Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN ứng dụng phần mềm skype vào dạy học một số nội dung phần địa lí các vùng kinh tế địa lí 12 nhằm phát triển các nhóm kĩ năng cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.75 KB, 43 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) vào đổi mới giáo dục đang là xu thế tất yếu không thể đảo ngược ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở Việt Nam, ngành giáo dục cũng cần phải thay
đổi tư duy, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, tận dụng tối đa mọi nguồn lực xã hội
để có thể “đi tắt, đón đầu” cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 trong tương lai gần
[1].
Trước tình hình đó, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2025" theo Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, nhằm đón đầu cuộc cách mạng 4.0 trong giáo dục
Thực hiện đề án, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng
CNTT, khơng ngừng tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hiệu quả, nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy và học. Một trong những phần mềm đáp ứng yêu
cầu đổi mới trong thời đại công nghệ 4.0 là phần mềm Skype của Microsoft.
Skype là một trong các phần mềm/ ứng dụng gọi điện và trò chuyện trực tuyến
hiệu quả nhất hiện nay. Skype khơng chỉ góp phần kết nối mọi người với nhau từ
đất nước này đến đất nước khác, từ thành phố này đến thành phố khác thông qua
các cuộc gọi khơng tính phí với chất lượng ổn định hoặc qua các dịch vụ trả phí
nhưng cước phí vơ cùng tiết kiệm mà cịn tạo ra một mơi trường tương tác hiệu
quả.
Chương trình Địa lí 12 THPT nội dung phần "Địa lí các vùng kinh tế" trình
bày về các vấn đề của các vùng kinh tế trong cả nước là nội dung quan trọng và
chiếm trọng số khá lớn trong đề thi THPT Quốc gia (9/40 câu). Để tạo cơ hội
cho HS giữa các vùng miền có điều kiện kết nối, giao lưu, chia sẻ và học hỏi lẫn
nhau, từ đó nâng cao hiệu quả q trình dạy học thì ý tưởng sử dụng phần mềm
Skype hỗ trợ dạy học là một giải pháp mang tính tiên phong và mang lại hiệu
quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Ứng dụng phần


mềm Skype vào dạy học một số nội dung phần "Địa lí các vùng kinh tế" –
Địa lí 12 nhằm phát triển các nhóm kĩ năng cho học sinh" với mong muốn tạo
môi trường học tập tiên tiến dựa trên sự tương tác hiệu quả với các chuyên gia,
với GV và HS ở các vùng khác trong cả nước nhằm nâng cao kiến thức về các
vấn đề của các vùng kinh tế ở nước ta hiện nay đồng thời rèn luyện và phát triển
các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI cho HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn xây dựng những tiết học sôi nổi, tạo hứng thú học tập, kích
thích tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh. Đặc biệt, khi sử dụng sơ đồ tư duy
trong giảng dạy đã tạo nên những ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâu
sắc.
Nghiên cứu vấn đề này nhằm các mục đích cụ thể sau:
1


1. Tăng cường gợi mở, hướng học sinh tập trung vào hoạt động học. Qua đó
giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhận biết các hiện tượng địa lý một
cách trực quan sinh động, từ đó học sinh tích cực chủ động trong lĩnh hội tri
thức.
2. Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng nhằm truyền
đạt kiến thức tốt hơn và việc tiếp thu của học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
3. Các giải pháp đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm của tơi mang tính thiết
thực gắn với bài giảng mơn địa lý lớp 12, chứ khơng mang tính lý luận hay
chung cho nhiều môn học.
4. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm nếu được vận dụng rộng rãi trong dạy
học nó khơng chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà cịn phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, mặt khác còn rèn luyện
kĩ năng quan sát, phân tích tư duy Địa lý lơgic cho học sinh. Đồng thời nó cịn
góp phần trau rồi kiến thức, kỹ năng trong dạy học cho mỗi giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Các kĩ năng thiết yếu giúp cho HS “kết nối” với các nước trên thế giới
- Phần mềm Skype của Microsoft
- Nội dung về Địa lí các vùng kinh tế trong chương trình mơn Địa lí 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu phương pháp của các nhà giáo dục về vấn đề có liên quan đến đề
tài.
- Dựa trên những quan điểm của giáo dục: "Lấy người học làm trung tâm
nhằm phát huy các tố chất và gây hứng thú tiếp nhận kiến thức cho học sinh"
1.4.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc thiết kế và ứng dụng phần mềm Skype vào
dạy học một số nội dung phần "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12 nhằm phát
triển các nhóm kĩ năng cho HS. (Giáo án cụ thể cho 2 vùng: Vấn đề khai thác
thế mạnh ở TDMNBB và Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam
Bộ)
- Tổ chức dạy học cho HS một số lớp có năng lực khá, giỏi tại hai trường
THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm ở một lớp để kiểm chứng các biện pháp sư
phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học.
- Nếu vận dụng các bước theo đúng yêu cầu đề tài nêu ra, sẽ nâng cao chất
lượng bài giảng ở phần: Địa lí các vùng kinh tế – Địa lí 12, gây hứng thú khi
tiếp nhận kiến thức cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và
học mơn địa lý 12 nói chung và phần Địa lí các vùng kinh tế nói riêng.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Đề xuất được quy trình tìm kiếm, kết nối và tổ chức kết nối với các lớp học
trong nước qua phần mềm Skype.
- Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức ứng dụng phần mềm "Skype" vào dạy
2



học một số nội dung phần "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12 nhằm phát triển
các kĩ năng của thế kỉ XXI cho HS.
- Khẳng định tính khả thi, hiệu quả của đề tài thông qua thực nghiệm.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Phần mềm Skype của Microsoft
Skype là một mạng điện thoại Internet ngang hàng được thành lập bởi Niklas
Zennström và Janus Friis. Skype được đánh giá là một trong những ứng dụng
chat tốt nhất hiện nay với đầy đủ các tính năng mà một phần mềm chat cần có
như: nhắn tin, gọi video, gửi dữ liệu, tổ chức họp trực tuyến... Điểm đặc biệt của
Skype là nó có thể sử dụng trên cả hai nền tảng là PC (Personal Computer – máy
tính cá nhân) và điện thoại/máy tính bảng, tức là người dùng không chỉ gọi được
cho nhau trên điện thoại thông qua tính năng gọi điện hay cuộc gọi video mà cịn
có thể gọi từ PC này sang PC khác chỉ cần có kết nối Internet. Skype gồm hai
loại: Skype phiên bản thường và Skype for Business [2].
Để tham gia người dùng cần tải về phần mềm Skype và thiết lập một ID
Skype (tài khoản Skype) hoặc có thể sử dụng cùng một ID để đăng ký trên
website diễn đàn giáo dục của Microsoft: Truy
cập và tìm kiếm các hoạt động học tập hoàn hảo cho các HS, yêu cầu một phiên
kết nối Skype với các diễn giả, các lớp học... Quản trị của website sẽ yêu cầu
các thành viên của cộng đồng trả lời phiên kết nối trong vòng 3 ngày.
Có bốn cách thú vị để đưa thế giới vào lớp học Skype: Virtual Field trips
(Chuyến đi thực tế ảo), Mystery Skype (Bí ẩn Skype), Guest Speaker (Diễn giả
khách mời), Skype lesson (Bài học Skype). (Thầy/cơ có thể tìm hiểu rõ hơn trên
Website: [3].
2.1.2. Các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI
Năm 2002, Tổ chức Đối Tác Cho Giáo Dục Thế Kỷ XXI (Partnership for
21st century learning) đã được thành lập, với các thành viên sáng lập là các tập
đoàn hàng đầu như Apple Computer, Cisco System, Microsoft, AOL Time

Warner… và là đối tác của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ trong việc xác định những kỹ
năng cần thiết trong thế kỷ XXI và khung khổ, mơ hình để giảng dạy trong nhà
trường.
Sau hơn một thập kỷ hình thành, ngày nay Mơ hình giáo dục kỹ năng thế kỷ
XXI này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều tổ chức giáo dục và hệ thống
giáo dục của Mỹ, mang tính định hướng cho việc phát triển những chương trình
giúp các em học sinh được trang bị những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ XXI.
Theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của
Thế kỷ XXI, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century
Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ XXI bao gồm 4 nhóm kỹ
năng mềm chính.

3


- Thứ nhất là nhóm các kỹ năng tư duy như: sức sáng tạo, tư duy phản biện,
kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
- Thứ hai là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm
việc theo nhóm.
- Thứ ba là nhóm kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc như sự hiểu biết các
kiến thức chung về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
- Cuối cùng là kỹ năng sống trong xã hội tồn cầu, bao gồm vấn đề ý thức
cơng dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả
vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa [4].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng ứng dụng phần mềm Skype trong dạy học ở các trường
phổ thông
Skype là một trong các phần mềm/ứng dụng gọi điện và trò chuyện trực
tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Việc ứng dụng phần mềm Skype của Microsoft
vào dạy học tạo điều kiện thuận lợi để HS có thể kết nối và chia sẻ kinh nghiệm

học tập hoàn toàn miễn phí với các nhà giáo dục, các chuyên gia, HS trong cả
nước và tồn thế giới mà khơng giới hạn về khơng gian địa lí.
Tuy nhiên hiện nay việc tìm hiểu, ứng dụng phần mềm Skype vào dạy học ở
các trường phổ thông và tận dụng những ưu việt của công cụ này nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học vẫn cịn là điều vơ cùng mới mẻ. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu
các mơ hình ứng dụng của Skype vào các lĩnh vực khoa học giáo dục cũng đã
chỉ ra những khó khăn nhất định khi áp dụng như: GV chưa được tập huấn, yêu
cầu về năng lực ngoại ngữ, năng lực CNTT, điều kiện CSVC…
Trên địa bàn Thanh Hóa, GV ở các cơ sở giáo dục chưa được tập huấn, tiếp
cận với phần mềm Skype và ứng dụng Skype vào dạy học; điều kiện cơ sở vật
chất tại các cơ sở giáo dục chưa đảm bảo yêu cầu… nên việc đổi mới PPDH
trong nhà trường vẫn chưa có những bước phát triển đột phá và chưa bắt kịp
được với đà phát triển chung của giáo dục thế giới.
2.2.2. Thực trạng dạy học phần "Địa lí các vùng kinh tế" trong chương
trình Địa lí 12 THPT
Qua nghiên cứu, nội dung về Địa lí các vùng kinh tế được trình bày trong
chương trình Địa lí 12 THPT tơi nhận thấy:
Thứ nhất, nội dung kiến thức về các vùng còn còn hàn lâm, nặng về kiến
thức và thiếu sự liên kết, so sánh và liên hệ thực tế giữa các vùng.
Thứ hai, chương trình học cịn chú trọng về học kiến thức, chưa có các tiết
trải nghiệm, ngoại khóa để tạo điều kiện cho HS giao lưu, thảo luận với GV và
HS với các vùng khác trong nước để cùng thảo luận, chia sẻ những vấn đề nổi
bật của địa phương mình sinh sống và quảng bá hình ảnh, thương hiệu của địa
phương mình.
Thứ ba, chưa chú trọng nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng cho HS, đặc biệt là
các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI như: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng CNTT và truyền thơng, kĩ năng sống trong xã hội tồn cầu.

4



Từ những phân tích về lý luận và thực tiễn trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất đề
tài “Ứng dụng phần mềm Skype vào dạy học một số nội dung phần "Địa lí
các vùng kinh tế" – Địa lí 12 nhằm phát triển các nhóm kĩ năng cho học
sinh" với mong muốn góp phần nâng cao kiến thức cho HS về Địa lí các vùng
kinh tế của Việt Nam, quảng bá những nét nổi bật, đặc sản của vùng Bắc Trung
Bộ với các vùng khác trong cả nước. Đặc biệt, trau dồi, rèn luyện các kĩ năng
cần thiết trong thế kỉ XXI, nhất là khả năng sử dụng công nghệ thơng tin, giao
tiếp, thuyết trình...
Vậy làm thế nào để lập được một sơ đồ tư duy? Giáo viên và học sinh cần
chuẩn bị những gì?
2.3. Quá trình thực hiện
2.3.1 Quy trình tổ chức tiết học ứng dụng phần mềm Skype vào dạy học
phần "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12
Sau khi tiến hành thực nghiệm sử dụng phần mềm "Skype" vào dạy học, tôi
xin mạnh dạn đề xuất quy trình minh họa để thầy cơ có thể áp dụng khi thực
hiện dạy học phần "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12 hoặc các chủ đề, các dự
án khác bằng phần mềm Skype.

Sơ đồ quy trình tổ chức tiết học ứng dụng phần mềm "Skype" vào dạy học
Cụ thể:
 Bước 1: Xây dựng chương trình mở

5


Bước này nên thực hiện ở đầu nằm học. Tổ/nhóm chun mơn thảo luận nội
dung có thể kết nối Skype với các vùng, các quốc gia để có kế hoạch thêm hoặc
bớt tiết PPCT ở các nội dung cho phù hợp.
Ví dụ muốn kết nối Skype với HS vùng Đơng Nam Bộ để dạy Bài 39: Vấn

đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ nên chia nội dung này
thành 2 tiết:
- Tiết 1: Học tập qua Skype: Kết nối Skype với các HS Đông Nam Bộ để
thảo luận, chia sẻ về các vấn đề của vùng Đông Nam Bộ đồng thời HS sẽ chia
sẻ, giải đáp các câu hỏi của các bạn vùng Đông Nam Bộ về địa phương Thanh
Hóa nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung.
- Tiết 2: Hệ thống hóa kiến thức Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu ở Đông Nam Bộ.
 Bước 2: Lựa chọn nội dung và lên ý tưởng cho tiết học có thể ứng dụng
phần mềm "Skype" để kết nối với GV và HS trong nước và quốc tế
Thông thường, những tiết học mà HS cần có sự giao lưu, trao đổi, so sánh và
phân tích kiến thức trong và ngồi khơng gian lớp học sẽ thích hợp nhất để sử
dụng mơ hình này. Như vậy có nghĩa là khơng phải tiết học nào cũng thích hợp
để sử dụng mơ hình. Việc thống kê các tiết học có khả năng áp dụng phần mềm
Skype có thể thực hiện ngay trong phân phối chương trình của mơn học hoặc
liên mơn học.
Ví dụ ở nội dung Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi
Bắc bộ có thể kết nối Skype với chuyên gia theo hình thức Guest Speaker hoặc
kết nối với các lớp học của bất cứ tỉnh nào của vùng để thảo luận và chia sẻ về
vấn đề tài nguyên khoáng sản; vấn đề về các loại cây CN, cây dược liệu, rau quả
cận nhiệt và ôn đới hay chia sẻ về những thiên tai của vùng như: Lũ quét, sạt lở
đất, GTVT…
 Bước 3: Đảo tiết học nội dung của địa phương nơi HS ở trước
Để thuận tiện cho các tiết học kết nối Skype, thầy/cơ có thể đảo tiết học về
địa phương các em ở trước (ví dụ ở Thanh Hóa nên học Bài 35: Vấn đề phát
triển KTXH ở Bắc Trung Bộ trước) vì khi kết nối với HS địa phương khác để
học về vùng đó có thể các em ở vùng đó sẽ hỏi về các vấn đề ở địa phương
Thanh Hóa và vùng Bắc Trung Bộ vì thế nếu được học trước hoặc phân cơng
nhiệm vụ tìm hiểu trước sẽ tiện hơn cho q trình chia sẻ, giới thiệu hoặc quảng
bá sản phẩm của địa phương mình.

 Bước 4: Tải và cài đặt phần mềm Skype vào máy tính cá nhân
Skype có hai loại: Skype phiên bản thường và Skype for Business. Skype
phiên bản thường là phần mềm miễn phí thầy/cơ có thể tham khảo hướng dẫn ở
link sau:
/> Bước 5: Tìm kiếm các nhà giáo dục, các lớp học phù hợp với nội dung của
tiết học cần kết nối

6


Để tìm kiếm các nhà giáo dục và các lớp học kết nối Skype có nhiều cách.
Có thể kết nối với các lớp học của bạn bè đồng nghiệp mà mình biết dạy ở các
tỉnh hoặc tìm kiếm thơng qua Skype, Facebook... Tuy nhiên tối ưu nhất thầy/cơ
có thể truy cập Diễn đàn giáo dục () để tìm kiếm
các nhà giáo dục trong nước và thế giới phù hợp với nội dung yêu cầu của tiết
học.
- Để kết nối qua Diễn đàn giáo dục của Microsoft trước hết, thầy/cô cần
đăng kí thành viên trên Website:
- Tìm kiếm các lớp học và các nhà giáo dục phù hợp với mục tiêu và nội
dung bài học
 Bước 6: Phân nhóm, hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung để trao đổi qua
Skype liên quan tới chủ đề kết nối
Để tiết học có kết nối Skype mang lại hiệu quả cao, GV cần hướng dẫn các nhóm HS
chuẩn bị đề cương cho buổi kết nối, biên soạn nội dung và hệ thông câu hỏi để trao đổi với
các nhà giáo dục và HS các vùng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm gồm:

1. Người chào hỏi mở đầu và kết
thúc.
3. Nhóm biên soạn câu trả lời và
người trả lời câu hỏi.

5. Nhóm quay phim, ghi hình về buổi
kết nối và đăng tải lên các Website.

2. Nhóm biên soạn hệ thống câu hỏi và
người nêu câu hỏi với đối tác
4. Nhóm kết nối để truyền đạt nội dung
tới người hỏi và người trả lời câu hỏi.
6. Nhóm văn nghệ, ẩm thực chuẩn bị
các tiết mục văn nghệ và ẩm thực của
địa phương để giao lưu với các vùng
 Bước 7: Kết nối với các nhà giáo dục để thảo luận về ý tưởng của buổi học
kết nối thông qua Skype, Facebook, Email, Twitter… hẹn phiên kết nối
Sau khi hẹn phiên kết nối trên trang , thầy/cô
cần thảo luận về ý tưởng, soạn thảo đề cương, phân công nhiệm vụ cho GV và
HS của hai vùng thông qua các các trang mạng xã hội như: Facebook, Skype,
Twitter…
 Bước 8: Kiếm tra, hồn thiện các cơng tác chuẩn bị cho phiên kết nối
Skype
Nhiệm vụ của giáo viên
Nhiệm vụ của học sinh
1. Kết nối thử với GV vùng khác 1. Phân công nhiệm vụ trong buổi kết
trước buổi kết nối chính thức.
nối, kiểm tra lại các nội dung để trao
đổi và các câu hỏi để chơi trị
"Mystery Skype" (Phiên bí ẩn Skype);
"Virtual Field Trips" (Chuyến đi thực
2. GV Chuẩn bị đầy đủ các phương tế ảo hay "Guest Speaker" (Nói chuyện
tiện cho việc kết nối qua Skype:
với diễn giả khách mời)
- Kiểm tra máy tính, kết nối wifi, 2. HS chuẩn bị đầy đủ các phương tiện

loa, máy quay phim, máy chụp ảnh, cho buổi kết nối.
máy chiếu, video clips, webcam,
microphone...
- Kết nối Skype thử trước khi tiết
7


học bắt đầu ít nhất 5 phút.
 Bước 9: Tổ chức kết nối Skype để học tập nội dung đã lựa chọn: Sau khi
tiến hành thực hiện ứng dụng phần mềm "Skype" vào dạy học với nhiều phiên
kết nối với các GV và HS trong cả nước và thế giới [5].
Tơi xin đề xuất một số tiến trình cơ bản để thầy/cơ có thể tham khảo cho lớp học của
mình như sau:

Trình tự
Bước 1:
Kết nối
thử

Bước 2:
Thực
hiện
cuộc gọi

Bước 3:
Kết thúc

Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên kiểm tra các điều
kiện cần thiết để thực hiện

cuộc gọi Skype
- Kết nối thử trước tiết học 5
phút
 Giáo viên chào hỏi và giới
thiệu HS lên bắt đầu cuộc trò
chuyện qua Skype

Hoạt động của học sinh
- Học sinh hoàn thiện các nội dung
chuẩn bị cho buổi kết nối

 Học sinh mở đầu buổi kết nối
- Chào mừng bạn! Tên tôi là ........
và tôi là một học sinh lớp ... trong
lớp của cô/thầy...........ở trường......
- Chúng tôi rất vui mừng có phiên
skype với chúng tơi ngày hơm nay!
Cảm ơn bạn đã kết nối skype với
chúng tôi. Bạn đã sẵn sàng chưa ạ?
 GV quan sát, hỗ trợ HS nếu  HS hai vùng tiến hành trò chuyện
cần
và đặt câu hỏi xoay quanh chủ đề
kết nối
- Chủ động trình bày và trao đổi với
các HS vùng khác thơng qua Skype.
- Tùy từng chủ đề và hình thức của
phiên kết nối Skype mà HS đặt câu
hỏi và trò chuyện với nhau.
- Phản hồi với GV những khó khăn
và vướng mắc trong q trình thực

hiện.
 Giao lưu văn hóa, ẩm thực
- HS hai vùng giới thiệu về địa
phương, trường học của mình, giao
lưu văn hóa của Thanh Hóa và Bắc
Trung Bộ với các vùng kết nối.
Phần này, GV nên hướng dẫn
HS chuẩn bị nội dung giới thiệu
bằng PowerPoint hoặc Sway sau đó
chia sẻ màn hình với các bạn qua
Skype.
 GV chào tạm biệt
 HS kết thúc buổi kết nối

8


kết nối

 GV nhận xét và rút kinh  HS lắng nghe, rút kinh nghiệm, bổ
nghiệm cho HS trong các buổi sung các nội dung đã học được qua
kết nối tiếp theo.
buổi Skype.

2.3.2. Tổ chức thực hiện
Do giới hạn dung lượng sáng kiến nên tôi xin giới thiệu cụ thể 02 giáo án
dạy học nội dung "Vấn đề Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc
bộ" và "Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đơng Nam Bộ" có ứng
dụng phần mềm Skype nhằm phát triển các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI cho
HS.

Tất cả các nội dung còn lại của phần "Địa lí các vùng kinh tế" nói riêng và
các nội dung khác trong chương trình cũng như các bộ mơn khác thầy/cơ hồn
tồn có thể làm tương tự theo mơ hình này.
Giáo án 01: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH
Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
1. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh (HS) phải:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu được vị trí địa lí; phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng
TDMNBB.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của
vùng; một số vấn đề đặt ra trong sử dụng các thế mạnh của vùng.
- Đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong khai thác thế
mạnh của vùng.
1.2. Kỹ năng:
1.2.1 Kĩ năng cứng
- Kĩ năng tìm kiếm, sử dụng có chọn lọc thơng tin hỗ trợ trên sách, báo,
Internet.
- Kĩ năng sử dụng các phần mềm: Microsoft word, excel, powerpoint,
publisher…
- Sử dụng thành thạo các công cụ lưu trữ, tương tác online như Google
Drive, OneDrive, facebook nhóm, facebook trang, OneNote…
- Sử dụng và tạo được bộ câu hỏi khảo sát online Google Docs, Microsoft
Form.
- Sử dụng 1 số trang mạng trực tuyến: canva.com để tạo ảnh, tờ rơi, poster;
youtube.com để tạo các video trực tuyến hoặc lưu trữ, đăng tải các video.
- Sử dụng các phương tiện cơng nghệ: máy tính, máy chiếu...
1.2.2 Kĩ năng mềm
Rèn luyện các kĩ năng mềm: HS phát triển các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ
XXI:
- Kỹ năng giao tiếp: HS có khả năng giao tiếp tốt trong quá trình thực hiện

các nội dung học tập, mở rộng giao tiếp với các HS, GV bên ngoài nhà trường.
9


- Kỹ năng cộng tác: làm việc nhóm, tơn trọng lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm
và công việc chung, đặt mục tiêu của nhóm lên trên mục tiêu của các cá nhân...
- Sáng tạo và đổi mới: khả năng sáng tạo ra các sản phẩm thực tế dựa trên cơ
sở về những kiến thức đã hiểu, phân tích.
- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề: khả năng tổng hợp kiến thức từ nhiều
môn học khác nhau và giải quyết được các vấn đề mang tính thực tế.
- Kỹ năng CNTT và truyền thông: biết cách sử dụng CNTT để hỗ trợ việc
xây dựng kiến thức và sản phẩm của HS được yêu cầu có sử dụng các ứng dụng
CNTT.
- Kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu.
1.2.3 Kĩ năng bộ môn
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc Atlat địa lí Việt Nam để xác định vị trí
của vùng TDMNBB, nhận xét và giải thích sự phân bố các ngành sản xuất nổi
bật.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của TD
MNBB.
- Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các thành phố: Hồ Bình, Thái
Ngun, Điện Biên Phủ...
1.3. Thái độ
- Nhận thức được sự cần thiết và đưa ra các biện pháp để TKNL trong
việc khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện của vùng và các biện pháp để
BVMT.
- Thêm yêu quê hương tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm
túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt vùng TDMNBB.
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, NL

CNTT…
- Năng lực chuyên biệt: NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, NL sử dụng bản
đồ, NL sử dụng BSL...
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu trước về các nội dung để kết nối qua Skype về vùng
TDMNBB.
- Đưa ra một số vấn đề đề HS tham khảo cho buổi thảo luận, trao đổi qua
Skype.
- Kiểm tra trước việc chuẩn bị các nội dung, hỗ trợ HS trong quá trình học
tập.
- Phiếu học tập về các thế mạnh của vùng TDMNBB.
- Atlát Địa lí Việt Nam, SGK, giáo án, một số tài liệu tham khảo khác.
- Liên hệ, hẹn phiên kết nối trên website với
cô Phạm Thị Hải - giáo viên trường THPT Mai Sơn, Sơn La và kết nối thử.
- Máy tính, máy chiếu, loa, webcam, máy ảnh...
2.2. Chuẩn bị của học sinh
10


- Nghiên cứu trước về các nội dung để kết nối qua Skype về vùng TDMNBB
- Chuẩn bị trước một số vấn đề dự kiến sẽ thảo luận, trao đổi với các bạn ở
Sơn La.
- Hoàn thiện các nội dung để giới thiệu về trường, về Thanh Hóa, vùng BTB
trên Sway, PowerPoint; các sản phẩm đặc sản của vùng, địa phương: Nem chua,
bánh gai...
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để khởi động và giao lưu qua Skype.
- At lát Địa lý Việt Nam, SGK, các tài liệu tham khảo liên quan.
- Máy tính, USB, máy ảnh...
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

3.1. Ổn định lớp
3.2. Kiểm tra bài cũ
Thực hiện trong quá trình học bài mới.
3.3 Tiến trình bài học
Nội dung: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ
MIỀN NÚI BẮC BỘ
Tiết 1: Học tập qua Skype với GV, HS vùng TDMNBB
Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị
Mục tiêu:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của các nhóm.
- Hồn tất cơ sở vật chất (loa, máy tính, máy chiếu, camera, micro…) cho
buổi kết nối.
Hình thức: Cả lớp/ Cá nhân
Thời gian: 5 phút
Các
Hoạt động của học sinh (gắn
Hoạt động của giáo viên
bước
với hình thành kĩ năng)
Cơng tác - GV chuẩn bị đầy đủ các - HS chuẩn bị đầy đủ các phương
chuẩn bị phương tiện cho việc kết nối tiện cho buổi kết nối.
qua Skype:
- HS hồn thiện các nội dung để
+ Kiểm tra máy tính, kết nối trao đổi qua Skype.
wifi, loa, máy quay phim, máy
chụp ảnh, máy chiếu, video
clips, webcam, microphone...
+ Kết nối Skype thử trước khi
tiết học bắt đầu ít nhất 5 phút.
- Xem phiếu học tập để định

- GV phát phiếu học tập (vui hướng hình thành kiến thức qua
lịng click vào hyperlink để buổi kết nối Skype.
xem) cho HS.
Kết quả mong đợi từ hoạt động: Hồn thành cơng tác chuẩn bị cho phiên kết
nối Skype chính thức.

11


Hoạt động 2: Chào hỏi, khởi động bằng trò chơi Mystery Skype (Bí ẩn Skype)
Mục tiêu:
- HS chủ động giao tiếp qua Skype với HS ở Sơn La.
- Biết chơi trò chơi Mystery Skype, chia sẻ nhận thức qua trò chơi từ đó
định hướng được những nét nổi bật nhất của vùng TDMNBB.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư phản biện và giải
quyết vấn đề, kĩ năng CNTT và truyền thông, kĩ năng sống trong xã hội
tồn cầu.
Hình thức: Nhóm
Thời gian: 7-10 phút
Các
Hoạt động của giáo
Hoạt động của học sinh
bướ
viên
(gắn với hình thành kĩ năng)
c
- Giáo viên chào hỏi và Học sinh mở đầu buổi kết nối
mở đầu cho buổi kết - Chào mừng bạn! Tên tôi là ........ và tôi là
nối.
một học sinh lớp….. của cô/thầy...........ở

Chà
- Giáo viên giới thiệu trường..............
o hỏi
HS lên bắt đầu cuộc trị - Chúng tơi rất vui mừng có phiên skype với
chuyện qua Skype.
chúng tơi! Cảm ơn bạn đã kết nối. Bạn đã
sẵn sàng chưa ạ?
GV hai bên hỗ trợ HS HS hai tỉnh chơi trò Mystery Skype
trong quá trình kết nối
- HS trường THPT Mai Sơn, Sơn La lần
lượt đưa ra các câu hỏi gợi ý cho HS Thanh
Hóa chơi trị chơi ơ chữ để đốn từ khóa.
- Các nhóm HS ở Thanh Hóa cùng lắng
Phát
nghe, thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý
hiện
và đưa ra từ khóa.
vấn
Kết thúc trị chơi
đề
- HS Sơn La đưa ra ý nghĩa của từ khóa và
vấn đề của phiên học tập qua Skype.
=> Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng sáng tạo, kĩ năng khai thác Atlat
ĐLVN…
Kết quả mong đợi từ hoạt động: Làm nảy sinh hứng thú học tập qua trò
chơi Mystery Skype với HS tỉnh khác. Phát hiện những vấn đề chính khi học tập
về vùng TDMNBB.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các thế mạnh của vùng TDMNBB bằng hình thức

Skype lesson (Bài học Skype)
Mục tiêu:
- HS chủ động giao tiếp qua Skype với HS ở Sơn La.

12


- Hiểu được vị trí địa lí; phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí; các thế
mạnh để phát triển các ngành kinh tế; một số vấn đề đặt ra trong sử dụng các thế
mạnh của vùng.
- Đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề trong khai thác các thế
mạnh của vùng.
- Rèn luyện các kĩ năng mềm, các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI.
- Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc Atlat địa lí Việt Nam để xác định vị trí
của vùng TDMNBB, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất
nổi bật.
Hình thức: Nhóm
Thời gian: 25-37 phút
Các
Hoạt động của
Hoạt động của các nhóm học sinh
bước
giáo viên
(gắn với hình thành kĩ năng)
Thực - GV quan sát, hỗ HS hai vùng tiến hành trò chuyện và đặt câu hỏi
hiện trợ HS nếu cần
xoay quanh chủ đề kết nối
nhiệm
- Mỗi nhóm phân cơng thành viên thực hiện các
vụ

nhiệm vụ:
+ Nhóm biên soạn hệ thống câu hỏi và người nêu
câu hỏi với đối tác.
+ Nhóm biên soạn câu trả lời và người trả lời câu
hỏi.
+ Nhóm kết nối để truyền đạt nội dung tới người
hỏi và người trả lời câu hỏi.
+ Nhóm quay phim, ghi hình về buổi kết nối và
đăng tải lên các Website.
- GV hướng dẫn => Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng
HS sử dụng các giao tiếp.
công cụ để trao - HS sử dụng Atlat ĐLVN, Máy tính cá nhân,
đổi về các chủ đề điện thoại thơng minh... chủ động trình bày và
liên quan.
trao đổi với các HS THPT Mai Sơn (Sơn La)
thông qua Skype về các nội dung:
+ Khái quát chung (Vị trí địa lí, đặc điểm tự
nhiên...)
+ Tiềm năng thủy điện của vùng.
+ Cây CN, cây ăn quả của miền cận nhiệt, ôn
- Hỗ trợ HS sử đới.
dụng các phương + Tiềm năng du lịch của vùng.
tiện CNTT (Máy + Các giải pháp để giải quyết các vấn đề của
chiếu, máy tính, vùng…
micro...)
trong => Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng
quá trình thảo khai thác Atlat ĐLVN, kĩ năng sử dụng các cơng
luận, trình bày ý cụ CNTT và truyền thông, kĩ năng tư duy phản
kiến qua Skype.
biện, kĩ năng giải quyết vấn đề kĩ năng học tập

13


- GV nhấn mạnh
các nội dung về
đặc điểm tự nhiên
đặc trưng của hai
vùng.

suốt đời. Đặc biệt, hình thành và phát triển kĩ
năng sống trong xã hội toàn cầu.
- Phản hồi với GV những khó khăn và vướng mắc
trong q trình thực hiện.
- Trong quá trình kết nối Skype để hình thành
kiến thức, HS vừa tiến hành học tập qua Skype
vừa hồn thành nội dung đã hình thành được vào
phiếu học tập.
=> Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết
vấn đề.
HS hai vùng giao lưu văn hóa (Âm nhạc, ẩm
thực, địa danh nổi tiếng...)
Giao
- Đại diện các nhóm cử thành viên đã phân cơng
- Hỗ trợ HS kịp
lưu
thuyết trình bằng PowerPoint, Sway, Brochure,
thời trong quá
văn
các tiết mục văn nghệ, các sản phẩm ẩm thực...
trình giao lưu.

hóa
=> Phát triển kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng
giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sống trong
xã hội tồn cầu.
- HS Thanh Hóa gửi trị chơi ơ chữ về Thanh Hóa
và vùng Bắc Trung Bộ (BTB) cho các bạn
Kết
TDMNBB nghiên cứu, hoàn thành để chuẩn bị
thúc - GV chào tạm
cho phiên kết nối tiếp theo khi học về Vấn đề
phiên biệt
phát triển KT-XH ở BTB.
kết - GV nhận xét và - HS kết thúc buổi kết nối
nối rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm, bổ sung các nội
dung đã học vào phiếu học tập
=> Phát triển kĩ năng học tập suốt đời.
Vận GV nhắc nhở HS HS về nhà vận dung kiến thức đã học hồn thiện
dụng, các nhóm về nhà các nội dung để tiết sau báo cáo sản phẩm.
mở hoàn thiện nội
rộng dung báo cáo
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- Phát triển các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI cho HS.
- Qua kết nối với HS vùng TDMNBB các em hiểu rõ hơn về vùng
TDMNBB.
- Ghi được ý chính và phiếu học tập.
Tiết 2: Hệ thống hóa về các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi
Bắc bộ (TDMNBB)
Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo sản phẩm
Mục tiêu:


14


- Hiểu và hệ thống hóa kiến thức về các thế mạnh để phát triển các ngành
kinh tế của vùng; phân tích được một số vấn đề đặt ra trong sử dụng các thế
mạnh của vùng.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư phản biện và giải
quyết vấn đề, kĩ năng CNTT và truyền thơng, kĩ năng sống trong xã hội tồn
cầu.
Hình thức: Nhóm
Thời gian: 30 phút
Các
Hoạt động của các nhóm học sinh
Hoạt động của giáo viên
bước
(gắn với hình thành kĩ năng)
Báo - GV lắng nghe các nhóm báo - Đại diện các nhóm sử dụng các
cáo, cáo.
công cụ CNTT như: PowerPoint,
thảo - GV yêu cầu các nhóm dựa vào Sway, Brochure, video clip… để
luận Atlat ĐLVN để trả lời các câu trình bày về các nội dung:
việc hỏi:
thực + Nhóm 1,2:
Nhóm 1,2:
hiện ? Khó khăn lớn nhất của ngành + Vấn đề khai thác, chế biến
nhiệm KTKS của vùng.
khoáng sản và thủy điện của vùng.
vụ
? Ý nghĩa của phát triển ngành + Kinh tế biển.
CN khai thác và chế biến khống Nhóm 3,4:

sản.
+ Trồng, chế biến cây CN, cây
? Ý nghĩa của việc phát triển dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn
thủy điện đối với vùng.
đới.
? Tiềm năng phát triển kinh tế + Chăn nuôi gia súc.
biển của Quảng Ninh.
=> Phát triển kĩ năng hợp tác
? Kể tên các đảo nổi tiếng của nhóm, kĩ năng sử dụng các cơng cụ
vùng.
CNTT và truyền thơng, kĩ năng
+ Nhóm 3,4:
giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo,
? Vì sao vùng có một mùa đơng kĩ năng giải quyết vấn đề.
lạnh? KH đó có thuận lợi và khó
khăn gì cho trồng cây dược liệu
và cây ăn quả.
? Ý nghĩa của phát triển nông
nghiệp đối với vùng
- HS lắng nghe, nghiên cứu Atlat
? Vì sao trâu là động vật phổ ĐLVN, đặt câu hỏi nếu chưa rõ.
biến ở vùng này.
- Đại diện các nhóm khai thác Atlat
? Các giải pháp để phát triển để trả lời câu hỏi của GV và nhóm
ngành chăn ni gia súc của khác.
vùng.
- Ghi chép ý chính vào vở.
- Nhận xét kết quả báo cáo của => Phát triển kĩ năng khai thác
các nhóm.
Atlat ĐLVN, kĩ năng tư duy sáng

- Chốt vấn đề sau khi HS báo tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
cáo, tranh luận.
năng học tập suốt đời.
15


* Tích hợp GV TKNL và
BVMT: Các khống sản hình
thành mất nhiều thời gian, nếu
khai thác nhiều có nguy cơ bị
cạn kiệt. Nên cần có các biện
pháp khai thác và sử dụng hợp
lý và BVMT.
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- HS hiểu được 4 thế mạnh nổi bật trong phát triển kinh tế của vùng.
- Đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề của vùng
TDMNBB.
- Ghi được ý chính vào vở.
Hoạt động 2: Đánh giá tổng kết và lan tỏa sản phẩm
Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức về vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMNBB.
- Đánh giá kết quả và quá trình làm việc của các nhóm.
- Rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.
- Đề nghị khen thưởng cho các cá nhân tích cực.
Hình thức: Cá nhân
Thời gian: 15 phút
Hoạt động của các nhóm học
Các
Hoạt động của giáo viên
sinh (gắn với hình thành kĩ

bước
năng)
- GV trình chiếu bản đồ tư duy hệ - Học sinh lắng nghe, bổ sung
thống kiến thức về vấn đề khai những thiếu sót vào vở.
thác thế mạnh của vùng
TDMNBB. (thông tin phản hồi)
- GV nhận xét về tinh thần, thái độ
Đánh làm việc của các nhóm, các cá
giá
nhân trong q trình thực hiện.
tổng - Cơng bố số điểm của từng nhóm;
kết, lan thưởng điểm cho những cá nhân
tỏa sản xuất sắc, có đóng góp lớn tới
phẩm thành cơng của nhóm mình.
- Đăng tải các sản phẩm lên
- Lựa chọn ra sản phẩm của nhóm OneDrive, Facebook nhóm,
xuất sắc nhất để lưu trong Website Youtube…
của trường, cập nhật sản phẩm lên => Phát triển kĩ năng sử dụng
Youtube, OneDrive.
các công cụ CNTT và truyền
thông.
Khảo - Tiến hành khảo sát HS sau học - HS trình bày những kiến thức,
sát HS tập bằng Skype (vui lòng xem kỹ năng, thái độ có được sau
sau khi Phiếu khảo sát học sinh sau dự khi hoàn thành dự án vào bảng
16


án).
khảo sát.
học tập

- Cùng HS đề xuất ý tưởng học - Đề xuất ý tưởng học qua
qua
vùng Đồng bằng sông Hồng
Skype về vùng Đồng bằng sông
Skype
Hồng.
Kết quả mong đợi từ hoạt động:
- Hệ thống lại kiến thức về vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMNBB.
- Tự đánh giá kết quả và quá trình làm việc, rút kinh nghiệm cho các hoạt
động tiếp theo.
- Ghi được ý chính vào vở.
Giáo án 02: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU
Ở ĐƠNG NAM BỘ
(Do giới hạn sáng kiến nên tơi đã đăng tải file lên địa chỉ OneDrive của tôi.
Thầy cơ vui lịng click vào địa chỉ sau sau: />WetZkr3w6ljH1cv (Hoặc xem tại phần phụ lục)
2.4. Hiệu quả của đề tài
Qua q trình tìm tịi và nghiên cứu, chúng tơi đã tiến hành dạy thực
nghiệm ở 03 lớp thực nghiệm và 03 lớp đối chứng tại hai trường THPT trên địa
bàn huyện Thọ Xuân nhằm khảo sát:
- Sự liên kết các kiến thức về Địa lí các vùng kinh tế với các vấn đề thực
tiễn tại các địa phương.
- Sự biến chuyển về hành vi và nhận thức của HS đối với các vấn đề của
các vùng kinh tế ở địa phương (ở góc độ vi mơ) thơng qua kết nối Skype.
- Sự hình thành và phát triển các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI cho HS.
Kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường
THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
BẢNG: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

m
học


2020
2021

Lớp dạy
Khơng
Ứng
ứng
dụng
dụng
Skype
Skype
12A1
12A4
12A2
12A3
12A3
12A4

Số
HS

Giỏi
Số
lượng

Tỉ lệ
%

Thống kê điểm số

Khá
TB
Yếu
Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Kém

Số
lượng

Tỉ lệ
%

Số
lượng

Tỉ lệ
%

72


10

13,9 43,0 59,7 19,0 26,4

0,0

0,0

0,0

0,0

76

2

2,6

3,0

3,9

0,0

0,0

32

5


15,6 16,0 50,0

34,4

0,0

0,0

0,0

0,0

30

0

0,0

23,3 22,0 73,3

1,0

3,3

0,0

0,0

25,0 32,9 46,0 60,5


7,0

11,0

17


Qua bảng số liệu ta thấy kết quả đánh giá học tập của HS các nhóm lớp
thực nghiệm cao, tỉ lệ khá, giỏi chiếm trên 70%, cao hơn nhiều so với lớp đối
chứng; tỉ lệ trung bình chỉ có 26,4%, khơng có HS yếu, kém. Trong khi tỉ lệ số
HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm lớp đối chứng chỉ có 35%, tỉ lệ trung bình chiếm
hơn 60,5%, HS yếu, kém chiếm 3,9%.
Chúng tôi đồng thời tiến hành khảo sát theo phiếu sau và phỏng vấn HS sau
khi học xong các nội dung phần "Địa lí các vùng kinh tế" có ứng dụng phần
mềm Skype. Kết quả sau khi tiến hành khảo sát thông qua phiếu khảo sát cho
thấy:
- Học sinh được củng cố kiến thức Địa lí các vùng kinh tế, tình yêu quê
hương đất nước và lan tỏa những sản phẩm nổi bật của quê hương tới bạn bè
muôn phương.
- Các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI được hình thành và phát triển, đặc
biệt là kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng CNTT và truyền
thông, kĩ năng sống trong xã hội tồn cầu.
- Học sinh hứng thú với mơ hình mới và có nguyện vọng được tiếp tục học
tập theo mơ hình có ứng dụng phần mềm Skype vào dạy học bộ mơn Địa lí và
các bộ mơn khác.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào cuộc sống, để tham gia vào các
đề tài sáng tạo khoa học công nghệ, thiết kế các sản phẩm công nghệ như:
Brochure, Inforgraphic...
Như vậy, kết quả đánh giá trên cho thấy đề tài đã mang lại nhiều hiệu quả

tích cực, đã hình thành được các kiến thức, kỹ năng, thái độ và phát triển năng
lực cho HS đặc biệt là kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI - những kĩ năng quan
trọng trong thời kỳ hội nhập.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi hoàn thành, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
Đề tài đã tổng hợp và phân tích các nội dung lý luận liên quan đến các kĩ
năng thiết yếu của thế kỉ XXI cho HS, về phần mềm Skype của Microsoft và
ứng dụng phần mềm Skype vào quá trình dạy học một số nội dung "Địa lí các
vùng kinh tế" – Địa lí 12 THPT.
Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT và việc phát
triển các kĩ năng của thế kỉ XXI trong dạy học ở các trường phổ thông, thực
trạng sử dụng phần mềm Skype vào dạy học ở nhà trường nói chung và dạy học
nội dung "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12 nói riêng, từ đó đề xuất quy trình
sử dụng phần mềm Skype vào dạy học một số nội dung phần "Địa lí các vùng
kinh tế" - Địa lí 12 và vào dạy học các bộ môn ở trường THPT.
Qua đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện việc ứng dụng phần mềm
Skype vào dạy học có thể thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh trong
q trình học tập. Đề tài đã thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng
18


kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI, phát triển năng lực, kích thích sự ham học hỏi,
khám phá của HS. Đây là con đường ngắn nhất giúp HS gắn tri thức với hành
động, lý luận với thực tiễn.
Căn cứ vào kết quả thực hiện, có thể kết luận đề tài đã hoàn thành được các
nhiệm vụ và mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực
hiện vẫn cịn những khó khăn về phương tiện vật chất, tài chính, mạng Internet
khơng ổn định và địi hỏi nhiều thời gian về phía GV trong việc tìm kiếm, thảo
luận với các lớp học trong cả nước. Mặt khác, tại phần lớn các trường, HS chưa

ứng dụng phần mềm Skype vào dạy học, chưa thành thạo về CNTT, kĩ năng giao
tiếp còn yếu, kỹ năng sống còn hạn chế nên gặp phải một số khó khăn khi tiếp
cận với mơ hình mới giao tiếp với GV - HS ở các vùng; thời gian HS học thêm
các môn trong trường q nhiều nên khó khăn trong việc bố trí sắp xếp các buổi
học tập sử dụng công cụ CNTT, học tập qua Skype…
Vì vậy, trong quá trình thực hiện địi hỏi người GV phải có trình độ chun
mơn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực cơng nghệ thơng tin, tích cực, yêu nghề; linh
hoạt, biết vận dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học, đồng thời cần có sự chuẩn
bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lơi cuốn được người học tham gia một
cách tích cực và mang lại hiệu quả cao đồng thời cần sự đầu tư, ủng hộ từ phía
Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Có thể nói, việc sử dụng phần mềm Skype vào dạy học một số nội dung
trong phần "Địa lí các vùng kinh tế" – Địa lí 12 là hồn tồn mới mẻ, song từ
thực tế dạy học bản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm đem lại hiệu quả dạy
học rất tích cực khi thực hiện xin mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.
Chắc chắn đề tài cịn thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Hội đồng
khoa học và bạn bè đồng nghiệp đề đề tài hoàn chỉnh hơn.
3.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin đề xuất một số nội dung sau:
3.2.1 Đối với giáo viên
- Cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực bồi dưỡng chun mơn
nghiệp vụ, đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực cho HS đặc biệt
là ứng dụng CNTT và chú trọng phát triển các kĩ năng thiết yếu của thế kỉ XXI
trong dạy học.
- Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo về nội dung và lên kế hoạch tổ
chức phù hợp với nội dung và đối tượng HS. Nâng cao kĩ năng giao tiếp để
thuận lợi hơn khi giao tiếp với các chuyên gia, các GV và HS các vùng trong cả
nước.
- Giáo viên mơn Địa lí nên áp dụng phần mềm này khi dạy về nội dung Địa
lí các vùng kinh tế; các vấn đề KTXH hiện nay và Địa lí khu vực và quốc gia

trên thế giới.
- Giáo viên các bộ mơn khác và Đồn trường có thể áp dụng mơ hình này
để dạy về các nội dung có liên quan hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- GV chủ nhiệm, GV bộ mơn cần tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt
động học tập CNTT và kết nối Skype với HS các vùng, các nước.
19


3.2.2 Đối với Nhà trường
- Khuyến khích, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí cho GV và HS trong
tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức thực hiện các tiết học có ứng dụng
Skype.
- Trang bị thêm máy chiếu, loa, webcam để thuận lợi tổ chức các buổi kết
nối Skype với HS các vùng và nước khác trên thế giới.
- Tạo điều kiện cho GV đổi tiết phù hợp với thời gian của lớp học kết nối
Skype.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động về ứng dụng
CNTT cho GV và HS tham gia. Triển khai các lớp tập huấn, Hội nghị chuyên đề
về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
- Tổ chức cho các tổ chuyên môn xây dựng một số chủ đề dạy học theo
hướng tích hợp khi thiết kế chương trình nội dung SGK nói chung và Địa lí
THPT nói riêng, đặc biệt cho các môn học tự chọn ở các lớp. Sử dụng phần
mềm Skype để tổ chức các cuộc họp chuyên mơn trực tuyến giữa các tổ chun
mơn trong và ngồi nhà trường.
3.2.3 Đối với Sở GD & ĐT, Bộ GD & ĐT
- Thường xuyên tổ chức các Hội nghị chuyên đề, các lớp Bồi dưỡng
chuyên môn về ứng dụng CNTT trong dạy học, về dạy học phát triển năng lực
và kĩ năng cho HS.
- Mời các chuyên gia của Bộ GD và ĐT, của Microsoft Việt Nam về tập
huấn ứng dụng CNTT cho giáo viên.

- Tuyên truyền, vận động GV các trường tham gia sử dụng phần mềm
Skype vào dạy học các bộ mơn đặc biệt là mơn Địa lí, mơn Tiếng Anh...

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Trần Quang Tuấn

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ GD & ĐT: "Bồi dưỡng giáo viên trong thời đại 4.0" (Ban quản lí chương
trình ETEP)
[2]. Sử dụng phần mềm Skype. />[3]. Trang Webite Cộng đồng giáo dục của Microsoft
/>[4]. Giáo dục các kĩ năng của thế kỉ XXI cho HS
/> />[5]. Một số mơ hình và hình thức học tập qua Skype
/> />
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN SỞ GD – ĐT ĐÁNH GIÁ

21


STT


1

2

3

TÊN ĐỀ TÀI

Giải pháp phòng chống bạo lực
học đường cho học sinh tại
trường THPT Lam Kinh
Kinh nghiệm và biện pháp nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức
cho học sinh chậm tiến trường
THPT Lam Kinh
Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học mơn
Địa lí lớp 11

CẤP ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI

KẾT
QUẢ

NĂM HỌC

SỞ GD – ĐT


C

2016-2017

SỞ GD – ĐT

C

2018-2019

SỞ GD – ĐT

C

2019-2020

22


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁC KĨ NĂNG VÀ NĂNG LỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN CỦA HỌC SINH

PHIẾU KHẢO SÁT
KHẢO SÁT VỀ CÁC KĨ NĂNG CỦA THẾ KỈ XXI VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN CỦA HỌC SINH

Required
1.Họ và Tên:
2.Lớp:

3.HS trường:
4.Địa chỉ link facebook:
5.Địa chỉ Email:
6.Số điện thoại:
7.Câu 1: Trước khi được truyền dạy những kiến thức mới, em thích được học
theo kiểu: (chọn một đáp án) Single choice.
a. GV thuyết trình HS nghe hiểu và làm bài tập áp dụng kiến thức mới
b. GV đưa ra một vấn đề, hỗ trợ học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức, HS
tiếp nhận bằng cách tham gia vào hoạt động tự tìm hiểu và tiếp thu kiến thức
c. HS tự tìm hiểu, tự đưa ra giải pháp cho
Other
8.Câu 2: Em cảm nhận như thế nào về hình thức học nhóm? (chọn một đáp
án)
a. Rất thích thú
b. Thích thú
c. Khơng thích thú lắm
d. Hồn tồn khơng thích thú
9.Câu 3: Theo em đâu là nguyên tắc "vàng" của hợp tác nhóm (chọn một đáp
án)
a. Tơn trọng
b. Chia sẻ
c. Lắng nghe nhau
d. Tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe nhau

1


10.Câu 4: Nếu được tổ chức học theo nhóm một cách thường xuyên em sẽ:
(chọn một đáp án)
a. Tham gia nhiệt tình

b. Tham gia vì trách nhiệm
c. Tham gia miễn cưỡng
d. Khơng tham gia
11.Câu 5: Khi tham gia học nhóm em thích đóng vai trị là: (chọn một đáp
án)
a. Nhóm trưởng
b. Thư ký
c. Thành viên tích cực
d. Thành viên bình thường
12.Câu 6: Em đã được nghe (biết) về các kĩ năng trong quá trình học tập
chưa: (chọn một đáp án)
a. Chưa (không biết)
b. Đã biết (được nghe) về các kĩ năng
c. Đã được rèn luyện các kĩ năng trong quá trình học tập
d. Thường xuyên được học và rèn luyện các kĩ năng trong quá trình học tập
13.Câu 7: Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của việc hình thành
các kĩ năng trong quá trình học tập và cuộc sống: (chọn một đáp án)
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Bình thường
d. Khơng quan trọng
14.Câu 8: Theo em những kĩ năng nào là cần thiết trong học tập và cuộc
sống: (chọn nhiều đáp án)
a. Kĩ năng giao tiếp, hợp tác
b. Kĩ năng sáng tạo, đổi mới
c. Kĩ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề
d. Kĩ năng công nghệ thông tin và truyền thông
e. Kĩ năng tự điều chỉnh
15.Câu 9: Trong các giờ học các thầy/cô có chú trọng rèn luyện các kĩ năng
khơng? (chọn một đáp án)

a. Rất chú trọng
b. Chú trọng
c. Thỉnh thoảng
d. Không rèn luyện
16.Câu 10: Trong giờ học em sẽ học tập hình thành các kĩ năng hay tập trung
ghi nhớ kiến thức: (chọn một đáp án)
a. Tập trung hình thành kĩ năng
b. Ghi nhớ kiến thức
17.Câu 11: Nếu được tham gia vào các mơ hình học tập để rèn luyện kĩ năng
em sẽ: (chọn một đáp án)

2


a. Rất mong đợi và hào hứng
b. Hào hứng
c. Bình thường
d. Không hào hứng
18.Câu 12: Thiết bị công nghệ thông tin em đang sử dụng: (chọn nhiều đáp
án)
a. Máy tính cá nhân
b. Máy tính bảng
c. Điện thoại thơng minh
d. Khơng sử dụng
19.Câu 13: Các thiết bị trên có kết nối Internet/Wifi khơng? (chọn một đáp
án)
a. Có
b. Khơng
20.Câu 14: Em biết sử dụng những phần mềm nào trong bộ Microsoft Office
(chọn nhiều đáp án)

a. Microsoft Word
b. Microsoft Excel
c. Microsoft Powerpoint
d. Microsoft publisher
e. Microsoft OneNote
f. Microsoft Sway
21.Câu 15: Em biết ở mức độ nào cách sử dụng mạng Internet để tìm kiếm
thơng tin phục vụ cho việc học tập? (chọn một đáp án)
a. Thành thạo
b. Không thành thạo
c. Cần sự giúp đỡ của người lớn
d. Không biết
22.Câu 16: Các em thường giao tiếp trên Internet bằng những công cụ nào
sau đây: (chọn nhiều đáp án)
a. Skype
b. Email (thư điện tử)
c. Blog
d. Forums (diễn đàn)
e. Facebook
23.Câu 17: Em đã từng giao tiếp trên Internet với các bạn học sinh ở các
vùng khác trong nước chưa? (chọn một đáp án)
a. Nhiều lần
b. Thỉnh thoảng
c. Chưa lần nào
d. Không muốn giao tiếp

3



×