Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN sử dụng phương pháp dạy học theo dự án khi dạy chương III soạn thảo văn bản môn tin học lớp 10 trường THPT lê lợi thọ xuân, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.95 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thơng nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh
vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo, đổi mới thiết bị dạy học, đổi
mới cơ chế quản lí, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá …Tuy
nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều
vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên
trong từng tiết học. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học lại trở thành
vấn đề rất quan trọng và cấp bách. Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh.
Tin học là mơn học có lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc
sử dụng dạy học dựa trên dự án trong môn Tin học là hợp lí và cần thiết. Dạy
học dựa trên dự án đối với môn Tin học cho phép khai thác tối đa ưu thế đặc
điểm nổi bật của môn học và của phương pháp dạy học này. Đây là điều kiện lí
tưởng để khơi nguồn cảm hứng trong hoạt động học tập của học sinh.
Mục đích của việc sử dụng dạy học dựa trên dự án là để khuyến khích học
sinh trải nghiệm việc kết nối các tri thức rời rạc thành một tổng thể mạch lạc.
Các dự án thường thực tế và liên quan đến công việc, đời sống sẽ cho phép học
sinh thấy mối liên hệ và sự liên quan của chúng trong thế giới thực, đồng thời sẽ
tích hợp phát triển các năng lực ngôn ngữ, khoa học, mĩ thuật và tin học của học
sinh. Ngoài việc giúp học sinh kết nối các tri thức rời rạc trong các môn học,
thông qua việc cộng tác với nhau để hồn thành dự án, học sinh có thể phát triển
các năng lực chung như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.


Trong cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển như hiện nay, vào những
lúc rảnh rỗi chúng ta thường có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như điện
thoại hay laptop mà quên đi thói quen đọc sách. Việc đọc sách đem lại nhiều lợi
ích và có ý nghĩa tích cực đến mỗi chúng ta. Từ trước đến nay, thói quen đọc
2

2


sách đã trở thành một nét đẹp văn hóa, giúp chúng ta lĩnh hội nhiều nguồn tri
thức khác nhau trên khắp thế giới. Ngoài việc đem đến nguồn tri thức bổ ích và
bài học thực tế cho cuộc sống, thói quen đọc sách cịn là một hình thức giải trí
và thư giãn cho con người. Mỗi khi bạn cảm thấy bế tắc, chán nản với cuộc sống
này, hãy để những cuốn sách tâm lý xoa dịu cho tâm hồn của bạn. Mỗi cuốn
sách về tâm lý, dạy kỹ năng sống, hay những cuốn sách văn học đều mang sứ
mệnh giúp chúng ta đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, đen tối và thay vào đó bằng
sự lạc quan, sống tích cực, sống tốt và hướng đến chân - thiện - mỹ ở mỗi con
người, thông qua những câu chuyện, bài học sâu sắc, ẩn chứa nhiều bài học và
thông điệp sống ở trong đó. Chính vì vậy việc khơi dậy niềm đam mê đọc sách
và giúp học sinh tìm đến những thú vui cực kỳ hữu ích. Đặc biệt, đại dịch tồn
cầu Covid – 19 vẫn cịn đang diễn biến phức tạp ở nước ta. Mọi người ai nấy
đều chấp hành về việc thực hiện theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phịng chống dịch. Trong thời gian giãn cách xã hội việc đọc sách là thú vui
đơn giản nhất của bản thân, vừa thư giãn đầu óc, đồng thời có thể bổ sung những
bài học, kiến thức bổ ích cho mỗi người chúng ta. Chính vì vậy trong năm học
vừa qua, Đoàn trường THPT Lê Lợi, huyện Thọ Xuân phối hợp với giáo viên
chủ nhiệm các lớp tổ chức phát động “Ngày hội đọc sách” cho tồn thể học sinh
trong tồn trường. Qua đó học sinh có thể viết cảm nhận của mình về cuốn sách
mình u thích nhất.
Từ những lý do trên, với vai trị là một Cán bộ Đồn thanh niên cộng sản

Hồ chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là một giáo viên bộ môn Tin học.
Tôi mạnh dạn lựa chọn phương pháp dạy học theo dự án khi dạy chương III
- Soạn thảo văn bản - môn Tin học 10 (ban cơ bản) tại trường tôi đang công
tác, với tên dự án “Soạn thảo bài thuyết trình về cảm nhận của em về cuốn
sách mình u thích nhất, qua đó tun truyền và khơi dậy niềm đam mê
đọc sách tới mọi người”. Qua dự án, học sinh sử dụng phần mềm soạn thảo
Microsoft word để trình bày văn bản đẹp, khoa học, sinh động, hấp dẫn,… Từ
đó, ngồi việc khơi dậy niềm đam mê đọc sách còn rèn luyện các kỹ năng soạn
thảo văn bản phần kiến thức trong sách giáo khoa và tìm tịi phát hiện, sử dụng
thêm nhiều chức năng khác trong các phiên bản của Microsoft word.

3

3


1.2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
học sinh tại trường THPT đang công tác. Đồng thời, với mong muốn chia sẻ
kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, khi dạy môn Tin học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10, tại trường THPT hiện tôi đang công tác những năm học
trước và hiện tại.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tơi có sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm
soi sáng cho những nhận định chung.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.


4

4


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được sử dụng ở
nhiều nước trên thế giới để chỉ phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Một số phương pháp đạy học tích cực:
- Phương pháp dạy học nhóm.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp day học theo dự án
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học trò chơi.
- Phương pháp dạy học thực hành.
- Phương pháp bàn tay nặn bột.

2.1.2. Phương pháp dạy học theo dự án



Phương pháp dạy học theo dự án là phương pháp dạy học mà học sinh cần
phải thực hiện một nhiệm vụ học tập gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa
lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ học tập này đòi hỏi người học có tính tự lực
cao, khi phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập kế hoạch, thực hiện dự án và
đánh giá kết quả của dự án. Phương pháp này được dạy theo hình thức chia

nhóm.
Phân loại dự án:
- Phân loại theo quĩ thời gian thực hiện dự án:
Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.
Dự án trung bình: thực hiện trong một số ngày (cịn gọi là ngày dự án)







nhưng giới hạn trong một tuần hoặc 40 giờ học.
Dự án lớn: được thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có
thể kéo dài trong nhiều tuần.
- Phân loại theo nhiệm vụ:
Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng.
5

5


Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng,










q trình.
Dự án kiến tạo: tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực
hiện các hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí,
trưng bày, biểu diễn, sáng tác.
- Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập:
Dự án mang tính thực hành: là dự án có trong tâm là việc thực hiện một
nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng
cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất
Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội
dung hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề,
thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn
Ngồi các cách phân loại trên, cịn có thể phân loại theo chun mơn (dự án
mơn học, dự án liên mơn, dự án ngồi mơn học); theo sự tham gia của người học
(dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp…).
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và nhà trường, thư
viện nhà trường được đầu tư mới với hơn 10000 bản sách, gồm nhiều loại sách,
phong phú đa dạng về thể loại như: Sách giáo khoa; sách tham khảo; sách các
loại từ điển; sách khoa học công nghệ; sách văn học nghệ thuật; sách văn hóa xã
hội - lịch sử; Sách truyện, tiểu thuyết; sách tâm lý,… Phịng thư viện rộng rãi
với diện tích hơn 120m2 phịng học, thống mát, có đầy đủ bàn đọc, trang thiết
bị,… thuận lợi cho học sinh có thể đọc sách tại thư viện ngoài giờ học trên lớp.
Ngoài ra học sinh có thể mượn sách mang về nhà đọc và nghiên cứu. Chính vì
vậy thư viện nhà trường luôn thu hút được rất nhiều học sinh đến mượn sách.
- Ngồi ra, thư viện nhà trường cịn được trang bị 15 bộ máy tính mới, có
kết nối mạng phục vụ cho học sinh tra cứu thông tin, học tập trực tuyến, thi trực
tuyến,…

- Phòng thực hành tin học đảm bảo máy tính cho học sinh thực hành và có
thể mượn thực hành ngoài tiết học khi cần thiết.
6

6


- Các công cụ kỹ thuận hiện đại như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại
thơng minh,… ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, giá thành ngày
càng hạ. Vì vậy việc sử dụng mạng internet trở nên rất phổ biến ở giới học sinh.
Hầu hết các em đều biết sử dụng và có những kiến thức cơ bản về các dịch vụ
của mạng internet.
- Các em đều được trang bị những kiến thức cơ bản về máy tính, mạng máy
tính. Vì vậy khả năng tiếp thu những cái mới, những vấn đề thực tiễn rất nhanh.
- Đa số học sinh đều rất năng động và ham học hỏi.
2.2.2. Khó khăn
- Cịn một số học sinh chưa thực sự tích cực trong làm việc nhóm, cịn ỷ lại
nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm.
- Do sĩ số lớp khá đơng nên việc phân nhóm gây khó khăn.
2.3. Các giải pháp thực hiện
Dự án: Soạn thảo bài thuyết trình về cảm nhận của em về cuốn sách
mình yêu thích nhất, qua đó tun truyền và khơi dậy niềm đam mê đọc sách
tới mọi người.


Ý tưởng của dự án: HS sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra



sản phẩm nhằm rèn luyện các kỹ năng soạn thảo văn bản và khơi dậy niềm đam

mê đọc sách cho học sinh trong thời đại hiện nay.
Mục tiêu dạy học:
Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

1. Phẩm chất chủ yếu
u nước

Có ý thức về gìn giữ truyền thống hiếu
học, ham đọc sách vốn có của dân tộc
ta.
Tich cực, chủ động trong việc lan tỏa
tình yêu đọc sách tới những người

7

7


xung quanh
Chăm chỉ

Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch
học tập

2. Năng lực chung
Tự chủ và tự học


Ln chủ động tích cực thực hiện
những cơng việc của bản thân trong
học tập và trng cuộc sống.

Giao tiếp và hợp tác

Biết chủ động đề xuất mục đích hợp
tác để giải quyết một vấn đề do bản
thân và những người khác đề xuất; biết
chọn hình thức làm việc nhóm với quy
mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

Giải quyết vấn đề và sáng tao

Biết thu thập và làm rõ các thơng tin có
liên quan đến vấn đề; lựa chọn được
giải pháp phù hợp nhất.

3. Năng lực Tin học
Ứng xử phù hợp trong môi trường số

Thể hiện ứng xử có đạo đức, văn hóa
và tơn trọng pháp luật.

Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của Tạo được những văn bản thiết thực,
công nghệ thông tin
đáp ứng nhu cầu học tập và đời sống.

8


8


Sản phẩm văn bản đáp ứng được yêu
cầu thực tế, có thơng tin đa dạng,
phong phú, hình ảnh và họa tiết hấp
dẫn được thu thập từ nhiều nguồn dữ
liệu khác nhau.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong Chủ động hợp tác, lựa chọn, sử dụng
học và tự học
phối hợp các thiết bị, cơng cụ và tài
ngun số hóa phục vụ ọc tập và đời
sống.

Các mục tiêu cụ thể về phát triển năng lực Tin học được nêu trong bảng
sau:
Nội dung

Mục tiêu phát triển năng lực tin học

1. Các chức năng cơ bản mà phần mềm Tạo được một số văn bản hữu ích, thiết
soạn thảo cung cấp
thực, đáp ứng nhu cầu học tập và đời
sống.
2. Tìm kiếm thơng tin để giải quyết Chủ động hợp tác, lựa chọn, sử dụng
vấn đề thực tế.
phối hợp các thiết bị, công cụ và tài
nguyên số hóa phục vụ học tập và đời
sống.

3. Thiết kế, soạn thảo bài thuyết trình
về cảm nhận của em về cuốn sách
mình u thích nhất, qua đó tun
truyền và khơi dậy niềm đam mê đọc
sách tới mọi người.
9

- Thể hiện ứng xử có đạo đức, văn hóa
và tơn trọng pháp luật.
- Sản phẩm văn bản đáp ứng được yêu
cầu thực tế, có thơng tin đa dạng,
phong phú, hình ảnh và họa tiết hấp
dẫn được thu thập từ nhiều nguồn dữ
9


liệu khác nhau.
- Chủ động hợp tác, lựa chọn, sử dụng
phối hợp các thiết bị, công cụ và tài
nguyên số hóa phục vụ cho học tập và
đời sống.
Cách tiến hành:



Giai đoạn 1. Chuẩn bị dự án
Xác định chủ đề và mục đích của dự án
Câu hỏi khái quát:
1. Hiện nay, vấn đề đọc sách đang được xã hội quan tâm như thế nào?
2. Cảm nhận của em về cuốn sách em đọc?

3. Lợi ích của việc đọc sách? Tại sao chúng ta nên đọc sách?
Học sinh có thể có những câu trả lời khác nhau, giáo viên định hướng và
dẫn dắt vào chủ đề “ý nghĩa của việc đọc sách” và sử dụng phần mềm soạn thảo
văn bản làm ra sản phẩm tuyên truyền, khơi dậy niềm đam mê đọc sách. Khuyến
khích học sinh sử dụng nhiều chức năng khác nhau trong phần mềm Microsoft
word và phần mềm trình chiếu trong báo cáo thuyết trình bài viết của mình.
Xây dựng kế hoạch thực hiện
Chia nhóm và phân cơng: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm
trưởng và 1 thư kí. Chia nhóm đảm bảo khá tương đồng về điều kiện sử dụng
máy tính của học sinh, số học sinh khá, giỏi và số học sinh có cùng nhóm sở
thích về thể loại sách. Nhóm trưởng lập bảng phân công công việc và bảng đánh
giá kết quả làm việc cho từng thành viên trong nhóm. Thư kí ghi nhật kí hoạt
động của nhóm.
u cầu:
Học sinh đóng vai trị chính là biên tập viên để hồn thành bài thuyết trình
có nội dung cảm nhận của mình về cuốn sách mình yêu thích nhất và khơi dậy
niềm đam mê đọc sách. Mỗi nhóm thống nhất lựa chọn một cuốn sách trong rất
nhiều loại sách trên thư viện để đọc và tự viết ra cảm nhận của mình. Sau đó tập
hợp lại để soạn thảo nội dung chung.
Sản phẩm các nhóm cần đạt được: Soạn thảo bài thuyết trình về cảm nhận
của em về cuốn sách mình u thích nhất, qua đó tuyên truyền và khơi dậy niềm
đam mê đọc sách tới mọi người. Sản phẩm được in ra giấy và được trình chiếu
10

10


trước lớp. Sản phẩm u cầu cần có tính thẩm mĩ, khuyến khích sáng tạo trong
hình thức trình bày.
Trong q trình làm dự án này, tất cả các nhóm đều trải qua các vai sau:

phóng viên, biên tập viên, người giới thiệu sản phẩm.
Phân bổ thời lượng chi tiết:
Thời gian thực hiện

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Tiết: 49 - Bài tập

Giới thiệu dự án: Sử dụng Học sinh lập được kế
phần mềm soạn thảo văn hoạch thực hiện dự án.
bản để tạo ra một sản phẩm
văn bản đáp ứng được nhu
cầu thực tế đặt ra.
Giáo viên gợi ý một số câu
hỏi giúp học sinh lập kế
hoạch, thu thập thông tin,

Giáo viên cung cấp và
thống nhất với học sinh các
tiêu chí đánh giá.

Thời gian ngoài tiết Hỗ trợ học sinh thực hiện
học trên lớp
dự án.
Giáo viên khơng chỉ làm
việc với nhóm trưởng mà
hướng dẫn tồn bộ học sinh
khi có u cầu. Giáo viên

nhận xét và góp ý để hồn
chỉnh kế hoạch của từng
nhóm.

Học sinh thực hiện dự án
theo đúng tiến độ trong
kế hoạch.
Học sinh làm việc theo
nhóm với tinh thần hợp
tác.

Tiết 54, 55- bài tập

Sản phẩm văn bản đáp
ứng được yêu cầu thực tế

11

Báo cáo sản phẩm

11


đặt ra, có thơng tin đa
dạng, phong phú, hình
ảnh và họa tiết hấp dẫn.
Học sinh làm iệc theo
nhóm trên tinh thần hợp
tác.
Dự kiến các tiêu chí đánh giá dự án:

- Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

- Tiêu chí đánh giá cộng tác:

12

12


- Tiêu chí đánh giá sản phẩm:

13

13


- Tiêu chí đánh giá trình bày sản phẩm: (có thể xem xét đánh giá này để
khen/cộng thêm điểm cho nhóm trình bày tốt nhất):
+ Nội dung trình bày đầy đủ, ngắn gọn, đúng chủ đề;
+ Cấu trúc bài trình bày hợp lý, dễ hiểu;
+ Minh hoạ hợp lý, sinh động, hấp dẫn người nghe;
+ Biết tự đánh giá điểm tốt và hạn chế của sản phẩm.
Mỗi tiêu chí đều được đánh giá theo 4 mức (1, 2, 3, 4). Dự kiến khoảng
điểm cho từng mức đạt được, cụ thể như sau:
+ Đạt mức 4 (từ 9 đến 10 điểm)
+ Đạt mức 3 (từ 7 đến 8 điểm)
+ Đạt mức 2 (từ 5 đến 6 điểm)
+ Đạt mức 1 (từ 0 đến 4 điểm)
Điểm kết luận của từng tiêu chí là trung bình cộng điểm của các tiêu
chí:

Điểm nhóm = (điểm giáo viên đánh giá hoạt động nhóm)x20% +(điểm
giáo viên đánh giá sản phẩm)x50%+(điểm trung bình cộng của 4 nhóm đánh
giá sản phẩm)x30%+ Điểm cộng (nếu có)
Điểm cho mỗi học sinh = (điểm nhóm)x50%+(trung bình cộng của điểm
cộng tác do bản thân học sinh và các thành viên trong nhóm chấm)x40%+(điểm
cộng tác do giáo viên chấm)x10%
Giai đoạn 2. Thực hiện dự án
- HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch.
- Thu thập tài liệu: Học sinh mượn sách tại thư viện nhà trường hoặc sách
tại gia đình.
- Mỗi thành viên trong nhóm đọc sách và viết cảm nhận ra giấy.
- Tổng hợp thành bài viết chung của nhóm, soạn thảo và trình bày trên máy
tính thành tệp.
- Sản phẩm nộp về giáo viên gồm: Một file mềm soạn thảo bằng phần mềm
microsoft word và một bản in ra giấy.
- Chuẩn bị phân cơng thuyết trình bằng phần mềm Microsoft Powerpoint
hoặc Microsoft word.
Giai đoạn 3. Báo cáo và đánh giá dự án
- Trình bày sản phẩm dự án
+ Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình cảm nhận của nhóm về cuốn
sách mình đọc, đồng thời thể hiện ý nghĩa của việc đọc sách. Trình bày trước lớp
và có sự hỗ trợ của máy tính có kết nối với tivi tại phòng học.
14

14


+ Cả lớp thảo luận, góp ý về nội dung và cách trình bày văn bản của nhóm
khác.
- Đánh giá dự án

+ Tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau về kết quả làm
việc của từng nhóm theo các tiêu chí đã được thảo luận và thống nhất khi lập kế
hoạch.
+ Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, nội dung và kết
quả của các vấn đề đã được nghiên cứu và trình bày của từng nhóm; Đánh giá về
nội dung (có sự hỗ trợ của giáo viên dạy môn Ngữ văn của lớp); Đánh giá về
trình bày văn bản theo các tiêu chí đã nêu trên;…
2.4. Hiệu quả của giải pháp với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp, nhà trường.
Trong quá trình dạy học, cũng như qua quá trình tìm hiểu thực tế, bản thân
tơi đã cảm nhận được sự tiến bộ và chủ động tìm tịi và tiếp thu kiến thức tốt hơn
ở học sinh các lớp tôi dạy.
Tôi đã trao đổi với các đồng nghiệp về nội dung đề tài mình nghiên cứu và
nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất tốt từ bạn bè, đồng nghiệp mình. Trên cơ sở
thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị đầy đủ phương tiện,
đồ dùng dạy học, tôi đã tiến hành dạy áp dụng đề tài của mình vào các lớp
10A12, 10A13 tại trường THPT nơi tôi đang công tác năm học 2020-2021. Qua
dự án tôi thấy các em học sinh rất hứng thú với dự án này. Ngoài việc các em rất
say mê với việc đọc sách, số lượt mượn sách trên thư viện tăng lên rõ rệt. Từ đó
các em hay say hơn trong học tập và rèn luyện bản thân. Các kỹ năng về soạn
thảo văn bản khá tốt ở các lớp thực hiện dự án.
Một số sản phẩm dự án được in ra giấy của học sinh các lớp thực hiện dự
án (phụ lục).
Để đánh giá về hiệu quả của dự án đối với các kỹ năng, kiến thức của
chương III - Soạn thảo văn bản - môn Tin học 10 (ban cơ bản) tôi kiểm nghiệm
qua kết quả thực hiện Bài tập và thực hành 9 – Bài tập và thực hành tổng hợp
đối với học sinh các lớp thực hiện dự án (10A12, 10A13) và các lớp không thực
hiện dự án (10A6). Kết quả như sau:
- Loại giỏi: HS đạt điểm từ 8 trở lên.
15


15


- Loại khá: HS đạt điểm từ 6,5 đến dưới 8.
- Loại trung bình: HS đạt điểm từ 5 đến dưới 6,5.
- Loại yếu kém: HS đạt điểm dưới 5.

Lớp

Đối
tượng


số

10A6
10A12
10A13

ĐC
TN
TN

42
42
40

Giỏi
Số

lượng
1
15
14

Khá
%

2.39
35.71
35.00

Số
lượng
12
17
14

%
28.57
40.47
35.00

Trung bình
Yếu, kém
Số
Số
%
%
lượng

lượng
24 57.14
5
11.90
10 23.82
0
0
12 30.00
0
0

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy mức độ hứng thú học tập của các em sau
khi được lĩnh hội phương pháp dạy học theo dự án (lớp TN) đã cao hơn rất
nhiều so với lớp không được lĩnh hội phương pháp dạy học theo dự án (lớp ĐC).
Việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án có thể được áp dụng hiệu
quả ở rất nhiều bài dạy trong môn tin học 10, tin học 11, tin học 12.

16

16


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi về phương pháp dạy học theo dự án khi
dạy chương III - Soạn thảo văn bản - môn Tin học 10 (ban cơ bản) tại
trường tôi đang công tác, với tên dự án “Soạn thảo bài thuyết trình về cảm
nhận của em về cuốn sách mình u thích nhất, qua đó tun truyền và
khơi dậy niềm đam mê đọc sách tới mọi người”. Tôi thiết nghĩ ở thời đại hiện
nay, công việc này hết sức cần thiết. Tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên cịn nội

dung chưa được phân tích kỹ, và những nội dung tạm thời phân chia như trên
chỉ mang tính chất tương đối,.
Qua cách phân tích, kết hợp với những dẫn chứng cụ thể, tôi nhận thấy các
em học sinh đều rất hứng thú khi học môn tin học 10. Chủ động trong tìm tịi và
khám phá kiến thức mới.
Trong đề tài này, bản thân tôi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, kiểm
nghiệm qua thực tiễn. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của hội
đồng khoa học khắc phục những hạn chế để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được
hồn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị
Để giúp học sinh có thể học tập theo dự án trong môn Tin học hiệu quả
hơn:
+ Về phía nhà trường: Cần bổ sung, sửa chữa phịng thực hành hằng năm.
Cần bổ sung máy tính mới, tivi trong phòng thực hành, kết nối mạng vào các
máy thực hành.
+ Về phía giáo viên: cần chú trọng hơn nữa nội dung, trao đổi kinh nghiệm
về dạy học theo dự án trong sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn.
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Hoàng Thị Thoan

17

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mạng thơng tin tồn cầu Internet
2. Sách giáo viên Tin học 10
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thơng về dạy học tích cực Bộ giáo dục và đào tạo năm 2018

18

18


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Thoan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi.

T
T

1.

19

Tên đề tài SKKN

Lồng ghép giáo dục
sinh trường THPT Lê Lợi ý
sử dụng game, facebook
mạnh, đúng mức khi dạy
Tin học 10


Cấp
đánh
giá
xếp
loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
học
thức
Sở GD
lành và
ĐT
mơn Thanh Hóa

Kết
quả đánh
Năm
giá xếp học đánh
loại (A, giá
xếp
B, hoặc loại
C)

B

20132014

19




×