơn thi THPT Quốc
gia. Vì phần kiến thức lý thuyết liên qua đến dạng câu hỏi Đọc – hiểu này khá
rộng, kiến thức không quy tụ thành một bài, hay ở một khối lớp nào, kiến thức
đó nằm rải rác từ lớp 6 cho đến lớp 12. Vì vậy giáo viên mất nhiều thời gian thu
thập, thanh lọc, xử lý kiến thức, chia thành các mảng, với các chủ đề cụ thể cùng
các ví dụ tương ứng để hướng dẫn học sinh. Tháo gỡ khó khăn trên tôi đã nghiên
cứu và phân loại kiên thức lý thuyết có liên quan đến dạng câu hỏi Đọc hiểu để
ôn tập cho học sinh, nhằm giúp các em học sinh nhận diện đúng từng thể loại,
dễ dàng khắc sâu kiến thức. Sau mỗi phần lý thuyết đều có ví dụ minh họa để
học sinh củng cố, kiểm chứng lại lý thuyết
1. Các phương thức biểu đạt
Yêu cầu: - Nắm được có 6 phương thức biểu đạt
- Nắm được: + Khái niệm.
+ Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt.
1.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

7


- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi
các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý
nghĩa.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.6
+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngơi kể thích hợp.
1.2. Miêu tả.
- Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện
tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua

ngôn ngữ miêu tả.
1.3. Biểu cảm: Là dùng ngơn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới
xung quanh.
1. 4. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những
tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc , người nghe.
- Đặc trưng:
a. Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.
b. Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .
c. Các phương pháp thuyết minh :
+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân loại ,phân tích.
1. 5. Hành chính – cơng vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính cơng vụ là
văn bản điều
hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn
bản hành
chính.
- Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với
nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn
bản pháp
lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.
1. 6. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng
sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết, thuyết phục người
khác đồng tình với ý kiến của mình
2.Phong cách ngôn ngữ [1],[2].[3]
2. 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:[1]
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong
giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hồn cảnh giao tiếp khơng mang tính nghi

thức, dùng để thơng tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu
trong cuộc sống.
8


- Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,
hàng xóm, đồng nghiệp.
- Nhận biết:
Gồm các dạng: Chuyện trị, nhật kí, thư từ.
Ngơn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2. 2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:[2]
- Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên
cứu, học tập và phổ biến khoa học.
+ Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn
sâu.
- Đặc trưng
+ Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học.
+ Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ
cập.
+ Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thể hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ
ngữ,câu, đọan văn,văn bản).
a/ Tính khái qt, trừu tượng.
b/ Tính lí trí, lơ gíc.
c/ Tính khách quan, phi cá thể.
2. 3 . Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:[1]
- Khái niệm:
+ Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương (Văn xi nghệ thuật, thơ, kich).

Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
2. 4 . Phong cách ngơn ngữ chính luận:[2]
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp
bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của
đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người
nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
+ Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, khơng mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý
nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngơn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu
hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta”Và “Xin lập khoa luật” )
9


2. 5 . Phong cách ngơn ngữ hành chính:[3]
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành
chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phong cách ngơn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thơng thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản

của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với
các cá nhân.
2. 6 . Phong cách ngơn ngữ báo chí (thơng tấn):[2]
- Khái niệm: Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ dùng để thong báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
+ Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả
những vấn đề thời sự: (thơng tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung
cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cungcấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời
gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự
kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp
dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai,
châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
3. Các thao tác lập luận [1], [2], [3]
3. 1. Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng
vấn đề.
Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo
lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm.
Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống
câu hỏi để trả lời.
Thao tác lập luận phân tích:
Là chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách
toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu

chí, quan hệ nhất định.
3. 3. Thao tác lập luận chứng minh:
Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
10


Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù
hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần
chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
3.4. Thao tác lập luận so sánh:
Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng
khác.
Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu
chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
3.5. Thao tác lập luận bình luận:
Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và
chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của
mình.
3.6.Thao tác lập luận bác bỏ:
Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến
đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
4. Các biện pháp tu từ [4]
4. 1. So sánh:
-. Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có
những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
-. Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ
+ So sáng ngang bằng

+ So sánh không ngang bằng
- Phân loại theo đối tượng
+ So sánh các đối tượng cùng loại
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại
4. 2. Nhân hóa:
- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động,
tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự
vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác
giun, Chị gió,…
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính
chất của vật:
+Trị chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…” (Ca dao)
4. 3. Ẩn dụ
- Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt.
11


-. Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lịe đơm bơng” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Ca
dao)
(ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động)
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao)

[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm
nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” ( Đêm Cô Sơn - Trần Đăng Khoa)
4. 4. Hoán dụ:
-. Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng
tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Có bốn kiểu hốn dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
4. 5. Nói quá/ phóng đại/ khoa trương/ ngoa dụ/ thậm xưng/ cường điệu:
Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện tượng
được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi” ( Bình Ngơ đại cáo- Nguyễn
Trãi)
4. 6. Nói giảm nói tránh:
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục,
thiếu lịch sự.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” (Bác ơi - Tố Hữu)
4. 7. Điệp từ, điệp ngữ:
- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường
hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo
nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ
đồng lúa chín” ( Cây tre Việt Nam – Thép Mới) - Điệp ngữ có nhiều dạng:
4. 8. Chơi chữ:

Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị. - Các lối chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm + Dùng lối nói lái.
12


+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc
biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….
4. 9. Liệt kê:
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc
hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!” (Người con gái anh hùng - Tố
Hữu)
4. 10. Tương phản:
- Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt. [4]
5. Các biện pháp tu từ cú pháp [4]
5.1. Đảo ngữ:
Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của
câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu
văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…
Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà.” (Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan) =>
Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
5. 2. Lặp cấu trúc:

Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một
kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” (Hồ Chí Minh)
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đồn kết, thống nhất ý chí của nhân
dân ta.
5. 3. Chêm xen:
- Là chêm vào câu một cụm từ khơng trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp
trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm
xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)”
(Q Hương – Giang Nam)
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín
đáo.
5. 4. Câu hỏi tu từ
- Là đặt câu hỏi nhưng khơng địi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý
nghĩa khác.
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
13


Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?”
[Bên kia sơng Đuống – Hồng Cầm]
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến
tranh.
5. 5. Phép đối:

Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối
trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình
ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho
nhau]
“Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
Người/ khơn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng” [4]
6. Thể thơ
Có 3 nhóm chính;
*Thể thơ dân tộc: Lục bát, STLB…
Thể lục bát: Câu 6 câu 8 luân phiên
Thể STLB: ( 2 dòng 7, d cặp lục bát liên tục)
*Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
- Các thể ngũ ngôn ĐL :
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt: ( 5 tiếng 4 dịng)
+ Ngũ ngơn bát cú ( 5 tiếng 8 dịng)
- Các thể thất ngơn ĐL:
+ Thất ngơn tứ tuyệt: ( 4 dịng- 7 tiếng)
+ Thất ngơn bát cú ( 8 dịng- 7 tiếng)
*. Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiến, hỗn hợp. tự do/ thơ- văn
xuôi ….( Không quy định chặt chẽ số câu, số tiếng….) [3]
7. Một số phương tiện và phép liên kết trong văn bản [4]
7. 1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác
nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng
lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau,
cịn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn

tượng...
* Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
7. 2. Phép thế:
14


Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa
tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm
tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng
trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
7.3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến
theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra
mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
7. 4. Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau
có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.
Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
Từ trái nghĩa
Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
Từ ngữ dùng ước lệ
7. 5. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những
từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác
trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với
nhau.

Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
Kết từ,
Kết ngữ,
Trợ từ, phụ từ, tính từ, quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần
câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
8 .Các hình thức diễn đạt của đoạn văn [1]
- Diễn dịch; Là phương pháp trình bày ý từ chung đến riêng , từ luận điểm suy ra
các luận cứ, từ ý khái quát đến cụ thể
- Song hành; là cách lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau( Các câu đều
là luận cứ) .Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ( câu chủ đề
ẩn)
- Qui nạp: là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định
chung, tổng quát,rút ra luận điểm( từ chung đến riêng)
- Móc xích: Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước,
luận cứ câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý câu sau, cứ như thế cho đến hết
đoạn.
- Tổng – phân – hợp: là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra
các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
[5]
Sau khi đã củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản để làm phần
Đọc hiểu, tôi hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài.
Phần 2: Phương pháp làm bài:
15


- HS đọc kĩ văn bản
- Trả lời câu hỏi nhận biết, thông hiểu:
+Xác định các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt,Thể thơ
+ Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản., Yêu
cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng : Lỗi diễn đạt (chính tả, dùng

từ, ngữ pháp), Lỗi lập luận (lỗi lôgic…)
+, Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản: Cảm nhận
về nội dung phản ánh, Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.
+ Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn
bản. Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.
+ Hiểu nội dung và nghệ thuật văn bản : Bám vào nội dung văn bản trả lời câu
hỏi Tại sao? Hiểu như thế nào?....
+ Xác định được biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ.
- Trả lời câu vận dụng: Trên cơ sở hiểu và lĩnh hội nội dung văn bản, trình bày
suy nghĩ của bản thân theo định hướng câu hỏi
- Trình bày thông điệp sâu sắc nhất mà bản thân nhận thức được.
Sau khi đã củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản và hướng dẫn
học sinh phương pháp làm bài , tôi cho học sinh ôn luyện qua các đề bài cụ thể
để rèn kỹ năng cho các em.
Phần 3: Luyện tập thực hành:
ĐỀ 1 : Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
Nếu như khơng có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi
chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để
hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận
những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi
được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng
ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ
nhìn nhận của bản thân. Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua
trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận
một sự việc thường sẽ làm tổn thương lịng tự tin, mài mịn ý chí phấn đấu của
con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa
ly nước", cũng có người nói “vẫn cịn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra
những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thơng

qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB
Lao động xã hội,2014, tr 13)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5 điểm)
2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống
như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa ly nước", cũng có
người nói “vẫn cịn nửa ly nước"?(1,0 điểm)
16


3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều
bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?(0,75
điểm)
4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao
chọn thơng điệp đó.(0,75 điểm)
ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu:
(1) Một lần tình cờ tơi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một
người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti
vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho
cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp
phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li cacao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như
lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được
rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than
phiền vì bố mẹ q quan tâm đến chuyện của mình thì ngồi kia biết bao nhiêu
người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được
mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thịi khi khơng được ngồi xe hơi chỉ vì phải
chạy xe máy giữa trời nắng thì ngồi kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hơi
nhễ nhại, gị mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với
chuyện học hành q căng thẳng thì ngồi kia biết bao người đang khao khát

một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ;
khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.(0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?
(0,75 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).
(0,75 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.(1.0
điểm)
ĐỀ 3 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước,
hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ", cậu bạn ngồi cạnh bật cười:
“Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thơi!". Câu chuyện trên chỉ
là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly
nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong
thực tế cuộc sống, khơng nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly
nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự
làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà
quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.
Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực
hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất
17


khơng ngừng. Khi cịn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi
tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất
người thân, mất đi sức khỏe... Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Mỗi lần
đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ơm lấy những ký ức từng
có trong q khứ, khơng muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta

cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn
trong tương lai. Sự đổi thay này là một mơn học bắt buộc trong q trình trưởng
thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta
mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.
Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời
đầy sao. Nếu như bạn khơng thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau
khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB
Lao động xã hội,2014, tr 27)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(0,5 điểm)
2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì
bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn khơng
thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu
trời đêm tràn ngập những ánh sao.(0,75 điểm)
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ câu chuyện cô bạn tôi chẳng
may làm đổ ly nước?(0,75 điểm)
4.Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Nêu
rõ lí do tại sao.(1.0 điểm)
ĐỀ 4 : Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé
Đã thấm nặng lịng ta những tình u chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân)
Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương
của tác giả? Nêu nội dung chính của văn bản. (0,75 điểm)
Câu 3. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong 4 dòng thơ cuối
của văn bản trên. (0,75 điểm)
Câu 4. Anh (chị) hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau : “Ơi cơn mưa quê hương Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”. Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng. (1.0 điểm)
Phần 4: Hướng dẫn đáp án:
Đề 1:
18


Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận
Câu 2. Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống
như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ cịn nửa ly nước", cũng có
người nói “vẫn cịn nửa ly nước": làm rõ 2 thái độ, 2 cái nhìn trước cùng một
hiện tượng. Từ “chỉ” gợi cái nhìn bi quan, tiêu cực; từ “vẫn”thể hiện cái nhìn lạc
quan, tích cực.
Câu 3. Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể
thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:
- Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn chủ
quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi cách
để thay đổi, ta sẽ mất cơng vơ ích, gặp thất bại cay đắng;
- Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù
hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá
nhân và cộng đồng.
Câu 4. Thí sinh có thể nêu một thơng điệp tâm đắc nhất. Nêu rõ lí do tại sao chọn
thơng điệp đó. Sau đây là gợi ý:
- Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi cuộc
đời của mình;
- Thay đổi để thành cơng.
Đề 2

Câu 1: Phong cách ngơn ngữ chính luận.
Câu 2: Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:
- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn
nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.
- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy
thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh
phúc”.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối
lập.
- Tác dụng:
+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.
+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu
người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.
Câu 4: Thơng điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:
Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực
trong cuộc sống.
Đề 3:
Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận
Câu 2 - Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc : Nếu như mãi…Nếu như bạn…
- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh
về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà
bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt. 0.75
19


Câu 3: Hiểu về triết lí được rút ra từ câu chuyện cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly
nước:
- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó
- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua

từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước
với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn. 0.75
Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình/khơng đồng tình hoặc đồng tình một phần với
câu nói: Khơng mất đi thì sẽ khơng có tương lai. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp
tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động khơng ngừng
theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào
đó là cái mới, cái tiến bộ…
- Nếu khơng đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng
để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều khơng thể mất
đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lịng
tốt…ln tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.
- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên. 1.0
Đề 4:
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức tự sự/ biểu cảm.
Câu 2.
- Những hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ:
tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,, tre, làng xóm, những con người nơi quê
hương tác giả.
- Nội dung của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn
bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
Câu 3. 2 biện pháp tu từ ở 4 dòng thơ cuối là điệp ngữ , so sánh.
Câu 4.Cách hiểu 2 câu thơ: cơn mưa quê hương đã gắn bó với nhà thơ, đó là lời
ru ngọt ngào ni dưỡng tâm hồn cho nhà thơ từ thưở ấu thơ.
II.2.4.Hiệu quả của SKKN :
Trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm phần Đọc hiểu theo bước như trên,
tôi áp dụng vào một đề bài cụ thể ( Đề bài số 1), kết quả khảo sát như sau :
*Trước khi áp dụng SKKN:
STT Lớp/Sĩ số
1

12M/47
2
12C/42

Giỏi
9 – 19.1%
5- 11,9%

Khá
27- 57,4%
19- 45,3%

TB
11- 23,5%
15 – 35,7%

Yếu
0
3- 7,1%

*Sau khi áp dụng SKKN:
STT Lớp/Sĩ số

Giỏi

Khá

TB

Yếu


1
2

28- 59.5%
22- 52,3%

15- 32%
13 -%

4- 8,5%
7 – 16,6%

0
0

12M/47
12C/42

20


Như vậy, từ bảng so sánh kết quả bài làm của học sinh hai lớp trước và
sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy học sinh đã nắm vững kiến
thức lý thuyết biết cách làm câu hỏi Đọc hiểu theo đúng yêu cầu đề bài .Từ nội
dung sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã hướng dẫn học sinh làm các dạng đề trong
phần Đọc hiểu, thường xuyên rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh. Vì vậy
các em đã có những kỹ năng cần thiết, biết cách làm tương đối tốt phần Đọc hiểu
trong đề thi . Cùng với việc vận dụng kiến thức làm tốt phần nghị luận xã hội
và nghị luận văn học học sinh có thể làm bài thi THPT năm 2021 đạt kết quả

cao nhất.
III. PHẦN KẾT LUẬN :
Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, là việc
làm cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là bậc
THPT. Có như vậy mới đạt được những mục tiêu giáo dục của đất nước trong
thời kỳ hội nhập. Mỗi giáo viên cần phải ý thức sâu sắc được điều đó và tích
cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, đổi
mới cách thức kiểm tra đánh giá học sinh.
Với những yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT từ kỳ
thi THPTQG năm 2017. Cấu trúc đề thi có sự thay đổi, thời gian làm bài cũng có
những thay đổi, giáo viên Ngữ văn THPT, nhất là giáo viên đang trực tiếp dạy
khối 12 bên cạnh việc ôn tập bổ sung kiến thức, cần rèn cho học sinh những kỹ
năng cần thiết để làm bài thi THPT đạt hiệu quả cao nhất. Đó là kỹ năng làm
phần đọc hiểu, kỹ năng làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học- đặc biệt là
kỹ năng làm phần Đọc hiểu.
Viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi muốn rèn cho học sinh lớp 12
kỹ năng làm tốt phần Đọc hiểu trong bài thi THPT năm 2021. Bài viết chắc chắn
còn nhiều hạn chế thiếu xót. Tơi rất mong nhận được những góp ý chân thành
của các đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

21


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 05 năm
2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết sáng kiến:

Trần Thị Nguyệt

22


MỤC LỤC

I.MỞ ĐẦU ……………………… ……………… …Trang 1-3
I.1.Lí do chọn đề tài…………………………… … ….Trang 2
I.2. Mục đích nghiên cứu……………. …………… …Trang 3
I.3. Đối tượng nghiên cứu……………………… … … Trang 3
I.4. Phạm vi nghiên cứu ………………………… …Trang 3
I.5. Phương pháp nghiên cứu ………………… … ….Trang 3- 4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN …………………………Trang 4 - 21
II.1. Cơ sở lí luận của SKKN ………………… …… …Trang 4 - 6
II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến…. Trang 6 – 7
II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề …Trang 8- 21
II.4. Hiệu quả của SKKN
………………… ………Trang 21
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
……………… Trang 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Ngữ Văn 10, Sách giáo viên Ngữ Văn 10 – NXB Giáo Dục
[2]. Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Sách giáo viên Ngữ Văn 11 – NXB Giáo Dục
[3]. Sách giáo khoa Ngữ Văn 12, Sách giáo viên Ngữ Văn 12 – NXB Giáo Dục

[4] 99 phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng – Đinh Trọng Lạc chủ biên- NXB
Giáo Dục 1999
[5]. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên - NXB Đà Nẵng. 1998
[6]. Các tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn:
- Nguồn: http:// thutrang.edu.vn/tag/sang-kien-kinh-nghiem-mon-van

23


24



×