Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

SKKN phương pháp giảng dạyvăn bản tác giả văn học trong chương trình ngữ văn – THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.47 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN BẢNTÁC GIẢ VĂN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮVĂN - THPT

Người thực hiện: Lương Thị Thủy
Chức vụ: Phó Tổ trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực (Mơn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2021


Mục lục
Trang
I. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................


2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm………
3
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề........................................................................................................
3
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................
14
III. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết
16
luận................................................................................................
3.2. Kiến nghị.............................................................................................
17


1.1.

1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng khóa VII xác định: “Giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”[1].Đểgiáo dục phát triển tồn diện thì một trong những yếu tố
quan trọng là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương
pháp giáo dục đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng và hồn cảnh, ưu tiên cho
thực hành, khuyến khích sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh, “học đi đôi với hành”, chú trọng tới các hình thức tổ chức các hoạt động
giáo dục trong và ngoài nhà trường, rèn luyện phương pháp tự họccho học sinh.

Trước tình hình phát triển chung của giáo dục,trong trường THPT môn Ngữ Văn là
bộ môn không chỉ mang lại cho các em kiến thức về văn hóa, xã hội mà cịn là bộ
mơn quan trọng góp phần hình thành nhân cách, kĩ năng sống, bồi đắp nuôi dưỡng
tâm tồn cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay thực trạng của việc dạy và học văn theo
hướng đổi mới phát triển năng lực của học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng
mắc.
Thứ nhất, về phía giáo viên khi dạy học những bài đọc - hiểu về tác giả văn
học vàdạy học phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa thì giáo viên cịn gặp khơng ít
những trở ngại bởi những thơng tin mà sách giáo khoa cung cấp còn hạn chế, sơ
sài.Mặt khác thơng tin bên ngồi có nhiều nhưng chưa được kiểm chứng nên gây
khó khăn cho giáo viên khi tìm hiểu lựa chọn thơng tin. Đặc biệt là thời lượng dành
cho các tiết học về tác giả ít (thường là 1 tiết học hoặc đa số chỉ có 5 đến 10 phút
đầu bài học)
Thứ hai, về phía học sinhđa số các em chỉ chú ý, quan tâm học phần đọc
-hiểu văn bản, các em không chú tâm đến kiến thức về tác giả dẫn đến việc học
sinh thiếu cứ liệu để hiểu đúng, hiểu đủ hơn tác phẩm của nhà văn, không nhớ được
cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác hay phong cách sáng tác, thậm chí là
những tác phẩm tiêu biểu của một tác giả…đây là những hiện tượng không hiếm
gặp và là vấn đề đáng báo động đối với cách học văn của học sinh hiện nay.
Từnhững thực trạng trêntơi suy nghĩ cần có cái nhìn đúng đắn về vai trò của những
bài học về tác giả văn học, hơn nữa cần có phương pháp hiệu quả nhằm khơi gợi
niềm đam mê học tập ở học sinh để nâng cao chất lượng dạy học văn.Từ đó hướng
tới mục tiêu xa hơn là tạo cho học sinh những hiểu biết và lòng yêu quý, trân trọng
nền văn hóa, văn học của dân tộc. Vì những lí dotrên tơi mạnh dạn trình bày sáng
kiến kinh nghiệm với đềtài :Phương pháp giảng dạyvăn bản Tác giả văn học
trong chương trình Ngữ văn – THPT

3



1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo hứng thú, niềm
say mê học tập bộ môn Ngữ văn, giúp cho học sinh phát triển toàn diện. Đặc biệt là
nâng cao chất lượng dạy học các văn bản về tác giả văn học trong chương trình
Ngữ Văn- THPT, giúp các em hiểurõ về cuộc đời, sự nghiệp, đóng góp,vị trí của tác
giả văn học.
Giáo dục học sinh lòng yêu quý, trân trọng những con người góp phần khơng nhỏ
làm nên nền hóa văn học của dân tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Môn Ngữ VănTHPT,Các văn bản Tác giả văn học - qua thực tế dạy học ở các lớp
10,11,12 - Trường THPT Sầm Sơn năm học 2020- 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này, Tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
+ Tham khảo tài liệu, sách giáo khoa, báo, mạng internet.
+ Phân tích, tổng hợp khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí thuyết
và nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm ở hai lớp: + Lớp thực nghiệm: 12A1
+ Lớp đối chứng: 12A5
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mỗi một bộ môn nghệ thuật cần những phương tiện chất liệu để hiện thực hóa
những tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng của người nghệ sĩ: Hội họa cần những mảng
màu, bố cục; Điêu khắc cần những đường nét và hình khối; Phim ảnh cần những
phân đoạn, trường đoạn, những góc máy xa gần…Tương tự như vậy, tác phẩm là
phương tiện để nhà văn thực hiện thiên chức của mình, hồn thành chức năng cao
đẹp: phản ánh hiện thực cuộc sống. Khơng có tác phẩm thì khơng có cái gọi là nhà

văn, nhà thơ. Khơng có tác phẩm thì nhà văn khơng khác gì người họa sĩ khơng có
bút, nhà quay phim hành nghề khơng có máy quay…Tác phẩm văn học lấy ngơn từ
nghệ thuật làm chất liệu và hình tượng nghệ thuật làm phương tiện phản ánh thế
giới.Thơng qua đó, nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm và những triết lý nhân sinh
của mình. “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn
ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ khơng những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói
một điều gì mới mẻ.”(Nguyễn Đình Thi)[2].Tác phẩm chính là cái cuối cùng, là

4


cái túi chứa đựng mọi cảm xúc, khát khao, suy cảm của nhà văn trước hiện thực
cuộc sống.Cái làm nên tên tuổi, làm cho những nhà văn nhà thơ cảm thấy sự sống
của mình thực sự có ý nghĩa (chứ khơng phải một sự tồn tại mờ nhạt) đó chính là
thai nghén ra được những tác phẩm có giá trị. Qua những đứa con tinh thần này,
người nghệ sĩ khẳng định được cá tính riêng của mình cũng là để khẳng định sự tồn
tại của cá nhân.Có những tác phẩm đã thật sự giúp người nghệ sĩ - con người vượt
lên khỏi ranh giới của sự lãng quên, của cái chết mà hướng tới một sự tồn tại vĩnh
hằng. Đó là khi người nghệ sĩ sáng tác được những tác phẩm có giá trị cao:“Giá trị
của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư
tưởng đã được rung lên ở các cung bậc của tình cảm, chứ khơng phải tư tưởng
nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu
tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ
thuật” (Nguyễn Khải) [3].M.Gorki cũng từng khẳng định: “ Nghệ sĩ là người biết
khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng
đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức
riêng”. Như vậy ta có thể thấy, nhà văn như là cây cầu nối tuyệt diệu giữa thế giới
văn chương huyền ảo và cuộc đời trần tục.Họ khai thác những chất liệu thô ráp từ
cuộc đời và mài giũa nó thành ngơn từ chứa đựng nhiều tầng lớp tư tưởng và cảm
xúc.Nhà văn và tác phẩm như là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời.

Từ những cơ sở lí luận trên ta có thể khẳng định về mối quan hệ mật thiết giữa tư
tưởng, tâm hồn nhà văn với linh hồn tác phẩm.Để giúp học sinh khám phá được thế
giới diệu kỳ của tác phẩm văn học, hiểu được những triết lí nhân sinh hay cảm
được những cung bậc cảm xúc tinh tế trong tác phẩm văn học thì bên cạnh việc
khám phá nhiều tầng bậc của ngôn từ tác phẩmgiáo viên cần liên hệ đến cuộc đời,
con người, tư tưởng của nhà văn. Ví như khi tìm hiểu về bài thơ Mộ (Chiều tối) của
Hồ Chí Minh ta khơng thể khơng tìm hiểu về những ngày Bác bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ vàđày ải khắp các nhà giam của tỉnh Quảng
Tây,Trung Quốc. Hay khi dạy văn bản Từ ấy giáo viên cần cho học sinh hiểu về
giai đoạn cuộc đời Tố Hữu khi được kế nạp vào Đảng cộng sản năm 1938…Như
vậy, dạy học các văn bản tác giả văn học hoặc hướng dẫn học sinh nắm được những
thông tin cơ bản về một tác giả văn học trong phần tiểu dẫn có vai trị quan trọng.
Trước hết hoạt động này sẽ giúp học sinh có được một định hướng chính xác để đi
vào thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học.Hơn nữa học sinh sẽ có cơ sở để
đọc hiểu những tác phẩm khác của cùng nhà văn, của một giai đoạn, một thời đại
văn học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi chưa áp dụng SKKN này vào dạy các văn bản Tác giả văn học trong chương
trình Ngữ Văn THPThọc sinh thường học các bài học này một cách thụ động, các
em thấy rằng kiến thức này các em đã có những thơng tin cơ bản trong SGK phần
5


Tiểu dẫn nên thường tìm hiểu sơ sài, có nhiều phần kiến thức khó, khơ khan các em
chưa biết vận dụng vào thực tiễn nên các em khơng có hứng thú học tập hoặc hứng
thú học tập không cao nên hiệu quả và mục tiêu bài học không đạt như mong muốn.
Để phắc phục được thực trạng trên và để góp phần thực hiện được mục tiêu giáo
dục hiện nay tôi đã xây dựng phương pháp giảng dạyvăn bản Tác giả văn học
trong chương trình Ngữ văn – THPT
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết

vấn đề.
2.3.1.Tổng hợp văn bản về tác giả văn học trong chương trình Ngữ văn THPT
- Nhữngvăn bản hồn chỉnh về tác giả văn học Chương trình ngữ văn THPT:
+ Lớp10: [4]
Tác giả Nguyễn Trãi ( 1 tiết )
Tác giả Nguyễn Du ( 1 tiết )
+Lớp 11:[5]
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( 1 tiết )
Tác giả Nam Cao ( 1 tiết )
+ Lớp 12:[6]
Tác giả Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh( 2 tiết )
Tác giả Tố Hữu( 1 tiết )
- Nội dung về các tác giả văn học được trình bày ở phần tiểu dẫn trong sách giáo
khoa:
Bên cạnh những bài học riêng về một số tác giả văn học lớn, tất cả các bài đọc hiểu
văn bản trong chương trình ngữ văn đều có phần Tiểu dẫn, phần này giới thiệu
những thông tin cơ bản, cô đọng nhất về tác giả như tiểu sử, con người, sự nghiệp,
về hoàn cảnh sáng tác, thể loại... nhằm gợi ý học sinh đọc hiểu văn bản.
2.3.2. Phương pháp giảng dạy văn bản Tác giả văn học trong chương trình
Ngữ văn - THPT
a. Phương pháp 1: Xác định đúng trọng tâm bài học
Trước hết giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm, cơ bản nhất về một Tác giả
văn học trong bài học riêng về tác giả hay trong phần tiểu dẫn. Theo quan điểm của
tôi cần đảm bảo ba nội dung lớn.
Thứ nhất: tìm hiểu về Cuộc đời của tác giả văn học
-Tìm hiểu: Tên, Hiệu, Bút danh, năm sinh – năm mất:
Trong một số trường hợp giáo viên nên lưu ý cho học sinh phát biểu cảm nhận về
Hiệu, hoặc bút danh, hoặc có lúc là danh hiệu người đời khen tặng của tác giả.Bởi
Hiệu và bút danh nói lên hồi bão, lí tưởng, mơ ước … của nhà văn.Ví dụ tìm hiểu
về Nguyễn Bỉnh Khiêm cần cho học sinh thể hiện suy nghĩ về hiệu của ông (Bạch

Vân Cư Sĩ) và danh hiệu người đời sau suy tơn (Tuyết Giang Phu Tử).
-Tìm hiểu về Q qn, Xuất thân, Thời đại, Những nét chính về đường đời:

6


Thực tế cuộc đời của một tác giả có nhiều những biến cố, thăng trầm do đó người
dạy chỉnêu lên những thơng tin có ảnh hưởng trực tiếp tới con người, tư tưởng và
tài năng của nhà văn. Như cuộc đời Nguyễn Trãi đã phản ánh cả thời kỳ vừa đau
thương vừa huy hoàng, oanh liệt của dân tộc, dạy học về tác giả Nguyễn Trãi nếu
nêu tất cả thông tin về ơng sẽ khơng có thời gian và q sức đối với học sinh. Sau
đó có thể dành thời gian để khái quát một số ý về Con người của nhà văn, nhà thơ .
Tóm lại tùy từng tác giả, thời lượng chương trình giáo viên có thể lựa chọn và cho
tìm hiểu tại lớp lượng thơng tin phù hợp, cịn lại có thể hướng dẫn để học sinh u
thích sẽ tiếp tục tìm hiểu ở nhà.
Thứhai : tìm hiểu về Sự nghiệp văn học
-Tìm hiểu những tác phẩm chính:Giáo viên cần phân loại các sáng tác tiểu biểu
của tác giả theo thể loại, giai đoạn sáng tác. Ví dụ Giới thiệu về Nguyễn Du cần
phân loại các sáng tác bằng Chữ Hán, sáng tác bằng Chữ Nơm.
-Lí giải về Quan niệm văn chương của nhà văn:Giúp học sinh hiểu rõ hơn hình
tượng trong tác phẩm văn học.
-Khái quát về Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của các
nhà thơ, nhà văn.
Thứ ba: đánh giá chungvề vị trí của tác giả trong lịch sử văn học qua phần Kết
luận
Trong sách giáo khoa có những nội dung bài học được trình bày cụ thể, chi tiết giáo
viên chỉ cần nhắc học sinh đọc và ghi nhớ, nhưng cũng có những nội dung yêu cầu
học sinh phải rèn luyện kỹ năng tổng hợp, đánh giá.
Ví dụ phần tiểu sử, đường đời của Nguyễn Du trong sách giáo khoa trình bày rất cụ
thể, chi tiết.Giáo viên yêu cầu học sinh tóm lược nhanh trước lớp và ghi nhớ.

Nhưng từ những thơng tin đó giáo viên cần đặt vấn đề để học sinh tìm hiểu: Các
yếu tố trên (quê quán, xuất thân, thời đại, đường đời) đã ảnh hưởng tới con người
Nguyễn Du như thế nào?). Học sinh sẽ từ những dữ liệu đã có khái quát được rằng:
Xuất thân từ gia đình có truyền thống văn học đã góp phần hình thành tài năng văn
chương; xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan (quan to) giúp Nguyễn Du
hiểu sâu sắc bản chất của giới quan lại đương thời; “mười năm gió bụi” giúp ơng
hiểu cuộc sống người dân lao động và hình thành ngơn ngữ bình dân trong sáng tác
của ơng; …
b.Phương pháp 2: Phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực của mỗi học sinh
để học sinh chủ động chiếm lĩnh lượng thông tin cần thiết.[7]
Thời đại ngày nay là thời đại của thơng tin, cơng nghệ, vì vậy chỉ trong thời gian
rất ngắn với sự hỗ trợ của công nghệ chúng ta có thể có được lượng thơng tin cần
thiết về tác giả văn học lớn, nhỏ.Ví dụ khi ta tìm kiếm từ khóa tác giả Tố Hữu
trong trang tìm kiếm Google.com.vn ta sẽ tìm thấy khoảng 43.700.000 kết quả
trong 0.58 giây. Tuy có thể có những kết quả chưa thật chính xác nhưng vẫn có
những trang Web có độ tin cậy cao làm cơ sở cho những bài học của học sinh.
7


Bên cạnh đó hiện nay số lượng tài liệu tham khảo dưới các hình thức rất đa dạng
và phong phú như các cuốn sách tham khảo, các cơng trình nghiên cứu…cũng vơ
cùngnhiều vì thế học sinh khơng khó để tra cứu thông tin về quê quán, xuất thân,
con người, sáng tác, tư tưởng…của nhà văn.
Vì vậy trên tinh thần đổi mới, giáo viên cần chú ý phát huy tính chủ động tích cực,
sáng tạo của học sinh. Giáo viênchỉ cần nêu các yêu cầu cơ bản về nội dung trọng
tâm cần đạt của mỗi bài học, gợi ý và yêu cầu học sinh tự đọc sách giáo khoa, tham
khảo thông tin trên mạng Internet và qua một số tài liệu khác. Tuy nhiên các bài
học về tác giả văn học không nên yêu cầu lượng thông tin quá nhiều, phải đảm bảo
tính vừa sức đối với học sinh, phù hợp với đặc thù học sinh. Mặt khác cũng cần có
định hướng để học sinh biết lựa chọn đâu là thông tin đúng hoặc đâu là thông tin cơ

bản đối với bài học.Như vậy khi tự mình phát hiện, chiếm lĩnh lượng thông tin cần
thiết học sinh sẽ ghi nhớ rất lâu, sẽ tạo được hứng thú cho học sinh tìm hiểu tiếp
những bài học tiếp theo.
c.Phương pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin:[7]
Đổi mới phương pháp dạy học môn văn cần gắn liền với việc ứng dụng công
nghệ thông tin, đồ dùng dạy học, trang thiết bị hiện đại, các tư liệu truyền hình như
phóng sự, ký sự, phim tài liệu…là các công cụ phục vụ đắc lực cho việc dạy học
một tác giả văn học. Chúng ta có hàng loạt tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh, về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Nguyễn
Tuân…lựa chọn nội dung, dung lượng hợp lý từ các tư liệu trên, giáo viên giảm bớt
sự khô khan khi học bài học về tác giả, sẽ định hướng cho học sinh một hướng tiếp
cận mới đối với tác giả văn học. Những tư liệu này sẽ giúp học sinh dễ tiếp nhận và
nhớ lâu hơn nội dung trọng tâm bài học.
d.Phương pháp 4: Phát huy vai trò của phương pháp làm việc nhóm.[7]
Đổi mới phương pháp khơng chỉ là phát huy tính tích cực chủ động của cá nhân
học sinh mà bên cạnh đó cần làm cho từng cá nhân biết phối hợp với cá nhân khác
để giúp người khác đồng thời là giúp chính mình hồn thiện nhận thức.Vì vậy giáo
viên nên khuyến khích và tổ chức các hình thức làm việc nhóm cho học sinh.
Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm hiểu một phương diện nào đó về tác giả và u
cầu trình bày trước lớp, các nhóm khác góp ý, như vậy học sinh sẽ có điều kiện để
tranh luận, kiểm nghiệm thơng tin mình thu thập được. Và khi được trình bày, trao
đổi, tranh luận học sinh sẽ ghi nhớ rất tốt, rất lâu thông tin.
e.Phương pháp 5: Kể chuyện, kể giai thoại về tác giả văn học.
Giáo viên cần dành thời gian tìm đọc những giai thoại hay, có ý nghĩa về các nhà
văn, nhà thơ bởi chính những câu chuyện đó sẽ lôi cuốn học sinh, giúp các em nhớ
lâu hơn về tiểu sử, con người, tính cách… của nhà văn. Cũng từ đó khơng khí giờ
học sẽ nhẹ nhàng hơn và học sinh sẽ yêu thích giờ học văn hơn.
Thực tế cho thấy, những thông tin khô khan không bao giờ làm học sinh hứng thú.
Học sinh có thể học thuộc, có thể trình bày chính xác những mốc thời gian, những
8



sự kiện hoặc những đánh giá về một tác giả văn học trong các bài kiểm tra, nhưng
nếu nó khơng xuất phát từ sự hứng thú, say mê lượng kiến thức đó sẽ nhanh chóng
bị các em lãng quên. Những giai thoại về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Bính, Xn Diệu, Nguyễn Tn…ln được học
sinh đón nhận một cách hào hứng, bởi nó phù hợp với tâm lí học sinh, nó giúp hình
thành và tơ đậm thêm lòng yêu quý của học sinh đối với nhà văn, đối với môn văn .
2.3.3.Giáo án thực nghiệm:
Tiết PPCT: 5-6
Đọc vănTUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Phần một: Tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KIẾN THỨC
- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh.
- Tích hợp tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
2. KĨ NĂNG
- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của
Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
3. THÁI ĐỘ
- Tự hào, biết ơn công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trân trọng di sản văn học của Hồ Chí Minh.
4. ĐỊNH HƯỚNG GĨP PHẦN HÌNH THÀNH NĂNG LỰC
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp
tác, năng lực tính tốn, năng lực cơng nghệ thơng tin và truyền thông.
- Năng lực tự học, năng lực năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án dạy học…
- Máy chiếu, loa đài
2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ
Nêu nội dung nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
2. Khởi động.
Ngày 2.9.1945 là một sự kiện lớn, một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử
dân tộc, trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hơn bảy mươi năm đã trôi qua
nhưng mỗi khi xem lại những thước phim tư liệu chúng ta lại hồi hồi như đang
9


đứng giữa Quảng trường Ba Đình năm ấy và lại rưng rưng cảm giác xúc động vui
sướng, tự hào khi nghe giọng Bác trầm ấm” Tơi nói đồng bào nghe rõ không?” khi
đọc lời tuyên ngôn độc lập - mội văn kiện lịch sử đặc biệt – một áng văn chính luận
bất hủ.
3. Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu về tiểu sử tác giả.
GV cho HS xem tư liệu.
(Giáo viên giới thiệu video tư liệu
về quê quán, xuất thân, cuộc đời
Nguyễn Ái Quốc – nội dung tương
tự sách giáo khoa nhưng đã được
điện ảnh hóa)
Học sinh kết hợp thơng tin trong

SGK
trả lời
GV: Hãy trình bày những nét chính
về tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh?
HS: Theo dõi SGK trả lời

Gv kể một số câu chuyện về tấm
gương đạo đức HCM
( 3câu chuyện phần cuối của giáo
án)

GV: Tích hợp tư tưởng, đạo đức
HCM

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969), thời niên
thiếu có tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đó
Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc…
1. Quê hương: Làng Kim Liên (Làng Sen),
nay thuộc xã Kim Liên - huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
2. Gia đình: Thân sinh là cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc và bà Hồng Thị Loan.
3.Q trình hoạt động cách mạng:
+ Từ năm 1911 - 1922: Người ra đi tìm
đường cứu nước và hoạt động trên đất Pháp.
+ Từ 1923 đến 1941: Người hoạt động ở
Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Năm
1941 người về nước trực tiếp lãnh đạo phong
trào cách mạng trong nước.
+ Từ năm 1942 đến năm 1943: Người bị bắt

giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Từ năm 1943 đến năm 1945: người về nước
tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Từ năm 1946 đến năm 1969: Người luôn
được bầu vào những chức vụ quan trọng nhất
của Đảng và Nhà nước.
- Đạo đức Hồ chí Minh là tấm gương của ý
chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi
thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách
mạng. Cuộc đời của Người là một chuỗi năm
tháng đấu tranh vơ cùng gian khổ. Vượt qua
bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của
cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan
điểm, khí phách; bình tĩnh, chủ động vượt
qua mọi thách thức. Người tự răn mình:
“Muốn nên sự nghiệp lớn,

10


Qua đó em có nhận xét gì về con
Tinh thần càng phải cao”.
người Hồ Chí Minh?
Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần,
HS: Suy nghĩ trả lời
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm
tốn phi thường. Hồ Chí Minh sống thật sự
cần, kiệm, giản dị, coi khinh sự xa hoa,
không ưa chuộng những nghi thức trang

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS trọng. Suốt cuộc đời Người sống trong sạch,
tìm hiểu sự nghiệp văn học:
vì dân, vì nước, vì con người, khơng gợn
GV: Tác giả Hồ Chí Minh có chút riêng tư.
những quan điểm nào đối với văn II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: [8]
học? Em hiểu gì về những quan 1. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC:
điểm đó?
- Nhiệm vụ của văn học: Văn học là vũ
HS: Trả lời
khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự
nghiệp cách mạng.
- Nội dung của văn học: Văn học phải có
tính chân thật và tính dân tộc. Đó là hiện
thực sơi động của cách mạng và kháng chiến.
Gv cho học sinh làm việc nhóm
- Trách nhiệm của người cầm bút: Người
Chia lớp 3 nhóm và hoạt động theo cầm bút phải có ý thức sâu sắc về trách
yêu cầu sau :
nhiệm của mình, phải xác định rõ ràng đối
GV: Yêu cầu HS lập bảng di sản tượng thưởng thức, mục đích sáng tác, nội
văn học theo mẫu
dung và hình thức của tác phẩm
Thể
Tác phẩm Nội dung
loại
tiêu biểu
2. DI SẢN VĂN HỌC:
2.1.
2.1. VĂN CHÍNH LUẬN
Văn

- Bản án chế độ thực dân pháp, Tun ngơn
chính
độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
luận
Di chúc
2.2.
- Nội dung: Tố cáo đanh thép tội ác của thực
Truyện
dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc

địa. Khẳng định nền độc lập dân tộc và quyết
2.3.
tâm bảo về nền độc lập đó.
Thơ ca
2.2. TRUYỆN KÍ
HS: Làm việc theo nhóm
GV: u cầu đại diện một số nhóm - Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc...
- Tái hiện một cách chân thực bộ mặt tàn bạo
trình bày
của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch; Thể hiện
HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung
bức chân dung con người tinh thần tự hoạ của
Người.
11


GV cho HS xem tư liệu học tâp:
2.3. THƠ CA
(một số video giới thiệu về sự - Nhật kí Trong tù, Tức cảnh Pắc Bó,
nghiệp thơ ca của HCM)).

Nguyên Tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya...
- Hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng tấm
lòng đối với đất nước, với cách mạng; vẻ đẹp
tâm hồn nhạy cảm
GV: Yêu cầu HS lập bảng phong
cách nghệ thuật theo mẫu
3. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT:
Thể
đặc điểm phong cách
Thể
đặc điểm phong cách
loại
loại
2.1.
- Ngắn gọn, súc tích, lập luận
Văn
3.1.
chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chính
Văn chứng đầy thuyết phục, giàu tính
luận
chính luận chiến và đa dạng về bút
luận pháp.
2.2.
- Giàu hình ảnh, thấm đượm tình
Truyện
cảm

- Giọng văn đa dạng
2.3.

3.2.
- Tính chiến đấu mạnh mẽ và
Thơ ca
Truyện nghệ thuật trào phúng sắc bén
HS: Làm việc theo nhóm
, kí
- Giàu tính trí tuệ và tính hiện đại
GV: Yêu cầu đại diện một số nhóm
- Thơ tun truyền cách mạng: Hình
trình bày
thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc,
HS: Nhóm khác nhận xét bổ sung
3.3.
dễ nhớ, mang màu sắc dân gian.
GV: Hãy rút ra những đặc điểm
phong cách nghệ thuật chung của Thơ ca - Thơ trữ tình: hồ hợp giữa màu
sắc cổ điển với bút pháp hiện đại.
Hồ Chí Minh?
HS: Trả lời
Ngắn ngọn, trong sáng, sử dụng linh hoạt
các thủ pháp nghệ thuật và bút pháp nghệ
thuật..

GV Phát huy tinh thần chủ động,

4. Những nhận định về thơ văn HCM”
- Trần Dân Tiên khẳng định: “Bản “Tuyên
ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hy
vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai
mươi triệu nhân dân Việt Nam”

- Chế Lan Viên nhận định: “Cách lập luận
của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo
cịn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu
12


đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô
mà khạc cũng khơng ra”.
- GS Nguyễn Đăng Mạnh phân tích “Tun
ngơn độc lập”: Tài nghệ ở đây là dàn dựng
một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra những
luận điểm, những bằng chứng không ai chối
cãi được. Và đằng sau những lí lẽ ấy là một
tầm tư tưởng, văn hố lớn, đã tổng kết được
trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng,
khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu
tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân
quyền của dân tộc và nhân loại.
- Đồng chí Trường Chinh bày tỏ:”Về văn
phong cách nói và cách viết của chủ tịch Hồ
Chí Minh rất độc đáo: Nội dung khảng khái,
thấm thía và đi sâu vào tình cảm con người,
chinh phục cả trái tim và khối óc con người
ta. Hình thức sinh động, giản dị, giàu tính
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS dân tộc và tính nhân dân.
kết luận
III. KẾT LUẬN:
- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần
vơ giá, là bộ phận gắn bó hữu cơ với sự
GV: Hãy đánh giá về giá trị và vị trí nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.

- Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối
của di sản văn học Hồ Chí Minh?
với quá trình phát triển của cách mạng Việt
HS: Trả lời
Nam, có vị trí đặc biệt quan trong trong lịch
sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc.
4. Vận dụng: Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ và thi sĩ trong hai bài thơ
Chiều tối (Hồ Chí Minh)
- Đó là nghị lực phi thường và dũng khí lớn của người cộng sản
- Đó là nhừng tình cảm rất “con người”, rất nhân văn của người tù thi sĩ được
thể hiện một cách thật cao đẹp ngay trong cảnh tù đày vô cùng gian truân, khắc
nghiệt của Người: Tình yêu thiên nhiên; Tình yêu con người, yêu cuộc sống.
5. Rút kinh
nghiệm……………………………………………………………………
sáng tạo của HS: ( bài tập đã giao
cho HS chuẩn bị trước: Sưu tầm
những nhận định về cuộc đời và
thơ văn của HCM )
Cho HS trình bày những nhận định

13


Một số câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [9]
1.Mẩu chuyện :Bài học về cách ứng xử
NƯỚC NĨNG, NƯỚC NGUỘI
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đồn thường hay
qt mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thơng, bảo vệ Bác đi ra nước
ngoài trước Cách mạng tháng Tám.Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này,
một hơm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến

sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.Trời mùa hè, nắng chang
chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đồn vã cả mồ hơi, người như bốc lửa.
Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sơi có ý chừng
vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.Sau khi chào hỏi
xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói: - Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên: Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.Bác mỉm
cười:- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát khơng?- Dạ có ạ. Bác nghiêm
nét mặt nói:- Nước nóng, cả chú và tơi đều khơng uống được. Khi chú nóng, cả
chiến sĩ của chú và cả tơi cũng khơng tiếp thu được. Hịa nhã, điềm đạm cũng như
cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ
nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.
2.Mẩu chuyện :Bài học về sự cơng bằng
BA CHIẾC BA LƠ
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi cơng tác, có hai đồng chí đi
cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lơ cho Bác, nhưng Bác
nói:- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang
đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.Khi mọi thứ đã
được phân ra cho vào 3 ba lơ rồi, Bác cịn hỏi thêm:- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:- Thưa Bác, rồi ạ.Ba người lên đường, qua một chặng, mọi
người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.- Tại sao ba
lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ? Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lơ ra xem thì thấy ba
lơ của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác khơng đồng ý và nói:- Chỉ có lao động
thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.Hai đồng chí kia lại phải san đều các
thứ vào 3 chiếc ba lô.
3.Mẩu chuyện : Lối sống giản dị
ĐƠI DÉP BÁC HỒ
Đơi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô
quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đơi dép đo cắt
khơng dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

14



Trên đường cơng tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đơi hài thần đất, đi đến
đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi
thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại
xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’
Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Kể chuyện Bác Hồ - Tổng hợp 20 mẩu chuyện hay và ý nghĩa nhất về Bác (Nguồn:
Internet)
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi
người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

15


Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta cịn chưa được độc lập hồn
tồn, nhân dân ta cịn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đơi tất
mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng
lịng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim...
rất quan tâm đến đôi dép của Bác.Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy
từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng
và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép
“thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ
rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui
cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống n lặng nhìn đơi dép rồi lại ồn ào
lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đồn chỉ đứng cười vì biết đơi dép của Bác đã
phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp
xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc
dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy
biến...
Bác phải giục:

16


- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi
đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa
xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đơi dép của Bác cũ nhưng nó
chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó cịn ‘’thọ’’ lắm!
Mua đơi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta

phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này trên lớp, tơi thấy rõ hiệu quả mà nó
đem lại: Được các đồng nghiệp trong trường ghi nhận và học sinh ủnghộ học tập
tích cực.
2.4.1. Đối với Học sinh, hoạt động giáo dục
- Học sinh cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều trong tiết học về tác giả văn học. Các
em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tập trung chú ý, hăng say xây dựng bài.
-Hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng học tập: làm việc nhóm, tự nghiên cứu, hệ
thống hóa kiến thức vận dụng vào thực tiễn.
2.4.2. Đối với bản thân giáo viên
Bản thân Tơi thấy có thể vận dụng được nhiều phương pháp, hình thức dạy học
khác nhau một cách có hiệu quả trong giờ dạy về tác giả văn học, GV đã phát huy
được tính chủ động, tích cực của học sinh,biết cách tìm kiếm tư liệu đưa vào bài
dạy một cách khoa học làm cho giờ dạy lôi cuốn, sinh động,đạt kết quả tốt hơn tốt
hơn.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường
- Nhiều đồng nghiệp sau khi sử dụng cũng thấy có nhiều hiệu quả rõ rệt so với
trước kia dạy học theo phương pháp truyền thống.
- Vận dụng phương pháp giảng dạy này Nhà trường sẽ có đội ngũ giáo viên vững
mạnh, đáp ứng yêu cầu thay đổi phương pháp trong giáo dục, đem lại chất lượng
giáo dục cao.

17


2.4.4. Kết quả thực nghiệm
Tôi đã tiến hành nghiện cứu thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm trên 2 lớp 12A1
và 12A5 tại trường THPT Sầm Sơn, đánh giá mức độ hiểu bài và vận dụng kiến

thức của học sinh ở 2 lớp thông qua bài kiểm tra 15 phút.
Lớp 12A1 học văn bản về Tác giả văn học bằng phương pháp mới theo như sáng
kiến kinh nghiệm. Lớp 12A5 học theo phương pháp cũ, truyền thống.
Tiến hành kiểm tra 15 phút sau khi đã học.
* Đánh giá định tính:
- Học sinh rất hào hứng với bài học: vì có nhiều điều mới lạ,có hình ảnh đẹp,sinh
động.
- Học sinh thấy được mối liên hệ giữa bài học về tác giả với bài học về tác phẩm
của các tác giả.
*Đánh giá định lượng: Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút
Đề bài:Trình bày khái quát phong cách thuật của Hồ Chí Minh?
Hướng dẫn chấm:
Hồ Chí Minh khơng chỉ là nhà cách mạng vĩ đại, anh hùng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ Người
có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản văn học
lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách, sâu sắc về nội
dung tư tưởng, sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật.
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo, đa dạng mà
thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng
và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi thể loại văn học, Người lại có
phong cách độc đáo riêng biệt.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình, mơi
trường văn hố, hồn cảnh sống, hoạt động cách mạng, cá tính và quan điểm sáng
tác của Người.
Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hố,gắn lí luận với thực
tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng hồn dõng dạc.
Truyện và kí:giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu, ngịi bút chủ động,
sáng tạo, khi là lối kể chân thực, gần gũi, khi châm biếm sắc sảo, thâm thuý, tinh tế.
Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi hàm
súc,uyên thâm,nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ

cách mạng.
Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt
Nam, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc
Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và giá trị
tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương,tâm hồn cao
cả,tinh thần đấu tranh đòi quyền sống, quyền độc lập, tự do cho cả dân tộc.

18


Kết quả: Xử lí số liệu thống kê điểm của học sinh
Điểm/
lớp


số

12A1

42

12A5

42

Điểm
dưới 5
0
0%
3

7.1%

Điểm
5
4
9.5%
7
16.7%

Điểm
6
5
11.9%
14
33.3%

Điểm
7
16
38.1%
12
28.6%

Điểm
8
12
28.6%
5
11.9%


Điểm
9
5
11.9%
1
2.4%

Điểm
10
0
0%
0
0%

Hình 1: Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra 15 phút của lớp 12A1 và 12A5
Theo thống kê trên lớp 12A1 khi áp dụng phương pháp mới trong việc giảng dạy
văn bản Tác giả văn học đã có kết quả đánh giá tốt hơn lớp 12A5 (hai lớp này sử
dụng cùng một đề kiểm tra).Cụ thể là tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi ở lớp 12A1
tăng lên, số học sinh có điểm dưới trung bình khơng cịn so với lớp 12A5.
Nhìn chung việc vận dụng phương pháp giảng dạy văn bản Tác giả văn học
như trên đã mang lại hiệu quả nhất định. Học sinh có chú ý nhiều hơn tới giờ học
văn và bài học về tác giả văn học. Học sinh không những nắm vững những kiến
thức cơ bản mà cịn có kỹ năng vận dụng những kiến thức về tác giả để đọc hiểu
văn bản, để vận dụng khi viết bài.
II. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Hiện nay, cả dân tộc đang trên con đường đổi mới, trong đó có đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục.Với việc vận phương pháp giáo dục mới đặc biệt
trong dạy học bộ môn Ngữ văn ở trường THPT chúng ta sẽ khơng cịn phải lo lắng
về một thế hệ học sinh THPT hổng về kiến thức, nghèo về kỹ năng mà thay vào đó

là một thế hệ trẻ ln năng động, sáng tạo chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Vận dụng Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy văn bản Tác giả văn
học trong chương trình Ngữ văn – THPT vào dạy học đã làm cho giờ học văn trở
nên tự nhiên, thoải mái, không khô cứng, bớt căng thẳng, đẩy mạnh việc thực hiện
dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”; đổi mới hình thức, phương pháp
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tôi tin rằng, nếu sáng kiến kinh nghiệm của tôi nêu trên đây được các bạn đồng
nghiệp tham khảo, áp dụng vào quá trình giảng dạy của mình thì việc giảng dạy các
văn bản về Tác giả văn học trong chương trình ngữ văn THPT sẽ dễ dàng, hấp dẫn
và hiệu quả cao.
19


3.2. Kiến nghị:
- Cá nhân tôi luôn tự giác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Tơi mong rằng tại đơn vị, Sở GD&ĐT sẽ tổ chức các buổi tập huấn về đổi
mới phương pháp giảng dạy, Trường sở tại cần chuẩn bị thêm trang thiết bị hiện đại
để giáo viên linh hoạt hơn trong quá trình lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học
đa dạng hơn.
- Mặc dù tơi đã có nhiều tâm huyết để nghiên cứu, xây dựng đề tài, cũng như
được sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp tại trường để hoàn thiện sáng kiến
kinh nghiệm của mình song có thể vẫn cịn nhiều thiếu sót và những điểm chưa phù
hợp ở các tình huống giáo dục khác nhau. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các bạn đồng nghiệp ở những đơn vị khác để sáng kiến kinh nghiệm của tơi
hồn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học Ngữ văn tại trường THPT .
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2021.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Lương Thị Thủy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Văn kiện đại hội Đảng khóa XII về giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
[2].Tiếng nói văn nghệ- Nguyễn Đình Thi-Ngữ văn 9-Tập 2-trang 12-NXBGD2015
[3].Nguyễn Khải, các nhà văn nói về nhà văn,NXBTP mới,HN,1985
[4].Sách giáo khoa Ngữ văn 10, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.
[5]. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.
[6].Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục.
[7]. Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nguyễn Lăng
Bình (chủ biên)- NXBĐHSP-2015
[8]. Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh- Hà Minh Đức- NXB KHXH
[9].20 mẩu chuyện hay kể về Bác Hồ ý nghĩa- voh.com.vn

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lương Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Tổ phó Tổ Văn -Trường THPT Sầm Sơn
Kết quả
Cấp đánh

Năm học
đánh
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp
đánh giá
giá xếp
loại
xếp loại
loại
1

Phương pháp giảng dạy văn bản
nghị luận thời trung đại trong
chương trình ngữ văn lớp 10- THPT

Hội đồng
khoa khọc
Ngành

C

2014-2015

21



×