Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SÂN KHẤU cải LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.13 KB, 8 trang )

CẢI LƯƠNG
Bố cục
I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG:
1. Từ nhạc lễ đến đờn ca tài tử
2. Từ đờn ca tài tử đến Ca Ra bộ
3. Từ Ca Ra bộ đến sân khấu cải lương

II.

NỘI DUNG CHÍNH
1. Đặc điểm
 Bố cục
 Đề tài, Cốt truyện
 Âm nhạc
2. Dàn nhạc, diễn xuất
 Dàn nhạc
 Y phục, tranh cảnh
 Diễn xuất
3. Thời kì hưng thịnh
 Một số tuồng nổi tiếng
 Đào nổi tiếng

III.

THỪA KẾ VÀ SÁNG TẠO

I.

Lịch sử hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương :



Quá trình ra đời nghệ thuật cải lương dựa trên :
 Nhạc lễ


 Đờn ca tài tử
 Ca ra bộ
Nhạc lễ : Từ thời chúa Nguyễn, ở Đàng Trong đã có những đội quân của nhà chúa.
Trong số những người lên đường vào miền Nam khai hoang lập ấp có những nhạc
cơng xuất thân từ những đội quân nhạc, được cho định cư để sản xuất tại các khu
dinh điền. Vốn coi nhạc là nghề, cho nên khơng cịn được phục vụ bên cạnh chúa, họ
lại quay sang phục vụ nhân dân trong các ngày tế lễ, ma chay. Nhạc lễ từ chỗ chỉ
dùng trong cung đình, được phát triển rộng rãi ra ngoài nhân dân, song song với
nhạc hát bội dùng trong việc cúng đình (lễ xây chầu, đại bội) và trong các đám ma
chay (trong chay ngoài bội). Xa triều đình, gần với quần chúng nhân dân trong sinh
hoạt mới, đất mới đối tượng mới, dòng nhạc lễ dần dần thay đổi chất và có điều kiện
phát triển.
1. Từ nhạc lễ đến đờn ca tài tử :
Đờn ca tài tử Nam bộ có nguồn gốc từ nhạc lễ (loại nhạc phục vụ cho các nghi lễ cúng
đình hoặc ma chay). Các nghệ sĩ nhạc lễ ở Nam bộ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, từ
đó họ lấy nhạc để làm vui, họ cùng chơi nhạc với nhau và truyền nghề cho những ai
có tâm hồn về nhạc[3], từ đó tạo nên một phong trào đờn ca tài tử ở Nam bộ. Vào đầu
thế kỷ 20, phong trào đờn ca tài tử phát triển ra khắp các tỉnh Nam bộ, với rất nhiều
nghệ sĩ nổi danh.
Khi ấy, Đàn ca tài tử gồm hai nhóm:


Nhóm tài tử miền Tây Nam Bộ, như: Bầu An, Lê Tài Khị (Nhạc Khị), Nguyễn
Quan Đại (Ba Đợi), Trần Quang Diệm, Tống Hữu Định, Kinh Lịch Qườn, Phạm
Đăng Đàn...




Nhóm tài tử Sài Gịn, như: Nguyễn Liên Phong, Phan Hiển Đạo, Nguyễn Tùng
Bá...
2. Từ đờn ca tài tử đến Ca Ra bộ :

Khoảng 1912 đến 1915, sinh hoạt đờn ca tài tử có một chuyển biến mới. Hình thức
ngồi trên bộ ván để đờn ca quá tĩnh, không thỏa mãn quần chúng nữa. Người nghệ sĩ
trong lúc đờn ca đã cảm thấy có nhiều nhu cầu diễn đạt bằng động tác cụ thể, hành
động cụ thể theo nội dung lời ca. Do đó đẻ ra một hình thức mới là ca ra bộ (ca có
động tác kèm theo).
Vào khoảng năm 1914 ban tài tử của ông Nguyễn Tống Triều (cịn gọi là ơng Tư
Triều) được mời sang lưu diễn tại Pháp với tư cách là một loại hình ca nhạc dân gian
của Việt Nam. . Ý tưởng đưa nhạc tài tử lên sân khấu cũng xuất phát từ đây, Để thu
hút thêm khán giả, dần dần người ca tài tử không chỉ ngồi yên một chỗ, mà cịn đứng
trên sân khấu để vừa ca vừa có thêm những điệu bộ, động tác để diễn xuất. Tại Vĩnh
Long cũng có một nhóm tài tử trình diễn bản Tứ Đại Oán dưới hình thức Ca ra bộ,


gồm nhiều người tham gia diễn xướng. Từ đó, hình thức Ca ra bộ hình thành và đã
được mọi người nhiệt liệt hoan nghênh.
3. Từ Ca Ra bộ đến sân khấu Cải lương :
Các tiết mục Ca ra bộ liên tục được cải tiến, được soạn thảo như một kịch bản, có sự
sắp xếp thêm các lớp nhân vật hẳn hoi, nhanh chóng phát triển trên khắp các sân khấu,
từ rạp chiếu bóng đến sân khấu xiếc. 1917, năm đánh dấu sự ra đời của vở Cải Lương
đầu tiên trên sân khấu của Thầy André Thận ở Sa Đéc [6]. Đó là vở Cải Lương “Lục
Vân Tiên” của soạn giả Trương Duy Toản ,một hình thức ca kịch mới đã thực sự được
định hình. Đến năm 1920, ơng Trương Văn Thơng từ Sa Đéc lên Sài Gịn lập gánh hát
và đặt tên là “gánh Cải Lương Tân Thinh”

Hai từ “Cải Lương” lấy từ hai chữ đầu trong hai câu liễn của hai tác giả Lê Hoài
Nghĩa và Nguyễn Biểu Quốc, luôn được treo ở trước rạp. Hai câu liễn ấy như sau:
“Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”.
Từ đó về sau, hàng loạt những gánh hát khác ra đời đều kèm theo hai từ “Cải Lương”.
Giải thích chữ "cải lương" (改改) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng:
"cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch
bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. [2]. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi
mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành một
danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật
hát bội cả về nội dung và hình thức.

II.

Nội dung chính :
1. Đặc điểm:

Bố cục :
Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Ngưu Cao tảo mộ,
Thoại Khanh Châu Tuấn…hãy còn giữ theo kiểu hát bội. Nhưng các soạn giả thuộc
lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi,
màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch.
Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi cịn
giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội. Càng về sau thì bố cục của các vở cải
lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói) gần với cuộc
sống, đậm chất trữ tình, kết hợp được nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa tính dân tộc và tính
phổ biến thế giới, do vậy cải lương dễ dàng đi vào các đề tài hiện đại.


Đề tài và cốt truyện :

Sân khấu cải lương rất đa dạng về đề tài và phong cách biểu diễn: nó có thể miêu tả
được tất cả các loại đề tài của cuộc sống mà không bị các điều kiện của thể loại gị bó,
kết hợp được chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính ước lệ, cách điệu. Kết cấu của một
vở cải lương bao giờ cũng gọn gàng, trọn vẹn, liên tục, hình ảnh nhân vật rõ ràng, chú
ý nêu bật trọng điểm.
Vào những năm 1930, đã xuất hiện những vỡ mới viết về đề tài xã hội Việt Nam như
Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều….. Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện
cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ…Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta,
tuồng Tàu, tuồng Tây…sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng v.v…
chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp cơng chúng.
Sự dung nạp khơng thành kiến và bảo thủ của cải lương có thể coi là sự lai tạp, nhưng
đây cũng là khía cạnh đặc điểm có tính chất chung đối với văn hóa của vùng đất Nam
Bộ khi tiếp nhận và cải cách những cái mới cái hay theo sự tiến bộ của xã hội.
Âm nhạc :
Sân khấu cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trị chủ yếu. Nói đến
ca kịch, trước hết phải đề cập đến âm nhạc, vì âm nhạc là xương sống, là linh hồn của
kịch chủng.
Âm nhạc tài tử bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc bác học (cụ thể là
nhạc lễ và ca Huế) ở những loại bản lớn như Nam, Oán, Ngự; sự tiếp thu những đặc
tính của dân ca Nam Bộ (giai điệu vừa là nhạc kể chuyện, vừa là nhạc đối đáp), đã tạo
cho âm nhạc cải lương ngồi chất trữ tình, cịn có chất tự sự, điều này đã làm nên đặc
trưng nghệ thuật của sân khấu cải lương: đó là tính tự sự - trữ tình.
sân khấu ca kịch phải có tính hành động. Ngồi những bài bản lương khác như hát
bội, cộng vào đó, cải lương có thay đổi sân khấu theo lối kim thời: vẽ tranh cảnh, sơn
thủy, làm bài trí, bố cảnh, phơng màn theo phương pháp mới.
Âm nhạc cải lương nhẹ nhàng vì dùng đờn dây tơ và dây kim, khơng có kèn trống như
hát bội. Các nhạc cụ thường dùng trong sân khấu Cải lương: Ðờn kìm, Ðờn Tranh,
Ðờn Cị, Ðờn Sến, Guitare, Violon, Cây Sáo.
Về âm điệu, bài ca Cải lương đặt theo bản đờn, nên kịch sỹ phải tùy âm nhạc, không
được tự do phơ diễn hết tài năng của mình như trong điệu hát Bội. Ca dư hơi thì trễ

đờn, cịn thiếu hơi dứt trước đờn. Kịch sỹ bị bó buộc trong khn khổ nhịp đờn, dầu
có hơi hám nhiều cũng khơng thể vượt ra ngồi nhịp vì sợ ca lỗi nhip.


Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất
phong phú của Nam Bộ. Dưới đây là một số bài bản được sử dụng khá phổ biến trong
các tuồng cải lương : Tam nam, Ngựa ô bắc, Ngựa ô nam, Đoản khúc Lam gian, Phi
vân điệp khúc, Vọng kim lang, Kim tiền bản, Duyên kỳ ngộ, U líu u xáng, Trăng thu
dạ khúc, Xàng xê. Và các điệu lý, như: giao duyên, lý con sáo, lý tòng quân, lý cái
mơn….
2. Dàn nhạc – diễn xuất :
Một đồn Cải Lương khơng chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà ln ln
phải có một dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật Cải
Lương, khơng thể khơng nói tới dàn nhạc Cải Lương.
Có một điều đặc biệt cần chú ý là ngay từ buổi đầu, lúc mới khai sinh, trong nghệ
thuật Cải Lương đã có sự tồn tại song song của hai dàn nhạc: dàn nhạc cổ và dàn
nhạc tân.
Dàn nhạc cổ
Dàn nhạc cổ ln giữ vai trị chủ chốt và là linh hồn của tuồng Cải Lương.
Dàn nhạc cổ cũng mang đậm nét truyền thống và góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc
trong nghệ thuật âm nhạc Cải Lương.
Về mặt cấu trúc, dàn nhạc cổ thường sử dụng những nhạc cụ như: đàn tranh, đàn
bầu, đàn kìm, đàn cị, đàn tỳ bà, Guitar phím lõm, đàn sến, song loan và sáo trúc....
Dàn nhạc tân
Dàn nhạc tân trong tuy chỉ đóng vai phụ, nhưng cũng rất tích cực, đồng thời cũng rất
đa dạng về nhạc cụ.
Dựa vào vai trị của nó trong vở diễn, chúng ta tạm chia quá trình phát triển của dàn
nhạc tân thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu từ năm 1920-1940; giai đoạn hai từ 19401960; giai đoạn ba từ 1960-1975.
+Ở giai đoạn đầu, dàn nhạc tân không tham gia vở diễn mà chỉ đóng vai trị như một
tiết mục quảng cáo, tức là biểu diễn trước lúc tuồng Cải Lương được bắt đầu. Trong

giai đoạn này, cấu trúc của dàn nhạc tân chỉ có bộ hơi (các loại kèn đồng) kèm với một
dàn trống Jazz.
+Ở giai đoạn thứ hai, khi nghệ thuật Cải Lương dung nạp thêm một số bài tân nhạc,
thì dàn nhạc tân cũng bắt đầu được tham gia vở diễn. Đến lúc này thì dàn nhạc tân có
thêm hai cây Guitar solo và Guitar Bass.


+ Ở giai đoạn thứ ba thì dàn nhạc tân coi như có vai trị ngang hàng với dàn nhạc cổ
trong vở diễn. Lúc này, dàn nhạc tân dung nạp thêm cây Piano và cây Organ.
Y phục, tranh cảnh
Trong các vở diễn về tuồng tích xưa hay lấy cốt truyện ở nước ngồi thì y phục của
diễn viên và tranh cảnh trên sân khấu cũng được chọn lựa sao gợi được bối cảnh nơi
xảy ra câu chuyện, nhưng cũng chỉ mới có tính ước lệ chứ chưa đúng với hiện thực.
Trong các vở về đề tài xã hội, diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời.
Diễn xuất :
Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì
diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca,
cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại phù hợp theo lời ca, chứ không
cường điệu như hát bội Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà
vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.
Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh
hoạt để hài hồ với lời ca chứ khơng phải là hình thức bắt buộc.
Vương Hồng Sển nói: Hát bội tượng trưng nhiều quá và la lối lớn tiếng quá, trái lại cải
lương ca rỉ rả cho thêm muồi..
Sau này (khoảng những năm 60), cải lương có pha thêm những cảnh múa, đu bay,
diễn võ...cốt chỉ để thêm sinh động...
3. Thời kì hưng thịnh :
Ra đời từ những năm 1920 và nhanh chóng phát triển ,trở thành bộ môn nghệ thuật
được nhiều người u thích.đến những năm 1960 thì cải lương rực rỡ và ở đỉnh cao
trong suốt thời gian khoảng 3 thập kỷ. Đặc sản của NAM BỘ đã nhanh chóng lan tỏa

đến các vùng đất miền Trung,miền Bắc và chở thành món ăn tinh thần của bộ phận
khơng nhỏ quần chúng.
Cac nghệ sĩ nổi tiếng
Xuất pháp từ các đoàn nổi tiếng tỉnh như:
Trọng Hữu,Thanh Hằng,Vũ Linh, Ut Trà Ôn,Lệ Thủy,Thanh Nga,Minh Cảnh,,Minh
Phụng,…
rực rỡ của cải lương là thế hệ các nghệ sĩ Năm Châu, Bảy Nhiêu, Ba Vân, Phùng Há,
Năm Phỉ, Bảy Nam, Tư Cương, Năm Nghĩa
Một số tuồng nổi tiếng


+Tây Thi
+Hoa mộc lan
+Chung Vô Diệm
+Lá sầu riêng
+Lan và Điệp
+Tô Ánh Nguyệt
+Dốc sương mù
III.

Thừa kế và sang tạo :

Nhạc tài tử đã kế thừa những tinh hoa của truyền thống ca nhạc dân tộc và tiếp thu có
chọn lọc những cái hay từ bên ngoài đưa lại rồi sáng tạo và phát triển thêm.
Những bài dân ca Huế khi lan truyền vào Nam Bộ cũng được cải biên cho phù hợp
với tính chất của miền đất này. Như bài Lý ngựa ô Huế khi vào đến Nam Bộ đã đẻ ra
hai bài Lý ngựa ô Bắc và Lý ngựa ô Nam. Bài Tứ đại cảnh khi vượt qua đèo Hải Vân
đã biến thành bài Tứ đại oán…
Cải lương đã kế thừa hát bội về mặt xây dựng tuồng tích, động tác ngoại bộ và cách
điệu để biểu diễn bao gồm múa, trình thức, võ thuật, cách hóa trang và phục trang.

Từ nhạc cổ và nhạc lễ chuyển thành nhạc tài tử, từ nhạc tài tử tiến lên hình thức ca ra
bộ – từ ca ra bộ chuyển thành một loại hình nghệ thuật sân khấu, có kịch bản văn học,
diễn viên, nhạc cơng, thiết kế mỹ thuật, q trình hình thành sân khấu cải lương là một
quá trình kế thừa và phát triển truyền thống âm nhạc dân tộc.
Về âm nhạc và diễn xuất, từ hình thức trình diễn ca nhạc tài tử có đối xướng, làm theo
động tác đơn giản chủ yếu là minh họa lời ca, dần dần tiến đến hình thức thể hiện tính
cách nhân vật.
Về văn học, từ những bài ca lẻ phát triển thành kịch bản hoàn chỉnh với nguyên liệu
đầu tiên là hai áng thơ nổi tiếng của dân tộc: Truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
Về thiết kế mỹ thuật, tiếp thu kỹ thuật vẽ sơn trên bố với phương pháp hội họa của
phương Tây, cũng như cách trang trí sân khấu của các đoàn kịch Pháp.
Hiện tượng bên ngoài là ca tài tử chuyển sang ca ra bộ rồi hình thành sân khấu cải
lương, có người cho là do chuộng cái mới, có người cho là do cạnh tranh, nhưng nhìn
sâu ta thấy đây là một giai đoạn q độ có tính quy luật của sự phát triển hình thức
trình diễn ca nhạc dân gian, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, có q trình, có
nhiều thử thách để tiến đến hình thức quy mơ hơn nữa.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×