Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học “ KWL” và “ khăn trải bàn” trong dạy học sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.73 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHỐI HỢP HAI KỸ THUẬT DẠY HỌC “KWL” VÀ
“KHĂN TRẢI BÀN” TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11

Người thực hiện
Chức vụ
SKKN thuộc môn

: Bùi Thị Hằng
: Giáo viên
: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu . ………………………………………………………………...1
1.1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………....1
1.2.Mục đích ngiên cứu………………………………………………………….2
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….2
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………....2
Phần 2: Nội dung sáng kiến khinh nghiệm……………………………………....3
2.1.Cơ sở lí luận………………………………………………………………….3
a. Khái quát về kỹ thuật dạy học...…………...………………………………….3
b. Kỹ thuật dạy học KWL...…...…………………………………………………3


c. Kỹ thuật dạy học khăn trải bàn.....…………………………………………….4
d. Các bước tổ chức thực hiện…………………………………………………...4
2.2.Thực trạng dạy học sinh học ở trường THPT………………………………..5
2.3. Sử dụng phối hợp 2 kỹ thuật dạy học “KWL” và “ khăn trải bàn” trong bài “
Sinh sản vơ tính ở động vật”……….……………………………………………5
a. Giáo án soạn theo hình thức tổ chức dạy học lớp-bài sử dụng kỹ thuật dạy học
truyền thống….………………………………………………………….………5
b. Giáo án soạn sử dụng kỹ thuật dạy học KWL kết hợp với kỹ thuật dạy học
khăn trải bàn…………..…………………………………………………….....10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm………………………………………17
3. Kết luận……………………………………………………………………...19
Tài liệu tham khảo.
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng SKKN Ngành GD huyện, tỉnh và
các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Phụ lục.


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay sách giáo khoa
bậc trung học phổ thông đến khối lớp 12 ở tất cả các mơn học. Trong đó, nội
dung chương trình của sách giáo khoa được biên soạn với tinh thần đổi mới
phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, nhằm phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh khi lĩnh hội tri thức.
Môn Sinh học là một mơn khoa học có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc
sống, nghiên cứu về các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với
môi trường. Riêng chương trình Sinh học 11 tập trung nghiên cứu về sinh học cơ
thể thực vật và động vật. Bao gồm các nội dung: chuyển hóa vật chất và năng
lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật và động vật. Khi
nghiên cứu các nội dung này, học sinh có thể tự giải thích được những vấn đề cơ

bản trong tự nhiên. Nếu sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp sẽ
tạo được hứng thú cho học sinh trong việc học tập. Nhưng nếu người dạy khơng
có phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp theo hướng cho học sinh tìm tịi
khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động mà sử
dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học
sinh. Vì đây là những nội dung tuy gắn liền với thực tiễn đời sống, nhưng cũng
không phải là nội dung đơn giản. Trong khi đó, trường THPT Quan Hóa là một
trường ở khu vực miền núi nên có những khó khăn nhất định trong học tập. Vì
vậy, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng.
Qua một thời gian dạy học Sinh học tại trường THPT Quan Hóa tơi cũng
thấy rõ được thực tế đó, và đặc biệt hơn là đối với một môn đặc thù như mơn
sinh học thì càng phải tìm ra những phương pháp, kỹ thuật dạy học mới để lôi
cuốn học sinh và làm cho học sinh u thích mơn học.
Xác định được nhiệm vụ trên, tơi đã tìm hiểu một số kỹ thuật dạy học làm
các em hứng thú và u thích mơn học hơn. Trong số những kỹ thuật tôi đã thực
hiện, trong đề tài này tôi xin được trình bày việc:
Sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học “ KWL” và “ khăn trải bàn” trong
dạy học sinh học 11.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Sử dụng phối hợp 2 kỹ thuật dạy học “KWL” và “ khăn trải bàn” khi giảng
dạy mơn sinh học 11 nhằm:
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh liên hệ nội dung học tập với thực tiễn đời sống.
- Tạo cho học sinh hứng thú học tập và u thích mơn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ thuật dạy học: KWL và khăn trải bàn.

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu tài liệu và các cơng trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của các tác giả: Nguyễn Văn Cường (một
số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường PHPT); Dự án
PTGD THPT, Hà Nội, 2006 (đổi mới phương pháp dạy học THPT); Tìm
hiểu trên internet (10 kỹ thuật dạy học tích cực-ETEP) cùng với tài liệu tập
huấn modun 2 về xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển
phẩm chất năng lực học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình sinh học 11 (Phần sinh
sản ở thực vật và động vật).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng kỹ thuật dạy học “KWL” và “khăn trải bàn” khi thực hiện nội dung bài
“ Sinh sản vơ tính ở động vật – Sinh học 11” theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của học sinh.
- Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
b. Thực nghiệm sư phạm:
Sử dụng phương pháp đối chứng , phiếu thăm dò.
- Sử dụng 2 kỹ thuật dạy học khác nhau áp dụng cho 2 lớp có lực học đồng
đều nhau:
Lớp 1 (11A3): Sử dụng phối hợp 2 kỹ thuật dạy học “ KWL” và “ khăn trải
bàn” (lớp thực nghiệm).
Lớp 2 (11A2): Sử dụng kỹ thuật dạy học truyền thống (lớp đối chứng).
- Giáo viên nhận xét
- Phát phiếu thăm dò cho lớp 2 để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học ưu
việt nhất, gây đựơc hứng thú cho học sinh nhiều nhất.
* Phạm vi áp dụng : Đề tài này đã áp dụng có hiệu quả cho đối tượng là học
sinh khối 11 tại trường THPT Quan Hóa– Thanh Hố.


2


* Giới hạn đề tài: Trong đề tài này tôi chỉ trình bày sự phối hợp 2 kỹ thuật dạy
học KWL và khăn trải bàn ở nội dung bài 44- Sinh học 11: “ Sinh sản vơ tính ở
động vật”
* Xử lý số liệu:
- Phân tích định tính: phân tích và khái quát những kiến thức của học sinh thông
qua các bài kiểm tra,qua các kì thi.
- Phân tích định lượng: so sánh bảng điểm giữa 2 lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng từ đó rút ra kết luận.
PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a. Khái quát về kỹ thuật dạy học:
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống, hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp
dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng
phương pháp dạy học (kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại).[5]
Bên cạnh phương pháp dạy học thì các kỹ thuật dạy học cũng có vai trị
khơng kém phần quan trọng nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động dạy học tại
các trường phổ thông.
Trong những năm gần đây, các kỹ thuật dạy học mới đã được vận dụng nhiều
trong q trình giảng dạy các mơn học cơ bản ở trường phổ thơng và mang lại
những tín hiệu khả quan. Theo đó, các kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh
phát huy được sự tham gia chủ động vào q trình học tập, kích thích tư duy,
sáng tạo và cộng tác làm việc của từng em, giúp nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ
dạy học, giúp học sinh có hứng thú hơn trong việc lĩnh hội tri thức. [4]
b. Kỹ thuật dạy học “KWL”:
KWL vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt

đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài học, thông
tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó, học sinh nêu lên danh
sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề, những câu
hỏi đó được ghi vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc đọc xong, các
em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W, những thông tin này sẽ được ghi nhận
vào cột L.[2]; [3]
* Ưu điểm [5]; [6]:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi những điều các em cần học có liên
quan trực tiếp đến nhu cầu về kiến thức của các em.
- Giúp học sinh dần hình thành khả năng tự định hướng học tập và nắm được
cách học giúp nâng cao hiệu quả học tập.
- Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các
hoạt động kế tiếp.
- Hình thành và phát triển thói quen tự giác, tích cực, độc lập.
- Hình thành và phát triển một số kĩ năng: Tự học, tự nghiên cứu, ...
* Hạn chế [5]; [6]:
3


- Biểu đồ cần phải được lưu giữ cẩn thận sau khi hồn thành 2 bước K và W,
vì bước L có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể tiếp tục thực hiện.
c. Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”:
Đây là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động
cá nhân và hoạt động nhóm.[2]; [3]
Kỹ thuật này được áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết
học, các học sinh trong nhóm cùng tìm hiểu một chủ đề, sau khi các nhóm hồn
tất cơng việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả
lớp cùng nhận xét.[2]; [3]
* Ưu điểm [2]:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân với tập thể .
- Giúp hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, vì mỗi học sinh phải đưa ra ý kiến
của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, gỏi.
- Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
- Giúp giáo viên quản lý được ý thức và kết quả làm việc của mỗi học sinh.
- Hình thành ở học sinh các kỹ năng: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề,...
* Hạn chế :
- Chỉ thực hiện có hiệu quả ở những lớp có số lượng học sinh của lớp học
khơng được q đơng.
Qua những ưu điểm và hạn chế của 2 hình thức trên, tôi đã mạnh dạn sử dụng
kết hợp 2 kỹ thuật dạy học này nhằm phát huy những ưu điểm của chúng trong
quá trình dạy học.
d. Các bước tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị
+) Về phía giáo viên:
Ở tiết học trước đó, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ (mỗi nhóm 9 học
sinh), yêu cầu học sinh từng nhóm tìm hiểu về chủ đề sẽ tìm hiểu tiếp theo và
nêu ra những kiến thức đã biết về “sinh sản vơ tính” và những điều muốn biết về
“sinh sản vơ tính ở động vật”. (Do chỉ thực hiện nội dung bài này trong 1 tiết
học nên có thể cho học sinh chuẩn bị trước những nội dung ở cột K và cột W để
tiết kiệm thời gian).
Chuẩn bị biểu đồ KWL trên giấy A0 (bảng phụ) và phiếu học tập “khăn trải
bàn” cho từng nhóm học sinh.
+) Về phía học sinh:
Trên cơ sở đã được học bài “sinh sản vơ tính ở thực vật”, học sinh ghi ra
những kiến thức đã biết về “sinh sản vơ tính” và những điều muốn biết về “sinh
sản vơ tính ở động vật”.
- Bước 2: Tiến hành hoạt động dạy-học
+) Bắt đầu tiết học, giáo viên kiểm tra tình hình chuẩn bị của từng nhóm
bằng cách treo biểu đồ KWL và yêu cầu đại diện học sinh của từng nhóm nêu ý

kiến vào 2 cột K và W .
+) Dựa vào những nội dung mà các nhóm đã nêu ở cột K và W giáo viên dẫn
dắt học sinh vào nội dung bài học.
4


+) Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm bằng kỹ thuật dạy học “khăn trải
bàn” theo hướng dẫn trong phiếu học tập.
+) Học sinh tham gia trao đổi, thảo luận.
- Bước 3: Nhận xét, tổng hợp nội dung kiến thức, định hướng cho những
nội dung mở rộng
Giáo viên đánh giá nội dung hoạt động của các nhóm và những ý kiến phát
biểu.
Sau khi tìm hiểu xong nội dung bài học, giáo viên cho học sinh điền tiếp
những điều đã học được vào cột L của biểu đồ nhằm giúp học sinh chủ động hệ
thống kiến thức.
Nhận xét tinh thần, thái độ làm việc chung của tập thể và riêng của các cá
nhân.
Tổng kết và nêu lên một số vấn đề cho học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ.
2.2. Thực trạng dạy học sinh học ở trường THPT:
Môn sinh học là mơn học có nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống, đặc
biệt là phần sinh học cơ thể, nên khi học nội dung này học sinh dễ liên hệ với
thực tế để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Cùng với thuận lợi đó, mơn Sinh học ở các trường THPT nói chung và tại
các trường miền núi nói riêng lại có khó khăn là có rất ít học sinh lựa chọn môn
Sinh học để thi tốt nghiệp cũng như thi đại học, do có nội dung kiến thức bài tập
vận dụng khá phức tạp. Mặt khác, tại nhiều trường THPT miền núi học sinh chủ
yếu là con dân tộc thiểu số, có rất ít học sinh có mục tiêu thi đại học mà chủ yếu
các em chỉ có mục tiêu là tốt nghiệp THPT, sau đó đi làm hoặc học nghề dẫn đến
học sinh thường có suy nghĩ buông lõng và xem nhẹ môn sinh học.

Là giáo viên dạy Sinh học tại trường THPT Quan Hóa, tơi nhận thấy rõ
những thuận lợi cũng như khó khăn khi dạy học mơn Sinh học. Từ thực trạng
đó, tơi mạnh dạn “sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học KWL và khăn trải bàn
trong dạy học sinh học 11” , nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh và giúp các
em u thích mơn học này hơn.
2.3. Sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học “KWL” và “khăn trải bàn”
trong bài 44 (tiết 46): “Sinh sản vô tính ở động vật”:
a. Giáo án soạn theo hình thức tổ chức dạy học lớp-bài sử dụng kỹ thuật
dạy học truyền thống [7]; [8]:
TIẾT 46:
SINH SẢN VƠ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Ngày soạn : 20/04/2021
Ngày dạy : 25/04/2021
Lớp dạy : 11A2 (lớp đối chứng)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh :
- Trình bày được khái niệm sinh sản vơ tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
- Nêu được cơ sở tế bào học của sinh sản vơ tính.
- Nêu được ưu điểm , nhược điểm của sinh sản vơ tính ở động vật
5


2.Kỹ năng:
a. Kỹ năng nhận thức:
Rèn luyện kỹ năng: Quan sát,phân tích, tổng hợp, hợp tác,…
b.Kỹ năng sống:
Hình thành ở học sinh thái độ quan tâm đến các hiện tượng của tự nhiên,
từ đó có hành động tích cực để bảo vệ các loài động vật.
II. Phương pháp và phương tiện dạy – học:

1.Phương pháp dạy – học:
Trực quan, hỏi – đáp tìm tịi bộ phận, dạy học hợp tác.(Sử dụng kỹ thuật
dạy học truyền thống).
2.Phương tiện dạy – học: Máy chiếu và các tài liệu liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp học:
Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thu bài báo báo thực hành (2 phút).
3.Trọng tâm:
Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
4.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
- Mục tiêu :
+ Nêu được khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
+ Nêu được điểm chung giữa sinh sản vơ tính ở thực vật và động vật.
+ Trình bày được cơ sở tế bào học của sinh sản vơ tính.
+ Lấy được ví dụ về sinh sản vơ tính ở động vật.
- Thời gian : 7 phút
- Đặt vấn đề : Thông qua nội dung sinh sản vơ tính ở thực vật, chúng ta cùng tìm
hiểu tiếp về sinh sản vơ tính ở động vật để xác định cơ sở khoa học của sinh sản
vơ tính là gì ?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN VƠ TÍNH
- Giáo viên: u cầu học sinh nhắc lại
khái niệm về sinh sản vô tính ở thực
vật.
- Học sinh: Dựa vào kiến thức đã học
để nhắc lại khái niệm về sinh sản vơ

tính ở thực vật.
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài
tập lệnh số 1 – sách giáo khoa để rút
ra khái niệm về sinh sản vơ tính ở
động vật.
- Học sinh: Làm bài tập và rút ra khái * Khái niệm:
niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
- Sinh sản vơ tính là kiểu sinh sản mà
một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá
6


thể mới giống hệt mình, khơng có sự
kết hợp giữa tinh trùng và tế bào
- Giáo viên: Từ khái niệm trên và kiến trứng.
thức đã học, em hãy cho biết điểm
chung giữa sinh sản vơ tính ở động
vật và thực vật là gì?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Cơ sở tế bào học của sinh * Cơ sở tế bào học của sinh sản vơ
sản vơ tính?
tính là phân bào nguyên nhiễm.
- Học sinh: trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Em hãy lấy ví dụ về sinh
sản vơ tính ở động vật?
- Học sinh: lấy ví dụ trong thực tiễn.
- Giáo viên chiếu một số hình ảnh về
sinh sản vơ tính ở động vật (Hình
44.1; 44.2; 44.3; 44.4 phần phụ lục).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật, ưu điểm và

hạn chế của sinh sản vơ tính.
- Mục tiêu:
+ Phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
+ Nêu được ưu điểm và hạn chế của sinh sản vơ tính.
- Thời gian: 20 phút
- Đặt vấn đề: Từ những ví dụ đã nêu, sinh sản vơ tính ở động vật có những hình
thức nào? Các hình thức đó có gì khác nhau?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Giáo viên: Chiếu hình ảnh về các II. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN
hình thức sinh sản vơ tính và u cầu VƠ TÍNH Ở ĐỘNH VẬT :
học sinh quan sát hình rồi cho biết ở
động vật có những hình thức sinh sản
vơ tính nào?
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên.
- Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm
nhỏ, mỗi nhóm 9 học sinh.
- Giáo viên: Giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhóm theo phiếu học tập (thời
gian hoàn thành phiếu học tập 5 phút).
- Học sinh: Quan sát hình và nghiên * Các hình thức sinh sản vơ tính chủ
cứu sách giáo khoa để cùng thảo luận yếu ở động vật là: (Nội dung phiếu
nhóm và hồn thiện phiếu học tập.
học tập số 1 phần phụ lục).
(Hình 44.1; 44.2; 44.3; 44.4 phần phụ
lục).
- Giáo viên: Cho biết những điểm * Điểm gống nhau của các hình thức
giống nhau, khác nhau của các hình sinh sản trên là :
7



thức sinh sản vơ tính ?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.

- Giáo viên: Vì sao các cá thể trong
sinh sản vơ tính lại hồn tồn giống
cơ thể bố mẹ ban đầu ?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Hiện tượng thằn lằn tái
sinh đuôi, tôm, cua tái sinh được chân
và càng bị gãy có phải là hình thức
sinh sản vơ tính khơng ?
Vì sao?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Nghiên cứu thông tin
trong sách giáo khoa và cho biết sinh
sản vơ tính có những ưu điểm, nhược
điểm gì?
- Học sinh: Thảo luận theo nhóm, trả
lời câu hỏi
- Giáo viên: bổ sung và kết luận

- Tạo cá thể mới có bộ NST giống cơ
thể ban đầu
- Có ở động vật thấp
- Dựa trên cơ sở ngun nhân để tạo
ra cơ thể mới (khơng có sự kết hợp
giữa tinh trùng và TB trứng)
* Điểm khác nhau giữa cá hình thức

sinh sản trên: (phần đặc điểm ở đáp án
phiếu học tập số 1 tại phần phụ lục).

- Ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính
ở động vật:
* Ưu điểm :
+ Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có
thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống
nhau trong một thời gian ngắn
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với
mơi trường sống ổn định, ít biến
động, nhờ vậy quần thể phát triển
nhanh.
* Nhược điểm :
Tạo ra các cá thể mới giống nhau và
giống cá thể mẹ về các đặc điểm di
truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống
thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá
thể bị chết, thậm chí tồn bộ quần thể
bị tiêu diệt.

- Giáo viên: Sinh sản vơ tính ở động
vật có gì giống và khác với sinh sản
vơ tính ở thực vật?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng sinh sản vơ tính của động vật vào thực tiễn.
- Mục tiêu :
8



+ Học sinh nêu được nguyên tắc và phương pháp ni cấy mơ và nhân bản vơ
tính.
- Thời gian : 10 phút
- Đặt vấn đề : Từ những hình thức sinh sản vơ tính ở đơng vật, chúng ta có ứng
dụng gì trong thức tiễn?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
III. ỨNG DỤNG CỦA SINH SẢN
VƠ TÍNH TRONG NI CẤY MƠ
VÀ NHÂN BẢN VƠ TÍNH Ở ĐỘNG
VẬT:
1. Ni mơ sống
- Giáo viên: Quan sát hình (hình 44.5 - Cách tiến hành : Tách mô từ cơ thể
phần phụ lục) và cho biết nuôi cấy mô động vật nuôi cấy trong môi trường
tế bào được thực hiện trong điều kiện sinh dưỡng.
nào? Vì sao?
- Điều kiện : Vơ trùng và nhiệt độ
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
thích hợp.
- Giáo viên: Ứng dụng của việc nuôi - Ứng dụng trong y học như nuôi cấy
mô sống?
da để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
da.
- Giáo viên: Tại sao chưa thể tạo được
cá thể mới từ tế bào hoặc mơ của
động vật có tổ chức cao?
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.

2. Nhân bản vơ tính
- Giáo viên: Cho học sinh quan sát - Cách tiến hành: chuyển nhân của tế
hình (hình 44.6 phần phụ lục) và yêu bào xôma vào một tế bào trứng đã bị
cầu học sinh cho biết cách tiến hành lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào
nhân bản vơ tính.
trứng đó phát triển thành phơi.
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên.
- Giáo viên: Nhân bản vô tính có ý - Ý nghĩa của nhân bản vơ tính đối với
nghĩa gì đối với đời sống?
đời sống
- Học sinh: Trả lời câu hỏi.
+ Tạo ra các cá thể mới có bộ gen của
cá thể gốc.
+ Mang lại hi vọng trong việc tạo ra
các mô, cơ quan mong muốn để thay
thế các mô, cơ quan bị hỏng ở người
bệnh.
IV. CỦNG CỐ: (6 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 5 phút (đề và đáp án
chi tiết ở phần phụ lục).
V. Dặn dò
- Giáo viên nhắc học sinh học bài và chuẩn bị bài mới.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
9


Trong q trình học tập vẫn có học sinh có thái độ ỷ lại vào các bạn học khá,
giỏi và chưa thực sự chủ động.
b. Giáo án sử dụng kỹ thuật dạy học KWL kết hợp với kỹ thuật dạy học

khăn trải bàn [1]; [7]; [8]:
Tiết 46:
SINH SẢN VƠ TÍNH NG VT
Thi lng: 1 tit
Ngày soạn: 22/04/2021
Ngy dy: 27/04/2021
Lp dạy: 11A3 (lớp thực nghiệm).
I. Mục tiêu dạy học:
Phẩm chất, năng
Mục tiêu
lực
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh
- Nêu được khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
học
- Trình bày được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
- Nêu được ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính.
- Nêu được ứng dụng của sinh sản vơ tính ở động vật.
- Nêu được bản chất của sinh sản vơ tính.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
- Nêu được điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản vơ
tính ở thực vật với động vật.
- Phân tích được sự khác biệt giữa sinh sản vơ tính với hiện
tượng tái sinh các bộ phận cơ thể.
- Phân tích được các ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính.
Tìm hiểu thế
- Giải thích được vì sao chưa tạo được cơ thể mới từ ni
giới sống
cấy mơ sống của động vật có tổ chức cao.
Vận dụng kiến

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản vơ tính ở động
thức, kỹ năng đã vật để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
học
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp - Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm
tác
nhỏ.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Yêu nước
- Tích cực bạn bè, người thân tham gia bảo vệ mơi trường
để bảo vệ các lồi động, thực vật cũng như bảo vệ môi
trường sống của con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: Chuẩn bị
- Biểu đồ KWL.
- Phiếu học tập cho từng nhóm nhỏ.
- Các hình ảnh có liên quan để trình chiếu.
- Máy chiếu.
10


2. Học sinh:
- Tìm hiểu các thơng tin có liên quan đến sinh sản vơ tính ở động vật.
- Ghi lại những kiến thức đã biết và những kiến thức muốn biết về sinh
sản vơ tính ở động vật. Sau đó, tổng hợp lại theo nhóm trước khi vào tiết
học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kế hoạch dạy học:
Hoạt động học
Mục tiêu Nội dung dạy học Phương Phương

trọng tâm
pháp, kỹ án đánh
thuật
giá
dạy học
chủ đạo
A-Khởi động
Nêu vấn - Nêu được những
- Phương - Học
(5 phút)
đề
kiến thức đã biết và pháp
sinh
muốn biết về sinh
hỏi- đáp đánh giá
sản vơ tính vào cột
- tái
lẫn nhau.
K và W trong biểu
hiện.
- Giáo
đồ KWL.
- Hoạt
viên
động
đánh giá
nhóm.
học
- Kỹ
sinh .

thuật
Thơng
KWL
qua ý
kiến của
học sinh
về sinh
sản vơ
tính.
B- Hoạt Hoạt
- Tìm hiểu - Nêu được khái
- Phương - Học
động
động 1. khái niệm niệm về sinh sản vơ pháp
sinh
khám
(6 phút) sinh sản
tính ở động vật.
trực
đánh giá
phá
Tìm hiểu vơ tính ở - Nêu được các ví
quan.
lẫn nhau.
(Hình
khái
động vật. dụ cụ thể về các
- Kỹ
- Giáo
thành

niệm
- Tìm hiểu nhóm động vật có
thuật hỏi viên
kiến thức sinh sản các nhóm sinh sản vơ tính.
và trả
đánh giá
mới)
vơ tính.
động vật
- Giải thích được cơ lời.
học sinh.
có sinh
sở khoa học của
Thơng
sản vơ
sinh sản vơ tính.
qua câu
tính.
trả lời
- Tìm hiểu
của học
cơ sở
sinh.
khoa học
của sinh
sản vô
11


Hoạt

động 2.
(17 phút)
Tìm hiểu
về các
hình
thức sinh
sản vơ
tính ở
động vật.

C-Hoạt
động
luyện
tập
đánh
giá kết
quả.
(6 phút)

tính.
- Tìm hiểu
đặc điểm
của các
hình thức
sinh sản
vơ tính ở
động vật.
- Tìm hiểu
ưu, nhược
điểm của

sinh sản
vơ tính.

- Trình bày được các
hình thức sinh sản
vơ tính ở động vật.
- Phân biệt được các
hình thức sinh sản
vơ tính ở động vật.
- Nêu được điểm
giống và khác nhau
giữa sinh sản vơ tính
ở thực vật với ở
động vật.
- Phân tích được ưu,
nhược điểm của sinh
sản vơ tính.

- Phương
pháp
trực
quan.
- Phương
pháp
hoạt
động
nhóm.
- Kỹ
thuật
khăn trải

bàn.
- Sử
dụng
phiếu
học tập.
Hoạt
- Tìm hiểu - Trình bày được
- Phương
động 3. ứng dụng cách tiến hành và
pháp
(9 phút) ni mơ
điều kiện của ni
trực
Tìm hiểu sống.
mơ sống.
quan.
về ứng
- Tìm hiểu - Trình bày được
- Phương
dụng của ứng dụng cách thức thực hiện pháp
sinh sản về nhân
nhân bản vơ tính.
hoạt
vơ tính ở bản vơ
- Nêu được ý nghĩa động
động vật tính.
của ni mơ sống và nhóm.
và hồn - Hệ thống nhân bản vơ tính.
- Kỹ
thiện

lại kiến
- Phân biệt được
thuật
biểu đồ
thức của
sinh sản vơ tính với KWL.
KWL.
bài.
tái sinh các bộ phận
cơ thể.
- Hệ thống được
những nội dung đã
học được vào cột L
của biểu đồ KWL.
- Luyện
- Làm được các bài - Phương
tập.
tập về sinh sản vơ
pháp
tính ở đơng vật.
kiểm tra
viết dạng
trăc
nghiệm.
- Kỹ
thuật đặt

- Đánh
giá chéo
hoạt

động của
các
nhóm
thơng
qua nội
dung
phiếu
học tập.

- Học
sinh
đánh giá
lẫn nhau.
- Giáo
viên
đánh giá
học sinh.
Thông
qua câu
trả lời.

- Học
sinh
đánh giá
lấn nhau.
- Giáo
viên
đánh giá
học sinh.
12



câu hỏi.

Thông
qua câu
trả lời.
D- Hoạt
Mở rộng
- Nêu được một số
- Phương - Đánh
động mở
kiến thức. thành tựu trong y
pháp
giá chéo.
rộng.
học về ni cấy mơ trực
(2 phút)
và nhân bản vơ tính. quan.
- Giải thích được vì - Phương
sao chưa thể tạo
pháp
được cá thể mới từ
hỏi-đáp.
tế bào hoặc mô của - Kỹ
động vật có tổ chức thuật hỏi
cao.
và trả
lời.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập:

A- Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Nêu vấn đề.
b. Nội dung: Thực hiện nội dung ở cột K và W của biểu đồ KWL.
c. Sản phẩm học tập:
Ý kiến và câu hỏi của học sinh tại cột K và W của biểu đồ KWL.
K
W
L
(Những điều đã biết về
(Những điều muốn biết
(Những điều học được
sinh sản vơ tính ở động
về sinh sản vơ tính ở
về sinh sản vơ tính ở
vật)
động vật)
động vật- thực hiện ở
cuối tiết học)
d. Cách thức thực hiện:
- Do chỉ thực hiện trong 1 tiết học, nên để tiết kiệm thời gian thì ở tiết học
của tuần trước đó, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 9 học sinh),
giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu nội dung về sinh sản vơ tính. Sau đó,
ghi ra những điều các em đã biết và muốn biết về sinh sản vơ tính ở động
vật vào giấy theo mẫu của biểu đồ KWL. Nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến
của học sinh trong nhóm để trình bày trong tiết học về “sinh sản vơ tính ở
động vật”.
- Giáo viên u cầu nhóm trưởng của các nhóm nêu ý kiến đã tổng hợp từ
các bạn trong nhóm về những điều đã biết và muốn biết về sinh sản vơ tính
ở động vật.
- Đại diện học sinh của nhóm nêu những ý kiến đã tổng hợp (vì trước đó

học sinh đã học bài sinh sản vơ tính ở thực vật, nên các em đã có những
hiểu biết nhất định về sinh sản vơ tính).
- Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến vào cột K và W của biểu đồ KWL trên
bảng phụ.
B- Hình thành kiến thức mới:
13


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vơ tính ở động vật.
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu khái niệm sinh sản vơ tính ở động vật.
- Tìm hiểu các nhóm động vật có sinh sản vơ tính.
- Tìm hiểu cơ sở khoa học của sinh sản vơ tính.
b. Nội dung:
- Nêu được khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
- Nêu được các ví dụ cụ thể về các nhóm động vật có sinh sản vơ tính.
- Giải thích được cơ sở khoa học của sinh sản vơ tính.
c. Sản phẩm học tập:
- Khái niệm về sinh sản vơ tính ở động vật.
- Cơ sở khoa học của sinh sản vơ tính.
- Ví dụ về sinh sản vơ tính ở động vật.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Sinh sản vô tính là gì?
Giáo viên
Học sinh
- Dựa vào những nội dung học sinh
đã nêu cột K và những nội dung học
sinh mong muốn tìm hiểu ở cột W để

dẫn dắt vào nội dung của bài.
- Chiếu câu hỏi trắc nghiệm để học
- Dựa vào những thơng tin đã tìm hiểu
sinh chọn dáp án đúng cho khái niệm và kiến thức tích lũy từ bài sinh sản vơ
về sinh sản vơ tính ở động vật.
tính ở thực vật để lựa chọn đáp án
đúng.
- Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ cụ
thể về sinh sản vơ tính ở động vật.
-Từ khái niệm đã nêu và những kiến - Nêu ví dụ và cơ sở khoa học của sinh
thức các em đã đã học ở bài sinh sản sản vơ tính.
vơ tính ở thực vật. Hãy nêu cơ sở
khoa học của sinh sản vơ tính?
Kết luận:
- Khái niệm: Sinh sản vơ tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc
nhiều cá thể mới giống hệt mình, khơng có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào
trứng.
- Cơ sở khoa học: Dựa trên phân bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia và
phân hóa để tạo ra cá thể mới.
- Ví dụ: Sinh sản vơ tính ở giun dẹp, động vật đơn bào, thủy tức,….
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu đặc điểm của các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính.
b. Nội dung:
- Trình bày được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
14


- Phân biệt được các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.

- Nêu được điểm giống và khác nhau giữa sinh sản vơ tính ở thực vật với
ở động vật.
- Phân tích được ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính.
c. Sản phẩm học tập:
- Nội dung phiếu học tập (khăn trải bàn) về các hình thức sinh sản vơ tính
của động vật.
- Ưu và nhược điểm của sinh sản vơ tính.
- Điểm giống và khác nhau giữa sinh sản vơ tính ở động vật với thực vật.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ (1 phút)
Giáo viên
Học sinh
- Chiếu hình ảnh các ví dụ về sinh sản - Cùng với ví dụ các em đã nêu và
vơ tính ở động vật (hình 44.1, 44.2,
những ví dụ giáo viên chiếu trên máy
44.3, 44.4 phần phụ lục) và yêu cầu
để chuẩn bị tư thế tiếp nhận nhiệm
học sinh nêu các hình thức sinh sản vơ vụ.
tính có trên hình. (trong q trình thực - Quan sát và nêu các hình thức sinh
hiện ln liên hệ với những nội dung
sản vơ tính ở động vật.
có liên quan mà học sinh nêu ở cột W
của biểu đồ KWL).
II. Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
Giáo viên
Học sinh
* Tổ chức hoạt động nhóm:
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm (giữ

nguyên sự phân chia nhóm như phần
khởi động):
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hình thức phân
đơi.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về hình thức nảy
chồi.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hình thức phân
mảnh.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hình thức trinh
sinh.
- Phát phiếu học tập số1 (khăn trải bàn - Quan sát hình ảnh và hồn thành
đã chuẩn bị trước) cho từng nhóm và
phiếu học tập (khăn trải bàn) bằng
hướng dẫn học sinh thực hiện (phiếu
cách: mỗi học sinh nêu ý kiến cá
học tập số 1 cụ thể ở phần phụ lục),
nhân vào vị trí quy định sẵn trên
thời gian thực hiện hoạt động nhóm là phiếu. Sau đó, tổng hợp ý kiến chung
5 phút.
của cả nhóm vào phần trung tâm của
- Quan sát học sinh làm và tư vấn thêm “khăn trải bàn”. (hình ảnh khăn trải
(nếu cần).
bàn chi tiết phần phụ lục).
15


* Tổ chức báo cáo:
- Hướng dẫn từng nhóm báo cáo và
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết
đánh giá chéo giữa các nhóm.

quả phiếu học tập và thảo luận góp ý
- Giáo viên đề xuất các câu hỏi và chốt cho các nhóm khác.
kiến thức cơ bản.
- Trả lời các câu hỏi.
Kết luận: ( nội dung các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật tại đáp án
phiếu học tập số 1 phần phụ lục)
- Ưu, nhược điểm của sinh sản vơ tính ở động vật:
* Ưu điểm :
+ Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp.
+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với mơi trường sống ổn định, ít biến động,
nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
* Nhược điểm :
Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di
truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị
chết, thậm chí tồn bộ quần thể bị tiêu diệt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vơ tính.
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu ứng dụng ni mơ sống.
- Tìm hiểu ứng dụng về nhân bản vơ tính.
b. Nội dung:
- Trình bày được cách tiến hành và điều kiện của ni mơ sống.
- Trình bày được cách thức thực hiện nhân bản vơ tính.
- Nêu được ý nghĩa của ni mơ sống và nhân bản vơ tính.
- Phân biệt được sinh sản vơ tính với tái sinh các bộ phận cơ thể.
c. Sản phẩm của học sinh:
- Cách thức và ý nghĩa của nuôi mô sống và của nhân bản vơ tính.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ (1 phút)
Giáo viên
Học sinh
- Lấy ví dụ sinh sản vơ tính ở động vật
bậc cao trong trường hợp sinh đôi, ba,…
cùng trứng (hình 44.7 phần phụ lục).
- Hướng học sinh vào việc tìm hiểu các - Liên hệ kiến thức để tìm hiểu ứng
ứng dụng của sinh sản vơ tính ở động
dụng của sinh sản vơ tính ở động
vật.
vật.
- Trong q trình thực hiện ln liên hệ
với những nội dung có liên quan mà học
sinh nêu ở cột W của biểu đồ KWL.
III. Ứng dụng
16


Giáo viên
Học sinh
*Tổ chức hoạt động nhóm:
- Giới thiệu các ứng dụng sẽ tìm hiểu.
- Nhắc lại việc phân chia nhóm như cũ.
- Chiếu hình ảnh (44.5, 44.6 phần phụ
- Quan sát hình ảnh và nghiên cứu
lục) và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
tài liệu để hoàn thành phiếu học tập
nhóm (theo hướng dẫn trong phiếu học
(khăn trải bàn).

tập số 2 cụ thể ở phần phụ lục):
+ Nhóm 1 và 3: Tìm hiểu về ứng dụng
ni mơ sống.
+ Nhóm 2 và 4: Tìm hiểu về ứng dụng
nhân bản vơ tính.
- Quan sát học sinh làm và tư vấn thêm
(nếu cần).
* Tổ chức báo cáo:
- Hướng dẫn từng nhóm báo cáo và đánh - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết
giá chéo giữa các nhóm.
quả phiếu học tập và thảo luận góp
- Giáo viên đề xuất các câu hỏi và chốt
ý cho các nhóm khác.
kiến thức cơ bản.
- Trả lời các câu hỏi.
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức
bằng cách yêu cầu học sinh điền những - Điền các nội dung vừa học được
nội dung vừa học được vào cột L của
vào cột L của biểu đồ KWL.
biểu đồ KWL.
- Chủ động hệ thống lại kiến thức.
Kết luận
(nội dung đáp án phiếu học tập số 2 phần phụ lục)
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động 2 và hoạt động 3:( chi tiết tại phần phụ lục)
Hoạt động 4: Luyện tập đánh giá kết quả
* Học sinh làm bài kiểm tra (5 phút) độc lập cá nhân.
- Đảo bài chấm chéo.
- Nhận xét các câu còn làm sai, rút ra nguyên nhân sai, nêu biện pháp khắc
phục.
* Đề kiểm tra 5 phút và đáp án: (chi tiết tại phần phụ lục)

Hoạt động 5: Mở rộng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm các thơng tin về thành tựu của
ứng dụng sinh sản vơ tính của sinh vật vào thực tiễn.
- Giải thích vì sao chưa thể tạo ra cá thể mới từ tế bào hoặc mô của động vật
có tổ chức cao?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua q trình thực nghiệm, tơi đã sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học
trên vào dạy học bài 44. “Sinh sản vơ tính ở động vật”.
Bài này được dạy song song và chéo nhau với 2 loại giáo án ở 2 lớp có số
lượng học sinh khá giỏi ngang nhau:
- Giáo án thực nghiệm: có sử dụng phối hợp hai kỹ thuật dạy học “ KWL”
và “ Khăn trải bàn”
17


- Giáo án đối chứng: sử dụng kỹ thuật dạy học truyền thống.
Sau khi dạy xong bài, tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi (đề kiểm tra 5 phút).
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
- Lớp thực nghiệm(TN): lớp 11A3.
- Lớp đối chứng(ĐC): lớp 11A2.
Lớp

Số
HS
Lớp 11A3 36
TN
Lớp 11A2
ĐC


37

1

2
0

0

0

0

Số học sinh đạt điểm xi
3
4
5
6
7
8
0
0
3
6
10
8
1

1


10

9

5

7

9
7

10
2

4

0

Bảng tổng hợp tần suất
xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Lớp TN (%) 0
0
0
0
8,3 16,7 27,8 22,2 19,4 5,6
Lớp ĐC (%) 0
0
2,7 2,7 27,02 24,3 13,5 18,9 10,88 0
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá
giỏi cao hơn lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình
của lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh lớp thực
nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên nhân
đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập,
tích cực, chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho
khơng khí lớp học sơi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và
nhớ bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm
chú tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử
dụng phương pháp truyền thống nên quá trình làm việc thường nghiêng về giáo
viên.
Khi thực hiện nội dung bài giảng theo hình thức mới, giáo viên cũng có
hứng thú hơn, kích thích giáo viên tìm hiểu và đầu tư hơn về trong công tác
chuẩn bị. Đồng thời, giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh trong trường.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
18


Qua nhiều lần thực hiện kỹ thuật dạy học mới ở những nội dung khác nhau
đã mang lại những kết quả nhất định dù môn Sinh học là một môn học đặc thù.

Số học sinh hiểu bài và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cao dần, khơng
khí học mơn sinh học ngày càng được cải thiện.
Nhiều HS tỏ ra hứng thú hơn trong học tập khi sử dụng các kỹ thuật dạy
học mới.
Tơi tin rằng khơng có kỹ thuật dạy học nào là hiệu quả tuyệt đối, mỗi
người thầy khi dạy khơng chỉ tìm ra phương pháp dạy học hay kỹ thuật dạy học
phù hợp, mà quan trọng hơn là phải truyền đựơc sự đam mê, u thích mơn học
từ đó kích thích khả năng tư duy sáng tạo để HS có thể tự tìm ra những phương
pháp học tập phù hợp để nâng cao kết quả học tập.
SKKN được viết hoàn toàn theo suy nghĩ chủ quan từ cá nhân nên cịn có
những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của đồng
nghiệp để SKKN được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 28 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.

Bùi Thị Hằng

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu tập huấn về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo định
hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
[2]. Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học THPT_ dự án PTGD THPT Hà
Nội 2006.
[3]. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT_dự
án PTGD THPT của Nguyễn Văn Cường.
[4]. Kỹ thuật dạy học tích cực của thạc sĩ Trần Quốc Việt (trường Đại học Sài

Gòn).
[5]. Các kỹ thuật dạy học_ phanchautrinh.hcm.edu.vn
[6]. Một số kỹ thuật dạy học tích cực của Trịnh Xuân Thắng.
[7]. Sách giáo khoa sinh học 11.
[8]. Chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học 11.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Bùi Thị Hằng.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Cẩm Thủy 3.

TT

1

Tên đề tài SKKN

Sử dụng 2 hình thức tổ chức
dạy học “Xêmina” và “Dạy
học theo nhóm” trong dạy
học cơng nghệ 10.

Cấp đánh giá xếp
loại

Kết quả

đánh giá
xếp loại

(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

Cấp tỉnh

Loại C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2017-2018


PHỤ LỤC

Hình thức sinh sản
Phân đơi (nhóm 1)
Nảy chồi (nhóm 2)
Phân mảnh (nhóm 3)
Trinh sinh (nhóm 4)
Ứng dụng
Ni mơ sống (nhóm 1
và 3)
Nhân bản vơ tính

(nhóm 2 và 4)

Phiếu học tập số 1
Cơ chế

Phiếu học tập số 2
Cách thức tiến hành

Nhóm sinh vật

Ý nghĩa

Mơ hình thảo luận theo kỹ thật khăn trải bàn
(số ý kiến cá nhân có thể thay đổi tùy theo việc phân nhóm)


Đáp án phiếu học tập số 1: Các hình thức sinh sản vơ tính ở động vật.
Hình thức sinh
Cơ chế
sản
1. Phân đôi
Dựa trên phân chia đơn giản tế
bào chất và nhân (tạo ra eo thắ
để chia đều nhân và tế bào
chất).
2. Nảy chồi
Dựa trên nguyên phân để hình
thành chồi con. Sau đó, chồi
con tách khỏi mẹ để tạo thành
cá thể mới.

3.Phân mảnh
Dựa trên các mảnh vụn vỡ của
cơ thể, qua nguyên phân để tạo
ra cơ thể mới.
4.Trinh sinh
Dựa trên phân chia tế bào trứng
(không thụ tinh) theo kiểu
nguyên phân nhiều lần tạo nên
cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể
đơn bội.

Nhóm sinh vật
Sinh vật đơn bào và giun
dẹp.
Bọt biển và ruột khoang.

Bọt biển và giun dẹp.
Các loài chân đốt và một
vài lồi cá, lưỡng cư, bị
sat.

Đáp án phiếu học tập số 2: Ứng dụng của sinh sản vơ tính ở động vật
Ứng dụng
Nuôi mô
sống

Cách tiến hành
- Tách mô từ cơ thể động vật.
- Nuôi cấy mô trong môi trường
đủ chất dinh dưỡng, vơ trùng và

nhiệt độ thích hợp.
Nhân bản vơ - Chuyển nhân của tế bào xơma
tính
vào tế bào trứng đã lấy mất nhân.
- Kích thích tế bào trứng đó phát
triển thành phôi.
- Đưa phôi vào tử cung của cơ thể
mẹ khác để phôi phát triển thành
cơ thể mới.

Ý nghĩa
Nuôi cấy da để chữa cho
bệnh nhân bị bỏng da.
- Nhân bản được nhiều
động vật, có ý nghĩa trong
chăn ni.
- Mang lại hi vọng trong
việc tạo ra các cơ quan
mong muốn để thay thế
các cơ quan bị bệnh cho
bệnh nhân.


×