Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” socratic trong giờ đọc hiểu văn bản chí phèo nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.63 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “ĐỐI THOẠI TÍCH CỰC” - SOCRATIC
TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHÍ PHÈO” NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ
DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

Người thực hiện: Phạm Văn Khang
Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực: Ngữ Văn

THANH HỐ NĂM 2021
1


MỤC LỤC
Nội dung
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu

3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng áp dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic vào dạy học Ngữ văn để phát triển tư duy
phản biện cho học sinh THPT hiện nay.


3. Các giải pháp thực hiện.
3.1 Phương pháp thực hiện.
3.2 Vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic vào thiết kế giáo án và tổ chức dạy học tác phẩm:
Chí Phèo (Nam Cao).
3.2.1 Mục đích thực nghiệm
3.2.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
3.2.3 Nội dung thực nghiệm
3.2.4 Tiến trình và kết quả thực nghiệm

3.2.5 Phương pháp thực nghiệm.
3.2.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm
Giáo án thể nghiệm
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang

3
3
3
3
3
4
5
6
10
10
12
12
12
12

12
12
13
14
23

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “ĐỐI THOẠI TÍCH CỰC” - SOCRATIC
TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHÍ PHÈO” NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ
DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2


1. Lý do chọn đề tài.
Đã qua rồi cái thời người thầy cứ phải độc diễn một mình trên sân khấu bục
giảng. Buồn chán và cô độc là cảm giác của người thầy khi cứ tự hỏi rồi lại tự trả lời
mà rất ít tương tác với học sinh. Học sinh cũng rất ít khi có cơ hội tương tác với
nhau. Chính vì thế mà những giờ Văn dần trở nên nhàm chán. Nhiều thầy cô giáo
dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, bng xi, khơng có động lực để trau dồi
chun mơn, tạo sức ì lớn trong tư duy đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy.
Thực tế cho thấy, bên cạnh năng lực chun mơn, tình yêu văn chương và tâm huyết
của các thầy cô giáo có thể cảm hố được học sinh, để lại trong học sinh nhiều ấn
tượng sâu đậm, từ đó gieo vào học sinh niềm say mê khám phá, chiếm lĩnh tác
phẩm. Môn Ngữ văn chỉ thực sự hấp dẫn đối với học sinh khi giờ dạy của giáo viên
thực sự có “lửa”, khi người giáo viên nhập thân hết mình vào bài giảng. Cho nên,
một yêu cầu lớn đặt ra trong q trình dạy học với học sinh phổ thơng nói chung là
luôn phải phát hiện, nuôi dưỡng và phát huy hứng thú tình u của các em đối với
mơn học. Việc bồi dưỡng say mê hứng thú với việc học văn được thực hiện trước hết
là thông qua các giờ dạy chính khóa trên lớp với sự đổi mới về hình thức dạy học,
kiểm tra và đánh giá. Vì vậy, thay đổi cách tiếp cận bằng nhiều phương pháp giảng

dạy tích cực, kết hợp với giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động dạy học hấp
dẫn là rất cần thiết. Đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập của thời đại mới
chúng ta cần đào tạo những con người có khả năng nhạy bén, linh hoạt ứng biến và
thuyết phục người khác bằng khả năng tư duy và lập luận của mình trong đó có tư
duy phản biện. Trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường THCS và THPT do bộ
trưởng GD-ĐT ban hành kèm theo thơng tư 13/2012/TT- BGDĐT, ngày 6/4/2012 có
khẳng định: “hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản
biện”.
Vì thế, một trong những phương pháp hữu hiệu rèn luyện tư duy phản biện
trong giờ dạy học văn chính là phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic. Hơn
nữa, mơn Ngữ văn lại có những lợi thế nhất định trong việc vận dụng phương pháp
“đối thoại tích cực” - Socratic, bởi lẽ bản thân một văn bản ngôn từ đã chứa đựng vô
vàn các “khoảng trống” khơi gợi sự “hồi nghi” kiếm tìm và giải mã của độc giả. Vì
vậy, giáo viên có thể chọn phương pháp tổ chức dạy học “đối thoại tích cực” Socatic khi tiến hành giờ đọc hiểu văn bản văn học nói chung và tác phẩm Chí phèo
- Nam Cao nói riêng. Đây là tác phẩm đã được quan tâm khá sâu sắc và việc áp dụng
nhiều phương pháp trong một thời gian dài. Tuy nhiên, việc giảng dạy phần chương
trình này cũng chưa thực sự hiệu quả. Chính vì thế trong bài nghiên cứu này, tơi
mong muốn tìm ra được một phương pháp giảng dạy phù hợp mang tính khoa học
và nghệ thuật với đề tài “Vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic
trong giờ đọc hiểu văn bản “Chí phèo” nhằm phát triển tư duy phản biện cho học
sinh trung học phổ thơng” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ giảng dạy Ngữ
3


văn, bồi dưỡng cho học sinh tình u với mơn học này, cũng là góp thêm một phần
tích cực nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua hình thức “đối thoại tích cực” - Socatic để thúc đẩy học sinh giúp đỡ lẫn
nhau hiểu những ý tưởng, những giá trị được phản ánh trong tác phẩm. Qua quá
trình thảo luận giúp học sinh hình thành một số năng lực sau:

- Năng lực tự học thể hiện qua việc nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực ngơn ngữ: biết trình bày ý tưởng, biết đặt câu hỏi, biết lắng nghe.
- Năng lực thẩm mĩ, cảm xúc: hình thành quá trình khám phá tác phẩm, đặt mình vào
vị trí nhân vật, nhận biết giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tư duy phản biện ở học sinh THPT qua giờ dạy đọc hiểu văn bản “Chí phèo”
- Thơng qua phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic chủ yếu thúc đẩy học sinh
giúp đỡ lẫn nhau, để hiểu những ý tưởng những vấn đề, những giá trị được phản ánh
trong tác phẩm. Quá trình thảo luận giúp học sinh hình thành một số năng lực
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp thể nghiệm.
- Phương pháp quan sát, thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Ở đề tài này, chúng tôi tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành khảo sát năng lực phản biện và hứng thú học môn Ngữ Văn của
học sinh trong trường.
Bước 2: Dạy thể nghiệm theo hướng phát triển tư duy phản biện thơng qua hình thức
“đối thoại tích cực” - Socatic
Bước 3: Khảo sát và lấy kết quả sau mỗi tiết học.
Bước 4: Đối chiếu kết quả và kết luận.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận
1.1.Tư duy phản biện (Critical Thinking)
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy phản biện (Critical Thinking). Dưới
đây chúng tôi tham khảo được một một số khái niệm tiêu biểu:
“Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được
những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông và tranh

luận”[1]
“Tư duy phản biện là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá
một thơng tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ
và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề”[2]
“Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và
đánh giá một thơng tin đã có theo cách các cách nhìn khác nhau cho vấn đề đặt ra
nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện
phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”. [3]
Như vậy, thông qua một số quan niệm về tư duy phản biện, chúng ta có thể
hiểu tư duy phản biện không đơn thuần chỉ là những ý kiến “phản biện” như tên gọi.
4


Những hoạt động trong quá trình tư duy phản biện thường bao gồm: nêu quan điểm
và bảo vệ quan điểm, sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ giữa các
ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc
phục. Một quá trình tư duy phản biện được coi là tốt khi đạt được những tiêu chí: rõ
ràng, mạch lạc, chính xác, thống nhất, ngắn gọn, phù hợp, có những giải thích và lý
do phù hợp, khách quan, tồn diện và có chiều sâu.
1.1.2. Vai trị của tư duy phản biện với học sinh
Tầm quan trọng của tư duy phản biện với mỗi học sinh là không thể phủ nhận. Vai
trị của tư duy phản biện với các em khơng chỉ có hiệu quả trong học tập, mà cịn cả
ở kĩ năng sống cũng như giải quyết vấn đề trong cuộc sống thường ngày:
- Phát huy tính tích cực chủ động: Tư duy phản biện sẽ giúp các em chủ động tự đặt
ra câu hỏi, tự tìm các thơng tin liên quan, để giải đáp vấn đề vướng mắc, chứ không
phải ngồi chờ đợi lời giải đáp từ người khác. Các em sẽ tự mình vượt qua được tính
rụt rè, e ngại, tự ti với những mặc cảm để tôi luyện sự mạnh dạn, tự tin trình bày và
bảo vệ quan điểm của mình. Ngồi ra các em cịn tự ni dưỡng cho mình óc tị mị,
thích quan sát, biết đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi ngược chiều, khác biệt, để
đào sâu vấn đề, củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập cũng như trong

cuộc sống.
- Tổng hợp kiến thức: Tư duy phản biện sẽ giúp các em thu thập và xử lí nhiều thông
tin dựa vào vốn kiến thức kinh nghiệm đã tích lũy và niềm tin của cá nhân, để phân
tích vấn đề cần phản biện, suy luận để đi đến những kết luận lơgic, thích đáng hơn.
Đặc biệt tư duy phản biện còn giúp các em đánh giá các vấn đề nào cần được bàn và
giải quyết, vấn đề nào khơng cần thiết và bỏ qua. Ngồi ra, khả năng suy luận cịn là
yếu tố then chốt nên có được tư duy phản biện các em sẽ suy luận tốt, để phát hiện
ưu điểm, nhược điểm của vấn đề. Có thể nói tư duy phản biện là một thước đo năng
lực học tập, nhận thức và làm việc của mỗi học sinh.
- Tạo nên tảng để phát triển sáng tạo: Thực tế, tư duy phản biện là nền tảng để phát
triển sáng tạo. Tư duy sáng tạo và hoạt động sáng tạo khơng thể có nếu khơng có tư
duy phản biện và năng lực phản biện. Tư duy phản biện giúp các em có cái nhìn tích
cực, tránh cái sai, cái cũ để tìm đến cái mới, tiến bộ hơn, hồn hảo hơn. Có thể thấy
với phương pháp tư duy phản biện các em đều phải sẳn sàng động não, suy luận,
đánh giá vấn đề. Trước khi gật đầu đồng ý bất cứ ý kiến nào, các em đều phải chủ
động phân tích và đánh giá vấn đề. Q trình này sẽ giúp các em hình thành và phát
triển và đồng thời củng cố tư duy sáng tạo độc lập và tư duy phản biện ngày càng
vững. Các em muốn sáng tạo nhiều cái mới thì cần phải xem xét vấn đề ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Như vậy, các em mới có cái nhìn tồn diện hơn.
1.2. Hình thức “đối thoại tích cực” - Socatic
1.2.1. Khái niệm
“Đối thoại tích cực” - Socatic (còn gọi là phương pháp truy vấn biện chứng) là hình
thức hỏi – đáp (đối thoại) trên tinh thần dân chủ để từ đó những người tham gia cuộc
đối thoại dần tiệm cận chân lý về vấn đề mình đang thảo luận.”[4]
“Truy vấn” là hỏi để hỏi về một thứ gì đó hoặc là tìm kiếm một thứ gì đó, khi phải
đối mặt với tình huống nhiều lựa chọn, hay một vấn đề gây cho người hỏi sự lúng
túng”[5]
Có nhiều những quan niệm về “đối thoại tích cực” - Socatic nhưng phần lớn các nhà
nghiên cứu đều thống nhất với nhau đó là:
5



- Việc học được khuyến khích bởi khám phá, nghĩa là xuất phát từ những câu hỏi
hoặc những vấn đề.
- Việc học được dựa trên một qui trình xây dựng tri thức và hiểu biết mới.
- Đây là cách tiếp cận tích cực đối với việc học, bao gồm học bằng hoạt động.
- Một cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm đối với việc dạy trong qui tắc của
người thầy có tác dụng tạo thuận lợi cho hoạt động của người học.
- Phát triển kĩ năng tự bộc lộ của bản thân.
1.2.2. Phân biệt “đối thoại tích cực” - Socatic và Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm thường được giáo viên tiến hành như sau: giáo viên phân nhóm
học sinh, giao nhiệm vụ; học sinh làm việc theo nhóm, thống nhất kết quả thảo luận;
đại diện nhóm trình bày; các nhóm đóng góp ý kiến, giáo viên nhận xét, đánh giá
chung. Như vậy, kết quả thảo luận thực chất sẽ quy về khn mẫu chung nào đó và
việc phản biện của học sinh rất hiếm khi được nêu ra, bởi lẽ các em đã thống nhất
một kết quả chung cho cả nhóm. Đó là chưa kể trong giờ dạy học nhiều khi thảo
luận nhóm cịn mang nặng tính hình thức.
- “Đối thoại tích cực” - Socatic là một phương pháp giảng dạy mà trong đó, người
thầy khơng có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi. Hầu như tất cả những câu hỏi
đều được trả lời bằng một câu hỏi khác. Người thầy đóng vai trị như người dẫn
đường, giúp học trò nhận rõ được vấn đề và tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình.
Qua cách hỏi để gợi ý, câu trả lời thật sự phát xuất từ người trò.
1.2.3. Vai trò của “đối thoại tích cực” - Socatic trong giờ đọc - hiểu văn bản
Giờ đọc - hiểu Ngữ Văn có một lợi thế nhất định trong việc vận dụng hình thức thảo
luận Socratic. Bởi lẽ, một tác phẩm văn học là một văn bản ngơn từ, việc đánh giá
giá nó cũng thay đổi theo thời gian và thị hiếu của mỗi người, mỗi thời đại. Một văn
bản ngôn từ sẽ chứa đựng vơ vàn “khoảng trống”, khơi gợi sự hồi nghi, tìm kiếm và
giải mã cho các em học sinh. Vì vậy, phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông
qua hình thức “đối thoại tích cực” - Socatic là rất quan trọng, sẽ thúc đẩy học sinh
giúp đỡ lẫn nhau, để hiểu những ý tưởng, những vấn đề, những giá trị được phản ánh

trong văn bản văn học.
2. Thực trạng áp dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic vào dạy học
Ngữ văn để phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT hiện nay.
2.1 Thuận lợi:
2.1.1 Về phía giáo viên:
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, Sở GD&ĐT mấy năm gần đây đã tổ
chức cho giáo viên cũng như các tổ trưởng được tiếp cận, cập nhật những nội dung
chương trình mới, những hướng tiếp cận bài mới để giáo viên có cơ hội trao đổi kinh
nghiệm, học tập và trau dồi kiến thức để cùng nhau tiến bộ, góp phần phát triển nền
giáo dục nước nhà. Đặc biệt phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic là một
phương pháp mang tính triết học cao, và đây là một trong những phương pháp đổi
mới nhằm nâng cao phát triển tư duy phản biện cho người học nên phù hợp với tiêu
chí giảng dạy đổi mới phương pháp trong giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, giáo viên
trong tổ văn của trường, tuổi đời còn trẻ, có nhiệt huyết, niềm đam mê, có tinh thần
học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, và biết sử dụng các công nghệ thông tin để
áp dụng phương pháp thảo luận một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
6


2.1.2 Về phía học sinh:
Trước tiên có thể khẳng định rằng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic
có tất cả các ưu điểm cơ bản mà phương pháp tình huống có. Cho nên đây là một
trong những phương pháp làm cho học sinh rất chủ động tham gia vào q trình
học, thậm chí chủ động hơn so với phương pháp tình huống, khơng chỉ thế đây cịn
là một những phương pháp chú trọng tới rèn luyện tới kỹ năng phản biện của học
sinh nên học sinh cũng có thể nhập vai vào nhân vật để phản biện, tranh luận và đưa
ra quan điểm... Bản thân của phương pháp đã có rất nhiều các ưu điểm và có lợi cho
quá trình áp dụng phương pháp vào giảng dạy mơn văn. Nhưng quan trọng hơn nữa
đó chính là về phía học sinh. Học sinh trường THPT trong những năm gần đây đã
được nâng cao chất lượng đầu vào, chính vì vậy mà chất lượng học sinh đã tăng lên

đáng kể. Học sinh ln chủ động tìm tịi và thích sự sáng tạo, mới lạ trong việc khai
thác các tác phẩm văn chương. Tiềm năng phản biện ở học sinh rất phát triển. Bởi
các em ln có nhu cầu bộc lộ mình, nhất là trong các tình huống được động viên
khích lệ, có hứng thú. Khi đó mà có sự kết hợp với những hiểu biết sâu rộng của vấn
đề sự định hướng và khuyến khích của giáo viên thì các em sẽ thể hiện hết mình.
Khơng khí học trở nên sơi nổi và hứng thú hơn. Trong khi đó những tác phẩm được
áp dụng phương pháp : Chí Phèo (Nam Cao) lại là tác phẩm có rất nhiều lợi thế khi
vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic bởi đây là những tác phẩm "
thuộc về một thời" mà các em thì ln có sự nhìn nhận đánh giá vấn đề theo góc
nhìn của con người hiện đại. Điều đó rất dễ dẫn đến tâm trạng bất hịa với quá khứ,
hay một "ấm ức" nào đó hoặc nhu cầu đánh giá lại vấn đề. Đó chính là nền tảng cho
phản biện bùng phát.
Mặc dù khơng nhiều nhưng cũng có những bộ phận học sinh yêu thích và đam
mê văn chương nên các em miệt mài tìm tịi, suy nghĩ sáng tạo. Đặc biệt trong
những năm gần đây sự đổi mới về phương thức kiểm tra đánh giá (kiểm tra theo
hình thức thi tập trung) bộ mơn văn đã làm sống dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân người
học. Các em có thể thoải mái bộc lộ quan điểm riêng của bản thân mà không sợ
"trái" hay "chệch" ý thầy.Tiêu chí đúng sai được thay bằng lập luận có thuyết phục
hay không? Đây là cơ hội phát huy tối đa khả năng học tập và hiểu biết của mình.
Hơn nữa, khơng khí học tập đầy ắp tính dân chủ của nền giáo dục hiện đại cũng tạo
ra nhiều cơ hội cho người học phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trong bối
cảnh hiện nay, toàn ngành đang thi đua "xây dựng trường học thân thiện và học sinh
tích cực" thì tính sáng tạo của học sinh có điều kiện thăng hoa.
Ngoài ra, học sinh ngày nay các em đã được tiếp cận rất sớm với công nghệ
thông tin nên khả năng tìm tịi tri thức và áp dụng cơng nghệ vào thơng tin rất tốt
như các em có thể tự trang bị cho mình những kiến thức và sự hiểu biết rất sâu rộng
chỉ nhờ internet hay các em có thể tự chuẩn bị và thuyết trình bằng
powerpoint,...Chính vì thế mà các em có đầy đủ những điều kiện và tiêu chí để phát
7



triển hình thức thảo luận theo phương pháp Socratic để phát triển tư duy phản biện
khi học môn Ngữ văn.
2.2 Khó khăn
Trong dạy học văn hiện nay, việc phát huy tư duy phản biện đã được chú trọng
nhưng vẫn còn vấp phải những rào cản lớn. Trước hết, chính là những thói quen thụ
động trong học tập và chiếm lĩnh kiến thức của học sinh, cộng hưởng với lối dạy học
truyền thụ một chiều đã ăn sâu vào một số bộ phận giáo viên. Cụ thể:
2.2 .1 Về phía giáo viên
Quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy đã tạo điều kiện cho giáo viên được
thỏa sức sáng tạo thiết kế các bài dạy theo đam mê và lý tưởng của mình. Nhưng bên
cạnh đó cũng vấp phải rất nhiều trở ngại khó khăn khi quan điểm truyền thống
dường như đã một phần ăn sâu trong tiềm thức của giáo viên. Chính vì thế, khơng
phải giáo viên nào cũng quen với việc lắng nghe ý kiến phản biện của học sinh, nhất
là những ý kiến trái chiều. Một phần cũng do những bước tường thành tích khổng lồ
vẫn chưa sẵn sàng đón tiếp tư duy phản biện. Phần lớn giáo viên đứng trên bục giảng
ngày nay vẫn còn rất nhiều những lo toan mặc dù họ luôn tâm huyết với nghề, và
đặc biệt họ chưa thể chấp nhận việc học sinh phản biện lại những gì mình nêu ra. Có
nhiều lý do khác nhau: danh dự, uy tín, hạn chế chun mơn...Thậm chí gay gắt hơn
thì họ cho rằng học sinh vơ lễ (cãi thầy).... Giáo viên khơng có thói quen nhận lỗi
trước học trò bởi tư duy và nếp nghĩ truyền thống: thầy ln đúng, thầy nói trị phải
nghe...Ngay thời kỳ mà triết gia Socratic sống ông cũng nhận thấy rất rõ những bất
cập đó trong giáo dục. So với thao tác chăn dắt truyền thống của tầng lớp quý tộc
xây dựng trên quan hệ tuổi tác (lớn bảo trẻ phải nghe) hay ý muốn thuyết phục đặt
trên quan hệ thầy trị cao thấp (thầy nói trị phải nghe) thì chiến lược "đỡ đẻ" của
Socratic đã mở ra một kỷ nguyên của quan hệ bình đẳng trong giáo dục giữa hai cá
nhân cùng đi tìm chân lý trong tư cách đối tác. Ơng đã thay đổi hồn tồn quan hệ
thầy - trò theo chiều hướng tùy thuộc lẫn nhau: "làm thầy khơng phải ban phát
những khẳng định dứt khốt, hay các bài học...làm thầy thực ra là làm học trò. Sự
dạy dỗ bắt đầu khi người thầy học ở học trò và đứng vào vị thế đã hiểu những gì và

hiểu như thế nào của học trị. Học trị là cơ hội để người thầy tự tìm hiểu, đồng thời
là người thầy cũng là cơ hội để kẻ đi học tự hiểu mình" (S.A.Kierkegaard, trích dẫn
bởi P.Hadot, Eloge de Socrates, tr 29-30)
Chính vì thế, địi hỏi người giáo viên khi áp dụng phương pháp này phải biết
lắng nghe và chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức, biết lắng nghe và tạo được
không gian đối thoại tự do, dân chủ; từ đó mới có thể khuyến khích được học sinh
dám nghĩ và dám phản biện lại những vấn đề trong giờ dạy học văn.
Phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic là một trong những phương thức
áp dụng rất thuận lợi và đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy phản biện
cho học sinh trong dạy học mơn Ngữ văn nói chung và các tác phẩm văn học hiện
thực trong chương trình Ngữ văn 11 nói riêng. Nhưng đây cũng là một trong những
8


phương pháp đòi hỏi sự chuẩn bị hết sức chu đáo và công phu của giáo viên. Cho
nên thường dẫn đến tâm lý ngại và không muốn áp dụng. Đã vậy, trước những cái
mới sẽ ln có những ý kiến trái chiều, khiến cho giáo viên không nhiệt huyết khi áp
dụng hình thức và phương pháp mới. Đó cũng chính là một trong những nguyên
nhân khiến cho phương pháp thảo luận theo hình thức Socratic ít được giáo viên biết
tới và áp dụng trong giảng dạy.
2.2.2 Về phía học sinh
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông thái độ đối với mơn Ngữ văn của
học sinh có sự phân lập rất rõ. Số đơng học sinh có thiên hướng thi vào các khối tự
nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường), số cịn lại rất ít dự thi vào ban xã hội
thì học văn với động cơ rất thực dụng: chỉ cần đỗ vào ngành mình chọn chứ khơng
có sự u thích, hay hứng thú đam mê. Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng
nhận thấy: Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, bài
văn mẫu... q nhiều, vơ hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi SGK. Khâu soạn bài
của một số học sinh ở nhà chưa thật tốt. Có nhiều học sinh khơng tự tìm đọc trọn vẹn
tác phẩm và những tài liệu liên quan khác, nên giờ dạy của giáo viên chưa thật thuận

lợi. Nhiều học sinh còn cảm thấy chưa thật sự hứng thú khi học tác phẩm văn học
nên ít nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc ở tâm thế tiếp nhận, đến việc lĩnh hội kiến thức
mới của bài học. Bên cạnh đó học sinh còn phải chịu áp lực từ các kỳ thi dẫn đến
tâm lý gánh nặng và những khuôn mẫu trong kiến thức dạy học dẫn đến việc các em
thụ động thiếu hứng thú để tìm tịi sáng tạo trong giờ văn, dẫn đến thiếu những kiến
thức cơ bản để có thể phản biện. Một phần do tâm lý tính cách các em thiếu sự chủ
động và luôn e dè, sợ sệt, lười tư duy và phát biểu. Một số học sinh cịn ln e ngại
việc phản biện lại sẽ bị thầy cô ghét bỏ và trù dập, cho nên các em ít dám biểu hiện,
chưa kể phản biện gay gắt. Và một trong những khó khăn mà giáo dục Việt Nam vẫn
cịn tồn tại đó là học sinh Việt Nam chưa có thói quen nghi ngờ kiến thức và chưa
thực sự u thích say sưa mơn văn, mà khơng có đam mê thì khơng có động lực,
hứng thú để tìm tịi sáng tạo, thầy nói sao thì nghe thế.
Thế hệ học sinh ngày nay có điều kiện tiếp cận cơng nghệ từ rất sớm; đó cũng
là một thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều trở ngại. Bởi các em bị cuốn hút bởi các trò
chơi, phim ảnh, facebook... mà quên đi nhiệm vụ học tập, các thiết bị nghe nhìn
phim ảnh ra đời khiến các em lười đọc tác phẩm văn. Đó cũng là một bất cập khó
khăn trong khi áp dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic này, bởi đây là
một trong những phương pháp đòi hỏi thầy và trị khơng chỉ chuẩn bị cơng phu mà
cịn phải thực sự say mê tâm huyết và yêu thích tác phẩm văn học thì mới đạt được
hiệu quả cao khi áp dụng.
Không chỉ thế, điều kiện kiến thức, môi trường, thời gian học tập...cịn nhiều
bất cập. Chương trình vẫn ơm đồm nặng về kiến thức gây nhàm chán. Kiến thức
nặng q tải khiến cho học sinh khơng cịn có thể nghi ngờ hay phản biện gì nữa.
9


Khiến cho các suy nghĩ tư duy để phát triển phản biện của các em bị triệt tiêu. Đó là
một trong những khó khăn mà giáo dục cần phải khắc phục.
3. Các giải pháp thực hiện.
Vấn đề giảng dạy văn chương theo đặc trưng thể loại nói chung và dạy tác

phẩm văn học hiện thực Ngữ văn 11 nói riêng đã được đề cập từ lâu. Để định hướng
nội dung đề tài, tơi tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đặc trưng thể loại văn học
hiện thực phê phán, cụ thể là tác phẩm văn học điển hình trong chương trình Ngữ
văn 11: Chí Phèo (Nam Cao) . Ngồi ra tơi cịn tìm hiểu tài liệu Komorova, Sự hình
thành chủ nghĩa duy vật trong triết học Hy Lạp cổ đại, Leningrad 1975; Đỗ Minh
Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, Đại cương lịch sử triết học phương tây,
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Bryan Magee, Câu chuyện triết học, nxb
Thơng kê 2003... những tài liệu có liên quan đến nhà triết học Socratic và phương
pháp luận của ông trong dạy học; những tài liệu về phát triển tư duy phản biện cho
học sinh trong quá trình dạy học như: tư duy và tư duy của giáo sư Chu Hảo trên
SGTT 3/4/2018...
Việc nghiên cứu và soạn giảng, chúng tôi luôn bám sát các tài liệu giảng dạy
theo quy định bộ môn của Bộ Giáo dục & Đào tạo: Chí Phèo (Nam Cao) thời lượng
3 tiết. Vì thế, việc chiếm lĩnh tác phẩm văn chương theo phương pháp “đối thoại
tích cực” - Socatic giúp ta hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Điều đó, càng địi hỏi
người giáo viên nỗ lực hơn trong việc nghiên cứu những phương pháp giảng dạy
theo phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic đối với mỗi văn bản văn học nhằm
đạt hiệu quả nhất.
3.1 Phương pháp thực hiện.
Để phát triển tư duy phản biện trong giờ dạy học văn các giáo viên thường
hướng đến một số phương pháp kỹ thuật dạy học: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng
vai. Với phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic thực chất là tiền đề cơ sở cho
các phương pháp đó ra đời. Để tiến hành một bài dạy áp dụng phương pháp thảo
luận cần tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên đưa ra chủ đề cho buổi thảo luận như cách đánh giá nhìn nhận
nhân vật, sự kiện, chi tiết... trong tác phẩm, thông điệp nghệ thuật, phong cách tác
giả. Những vấn đề liên hệ thực tế từ cuộc sống được gợi ra từ tác phẩm...Đồng thời
cần chuẩn bị những câu hỏi dẫn dắt học sinh vào chủ đề thảo luận, những câu hỏi
gợi mở khi học sinh bế tắc trong thảo luận.
- Học sinh đóng vai trị chủ đạo và dẫn dắt diễn biến của buổi thảo luận. Học

sinh thường ngồi thành hình vịng trịn, hình chữ U, xoay vị trí trung tâm là giáo
viên. Mỗi cá nhân tự do phát biểu ý kiến quan điểm của mình và cần đưa ra những lý
lẽ dẫn chứng, luận điểm để bảo vệ ý kiến của bản thân.
- Buổi thảo luận sẽ là những câu hỏi nối tiếp câu hỏi để tìm chân lý cuối cùng
sáng rõ về văn bản được thảo luận. Ví dụ: bạn nói như vậy thì bạn lấy căn cứ chi tiết
nào trong tác phẩm? bạn có thể cho chúng tôi biết tại sao bạn lại cho rằng như vậy?
10


Theo bạn thì qua tác phẩm Chí Phèo nhà văn Nam Cao đã gửi đến chúng ta thơng
điệp gì? Tại sao bạn lại cho rằng thơng điệp đó là ý nghĩa nhất?...
Trong quá trình thảo luận ấy học sinh bày tỏ quan điểm và suy nghĩ trong
khơng khí tự do và dân chủ. Đó chính là mơi trường trau dồi tư duy phản biện cho
các em. Tất nhiên, với những giờ học như thế này thì sự định hướng và dẫn dắt của
giáo viên rất quan trọng. Người giáo viên lúc này đóng vai trị giống như bà đỡ, để
học trò sản sinh ra tri thức phát triển tư duy,...nhưng phải định hướng sao để học trị
khơng cơng kích mang tính cá nhân, thiếu văn hóa,... mà nên tập trung vào chủ đề
thảo luận.Vì thế trước hết, giáo viên cần cho học sinh hiểu rẳng thảo luận để phản
biện lại một nội dung, một vấn đề do người khác nêu ra (kể cả thầy/cơ giáo của
mình) là việc làm tích cực để đạt được tính tối ưu của chân lý chứ không phải là
hành vi khiếm nhã, ngông cuồng hay vô lễ. Tư duy phản biện phải trở thành một thói
quen tốt, thói quen ln nghi ngờ kiến thức và học sinh phải thấy được quá trình tư
duy phản biện phải chuẩn bị theo những bước sau:
+ Đọc và theo dõi cẩn thận những bước đi của luận cứ nhằm xác định các tiền
đề và kết luận mà các tác giả (học sinh phát biểu) luận cứ nêu ra. Phải đặt ra những
câu hỏi nghi vấn: Tại sao lại như thế? Bản chất vấn đề là gì? Nếu thế này thế kia thì
sao?
+ Nếu luận cứ khơng suy luận mà chỉ là khẳng định thì có thể chứa đựng
những thơng tin sai lệch, như thế có quyền khơng quan tâm đến những gì mà luận cứ
muốn thuyết phục người nghe. Kết luận rút ra từ những luận cứ đó có thể khơng có

sức thuyết phục.
+ Trong trường hợp kết luận khơng thuyết phục, có nghĩa là nó mang tính
ngụy biện và cần phải xem xét lại. Có nên chấp nhận những kết luận mà tác giả (học
sinh phát biểu) đã nêu hay không. Cách đánh giá chấp nhận hay từ chối phải dựa
trên kiến thức đã được tích lũy của mình, dựa trên kinh nghiệm và lịng tin cậy.
Trong bất cứ quá trình vận dụng tư duy phản biện, bất cứ tại thời điểm nào
người học cũng vẫn phải động não suy luận và đánh giá, những hoạt động này sẽ tạo
thành phong thái tư duy, luôn sẵn sàng lắng nghe và chủ động phân tích đánh giá.
Tư duy phản biện khơng lập tức có ngay mà cần phải có q trình. Trước hết
cơng việc này phải làm thường xun, liên tục. Cho nên trước khi áp dụng phương
pháp “đối thoại tích cực” - Socatic vào giảng dạy tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao) thì
giáo viên phải thường xun hướng dẫn và rèn luyện các em những kỹ năng cơ bản
về phản biện. Giáo viên có thể làm mẫu các kỹ năng và cung cấp tư liệu hoặc dặn dò
học sinh chuẩn bị tư liệu cần thiết để học sinh luyện tập cách tổ chức vấn đề cũng
như phác thảo trình tự xử lý các cơng việc. Ngồi ra giáo viên nên khuyến khích học
sinh sử dụng các kỹ năng phản biện.
Sau buổi học giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá và cảm nhận về tiết học,
nhận thức của các em trước và sau thảo luận có thay đổi hay không? Học sinh cảm
thấy hứng thú với đoạn nào trong thảo luận.
11


3.2 Vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic vào thiết kế giáo án
và tổ chức dạy học tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao).
3.2.1 Mục đích thực nghiệm
Vận dụng các biện pháp đã đề xuất ở nội dung 2 vào soạn Chí Phèo (Nam
Cao) trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Qua đó khẳng định tính khả thi của các
biện pháp đã được đề xuất :Vận dụng phương pháp Socratic vào dạy học tác phẩm
văn học hiện thực nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp
11.

3.2.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
Chúng tơi lựa chọn văn bản Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, ban cơ bản)
để thiết kế giáo án thực nghiệm xuất phát từ đối tượng, thời gian và địa bàn thực
nghiệm.
- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 11 ban cơ bản
+ Lớp thực nghiệm: lớp 11M (43 HS), 11K (47 HS)
+ Lớp đối chứng : lớp 11 H (44 HS), 11A (44 HS)
- Thời gian thực nghiệm: Học kỳ I - Năm học 2020 – 2021.
3.2.3 Nội dung thực nghiệm
Dạy học Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, ban cơ bản) theo phương
pháp “đối thoại tích cực” - Socratic ở lớp 11B, 11E.
3.2.4 Tiến trình và kết quả thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm đề tài theo những bước sau:
Thứ nhất, tiến hành kiểm tra trình độ ban đầu của học sinh lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng.
Thứ hai, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án có vận
dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic cho học sinh trong giờ dạy học và
dạy ở các lớp thực nghiệm, dạy ở các lớp đối chứng theo các phương pháp khơng có
thiết kế vận dụng dụng phương pháp thảo luận Socratic
Thứ ba, tiến hành thực nghiệm và dạy học đối chứng ở các lớp đã chọn.
Thứ tư, nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hồn thành bài dạy bằng
hình thức kiểm tra trực tiếp đề 45 phút ở cuối bài dạy Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ Văn
11, tập 1, ban cơ bản).
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm dạy học tác phẩm Chí Phèo -Nam Cao (Ngữ
Văn 11, tập 1, ban cơ bản). Ý thức rất rõ việc rèn kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn học
hiện thực hay năng lực đọc hiểu văn bản văn học theo phương pháp Socratic là cả
một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục. Bởi thế, chúng tôi đã tiến hành dạy
thực nghiệm ở tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, ban cơ bản).
3.2.5 Phương pháp thực nghiệm.
* Cách tiến hành.


12


- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng một thời gian
cùng một nội dung Vận dụng phương pháp Socratic vào dạy học tác phẩm văn học
hiện thực nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 11.
+ Các lớp thực nghiệm dạy theo hướng áp dụng nội dung các biện pháp đã đề
xuất.
+ Các lớp đối chứng dạy theo phương pháp vẫn đang sử dụng phổ biến hiện
nay.
- Để thực nghiệm Vận dụng phương pháp Socratic vào dạy học tác phẩm văn
học hiện thực nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 11, tôi
tiến hành các bước sau:
+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học và chuẩn bị giáo án.
+ Bước 2: Tổ chức các hoạt đông tự học trên lớp.
+ Bước 3: Kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Sau giờ Vận dụng phương pháp Socratic vào dạy học tác phẩm văn học hiện
thực nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh lớp 11 chúng tôi yêu
cầu hai lớp làm một bài kiểm tra 45 phút cùng đề bài để đánh giá hiệu quả tiếp thu
kiến thức và hình thành kỹ năng cho các em.
Với học sinh:
- Bước 1: Tự đọc hiểu bài học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên và hướng
dẫn học bài trong sách giáo khoa.
- Bước 2: Hợp tác với bạn, với giáo viên thông qua các hoạt động tự học ở trên
lớp.
- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.
Ở bước 1, học sinh tự học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên qua phiếu học
tập: thu thập tư liệu về tác phẩm “Chí Phèo” - Nam Cao. Sau đó, học sinh xử lí
thơng tin đã thu nhận được để giải quyết vấn đề bằng việc trả lời các câu hỏi khác

trong phiếu học tập và câu hỏi trong hướng dẫn học bài SGK.
Ở bước 2: HS đem kết quả đọc hiểu của mình trao đổi với bạn, với thầy thông qua
hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
Ở bước 3: HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình qua hợp tác với
bạn, với thầy đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân qua phần
kiểm tra của giáo viên.
* Cách đánh giá
- Để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm, tơi chọn hình thức so sánh kết quả
học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra sau khi dạy học xong bài học giữa lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng. Ở bài kiểm tra này, các câu hỏi đưa ra vừa kiểm tra
kiến thức trọng tâm học sinh cần nắm sau bài học .
- Để việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm được khách quan hơn, tôi đã mời
giáo viên trong tổ dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm để nắm bắt ý kiến đánh giá của đồng
nghiệp về cách thức tổ chức dạy học và các biện pháp áp dụng.
13


3.2.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm
Do khuôn khổ của một Sáng kiến kinh nghiệm có hạn nên ở đây chúng tơi chỉ xin
trình bày thiết kế giáo án thực nghiệm 01 tiết của văn bản Chí phèo.
Tuần 13 - Tiết 49
Ngày soạn: 05/11/2020
Ngày bắt đầu dạy: 12/11/2020
Đọc văn
CHÍ PHÈO
- Nam Cao A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Kiến thức
- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo (những
biển đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của

Chí Phèo sau khi gặp được Thị Nở cho đến lúc tự sát) qua đó thấy được giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
- Thấy được 1 số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hố nhân vật,
miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật...
2. Kĩ năng
- Biết cách đọc hiểu một tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Cảm thông, trân trọng khát vọng sống của người dân nghèo khổ bị đẩy vào bước
đường cùng trước cách mạng tháng 8/1945.
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, tự quản lý.
- Năng lực sáng tạo, tư duy và phản biện.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực quan sát và thảo luận, giải quyết vấn đề, thuyết trình.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
- Chuẩn bị của GV:
+ Chuẩn kiến thức kỹ năng.
+ Sgk Ngữ văn 11, sách GV, tài liệu tham khảo
+ Bảng phụ, tranh ảnh, video ngắn về tác giả và trích đoạn phim làng Vũ Đại ngày
ấy.
- Chuẩn bị của HS:
+ Vở soạn, SGK, TLTK.
14


+ Chuẩn bị nội dung giáo viên giao về nhà.
+ Chuẩn bị tốt phần diễn kịch giáo viên phân vai

C. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức
Để áp dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic vào dạy bài “Chí Phèo”Nam Cao nhằm phát huy tư duy phản biện cho học sinh một cách tốt nhất giáo viên
sắp xếp học sinh kê bàn ghế ngồi theo dãy chữ U để thảo luận.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy.
*Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh diễn tiết mục ca nhạc đã chuẩn bị. Học sinh đánh đàn ghita
và hát ca khúc Chí Phèo – Mai Thị Mai ( CLB Ghi ta của trường)
- Sau khi học sinh diễn xong giáo viên mượn ca khúc để dẫn dắt vào bài mới.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
I.TÌM HIỂU CHUNG
nhan đề, nội dung tác phẩm
- Cách thức thực hiện:
+ Giáo viên chia lớp ra làm 2 nhóm cho học 1. Nhan đề
sinh 3 phút chuẩn bị những kiến thức chung
- Nhan đề đầu tiên là Cái lò gạch cũ, đến khi in
về nhà văn Nam Cao để thực hành phương
thành sách lần đầu (Nhà xuất bản Đời mới, Hà
pháp đóng vai thực hiện 1 cuộc phỏng vấn
Nội, 1941), nhà xuất bản đã tự ý đổi tên thành
ngắn với nội dung sau: Từ những hiểu biết
Đôi lứa xứng đôi. Năm 1946, khi in lại trong
về cuộc đời và sự nghiệp về nhà văn Nam
tập Luống cày (Hội Văn hóa cứu quốc xuất
Cao, em hãy xây dựng 1 tình huống giả
bản), Nam Cao đã đặt tên lại tên là Chí Phèo.

định mình là nhà văn Nam Cao và có một
cuộc phỏng vấn ngắn về tác phẩm Chí + Cái lị gạch cũ: là chi tiết nghệ thuật xuất
Phèo. Qua đó vừa giới thiệu được hồn hiện ở phần đầu truyện gắn với sự ra đời của
cảnh sáng tác và nhan đề của tác phẩm.
Chí và trở lại ở cuối tác phẩm qua hình ảnh thị
+ Giáo viên lấy tinh thần xung phong, gọi 1 Nở: khi biết tin Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và
nhóm lên trình bày.
tự sát đã “nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn…
+ 2 HS đại diện lên trình bày
rồi thị nhìn nhanh xuống bụng…thị thấy thống
hiện ra cái lị gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và
+ Sau khi học sinh nhập xong vai diễn và
vắng người qua lại”. Dường như đây là một dự
trả lời được những nội dung cơ bản giáo
báo sẽ có một Chí Phèo con ra đời ở một cái lò
viên đặt câu hỏi?
gạch cũ như bố nó để nối nghiệp bố.
+ Vậy sau khi xem cảnh nhập vai của nhà
Cái lò gạch cũ là biểu tượng về sự xuất hiện tất
văn Nam Cao trả lời phỏng vấn, em hãy cho
yếu của hiện tượng Chí Phèo, thể hiện sự luẩn
biết tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ra đời
quẩn, bế tắc trong cuộc đời, số phận người
khi nào? Có những nhan để nào? Những
nơng dân bị tha hóa trước cách mạng. Nhan đề
nhan đề đó có ý nghĩa gì?
này phù hợp với nội dung tác phẩm nhưng thiên

1



Thao tác 2.
GV kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của về cái nhìn hiện thực, ảm đạm, bi quan của nhà
học sinh và kết hợp kĩ năng tóm tắt văn bản văn về cuộc sống, tiền đồ của người nơng dân.
tự sự.
-GV chiếu sơ đồ tóm tắt tác phẩm trên máy + Đôi lứa xứng đôi: nhan đề do nhà xuất bản
đặt dựa vào mối tình giữa Chí Phèo – con quỷ
chiếu.
dữ của làng Vũ Đại và thị Nở - người đàn bà
xấu ma chê quỷ hờn. Cái tên này mang tính giật
gân, gây tị mị, phù hợp với thị hiếu của một
lớp cơng chúng bấy giờ, hồn tồn nhằm vào
mục đích thương mại mà khơng gắn với tư
tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Nam Cao quyết định đổi tên truyện thành Chí
Phèo như ơng đã từng đặt tên cho nhiều tác
phẩm khác bằng cách lấy tên nhân vật chính:
Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo… Có lẽ Chí Phèo
là nhan đề khái quát, súc tích và cũng đầy đủ
nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.

Hình 1: Sơ đồ tóm tắt cuộc đời Chí Phèo
(ảnh lấy trên mạng)
2. Tóm tắt tác phẩm
Sau đó gọi học sinh (lấy tinh thần xung
phong) nhìn vào sơ đồ tóm tắt tồn văn tác - Tóm tắt theo cuộc đời nhân vật
phẩm theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo.
- Tóm tắt theo bố cục đoạn
+ Một học sinh tóm tắt theo bố cục đoạn
trích.

* Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn II. ĐỌC HIỂU
bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
- Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Chí Phèo
GV: Chí Phèo có màn “ra mắt” độc đáo a. Sự xuất hiện độc đáo của Chí Phèo
như thế nào trong đoạn văn mở đầu thiên
* Hình ảnh Chí Phèo:
truyện?
- Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi:
Trời --> đời--> cả làng Vũ Đại --> cha đứa nào
- Học sinh phát hiện vấn đề.
không chửi nhau với hắn --> đứa chết mẹ nào
Gv: Gieo vấn đề cho học sinh thảo luận và đẻ ra thân hắn.
phản biện.
- Cái hắn nhận được:
Trời có của riêng nhà nào --> đời là tất cả

16


nhưng chẳng là ai--> không ai lên tiếng-->
+ Bước 1: Chia học sinh thành 2 nhóm
khơng ai ra điều--> nhưng mà biết đứa nào đẻ
ra Chí Phèo.
- Cuối cùng: thành thử chỉ có 3 con chó dữ với
1 thằng say rượu --> Chí Phèo khơng thể đối
+ Bước 2: GV gieo vấn đề cho học sinh
thoại với con người được nữa.
thảo luận và phản biện:
Nhận xét:

- Đối tượng tiếng chửi thu hẹp dần --> tiếng
Chuyên đề 1:
chửi có ý thức
Thảo luận, phản biện về ý nghĩa tiếng
- Cách vào truyện độc đáo
chửi của Chí Phèo trong tác phẩm
Có ý kiến cho rằng “Tiếng chửi của Chí Ý nghĩa tiếng chửi
Phèo ở đầu tác phẩm đơn thuần là tiếng
- Sự phản ứng gay gắt với cuộc đời.
chửi của một thằng say rượu khơng hơn
khơng kém”. Anh/chị có đồng tình với ý - Tâm trạng bất mãn cao độ với cuộc đời.
kiến ấy khơng? Hãy đưa ra quan điểm của
bản thân mình.
- Khao khát được đối thoại, được giao tiếp với
mọi người.
+ Bước 3: Sau khi gieo vấn đề thảo luận
giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận - Sự cô đơn, bế tắc tột độc của con người bị thải
theo hình thức “đối thoại tích cực”- loại ra khỏi xã hội --> cơ độc
Socratic để học sinh đưa ra hình thức câu
trả lời dưới hình thức là một câu hỏi khơi Ngôn ngữ: giọng trần thuật
gợi vấn đề.
+ Giọng của dân làng Vũ Đại
Ví dụ: Nói Chí say? Tai sao tiếng chửi của
Chí lại bài bản và rõ ràng từng dối tượng + Giọng của nhân vật
đến vậy?….
+ Tiếng nói của nhà văn
+ Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và kết thúc
vấn đề. GV không trả lời đúng sai mà chỉ ==> Ngơn ngữ kể chuyện biến hóa linh hoạt
định hướng học sinh tìm tri thức thơng qua
* Thái độ của Nam Cao:

hình thức hỏi - đáp hoặc hướng dẫn học
sinh tự phản biện nhau qua hình thức tranh + Bề ngồi thì lạnh lùng, khách quan: hắn...
luận hỏi - đáp.
+ Thực chất Nam Cao đã lặn sâu vào thế giới
Ví dụ: Tiếng chửi thường phát ra khi người nội tâm nhân vật để thấu hiểu nỗi đau, thấu hiểu
ta bất hịa, xích mích. Vậy Chí xích mích bi kịch bị tước bỏ quyền làm người của Chí
với ai mà Chí chửi?
(hiểu được lời độc thoại của Chí: “Tức thật! Ờ!
Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!”).
Tiếng chửi của Chí có phải để trút bỏ bực
tức hay không?
* Tiểu kết:

17


Tại sao Chí chửi nhiều như vậy mà khơng Nam Cao đã nhập vai vào một kẻ lưu manh để
ai đáp lời hắn mà chỉ có ba con chó dữ?
miêu tả tài tình nỗi cơ đơn và lưu manh trong
hắn. Nhờ tính chất đa thanh và giọng điệu kể
Thay bằng chửi thì khi người ta uất ức hay chuyện đã dẫn đến một tính chất đặc biệt khác
buồn chán người ta thường khóc. Tại sao cho đoạn văn: tính đa nghĩa. Tiếng chửi khơng
Chí khơng khóc mà lại chửi?
chỉ là khao khát được giao tiếp mà còn là một
bi kịch của một kẻ khơng được sống đúng với
Tại sao Chí say mà lại không chửi hẳn một bản chất của một con người. Bên ngồi tiếng
ai đó cụ thể rõ ràng mà chửi trời, đời, chửi chửi là một kẻ say nhưng bên trong lại rất tỉnh.
cả làng…?
Lời chửi rất mơ hồ không động chạm đến ai,
quả là kẻ say bình thường đang chửi. Nhưng

Đối tượng Chí chửi là những ai? Em có
hắn tỉnh, rất sáng suốt, khơng gian tiếng chửi
nhận xét gì về những đối tượng theo chiều
thu hẹp dần, từ cao xuống thấp, từ rộng đến
tiếng chửi?
hẹp, từ vơ địa chỉ đến có địa chỉ, từ số đơng
Nếu Chí Phèo khơng say tại sao lại chửi? đến một người. Như vậy hắn mượn rượu để
chửi, chửi toàn bộ xã hội vơ nhân đạo. Từng lời
Vậy tiếng chửi có ý nghĩa gì?
cay độc ấy thốt ra nghĩa là lịng hắn đang gào
+ Bước 5 GV bình giảng: - Cách vào thét cuồng điên, hắn chửi để thỏa mãn lòng rực
lửa đốt khi mà cả làng Vũ Đại không ai nghe
truyện độc đáo:
hắn. Giá kể, hắn có thể khóc ra thì nhẹ lịng,
Tạo ấn tượng về nhân vật chính – một kẻ nhưng hắn khơng biết khóc, khơng thể khóc,
say rượu vừa quen vừa lạ, Chí say như bao hắn chỉ còn cách chửi. Tiếng chửi ấy thực chất
gã đang ngập chìm trong hơi men nhưng lại là một tiếng kêu cứu của một con người đáng
khác người bởi tiếng chửi lạ lùng, người thương bị sứt mẻ về thể xác lẫn tinh thần cố níu
đọc thắc mắc: tại sao trên đời này lại có kẻ chiếc phao đời mà tồn tại.
tha hóa đến thế ? Vì sao hắn chửi mà không
ai ra can ngăn hắn à? Hé mở cho ta biết số ==> “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Chi tiết
tiếng chửi của Chí Phèo góp phần làm nên
phận bi đát của 1 con người.
thành công lớn của nhà văn Nam Cao. Nó đã
Như một thước phim quay chậm, Chí Phèo khái quát lên một chân lý: nghệ thuật chân
hiện ra vừa cụ thể vừa sinh động. Nam Cao chính khơng chỉ tìm thấy cái bình thường
đã không chọn cách mở đầu như một số nhà trong sự phi thường mà còn phát hiệ ra cái phi
văn khác – xi theo dịng đời nhân vật mà thường trong sự bình thường, thậm chí tầm
bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc, ấn thường. Chí có nhà văn lớn có khối óc và trái
tượng (một lát cắt) của đời sống hiện tại của tim mới làm được điều đó.

Chí để rồi sau đó đưa bạn đọc trở về những
năm tháng quá khứ của nhân vật như một
lời giải thích, cắt nghĩa tại sao hắn lại là
người như vậy.
* Bộ dạng của Chí: là bộ dạng của một kẻ
say rượu. Tay cầm chai rượu, bước đi loạng
choạng, thất thểu; quần áo lôi thôi, lếch

18


thếch; vừa ngửa cổ lên uống rượu vừa cất
tiếng chửi; nét mặt cau có, dữ dằn.
+ Đằng sau bộ dạng đó ẩn chứa sự đau đớn,
bất mãn với đời. Dường như Chí ít nhiều ý
thức được sự bạc bẽo, phũ phàng của cuộc
đời cũng như những điều bất hạnh mà ông
trời dành cho hắn.
+ Dường như Chí đang rất cô độc và đang
tìm cách để giao tiếp với đồng loại – dù hắn
phải chọn con đường mạt hạng nhất là tiếng
chửi. Nhưng không ai chửi lại hắn mặc dù
hắn chửi người ta, nghĩa là không ai muốn
giao tiếp với hắn. Chửi lại hắn cũng tức là
người ta còn biết đến một anh Chí vẫn đang
tồn tại trong cộng đồng này. Nhưng đáp lại
tiếng chửi của anh chỉ có ba con chó. Phải
chăng, Chí Phèo đã bị gạt ra khỏi thế giới
lồi người, khơng cịn được làm người ở cái
làng này nữa. Nếu đúng như vậy thì đằng

sau cái bộ dạng say rượu, đằng sau tiếng
chửi kia chính là tiếng nói đau thương của
một con người ít nhiều ý thức được bi kịch
của mình: sống giữa cuộc đời mà bị tước
đoạt quyền làm người.
- Hướng dẫn tìm hiểu quá trình tha hóa của
Chí Phèo.
+ GV: Tổ chức hội thi : chia lớp thành 2
nhóm sau đó cho mỗi nhóm 2 phút để trình
bày tác phẩm của nhóm mình chuẩn bị ở
nhà (hãy tái hiện lại cuộc đời Chí Phèo
trước khi đi ở tù theo cách riêng của em?)
Nhóm 1: vẽ tranh
Nhóm 2: diễn 1 đoạn kịch ngắn tái hiện lại
cuộc đời Chí Phèo trước khi đi ở tù.
GV: Nhận xét, cho điểm, chốt lại kiến thức

19

Hình 2. Chí Phèo say rượu
(học sinh vẽ)


2. Q trình tha hóa của Chí Phèo
- Từ một người lương thiện Chí đã thay đổi * Trước khi đi ở tù
như thế nào? Nguyên nhân?
- Là đứa trẻ bị bỏ rơi được người dân làng Vũ
+ GV: Gọi 1 học sinh xung phong đại diện Đại mang về ni. Năm 20 tuổi làm canh điền
lớp lên thuyết trình về sự thay đổi về ngoại cho nhà lí Kiến. Khỏe mạnh, hiền như đất, nhút
hình và nhân tính của Chí Phèo sau khi đi ở nhát “vừa bóp đùi cho bà ba vừa run”.

tù trở về?
HS: lên bảng thuyết trình

- Có ước mơ giản dị và lương thiện.

- Là người biết tự trọng: thấy nhục khi bị bà ba
Sau khi học sinh thuyết trình giáo viên nhận
sai làm những việc khơng chính đáng.
xét, bổ sung và tổng hợp kiến thức
Chí có đủ điều kiện để sống một cuộc sống
GV: Em hãy hình dung bộ dạng của Chí bình thường, được hưởng hạnh phúc đời thường
Phèo lúc này? Đằng sau bộ dạng đó ẩn chứa như bao người nơng dân khác.
điều gì trong con người Chí?
HS tưởng tượng ra bộ dạng của Chí trong
tiếng chửi.
GV: Từ một kẻ lưu manh ngỗ ngược Chí
Phèo tiếp tục con đường tha hóa thành kẻ
như thế nào?
HS: trả lời, Gv bình giảng một số chi tiết

* Sau 7, 8 năm ở nhà từ thực dân, Chí đã thành
Chí Phèo:

GV: Từ hình ảnh nhà tù thực dân em có - Nhân hình: “Cái đầu trọc lốc, cái răng trắng
liên tưởng gì với chế độ nhà tù của xã hội ta hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt
gườm gườm trông gớm chết… Cái ngực phanh,
hiện nay?
đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một
- Định hướng:
ơng tướng cầm chùy”.

Tính ưu việt của chế độ nhà tù trong xã hội - Nhân tính: “về hôm trước hôm sau đã thấy
ta hiện nay là giúp con người có khoảng hắn ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa
lặng để nhìn lại mình sau những tội lỗi đến xế chiều”, “rồi say khướt, hắn xách một
mình gây ra, được học nghề, được lao động cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến gọi tận tên
để khi quay lại cộng đồng có thể ni sống tục ra mà chửi”, đánh nhau với lí Cường, đập
mình và gia đình, sống có ích.
cái chai vào cột cổng, “lăn lộn dưới đất, vừa
kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt”, hắn nói
GV: Q trình tha hóa của Chí đã dừng lại “tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thơi”
hay chưa? Hãy hồn thiện sơ đồ sau bằng
một cụm từ và giải thích sự lựa chọn ấy?
Chí mang dáng hình của một tên lưu manh,
cơn đồ, lời nói hành động là của một tên đầu
HS: Chí Phèo : người nông dân hiền lành,

20


lương thiện --> Thằng lưu manh --> CON bò, một tay anh chị.
QUỶ DỮ
- Nguyên nhân:
GV lược kể lại việc Chí bị bá Kiến lợi dụng
+ Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù vì cơn ghen vơ cớ.
để đàn áp các phe cánh trong làng.
GV: Từ hình ảnh Chí Phèo, em liên tưởng + Nhà tù thực dân làm nốt phần việc còn lại là
tới nhân vật nào khác của nhà văn Nam nhào nặn một anh Chí hiền lành, thật thà, chất
Cao? Từ sự liên hệ đó, em có suy nghĩ gì? phác thành một kẻ hồn tồn bị biến dạng.
- HS vận dụng kiến thức để liên hệ và tìm Sự thay đổi dữ dằn trong vóc dáng, tính cách
của Chí đã cho thấy sức tàn phá ghê gớm của
ra điều mà Nam Cao khái quát.

chế độ nhà tù thực dân đương thời. Thì ra, nhà
- Định hướng
tù không phải là nơi giáo dưỡng, phục hồi nhân
phẩm cho phạm nhân mà trở thành nơi khuôn
GV: Cùng viết về người nơng dân Việt Nam đúc nên những nhân hình, nhân tính méo mó, dị
trước Cách mạng cịn có những nhà văn dạng.
nào? Liên tưởng này giúp cho em nhận ra
điều gì trong sáng tác của Nam Cao?
- HS tự huy động kiến thức để liên hệ

* Bị lợi dụng trở thành tay sai cho bá Kiến

- Định hướng:

- Triền miên trong cơn say: hắn phá bao cơ
nghiệp, đạp nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao
Nhân vật anh Pha (Bước đường cùng - nhiêu hạnh phúc…
Nguyễn Công Hoan), chị Dậu (Tắt đèn – - Cái mặt của Chí khơng phải mặt người, nó là
Ngơ Tất Tố). Tuy anh Pha phải vào tù, chị mặt con vật…vằn dọc vằn ngang khơng biết
Dậu phải bán chó, bán con, bán đi dịng sữa bao nhiêu là sẹo…
thơm lành của mình nhưng cái đáng quý
nhất trong con người chị là nhân tính chị Chí trở thành CON QUỶ DỮ gieo rắc nỗi sợ
vẫn cố bảo toàn. Tuy nhiên các nhân vật hãi, kinh hoàng cho người dân làng Vũ Đại. Cả
này chỉ bị bần cùng hóa, đẩy đến bước làng Vũ Đại khơng ai coi hắn là người, khơng
đường cùng. Cịn Chí Phèo đã bị tha hóa ai giao tiếp với hắn, hắn bị loại ra khỏi cộng
một cách ghê gớm.
đồng trong khi hắn vẫn đang sống giữa cộng
đồng. (điều này lí giải cho tiếng chửi lạ lùng và
Cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về cuộc thái độ của dân làng ở phần đầu của tác phẩm)
đời số phận của người nông dân trước cách

mạng tháng tám.
- Chí Phèo khơng phải là hiện tượng tha hóa
duy nhất:
GV: Liên hệ giáo dục đạo đức và kỹ năng
sống cho học sinh:
+ Trước Chí có Năm Thọ, Binh Chức. Biết đâu
sau này sẽ có Chí Phèo con?
GV: Từ hiện tượng mang tính quy luật mà
Nam Cao khái quát trước cách mạng, em + Tác phẩm khác: Trạch Văn Đồnh (Đơi móng

21


thấy xã hội ta hiện có cịn hiện tượng này giị), Cu Lộ (Tư cách mõ), Đức (Nửa đêm)…
khơng? Tại sao?
Hiện tượng này mang tính quy luật ở xã hội
- HS dựa vào sự hiểu biết về xã hội để lí thực dân nửa phong kiến.
giải sự khác biệt giữa 2 chế độ
*Tiểu kết
- Định hướng:
Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn
+ Trong cuộc sống hiện tại đâu đó ta vẫn ở làng quê Việt Nam trước cách mạng Tháng
bắt gặp một vài cá nhân cứ uống rượu vào Tám: hiện tượng người nông dân lương thiện bị
là say và say là quậy phá. Nhưng để tìm chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi
thấy số phận của con người bị xã hội ghẻ nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người.
lạnh, cộng đồng từ bỏ là khơng có.
Qua đó nhà văn cất lên tiếng nói tố cáo, lên án
các thế lực thống trị - thực dân và phong kiến
+ Chế độ xã hội mới đã cho con người tay sai đã gây ra bao tội ác, đã cướp đi cả hình
quyền được sống, được hưởng hạnh phúc. người và hồn người của những người nông dân

Những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ đã có mái nghèo khổ.
ấm tình thương, tổ bán báo xa mẹ… là nơi Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
cho chúng mái ấm của một gia đình, cho
chúng tình yêu thương của con người.
Những con người đau khổ, bất hạnh đã
được cả xã hội quan tâm. Những hộ nghèo,
cận nghèo đã được nhà nước, xã hội chung
tay góp sức, tạo điều kiện cho họ ổn định
cuộc sống…
+ Giáo viên trình chiếu hoặc kể một vài câu
chuyện về nghĩa cử cao đẹp ấm tình người
trong cuộc sống để học sinh có cái nhìn lạc
quan, tin tưởng vào con đường mà Đảng
đang lãnh đạo là đúng đắn.

*Hoạt động 3: Thực hành:
Câu 1: Tưởng tượng cách kết thúc khác cho tác phẩm? Giải thích lí do vì sao lại
chọn kết thúc ấy.
Câu 2: Trong xã hội hiện nay cịn hiện tượng Chí Phèo khơng?
Câu 3: Qua đoạn trích em hãy hình dung về nhân vật bá Kiến.
* Hoạt động 4+5: Vận dụng + Mở rộng:
Câu 1: Vì sao Chí lại đến nhà Bá Kiến và giết hắn mà không đến nhà Thị để đâm
chết bà cô như ý định ban đầu? Sự thay đổi bất ngờ này chứng tỏ điều gì đang diễn
ra trong con người Chí?
22


Câu 2: Những câu hỏi liên tiếp, dồn dập của Chí Phèo đối với Bá Kiến: ai cho tao
lương thiện, làm thế nào cho mất những vế mảnh chai trên mặt này? Tao không thể
là người lương thiện nữa.... cho thấy tâm trạng cuối cùng của Chí trước khi chết là

gì?
Câu 3 : Lập sơ đồ diễn biến tâm lí của CP?
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
* Bài cũ: Nắm vững kiến thức - bi kịch của Chí Phèo, con người sinh ra là người mà
không được làm người..
* Bài mới: Soạn bài : Chuẩn bị cho tiết bám sát về Chí Phèo
4. Kết quả đạt được.
Sau khi chúng tơi thực nghiệm xong đề tài, chúng tôi nhận thấy đa phần học sinh đã
hiểu được nội dung kiến thức mà giáo viên dẫn dắt, định hướng đồng thời:
- Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực.
- Tạo được hứng thú, phản ứng nhanh nhạy cho học sinh khám phá văn bản.
- Tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh.
- Tổng hợp, phát huy sức mạnh của các phương pháp dạy học.
- Không đánh mất vai trò của người giáo viên mà còn phát huy tích cực vai trị
người giáo viên như: quan sát lớp, nhóm làm việc, đi sâu vào hướng dẫn cho các
học sinh yếu, cá biệt làm việc đạt hiệu quả.
Và dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua việc xử lý số liệu thu
được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng. Ở lớp thực nghiệm hầu hết các em trả lời tốt câu hỏi của đề bài đưa ra, đi
đúng hướng và trả lời đúng trọng tâm…Trong khi làm bài, các em đã biết chọn lọc
kiến thức cơ bản, vận dụng kiến thức tương đối tốt, thể hiện sự tìm tịi khám phá,
sáng tạo. Các giờ dạy thực nghiệm thì lớp thực nghiệm số học sinh đạt điểm giỏi khá
là: 75,6%. Tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 30,6%. Chất lượng học tập của lớp thực
nghiệm cũng nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn 2,5% học sinh điểm yếu dưới 5.
Điều này chứng tỏ, việc rèn kỹ năng phải thường xuyên, liên tục mới đạt hiệu quả
như mong đợi. Mặc dù thí điểm thực nghiệm ở một bài học, ở hai lớp học nhưng đã
đem lại kết quả khác biệt. Điều đó, là một tín hiệu đáng mừng bởi phần nào đã giảm
tình trạng học sinh quay lưng với môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay và
cho thấy tín hiệu khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học văn bản văn học
theo hướng “đối thoại tích cực” - Socatic cho học sinh THPT hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây là đề tài: “Vận dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socratic
trong giờ đọc hiểu văn bản “Chí phèo” nhằm phát triển tư duy phản biện cho học
sinh trung học phổ thông” mà nội dung sáng kiến đã nêu lên. Trong sáng kiến tôi
đưa ra một số kỹ thuật nhằm áp dụng phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic để
23


tìm hiểu tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao nhằm phát triển năng lực phản biện ở học
sinh lớp 11.
Tôi đã áp dụng sáng kiến vào giảng dạy cho các em học sinh có lực học trung
bình, khá, giỏi của khối lớp 11 của trường. Hầu hết các em tiếp thu rất tốt và vận
dụng rất nhanh phương pháp “đối thoại tích cực” - Socatic vào tìm hiểu tác phẩm.
Phương pháp này đáp ứng được mục tiêu kiến thức của bộ mơn, đồng thời có ý
nghĩa quan trọng trong các kỳ thi của học sinh.
Mặc dù đã cố gắng tỉ mỉ nhưng khơng thể tránh khỏi sai sót, tơi rất mong nhận
được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tơi được
hồn thiện hơn.
2. Kiến nghị
Nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT là vơ cùng cần thiết.
Chất lượng đó được phản ánh ở niềm đam mê, hứng thú học tập và ở kết quả học tập
của học sinh ngày càng được cải thiện, góp phần hình thành phát triển năng lực cho
học sinh. Do vậy, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
Ngành giáo dục cần thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề bộ môn để
giáo viên được trao đổi, thảo luận về phương pháp dạy học.
Chọn giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, có sáng kiến hay trên địa bàn
toàn tỉnh tiến hành một số tiết dạy thực nghiệm để đồng nghiệp học hỏi để áp dụng
vào quá trình giảng dạy của mình.
Là một Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn cũng là

người tâm huyết với sự nghiệp trồng người, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến,
rất mong nhận được sự ủng hộ, góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

24


2


×