Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN vận dụng hoa văn trên thổ cẩm dân tộc thái, mường trong dạy vẽ trang trí môn mĩ thuật 6 ở trường THCS THPT bá thước, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 22 trang )

1
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ và là một vùng đất có vị trí
chiến lược của cả nước, có 7 đồng bào dân tộc sinh sống bên cạnh dân tộc Kinh
như Thái, Mường, Dao, Giáy, H’Mông, Thổ, Khơ mú. Cộng đồng các dân tộc ít
người nơi đây ngồi những đặc điểm chung với các dân tộc khác thì vẫn giữ nét
đặc thù của dân tộc mình, là một điều độc đáo thú vị cho những ai yêu khám phá
nét đẹp vùng cao. Huyện Bá Thước là một huyện miền núi thuộc phía Tây của
Thanh Hóa, có ba dân tộc sinh sống là Thái (31,9%), Mường (57,3%) và Kinh
(16,8%). Xuất phát từ tập tục truyền thống và những quy định phân cơng tổ chức
đời sống xã hội, trong q trình sinh sống các dân tộc thiểu số đã tạo nên nét văn
hóa riêng cho dân tộc mình. Một điều hấp dẫn tơi là họa tiết, hoa văn trang trí
của dân tộc Thái và dân tộc Mường huyện Bá Thước. Qua những hoa văn vừa
mang tính thẩm mĩ vừa mang tính khoa học nói lên đời sống tâm hồn nguyên sơ
mà phong phú cùng với thiên nhiên tạo vật của các dân tộc vùng cao nơi đây.
Người Thái và người Mường có những điểm rất riêng về tập tục nhưng
cũng có nhiều điểm tương đồng về một số sinh hoạt đời thường như ẩm thực hay
trang trí, kiến trúc… Họ thường tạo hoa văn trang trí trong đan lát, vẽ tranh thờ,
dệt thổ cẩm, hoặc trang trí nhà ở. Các họa tiết hoa văn được tái hiện và cách điệu
từ thiên nhiên, cuộc sống, ấn tượng nhất là họa tiết trong trang phục thổ cẩm.
Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật ở miền núi, tiếp tục xây
dựng chủ trương “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dạy học đi đôi
với thực tiễn” lồng ghép các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn, mang tinh hoa
dân tộc nhằm “ Giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc” ( Nghị quyết TW V), thực hiện theo lời dạy của Bác: “ Dân ta phải
biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hơn nữa đây là một đề tài
mới mẻ cho đến nay chưa ai nghiên cứu và vận dụng họa tiết hoa văn dân tộc
Thái, dân tộc Mường vào dạy học Mĩ thuật tại địa phương huyện Bá Thước. Vì
vậy tơi quyết định chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn có được những tài
liệu quý cho bản thân cũng như chia sẻ với các đồng nghiệp và học sinh về lĩnh


vực này. Đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết cũng như ý thức xã hội, góp phần
hồn thiện giai đoạn phát triển của lứa tuổi thiếu niên, giúp các em làm chủ văn
hóa tri thức và đời sống, tự tin, tự hào về dân tộc mình, về q hương đất nước
nên tơi đã chọn và nghiên cứu đề tài “Vận dụng hoa văn trên thổ cẩm dân tộc
Thái, Mường trong dạy vẽ trang trí mơn Mĩ thuật 6 ở Trường THCS & THPT
Bá Thước, Thanh Hóa”. Đề tài hứa hẹn sẽ giúp chúng tơi có được phương pháp
tốt hơn trong cơng việc giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS & THPT Bá
Thước cũng như tài liệu cho đồng nghiệp tham khảo áp dụng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần giáo dục ý thức cội nguồn, niềm tự hào dân tộc trong học
sinh. Giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống. Vận dụng nội dung học
tập vào hoạt động thực tiễn, phát huy vai trò và năng lực người học bằng điều
kiện vốn có từ mơi trường học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoa văn trang trí trên trang phục thổ cẩm của các dân tộc Thái, Mường ở


2
huyện Bá Thước, tỉnhThanh Hóa trong bài Vẽ trang trí môn Mĩ thuật 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Dựa trên nghiên cứu các tài liệu, sách báo, các ấn phẩm viết về dân tộc
Thái, Mường trên cả nước nói chung và dân tộc Thái, Mường ở Thanh Hóa, ở
huyện Bá Thước nói riêng. Các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá
Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân....
Một số sách viết về Các phương pháp dạy học tích cực
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Mĩ thuật
Đề tài của tác giả từ năm học 2019 - 2020.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lí, khả năng

học hiểu và động cơ học tập của học sinh ở một số trường học.
Nghiên cứu mức độ tiếp cận xử lí tình huống học tập hiện đại của học
sinh ( Học qua internet, máy chiếu power poin , học qua hoạt động thực tế ).
Khảo sát học sinh và giáo viên mức độ hiểu về họa tiết hoa văn trang trí
truyền thống của các dân tộc, trong đó có dân tộc Thái, Mường.
Thống kê, xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Bổ sung phần đi thực tế, nghiên cứu họa tiết hoa văn trên thổ cẩm của dân
tộc Mường ở huyện Bá Thước, Thanh Hóa.
Giúp học sinh phân biệt và gọi tên các họa tiết của các dân tộc ở từng
vùng miền khu vực phía Tây Bắc trong bài 1, SGK Mĩ thuật 6, nhận biết và sử
dụng họa tiết hoa văn dân tộc Mường vào bài trang trí.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào các công văn, thông tư hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội
dung dạy học, PPCT, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh cập nhật gần đây như thông tư 26 ( bổ sung thông tư 58); công văn
số 3280 của BGD & ĐT.
Căn cứ vào các tài liệu tập huấn chuyên môn, Bồi dưỡng thường xuyên
của giáo viên và tình hình học tập của học sinh tại địa bàn trường học.
Dựa vào một số sách của các nhà nghiên cứu viết về Dân tộc Thái, dân tộc
Mường; hoa văn trang trí của họ cũng như công việc dệt Thổ cẩm ở vùng cao...
Căn cứ mục tiêu của môn Mĩ thuật bậc THCS, để vận hành phù hợp với
giao thời chương trình dạy học trên sách giáo khoa cũ và chuẩn bị tiếp cận
chương trình sách giáo khoa mới trước thềm thay sách giáo khoa thời gian tới.
Việc dạy và học môn Mĩ thuật bậc THCS đảm bảo cho các em giải quyết được
mục tiêu bài học, các kỹ năng thẩm mĩ cơ bản có nâng cao, học theo chủ đề, tạo
đà ứng dụng sâu vào cuộc sống. Là một mắt xích của hệ thống giáo dục các môn
học bậc THCS giúp học sinh phát triển một cách toàn diện đồng đều các mặt
Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ.

2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng của vấn đề
Trường THCS & THPT Bá Thước là một trường học có hai cấp học thuộc


3
khu vực miền núi, đóng tại địa bàn thơn Đủ, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước.
Trường học có nhiều lứa tuổi học sinh khác nhau và những biểu hiện đặc trưng ở
hai giai đoạn Thiếu niên và Thanh niên, có 97% là con em dân tộc Thái, khoảng
3% là con em dân tộc Kinh và Mường. Học sinh các lớp nói chung và khối lớp 6
nói riêng rất thích học vẽ song bản thân các em khơng có đủ điều kiện tốt như
các bạn ở vùng kinh tế phát triển, ví như đầy đủ chất liệu học tập là các loại
giấy, màu, bút vẽ, bảng pha màu, cặp vẽ chất lượng cao và được sử dụng In-ternet thường xuyên để truy cập nguồn tài liệu phong phú trên mạng. Vì vậy các
em thường học theo lối tự túc và khắc phục bằng điều kiện học cơ bản nhất là vẽ
trên giấy A4, sử dụng các màu thông dụng như sáp màu, chì màu. Ở phần học
Vẽ trang trí, các em chưa biết khai thác những họa tiết trang trí của dân tộc vùng
cao vốn rất phong phú và đặc sắc thậm chí là hoa văn của chính dân tộc mình
mà thường ngày các em truyền tay nhau kỹ thuật thêu và dệt trên thổ cẩm - một
công việc vốn quen thuộc của học sinh vùng cao. Một phần do chưa hiểu về xuất
xứ cũng như bản sắc của các hoa văn các dân tộc một cách bài bản.
2.2.2. Thực trạng chương trình - Sách giáo khoa
Thực tế trước thềm thí điểm sách giáo khoa mới, HS vẫn đang học sách cũ
và chương trình giảm tải. Những ý tưởng về một cuốn sách hoàn thiện như ban
đầu của các tác giả và nhà sản xuất đã được cắt gọt và xây dựng lại ít nhiều tác
động đến tiến độ nhận thức của học sinh. Nếu các em dễ thích nghi sẽ chủ động
học và ngược lại sẽ gây ra bị động cho học sinh trong tư duy logic của quy trình
lĩnh hội kiến thức. Làm giảm đi hứng thú và động cơ học tập.
Đơn cử chương trình giảm tải sách giáo khoa năm 2019 - 2020, HS lớp 6
trường THCS & THPT Bá Thước sẽ học các bài Vẽ trang trí như sau:
Tiết 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc

Tiết 8: Cách sắp xếp, bố cục trong trang trí.
Tiết 11: Màu sắc
Tiết 12: Màu sắc trong trang trí.
Tiết 15: Trang trí đường diềm ( Kiểm tra giữa học kỳ )
Tiết 18: Trang trí hình vng ( Thi Học kỳ I )
Tiết 23: Kẻ chữ in hoa nét đều
Tiết 24: Kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
Tiết 30: Trang trí chiếc khăn để đặt lọ hoa
Như vậy nội dung học vẽ trang trí lớp 6 gồm 09 tiết thực hành, lượng thời
gian này đủ để áp dụng phương pháp học mới, tích hợp kiến thức địa phương
nhằm góp phần củng cố kiến thức cơ bản và vận dụng nâng cao trong cả hai thể
loại trang trí (cơ bản và ứng dụng). Song các bài thực hành hầu hết là học xen kẽ
các phân môn khác và ngắt đoạn bài học theo PPCT, cộng thêm với số tiết dạy
rất ít (1 tiết/ tuần/lớp). Điều đó dễ khiến tiến trình khắc sâu kiến thức bị bẻ gãy,
chỉ mang tính chất giới thiệu như kiểu“cưỡi ngựa xem hoa”. Nếu như người giáo
viên không sáng tạo trong phương pháp dạy, học và thực hành thì tiến trình học
chậm lại, khó khắc sâu kiến thức cho học sinh hơn.
Hiện tại nhà trường vẫn đang sử dụng sách giáo khoa cũ biên soạn từ năm
2010. Chất lượng màu in và chọn lựa tư liệu trực quan trên giấy ở một số trang
chưa thật sự phù hợp nhưng đủ để học sinh nắm được quy luật chuyển động đậm


4
nhạt và vẻ đẹp của màu sắc cũng như đường nét họa tiết trong các bài trang trí
cơ bản và trang trí ứng dụng. Điều đó cho thấy sách giáo khoa đóng vai trị là
một dạng trực quan gốc đối với công tác dạy học. Mỗi bài học là một từ khóa.
Trên thực tế cho thấy học Vẽ trang trí qua quan sát trong tự nhiên và cuộc sống
là điều rất cần thiết, thơng qua đó học sinh dễ hiểu và vận dụng vào thực hành
trong bài vở cũng như trong đời sống lao động hơn.
2.2.3. Về phía giáo viên

Mơn Mĩ thuật là một môn học đặc thù trong trường học, với số lượng thời
gian lên lớp ít hơn so với các mơn học cịn lại nên định biên thường là 01 giáo
viên / đơn vị trường học. Đối với khối lớp 9 còn cắt giảm một học kỳ. Giáo viên
có những thiệt thịi như là thời gian tương tác với học sinh ít. Do vậy, để hồn
thành mục tiêu mơn học một cách hiệu quả giáo viên phải tích cực đồng hành
cùng học sinh hơn trong cách cảm, cách nghĩ và hành động của các em. Thơng
qua đó hướng các em hoàn thành mục tiêu bài học, nắm chắc kiến thức trang trí
Mỹ thuật cho các em từ cơ bản đến nâng cao. Bắt đầu từ kiến thức lớp 6, để dù
trong hồn cảnh nào các em cũng có thể vận dụng những kiến thức đó phục vụ
đời sống của mình tốt hơn, lan tỏa cái đẹp ra xung quanh, làm đẹp hơn cho xã
hội.
Theo phiếu khảo sát giáo viên cho thấy phần lớn giáo viên (bộ môn khác)
không phân loại được họa tiết trang trí trong sách giáo khoa Mỹ thuật 6. Một số
giáo viên bộ môn Mĩ thuật chưa phân biệt được đặc điểm của các loại họa tiết
hoa văn dân tộc, nguồn gốc xuất xứ của hoạt tiết đó.
2.2.4. Thực trạng về học sinh
Đa phần các em học sinh vùng cao rất chăm ngoan, vâng lời. Tuy nhiên
sự tập trung chưa cao, do vậy sự hiểu biết tường tận vấn đề chưa được thấu đáo.
Khi học vẽ trang trí, học sinh thường sử dụng lại các họa tiết hoa văn phổ biến
như hoa sen cách điệu, đường díc dắc, hoa lá,...chưa biết tìm tịi thêm cái mới
cái hay để truyền tải ý tưởng phong phú hơn.
Một phát hiện nhỏ của tôi khi học sinh vùng cao đi học, các em thường
mang theo thổ cẩm để thêu lúc có thời gian rảnh rỗi, các em biết học thêu từ khi
8,9 tuổi nhưng lại chưa đọc được tên, chưa hiểu về nguồn gốc họa tiết và thường
làm việc này theo cảm tính, thói quen.
Trước thực trạng trên, tơi muốn làm cầu nối cho học sinh với bài học trên
lớp và cuộc sống thực - thơng qua đó các em hiểu hơn bài học của mình, thêm tự
tin và hứng thú với họa tiết hoa văn trang trí hơn.
Trước tiên, tôi tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của học sinh trong học
tập môn Mĩ thuật, cụ thể trong phân mơn Vẽ trang trí.

Hứng thú
Khơng hứng thú Tổng số
Khối Rất hứng thú
HS
lớp
SL
%
SL
%
SL
%
6

11

33,3

12

36,4

10

30,3

33

Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi học phân mơn Vẽ trang trí
trường THCS & THPT Bá Thước đầu năm học 2019 - 2020



5
Trường

Rất hứng
thú
SL

%

Hứng thú
SL

%

Không hứng
thú
SL

%

Tổng
số HS

THCS&THP
T Bá Thước
22
10
112
74

24
16
151
( Khối THCS)
THCS
51
25
109
53
46
22
206
Ái Thượng
THCS Thị
trấn Cành
64
19
213
66
47
15
324
Nàng
Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khối 6 khi học Vẽ trang trí
năm học 2020 - 2021.
Phát phiếu khảo sát mức độ nhận biết một số hoa văn trang trí thơng dụng
của dân tộc Thái đối với GV và HS ở một số trường.

Khảo sát thực trạng học Vẽ trang trí của học sinh tại một số trường lân
cận. Kết quả đưa lại tương ứng với các mức độ như ở trường THCS & THPT Bá

Thước ( Thực hiện như khảo sát của năm học 2019 -2020) :
Mức độ đạt
S
Tổng
T
Yêu cầu
Đạt Đạt Đạt % Chưa
%
số
T
Tốt Khá TB Đạt Đạt

Phát hiện được kiến thức 42
của bài trang trí, trả lời
8
9
15 76
10
24
1 được các câu hỏi trong
SGK.
2 Có thể trang trí một hình
6
7
20 78
9
22
2 cơ bản hoặc một sản



6
phẩm trang trí ứng dụng
( khăn tay, lọ hoa.. ...) từ
họa tiết được học trong
sách giáo khoa.
Hiểu về nguồn gốc các
3 họa tiết trang trí của \dân
0
3
12 36
27
64
tộc Thái, Mường.
Vận dụng hình ảnh từ
26,
4 cuộc sống đưa vào bài vẽ
0
1
10
31
73,8
2
trang trí ( cơ bản )
Vận dụng hình ảnh từ
5 cuộc sống đưa vào bài vẽ
0
0
2
40
95,3

4,7
trang trí ( nâng cao )
Bảng khảo sát mức độ học tập của học sinh lớp 6 đầu năm học 2020 - 2021
Trường THCS & THPT Bá Thước.
Qua bảng thống kê và phiếu khảo sát nhận biết cho thấy đối với phân mơn
Vẽ trang trí học sinh lớp 6 chưa hoàn toàn chủ động trong học tập, vẫn thiếu tự
tin và đặc biệt là con em dân tộc Thái, Mường nhưng lại chưa hiểu gì về nguồn
gốc văn hóa hoa văn trang trí dân tộc mình. Bên cạnh đó, một số em cịn lơ là, ý
thức chưa tốt trong học tập nên lĩnh hội chưa cao.
Nguyên nhân là do học sinh chưa chủ động trang bị cho mình kiến thức,
chưa hiểu bản chất vấn đề, chưa xác định rõ vai trị chủ đạo của mình trong học
tập và thiếu mạnh dạn tự tin trong quá trình học tập cũng như trong giao tiếp.
Từ thực trạng trên, tôi đã chú trọng cải tiến cách giảng dạy, đặc biệt là áp
dụng các biện pháp dưới đây, qua thực tế vận dụng các biện pháp này chúng tôi
đã đạt được một số thành quả nhất định. Tôi xin đưa ra giải pháp như sau.
2.3. Biện pháp tổ chức thực hiện
Bên cạnh việc linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực,
phù hợp với mơi trường học tập của học sinh như phương pháp làm việc nhóm,
tổ chức trị chơi để giải quyết tình huống học tập, các kỹ thuật dạy học Ổ bi,
KWL, Khăn trải bàn … bản thân tôi cũng giành thời gian chuẩn bị cho tài liệu,
giáo án, trực quan. Chủ động thiết kế bài dạy, tổ chức không gian lớp học sao
cho phù hợp, hấp dẫn mà học sinh lại có nhiều thời gian để ứng dụng thực hành.
Cụ thể như sau:
2.3.1. Biện pháp 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa tiết hoa văn của dân tộc
Thái, Mường trên trang phục thổ cẩm.
2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về họa tiết trang trí dân tộc trên lớp học.
Trong 4 phân mơn mĩ thuật bậc THCS thì Vẽ trang trí là phân mơn rất dễ
đi vào nhận thức và sở thích của học sinh bởi nó có phương pháp tạo hình rất
đơn giản, có sự kế thừa từ lớp học trước. Tác phẩm sau khi hoàn thành thường
tạo cho học sinh sự phấn khích và thích thú bởi sự kỳ diệu của đường nét, mảng

miếng đậm nhạt và màu sắc khi đặt cạnh nhau. Nó như là có sẵn trong tiềm thức
trẻ em, bản năng nghệ thuật của trẻ thể hiện ở màu sắc và đường nét. Tuy vậy
cũng dễ để trẻ em thỏa mãn về sản phẩm của mình mà ít có nhu cầu khám phá
hay thử sáng tạo những điều mới mẻ ý nghĩa khác. Bài vẽ thường lặp lại theo


7
thói quen nên thiếu sự sáng tạo phong phú cũng như đầu tư bài bản.
Trước tiên các em cần nắm được các khái niệm.
Học sinh cần nắm được khái niệm Trang trí là gì? Có thể nói Trang trí là
sự sắp xếp đường nét, hình mảng, họa tiết, đậm nhạt, màu sắc, ánh sáng...trên
mặt phẳng hay trong không gian để tạo nên một sản phẩm đẹp, phù hợp với nội
dung trang trí và đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của con người. Trang trí gồm
hai loại: Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
Trang trí cơ bản: là trang trí các hình học như hình vng, hình chữ nhật,
hình trịn, đường diềm và chữ in hoa... thể loại này đòi hỏi những nguyên tắc sắp
xếp họa tiết và bố cục màu chặt chẽ theo các nguyên tắc chính phụ, đối xứng,
xen kẽ, nhắc lại.
Trang trí ứng dụng: Là trang trí các vật dụng có tên gọi cụ thể, thông
dụng như: Lọ hoa, khăn trải bàn, chiếc đĩa, lều trại, đầu báo tường, khẩu hiệu...
Nguyên tắc trang trí của thể loại này bao gồm trang trí cơ bản và lối trang trí tự
do. ( Phá thế, đăng đối, mảng hình khơng đều...)
Trong trang trí phản ánh sắc thái dân tộc, bởi vậy nó có tính giáo dục sâu
sắc. Mặt khác trang trí xuất phát từ hiện thực đời sống, nó phản ánh cuộc sống
nhưng khơng rập khn mà ln cải tiến, sáng tạo ra những cái mới - cái hay cái đẹp,lạ, nhiều hình nhiều vẻ từ bố cục, hình mảng, nội dung cho đến màu
sắc...
Họa tiết trang trí: Chỉ một đơn vị cụ thể
Màu sắc trong trang trí giữ vai trị quan trọng, có tính quyết định đến sự
hấp dẫn của bài vẽ. Màu sắc trong các họa tiết, hoa văn của dân tộc miền núi nói
chung, dân tộc Thái, Mường trên địa bàn Thanh Hóa nói riêng thường sặc sỡ

cùng những gam màu tương phản, gây ấn tượng mạnh, bắt mắt. Bên cạnh lối tạo
hình khỏe khắn, đường nét rõ ràng tạo nên nét đặc trưng cho hoa văn dân tộc
miền núi. Nó độc đáo và khác biệt với sự chau chuốt, mềm mại, tinh tế trong họa
tiết hoa văn của dân tộc Kinh ở miền xuôi.
Họa tiết miền xi
Họa tiết miền núi

Cị thìa trên trống đồng

Con gà trên thổ cấm

Chiến binh trên thuyền
Cưỡi voi đánh giặc
Hoa văn trong trang trí là những hình vẽ tượng trưng mang tính ước lệ về


8
động vật, cỏ cây hoa lá, đồ vật và con người... được chọn lọc, cách điệu đa dạng
về hình dáng nhưng vẫn không bị mất đi nét đặc trưng của đối tượng mà có giá
trị thẩm mĩ dùng để trang trí. Có hoa văn tuy đơn giản nhưng lại biểu hiện tư
tưởng, tình cảm thẩm mĩ, là cách cảm nhận và phản ánh lại thế giới của con
người một cách sáng tạo. Ví dụ họa tiết H.4, 5 hoa văn dân tộc Thái, H.6,7 hoa
văn dân tộc Mường:

H.4. Họa tiết Sao cng ( Cồng chiêng )

H.5. Họa tiết Boọc khốy
( Bó cật tre làm vía )

H.6. Cây thơng

H.7 Cây chu đồng
Trong nghệ thuật tạo hình nói riêng và nghệ thuật trang trí nói chung, hoa
văn ln đóng vai trị chủ đạo để tô điểm và phản ánh thế giới đặc trưng của con
người. Mô tuýp hoa văn là sự kết hợp của họa tiết, chuyển tải nội dung chủ đề
trang trí. Điều đó cho thấy họa tiết là những hình vẽ cách điệu đơn giản hoặc
cách điệu cao dùng để trang trí, họa tiết có vai trị cấu thành nên hoa văn.

H.10. Trong hoa văn Tô mạ ( Con
ngựa ) có họa tiết người cưỡi ngựa
và con ngựa...

H.11.Trong hoa văn Boọc san ( hoa 8
cánh ) Có họa tiết quả và hoa boọc san,
hình tam giác, quả trám, cái vồ...


9

H.12. Hoa văn nhà sàn ( dân tộc Thái Đen ) có họa tiết cây cau, nhà
sàn, quả trám, sao 8 cánh, 2 hình tam giác vắt chéo.
Hay màu sắc trong trang phục cũng mang tượng trưng và ý nghĩa khác
Màu sắc được dùng không đơn thuần chỉ làm đẹp cho tấm vải hay bộ trang phục,
nó là một bức tranh hàm ý những câu chuyện về khoa học tự nhiên và cuộc
sống, chở đầy cảm xúc. Người Thái Đen cho rằng màu đỏ tượng trưng cho mặt
trời, màu vàng là mặt trăng, màu xanh là thiên nhiên cây cỏ, màu đen là đất, màu
trắng là trời..., bởi vậy khi ngắm trang phục thổ cẩm với những lớp lớp hoa văn
người ta cảm nhận được sự thú vị và tinh túy trong nghệ thuật dùng màu của
người Thái. Nói cách khác đó là cách sử dụng màu sắc theo quan niệm có cơ sở
khoa học, tự nhiên và xã hội.


Mặt trời
Mặt trăng
Nước
Đất
( H.4. Màu sắc trong trang trí của người Thái tượng trưng cho các linh vật.)
Để tiết học bớt hàn lâm khô cứng và học sinh thêm hiểu nguồn gốc các
họa tiết, hoa văn trên thổ cẩm của người Thái, giáo viên có thể Tổ chức trị chơi
“ Gọi tên họa tiết”, “Ai nhanh tay nhất” khi tổ chức các nhóm thi vẽ các họa tiết
hoặc tích hợp các câu chuyện sinh động trích trong sử thi Mường Đẻ Đất, Đẻ
Nước để nói về nguồn gốc của họa tiết hoa văn. Cụ thể, tơi tích hợp các câu
chuyện truyền thuyết được đọc trong các tài liệu chính thống từ Thư viện văn
hóa huyện, tỉnh hoặc sưu tầm từ nghệ nhân dân gian để chia sẻ với học sinh.
Mỗi họa tiết ẩn chứa một câu chuyện ý nghĩa và hấp dẫn, gắn liền với lịch sử
văn hóa của địa phương. Ví dụ:
+ Hoa văn con vịt (Tơ pẹt): “Theo truyền
thuyết của người Thái, vào kỷ nguyên thứ 8,
khi loài người bắn hạ 8 mặt trời và mặt trời thứ
9 đi trốn, con người sống trong tăm tối. Họ
phải gửi con vịt cõng con gà đi gọi mặt trời. Để
miêu tả truyền thuyết này, người Thái dệt hoa
văn con vịt lên thổ cẩm của họ.”
H. Hoa văn con vịt
+ Hoa văn con rồng cụt đuôi (Tô
ngược):


10
“Ngày xưa có một đơi vợ chồng nhà
nơng nghèo mà hiếm con. Một hôm người vợ
ra suối xúc cá, đi cả buổi không được con cá

nào mà xúc lần nào cũng chỉ được một quả
trứng như trứng vịt. Sau khi bà nhặt quả
trứng lên bao nhiêu cá thi nhau bơi về. Bà
mang trứng về nhà cho gà ấp thì sáng hôm
H. Hoa văn con rồng.
sau nở ra một con rồng nhỏ.Bà thả nó vào cối
giã gạo. Nước bỗng ngập cối nên ông chồng phải mang rồng ra suối thả, nhưng
rồng không chịu ở mà cứ đi theo ông về nhà. Từ đó cứ mỗi lần ơng bà đi đâu thì
rồng đi theo, ơng bà làm gì rồng cũng làm theo. Rồng rất hiền lành và yêu quý
ông bà. Một hôm ơng vơ tình cuốc phải đi rồng làm nó bị cụt đuôi, ông bà
thương quá bèn nuôi rồng và gọi nó là con. Khi giặc đến xâm lược, rồng xin bố
mẹ cho đi đánh giặc. Dù rất thương con nhưng vì đất nước, ơng bà vẫn cho con
đi. Khi đi, Rồng dặn rằng khơng được nhắc tên nó nhưng bố mẹ nhớ quá vẫn
nhắc. Giặc biết được bèn lập mưu bắt và đánh chết Rồng. Người bố thương bèn
đóng quan tài và mang về mường Mai Châu chôn cất. Từ đó, cứ đến mùa nước
to, Rồng muốn báo hiếu bố mẹ bèn gửi hàng đàn cá lớn về. Người Thái Mai
Châu lưu truyền câu chuyện này và dệt hoa văn con rồng cụt đuôi.” ( Huyền
thoại này tương đồng với sử thi Mường Đẻ đất, Đẻ Nước)
+ Họa tiết xương cá và hoa văn cá: Xuất hiện nhiều trong trang trí thổ
cẩm bởi lẽ con cá có vị trí quan trọng trong tâm linh người Thái. Đã từ lâu cá là
con vật không thể thiếu trong các đám cưới, đám ma, là món ăn bắt buộc trong
các lễ cơm mới hay bữa ăn đãi khách... món ăn cá đã đi vào đời sống văn học
Thái như là món ăn đặc trưng của tộc người. Tục ngữ Thái có câu:
“ Đi ăn cá, đến ăn cơm.
Đêm ngủ đắp chăn, nằm đệm”
( Pay kin pa má kin khạu.
Tạu má hướn nón xửa hổm phá),
Hay: “ Cơm nếp ruộng, cá trê nướng” ( Kháu niễu ná, pa đúc pịnh). Đó là hình
tượng văn hóa là nét hoa văn đặc trưng của tộc người.


Họa tiết Con cá – Xương cá, dân tộc Thái.
Về bố cục họa tiết, mô tuýp hoa văn trên thổ cẩm của dân tộc Thái,
Mường thoạt nhìn sẽ thấy có phần phức tạp do sự tỉ mỉ trong sợi đan và hoa văn
li ti chi tiết, cộng với màu sắc phong phú, các mảng miếng hoa văn dày đặc, các
hình trang trí, các đường kỷ hà gấp khúc chạy theo nhịp điệu vui mắt bất tận như
sự miệt mài công phu của người dệt. Khơng những thế họ cịn tưởng tượng, giao


11
lưu văn hóa, cách điệu hình ảnh cho họa tiết thêm đa dạng.

Họa tiết hoa bưởi, quả trám - dân tộc Mường.
Các họa tiết được khai thác từ các sự vật, hiện tượng tự nhiên trở thành
một kho tàng nghệ thuật có hệ thống, mơ tp đó được truyền từ đời này sang
đời khác, khơng chỉ bởi lí trí mà cả bằng cảm tính. Từ việc cách điệu, xử lí nét,
mảng, hình... theo lối tạo hình trang trí cao cho tới bố cục của hoa văn cũng đặc
sắc. Bố cục có tầng có lớp theo trình tự rõ ràng, chính xác. Họ đã khéo léo và tỉ
mỉ dệt những mảng hoa văn đặt cạnh nhau, các hình học tam giác, các đường kỷ
hà song song, các đường dích dắc, với mong muốn tạo nên không gian đa chiều
cho dãy họa tiết hoa văn và “ tác phẩm” trang trí.

H.Trang phục phụ nữ Thái Điện Biên và một số vùng miền Nghệ An, Thanh
Hóa.
Đối với đồng bào thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu hiện nay đã khơng
cịn nhiều khó khăn trong giao thoa văn hóa các vùng miền và nắm bắt thông tin
truyền thông hiện đại. Tuy đời sống kinh tế vẫn còn những thiếu thốn nhất định
nhưng dân trí khá tốt. Ở khía cạnh đời sống văn hóa tinh thần, người Thái và
người Mường thật phong phú và giàu có. Cái bắt gặp đầu tiên là những bộ trang
phục của cô gái Thái, rất giải dị nhưng chứa chan vẻ đẹp riêng biệt. Chiếc khăn
Piêu với hai đầu vải thêu hươu nai và hình quả trám với họa tiết răng cưa, đồng

bào gọi là “ Xéo Nam Hiềng” rất hút ánh nhìn. Trên gấu váy có thêm chim chóc,
cây cối, mặt trời và hình rồng... sinh động. Cùng với các họa tiết hoa văn của túi
thổ cẩm, gối, đệm, rèm, màn, áo lễ hội... hình cách điệu cây dương sỉ, chim
phượng, con công, con bướm, voi, ngựa, gà, vịt, hoa lá cộng với y phục, trang
sức của người Thái, người Mường tạo nên sự phong phú đa dạng. Không những


12
thế trong hoa văn trang trí có sự phân biệt giới tính - lứa tuổi - chức vị xã hội và
các nhóm địa phương, chở những câu truyện truyền thuyết về giai sử đẻ đất đẻ
nước, những trang anh hùng đóng góp vào cơng cuộc bình định và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam đã đi vào sử sách (như Hoa văn Tô Chảng – Hai Bà trưng cưỡi
voi, Hoa văn Tô ngược - Rồng cụt đuôi...).

H.1. Họa tiết cưỡi voi - dân tộc Thái.
Người Mường không chỉ đội khăn trắng mà cịn chít khăn Piêu và mặc áo
Cóm như người Thái. Người Mường giỏi trong đan lát và hoa văn trang trí đồ
gia dụng, nhà cửa.Đối với người Mường và người Thái, nam giới thường chủ
đạo nấu ăn trong gia đình, quăng chài dệt lưới và rất khéo chế biến thực phẩm.
Phụ nữ lại giỏi trong đan lát và may vá thêu thùa. Trẻ em từ 8,9 tuổi đã biết thêu
thùa đan lát rất giỏi. Mỗi thiếu nữ dân tộc Mường trước khi về nhà chồng khơng
thể thiếu món q là những bộ chăn, đệm, rèm, váy thêu thùa chứng tỏ sự khéo
léo chăm chỉ của mình.

H. Trang phục phụ nữ dân tộc Mường và lễ hội Pồn Pôông ( nhảy múa bên
hoa )
Hoa văn trang trí của dân tộc Mường thường nhận thấy rõ nhất trên thổ
cẩm mà đặc biệt là trên váy áo người phụ nữ. Trong bộ váy lại có cạp váy, người
Mường gọi chung là Klốc váy, cạp váy thường được dệt từ sợi tơ tằm. Cạp váy
Mường ghép lại từ ba bộ phận: Rang trên, rang dưới và cao ( H.Phụ lục). Chúng

khác nhau về vị trí trên cạp váy, kích tấc rộng hẹp và đặc biệt là các kiểu loại
hoa văn trang trí. Nếu như hoa văn trên rang dưới chủ yếu là hoa văn động vật
( rồng, hươu, rùa, cơng, phượng...) thì hoa văn rang trên và cao chủ yếu là hoa
văn hình học ( sao, ô vuông, ô trám, chữ thập...). Bố cục trang trí trên ba bộ phận
này cũng có khác biệt: nếu như ở rang trên, rang dưới hoa văn bố cục theo


13
băng, dải - một hình thức bố cục trang trí truyền thống thì ở cao hoa văn lại
trang trí trên lóng dọc thân váy. Thường thì những hoa văn rồng, phượng xưa chỉ
giành cho trang phục quý tộc. ( Khi xưa từ xã Lương Nội tới Lương Ngoại
huyện Bá Thước là nguồn gốc nơi vua Mường ngự trị khắp vùng núi rộng lớn
với dịng họ q tộc Trương Cơng và Trương Văn. Ngày nay nơi đây vẫn còn
giữ nhiều truyền thống văn hóa và rất phát triển.) Từ cách trang trí cạp váy này
người ta liên tưởng mối quan hệ gần gũi giữa hoa văn dệt trên tấm thổ cẩm
Mường và hoa văn trang trí mặt trống đồng Đơng Sơn cách đây mấy nghìn năm.
Điều này cho thấy các hoa văn này có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử,
liên quan đến một thời kỳ rực rỡ của nền văn minh Việt Nam.

Rồng

Phượng

Cây thông
Cây chu đồng
H. Hoa văn trên thổ cẩm dân tộc Mường.
Màu sắc hoa văn trên cạp váy dân tộcMường là màu nguyên sắc như
xanh, đỏ, vàng, đen, trắng. Tuy nhiên, khi chúng được đan rậm lại với nhau và
phối màu trên nền chàm đen ( chất liệu váy được làm từ loại vải bông tự dệt,
nhuộm nâu hoặc chàm ) làm cho các tông màu như chìm hẳn xuống chứ khơng

nổi bật như màu sắc hoa văn trên khăn Piêu hay cạp váy của người Thái.

Thổ cẩm dân tộc Mường
Phụ nữ Mường bên khung dệt
Ngày nay, do có sự giao thoa văn hóa, kinh tế mạnh mẽ giữa các vùng
miền dẫn tới sự cách điệu nhiều về trang phục của dân tộc Thái và Mường. Chất
liệu và kiểu dáng trang phục, hoa văn trang trí có phần cải tạo phong phú hơn,
nếu học sinh muốn vẽ họa tiết trang trí của dân tộc miền núi có thể chọn bất cứ
họa tiết hình học hay con vật, bông hoa nào... nhưng để phân biệt nguồn gốc và
tên gọi chính thống cũng như vị trí của các họa tiết cổ ấy đòi hỏi giáo viên cần


14
có kiến thức khoa học cơ bản để giúp học sinh hiểu bài một cách bài bản hơn.

Hoa văn rồng
Hoa văn rồng
Hoa văn rồng
Dân tộc Kinh
Dân tộc Mường
Dân tộc Thái
Ở bài 1 Mĩ thuật 6 “ Chép họa tiết trang trí dân tộc” phần “ Quan sát, nhận
xét các họa tiết trang trí” giáo viên cần hướng dẫn thêm nguồn gốc của các họa
tiết hoa văn để học sinh hiểu rõ hơn. Ví như họa tiết chim ở trống đồng Đông
Sơn, ngọn lửa, hoa sen, hoa quỳnh ở một số đình, chùa của dân tộc Kinh ở miền
xi. Ba tổ họa tiết còn lại thêu trên trang phục thổ cẩm và in sáp ong ( họa tiết
cuối) của nhóm dân tộc Dao, H’Mông, Pà Thẻn ở vùng núi Tây Bắc.
Mặt khác học sinh thấy khó khăn khi chép nguyên một tổ họa tiết dân tộc
( Dao, Mường...) nên các em thường chọn họa tiết dân tộc Kinh để vẽ, vì vậy
giáo viên nên bóc tách từng họa tiết nhỏ để học sinh thực hiện, hệ thống dần dần

cho tới khi các em có kỹ năng thành thạo sẽ áp dụng được tổ hợp hoàn chỉnh.
Sau khi học sinh nắm được các khái
niệm và sơ lược nguồn gốc của họa tiết, hoa
văn trang trí tiêu biểu của các dân tộc. Giáo
viên hướng dẫn các em cách “Chép họa tiết
hoa văn dân tộc”, tích hợp nội dung này theo
chương trình các em được học tiếp ở các bài
“Trang trí đường diềm”, “Trang trí hình
vng” (Lớp 6), “Trang trí chiếc khăn để đặt
lọ hoa”(Lớp 7),“Trang trí quạt giấy” (Lớp
8..)
Tơi tin rằng việc đưa họa tiết hoa văn trang
trí trên thổ cẩm của các dân tộc Thái, Mường
gần gũi nhất ở hiện tại để các em vận dụng
làm bài tập dạng này là rất thiết thực và ý
nghĩa. Việc làm đó vừa mang tính thân thiện
vừa đảm bảo vừa sức đối với học sinh mà các
em lại rất tự nguyện và tích cực học. Đồng
thời khiến học sinh ý thức vai trò và trách
nhiệm của mình với dân tộc mình hơn, biết
yêu quý tự hào về nguồn cội của mình và
muốn giữ gìn bảo tồn nền văn hóa dân tộc - Họa tiết dân tộc Kinh có trên
đó, như bảo vệ ánh sáng của chính mình, góp trống đồng và một số đình chùa


15
phần làm giàu có cho nền văn hóa của dân - Họa tiết dân tộc Dao- H’mong
tộc Việt Nam. Qua đó giáo viên nâng tầm ở vùng núi phía Bắc (Mĩ thuật 6)
kiến thức trang trí cho học sinh.
2.3.1.2. Sử dụng phương pháp Điền dã ( đi thực tế, ngoại khóa ) trong dạy học

Vẽ trang trí.
Ngồi sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi giúp học sinh giảm bớt căng
thẳng, tổ chức kí họa ngồi trời để tăng kỹ năng quan sát và dựng hình thì
phương pháp điền dã cũng là một cách thức dạy học hiệu quả đối với thể loại Vẽ
trang trí. Sở dĩ có hoạt động học mang tên “Học từ thực tế cuộc sống” là bởi vì
mục tiêu của dạy học hiện đại là “Vận dụng bài học vào thực tiễn, phát huy
năng lực người học”. Điều đó quyết định tới phương pháp dạy học của giáo
viên, cách thức tổ chức dạy và học trên lớp cũng theo đó mà thay đổi để đáp ứng
với nhu cầu đặt ra. Vậy “học từ thực tế cuộc sống” là học những tinh hoa trong
cuộc sống và đưa thực tế đó vận dụng trong bài học một cách có kế thừa có sáng
tạo để sau khi học sinh lĩnh hội được kiến thức hàn lâm lại trở lại tác động vào
cuộc sống ở các mức độ duy trì - sáng tạo mang lại nhiều giá trị hơn nữa.
Phương pháp học từ thực tế áp dụng cho Học sinh trường THCS & THPT
Bá Thước có thể là ngoại khóa, chép họa tiết trang trí của dân tộc Thái, Mường;
gặp gỡ các nghệ nhân làm phóng sự, tập kịch, báo cáo, giới thiệu hoa văn thổ
cẩm bằng bài vẽ / ghi âm / video ngắn sau khi đi thực tế trong phạm vi gia đình,
thơn bản...
Trước tiên giáo viên phải là người khởi xướng cho cách học ngoài thực tế
này. Tôi đã đến những cơ sở gần trường học và thuận tiện nhất cho việc tổ chức
những buổi học ngoài trời, đi thực tế vào lúc rảnh rỗi ( ngoại khóa ) với học
sinh. Có thể 1-2 lần trong năm học nhưng nó mang lại dư âm và hiệu quả rất
cao.

Tác giả đi thực tế tại thôn Đủ, xã Lũng Niêm, Bá Thước – T.H


16

Học sinh lớp 6, 7 thực tế tại thôn Đủ, xã Lũng Niêm, Bá Thước.
Thông qua các biểu hiện mĩ thuật trong họa tiết hoa văn trang trí trên thổ

cẩm như màu sắc, đường nét, bố cục....Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm
được sơ lược sự phát triển văn hóa của dân tộc Thái, Mường. Ở đời sống cũng
như trong bài học, giúp học sinh tư duy và lí giải vấn đề học tập một cách logic,
có cái nhìn tổng quan đến chi tiết từ thực tế. Giúp Học sinh tìm thấy bản chất
của vấn đề, khơi sáng tư duy khoa học và vận dụng sáng tạo trong học tập và đời
sống. Động viên các em: Khi biết truyền tải những kiến thức này cũng chính là
các em đang làm khoa học và sau này dân tộc sẽ cám ơn các em vì điều đó.
Thơng qua phương pháp này giúp các em hoàn thành mục tiêu từng bài học.
Đồng thời nhân rộng nguồn cảm hứng cho học sinh, tạo sự đồn kết, gắn bó và
tình u đối với q hương, đất nước.
Hiện nay, trong giai đoạn hội nhập và phát triển, sự giao thoa giữa các nền
văn hoá trong khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ. Nhưng cũng chính vì
vậy mà dễ mai một đi bản sắc truyền thống vốn có. Nhiệm vụ của giáo viên dạy
Mĩ thuật - một mơn học đậm chất văn hố khoa học là truyền được cảm hứng
thẩm mĩ đến tâm hồn học trò qua bài học, giúp các em sáng tạo những điều mới
mẻ song không để quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Việc tích hợp các
kiến thức từ hiện thực tự nhiên và xã hội vào giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nhằm
giúp các em hiểu sâu sắc hơn bài học là ý tưởng mà tôi luôn xây dựng. Đồng
thời luôn cố gắng tạo sức hút trong mỗi bài giảng bằng nhiều hình thức, từ
phong cách giảng dạy chuẩn mực, thân thiện, kiến thức phong phú, trực quan
sinh động, thiết thực đến cách truyền đạt
ngắn gọn dễ hiểu. Đồng thời tác động thói
quen chủ động chuẩn bị bài học tới học
sinh, đưa ra nhiệm vụ - mục tiêu của bài
học tiếp theo, phỏng vấn nhu cầu học của
học sinh để bằng cách nào đó yêu cầu các
em có ý tưởng xây dựng bài học. Trao cho
học sinh quyền chủ động học, đồng thời
dựa vào đấy giáo viên hướng học sinh đi
đúng mục tiêu. Có kèm theo điều kiện, có

khen thưởng - kỷ luật tương ứng với mức
Một tiết học Mĩ thuật tại trường
học tập của học sinh.
THCS & THPT Bá Thước.


17
2.3.3. Biện pháp 2. Hướng dẫn học sinh cách vận dụng họa tiết hoa văn trang
trí trên thổ cẩm vào bài học vẽ trang trí.
2.3.3.1. Cách chép họa tiết trang trí dân tộc.
Sau khi học sinh được tìm hiểu thực tế, học về họa tiết hoa văn dân tộc
thông qua các hoạt động đi thực tế, giáo viên hướng dẫn các em đưa chính họa
tiết đó vào bài học trang trí các hình cơ bản và các bài trang trí ứng dụng trên
lớp. Cụ thể theo các bước như ở phần II của bài 1, lớp 6 - Cách chép họa tiết
trang trí dân tộc:
Bước 1: Quan sát, chọn họa tiết.
Bước 2: Phác khung hình và đường trục.

Bước 2
Bước 3: Phác hình bằng các nét thẳng

Bước 2

Bước 3
Bước 4: Hồn thiện và tô màu.

Bước 3

Bước 4
Bước 4

Trong tiết học giáo viên giao phần việc nhẹ nhàng từ rất dễ rồi tăng dần
mức độ. Hướng dẫn các em cần khắc phục tốt hơn ở những điểm nào và hướng
dẫn thêm cho các em trong những giờ học tiếp theo, những năm học tiếp theo.
Sao cho mục tiêu cuối cùng khi hoàn thành chuỗi vận dụng, học sinh có thể làm
được trên thổ cẩm, tạo và thêu tay được hoa văn đã được học, thậm chí là trang
trí trên đồ vật và các cơng trình kiến trúc mà tự tin giới thiệu về sản phẩm của
mình một cách bài bản, khoa học.


18

Trang trí hình vng, đồ vật hình
Sau khi HS lớp 6 vận dụng họa tiết
vuông trước khi HS chưa vận dụng
hoa văn dân tộc Thái để trang trí.
họa tiết dân tộc Thái, Mường.
Quy trình học một bài Vẽ trang trí của học sinh trường THCS & THPT
Bá Thước:
- Giáo viên nêu yêu cầu bài học, yêu cầu của hoạt động cá nhân/ nhóm ( nếu có)
- Học sinh tổ chức học tập / nhóm học tập ( Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
cụ thể đến các thành viên khác )
- Cá nhân / đại diện nhóm ( Nhóm truởng ) báo cáo kết quả học tập trước lớp, tự
nhận xét ưu điểm và nhược điểm bài tập của mình / nhóm mình.
- Các cá nhân / nhóm khác theo dõi phản biện, bổ xung và đánh giá kết quả bài
tập theo cách cảm nhận riêng có thể dựa vào một số tiêu chí cơ bản trong
nguyên tắc trang trí.
- Chốt ý, rút kinh nghiệm học tập (có vai trị của giáo viên).
- Ghi bài ( Học sinh chủ động ghi khi thấy cần thiết ).
Như vậy bám sát mục tiêu bài học và dựa vào tình hình học tập chung,
giáo viên có thể vận dụng họa tiết hoa văn dân tộc Thái, Mường tại địa phương

vào bài học và giao phần công việc vừa sức đến học sinh khiến các em thêm
hứng thú và chuyên tâm hơn với việc học tập. Đồng thời từ q trình đó giáo
viên dễ phát hiện, khai thác và bồi dưỡng học sinh ở các mức độ cao hơn.
2.3.3.2. Sử dụng sách giáo khoa như một dạng tài liệu trực quan quan
trọng trong dạy và học
Trước thềm thay sách giáo khoa mới và học theo chủ điểm chúng ta vẫn
sử dụng sách giáo khoa hiện tại cho công việc dạy – học. Sách giáo khoa có vai
trị giống như bộ xương trong cơ thể, là phương tiện, tài liệu chính định hướng
nội dung tiết học. Dù có thay đổi các phương pháp dạy học, thay đổi mơi trường
học tập, thay đổi nội dung thì sách giáo khoa vẫn có một vị trí tối thiết của nó.
Bởi vậy điều quan trọng là sử dụng sách giáo khoa như thế nào để có hiệu quả
dạy – học tốt nhất. Tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa như một
dạng tài liệu trực quan quan trọng, khiến sách không chỉ hàn lâm mà gần gũi
thân thiện và cần thiết trong học tập khiến học sinh thấy cần sử dụng. Với quan
điểm “ mỗi bài học trong sách giáo khoa là từ khóa, là cầu nối cho chúng ta mở
rộng thêm kiến thức ở các tài liệu liên quan khác” tôi đã cùng học sinh sử dụng
hiệu quả dữ liệu trong sách giáo khoa. Sự tổng hòa các mối quan hệ giữa Sách
giáo khoa, đồ dùng học tập - tài liệu - hoạt động ngoại khóa - học sinh - học sinh


19
khác - trò chơi học tập - giáo viên - môi trường học tập... tạo nên một tiết học
hấp dẫn, dễ dàng và hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau gần hai năm học nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng sáng kiến trên
vào thực tế giảng dạy, tôi đã thấy được hiệu quả rõ rệt so với đầu năm học 2019
- 2020. Minh chứng cụ thể nhất đó là học sinh chủ động và tự tin ở các giờ học
Vẽ trang trí, các em thấy thoải mái trong mơi trường học của mình, làm những
cơng việc rất có ý nghĩa và giá trị, rất vừa sức thậm chí rất dễ dàng mà hiệu quả

cao, chất lượng học tập của bài học ngày một tốt hơn. Học sinh tự tin về kiến
thức hơn trong học tập cũng như các hoạt động giao tiếp. Cụ thể kết quả khảo
sát học sinh lớp 6 trường THCS & THPT Bá Thước năm học 2020 - 2021, về
mức độ hứng thú:
Rất hứng thú
Hứng thú
Không hứng thú
Tổng số
HS
SL
%
SL
%
SL
%
32
90,9
10
9,1
0
0
42
.
Con số học sinh khơng hứng thú với bài học Vẽ trang trí ở các lớp 7,8,9
được đẩy lùi, không những thế các em rất thích thú và chủ động trong việc hợp
tác với giáo viên để vẽ, sáng tác trên các chất liệu khác ( tường, bậc tam cấp,
trống trường, bảng thông báo của trường...)
Về mức độ hiểu bài, tiếp thu bài của học sinh (lớp 6) trường THCS &
THPT Bá Thước cuối năm học 2020 - 2021:
Mức độ đạt


S
Tổng
T
Yêu cầu
Đạt Đạt Đạt % Chưa
%
số
T
Tốt Khá TB Đạt Đạt

Phát hiện được kiến thức 42
của bài học trang trí, trả
8
14
15 88
5
12
1 lời được các câu hỏi
trong SGK.
Hiểu về nguồn gốc
2
92,
họa tiết trang trí của các
18
10
11
3
7,2
2

8
dân tộc Thái, Mường.
Vận dụng hình ảnh từ
3 cuộc sống đưa vào bài vẽ
9
12
21 100
0
0
trang trí ( cơ bản )
Vận dụng hình ảnh từ
73,
4 cuộc sống đưa vào bài vẽ
6
9
15
11
26,2
8
trang trí ( nâng cao )
5 Có thể trang trí một hình
6
10
18 71
12
29
cơ bản hoặc một sản
phẩm trang trí ứng dụng
( khăn tay, tường nhà...)
từ họa tiết được học



20
trong sách và thực tế.
Bảng kiểm tra mức độ học tập của học sinh lớp 6 cuối năm học 2020 - 2021
Đối với học sinh lớp 7 của năm học này đã biết vận dụng họa tiết hoa văn
dân tộc Thái, Mường trong trang trí đường diềm trên chính ngơi trường của các
em đang học tập (Ảnh Phụ lục: Học sinh khối 6,7,9 trang trí trống, sân khấu,
chậu cảnh, bậc tam cấp.... ).
.Trên đây là bảng kết quả học tập của học sinh đơn vị tôi công tác, năm
học 2020 - 2021. Việc áp dụng đề tài “Vận dụng hoa văn trên thổ cẩm dân tộc
Thái, Mường trong dạy vẽ trang trí mơn Mĩ thuật 6 Trường THCS & THPT
Bá Thước” đã thu được những kết quả khả quan. Qua bảng thống kê cho thấy so
với kết quả khảo sát ban đầu đã có số lượng lớn học sinh rất hứng thú với môn
học, con số học sinh không hứng thú đã được đẩy lùi. Các em u thích mơn
học, tự tin và yêu sáng tạo nghệ thuật cũng như biết vận dụng bài học vào thực
tiễn nhiều hơn, chất lượng học tập và thực hành trong cuộc sống ngày một tốt
hơn,
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình cơng tác thực tế của bản thân và q trình thực hiện đề tài
“Vận dụng hoa văn trên thổ cẩm dân tộc Thái, Mường trong dạy vẽ trang trí
mơn Mĩ thuật 6 Trường THCS & THPT Bá Thước, Thanh Hóa” tơi nhận thấy
để học sinh học tốt bài Vẽ trang trí thì giáo viên có thể thực hiện một số cách
sau:
Giáo viên linh hoạt trong tổ chức không gian lớp học, nội dung bài học,
giao nhiệm vụ học tập và sát sao trong đánh giá quá trình hoạt động của học
sinh.
Yêu cầu học sinh chủ động nêu ý tưởng tổ chức hoạt động để cùng tìm
hiểu bài học, làm việc tích cực, hợp tác hoặc độc lập sáng tạo để hồn thành mục

tiêu từ dễ đến khó.
Nghiêm túc và kỷ luật nhưng thân thiện, gần gũi với học trò, nhất là các
em học sinh nhỏ, mới chập chững bước chân vào cấp học mới (lớp 6). Giáo dục
lòng yêu nước đối với học sinh và tổ chức những hoạt động thiết thực, truyền
thụ cảm hứng, tư duy làm nhà khoa học nhỏ tuổi thông qua việc nghiên cứu bài
học một cách bài bản, ngiêm túc.
3.2. Kiến nghị - đề xuất
Qua thực tế giảng dạy, tôi xin phép được đề xuất như sau :
3.2.1. Đối với Nhà trường
Do đặc thù của mơn học nên chúng tơi rất cần một phịng học phù hợp
dành riêng cho bộ mơn. Có đủ tiêu chí về ánh sáng, khơng gian, máy chiếu, bổ
sung giá vẽ và trực quan học tập hằng năm. Nếu được xin đưa vào kế hoạch gần.
3.2.2. Đối với Phòng GD & ĐT Bá Thước, Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Để bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống của dân tộc một cách
thân thiện, cân bằng và hiệu quả, tôi xin được đề nghị các trường học tại địa
phương tạo điều kiện phát huy nét văn hóa truyền thống của quê hương mình
bên cạnh việc tiếp thu giao thoa với nền văn hóa khác, thơng qua các hoạt động


21
giáo dục học tập. Khuyến khích mạnh mẽ học sinh tham gia công tác làm “nhà
khoa học nhỏ tuổi” (một chuyên hiệu hoạt động của Đội TNTP ) trong việc bảo
tồn tinh hoa văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương thông qua những việc làm nhỏ
ở nhà và ở trường trong học tập cũng như khi vui chơi rèn luyện.
Tham mưu với các cấp quản lí, phối hợp các lực lượng xã hội tiếp tục
tuyên truyền về việc tích hợp, vận dụng tinh hoa nghệ thuật truyền thống trong
nghệ thuật trang trí đương đại như trang trí kiến trúc, in ấn, quảng cáo, thời
trang, giáo dục...v.v... Nhất là ở các vùng du lịch văn hóa địa phương.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tế giảng dạy và công
tác của bản thân tôi. Trong quá trình thực hiện đề tài, sẽ khơng tránh được những

thiếu sót, tơi rất mong Hội đồng khoa học giáo dục các cấp xem xét, đánh giá
xây dựng để kinh nghiệm giảng dạy của tơi ngày được hồn thiện hơn, có thể
đóng góp một phần nào đó làm tốt hơn cho cơng tác dạy học tại địa phương nói
riêng, mơi trường giáo dục nói chung. Tơi xin chân thành cảm ơn !

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
......................................................
......................................................
......................................................

Bá Thước, ngày 8 tháng 4 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT


22

là sản phẩm văn hóa, biểu hiện của kỹ thuật lao động thủ cơng gắn liền với trình
độ thẩm mĩ tinh xảo



×