Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN xây dựng nội dung, hệ thống câu hỏi, bài tập phần các con đường truyền tin có các thụ thể là các protein liên kết màng sinh chất cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO
PHẦN
I. MỞTẠO
ĐẦUTHANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, theo chúng
tôi, luôn phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất, phải gây được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Đây là
điều kiện đầu tiên, là nền móng của công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thứ hai, phải xác định được phạm vi kiến thức cần truyền đạt. Đây là
KIẾN
NGHIỆM
điều kiện quyết định đếnSÁNG
sự thành
côngKINH
của công
tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Để giải quyết hai vấn đề cơ bản trên, giáo viên phải nghiêm túc đầu tư
thời gian và trí tuệ để xây dựng nội dung học tập cần truyền đạt cũng như
phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với giáo viên phụ trách khối
10 THPT thì càng gặp nhiều khó khăn hơn do những đặc thù về tư duy của học
sinh lớp 10 đó là khả năng tự học, tự nghiên cứu của đa số học sinh còn hạn chế;
DỰNG
DUNG,
HỆđềTHỐNG
HỎI,BÀI


TẬPkiến
kĩ XÂY
năng đọc
tài liệu,NỘI
xây dựng
chuyên
chưa đượcCÂU
tiếp cận
và rèn luyện;
thức
liên môn
bổ trợCON
cho Sinh
học nhưTRUYỀN
Tốn, Vật lí TIN
và Hóa
học
chưa THỤ
đồng bộ,
PHẦN
“CÁC
ĐƯỜNG

CÁC
chưa có cơ sở để đi sâu vào cấu trúc và cơ chế phân tử.
THỂ LÀ CÁC PRÔTÊIN LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT”
Trước thực tế đó, chúng tơi tiến hành xây dựng nội dung giảng dạy các
CHO
GIẢNG
chuyên đề và hệ thống

phiếu
học tậpDẠY,
(PHT)BỒI
tươngDƯỠNG
ứng nhằm rút ngắn thời gian
chuẩn bị tài liệu choHỌC
giáo viên,
dànhGIỎI
thời gian
cho10
việc
giảng dạy và phát triển kĩ
SINH
LỚP
THPT
năng trên lớp cho học sinh, trong đó ưu tiên xây dựng các chuyên đề lớp 10 vì
đây là lớp đầu cấp THPT, nếu làm tốt các chuyên đề, đặc biệt các chuyên đề
phần Tế bào sẽ đặt nền móng vững chắc cho việc giảng dạy các phần sau như
Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa..Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm
này chúng tơi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ của phần Tế bào – phần “Cấu
trúc tế bào”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xây dựng nội dung phần “Cấu trúc tế bào” cần truyền đạt cho học sinh
giỏi môn Sinh học lớp 10 THPT để vừa đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa đáp ứng
yêu cầu liên tục đổi mới và nâng cao của các kì thi, đồng thời xây dựng hệ thống
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương
PHT dùng trong giảng dạy phần “Cấu trúc tế bào” nhằm rèn luyện kĩ năng và
Chức
vụ:sinh.
Tổ phó Tổ chun mơn

gây hứng thú học tập
cho học
ĐơnNGHIÊN
vị cơng tác:
III. ĐỐI TƯỢNG
CỨU.Trường THPT chuyên Lam Sơn
- Cấu trúc, chức
năngthuộc
của cáclĩnh
bàovực
quan(môn):
và sự tương
qua lại thống nhất
SKKN
Sinhtác
học.
giữa các bào quan trong quá trình thực hiện chức năng.
- Cấu trúc, đặc điểm, tính chất của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và sự
tiến hóa ở cấp độ tế bào.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
NĂM 2021
- Phương pháp thốngTHANH
kê, xử lí HOÁ
số liệu.
0



MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III.1. NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT KHI GIẢNG DẠY “CƠ CHẾ
CỦA CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ THỤ THỂ LÀ CÁC
PROTÊIN LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT”
IIII.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
III.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN
TRUYỀN TIN CĨ THỤ THỂ LÀ CÁC PRƠTÊIN LIÊN KẾT
MÀNG SINH CHẤT.
III.1.3. CƠ CHẾ CỦA CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ THỤ
THỂ LÀ CÁC PRÔTÊIN LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT.
III.2. HỆ THÔNG CÂU HỎI, BÀI TẬP SỬ DỤNG TRONG GIẢNG
DẠY, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHẦN “CÁC CON ĐƯỜNG
TRUYỀN TIN CÓ THỤ THỂ LÀ CÁC PROTÊIN LIÊN KẾT
MÀNG SINH CHẤT”
III.2.1. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN
MÀNG SINH CHẤT
III.2.2. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN TIN CỦA CÁC
CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN
MÀNG SINH CHẤT
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN

PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ.
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN
Phụ lục
Phụ lục 1. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập về các thụ thể nằm
trên màng sinh chất.
Phụ lục 2. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập về cơ chế truyển tin
của các con đường truyền tin có các thụ thể nằm trên màng sinh chất

TRAN
G
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
6
6

9
9
15

16
17
17
17
18
19
20
23

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình sinh học cấp Trung học phổ thơng, phần kiến thức về
“Truyền tin” là một trong những nội dung được đưa vào đề thi chọn học sinh
giỏi quốc gia, quốc tế. Đây là phần kiến thức khó và có rất ít tài liệu để tham
khảo do đó trong q trình giảng dạy và ôn luyện cho học sinh, chúng tôi khá
lúng túng với phần kiến thức này.
Để thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn học sinh ôn luyện cũng như để học
sinh dễ dàng tiếp cận hơn với chuyên đề truyền tin, chúng tôi đã tiến hành những
biện pháp sau:
1. Chia chuyên đề truyền tin thành các đơn vị kiến thức nhỏ để phù hợp với năng
lực nhận thức đầu cấp của học sinh.
2. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập cho từng đơn vị kiến thức thông qua kiểm
tra miệng, các PHT hoặc các bài kiểm tra để giảng dạy, kiểm tra và đánh giá
hiệu quả giảng dạy các đơn vị kiến thức đó.
3. Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập tổng quát để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá
sự liên kết nội dung các đơn vị kiến thức của chuyên đề Truyền tin.
Nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị nội dung của mỗi đơn vị kiến thức cần

truyền đạt và hệ thống câu hỏi, bài tập tương ứng với các đơn vị kiến thức đó,
chúng tơi đã xây dựng ngân hàng nội dung cũng như ngân hàng câu hỏi, bài tập
để sử dụng cho giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chuyên đề. Trong phạm vi SKKN
này, chúng tơi xin trình bày nội dung và hệ thống câu hỏi, bài tập cho giảng dạy,
kiểm tra đánh giá nội dung Các con đường truyền tin có thụ thể là các
Protein liên kết màng sinh chất.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt khi giảng dạy Các con đường truyền tin có
thụ thể là các Protein liên kết màng sinh chất.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nội dung
Các con đường truyền tin có thụ thể là các Protein liên kết màng sinh chất.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Cấu trúc của các thụ thể là các Protein liên kết màng sinh chất
- Sự tương tác giữa các thành phần của con đường truyền tin có thụ thể là các
Protein liên kết màng sinh chất (các cơ chế truyền tin).
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .
Nội dung cần truyền đạt và hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng dựa
trên chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học đối với học sinh lớp 10 chuyên
THPT và hệ thống các đề thi chọn Học sinh giỏi các cấp.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN

- Về phía học sinh:
+ Học sinh thấy thực sự khó khăn khi phải tiếp xúc với một nội dung khó,
rất ít tài liệu để tham khảo.
+ Việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề bị
hạn chế.
- Về phía giáo viên:
+ Mất rất nhiều thời gian cho việc việc tìm tịi các nguồn tài liệu phù hợp
nhằm xác định nội dung cần truyền đạt.
+ Chưa có câu hỏi, bài tập đáp ứng quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá
một cách có hệ thống.
+ Về cơ bản khó thực hiện được việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh
trong một khung thời gian hạn chế của phân phối chương trình.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để giải quyết thực trạng trên, chúng tôi đã xây dựng nội dung cần truyền
đạt phần “Các con đường truyền tin có thụ thể là các Protein liên kết màng
sinh chất.” cho học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 THPT và hệ thống câu hỏi,
bài tập được dùng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh như sau:
III.1. NỘI DUNG CẦN TRUYỀN ĐẠT KHI GIẢNG DẠY “CƠ CHẾ
CỦA CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ THỤ THỂ LÀ CÁC PROTÊIN
LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT”
III.1.1. Một số khái niệm.
1. Các thụ thể trên màng sinh chất (MSC).
Có 3 loại thụ thể trên MSC: Các thụ thể kết cặp G – Protein, các kinase –
tyrosine – thụ thể và các thụ thể kênh ion.
1.1. Các thụ thể kết cặp G – Protein.
a. G – Protein:
- Cấu tạo gồm 1 phân tử Protein liên kết với GTP.
- Có thể tồn tại ở hai dạng: dạng hoạt động (liên kết với GTP) và dạng bất hoạt
(liên kết với GDP).

- Có chức năng GTPase (phân giải GTP).
- Liên kết lỏng lẻo với MSC ở phía tế bào chất.
b. Thụ thể kết cặp G – Protein:
- Nằm trên MSC.
- Là 1 phân tử protein gồm 7 chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 2 dạng α, có vị trí
liên kết với các phân tử tín hiệu (ở bên ngồi MSC) và vị trí liên kết với G –
Protein (trong MSC).
3


c. Cơ chế hoạt động:
- Tín hiệu + thụ thể  thụ thể thay đổi hình dạng.
- Thụ thể thay đổi hình dạng liên kết với G – Pr ở dạng bất hoạt  G – Pr hoạt
hóa.
- G – Pr hoạt hóa rời khỏi thụ thể, hoạt hóa một E  kích hoạt một bước tiếp
theo trong con đường truyền tín hiệu.
- G – Pr thủy phân GTP thành GDP và trở về trạng thái không hoạt động.

1.2. Kinase – tyrosine - thụ thể.
a. Cấu tạo:
4


- Gồm hai chuỗi polipeptit riêng rẽ.
- Mỗi chuỗi có 1 vị trí liên kết chất gắn ở phần ngoại bào, một chuỗi xoắn α
xuyên màng và 1 đuôi ở phần nội bào chứa nhiều aa tyrosine.
b. Chức năng: gắn nhóm photphat vào aa tyrosine.
c. Cơ chế hoạt động:
- Phân tử tín hiệu + thụ thể  phức kép (2 chuối polypeptit liên kết với nhau).
- Sự hình thành phức kép hoạt hóa vùng kinase tyrosine của mỗi chuối

polipeptit, mỗi một kinase tyrosine sẽ bổ sung một nhóm photphat từ phân tử
ATP vào một tyrosine thuộc phần đuôi của một chuỗi polypeptit khác.
- Lúc này Pr thụ thể được hoạt hóa đầy đủ và được các Pr truyền tín hiệu đặc thù
bên trong tế bào nhân ra. Mỗi Pr như vậy liên kết với một aa tyrosine đặc thù đã
được photphoril hóa ở trạng thái liên kết. Mỗi Pr được hoạt hóa sẽ kích hoạt một
con đường truyền tín hiệu, dẫn đến một đáp ứng của tế bào.

* Lưu ý: Điểm khác biệt chính trong hoạt động của các kinase – tyrosine thụ thể
với các thụ thể kết cặp G – Protein là: đối với các kinase – tyrosine thụ thể chỉ
cần sự liên kết của một chất gắn duy nhất có thể kích hoạt nhiều con đường
truyền tin trong khi đó với các thụ thể kết cặp G – Protein thì với sự liên kết của
một chất gắn chỉ có thể kích hoạt một con đường truyền tin.
1.3.Các thụ thể kênh ion.
Tín hiệu + thụ thể  kênh ion mở hoặc đóng  thay đổi nồng độ ion trong tế bào
chất  thay đổi hoạt tính tế bào.
5


2. Các Protein kinase
- Protein kinase là enzym chuyển một nhóm phot phat từ một ATP sang một
phân tử Protein khác và thường làm hoạt hóa Protein này (thường là một Protein
kinase thứ hai).
- Vai trò của Protein kinase trong truyền tin tế bào : Là các phân tử truyền tin
trong các con đường truyền tín hiệu.
3. Chất truyền tin thứ hai.
- Là chất truyền tin từ màng sinh chất vào bộ máy trao đổi chất ở tế bào.
- Bao gồm các phân tử nhỏ, khơng có bản chất Protein tham gia vào các con
đường truyền tin.
- Chất truyền tin thứ hai khuếch đại thông tin của chất truyền tin thứ nhất.
- Gồm: AMP vòng (cAMP), các ion caicium và inositol triphosphate (IP3)

III.1.2. Đặc điểm của giai đoạn truyền tin có thụ thể là các Protein liên kết
màng sinh chất
- Truyền tin tế bào thường là một con đường gồm có nhiều bước. Truyền tin qua
nhiều bước có nhiều lợi ích:
+ Tín hiệu có thể được khuếch đại lên nhiều lần: 1 số phân tử trong một con
đường có thể truyền tín hiệu tới nhiều phân tử ở bước tiếp theo trong chuỗi.
+ Các hoạt động điều hòa và điều phối truyền tin tinh vi hơn  mức độ đáp ứng
chính xác hơn.
- Có 2 loại con đường truyền tín hiệu:
+ Con đường photphoryl hóa các Protein kinase.
+ Con đường sử dụng chất truyền tin thứ 2 (cAMP; Ca2+).
III.1.3. Cơ chế của các con đường truyền tin có thụ thể là các Protein liên
kết màng sinh chất.
6


1. Con đường photphoryl hóa các Protein kinase.
* Thành phần: Thụ thể kinase – tyrosine, các enzim Protein kinase.
* Cơ chế: - Tín hiệu được truyền qua một chuỗi các bước photphoryl hóa
Protein, mỗi bước dẫn đến một sự thay đổi hình dạng protein.
- Khi tín hiệu khởi đầu khơng cịn nữa, các enzim Protein photphatase
loại nhóm photphat khỏi các protein kinase, do đó làm bất hoạt chúng. (q trình
khử photphoryl hóa).

2. Con đường sử dụng chất truyền tin thứ hai.
2.1. Con đường có sự tham gia của cAMP.
* Thành phần: Thụ thể kết cặp G – Protein, G – Protein, các Protein kinase và
cAMP.
* Cơ chế:
- Thụ thể màng nhận thông tin nhờ gắn kết đặc hiệu

- Tin được truyền qua màng nhờ Pr - G liên kết với thụ thể ở mặt trong màng
- Pr - G hoạt hóa enzim tổng hợp cAMP (AMP vịng) - chất truyền tin thứ hai.
- cAMP lại hoạt hóa các enzim khởi phát chuỗi phản ứng nội bào
- Thông qua chất truyền tin trung gian cAMP thông tin được khuyếch đại lên
hàng trăm lần, tăng hiệu qua truyền tin gấp bội, đáp ứng kịp thời nhu cầu tế bào
và cơ thể
7


2.2. Con đường có sự tham gia của các ion IP3 và Ca2+
* Thành phần: Thụ thể kết cặp G – Pr hoặc kinase – tyrosine thụ thể;
photpholipase C, IP3, Ca2+.
* Cơ chế:
- Một phân tử truyền tin liên kết vào một thụ thể, dẫn đến hoạt hóa
photpholipase C.
- Photpholipase C cắt một loại photpholipit trên màng sinh chất có tên là PIP 2
thành IP3 và DAG.
(DAG hoạt động như chất truyền tin thứ hai ở con đường khác)
- IP3 nhanh chóng khuếch tán khắp bào tương và liên kết vào một kênh calcium
đóng mở bởi IP3 trên màng ER, làm nó mở ra.
- Các Ca2+ theo dịng đi ra ngoài TBC làm tăng nồng độ Ca2+ trong bào tương
- Các Ca2+ hoạt hóa Protein tiếp theo trong một hay nhiều con đường khác nhau
 gây ra nhiều đáp ứng khác nhau trong tế bào.

8


III.2. HỆ THÔNG CÂU HỎI, BÀI TẬP SỬ DỤNG TRONG GIẢNG
DẠY, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHẦN “CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN
CÓ THỤ THỂ LÀ CÁC PROTÊIN LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT”

III.2.1. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN MÀNG
SINH CHẤT
Câu 1. Các thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm ở đâu trong tế bào?
Câu 2. Ba đặc điểm điển hình về cấu trúc của thụ thể kết cặp G-protein (GPCR)
là gì ?
Câu 3. Thụ quan màng tizoxinkinaza có đặc điểm gì?
Câu 4. Khi thu nhận tín hiệu thì thụ quan- kênh ion có cổng phản ứng ra sao?
Câu 5.
a. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hồ tan trong nước,
chúng phải thơng qua thụ quan màng
- Có những loại thụ thể màng nào?
- Với loại thụ quan liên kết với prôtein G, hãy nêu vai trị của prơtein G?
b. Nêu những khác biệt trong cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin của thụ
quan liên kết với Prôtêin G và thụ quan – tirozinkinaza.

9


Câu 6. Yếu tố sinh trưởng thần kinh (NGF) là một phân tử tín hiệu tan trong
nước. Thụ thể của NGF sẽ được mong đợi có mặt bên trong tế bào hay trong
màng sinh chất? Tại sao?
Câu 7. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào tạo ra các protein kinase – tyrosine –
thụ thể bị mất khả năng tạo thành các phức kép (gồm 2 chuỗi polypeptit)?
Câu 8. Cấu trúc minh họa dưới đây là một thụ thể thuộc họ adrenergic và các
protein hoặc phân tử tham gia vào q trình truyền tín hiệu của nó:

Điền vào chỗ trống
1. G-protein (cấu trúc dị phức 3) là…….
2. Phân tử có cấu trúc và chức năng giống rhodopsin là………
3. Enzyme sử dụng cơ chất ATP là………

Câu 9. Khi phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể thì điều gì sẽ xảy ra ? Tại sao
epinephrine tiếp xúc với nhiều loại tế bào khác nhau khi tuần hoàn trong máu
nhưng chỉ có 1 tế bào đích phát hiện, tiếp nhận và đáp ứng với nó ?
Câu 10. “Tín hiệu” thực sự được truyền đi trong các con đường truyền tín hiệu
là gì? Nói cách khác, bằng cách nào thơng tin được truyền từ bên ngoài vào bên
trong tế bào?
Câu 11. Insulin là một loại hoocmon gây đáp ứng tế bào gan và cơ bằng phản
ứng biến đổi glucozo thành glicogen. Hãy nêu cơ chế thu nhận và truyền đạt
thông tin qua màng tế bào đích đối với loại hoocmon này?
Câu 12. John Horowitz và các cộng sự đã nghiên cứu hormone kích thích
chuyển hóa melanocyte (MSH), gây những thay đổi về màu da của ếch. Các tế
bào da được gọi là các tế bào sắc tố chứa chất màu nâu melanocyte trong các
bào quan được gọi là melanosome. Da sáng màu khi các melanosome chụm
xung quanh nhân tế bào sắc tố. Khi ếch gặp môi trường tối màu, tăng sản sinh
MSH làm các thể melanosome phân tán trên toàn bào tương, làm da tối và giúp
ếch không rõ với vật săn mồi. Để xác định vị trí của các thụ thể kiểm soát chùm
melanosome, các nhà nghiên cứu đã tiêm MSH vào trong các tế bào sắc tố hoặc
vào trong dịch kẽ xung quanh. Kết quả thu được như hình sau:

10


a. Thụ thể của MSH nằm ở đâu?
b. Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào có tiếp tục đáp
ứng với MSH khơng? Giải thích.
Câu 13 .
a. Nêu hai con đường truyền tin (truyền tín hiệu hóa học nội bào) chủ yếu của
thụ thể kết cặp G-protein (GPCR) được phân biệt bởi chất truyền tin thứ hai.
b. Kháng thể là các phân tử protein dạng chữ Y thường có hai vị trí liên kết
kháng nguyên. Giả sử bạn có một loại kháng thể liên kết đặc hiệu miền ngoại

bào của thụ thể tyrôsin kinase. Khi kháng thể liên kết vào thụ thể, nó giúp hai
đơn phân của protein thụ thể bắt cặp nhau. Nếu xử lý tế bào mang thụ thể
tyrôsine kinase với kháng thể này, nhiều khả năng thụ thể được hoạt hóa hay bất
hoạt ? Giải thích.
Câu 14. Acetylcholine tác động lên thụ thể kết cặp G-protein (G-proteincoupled receptor) trong tim để mở các kênh K+ dẫn đến làm chậm nhịp tim. Q
trình này có thể được nghiên cứu bằng kỹ thuật đo kẹp miếng màng. Mặt ngoài
của màng tiếp xúc với dung dịch trong đầy pipet còn mặt trong (phía tế bào
chất) hướng ra ngồi và có thể tiếp xúc với các loại dung dịch đệm khác nhau
theo hình dưới đây.

Các thụ thể, các G-protein và các kênh K + được gắn vào miếng màng. Gprotein gồm ba tiểu đơn vị α, ß và γ. Trong đó, tiểu đơn vị αgắn với GDP hoặc
GTP và có một miền neo vào màng, các tiểu đơn vị ß và γ tương tác với nhau và
11


có một miền neo vào màng. GppNp là một chất có cấu trúc tương tự GTP nhưng
khơng thủy phân được. Khi acetylcholine được cho vào pipet gắn với một tế bào
nguyên vẹn, các kênh K+ mở, thể hiện bởi dòng điện ở Hình C3a. Trong thí
nghiệm tương tự với một miếng màng được ngâm trong một dung dịch đệm,
khơng có dịng điện chạy qua (Hình C3b). Khi bổ sung GTP, dịng điện được
phục hồi (Hình C3c), cịn loại bỏ GTP thì dịng điện dừng lại (Hình C3d). Kết
quả của một số thí nghiệm tương tự để kiểm tra tác động của sự kết hợp khác
nhau của các thành phần đến kênh K+ được tóm tắt ở bảng dưới (+: có; -: khơng
có).
Thành phần được bổ sung
Acelycholin
Phân
tử
G-protein và các tiểu đơn
T

e
nhỏ
vị
1
+
2
+
GTP
3
GTP
4
GppNp
5
+
GTP
G-protein
6
G-protein
7

8
Gßγ
T

Kênh K+
Đóng
Mở
Đóng
Mở
Mở

Đóng
Đóng
Mở

a. Khi khơng có acetylcholine và GTP, tại sao phân tử G-protein khơng thể hoạt
hóa kênh K+ ? Thành phần nào của G-protein (Gα hay Gßγ) có khả năng hoạt
hóa kênh K+ ? Giải thích.
b. Khi khơng có acetylcholine, sự bổ sung GppNp vào dung dịch đệm làm kênh
K+ mở. Tuy nhiên, dòng điện tăng rất chậm và chỉ đạt mức tối đa sau một phút
(so với sự tăng tức thì như trong Hình C3a và C3c). Tại sao GppNp làm cho các
kênh mở chậm ?
c. Từ các kết quả trên, hãy nêu cơ chế hoạt hóa các kênh K + trong tế bào tim đáp
ứng với acetylcholine.
Câu 15.
Khi tiếp nhận tín hiệu yếu tố sinh trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF), thụ
thể PDGFR – một loại thj thể thyroxin kinase gồm 2 tiểu phần – được hoạt hóa
và tự phosphoryl hóa ở nhiều vị trí thyroxin trên vùng nội bào của nó. Những
gốc Tyr được phosphoryl hóa là csc vị trí liên kết với các protein tương tác với
thụ thể. Một trong những đáp ứng tế bào đối với tín hiệu PDGF là tăng cường
tổng hợp ADN, được xác định thong qua việc đo mật độ tín hiệu thymidine
phsng xạ được kết hợp vào ADN. Để xác định vai trị của các protein(A,B,C,D ở
hình dưới) trong đáp ứng tế bào, người ta tạo ra các dạng đột biến (ký hiệu từ 2
 9)của thụ thể PDGFR chứa 1 hoặc 1 số gốc Tyr sẽ được phosphoryl hóa. Mỗi
loại thụ thể PDGFR đột biến được biểu hiện ở các tế bào khơng tự tổng hợp
PDGFR và những vị trí Tyr có mặt trên thụ thể đều được phosphoryl hóa dưới
tác động của tín hiệu PDGF. Số đột biến ( từ 2  9 được biểu thị ở hình dưới.
12


Biết rằng mức tăng cường tổng hợp ADN ở tế bào có thụ thể kiểu dại được coi là

100%.

Hãy cho biết:
a. Có protein nào trong số 4 protein ( từ A  D) ức chế sự tăng cường tổng hợp
ADN không? Gth?
b. Protein nào trong số 4 protein từ A  D tăng cường tổng hợp ADN? Gth?
c. Nếu đột biến 5 chứa serin thay thế cho thyroxin ở vị trí 1021 thì mức độ tăng
cường tổng hợp ADN có thay đổi khơng? Gth?
d. Ở các loại tế bào có thụ thể PDGFR kiểu dại, nếu có thêm thụ thể PDGFR đột
biến được biểu hiện ở mức rất cao thì đột biến xảy ra ở vùng ngoại bào hay ở
vùng nội bào có ảnh hưởng lớn hơn đến sự tăng cường tổng hợp ADN
III. 2. 2. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN TIN CỦA CÁC CON
ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN MÀNG SINH
CHẤT
Câu 1. Protein kinase là gì và vai trị trong q trình truyền tín hiệu của nó như
thế nào?
Câu 2. Tại sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Chất này hoạt động
theo cơ chế như thế nào?
Câu 3. Khi photpholipase C được hoạt hóa bởi chất gắn liên kết vào thụ thể, thì
kênh calcium đóng mở bởi IP3 sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Ca2+ trong bào tương
như thế nào?
Câu 4. Bằng cách nào đáp ứng của một tế bào đích đối với hoocmon có thể
được khuếch đại hàng triệu lần?
Câu 5. Cơ chế khuyếch đại thông tin trong quá trình truyền tin có ý nghĩa sinh
học quan trọng như thế nào?
Câu 6.
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.
a. Các hoocmoon steroit sẽ được gắn vào thụ quan trong màng để truyền tín
hiệu.
b. Chất gắn là chất truyền tin thứ 2.

c. Việc hình thành chất truyền tin thứ 2 nhằm khuếch đại lượng thông tin.
d. Trên màng sau xinap các thụ quan tiếp nhận các chất trung gian thần kinh
cũng đồng thời là các kênh iôn.

13


Câu 7. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì khơng gây
được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải
glicơgen, chất AMP vịng (cAMP) có vai trị gì?
c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải
glicơgen.
Câu 8. Jessica đang phân tích một con đường truyền tin (vẽ ở hình dưới đây)
dẫn đến phát sinh ung thư với hy vọng tìm ra chất ức chế ngăn cản con đường
này và ứng dụng nó trong điều trị ung thư.

a. Các thành phần của con đường truyền tin gồm A, B và C thường được hoạt
hóa qua các phản ứng phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa. Bằng các cơ chế
nào mà các protein A, B và C có thể được phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl
hóa?
b. Thí nghiệm nào dưới đây có thể chứng minh rằng đường truyền tin này theo
chiều từ B→C, nhưng không theo chiều từ C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng cường biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử

C hoạt hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng
tế bào.
c. Nếu con đường truyền tin này hoạt động mạnh trong các tế bào ung thư, thì ở
tế bào bình thường con đường này có thể tham gia vào các q trình nào?
Câu 9.
a. Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp
ứng như co cơ, dẫn truyền thần kinh, phân chia tế bào… Hãy cho biết đó là chất
nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách này?
b. Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền
tin đó?
14


Câu 10. Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP
trong vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự
tham gia của các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và
diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ
cao của ion Ca2+?
Câu 11.
a. Thế nào là chất truyền tin thứ nhất và chất truyền tin thứ hai? Cho ví dụ.
b. Vì sao cùng một loại tín hiệu có thể gây đáp ứng khác nhau ở những loại
tế bào khác nhau? Cho ví dụ?
Câu 12. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh
chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến
tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực chất là một
enzim làm biến đổi hóa học G-protein liên quan đến điều tiết lượng muối và
nước.
Câu 13.
a. Sự truyền tín hiệu từ các thụ thể insulin gây ra những hậu quả gì? Giải thích?

b. Trong q trình truyền tin có sử dụng chung một số protein. Điều này có ý
nghĩa gì?
Câu 14.
a. Trong tế bào, phần lớn các phân tử truyền tín hiệu là prơtêin, có kích thước
lớn, rất khó khuếch nhanh trong bào tương có độ nhớt cao nên hiệu quả
truyền tin rất kém. Tế bào đã tăng cường hiệu quả của quá trình truyền tin
nhờ yếu tố nào? Giải thích.
b. Bằng cách nào một prơtêin kinaza có thể “ tìm ra” cơ chất của nó.
Câu 15. Một trong những nguyên nhân gây vô sinh là do trên màng nhân tinh
trùng thiếu enzim phospholypase C. Enzim này tham gia vào một con đường
truyền tin quan trọng trong tế bào, nó được kích hoạt bởi một thụ thể G-protein
đồng thời kích hoạt một con đường với chất truyền tin thứ hai.
a. Tại sao thiếu enzim phospholypase C có thể dẫn đến vô sinh?
b. Để khắc phục vấn đề này, người ta tiến hành thụ tinh nhân tạo trong ống
nghiệm và kích thích trứng vừa thụ tinh bằng một dịng điện nhỏ. Hãy giải thích
cơ chế của việc làm đó?
Câu 16.
Sơ đồ dưới đây mơ tả q trình chuyển hóa một hợp chất có vai trị quan trọng
trong truyền tin tế bào.

15


a. Giải thích cơ chế q trình chuyển hóa trên và cho biết vai trị của hợp chất đó
trong q trình truyền tin của tế bào.
b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính?
c. Tại sao phản ứng phosphoryl hóa có thể làm thay đổi hoạt tính của một
enzyme?
Câu 17. Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác
dụng kích thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt

hóa enzim glycogen photphorylaza có trong bào tương của tế bào.
1. Enzim glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình
truyền tin bắt đầu từ epinephrine?
2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen
photphorylaza đựng trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành
khơng? Vì sao?
Câu 18. Khi một con đường truyền tín hiệu liên quan đến một chuỗi photphoril
hóa, thì đáp ứng của tế bào sẽ được “tắt” bằng những cách nào?
Câu 19. Khi phân tử tín hiệu adrenalin tới gắn vào thụ thể màng và gây ra đáp
ứng trong tế bào, thì sau đó tế bào có các cách nào để kết thúc q trình truyền
tin đó?
Câu 20.
Trong một loạt các thí nghiệm, các gen mã hóa các dạng
đột biến của một tyrosine kianse (RTK) được đưa vào các
tế bào. Các tế bào cũng thể hiện dạng thụ thể bình thường
của chính nó từ gen bình thường, mặc dù gen đột biến
được xây dựng sao cho RTK đột biến được thể hiện ở
mức cao hơn đáng kể nồng độ hơn RTK bình thường.
Chức năng của RTK bình thường bị ảnh hưởng như thế
nào khi có gen đột biến mã hóa một RTK (A) thiếu miền
ngoại bào của nó hoặc (B) thiếu miền nội bào trong các tế bào được biểu hiện
(Hình 2)?
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN.
Chúng tơi đã áp dụng nội dung giảng dạy và hệ thống câu hỏi, bài tập
được xây dựng ở trên cho lớp 10 chuyên Sinh và một số lớp chuyên Tự nhiên
(nguồn Học sinh giỏi các cấp).
- Kết quả học tập khác biệt rõ rệt giữa các lớp có áp dụng SKKN và lớp
khơng áp dụng SKKN: học sinh ở lớp thí nghiệm có kĩ năng xử lí tình huống tốt
hơn, điểm số cao hơn và đặc biệt khơng cịn sợ khó, có hứng thú với việc tiếp
cận chuyên đề.

- Giáo viên tiết kiệm được thời gian, cơng sức khi có sẵn nội dung giảng
dạy và hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụng trong giảng dạy, kiểm tra, đánh giá,
dành thời gian cho việc điều chỉnh thực hiện phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh.

16


PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Như chúng tôi đã khẳng định trong các SKKN trước, việc xác định phạm
vi kiến thức cần truyền đạt trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi một việc
làm cần thiết để vừa phù hợp với đặc điểm tư duy học sinh, vừa đáp ứng được
các xu hướng ra đề thi luôn được hiện đại hóa. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ
thống câu hỏi, bài tập phù hợp để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá cho mỗi nội
dung có tác dụng rèn luyện kĩ năng cho học sinh, gây hứng thú học tập, đồng
thời đánh giá được chính xác q trình dạy học để điều chỉnh giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. KIẾN NGHỊ.
Tổ chuyên môn thường xun tổ chức các buổi sinh hoạt chun mơn,
trong đó các thành viên thảo luận để xây dựng, bổ sung nội dung giảng dạy cho
từng chuyên đề dành cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời thiết kế
các câu hỏi, bài tập có chất lượng cao phục vụ cơng tác giảng dạy./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.


Nguyễn Thị Phương

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009) – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến
thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 10 – NXBGD.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006) – Hướng dẫn nội dung dạy học môn
chuyên Sinh học lớp 10 THPT – NXBGD.
3. Campbell, Reece (2011) – Sinh học - NXB GD.
4. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2018) – Tài liệu chuyên
Sinh học Trung Học Phổ Thông – Sinh học Tế bào – NXBGD.
6. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Sinh học 10 (Cơ bản và Nâng cao) NXB GD.
7. Các đề thi học sinh giỏi Quốc gia.
8. Các đề thi và các chuyên đề tham gia Hội thảo các trường chuyên khu
vực Duyên hải các năm.

18


Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương
Chức vụ và đơn vị cơng tác:Tổ phó Tổ chun mơn – THPT chuyên Lam Sơn.
Cấp đánh giá
xếp loại

TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Một vài suy nghĩ khi dạy Hội đồng KHGD
1.
phần Miễn dịch học
ngành
Một vài ý kiến trong giảng
Hội đồng KHGD
2. dạy phần “Đột biến cấu trúc
ngành
NST” lớp 12 chuyên Sinh
Một vài trao đổi khi dạy bài
Hội đồng KHGD
3. “Vận chuyển các chất qua
ngành
màng” – Sinh học 10
Xây dựng cấu trúc bài đột
Hội đồng KHGD
4. biến gen – Sinh học 12 nâng
ngành
cao
Một số lưu ý khi sử dụng Hội đồng KHGD
5.
hình 6 SGK nâng cao
ngành
Xây dựng hệ thống câu hỏi,
bài tập theo các mức độ nhận

Hội đồng KHGD
6 thức để kiểm tra, đánh giá
ngành
chuyên đề “Tự nhân đôi
ADN” Sinh học 12 – THPT
Xây dựng nội dung, hệ thống
phiếu học tập phần ”Cấu trúc
Hội đồng KHGD
7 tế bào” cho giảng dạy, bồi
ngành
dưỡng học sinh giỏi lớp 10
THPT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2003

B

2006


B

2008

C

2009

C

2010

C

2015

B

2019

19


PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
PHẦN “CƠ CHẾ CÁC CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ CÁC THỤ THỂ
LÀ CÁC PROTEIN LIÊN KẾT MÀNG SINH CHẤT”
Phụ lục 1. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN MÀNG
SINH CHẤT

Câu 1.
* Vị trí của các thụ thể tiếp nhận tín hiệu:
- Trên màng sinh chất: Đối với những phan tử tín hiệu là chất có kích thước to,
tan trong nước và không thể trực tếp qua lớp photpholipit kép.
- Bên trong tế bào: Đối với những phân tử tín hiệu là chất có kích thước nhỏ, tan
trong lipit và có thể khuếch tán qua lớp photpholipit kép.
Câu 2.
a. Ba đặc điểm điển hình về cấu trúc của GPCR là:
- (1) có 7 miền kị nước xuyên màng sinh chất (7 vùng xuyên màng kí hiệu TM1TM7).
- (2) đầu cacboxyl (C), nội bào (hoặc “vùng ưa nước nội bào” liên kết G-protein)
- (3) đầu amino (N) ngoại bào ( “vùng ưa nước ngoại bào” liên kết chất truyền
tin/tín hiệu thứ nhất/phối tử).
Câu 3.
- Các tizoxinkinaza thuộc nhóm lớn các thụ thể liên kết màng sinh chất, được
đặc trưng bởi hoạt tính enzim của chúng.
- Kinaza là enzim xúc tác phản ứng chuyển các nhóm photphat.
- Các thụ thể tizoxinkinaza có chức năng gắn nhóm photphat vào aa tyroxin.
- Một phức hệ kinaza-tyroxin- thụ thể có thể đồng thời hoạt hóa 10 hoặc nhiều
hơn các con đường truyền tín hiệu dẫn tới đáp ứng của cấc tế bào khác nhau.
Câu 4.
- Khi phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể thì cổng mở ra, các ion đặc hiệu có thể
đi theo dịng qua kênh và nhanh chóng biến đổi nồng độ ion bên trong tế bào.
- Sự biến đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tính của tế bào: các ion theo dịng
vào kích ứng 1 tín hiệu và tín hiệu này khuếch đại xi theo chiều dài của tế bào
nhận.
- Khi chất gắn tách khỏi thụ thể thì cổng ion đóng lại và ion khơng vào được tế
bào nữa.
Câu 5.
a. - Có 3 loại thụ quan màng: Thụ quan liên kết với prôtein G, thụ quan – kênh
ion, thụ quan tirơzinkinaza

- Vai trị của prơtein G: Nó có hoạt tính của 1 GTPaza, khi ở dạng hoạt hố nó
bám vào một enzim làm cho enzim này được hoạt hố để kích hoạt bước tiếp
theo trong con đường truyền tín hiệu, dẩn đến một đáp ứng của tế bào. Do đó
prơtein G hổ trợ cho hoạt động của thụ quan liên kết với nó.
b.
20


Đặc điểm

Thụ quan liên kết với Thụ quan - tirozinkinaza
prôtêin G

Số phân tử tín hiệu

1

Nhiều

Năng lượng

GTP

ATP

Cơ chế

Photphorin hóa G Prơtêin

Photphorin hóa axitamin tirozin


Tác động truyền tin

Điều khiển 1 con đường

Điều khiển nhiều con đường

đáp ứng
1
nhiều đáp ứng
Câu 6.
NGF tan trong nước nên sẽ không vượt qua được màng lipit để có thể tương tác
với thụ thể nội bào. Do vậy thụ thể của NGF sẽ nằm ở trên MSC.
Câu 7.
Tế bào mang các thụ thể sai hỏng không thể đáp ứng đúng với phân tử tín hiệu
khi chúng xuất hiện. Điều này có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với
tế bào, vì sự điều hịa tế bào bởi các thụ thể không thể diễn ra đúng.
Câu 8.
a. 1. B
2. A
3. E
Câu 9.
* - Khi phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể thì chất gắn thường làm biến đổi
hình dạng của protein thụ thể .
- Đối với nhiều loại thụ thể, sự thay đổi hình dạng như vậy sẽ trực tiếp hoạt hóa
thụ thể, giúp nó có thể tương tác với những phân tử khác trong tế bào.
- Đối với 1 số thụ thể khác hiệu ứng tức thì của việc chất gắn liên kết vào thụ thể
là tạo nên sự tập hợp 2 hay nhiều phân tử thụ thể, điều này dẫn đến các sự kiện
khác ở cấp độ phân tử diễn ra bên trong tế bào.
*- Do chỉ có những tế bào đích mới có phân tử protein thụ thể gắn, tiếp nhận tín

hiệu với epinephrine
- Phân tử tín hiệu có hình dạng khớp với 1 vị trí dặc hiệu trên thụ thể và đính
vào đó theo kiểu chìa khóa-ổ khóa giống với sự tương tác giữa enzim và cơ chất.
Câu 10.
Thông tin được truyền theo cách: các mối tương tác Protein – Protein theo một
thứ tự nhất định lần lượt làm thay đổi cấu hình của chúng và làm chúng biểu
hiện chức năng khi tín hiệu được truyền qua
Câu 11.
- Insulin khơng trực tiếp qua màng sinh chất, được tế bào đích thu nhận nhờ thụ
quan đặc trưng (thụ quan – tirozinkinaza) khu trú trong màng → phức hệ insulin
– thụ quan.
- Tirozinkinaza hoạt hóa các protein, các enzim trong tế bào. Các enzim này hoạt
động biến đổi glucozơ thành glicogen trong tế bào gan và cơ, do đó làm giảm
hàm lượng glucozơ trong máu.
Câu 12.
a. Thụ thể của MSH nằm ở màng sinh chất của tế bào.
21


- Nếu tiêm MSH vào tế bào sắc tố: không làm phân tán melanosome, da không
đổi màu
- Nếu tiêm MSH vào dịch kẽ xung quanh: melonosome phân tán, da tối màu hơn
b. - Nếu xử lý tế bào sắc tố với một chất ngăn phiên mã thì tế bào vẫn tiếp tục
đáp ứng với MSH.
- Vì các hoocmon có thụ thể trên màng sinh chất có thể gây ra đáp ứng dẫn
đến một thay đổi trong chức năng bào tương hoặc thay đổi trong dịch mã gen
trong nhân.
Câu 13 .
a. - Hai con đường truyền tin đó là: (1) con đường truyền tin qua AMP vòng
(cAMP) và (2) con đường truyền tin qua inositol triphosphate (IP3)/Ca2+.

b. Thụ thể sẽ được hoạt hóa. Vì: Thụ thể tyrosine kinase thường được hoạt hóa
khi hai đơn phân (phân tử/tiểu đơn vị) của nó bắt cặp với nhau sau khi liên kết
với phân tử tín hiệu (ligand, phối tử) làm thay đổi cấu hình của nó, hoặc nhờ
kháng thể (dạng chữ Y). Mỗi khi thụ thể bắt cặp như vậy, miền nội bào (miền
trong tế bào chất) bị hoạt hóa và chúng phosphyryl hóa lẫn nhau và hoạt hóa
chuỗi truyền tin nội bào.
Câu 14.
a. G-protein khơng có khả năng hoạt hóa kênh K + vì phần hoạt động của nó bị
ức chế bởi một tiểu đơn vị của nó. Tiểu đơn vị Gßγ có khả năng hoạt hóa kênh
K+. Vì khi bổ sung tiểu đơn vị Gßγ (khơng cần acetylcholine và GTP), kênh K +
mở.
b. Kênh K+ mở chậm khi bổ sung GppNp vì:
Khi khơng có thụ thể hoạt hóa, G-protein có thể gắn với GTP (chậm) nhưng
GTP thủy phân ngay. GppNp là chất có cấu trúc tương tự GTP, có khả năng gắn
vào G-protein nhưng không thủy phân được nên không rời khỏi G-protein. Gprotein bị giữ ở dạng hoạt động.
Khi khơng có acetylcholine, trong vịng một phút mới có đủ G-protein được
hoạt hóa theo cách này để kênh K+ mở.
c. Khi có acetylcholine, acetylcholine gắn với thụ thể và hoạt hóa thụ thể, từ
đó GTP gắn vào tiểu đơn vị Gα thay cho GDP.
Tiểu đơn vị Gßγ hoạt hóa kênh K + làm kênh K+ mở, K+ đi qua. (GTP thủy
phân, acetylcholine rời khỏi thụ thể, kênh K+ đóng lại).
Câu 15.
a. – Protein B. Vì đột biến 7 khi B và D cùng được hoạt hóa mức độ tăng cường
tổng hợp ADN thấp hơn so với khi đột biến 5 chỉ có D được hoạt hóa
b. – Protein A và D. Vì khi chỉ có A hoặc D được hoạt hóa ( đột biến 2 và 5),
mức độ tăng cường tổng hợp ADN đạt đến 30% so với bình thường. Khi có cả A
và D (đột biến 6), mức độ tăng cường tổng hợp lên đến 100%
c. –Có. Mức độ tăng cường tổng hợp ADN sẽ giảm xuống vì thụ thể PDGFR chỉ
có hoạt tính phospgoryl hóa cho gốc thyroxin
d. –Đột biến ở vùng nội bào của thụ thher ảnh hưởng lớn hơn. Vì vùng ngoại

bào liên kết với tín hiệu PDGF sẽ làm hoạt hóa thụ thể PDGFR. Tế bào sẽ chứa
số lượng lớn thụ thể đột biến và thụ thể lai giữa tiểu phần đột biến và tiểu phần
bình thường. Thụ thể đột biến ở vùng ngoại bào (kể cả thụ thể lai) không ảnh
22


hưởng đến truyền tín hiệu của các thụ thể bình thường còn thụ thể đột biến ở
vùng nội bào (kể cả thụ thể lai) sẽ cạnh tranh liên kết tín hiệu với thụ thể bình
thường nên làm giảm sự truyền tín hiệu của các thụ thể bình thường.
Phụ lục 2. CÂU HỎI, BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN TIN CỦA CÁC
CON ĐƯỜNG TRUYỀN TIN CÓ CÁC THỤ THỂ NẰM TRÊN MÀNG
SINH CHẤT
Câu 1.
- Protein kinase là enzym chuyển một nhóm phot phat từ một ATP sang một
phân tử Protein khác và thường làm hoạt hóa Protein này (thường là một Protein
kinase thứ hai).
- Vai trò của Protein kinase trong truyền tin tế bào : Là các phân tử truyền tin
trong các con đường truyền tín hiệu.
Câu 2.
AMP vịng là chất truyền tin thứ hai vì nó là chất khuếch đại thông tin của
chất truyền tin thứ nhất.
Cơ chế hoạt động của AMP vịng:
- Chất truyền tin thứ nhất (hooc mơn) kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên màng
sinh chất của tế bào đích gây kích thích hoạt hố enzim adenilatxiclaza.
- Enzim adenilatxiclaza làm cho phân tử ATP chuyển thành thành AMP vòng.
- AMP vòng làm thay đổi một hay nhiều q trình photphorin hố (hay hoạt hố
chuỗi enzim), nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được khuếch đại lên nhiều lần.
Câu 3.
Kênh calcium đóng mở bởi IP3, cho phép các ion calcium được bơm ra ngoài
lưới nội chất, qua đó làm tăng nồng độ Ca2+ trong bào tương.

Câu 4.
- Tại mỗi bước xúc tác, số lượng sản phẩm được hoạt hóa thường lớn hơn
nhiều so với bước trước đó.
- Nguyên nhân: Do các protein ở mỗi bước trong con đường truyền tín hiệu
duy trì được trạng thái hoạt hóa đủ lâu để có thể biến đổi các phân tử cơ chất
trước khi chúng trở về trạng thái bất hoạt.
Câu 5.
* Cơ chế khuyếch đại thông tin:
+ Thụ thể màng nhận thông tin nhờ gắn kết đặc hiệu
+ Tin được truyền qua màng nhờ Pr G liên kết với thụ thể ở mặt trong màng
+ Pr G hoạt hóa enzim tổng hợp cAMP (AMP vòng) - chất truyền tin trung gian
+ cAMP lại hoạt hóa các enzim khởi phát chuỗi phản ứng nội bào
+ Thông qua chất truyền tin trung gian cAMP thông tin được khuyếch đại lên
hàng trăm lần, tăng hiệu qua truyền tin gấp bội, đáp ứng kịp thời nhu cầu tế bào
và cơ thể
Câu 6.
a. Sai . Hoocmon steroit có bản chất là lipit, sẽ được vận chuyển trực tiếp qua
màng và được thu nhận nhờ các thụ quan trong tế bào chất.
23


b. Sai . Chất gắn là chất truyền tin thứ nhất
c. Đúng.
d. Đúng.
Câu 7.
a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với
thụ thể màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prơtêin G, prơtêin G hoạt hóa
enzym adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vịng (cAMP),
cAMP hoạt hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và
hoạt hố enzym glicơgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen

thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do
thiếu thụ thể màng.
b. cAMP có vai trị là chất thơng tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorilaza phân giải glycogen → glucơzơ, đồng thời có vai trị khuếch đại
thơng tin: 1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ.
c. Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP
→ các kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucơzơ).
Câu 8.
a. - Các thụ thể có thể chứa miền hoạt tính enzym xúc tác các phản ứng
phosphoryl hóa và phản phosphoryl hóa.
- Các enzym tham gia vào q trình phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl
hóa có thể có mặt trong tế bào chất.
- Các protein A, B và C cũng có thể chứa các miền enzym xúc tác cho các
phản ứng phosphoryl hóa hoặc phản phosphoryl hóa.
b. Các thí nghiệm 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng sự truyền tính hiệu từ
B→C, chứ khơng phải từ C→B. Giải thích:
+ (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C.
+ (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B.
+ (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền tín
hiệu.
c. - Ức chế tế bào gốc biệt hóa.
- Hoạt hóa các yếu tố phiên mã của một gen gây khối u.
- Ức chế biểu hiện của một số gen sửa chữa AND.
Câu 9.
a. Chất truyền tin thứ 2 đó là ion Ca2+.
* Các giai đoạn của quá trình truyền tin:
- Phân tử tín hiệu liên kết vào thụ thể kết cặp G- protein làm hoạt hóa
Gprotein. G-prtein được hoạt hóa liên kết với photpholipaza C.
- Photpholipaza C được hoạt hóa cắt PIP2 thành:
+ DAG hoạt động như chất truyền tin thứ 2 ở con đường khác.

+ IP3 đi đến liên kết kết với kênh ion Ca2+ dẫn đến mở kênh.
- Ion Ca2+ từ luới nội chất theo gradient đi vào bào tương hoạt hóa protein
tiếp theo từ đó gây các đáp ứng của tế bào.
b.Thiết kế thí nghiệm:
- Tách 2 mơ cơ đùi ếch để trong dung dịch sinh lí
24


×