Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy phần, công dân với đạo đức lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.42 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân ở Trường
trung học phổ thông, một thực tế cho thấy việc sử dụng phương tiện dạy học và
lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp trong từng bài học, từng đơn vị kiến
thức sẽ đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự thành công của tiết học. Đặc biệt
khi dạy nội dung "Cơng dân với đạo đức" trong chương trình Giáo Dục Cơng
dân (GDCD) 10, thì việc lựa chọn, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề
mà người giáo viên (GV )cần phải quan tâm.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, giáo dục
phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến
việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công
việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy
cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về
kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá
trong q trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng
của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực người học. Bản chất của năng lực là khả năng của chủ thể kết hợp một cách
linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng với thái độ, giá trị, động cơ,
nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt
động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định. Biểu hiện
của năng lực là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống
có ý nghĩa, chứ khơng ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc.
Các phương pháp dạy học thì rất nhiều, nhưng để chọn được một phương


pháp tối dạy học tối ưu và hiệu quả thì người (GV) cần phải cân nhắc, để sử
dụng phương pháp dạy học phát huy được vai trò và mang lại hiệu quả học tập
cao, đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục nước nhà. Nhưng khơng có phương
pháp nào là tối ưu cả, mỗi phương pháp đều có mặt tích cực bên cạnh vẫn có
những hạn chế nhất định, vì vậy nên kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học
trong mỗi bài học, tiết học. Từ mục tiêu của bài học và trách nhiệm của người
GV trong quá trình giảng dạy phần đạo đức ở lớp 10, bản thân tôi đã cố gắng lựa
chọn các phương pháp phù hợp để áp dụng trong mỗi bài dạy, tiết dạy sao cho
việc dạy và học đạt kết quả cao nhất, song hiệu quả hơn cả, theo tơi đó là Sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy phần,
"Công dân với đạo đức lớp 10" theo hướng phát triển năng lực học sinh. Với
suy nghĩ và kinh nghiệm hiểu biết của mình, mong rằng sẽ góp phần nhỏ vào
1


phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy,hỗ trợ cùng đồng nghiệp nhằm đem
lại kết quả cao. Xin được nêu kinh nghiệm nhỏ của bản thân để các bạn đồng
nghiệp tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về
việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học môn GDCD ở trường trung
hoc phổ thông (THPT) mà đặc biệt là việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm
và phương pháp tình huống trong phần đạo đức môn GDCD lớp 10 ở trường
THPT
Nghiên cứu cách vận dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp
tình huống vào dạy học “Công dân với đạo đức” sẽ giúp người viết có được cái
nhìn đúng đắn, sâu sắc và tồn diện về phương pháp dạy học này, để việc dạy và
học ngày càng tốt hơn ở trường THPT .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và

phương pháp tình huống trong dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT nơi
giảng dạy
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ giới hạn việc sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy phần, "Công dân với
đạo đức" dạy học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
Chủ yếu sử dụng phương quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp thực nghiệm, phương pháp điều tra.

2


2. NỘI DUNG
2.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHĨM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY
PHẦN "CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC LỚP 10" THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1.1: Cơ sở lí luận:
Việc giáo dục đạo đức học sinh trong hệ thống trường phổ thơng nói
chung, bậc học trung học phổ thơng nói riêng là nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết đối với mỗi học sinh cũng như đối với nhà trường, xã hội. Giáo dục đạo
đức cho HS có thể bằng nhiều con đường và cách thức khác nhau, trong đó có
sự đóng góp quan trọng của mơn GDCD. Dạy đạo đức để giáo dục đạo đức cho
HS không phải là điều dễ làm, bởi ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến
thức đạo đức học, những quan niệm đạo đức truyền thống, những chuẩn mực
đạo đức tiến bộ của xã hội ta hiện nay, thì điều mà người GV phải làm được đó
là xây dựng được phẩm chất, nhân cách, lối sống, kĩ năng sống, kĩ năng giải
quyết các tình huống trong cuộc sống của một người Việt Nam hiện đại phù hợp
với yêu cầu của xã hội hiện đại nhưng phải giữ gìn được những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, phải thấu tình, đạt lí… Theo giáo sư Nguyễn Hữu

Châu: "Học là quá trình kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến
thức thơng qua các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có". Vì vậy việc lựa
chọn phương pháp cho một bài giảng đạo đức, thậm chí cho một đơn vị kiến
thức là điều mà người GV phải lựa chọn từ ngay khi soạn giáo án.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là yêu cầu trọng tâm để tiến tới
đổi mới giáo dục Trung học phổ thơng, có đổi mới được phương pháp dạy học
và xây dựng nội dung giáo duc phù hợp mới có thể đào tạo được lớp người năng
động sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối
cảnh nhiều nước trên thế giới hướng đến nền kinh tế tri thức. Định hướng đổi
mới phương pháp dạy học được xác định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT
theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số
biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Có thể nói, cốt lõi của
đổi mới phương pháp dạy học là hướng đến hoạt động học tập chủ động tiếp thu
kiến thức, chống lại thói quen học tập thụ động.

3


Trong một tiết học đạo đức hoạt động hợp tác thực sự phát huy được hiệu
quả khi kết hợp với việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài

học. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là khi phải giải quyết
những vấn đề gay cấn, bức xúc trong thực tế đời sống xã hội hiện nay. Khi cùng
nhau giải quyết các tình huống cụ thể, các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ
những băn khoăn, suy nghĩ của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức mới,
khắc phục những hạn chế, sự lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống… từ đó mỗi người thấy cần học hỏi thêm những gì, khắc phục những gì… Nếu sử dụng phương
pháp dạy học khơng phù hợp thì việc học và dạy đạo đức trở nên khn mẫu,
sáo rỗng, gị ép dễ gây tâm lí nặng nề, học sinh (HS) khó tiếp thu bài học cũng
như thụ động khi giải quyết các tình huống trong cuộc sống đặt ra. Đứng trước
các vấn đề thực tiễn trong học và dạy đạo đức, giáo dục đạo đức cho HS hiện
nay, bản thân tôi đã thử nghiệm các phương pháp dạy học trong giảng dạy đạo
đức và nhận thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp
tình huống có nhiều ưu thế hơn trong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện con
người. Đối với bất kì bài học giáo dục đạo đức nào, điều quan trọng nhất là học
sinh sau mỗi bài học, phải biết liên hệ, vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra
của cuộc sống, phải rút ra bài học kinh nghiệm, bài học đạo đức cho bản thân,
nên khi áp dụng hai phương pháp này trong dạy phần đạo đức, người giáo viên
đã chủ động gợi mở, định hướng để HS có thể tự rút ra ý nghĩa của bài học,
trách nhiệm của mình trong từng mối quan hệ xã hội cụ thể.
2.1.2 Tìm hiểu về phương pháp thảo luận nhóm
Thứ nhất: Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là một phương thức tổ chức hoạt động chung với mục
đích tập hợp trí tuệ của mọi người. Thảo luận nhóm được sử dung rộng rãi nhằm
giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ
hội cho họ có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến giải quyết một vấn đề
có liên quan đến nội dung bài
Thứ hai: Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận mhóm là một trong những phương pháp phát huy
tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh,trong thảo luân nhóm, học sinh phải
tự giải quyết nhiệm vụ học tập, địi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên;
đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình.

Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện
tập kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan
tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đổi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ
thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng
nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra
những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.
Thứ 3: Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm.
+ Ưu điểm: Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện làm
tăng tính khách quan khoa học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và
4


nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. HS
được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, phương pháp tư duy. Nhờ khơng khí thảo luận
sôi nổi, cởi mở giúp HS thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bầy ý kiến của
mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. Tạo yếu
tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau,
đặc biệt là trong những chủ đề có tính sáng tạo cao. PP (phương pháp) thảo luận
nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của
bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. bằng cách nói ra điều mình nghĩ,
mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy
mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau
chứ khơng phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Thành công của bài học phụ
thuộc vào sự tham gia nhiệt tình của các thành viên. Vì vậy phương pháp này
cũng gọi là phương pháp cùng tham gia.
+ Hạn chế: Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hướng với
các chủ đề mà GV đưa ra. Với các chủ đề thảo luận nội dung phong phú, hấp
dẫn, phát biểu của HS dễ tản nạn, thiếu tập trung do mải theo đuổi ý tưởng riêng.
Thảo luận nhóm là phương pháp tốn nhiều thời gian đặc biệt với những tri thức

khoa học có logic tường minh hoặc những tri thức có tính xác định cao. Hiệu
quả của PP này phụ thuộc nhiều vào thái độ tham gia của các thành viên trong
nhóm.
2.1.3. Tìm hiểu về phương pháp tình huống
Thứ nhất: Khái niệm phương pháp tình huống( phương pháp nghiên
cứu trường hợp điển hình).
- Khái niệm: Là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực
nhgiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt
ra.
- Tình huống đạo đức là một hồn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng
những mâu thuẫn, xung đột. HS phải đưa ra một quyết định trên cơ sở phải cân
nhắc các phương án khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hồn cảnh gắn
với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức
hợp được viết ra để minh chứng một vấn của thực tiễn đời sống.
Thứ hai: Tác dụng của phương pháp tình huống.
Là một trong những phương pháp hữu hiệu trong q trình dạy học, có
thể kích thích sự say mê và khả năng sáng tạo, tính tích cực của học sinh, đưa
học sinh vào những tình huống thực tế, thơng qua các tình huống giúp học sinh
hình thành kiến thức cho mình, cũng thơng qua tình huống mà học sinh thể hiện
được quan điểm cá nhân của mình, qua đó giáo viên có thể dễ dàng uốn nắn,
định hình nhân cách sống và quan điểm sống cho các em.
Thông qua việc tiếp cận với các tình huống mà học sinh có thể rèn luyện,
tổng hợp các kĩ năng và cách tiếp cận trong môn học như cách tiếp cận hoạt
động, cách tiếp cận cùng tham gia, cách tiếp cận kĩ năng sống vv...đồng thời
cũng có thể nâng cao ý thức công dân đối với các vấn đề xã hội, cộng đồng, rèn
luyện nên những con người có lương tâm và trách nhiệm.
5


Thứ ba: Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tình huống.

+ Ưu điểm: Nâng cao tính th c tiễn c a mơn h c. Nâng cao tính chủ
động, sáng tạo và sự hứng thú của học sinh trong quá trình học. Khác với việc
tiếp thu lý thuyết một cách thụ động, khi được giao các bài tập tình huống, các
nhóm học sinh phải chủ động tìm kiếm và phân tích các thơng tin để đi đến giải
pháp cho tình huống.
Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề,
kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. Để giải quyết
tình huống, u cầu học sinh làm việc trong nhóm từ 4- 6 thành viên. Cả nhóm
cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của
mình cho cả lớp. Các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để
giải quyết tốt một tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh
nhiều lý thuyết khác nhau. Đây chính là lúc lý thuyết rời rạc của một môn học
được nối lại thành bức tranh tổng thể. Ở mức độ ứng dụng cao hơn, người học
không chỉ vận dụng kiến thức của một môn học mà trong nhiều trường hợp phải
vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau.
+ Han chế: - Phương pháp nghiên cứu tình huống địi hỏi giáo viên phải
ln chấp nhận đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Để có
những bài tập tình huống thực tế, sát với chương trình.
Mặt khác, phương pháp nghiên cứu tình huống lại đòi hỏi những kỹ năng phức
tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi,
tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét,
phản biện. Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giáo viên trong quá trình
ứng dụng phương pháp này.

6


2.2. THỰC TRẠNG KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN
NHÓM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG DẠY PHẦN " CƠNG DÂN
VỚI ĐẠO ĐỨC LỚP 10" THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

HỌC SINH
2.2.1: Thuận lợi:
- Học tập hợp tác theo nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình rất đáng
quan tâm. Cụ thể là trong năm học nay trường tôi đã ứng dụng dạy bài dạy minh
hoạ được 90 tiết trên tất cả các mơn học, trong đó mơn GDCD được 10 tiết ở các
khối lớp, rồi đi dự đổi mới phương pháp của đồng nghiệp thì tơi thấy việc áp
dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống được sử dụng
nhiều và kết quả thu được là rất khả quan.
- Chương trình GDCD 10, phần "Cơng dân với đạo dức" có nhiều nội
dung phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học thơng qua thảo luận nhóm
và nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Cơ sở vật chất nhà trường đã có đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động thảo luận nhóm và nghiên cứu các tình huống thực tế, như máy vi tính,
máy chiếu, bảng phụ, sách tình huống GDCD 10. Cho nên GV và HS có điều
kiện thuận lợi khi tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về cuộc sống xã hội từ
nhiều phương tiện khác nhau làm tư liệu cho quá trình học tập. ….
- Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với phương pháp tình huống đã
khắc phục được tình trạng nhàm chán, thụ động, ỉ nại trong học tập. Vì vậy mà
đã gây hứng thú cho người học, kích thích, phát huy tư duy tích cực của HS.
2.2.2: Khó khăn
- Đây là những phương pháp dạy học mới nên GV và HS không tránh
khỏi lúng túng trong một số kĩ năng. Đòi hỏi người GV có nhiều kĩ năng ngồi
kĩ năng sư phạm, cũng như sự nhanh nhạy trong xử lí tình huống thực tế.
- GV khó khăn khi đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh.
- Nội dung phần "Cơng dân với đạo đức" khơ, khó, dài… nên GV thì khó
dạy cịn HS thì khó học.
- Cơ sở vật chất tuy đã đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp, ví dụ như số
học sinh trong một lớp đơng, thiết bị đồ dùng dạy học cịn thiếu….
- Năng lực HS khơng đồng đều, quan điểm, tính cách, tâm lí khác nhau,
nên khi thực hiện các phương pháp này một số học sinh còn ngại bộc lộ ý kiến,

phụ thuộc vào HS khác. Bên cạnh đó một số HS đã quá quen thuộc với cách tiếp
thu kiến thức thụ động (thầy giảng trò ghi chép) nên khi chuyển qua phương
pháp mới đòi hỏi sự năng động, khả năng tư duy và tính sáng tạo thì một bộ
phận học sinh khơng thích ứng được.
- Suy nghĩ, quan niệm của HS,phụ huynh HS và nhiều người trong xã
hội về bộ môn này còn lệch lạc, họ cho rằng, đây chỉ là môn phụ không cần
thiết phải học vẫn trở thành người, nên khơng chú ý thậm chí cịn xem thường, học qua loa cho xong…

7


2.3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHĨM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÌNH
HUỐNG DẠY PHẦN " CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC LỚP 10" THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.3.1. Yêu cầu chung
Không nên coi phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống
hay bất kì một phương pháp dạy học nào là phương pháp dạy học duy nhất có
hiệu quả, mà có thể áp dụng cho cả một tiết học hay một bài dạy, như thế sẽ đơn
điệu, nặng nề. Trong một tiết học nên sử dụng các phương pháp phù hợp cho từng
đơn vị kiến thức cụ thể, có như vậy mới có thể khai thác tốt nội dung bài học
đồng thời sẽ tạo ra một khơng khí học tập mới giúp HS dễ tiếp thu bài học hơn.
Vì vậy trong một tiết dạy đạo đức, bản thân tôi thường áp dụng phương
pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống ở từng đơn vị kiến thức, chứ
không áp dụng cho cả bài học hay tiết học. Tôi sử dụng 2 phương pháp này có
thể khi khai thác nội dung bài mới hay củng cố, luyện tập để khắc sâu kiến thức,
tuỳ theo cấu trúc của bài.Cụ thể như sau:
2.3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm.
Đối với giáo viên:

- GV phải lựa chọn nội dung thảo luận, tình huống thảo luận, phù hợp với
nội dung bài học.
- GV chia nhóm phải dựa vào tình hình cụ thể của mỗi lớp, mỗi bài, mỗi
đơn vị kiến thức để chọn hình thức chia nhóm cho phù hợp, có thể chia theo
điểm danh, theo giới tính, theo chỗ ngồi, theo bàn, theo tổ…
- Quy mơ nhóm có thể lớn hay nhỏ tuỳ theo vấn đề thảo luận. Tuy nhiên
nhóm có từ 6 - 8 HS là tốt nhất bởi vì:
+Số HS như vậy là đủ nhỏ để đảm bảo tất cả HS đều có thể tham gia ý
kiến, và số HS như vậy không sợ thiếu ý tưởng, không rơi vào tình trạng khơng
có gì để nói.
- Nội dung vấn đề thảo luận, tình huống thảo luận có thể giống hoặc khác
nhau tuỳ theo nội dung bài học.
- Cần quy định rõ thời gian thảo luận, thời gian trình bày cho các nhóm.
- Mỗi nhóm cần chọn một thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng.
Nhóm trưởng có trách nhiệm, điều hành hoạt động thảo luận của nhóm, mà trước hết là phải xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của phần thảo luận, đồng thời hướng dẫn các thành viên trong nhóm chuẩn bị tài liệu, ý kiến để trình bày. Người
nhóm trưởng phải biết quan sát thái độ, cách làm việc của từng thành viên trong
nhóm, mời các thành viên phát biểu, đảm bảo mọi người trong nhóm đều có cơ
hội được đóng góp ý kiến. Trong nhóm cần cử một người làm thư ký ghi lại các
ý kiến của mọi thành viên để trình bày trước lớp. HS cần phải ln phiên nhau
làm nhóm trưởng và thư kí, trình bày ý kiến thảo luận trước tập thể.

8


- Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, đóng
vai, viết hoặc vẽ lên giấy to,… có thể do một người thay mặt cả nhóm trình bày,
có thể nhiều người nối tiếp nhau trình bày, mỗi người một câu…
- Trong thời gian thảo luận GV cần đi vịng quanh các nhóm và lắng nghe
ý kiến của HS, giúp đỡ, gợi ý cho các em nếu thấy cần thiết.
Đối với học sinh.

- Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận.
Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn đề cập trước thì học sinh cần phải bổ sung
thêm ý hay đưa ra một ý khác. Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫn
chứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm thì phải
chấp nhận ý kiến đúng đắn. Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ý
kiến thảo luận trên vở nháp. Cuối buổi thảo luận, nhóm trưởng có trách nhiệm
trình bày ý kiến của nhóm trước lớp.
Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:
+ GV nêu chủ đề, nội dung thảo luận, chia nhóm, giao tình huống và câu hỏi
thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian thảo luận và phân chia vị trí chỗ
ngồi cho các nhóm.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đại diện HS trong nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen chê kịp thời và tổng kết các ý
kiến.
2.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên và học sinh khi sử dụng
phương pháp tình huống.
Đối với giáo viên:
- Giáo viên trong vai trò của người dẫn dắt cũng tiếp thu được rất nhiều
kinh nghiệm và những cách nhìn mới từ phía học sinh để làm phong phú bài
giảng và điều chỉnh nội dung phù hợp.
- Giáo viên có thể chọn tình huống dài hay ngắn tuỳ theo nội dung
bài học, nội dung kiến thức.Cụ thể như:
+ Nhưng tình huống phải kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như:
Bạn suy nghĩ điều gì có thể xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu là nhân vật A,
B…, vấn đề này có thể được xử lí như thế nào?. . .
+ Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một vấn đề rộng
hơn, bao quát hơn.

+ Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại, cũng như các vấn đề thiết
thực, bình thường của cuộc sống, nghề nghiệp tương lai của người học.
+ Tình huống có thể được diễn giải theo cách nhìn của người học, quan niệm
chung của xã hội và để mở nhiều hướng giải quyết.
+Tình huống phải chứa đựng nhiều mâu thuẫn,vấn đề liên quan đến các phương
diện của thực tiễn đời sống.

9


+ Tình huống cần vừa sức với HS và có thể giải quyết trong những trường hợp
cụ thể.
+ Chọn những tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong giải
quyết các tình huống của cuộc sống khơng thể coi cách giải quyết nào đó là giải
pháp duy nhất đúng.
- Nghiên cứu tình huống có thể thực hiện trên video hay một băng cát
-xét, không nhất thiết phải ở dạng chữ viết.
Đối với học sinh
Học tập theo phương pháp tình huống cần có thái độ học tập chủ động
nghiêm túc, biết vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, kiến thức
các môn học khác,mạnh dạn suy nghĩ và tranh luận, tranh luận bình đẳng trên cơ
sở tơn trọng ý kiến lẫn nhau, biết lắng nghe ý kiến của người khác vvv...
Các bước tiến hành:
- HS đọc, xem hay nghe tình huống thực tế và suy nghĩ về nó.
- GV đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình huống.
- Thảo luận tình huống thực tế.
- HS đưa ra ý kiến.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV giảng giải, kết luận và nhận xét.
2.3.4. Các ví dụ cho thể cụ cho từng đơn vị kiến thức

Ví dụ 1: Dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức
- Phương pháp áp dụng: Phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp
tình huống.
- Cách thức thực hiện: GV đa ra các tình huống và yêu cầu HS thảo luận
theo nhóm, ngay trong phần giới thiệu bài mới, để dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái
niệm đạo đức.
+ Cách chia nhóm: 2 bàn thành một nhóm. Mỗi nhóm cử 1 người làm nhóm
trưởng để tổ chức thảo luận, 1 người làm thư kí để ghi lại ý kiến của cả nhóm.
+ Thời gian thảo luận: 2 phút
Tình huống: (GV có thể sử dụng máy chiếu, bảng phụ hoặc giấy khổ to)
+ Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ qua
đường an toàn.
+ Trên chuyến xe buýt từ nhà đến trường, có một phụ bế con nhỏ, em đã đứng
lên để nhường chỗ.
+ Bạn An lớp em nhà nghèo, bố mẹ ốm đau luôn, em đã động viên các bạn trong
lớp giúp đỡ bạn An.
Câu hỏi:
1. Tại sao em làm như vậy?
2. Việc làm đó của em đúng hay sai? Vì sao?
- HS các nhóm chuẩn bị ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Sau đó GV kết luận các ý kiến và dẫn dắt HS vào bài mới, đồng thời GV
đặt vấn đề:

10


+ Từ sự phân tích các tình huống trên chúng ta thấy rằng việc làm trên là tự điều
chỉnh hành vi của cá nhân.
- GV tiếp tục đưa ra các câu hỏi cho HS trao đổi:

+ Tự điều chỉnh hành vi là việc làm tuỳ ý hay phải tuân theo?
+ Tự điều chỉnh hành vi là việc làm bắt buộc hay tự giác?
+ Hành vi đó có cần phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội khơng?
- HS trao đổi, đưa ra ý kiến và tổng kết các ý kiến rồi đưa ra khái niệm về
đạo đức là:
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và
xã hội.
*Dạy đơn vị kiến thức thứ 2: Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá
nhân, gia đình và xã hội.
- Phương pháp áp dụng: Thảo luận nhóm.
- Phương tiện: Bút dạ, giấy khổ to.
- Cách chia nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1, 3, 5 trình bày, nhóm 2, 4, 6
nhận xét, bổ sung.
- Phân cơng nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Vai trị của đạo đức đối với cá nhân như thế nào? Ở mỗi cá nhân tài
năng và đạo đức cái nào hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ?
+ Nhóm 3,4: Vai trị của đạo đức đối với gia đình như thế nào? Theo em hạnh
phúc gia đình có được nhờ đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Lấy dẫn
chứng?
+ Nhóm 5, 6: Vai trị của đạo đức đối với xã hội như thế nào? Tình trạng trẻ vị
thành niên lao vào các tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức xuống cấp
hay khơng? Xã hội cần phải làm gì?
- HS các nhóm chuẩn bị nội dung thảo luận vào giấy khổ to.
- Đại diện nhóm 1, 3, 5 trình bày. Đại diện nhóm 2, 4, 6 bổ sung.
- GV: Liệt kê ý kiến các nhóm vào góc bảng. Lấy thêm ví dụ để làm rõ và kết
luận về vai trò của đạo đức đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
- HS ghi bài.
Ví dụ 2: Dạy bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
*Dạy đơn vị kiến thức 2: Lương tâm.

a. Lương tâm là gì?
- Phương pháp áp dụng:
+Thảo luận nhóm và tình huống
+Thời gian thảo luận là 5'.
- Cách chia nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 2, 4, 6 trình bày, nhóm 1, 3, 5
nhận xét, bổ sung.
- Phân cơng nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu tình huống sau.
Bà A mất một con gà mái. Tìm mãi khơng thấy bà có ý nghi ngờ nhà hàng
xóm bắt trộm, đã nói bóng gió sự nghi ngờ của mình. Mấy tuần sau, một hôm
11


con gà mái trở về nhà và dẫn theo gần chục con gà con. Hoá ra, con gà đẻ
trứng trong bụi cây, đến ngày ấp nó nằm ở đó. Nay trứng nở, gà mẹ dẫn con về
nhà. Nhìn đàn gà nằm sởi nắng dới sân, bà A thấy hối hận vì đã nghi ngờ cho
nhà bên cạnh. Bà tự nhủ: Lần sau, nếu có mất gì thì mình cần phải bình tĩnh
xem xét, khơng nên phản ứng vội vàng, làm tổn hại đến tình làng nghĩa xóm.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của bà A?
- Cảm giác hối hận của bà A xuất hiện khi nào? Cảm giác hối hận ấy có tác
động như thế nào đến bà A? Cảm giác đó cịn được gọi là gì?
+ Nhóm 3, 4: Nghiên cứu tình huống sau:
Trong cuộc sống, đơi khi có những việc tuy đã qua nhưng còn làm cho ta
day dứt mãi. Đối với An cũng vậy.
Hơm chủ nhật vừa qua, vì muốn mua quà tặng sinh nhật bạn Hiếu, nên
An phải nói dối mẹ là xin 50.000 đồng để góp vào quỹ tổ. Mẹ tin An, vì từ trước
đến nay An chưa nói dối mẹ bao giờ. An thấy mình đã khơng thật thà với mẹ, dù
xin tiền mẹ là vì lí do chính đáng. Tâm sự với đứa bạn thân thì bạn ấy bảo, như
vậy có sao đâu, vì mình khơng xin tiền tiêu xài vào những việc vô bổ là được.

Câu hỏi:
- Vì sao sau khi nói dối, An lại cảm thấy day dứt mãi?
- Cách xử sự và trạng thái tâm lí của An có tác dụng gì khơng? Vì sao?
- Em đã nói dối bố mẹ, thầy cơ giáo bao giờ chưa? Em có cảm thấy lịng mình
day dứt khi nói dối hay làm một việc gì đó chưa đúng khơng?
+ Nhóm 5,6: Nghiên cứu tình huống sau:
Trong giờ kiểm tra mơn vật lí, phần bài tập Hải đã làm xong và biết chắc
chắn là đúng rồi. Nhưng câu hỏi lí thuyết thì Hải có nhớ nhưng khơng chắc
chắn lắm… Hải nhìn sang Tú ngồi bên cạnh, thấy Tú cũng đang loay hoay, hai
đứa nhìn nhau một lúc, như hiểu được khó khăn của Hải và cũng là của mình,
Tú đặt vấn đề: Coi sách nhé, khơng sợ đâu, nhanh thôi.
- Nghe thấy Tú đề nghị nh vậy, Hải vội nói: Thơi, cơ giáo bắt đợc thì chết.
- Tú nói: Cơ giáo ngồi trên bục giảng, khơng nhìn thấy đâu, với lại từ trước đến giờ mình cha bao giờ coi sách nên cô giáo không nghi ngờ chúng mình
đâu.
Nghe Tú nói vậy nhưng Hải, vẫn khơng làm theo lời Tú. Cịn Tú rất
nhanh chóng mở sách ra chép. Đúng như Tú nói, cơ giáo khơng hề mảy may để
ý đến và Tú đã chép bài xong một cách chót lọt. Hơm cơ giáo trả bài Hải chỉ được có 6 điểm nhưng Hải lại thấy thật thanh thản trong lịng. Cịn Tú sau khi
chép bài chót lọt cậu ta cảm thấy rất vui và chế nhạo Hải là đồ nhát chết, bài
của Tú thì đợc 10 điểm và Tú rất hãnh diện với bạn bè về điều đó.
Câu hỏi:
- Trong tình huống trên, em có suy nghĩ gì về việc làm của Hải và Tú? Giải
thích vì sao?
- HS các nhóm thảo luận tình huống.
- Đại diện nhóm 2,4,6 trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm 1,3,5 bổ sung.
12


Sau khi nhóm 2 trình bày, nhóm 1 bổ sung.
- GV nhận xét, làm rõ và hỏi:
- Các cá nhân tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của dựa vào yếu tố nào?

- Năng lực tự đánh giá đó gọi là gì?
- HS đa ra ý kiến.
- GV nhận xét, và kết luận: Năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của bản
thân … được gọi là lương tâm.
*Khái niệm lương tâm: Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh
hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác.
Sau khi nhóm 4 trình bày, nhóm 3 bổ sung.
- GV giảng giải, làm rõ và kết luận: Tâm trạng này của An là biểu hiện trạng thái
lương tâm bị day dứt, nó có tác dụng giúp An sửa chữa được sai lầm, điều chỉnh
hành vi của mình phù hợp với yêu cầu của xã hội và sẽ không mắc phải sai lầm
tiếp theo.
Sau đó nhóm 6 trình bày ý kiến của nhóm mình, nhóm 5 tiếp tục nhận xét, bổ
sung.
- GV đánh giá, nhận xét ý kiến của các nhóm và khẳng định: Hải đã hành động
đúng, vì vậy mặc dù điểm kiểm tra không cao nhưng Hải sẽ thấy lương tâm
thanh thản, nó có tác dụng giúp Hải tự tin vào bản thân và phát huy được tính
tích cực trong hành vi của mình.
Cịn Tú, đã làm một việc trái với đạo đức HS, mà khơng nhận thức được điều đó
của mình là sai thì lần sau sẽ tiếp tục vi phạm và nh thế thì Tú sẽ bị mọi người
lên án, chê trách. Trong cuộc sống nếu một cá nhân mà làm điều ác nhưng
khơng có sự day dứt, khơng hối hận, khơng xấu hổ thì bị coi là kẻ vô lương
tâm.
- GV kết luận: Lương tâm biểu hiện ở hai trạng thái: Lương tâm thanh thản và
lương tâm day dứt.
+ Lương tâm thanh thản: Thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc,
chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lịng thoả mãn với chính mình
+ Lương tâm cắn rứt: Khi cá nhân có hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo
đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận.
Từ những tình huống chúng ta thấy lương tâm làm nên giá trị đạo đức con người, nhờ
lương tâm những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì phát triển, do đó mỗi người khơng

chỉ cần có lương tâm mà phải biết giữ gìn lương tâm.
2.3.4: VẬN DỤNG TRONG SOẠN GIÁO ÁN ( PHỤ LUC)

13


2.4: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN.
2.4.1: Tiến trình thực hiện
Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Với đề tài Sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy phần,
"Công dân với đạo đức lớp 10" theo hướng phát triển năng lực học sinh. chúng
tôi đã đề xuất một hướng tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới, đáp ứng
tinh thần dạy học theo nguyên tắc tích hợp của Bộ Giáo dục. Hoạt động thực
nghiệm được triển khai nhằm kiểm tra tính đúng đắn của đề tài, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân
Thực hiện đề tài trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT
Quảng Xương 4. Sau đây là bảng thống kê danh sách các lớp học và các giáo
viên tham gia dạy thực nghiệm và dạy đối chứng.
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Tên
trường
Lớp Sĩ số Giáo viên dạy Lớp Sĩ số
Giáo viên dạy
Trường
Ngô Thị Hiền
10T5 43 Đoàn thị Nụ
10T2
41

THPT
Quảng
10C2 42 Đoàn Thị Nụ
10C1
44
Lê Thị Diện
Xương 4
Các lớp thực nghiệm và đối chứng có số lượng học sinh tham gia tương
đối đồng đều, điều kiện học tập, trình độ khơng khác xa nhau. Tiêu chí để chọn
giáo viên giảng dạy là những người nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có
kinh nghiệm đứng lớp. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi khảo sát,
thống kê, đối chiếu kết quả học tập của học sinh một cách sát thực trước khi đi
đến những kết luận khách quan, đáng tin cậy.
Thực nghiệm được tiến hành theo tiết phân phối chương trình. Các tiết
thực nghiệm và các tiết đối chứng được dạy song song ở các đơn vị lớp học.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học Sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy bài, "Cơng dân với tình u,
hơn nhân và gia đình"
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án theo hướng đề xuất
của đề tài.
- Trình bày rõ mục đích thực nghiệm, chỉ rõ phương pháp đổi mới cần thực
hiện.
- GV dạy thực nghiệm nghiên cứu bài soạn, chia sẻ những khó khăn, thắc
mắc cũng như bổ sung ý kiến để hoàn chỉnh giáo án.
- Các lớp thực nghiệm, GV dạy theo giáo án đề xuất, các lớp đối chứng
dạy theo giáo án soạn từng bài cụ thể.
- Trong quá trình các GV dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, chúng tôi
tham gia dự giờ sau đó cùng trao đổi, thảo luận, góp ý và tiến hành cho HS lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng kiểm tra cùng một đề. " Thế nào là tình u chân
chính? Trong tình u chân chính thường có biểu hiện gì."

- Đánh giá kết quả thực nghiệm qua việc quan sát giờ dạy, chất lượng bài
14


dạy của GV cũng như kết quả kiểm tra của HS ở bài khảo sát.
2.4.2: Kết quả khảo sát:
Giáo viên tham gia dạy thể nghiệm và dạy đối chứng đều có sự đầu tư kĩ
lưỡng, triển khai khá tốt giáo án. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đều rất
nhiệt tình, tâm huyết với bài dạy, với học sinh
Trong quá trình học, học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài sơi nổi,
nhiều em đã thể hiện được chính kiến, quan điểm cũng như năng lực xâu chuỗi,
tích hợp kiến thức của bản thân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số em
chưa tích cực hoạt động, dường như việc học đối với các em cịn mang tính
chất thụ động nhiều hơn.
Qua việc tham gia dạy lớp thực nghiệm và dự giờ lớp đối chứng, chúng
tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ NHẬN THỨC, KỸ NĂNG
CỦA HỌC SINH
Lớp có áp dụng dạy học phương pháp mới
Số học sinh
Số học sinh Số học sinh Số học sinh
Sĩ số
có thể
Lớp
đạt mức
đạt mức
có thể
học sinh
vận dụng
nhận biết

thông hiểu vận dụng thấp
cao
43/43
43/43
35/43
29/43
10T5
43
(100%)
(100%)
(81,4%)
(67,4%)
42/42
42/42
32/42
26/42
10C2
42
(100%)
(100%)
(76,2%)
(61,9%)
Lớp không áp dụng dạy học theo phương pháp mới
Số học sinh
Số học sinh
Số học sinh Số học sinh có
Sĩ số
có thể
Lớp
đạt mức

đạt mức
thể
học sinh
vận dụng
nhận biết
thông hiểu vận dụng thấp
cao
41/41
37/41
21/41
17/41
10t2
41
(100%)
(90,2%)
(51,2%)
(41,5%)
44/44
38/44
22/44
9/44
10c1
44
(100%)
(86,4%)
(50%)
(20,5%)
Từ kết quả đó chúng tơi nhận thấy học sinh lớp đối chứng chủ yếu tiếp
nhận kiến thức trong phạm vi đơn vị bài học, chưa có cái nhìn hệ thống, khái
qt đối với các bài học còn khá mơ hồ. Dù rằng, giáo viên dạy đối chứng cũng

đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, có đầu tư cho tiết dạy. Nhưng sự chuẩn bị và đầu tư
đó được thực hiện theo phương pháp truyền thống là thiết kế bài học trên cơ sở
triển khai từng bài học riêng lẻ, chưa chú trọng đến vấn đề so sánh, đối chiếu.
Cùng một đơn vị bài học, nhưng đối với các lớp thực nghiệm, học sinh
với sự định hướng của giáo viên đã có những tranh luận sơi nổi. Việc dạy học có
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy
phần, "Công dân với đạo đức lớp 10" theo hướng phát triển năng lực học sinh
15


đã giúp học sinh chủ động hơn với việc học của mình, học sinh vừa nắm được
những đặc trưng của từng bài, lượng kiến thức vừa có cái nhìn so sánh, đối chiếu
và đặc biệt có khả năng nhận diện, trong các tình huống cụ thể.

16


3. KẾT LUẬN, VÀ KIẾN NGHỊ
3.1: Kết luận.
Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống
trong dạy phần "Công dân với đạo đức" là một sự cải tiến trong dạy và học đạo
đức nhằm đạt hiệu quả tốt cho giờ học, làm cho HS có tâm trạng thoải mái, thích
thú, say mê học tập, để mỗi bài đạo đức khơng khơ, khơng khó với HS.
Trong nhưng năm qua, tơi tích cực học hỏi từ sách vở, từ đồng nghiệp,
suy nghĩ, tìm tịi để bổ sung hồn chỉnh phương pháp dạy học đạo đức theo hướng của đề tài nêu trên và thực tế kết quả học tập của HS có tiến bộ hơn, ý thức
học đối với bộ mơn cũng có sự chuyển biến rõ rệt; quan hệ giữa thầy và trò,
quan hệ trò với trò cũng ngày càng gắn bó hơn, bởi học tập thơng qua thảo luận
nhóm và nghiên cứu trường hợp điển hình là quá trình học tập hợp tác để tự lĩnh
hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV. Trong khả năng của bản thân, tôi đã
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp tình huống trong dạy

phần, "Cơng dân với đạo đức lớp 10" theo hướng phát triển năng lực học sinh
bước đầu có hiệu quả, song đây mới chỉ là một chút kinh nghiệm của bản thân,
xin nêu ra ở đây hy vọng mình có thể góp phần nhỏ bé vào mục tiêu đổi mới,
nâng cao chất lượng trong giáo dục đạo đức ở trường phổ thông, rất mong sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
3.2: Kiến nghị : Không
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
khơng sao chép nội dung của người khác
Thanh hố ngày 15/05/2021
Người viết
Đồn thị Nụ

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Khải ( Chủ biên). Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, kỷ năng
môn GDCD THPT. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. Trần Văn Thắng ( Chủ biên) .Bài tập GDCD khối 10. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam
3. Sách giáo viên GDCD 10 , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Một số phương pháp và kỷ thuật dạy học tích cực. Nhà xuất bản đại học sư
phạm Hà Nội
5. SGK GDCD lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6. Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:
7. Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục
cơng dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.


18



×