Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN rèn luyện kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội 200 chữ cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.14 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI 200 CHỮ CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Doãn Thị Thanh Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HỐ NĂM 2021
1


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong dạy học bộ môn ngữ văn, việc rèn cho học sinh nh ững kỹ năng
viết văn nghị luận xã hội rất quan trọng. Nghị luận xã hội là dạng văn
được sử dụng làm tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh trong suốt ba
năm học trong thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp và tuy ển sinh đ ại h ọc, cao
đẳng. Dạng bài nghị luận xã hội hướng học sinh quan tâm đến nh ững v ấn
đề thiết thực trong đời sống hàng ngày, khuyến khích các em ti ếp cận và đi
sâu vào kho tri thức phong phú của thực tế . Đồng th ời, d ạy ngh ị lu ận xã
hội là luyện cho học sinh kỹ năng bày tỏ quan đi ểm cá nhân tr ước nh ững
sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội ... để từ đó các em có th ể v ừa khám phá
thế giới vừa hồn thiện bản thân mình. Chú trọng việc rèn luyện kỹ năng
nghị luận xã hội còn giúp học sinh cảm thấy h ọc ng ữ văn r ất thi ết th ực,
gần gũi, có tính ứng dụng cao, không xa rời th ực tế cuộc sống, lan man, m ơ


mộng, viển vông như suy nghĩ của một số em.
Tuy nhiên, trong dạy học văn nghị luận xã hội, có nhiều thách th ức đ ối
với học sinh và giáo viên. Học sinh đã quen v ới tư duy văn h ọc, ki ến th ức
về xã hội còn hạn chế. Việc viết văn nghị luận xã hội đòi h ỏi cả giáo viên
và học sinh phải thường xuyên cập nhật kiến thức thực tế trên nhiều lĩnh
vực. Tài liệu tham khảo nghị luận xã hội không nhiều lại rất dễ tr ở nên
lạc hậu. Nhiều học sinh và cả giáo viên khơng chịu khó n ắm b ắt thông tin
để áp dụng trong dạy và học văn nghị luận xã h ội. Điều đó khi ến cho bài
viết của học sinh thường sơ sài, đơn điệu, sáo mòn. Mặt khác, h ọc sinh
cũng chưa chú trọng kĩ năng làm bài, viết văn theo cảm tính trong khi
dung lượng đoạn văn nghị luận xã hội không được quá dài, lại ch ỉ đ ược
viết trong một thời gian ngắn về một vấn đề trong cuộc sống ch ứ không
phải cố định ở một văn bản trong sách giáo khoa... Bởi vậy, nhiều đoạn
văn nghị luận xã hội đã không đáp ứng được các yêu cầu của đề bài.
Trong hơn 20 năm qua, được phân công giảng dạy môn Ng ữ văn THPT,
tôi luôn trăn trở với nghề, luôn mong muốn làm tròn trách nhiệm của
người đưa đò trước các thế hệ học sinh, giúp các em đạt kết quả cao trong
các kì thi, góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng giáo dục Ngữ văn tỉnh nhà.
Do đó, tôi luôn nghiêm túc trong việc giảng dạy, đặc biệt đã chú tr ọng rèn
luyện cho học sinh kĩ năng làm đoạn nghị luận nói chung và đoạn văn ngh ị
luận xã hội nói riêng. Vì đây là vấn đề thiết th ực đối v ới c ả ng ười d ạy và
người học.
Xuất phát từ tầm quan trọng và th ực trạng c ủa vi ệc làm đo ạn ngh ị
luận xã hội ở trường THPT hiện nay, để tạo tiền đề cho việc h ọc và làm
văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã ch ọn nghiên c ứu đ ề tài: “Rèn
luyện kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội 200 chữ cho h ọc sinh THPT”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
2



Nhằm giúp các em có kiến th ức và kĩ năng đ ể viết đo ạn văn ngh ị lu ận
xã hội 200 chữ, giúp học sinh làm tốt phần thi vi ết đoạn ngh ị lu ận xã h ội
trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng hằng năm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về khái ni ệm văn ngh ị lu ận xã h ội,
cách làm và luyện tập hình thành kĩ năng viết đoạn văn ngh ị lu ận xã h ội
200 chữ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu đã đ ược s ử d ụng trong đ ề tài: nghiên
cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; nêu vấn đề, lựa chọn tình huống điều tra
khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê, xử lý số liệu, t ổng h ợp, …
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi tốt nghi ệp THPT môn
Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu c ầu h ọc sinh v ận d ụng
kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 200
chữ.
Dạng đề này địi hỏi học sinh phải có kiến th ức trên nhiều lĩnh v ực c ủa
thực tế đời sống gắn với những trải nghiệm của bản thân. Đồng th ời, các
em phải bộc lộ những ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái đ ộ...c ủa mình
về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận th ức và hành đ ộng)
cho bản thân. Để đáp ứng yêu cầu của đề bài, học sinh còn ph ải n ắm v ững
và vận dụng tốt những thao tác cơ bản của bài văn ngh ị lu ận (nh ư gi ải
thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...), bi ết cách l ựa
chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, biết cách bố cục đoạn văn nghị lu ận
phù hợp.
Trên thực tế, nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc viết đoạn 200 ch ữ
về mặt hình thức. Bố cục, nội dung trọng tâm của đoạn v ẫn ch ưa đ ược
chú trọng … Vì những yêu cầu trên mà rèn luyện giúp cho h ọc sinh có kĩ
năng làm tốt một đoạn văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.

2.2 Thực trạng của vấn đề
- Thực trạng chung: Thực trạng học và nâng cao chất lượng đoạn văn
nghị luận xã hội 200 chữ luôn là một vấn đề được quan tâm trong các
trường THPT nói chung và trường THPT Tĩnh Gia 1 nói riêng. Theo th ống
kê và theo dõi kết quả thi tốt nghiệp THPT của mấy năm gần đây thì ch ất
lượng làm bài mơn Ngữ văn của học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên
phần viết đoạn văn nghị luận xã hội vẫn chưa đạt được số đi ểm nh ư
mong muốn. Ngun nhân chính là do các em cịn thiếu về kiến th ức th ực
tế, còn yếu về kĩ năng nghị luận, trong đó có c ả kĩ năng trình bày và di ễn
đạt.
- Về giáo viên:
3


Mặc dù trong những năm gần đây, các giáo viên đã nắm đ ược cấu
trúc của các đề thi tốt nghiệp THPT ln có u cầu viết đoạn ngh ị lu ận
xã hội 200 chữ. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn cho rằng câu h ỏi ch ỉ
chiếm tỉ lệ điểm trong bài khoảng 20% số điểm nên ch ưa tập trung nhiều
để hướng dẫn học sinh. Bởi vậy, học sinh đi thi vẫn dành hết th ời gian,
công sức cho phần nghị luận văn học dẫn đến đoạn ngh ị lu ận xã h ội
thường chỉ làm qua loa cho có bài, chất lượng khơng đạt u c ầu, đi ểm s ố
không cao.
- Về học sinh.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của kinh tế thị tr ường, học sinh
nghiêng về các khối khoa học tự nhiên, không h ứng v ới môn Ng ữ văn. Vi ết
văn cũng không phải là điều đơn giản, dễ dàng nên các em ng ại h ọc, ng ại
viết. Nếu làm bài thì thích viết dạng bài ngh ị luận văn h ọc h ơn b ởi quan
niệm nghị luận xã hội “khô khan”, không mang lại h ứng thú nên ch ỉ làm
cho có mà khơng tập trung “đầu tư “một cách nghiêm túc công phu nên bài
viết chưa đảm bảo, khơng có sức thuyết phục.

Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng đề tài này vào th ực tế
giảng dạy như sau: Năm học 2019 - 2020.
Lớp


số

12A1
4

40

Số HS không biết Số HS biết cách Số HS làm bài tốt
cách làm bài (1- làm bài ở mức (8-9 điểm)
>4điểm)
trung bình-khá (5>7điểm)
SL
%
SL
%
SL
%
8
20
30
75
2
5

Kết quả trên đây cho thấy một trong những nguyên nhân là học sinh

chưa được rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội t ốt.
Vậy nên việc nâng cao, mở rộng, rèn luyện cho học sinh kĩ năng vi ết văn
nghị luận xã hội là rất cần thiết.
2.3 Một số biện pháp
Vậy để học sinh làm bài tốt kiểu bài này, giáo viên c ần cung cấp cho các
em những kiến thức và hình thành những kĩ năng cơ bản sau:
2.3.1.Kiến thức về đoạn văn và đoạn văn nghị luận xã hội
*Khái niệm đoạn văn ở trường phổ thông hiện nay được hiểu theo
nhiều cách khác nhau:
- Cách hiểu thứ nhất (đoạn ý): Đoạn văn được dùng với ý nghĩa để chỉ sự
phân đoạn nội dung, phân đoạn ý của văn bản. Một văn bản bao g ồm
nhiều đoạn văn: Đoạn mở đầu văn bản, những đoạn khai tri ển văn b ản,
đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn phải có sự hồn chỉnh nh ất định nào đó
về mặt ý, về mặt nội dung. Nhưng thế nào là một nội dung, m ột ý hoàn
4


chỉnh thì khơng có tiêu chí để xác định rõ ràng. Một văn bản, tuỳ theo
người đọc cảm nhận mà phân chia ra thành các đoạn, sự phân chia có th ể
khơng thống nhất giữa những người đọc: có người chia theo ý l ớn, có
người chia theo ý nhỏ. Ý lớn là đoạn bài có hai ho ặc ba ý nh ỏ đ ược khai
triển từ ý lớn, bao gồm hai hoặc ba đoạn văn ngắn, mỗi đo ạn ng ắn đó là
một ý nhỏ, các đoạn này hợp ý với nhau thành một ý lớn; ý nh ỏ là ý đ ược
khai triển từ ý lớn, về mặt nội dung chỉ triển khai theo một ph ương diện,
một hướng cụ thể, mỗi ý nhỏ là một đoạn.
Cách hiểu này khiến cho cách phân đoạn thiếu tính khách quan. V ới
cách hiểu này, diện mạo đoạn văn không được xác đ ịnh ( đoạn văn b ắt
đầu từ đâu, như thế nào, các câu văn trong đoạn có mối liên kết v ới nhau
như thế nào,…) cho nên việc xây dựng đoạn văn tr ở nên khó khăn, ph ức
tạp, khó rèn luyện các thao tác để trở thành kĩ năng kĩ x ảo.

- Cách hiểu thứ hai (đoạn lời): Đoạn văn được hiểu là sự phân chia văn
bản thành những phần nhỏ, hoàn toàn dựa vào dấu hiệu hình th ức: một
đoạn văn bao gồm những câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dịng.
Cách hiểu này khơng tính tới tiêu chí nội dung, c ơ s ở ng ữ nghĩa c ủa
đoạn văn. Với cách hiểu này, việc rèn luy ện xây dựng đoạn văn càng tr ở
nên mơ hồ, khó xác định vì đoạn văn khơng được xây d ựng trên m ột c ơ s ở
chung nào vì hình thức bao giờ cũng phải đi đôi v ới n ội dung, bao ch ứa
một nội dung nhất định và phù hợp với nội dung mà nó bao ch ứa.
- Cách hiểu thứ ba (đoạn văn xét thao cả hai tiêu chí về ý và về l ời): Đo ạn
văn vừa là kết quả của sự phân đoạn văn bản về nội dung ( d ựa trên c ơ s ở
logic ngữ nghĩa) vừa là kết quả của sự phân đoạn về hình th ức ( d ựa trên
dấu hiệu hình thức thể hiện văn bản).
Về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một m ức độ nh ất
định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được m ột cách t ương đ ối
dễ dàng. Mỗi đoạn văn trong văn bản diễn đạt một ý, các ý có m ối liên
quan chặt chẽ với nhau trên cơ sở chung là ch ủ đề của văn bản. M ỗi đo ạn
trong văn bản có một vai trị chức năng riêng và đ ược sắp x ếp theo m ột
trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài c ủa văn b ản
( các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác
nhau), đoạn kết thúc văn bản. Mỗi đoạn văn bản khi tách ra v ẫn có tính
độc lập tương đối của nó: nội dung của đoạn tương đối hồn ch ỉnh, hình
thức của đoạn có một kết cấu nhất định.
Về mặt hình thức, đoạn văn ln ln hồn chỉnh. Sự hồn chỉnh đó
thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn n ằm
giữa hai dấu chấm xuống dịng, có liên kết với nhau về mặt hình th ức, th ể
hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, ch ữ cái đầu đo ạn

5



bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng ch ữ khác trong
đoạn.
*Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
Giới hạn về dung lượng
Sử dụng các thao tác lập luận trong văn ngh ị luận đ ể tri ển khai làm rõ
về một vấn đề
Bố cục đoạn: Chú ý phân biệt đoạn với bài. Có th ể viết đo ạn văn di ễn
dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Học sinh nên viết đoạn văn tổng phân
hợp. Đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết doạn.
Hướng dẫn học sinh xây dựng phần mở đoạn
Đi từ xa đến gần, từ những vấn đề liên quan để dẫn đ ến v ấn đ ề ngh ị lu ận
Hướng dẫn học sinh xây dựng thân đoạn
- Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đ ơn
giản)
- Bàn luận:
+ Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình lu ận, ch ứng minh t ừng
ý lớn, ý nhỏ.
+ Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuy ệt đ ối khơng k ể
chuyện rơng dài, tán gẫu, sáo rỗng)
+ Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, khơng đ ồng tình.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.
Hướng dẫn học sinh viết kết đoạn
- Kết đoạn cũng có thể là phần bài học nhận th ức và hành động ở thân
đoạn.
- Nên kết lại bằng một ý kiến liên quan đến vấn đề, một vài câu th ơ hoặc
một vài câu hát.
2.3.2. Hình thành kĩ năng xác định dạng đề.
- Đề nghị luận xã hội có 2 dạng cơ bản là nghị luận về một t ư tưởng đạo lí
trong xã hội và nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Ngoài ra c ần
chú ý đến dạng đề một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn h ọc.b

- Để xác định đúng dạng đề học sinh cần đọc kĩ đ ề bài, chú ý đ ến nh ững
từ ngữ trọng tâm, then chốt. Khi đã xác định rõ ràng, đúng d ạng đ ề sẽ là
bước đầu tiên giúp các em định hướng được cấu trúc cơ bản c ủa bài làm.
- Xác định được phạm vi vấn đề:
Đề có ph ạm vi r ộng: bàn chung v ề c ả v ấn đ ề
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ c ủa
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành
trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
Đề có phạm vi hẹp : bàn c ụ th ể v ề m ột khía c ạnh c ủa v ấn
đề như ý nghĩa, tác dụng, hậu quả, thực trạng, cách th ức…
Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ c ủa
anh/chị về ý nghĩa của lối sống ở thế chủ động
6


2.3.3. Cách viết kiểu bài nghị luận 200 chữ
Nghị luận xã hội 200 chữ yêu cầu h ọc sinh phải vi ết rất ng ắn g ọn
nhưng đủ ý, triển khai làm rõ được yêu cầu của đề bài. Lưu ý 200 ch ữ
( không phải 200 từ) nhưng nên viết đến khoảng 250 ch ữ, t ương đ ương
hơn 20 dòng trong tờ giấy thi để triển khai ý đầy đủ, sâu sắc h ơn. Nếu là
học sinh khá giỏi sẽ có đất để khoe được kiến th ức sâu r ộng và cách nhìn
nhận, lí giải vấn đề độc đáo của bản thân.
Có thể cụ thể hóa số câu cho từng phần như sau:
- Mở đoạn: 2 câu. Một câu dẫn dắt, một câu nêu vấn đ ề (câu ch ủ đề)
- Thân đoạn:
+ Giải thích: 2 câu ( có thể khơng giải thích từ ngữ mà nêu luôn ý nghĩa c ả
câu)
+ Bàn luận: 10 câu (chú ý lấy dẫn chứng)
+ Mở rộng vấn đề : 2 câu
+ Bài học : 2-3 câu

- Kết đoạn: 2 câu (hoặc có khi gộp ln vào phần bài h ọc)
2.3.4 . Một số ví dụ minh họa
ĐỀ SỐ 1
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành
trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
Triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận th ức và
hành động
* Giải thích: Ý kiến trên đã khẳng định : muốn có được thành cơng thì ph ải
có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được thành công lớn.
* Bàn luận:
Khẳng định ý kiến trên là đúng, bày tỏ thái độ, suy nghĩ v ề ý ki ến b ằng
những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục :
+ Khẳng định tính đúng đắn của câu châm ngôn: T ất cả mọi điều vĩ đ ại
trên thế giới này đều bắt đầu từ những thứ nhỏ bé.
+ Không phải cứ “bước đi” là sẽ vượt được “hành trình ngàn d ặm” (t ức là
có được thành cơng) nhưng muốn thành cơng thì nhất thiết ph ải có nh ững
“bước đi nhỏ bé đầu tiên”.
+ Việc làm, hành động có thể dẫn đến thành cơng hay th ất bại song đi ều
quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm t ừ nh ững thành
cơng hay thất bại đó.
+ Trong cuộc sống có những người biết ước mơ, dám nghĩ, dám làm và đi
đến đích của cuộc hành trình rất đáng ngợi ca; bên cạnh đó, cũng c ần phê
phán những người khơng làm gì cả, khơng đi một bước nào hết, vì th ế,
khơng có được thành cơng thực sự.
* Bài học nhận thức và hành động:
7



Cần làm tốt việc nhỏ để có được thành cơng lớn; bắt đầu nh ững đi ều l ớn
lao bằng những bước đi vững chắc đầu tiên.
ĐỀ SỐ 2:
Anh (chị) hãy viết đoạn văn khoảng 200 ch ữ trình bày suy nghĩ c ủa
mình về ý kiến được nêu trong văn bản ở ph ần Đọc hi ểu “ Không có các
khẩu hiệu được đóng khung trên tường. Chúng tơi cố gắng tạo ra nh ững
khẩu hiệu bằng chính hành động của mình”
HƯỚNG DẪN
Triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận th ức và
hành động
* Giải thích: ý kiến trên khẳng định cách thức để tuyên truyền, cổ vũ mọi
người cùng thực hiện một nhiệm vụ, hành động, phương châm sống đúng
đắn không phải chỉ bằng những triết lí, l ời nói sng mà ph ải bằng nh ững
hành động cụ thể, thiết thực
* Bàn luận:
- Khẳng định ý kiến trên là đúng, bày tỏ thái độ, suy nghĩ v ề ý ki ến b ằng
những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục :
+ khẩu hiệu được đóng khung bất biến trong khi th ực ti ễn lại sinh đ ộng,
phong phú, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Vì thế, trong 1 số hồn c ảnh
cụ thể nếu chỉ máy móc rập khn theo khẩu hiệu thì hiệu quả th ực tế
khơng cao
+ Chỉ có những hành động đúng đắn, có tác động tích c ực đ ến b ản thân và
cộng đồng thì mới có sức tuyên truyền, cổ vũ, định h ướng m ọi ng ười làm
theo.
+ Tuy nhiên nhận định không đồng nghĩa với việc ph ủ nhận vai trò c ủa 1
số khẩu hiệu trong đời sống.
*Bài học nhận thức và hành động: rút ra được bài học phù h ợp cho b ản
thân
ĐỀ SỐ 3: Có ý kiến cho rằng: “ Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của

tình cảm mà cịn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.”
Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý ki ến c ủa em v ề ý ki ến trên
Triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận th ức và
hành động
1. Giải thích vấn đề:
- Nghịch cảnh là hồn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không
mong muốn trong cuộc sống.
- Nghịch cảnh khơng chỉ là một phép thử của tình cảm mà cịn là th ước đo
của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không ch ỉ hiểu
thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng h ơn,
thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .
8


=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nh ận th ức và t ự
nhận thức cảu con người.
2. Phân tích, bình luận ý kiến:
- Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, th ất
được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.
- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ ch ứng t ỏ
được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.
- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: ch ạy trốn hay đầu hàng
nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái,
dễ thất bại trong cơng việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh v ượt qua ngh ịch
cảnh.
- Sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch

cảnh với cả cộng đồng.
ĐỀ SỐ 4:
Có ý kiến cho rằng: “Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại
nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể
chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là
cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ? ”
Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của em v ề ý ki ến trên
Triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập
luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận th ức và
hành động
Giải thích:
- Thất bại: khơng đạt được mục đích, mục tiêu đã đặt ra; khơng làm đ ược
điều mình mong muốn…
- Làm lại và làm lại nữa: bắt đầu lại công việc mà ta đã th ực hi ện nh ưng
thất bại, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Ý kiến trên muốn đề cập đến sức mạnh của ý chí và nghị lực của con
người. Thất bại là điều không thể tránh khỏi, nhưng sau m ỗi l ần th ất b ại
con người cần có ý chí, nghị lực, niềm tin, biết vượt lên chính mình.
Bàn luận:
- Trong cuộc sống, mỗi người đều có ước mơ, mục đích đ ể v ươn t ới. Trên
con đường vươn tới mục đích, chúng ta có th ể thất bại do nhi ều nguyên
nhân (nêu dẫn chứng).
- Điều quan trọng là đứng trước thất bại, chúng ta không đ ược bỏ cuộc,
phải dũng cảm đương đầu với khó khăn, th ử thách, biết rút kinh nghi ệm,
biết đứng dậy làm lại từ đầu (nêu dẫn chứng).
- Khi làm lại từ đầu, chúng ta phải có động l ực và niềm tin (nêu d ẫn
chứng).
9



- Ý kiến đã đánh thức ý chí, sự tự tin trong mỗi chúng ta; giúp chúng ta
mạnh dạn đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Sức m ạnh tinh
thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn…
- Phê phán những người hay nản chí, có suy nghĩ, thái độ và hành đ ộng tiêu
cực khi gặp thất bại.
Bài học nhận thức và hành động:
- ý kiến trên bao hàm một quan niệm sống tích cực và là lời khuyên bổ ích:
Hãy làm lại khi đã rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại; phải có ý chí,
niềm tin, nỗ lực vươn lên; khơng đầu hàng số phận…
- Liên hệ bản thân
ĐỀ SỐ 5.
Từ đoạn nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tu ổi
trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc.
Giải thích - Tuổi trẻ: Độ tuổi thanh niên, thiếu niên.
- Trách nhiệm: Phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, ph ải
bảo đảm làm trịn, nếu kết quả khơng tốt thì phải gánh ch ịu ph ần hậu
quả.
=> Tuổi trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Bàn luận- Tuổi trẻ hôm nay được sinh ra và trưởng thành trong bối cảnh
đất nước được hịa bình. Tuổi trẻ hôm nay được sống, học tập và h ưởng
thụ những thành quả mà biết bao thế hệ cha ông đã đổi lấy bằng x ương
máu và trí tuệ.Vì thế, mỗi thanh niên - những người ch ủ t ương lai c ủa đ ất
nước cần biết quý trọng tuổi trẻ, phải sống và cống hiến hết mình vì T ổ
quốc Việt Nam thân yêu.
- Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay đ ược
biểu hiện ở những khía cạnh:
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, góp phần xây d ựng quân
đội vững mạnh; sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc gọi...
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng việc không ngừng học tập, trau dồi tri th ức hi ểu

biết, góp sức mình xây dựng đất nước, làm cho đ ất n ước ngày càng v ững
mạnh...
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng cách chống lại những luận điệu xuyên tạc, nh ững
âm mưu và hành động thù địch chống phá Đảng và Nhà n ước c ủa k ẻ thù,
gây mất lòng tin với Đảng và đoàn kết dân tộc.
+ Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ tinh hoa văn hoá truyền th ống của dân t ộc.
Đồng thời tiếp thu chọn lọc những giá trị văn hoá hiện đại của n ước ngồi.
+ Bảo vệ Tổ quốc bằng cách xây dựng lí t ưởng sống cá nhân cao đ ẹp k ết
hợp chặt chẽ với quyền lợi của Tổ quốc, của dân tộc....
- Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn
trách nhiệm với Tổ quốc...
Bài học nhận thức và hành động
10


- Tuổi trẻ xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, ý chí tự tơn t ự c ường dân t ộc....
- Tuổi trẻ không ngừng học tập, rèn luyện thể chất....
ĐỀ SỐ 6
Nơi dựa
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào.
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném v ề phía
trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước cịn chưa vững lại chính là nơi d ựa cho
người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đơi mắt đã nhi ều l ần nhìn vào cái
chết.
Bà cụ lưng cịng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào
nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa cho
người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983,
tr.126)
Qua bài thơ trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày những suy nghĩ của mình về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc
đời.
Hướng dẫn làm phần nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận- Trong cuộc sống mỗi
người đều phải trải qua rất nhiều thăng trầm-> Ai cũng cần một n ơi d ựa.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Bài thơ có hai câu chuyện nhỏ, câu chuy ện th ứ nh ất là
câu chuyện của một người đàn bà trẻ tuổi và một đứa bé. Nh ững t ưởng
người đàn bà sẽ là nơi dựa cho đứa trẻ nh ưng th ực ra đ ứa tr ẻ kia m ới là
“nơi dựa” cho người đàn bà kia sống.
Câu chuyện nhỏ thứ hai là của anh chiến sĩ và bà c ụ. Nh ững t ưởng
người chiến sĩ sẽ phải là “nơi dựa” cho bà cụ nh ưng th ực tế thì hồn tồn
ngược lại, bà cụ chính là “nơi dựa” cho người chiến sĩ đi qua nh ững th ử
thách.
=> Như vậy bài thơ đề cập đến vấn đề “nơi dựa” của mỗi con người trong
cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trị vơ cùng
quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm h ứng
sống, mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đ ời. Hay “n ơi d ựa”
chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc s ống t ốt đ ẹp
hơn, nơi dựa tinh thần.
11



- Bàn luận:
+ Trong cuộc sống hàng ngày, nơi dựa tinh thần của bạn có th ể là
cha, mẹ, là những người thân yêu, là quê hương, tổ quốc . N ơi d ựa tinh
thần của tơi có thể chính là những mục tiêu tơi đặt ra, có th ể là m ột l ời
hứa với bản thân từ quá khứ và tất cả đều tạo động lực cho bạn và cho tơi
có thể tiến lên.
+ Trong dịng chảy trơi bình thường của cuộc sống, nơi d ựa tinh
thần cũng có vai trị quan trọng, nó giúp chúng ta khơng đi l ệch đ ường,
lệch hướng, không bị chững lại và thậm chí là khơng bị t ụt lùi v ề phía sau
trong dịng chảy trơi của cuộc đời (lấy dẫn chứng).
+ Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, v ới th ử thách trong cu ộc
sống thì nơi dựa sẽ tạo ra động lực, sẽ thúc đẩy, sẽ động viên và th ậm chí
là định hướng cho ta cách để ta vượt qua khó khăn, th ử thách (l ấy d ẫn
chứng).
+ Khi chúng ta gặp phải thất bại, nơi dựa sẽ xoa dịu đi nh ững nỗi
buồn, giúp chúng ta đứng lên, bước tiếp những bước vững vàng h ơn (l ấy
dẫn chứng).
- Mở rộng: Bên cạnh nơi dựa về tinh thần trong cuộc sống còn có n ơi
dựa về vật chất. Nơi dựa là điểm tựa cần thiết để giúp cuộc sống m ỗi con
người trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên nếu ai đó l ạm d ụng n ơi
dựa sẽ có khả năng trở thành những con người phụ thuộc, trở thành ỷ lại,
dựa dẫm. Biết mình có nơi dựa vững vàng cho nên không c ố g ắng, không
nỗ lực.
- Nêu ý nghĩa ,rút ra bài học nhận thức và hành động: Nơi dựa ch ỉ
thực sự có tác dụng đối với tinh thần tự lập, ý th ức tự giác của m ỗi con
người.
* Kết đoạn.
ĐỀ SỐ 7
Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ng ả

xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu
hí hốy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng c ố l ấy giọng vui
vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nh ỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu khơng khắc tên lên người c ậu? Nh ư th ế có ph ải ti ện
hơn khơng? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thơi!
12


- Vậy, vì sao cậu lại bắt tơi phải nhận cái điều cậu không muốn?
(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc m ột bài h ọc
làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Hãy viết 01 đo ạn văn (kho ảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về về bài học đó.
Hướng dẫn làm phần nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những điều mình khơng
muốn thì cũng khơng nên làm cho người khác.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Từ câu chuyệnthấy được trong cuộc sống, có nhiều điều
mà bản thân mình khơng muốn nhận ( sự đau đớn, kh ổ đau, m ất mát, b ất
hạnh…). Và dù vẫn có lúc khơng tránh được nhưng bản thân mỗi ng ười
không ai mong những điều đó đến với mình.
- Bàn luận:
+ Khơng nên đem lại cho người khác những điều mà mình khơng

muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất h ạnh…) dù vơ tình hay
cố ý.
+ Khơng được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vơ tình tr ước hậu qu ả
của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đ ối
với người khác và phải biết đặt mình trong hồn cảnh c ủa ng ười khác đ ể
thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm h ạnh phúc
cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, ni ềm
hạnh phúc…
- Mở rộng: Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến l ợi ích của bản thân mà
quên đi người khác.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động: hãy biết s ống
chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, đ ể yêu h ơn và
tránh gây ra những điều tổn thương khơng đáng có; biết nhận ra lỗi l ầm
của mình và biết sửa chữa nó.
* Kết đoạn.
ĐỀ SỐ 8
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về 2 câu thơ sau:
“Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta khơng trịn ngay tự trong tâm?”
Hướng dẫn làm phần nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Thái độ của con người
trước cuộc sống.
* Thân đoạn:
- Giải thích:
13


+ Cuộc đời méo mó: cuộc đời khơng bằng phẳng, ch ứa đ ựng nhi ều

ngang trái, trớ trêu, thậm chí xấu xa, tồi tệ. Đó là một tất y ếu chúng ta
phải chấp nhận vì bản chất cuộc đời là khơng đơn giản, khơng bao gi ờ
hồn hảo.
+Tâm: là tấm lịng, tình cảm chân thành. “Trịn t ự trong tâm”: là cái
nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người. Ln tích cực, lạc quan
trước cuộc đời cho dù hồn cảnh có như thế nào.
- Bàn luận:
+ Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hồn tồn là
những điều tốt đẹp, thậm chí có vơ vàn những điều “méo mó”, th ử thách
bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “trịn tự trong tâm” là thái đ ộ tích
cực, chủ động trước hồn cảnh.
+ Thái độ “trịn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã
hội . Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, t ừ đó quy ết
định cơng việc ta làm Cùng một hồn cảnh có người chỉ ngồi than khóc cịn
người “trịn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua th ử thách đó và h ướng đ ến
thành cơng. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không g ục ngã tr ước khó
khăn, trước phi lý bất cơng.
+ Con người hồn tồn có thể thay đổi cuộc sống chỉ c ần mỗi cá
nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. “Thiên đường” hay “địa ngục” đều do
mình quyết định. Biết sống “tròn tự trong tâm” cuộc sống sẽ đẹp hơn.
- Mở rộng: Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”,
chỉ biết than thở, khơng tích cực suy nghĩ và hành động.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động: đứng trước cái
“méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành đ ộng quy ết đốn,
tơi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh...để
cuộc sống có ý nghĩa hơn.
* Kết đoạn.
ĐỀ SỐ 9
Hịn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng ch ỉ có con
người mới biết ni lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra

là hai vật thể tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là s ố
đơn. Cơ đã chết vì thiếu lửa. Để rồi từ đó lồi người đã cảnh giác thắp n ến
suốt mùa Giáng sinh để cho khơng cịn em bé bán diêm nào ph ải ch ết vì
thiếu lửa.
Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào không bi ết nuôi
lửa và truyền lửa, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con r ồng ch ẳng ph ải là
rồng, chỉ là con giun, con rắn. Khơng có lửa làm gì có “n ồng” nàn, “nhi ệt”
tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình, đuốc tuệ! Làm gì cịn “nhi ệt” huy ết,
“cháy” bỏng! Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ cha, việc nhà, vi ệc n ước,
làm gì với đơi vai lạnh lẽo, ơ hờ? Khơng có lửa em lấy gì “hun” đúc ý chí,
“nấu” sử sơi kinh? Em… sống đời thực vật vô tri như lưng cây, m ắt lá, đ ầu
14


cành, thân cỏ…. Cho nên: Biết ủ lửa để giữ nhân cách – người, nhân cách –
Việt. Tuổi trẻ là mùa xn của xã hội. Thế nhưng: Nếu khơng có lửa làm
sao thành mùa xn?
(Trích Thắp mình để sang xn, Nhà văn Đồn Cơng Lê
Huy)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý kiến được nêu ở đoạn trích trên: “ Nếu khơng có lửa làm sao
thành mùa xuân?”
Hướng dẫn làm phần nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý chí, khát vọng, tình u
thương của con người trong cuộc sống.
* Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, mùa để vạn v ật hồi sinh,
trỗi dậy. Yếu tố làm nên mùa xuân của đất trời là sức sống; còn y ếu t ố làm
nên mùa xuân của cuộc đời, của con người là lửa.

+ Lửa là nhiệt huyết, khát vọng, đam mê; là ý chí, ngh ị lực, niềm tin;
là tình u thương của con người với con người…
- Bàn luận:
+ Có lửa để con người mạnh mẽ, tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám theo
đuổi ước mơ, hồi bão. Có lửa con người mới sống hết mình trong cháy
khát, đam mê. Có lửa để con người sống NGƯỜI hơn, nhân văn
hơn. Lửa thôi thúc ta vươn tới những tầm cao mới, lửa làm nảy nở những
búp chồi hạnh phúc …
+ Nếu lửa chỉ cháy trong một cá nhân chẳng khác nào một ngọn nến
le lói trong bóng đêm. Ngọn lửa phải lan tỏa, chúng ta cùng cháy mới có thể
thắp lên “mùa xuân”.
- Mở rộng: Phê phán những con người sống vô tâm, bảo thủ, bang
quan, sống mà khơng có ý chí ngị lực ,khơng có niềm tin và thiếu ni ềm tin
về cuộc sống.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động: sống phải có lí
tưởng, khát vọng vươn lên, đoàn kết và yêu thương đồng loại, tơi rèn ngh ị
lực để chống chọi với hồn cảnh, để cải tạo hồn cảnh...để cuộc sống có ý
nghĩa hơn.
* Kết đoạn.
ĐỀ SỐ 10
Hội chứng vơ cảm hay nói cách khác là căn bệnh tr ơ c ảm xúc tr ước
niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một m ặt trong hai ph ương
diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và
tính “người” ln ln hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt
lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song
hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con ng ười trong
15


mối quan hệ với cộng đồng,với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, và con hàng

xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian kh ổ của m ột
đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách d ễ
dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, m ất m ột v ật
sở hữu con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái đ ược nhi ều
khi lại khơng dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao
tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, bi ếu m ột vài
đồng cho người hành khất…. có mất có được nhưng khơng phải ai cũng đã
nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm h ồn t ừ
thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi
nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khơ héo d ần . Tôi
muốn đặt vấn đề là cùng với sự rỗng đi nhưng lại khơng bi ết lo tâm h ồn
mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đ ề là cùng v ới s ự báo
động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trơng
thấy hay khó trơng thấy. Hiện nay, đã có q nhiều dấu hiệu và sự ki ện
trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ.
Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo động nguồn
gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô c ảm.
(Trích: Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr 36- 37).
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ c ủa anh
(chị) về nhận xét của một nhà văn trong đoạn trích ở phần đọc- hiểu
“Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại khơng biết lo tâm hồn mình
đang vơi cạn, khơ héo dần”?
Hướng dẫn làm phần nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý chí, khát vọng, tình yêu
thương của con người trong cuộc sống.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Giải thích ý kiến nhận xét của nhà văn trong đo ạn trích
“Người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm h ồn mình
đang vơi cạn, khơ héo dần”?- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đa số mọi

người đều quan tâm đến vật chất mà ít quan tâm, chăm sóc bồi d ưỡng vẻ
đẹp tâm hồn.
- Bàn luận:
+ Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại hai giá trị vật chất và tinh th ần.
Nhưng sự nông nổi của con người là đôi khi quá ch ạy theo giá tr ị t ầm
thường của vật chất mà không chú ý đến giá trị về mặt tinh th ần. cái r ỗng
về tinh thần mới là cái đáng lo và đáng sợ nhất.
+ Nếu tâm hồn vơi cạn, khô héo sẽ ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức
của toàn xã hội nhất là thế hệ trẻ.
+ Con người cần thường xuyên nhận thức được tầm quan trọng của
vẻ đẹp tâm hồn và có ý thức bồi dưỡng, làm đẹp thêm th ế gi ới tâm h ồn
16


mình vì “nghèo nàn về vật chất thì dễ chữa, nghèo nàn v ề tâm h ồn thì r ất
khó chữa” và “tâm hồn cũng cần được ăn uống”.
- Mở rộng: Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình
thức,khơng chú trọng đời sống tâm hồn.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động: Phấn đấu hài
hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc sống ý nghĩa.
* Kết đoạn.
2.3.5 Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm đề nghị luận xã hội theo
đối tượng
a. Với học sinh yếu kém
- Với những học sinh này, giáo viên cần chú trọng hình thành cho các em
những kĩ năng cơ bản, nói chậm, rõ, nhắc lại nhiều lần kết h ợp v ới ki ểm
tra vở viết, kiểm tra miệng về việc ghi nhớ kiến th ức; tăng c ường ôn t ập
và luyện tập
- Cụ thể như sau.
- Trước hết cần chú ý đến yêu cầu của đề thi là viết đoạn ch ứ không

phải là viết bài văn như trước kia .
+ Để đảm bảo viết đúng hình thức một đoạn văn, nghĩa là gồm có 1 đến 2
câu mở đoạn, sau đó viết thân đoạn và cuối cùng là k ết đoạn cũng b ằng
một đến 2 câu văn.
+ Chú ý phải viết liền mạch, khơng được viết xuống dịng v ới ba ph ần m ở
đoạn, thân đoạn và kết đoạn Đây là yêu cầu cơ bản về mặt hình th ức c ủa
một đoạn văn mà các em cần tuân theo. Nhiều em có thói quen viết bài văn
nên thường xuống dòng, như vậy là các em đã nhầm lẫn gi ữa bài văn và
đoạn văn.
- Tiếp đến nhấn mạnh về bố cục đoạn
Mở đoạn:
+ Nếu đề yêu cầu bàn luận về một câu văn, câu thơ trong đoạn trích đọc
hiểu thì khẳng định vị trí của câu văn , câu thơ đó.
+ Nếu đề yêu cầu nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong đoạn trích đ ọc
hiểu thì khẳng định một trong những vấn đề mà tác giả đ ặt ra là…( Vi ết
lại vấn đề mà đề bài yêu cầu).
Thân đoạn: Hướng dẫn học sinh phải giải thích dựa vào từ ngữ, hình ảnh
( Đề lần 1) hoặc nêu lí do vì sao phải có niềm tin, s ức manh…(Đ ề thi l ần
2).Sau đó chứng minh( Dẫn chứng có thể lấy trong đoạn trích đọc hiểu
hoặc trong thực tế đời sống và trong văn học. Từ đó bàn luận v ấn đ ề
( Luận điểm này rất khó với học sinh yếu nên giáo viên ph ải đ ịnh h ướng
học sinh cụ thể bàn luận cái gì và bàn luận nh ư th ế nào…)
Kết đoạn: Hướng dẫn học sinh đánh giá câu văn, câu th ơ hoặc v ấn đ ề
nghị luận và nêu nhận thức- hành động của bản thân( H ướng h ọc sinh
nhận thức, hành động tích cực, có ích, tránh có sự bi quan, tiêu c ực…).
17


Lưu ý: Học sinh viết đúng cấu trúc đoạn , khơng đ ược xuống dịng và đ ảm
bảo dung lượng 200 chữ( trên dưới 20 dòng).

b. Với học sinh khá giỏi
- Cách viết mở đoạn.
Chỉ nên chọn cách viết trực tiếp vào vấn đề cần nghị luận bằng m ột đ ến
hai câu văn, tránh dài dịng lan man khơng cần thiết, d ẫn đến viết quá đ ộ
dài mà đề bài cho phép, chú ý cách diễn đạt có cảm xúc.
- Phần thân đoạn phần trọng tâm, các em cần phải trả lời đầy đủ các
câu hỏi sau:
+ Vấn đề cần nghị luận là gì? (thao tác giải thích). Vấn đề đó đúng hay sai,
tại sao lại đúng hoặc sai? (thao tác phân tích, dùng lí lẽ đ ể thuy ết ph ục
người đọc).
+ Biểu hiện của vấn đề đó trong thực tế cuộc sống nh ư thế nào? (thao tác
chứng minh, dùng dẫn chứng để thuyết phục người đọc).
+ Bàn luận bằng nhiều cách như: lật lại hoặc bổ sung, mở rộng thêm v ấn
đề, liên hệ đến các vấn đề có liên quan (VD đề bài yêu cầu viết về lịng tự
trọng, sau khi giải thích xong tự trọng là gì, vì sao cần có lịng t ự tr ọng, nêu
dẫn chứng về người có lịng tự trọng......đến phần bình luận chúng ta sẽ l ật
lại vấn đề bằng cách phê phán những người khơng có lịng t ự tr ọng, m ở
rộng thêm vấn đề bằng cách so sánh, phân biệt gi ữa t ự tr ọng và t ự ti, t ự
trọng và tự ái khác nhau như thế nào).
+ Phần rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động.
+ Chú trọng viết phần kết đoạn mở rộng, khắc sâu vấn đ ề, khoe khéo v ề
kiến thứ
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trên đây là những biện pháp hướng dẫn cho h ọc sinh vi ết đo ạn văn
nghị luận xã hội 200 chữ mà bản thân tôi đã áp dụng trong năm học 20192020 . Sau khi áp dụng đề tài này vào th ực tế giảng dạy, ch ất l ượng bài thi
ngữ văn nói chung và phần làm văn viết đoạn nghị luận xã hội của nh ững
học sinh mà tôi giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt. Các em đã vi ết đo ạn
nghị luận xã hội 200 chữ đúng yêu cầu về cả hình thức lẫn nội dung. Cách
bố cục đoạn, lấy dẫn chứng, cách lập luận, diễn đạt đã đ ược cải thiện.
Những lỗi dựng đoạn trước đây được khắc phục. Nhiều h ọc sinh khá gi ỏi

đã viết được những đoạn văn nghị luận xã hội sinh động, có hồn. Đặc biệt
nhiều em có cách lập luận chặt chẽ; cách triển khai ý m ạch l ạc, đúng
hướng; cách diễn đạt thuyết phục, tràn đầy cảm xúc; cách kết đoạn đ ặc
sắc, độc đáo đọng lại nhiều dư ba trong lòng người đọc.
Cũng nhờ áp dụng đề tài này mà trong năm học 2019-2020 ch ất l ượng
của các bài thi về dạng bài này được nâng lên rõ rệt. Cụ th ể là :
Lớp



Số HS không biết Số HS biết cách làm Số HS làm bài tốt
cách làm bài (1- bài ở mức trung bình- (8-9 điểm)
18


12A14
12A9

số >4điểm
SL
40 0
45 0

%
0
0

khá (5->7điểm)
SL
%

32
80
12
27

SL
8
33

%
20
73

3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận:
Để rèn luyện học sinh làm đoạn nghị luận xã h ội 200 ch ữ t ốt, tôi đã
mạnh dạn đưa ra những phương pháp cụ thể như trên, v ới mong mu ốn
giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi tốt ngiệp và tuy ển sinh đ ại
học, cao đẳng. Bên cạnh đó cịn trang bị cho các em kỹ năng s ống: bi ết
nắm bắt những thông tin cuộc sống một cách nhanh nhạy, đa chiều; có
khả năng nhìn nhận, phán đốn một sự kiện, một hiện t ượng m ột cách
đúng đắn, chính xác; biết đưa ra và bảo vệ quan điểm các nhân; có thái độ
sống tích cực, tự tin, chủ động, độc lập. THPT là cấp học bản l ề m ở ra
cánh cửa cuốc sống với sự lựa chọn ngành nghề tương lai. Kỹ năng nghị
luận về các vấn đề xã hội sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực tr ước
mắt và cả lâu dài đối với bản thân mỗi học sinh.
Kinh nghiệm trên đã được tôi rút ra từ th ực tế nhiều năm gi ảng d ạy
học sinh ôn luyện và thu được kết quả khả quan trong các kì thi t ốt
nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH- CĐ. Hy vọng đề tài này mang lại cái nhìn
và cách học tập mới về đoạn văn nghị luận xã hội 200 ch ữ cho một số học

sinh hiện nay và gợi thêm một cách dạy cho giáo viên THPT.
Đề tài này chỉ là do bản thân học hỏi, đúc rút kinh nghi ệm qua gi ảng
và có sự tham khảo thêm từ bên ngoài, nên chắc ch ắn cũng khơng tránh
khỏi những sai sót. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý chân
thành để việc dạy học của tơi và tất cả chúng ta có hiệu quả tốt h ơn.
3.2 Đề xuất:
Hàng năm Sở giáo dục và đào tạo nên chú tr ọng v ề việc t ập hu ấn v ề
kiểu đoạn văn nghị luận xã hội.
Xác nhận của Hiệu trưởng
Nghi S ơn, ngày 12 tháng 5 năm
2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng ki ến kinh
do mình vi ết, khơng sao chép c ủa ng ười
khác.
Ng ười vi ết SKKN.

Doãn Th ị Thanh H ương
19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 - Tập 1,2.
2. Phương pháp dạy học văn.
3.Tuyển tập đề thi Ôlimpic
4. Để làm tốt bài thi ngữ văn tốt nghiệp THPT
5.Nâng cao năng lực và phát triển kĩ năng làm văn học sinh giỏi
6. Kĩ năng viết văn nghị luận xã hội


*MỤC LỤC.
Số thứ tự
1

Nội Dung
1. MỞ ĐẦU
1.1
Lý do chọn đề tài
1.2
Mục đích nghiên cứu
1.3
Đối tượng nghiên cứu
1.4
Phương pháp nghiên cứu

Trang
2

2
21


2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Một số biện pháp
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh

nghiệm
3

2
3
4
18

3. Kết luận, kiến nghị

22



×