Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn kinh tế cải thiện công tác thẩm định cho vay tại ngân hàng TMCP bảo việt chi nhánh thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN QUANG THỌ

CẢI THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
--------------------

NGUYỄN QUANG THỌ

CẢI THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BẢO VIỆT – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại
Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài
nghiên cứu của cá nhân tơi.
Những nội dung trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu,
số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
TP.Hồ Chí Minh, Ngày 16 tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Thọ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT
SUMMARY
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ......................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
5.1.

Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 3

5.2.

Phân tích dữ liệu nghiên cứu............................................................ 3

5.3.

Phân tích mẫu khảo sát – SPSS........................................................ 4

6. Nhận diện vấn đề ......................................................................................... 5
6.1.

Những dấu hiệu cảnh báo................................................................. 5

6.2.

Biểu hiện vấn đề ............................................................................... 6


6.3.

Xác định vấn đề ............................................................................... 6

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 7
7.1.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................. 7

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 7

8. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................................... 9


1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại ..................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 9
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ............................................................... 9
1.2 Cơng tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại ........................ 11
1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng................................................................... 11
1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng ................................. 12
1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng .................................................................... 14
1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng .................................................................... 15
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .................................................... 25
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thẩm định cho vay, quản trị rủi ro cho vay tại các Ngân
hàng thương mại và bài học kinh nghiệm ...................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI

NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH................................................................................................................... 31
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 31
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt ................................................ 31
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bào Việt – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh .......................................................................................................... 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức........................................................................................... 33
2.2 Thực trạng rủi ro cho vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh ......................... 34
2.3 Phân tích thực trạng công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh
........................................................................................................................ 47
2.3.1 Quy trình cho vay của Baoviet Bank Hồ Chí Minh .................................. 47
2.3.2 Thực trạng cơng cụ phân tích, đo lường rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ
Chí Minh ................................................................................................... 49
2.3.3 Thực trạng thực hiện các nội dung thẩm định cho vay nghiên cứu trường hợp
Công ty TNHH TV – XD TH Văn Minh .................................................. 50
2.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định cho vay ..................................... 52


2.4.1 Những mặt đã đạt được ............................................................................. 52
2.4.2 Những mặt còn hạn chế............................................................................. 54
2.4.3 Lý do của hạn chế ..................................................................................... 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH................................................................................................................... 59
3.1 Định hướng chiến lược và cơng tác thẩm định cho vay của BaoViet Bank Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 59
3.1.1 Đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt ......................................................... 59
3.1.2 Đối với Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ............................................ 59
3.2 Giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh

........................................................................................................................ 60
3.2.1 Giải pháp về quy trình nghiệp vụ .............................................................. 60
3.2.2 Giải pháp về nhân sự, tuyển dụng ............................................................. 61
3.2.3 Giải pháp về quản lý, điều hành ................................................................ 64
3.2.4 Giải pháp về giám sát, phòng ngừa ........................................................... 66
3.2.5 Giải pháp về khen thưởng chế tài ............................................................. 68
3.2.6 Giải pháp về đầu tư công nghệ và cơ sở vật chất phù hợp ....................... 68
3.2.7 Công tác định giá tài sản đảm bảo ............................................................ 70
3.3 Một số đề xuất kiến nghị ............................................................................... 72
3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước ........................................................ 72
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Bảo Việt ............................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. CBTD

:

Cán bộ tín dụng

2. CBNV

:

Cán bộ nhân viên

3. CIC


:

Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN

4. DN

:

Doanh nghiệp

5. ĐVKD

:

Đơn vị kinh doanh

6. KHCN

:

Khách hàng cá nhân

7. KHDN

:

Khách hàng doanh nghiệp

8. NHNN


:

Ngân hàng Nhà nước

9. NHTM

:

Ngân hàng thương mại

10. NQH

:

Nợ quá hạn

11. TMCP

:

Thương mại cổ phần

12. TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

13. TCTD


:

Tổ chức tín dụng

14. RRTD

:

Rủi ro tín dụng

15. QTRR:

:

Quản trị rủi ro


TĨM TẮT
Chất lượng cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh tồn tại những bất cập dẫn
đến tỷ lệ nợ quá hạn khá cao và tiềm ẩn những rủi ro cho vay. Do vậy, tác giả đã
chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo
Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao học nhằm
làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng thẩm định cho vay tại
Chi nhánh.
Đề tài nghiên cứu thực trạng thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác thẩm định cho vay cho Chi
nhánh. Sự thiếu hụt về huấn luyện CBNV, chính sách kinh doanh, phúc lợi và
thưởng phạt chưa phù hợp dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng mạnh, tiềm ẩn rủi ro
cho vay cao.

Luận văn phân tích các dữ liệu tài chính, phi tài chính của Baoviet Bank Hồ Chí
MInh giai đoạn 2016 – 2018. Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp,
so sánh được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu.
Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tín dụng và đánh giá được thực
trạng thẩm định cho vay tại Baoviet Bank Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải
pháp có tính ứng dụng nhằm cải thiện cơng tác thẩm định cho vay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thực tiễn cho BaoViet Bank Hồ Chí
Minh về quản trị thẩm định cho vay và có thể áp dụng cho một số ngân hàng tại
Việt Nam có biểu hiện giống như thực trạng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Từ khóa: “Thẩm định cho vay”.


SUMMARY
Loan quality at BaoViet Bank Ho Chi Minh has some prolems, leading to
relatively high overdue debt ratios and potential loan risks. Therefore, the author
has chosen the topic: "Improving loan appraisal at Bao Viet Commercial Joint Stock
Bank - Ho Chi Minh City Branch" as a master thesis in order to clarify the current
situation and provide advanced solutions.
A project researched on the status of credit appraisal at BaoViet Bank Ho
Chi Minh. From that point, suggesting solutions to improve an efficiency of loan
evaluation for the Branch. The lack of staff training; inappropriate business policies,
benefits and penalties lead to a sharp increase in overdue debts, potentially high
loan risks.
The dissertation analyzes financial and non-financial data of Baoviet Bank
Ho Chi Minh during the period of 2016 - 2018, using descriptive statistics,
intergrated analysis and comparative methods to show the results.
The thesis has codified the theory of credit appraisal and assessed the status
of credit appraisal at Baoviet Bank Ho Chi Minh. Since then, proposing applicable
solutions to improve loan appraisal efficiency.
The results of this thesis have practical implications for BaoViet Bank Ho

Chi Minh on loan appraisal management and can be applied to some banks in
Vietnam with expressions similar to the situation of BaoViet Bank Ho Chi Minh.
Keywords: "Loan appraisal".


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động cho vay là mảng kinh doanh quan trọng mang lại thu nhập chủ
yếu cho Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này cũng hàm
chứa nhiều rủi ro, do đó chi phối mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Hiện nay chất lượng cho vay ở nước ta đang ở mức khá thấp, tỷ lệ nợ xấu trong tồn
ngành ngân hàng khá cao. Có nhiều lý do đưa đến nợ xấu tăng cao trong đó có lý do
căn cơ từ chất lượng thẩm định cho vay tại các Ngân hàng. Trước yêu cầu đảm bảo
an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, vấn đề cải thiện công tác thẩm
định cho vay để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trở nên hết sức cần thiết.
Công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi nhánh
Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những bất cập như tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao
và tiềm ẩn những rủi ro tín dụng phát sinh. Báo cáo hoạt động cho vay cho thấy có
một số tồn tại trong cơng tác thẩm định như: Chất lượng Nhân viên tín dụng; Chất
lượng thơng tin chưa tốt; Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt cịn chậm trễ... Vì vậy, cần
phải làm rõ thực trạng rủi ro và hoạt động thẩm định cho vay tại chi nhánh, cũng
như vai trò tác động của những vấn đề nổi cộm đã được đề cập ảnh hưởng đến hoạt
động cho vay và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng để nâng cao chất lượng cho vay
và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Từ những nội dung cấp thiết này, tác giả
quyết định chọn đề tài: “Cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng
TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn cao
học bản thân và nhằm giải đáp các vấn đề trên. Từ đó có thể hồn thiện các biện
pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt – Chi

nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu:
Trần Trung Tường (2011). Quản trị tín dụng của các Ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại


2

học Ngân hàng TPHCM. Luận án nghiên cứu những mối liên hệ của quản trị tín
dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản trị tín dụng với hoạt động chủ yếu là
cho vay… nhận định quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Những
nghiên cứu về sự tác động có tính hệ thống đối với quản trị tín dụng trong hoạt động
ngân hàng, đánh giá năng lực quản trị tín dụng thơng qua các chính sách chủ yếu
như quản trị vốn, nguồn vốn; cho vay (trong giới hạn chỉ tập trung nghiên cứu loại
hình cho vay), phân cấp phán quyết tín dụng, chính sách bảo đảm khoản vay…
Nghiên cứu phản ánh thực trạng quản trị tín dụng của các NHTM cổ phần trên địa
bàn TP.HCM.
Tống Thị Như Hoa (2015). Quản Trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh
Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Hội. Đề tài nghiên cứu các nguyên nhân, thực trạng
quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá những điều kiện thực hiện Basel trong quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng BIDV nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng này.
Nguyễn Phúc Cảnh và Vũ Xn Hùng (2014). Ứng dụng mơ hình Z-Score
vào quản lý rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát
triển & Hội nhập – Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính, 15 (25), 46 – 50. Nghiên
cứu về khả năng ứng dụng của mô hình Z-Score tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam nhưng chủ yếu xem xét về lý thuyết và có thực kiểm định trên Công ty
cổ phần Bánh kẹo Bibica dựa theo số liệu báo cáo năm 2011 làm ví dụ. Kết quả
kết luận chỉ số Z-Score có khả năng áp dụng và dự báo tốt khả năng vỡ nợ của các

doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nhận biết sớm khả năng vỡ nợ.
Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015). Đánh giá nguy cơ phá sản của
các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bằng chỉ số Altman
Z score. Tạp chí Khoa học và Phát triển, (5), 833 – 839. Nghiên cứu thống kê, mô
tả, đánh giá sức khỏe tài chính của những ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khốn
Việt Nam thơng qua mức phát triển tài sản, phát triển tín dụng, số liệu lợi nhuận sau


3

thuế và nợ xấu - những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động trong tương lai
của các ngân hàng. Mơ hình Altman Z’’ được dùng để đánh giá nguy cơ phá sản
của hệ thống NHTM Việt Nam thông qua hệ thống báo cáo tài chính của 39 NHTM
trong giai đoạn từ 2008 - 2013. Chỉ số Z’’ bình qn các nhóm NHTM nằm trong
giới hạn an tồn.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác thẩm định cho vay và hiện trạng rủi ro
cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ
Chí Minh.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khơng gian: BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu các dữ liệu về hoạt động kinh
doanh, hoạt động cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh thời gian từ 2016 đến
2018.
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu là các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh cơng bố trong các báo cáo nội bộ, báo cáo kế toán (BCKT), báo cáo hoạt
động kinh doanh được kiểm tốn. Dữ liệu được trích xuất cho giai đoạn 2016 - 2018
theo năm.
5.2 Phân tích dữ liệu nghiên cứu:


4

Trong đề tài này với sự hạn chế dữ liệu trong quy mơ nội tại Ngân hàng, khó
khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu đủ lớn để thiết lập mơ hình hồi
quy nghiên cứu. Vì vậy, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh được
sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp thống kê:
Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 2. Các số
liệu thống kê về kết quả kinh doanh, cho vay, nguồn vốn, nợ q hạn, nợ xấu, trích
lập dự phịng rủi ro tín dụng của BaoViet Bank Hồ Chí Minh qua các năm đã được
thống kê nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung thẩm
định tín dụng tại Ngân hàng.
Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ yếu ở chương 2. Từ các
dữ liệu được thu thập, tác giả phân tích các nội dung thẩm định cho vay tại Ngân
hàng, để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất những giải pháp nhằm đáp ứng với thực
tế.
Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 2 để phân tích, so sánh số liệu từ
biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
5.3 Phân tích dữ liệu khảo sát – SPSS (chi tiết phân tích xem tại phụ lục):
Cơ sở thơng tin khảo sát:
Mục đích: Nhằm nắm bắt rõ những nội dung hạn chế trong khâu thẩm định cho

vay như việc hiểu rõ quy trình cho vay, hiểu rõ chính sách cho vay, đào tạo nghiệp
vụ thẩm định, am hiểu khách hàng vay vốn, công việc đúng chuyên ngành đào tạo,
chính sách đãi ngộ… theo hiện trạng đặc thù của BaoViet Bank Hồ Chí Minh đang
có vấn đề yếu nhất về nhân sự thẩm định cho vay. Từ đó tác giả có thể đưa ra những
giải pháp phù hợp thực tế để cải thiện công tác thẩm định cho vay tại BaoViet Bank
Hồ Chí Minh.


5

Nội dung khảo sát: tìm hiểu về mức độ hiếu rõ quy trình cho vay của CBNV,
chính sách cho vay, đào tạo nghiệp vụ thẩm định, am hiếu ngành nghề kinh doanh
của khách hàng, nợ quá hạn, công việc đúng chun ngành, mức độ hài lịng cơng
việc, mơi trường làm việc, áp lực KPIs…
Đối tượng: Ban Giám đốc, Phòng KHCN, Phịng KHDN, Bộ phận tác nghiệp tín
dụng tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh và BaoViet Bank Chi nhánh Sài Gịn. Đây là
những nhân sự trực tiếp tham gia vào các giai đoạn cho vay tại chi nhánh.
Số lượng mẫu: 102 mẫu.
Phương thức khảo sát: trả lời theo bảng câu hỏi (đính kèm theo phụ lục).
Kết quả được rút ra từ khảo sát:
Cơ cấu giới tính, độ tuổi nhân viên ở mức tương đối phù hợp với tình hình chung
của thị trường ngân hàng. Tỷ lệ gắn bó làm việc tại BaoViet Bank của các đối tượng
khảo sát không quá cao, tỷ lệ nhân sự gắn bó trên 5 năm khơng nhiều.
Tỷ lệ nhân viên u thích cơng việc và được thực hiện công việc đúng chuyên
nghành không cao (53%).
Chế độ phúc lợi chưa đáp ứng nguyện vọng nhân viên (25% hài lòng).
Việc đào tạo chưa đầy đủ.
Tỷ lệ nhân viên có áp lực trong viện thực hiện KPI khá cao 65%(chưa phù hợp),
nguyên nhân áp lực: chưa được trang bị rõ về quy trình, quy định, ln bị khiển
trách khi khơng hồn thành KPIs…

6 Nhận diện vấn đề:
6.1 Những dấu hiệu cảnh báo:
Tốc độ phát triển cho vay cao qua các năm (55%), nhưng tỷ lệ nợ quá hạn
cũng tăng từ 14% năm 2017 lên 20% năm 2018, đặc biệt là nợ xấu cũng tăng mạnh
từ 3% lên 6% trong năm 2018. Lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra nhưng tiềm ẩn nguy
cơ về nợ quá hạn rất lớn, BaoViet Bank Hồ Chí Minh đã chi dự phịng nợ q hạn
72.57 tỷ đồng năm 2018 giảm 10.79% so với năm 2017 nhưng đây là con số rất cao,


6

chiếm đến 10.6% tổng doanh thu từ tín dụng. Những số liệu này thể hiện thực trạng
đáng báo động về chất lượng khoản vay của BaoViet Bank Hồ Chí Minh nên gấp
rút có biện pháp kịp thời để cải thiện và chấn chỉnh chất lượng khoản vay.
6.2 Biểu hiện vấn đề:
BaoViet Bank Hồ Chí Minh nói riêng và hệ thống BaoViet Bank vẫn chưa
triển khai bất kỳ công cụ hay phương pháp quản trị rủi ro hoạt động nào đáp ứng
chuẩn mực của Basel II nhằm đánh giá, theo dõi, báo cáo các sự kiện nguy cơ hoạt
động.
Ngân hàng đang dành sự ưu tiên hàng đầu với chiến lược trọng tâm kết nối,
hợp tác toàn diện vối Tập Đoàn Bảo Việt về Bảo hiểm và Chứng khoán để chia sẻ,
khai thác thông tin dữ liệu lượng data khách hàng tiềm năng khổng lồ của Tập Đồn
Bảo Việt.
Quy trình tín dụng tập trung với Bộ phận Tái thẩm định, Bộ phận Tác nghiệp
tín dụng độc lập với Chi nhánh cũng đã phát huy tác dụng tích cực chấn chỉnh phần
nào chất lượng cho vay. Tuy vậy, tình trạng nhân sự nghỉ việc nhiều tại các Bộ phận
Tái thẩm định, Tác nghiệp tín dụng và Bộ phận Kinh doanh dẫn đến nhân sự mới
chưa thể đáp ứng ngay được trình độ chuyên môn, chưa áp ứng kịp theo sự phát
triển cho vay.
Xếp hạng tín dụng nội bộ được các đơn vị thực hiện vẫn mang tính hình thức

chưa chính xác, chưa phản ánh đúng thực tế khách hàng, chưa lượng hóa được mức
độ nguy cơ tiềm ẩn và vì vậy chưa có tác dụng cảnh báo cao.
Các chuyên viên kinh doanh dưới áp lực chỉ tiêu cao đã có biểu hiện lách
quy định để đạt được chỉ tiêu kinh doanh với các khách hàng chưa thật sự tốt, thậm
chí có những trường hợp vì tư lợi đã thơng đồng cùng khách hàng thực hiện những
khoản cho vay dưới chuẩn vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
6.3 Xác định vấn đề:
Rủi ro cho vay có xu hướng tăng cao, những bất cập này có nguyên nhân lớn từ


7

vấn đề thẩm định cho vay tại Ngân hàng, vì vậy địi hỏi BaoViet Bank Hồ Chí Minh
cần phải tăng cường cải thiện công tác thẩm định cho vay. Về lâu dài thì việc thực
hiện triển khai Basel II sẽ giúp BaoViet Bank quản trị rủi ro tốt hơn, giúp ngân hàng
tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân
bổ nguồn vốn phù hợp vào các nhóm khách hàng và sản phẩm, thiết lập được danh
mục tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn thì việc rà sốt lại việc thực thi các quy trình tín dụng
nghiêm túc; ban hành chính sách phù hợp đối với CBNV; tiến hành việc đào tạo, tái
đào tạo cho CBNV thực hiện công việc thẩm định cho vay; chấn chỉnh đạo đức
nghề nghiệp và đầu tư công nghệ thông tin hiện đại… là những cơng việc phải thực
hiện ngay để có thể cải thiện chất lượng khoản vay và phòng ngừa phát sinh nợ quá
hạn mới tại Chi nhánh.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
7.1 Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định cho vay, rủi ro cho vay của Ngân hàng
thương mại. Lược khảo các đề tài nghiên cứu từ đó hệ thống được phương pháp
thẩm định cho vay và đo lường rủi ro cho vay của Ngân hàng thương mại.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng rủi ro cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh.
Phân tích cụ thể các nội dung thẩm định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí
Minh.
Đánh giá hiệu quả thẩm định cho vay thơng qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.
Đưa ra các giải pháp có tính ứng dụng thực tế nhằm cải thiện cơng tác thẩm
định cho vay tại BaoViet Bank Hồ Chí Minh.


8

8 Cấu trúc của đề tài:
Ngoài những phần như Mở đầu, Kết luận, Danh mục các tài liệu tham khảo, đề
tài bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thẩm định cho vay Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Bảo
Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp cải thiện công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng
TMCP Bảo Việt – Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh.


9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
THẨM ĐỊNH CHO VAY NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại:
1.1.1 Khái niệm:
Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước do nhà nước cấp, tín dụng

thương mại do doanh nghiệp cấp, tín dụng ngân hàng do ngân hàng cấp… theo
Nguyễn Văn Tiến (2015). Toàn tập Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Lao Động, Hà Nội, 282 đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng
một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Tồn tập
Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 283 - 285.
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin. Ngân hàng chỉ cấp tín
dụng khi có lịng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả
và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; cịn người đi vay thì tin tưởng
vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đây là đặc
điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo. Do đó, trong các quyết
định cho vay, ngân hàng sắp xếp thứ tự ưu tiên của các tiêu chí như sau:
-

Tín nhiệm (uy tín, thiện chí) của người vay.

-

Tính khả thi của dự án (phương án kinh doanh).

-

Bảo đảm tiền vay.
Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính


10


hồn trả. Ngân hàng là trung gian tài chính “đi vay để cho vay”, nên mọi khoản tín
dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, bảo đảm cho ngân hàng hoàn trả vốn lưu
động. Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời
hạn nguồn vốn của mình và q trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Nếu ngân
hàng có nguồn vốn dài hạn ổn định, thì có thể cấp được nhiều tín dụng dài hạn;
ngược lại nếu nguồn vốn không ổn định và kỳ hạn ngắn, mà cấp nhiều tín dụng dài
hạn thì sẽ gặp rủi ro thanh khoản.
Mặt khác, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối
tượng vay thì người vay mới có điều kiện trả nợ đúng hạn. Nếu ngân hàng xác định
thời hạn vay ngắn hơn chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, thì khách hàng
khơng có đủ nguồn để trả nợ khi đến hạn, gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại
nếu thời hạn cho vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách
hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiềm ẩn rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Việc hoàn trả nợ vay thể hiện giai đoạn kết thúc một vịng tuần hồn của tín dụng.
Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất kinh doanh, trở về hình
thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay.
Thứ ba, tín dụng phải trên ngun tắc khơng chỉ hồn trả gốc mà phải cả lãi.
Nếu khơng có sự hồn trả thì khơng được coi là tín dụng. Giá trị hoàn trả phải lớn
hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách
hàng còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi, đây chính là giá của quyền sử dụng
vốn vay. Khoản lãi phải bù đắp được chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản
ánh bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng. Việc đánh
giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó. Vì ln tồn tại thơng tin bất cân xứng
dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Ngồi ra việc thu hồi tín dụng phụ
thuộc khơng những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào mơi trường
hoạt động, ngồi tầm kiểm sốt của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất,
tỷ giá, lạm phát, thiên tai… Khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh



11

doanh thay đồi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng
gặp rủi ro tín dụng.
Thứ năm, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hồn trả vơ điều kiện. Q
trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sơ những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: Hợp
đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh… trong đó
bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hồn trả vơ điều kiện khoản vay
cho ngân hàng khi đến hạn.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải đảm bảo được hai
nguyên tắc cơ bản sau:
-

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

-

Vốn vay phải được hồn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp
đồng.

1.2 Công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng thương mại: Trầm Thị
Xuân Hương và cộng sự (2013). Giáo trình Thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản
Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 16 – 21.
1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng:
“Thẩm định tín dụng là q trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông
qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ,
thống nhất và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp
tín dụng”.
Có thể nói thẩm định tín dụng là yêu cầu khách quan trong nghiệp vụ cấp tín
dụng của NHTM. Thẩm định tín dụng thực hiện tồn bộ các cơng việc đánh giá

một cách tồn diện và khách quan về khách hàng qua các mặt như: Năng lực pháp
lý, khả năng trả nợ, tính khả thi và hiệu quả của phương án hoặc dự án cho vay,
mục đích vay, tài sản bảo đảm… trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.


12

1.2.2 Mục đích, yêu cầu và cơ sở của thẩm định tín dụng:
 Mục đích thẩm định:
-

Nhằm đánh giá trung thực, khách quan mọi hoạt động của khách hàng.
Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực trả nợ, tình hình tài sản bảo đảm,
mục đích cấp tín dụng… làm cở sở lựa chọn khách hàng cấp tín dụng
cũng như đưa ra quyết định chọn sản phẩm tín dụng phù hợp với khách
hàng, với chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đảm bảo quyền lợi
của đội bên.

-

Xác định rõ số tiền, thời hạn cấp tín dụng và các điều kiện cụ thể cho
từng loại sản phẩm vay một cách hợp lý, cũng như việc định kỳ hạn
nhằm đảm bảo phù hợp với thời điểm khách hàng có đủ khả năng trả nợ.

-

Đánh giá chính xác nguồn trả nợ, đồng thời phải phù hợp với khả năng
tài chính của khách hàng.

-


Là cơ cở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng, tạo tiền đề để khách
hàng đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn; hạn chế,
phòng ngừa rủi ro tín dụng.

-

Là cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ
giải ngân, mức thu nợ hợp lý, , các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho
khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân
hàng.

-

Dự trù những khả năng có thể dẫn đến rủi ro khách hàng không đủ khả
năng trả nợ, để từ đó gân hàng chủ động kiểm tra giám sát tình hình sử
dụng vốn tín dụng của khách hàng: xây dựng phương án quản lý nợ và
xử lý nợ hiệu quả phù hợp với từng khoản tín dụng đã cấp cho khách
hàng.

 Yêu cầu thẩm định:
-

Để đảm bảo chất lượng, công tác thẩm định phải được tiến hành một


13

cách trung thực và khách quan trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp
luật.

-

Ngân hàng phải xây dựng quy trình thẩm định một cách khoa học hợp
lý, phù hợp đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng, cơ cấu tổ chức
hoạt động của ngân hàng và phân quyền cấp tín dụng của các cấp lãnh
đạosở gaio dịch, chi nhánh, phịng giao dịch.

-

Phân cơng trách nhiệm cơng việc thẩm định cần phải tuân thủ quy trình
thẩm định phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của nhân viên, đồng thời
thiết lập hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm tránh tình trạng nhân
viên thẩm định thơng đồng với khách hàng, bóp mép thơng tin, lập hồ sơ
giả… để vay vốn ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng.

-

Tư vấn cho khách hàng những vấn đề liên quan đến việc thực hiện
phương án/dự án hoặc thông tin một cách chính xác và trung thực khi
khách hàng có u cầu.

-

Để đánh giá chính xác khách hàng, ngân hàng ứng dụng hệ thống xếp
hạng nội bộ trong công tác thẩm định. Trên cơ sơ tổng hợp điểm tính
cho các tiêu chí tài chính và phi tài chính của khách hàng, ngân hàng xếp
hạng tín dụng gồm 10 loại như sau: AAA, AA. A; BBB, BB, B; CCC,
CC, C; D, Dựa vào kết quả xếp hạng, ngân hàng xây dụng chính sách tín
dụng hợp lý cho các nhóm khách hàng cụ thể: hạn mức tín dụng. lãi
suất, mức ký quỹ L/C, tài sản bảo đảm… Đây là cơ sở quan trọng để

ngân hàng đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp cho từng khách hàng.

 Cơ sở thẩm định tín dụng:
Để tiến hành thẩm định tín dụng, cán bộ tín dụng thu thập và phân tích
thơng tin từ các nguồn sau:
-

Thơng tin từ hồ sơ khách hàng cung cấp.

-

Thông tin thẩm định trực tiếp tại địa chỉ khách hàng (trụ sở chính, địa


14

điểm sản xuất kinh doanh, địa điểm làm việc…).
-

Thông tin từ cuộc phỏng vấn khách hàng.

-

Thơng tin từ bên ngồi (các phương tiện thông tin đại chúng, đối tác/đối
thủ của khách hàng, thông tin CIC, cơ quan thuế, hải quan, các tổ chức
tín dụng…).

1.2.3 Quy trình thẩm định tín dụng:
-


Tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng: nhân viên tín dụng hướng dẫn khách
hàng các hồ sơ thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ của khách hàng theo
đúng quy định của ngân hàng.

-

Kiểm tra hồ sơ tín dụng và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau: Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và
yêu cầu khách hàng bổ sung hồn chỉnh (nếu có); kiểm tra và xác minh
thơng tin về khách hàng từ các nguồn khác nhau.

-

Thẩm định tín dụng: Ngân hàng tiến hành thẩm định xem xét khách
hàng có thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng dựa trên các quy định cụ
thể của ngân hàng và các quy định pháp luật. Cụ thể là thẩm định tư
cách pháp lý, mục đích xin cấp tín dụng phải phù hợp với chức năng,
năng lực kinh doanh của doanh nghiệp hoặc phải phù hợp với nhu cầu
của cá nhân, năng lực tài chính của khách hàng đủ đảm bảo khả năng trả
nợ, tình hình tài sản đảm bảo, đi đến quyết định cấp tín dụng.

-

Lập tờ trình thẩm định: Dựa vào kết quả thẩm định, ngân hàng tiến
hành lập tờ trình thẩm định trong đó đề xuất ý kiến đồng ý hay khơng
đồng ý cấp tín dụng. Có thể nói tờ trình thẩm định là văn bản tổng hợp
đúc kết toàn bộ các nội dung chủ yếu đã thẩm định, đồng thời kết hợp
phân tích, đánh giá một cách khoa học nhằm tạo tính thuyết phục khi
xem xét cấp tín dụng.


-

Xét duyệt cấp tín dụng: Trên cơ sở phân quyền mức phán quyết tín


15

dụng được giao cho từng cấp lãnh đạo Sở giao dịch, Chi nhánh, Phịng
giao dịch. Trường hợp có khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền, hồ sơ sẽ
chuyển cho cấp xét duyệt cao hơn hoặc phải thông qua Hội Đồng Tín
Dụng xét duyệt cấp tín dụng. Tùy theo quy định của từng ngân hàng có
thể các khoản tín dụng cần phải được tái thẩm định hoặc tái thẩm định
được phát sinh khi khoản tín dụng vượt mức thẩm quyền phán quyết của
cấp phê duyệt hoặc các hồ sơ tín dụng có quy mơ q lớn và phức tạp.
1.2.4 Nội dung thẩm định tín dụng: Nguyễn Văn Tiến (2015). Tồn tập Quản
trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 389 – 430.
Nội dung thẩm định tín dụng là phân tích tồn diện mọi mặt đối với khách
hàng vì vậy về nguyên tắc cho dù tiếp cận theo cách nào thì những nội dung cơng
việc phải thực hiện trong giai đoạn này về cơ bản là giống nhau tuy nhiên tùy
thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng, đặc điểm khách hàng, diễn biến
thị trường, môi trường pháp lý… mà có thể một số nội dung phân tích được nhân
mạnh hơn, thời gian thẩm định kéo dài hơn. Hơn nữa, do nội dung thẩm định tín
dụng là rât rộng lớn nên các nội dung phân tích thường được tập hơp thành từng
nhóm, cách thức phân nhóm giữa các ngân hàng có thể là khác nhau. Sau đây là
một số cách thức tiếp cận thẩm định tín dụng phổ biến thường gặp.
1.2.4.1 Phân tích định tính:
1.2.4.1.1 Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính:
Phân tích định tính các chỉ tiêu “phi tài chính” gồm:
-


Năng lực pháp lý: Xem xét khách hàng có đầy đủ tư cách pháp nhân,
năng lực hàng vi dân sự và các hồ sơ liên quan tuân thủ theo đúng quy
định của ngân hàng và pháp luật.

-

Uy tín, tính cách khách hàng: Xem xét mục đích vay vốn rõ ràng và
phù hợp, đánh giá tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và thiện chí trả
nợ của khách hàng.


16

-

Năng lực kinh doanh: Phân tích thơng tin khách khách; nguồn lực về
con người, cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính; tình hình hoạt động
kinh doanh; năng lực quản trị điều hành của Ban lãnh đạo; Thị trường và
sản phẩm…

-

Mơi trường kinh doanh: Phân tích mơi trường vĩ mô; môi trường vi
mô.

-

Phương án SXKD/dự án: Thẩm định doanh thu, chi phí, hiệu quả kinh
doanh.


-

Dịng tiền: Phân tích dịng tiền, các nguồn thu của khách hàng để đảm
bảo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng.

-

Bảo đảm tính dụng: Đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng về tính
pháp lý, tính thanh khoản, giá trị và khả năng quản lý tài sản bảo đảm
của ngân hàng để đảm bảo là nguồn thu thứ hai vững chắc cho ngân
hàng thu hồi được nợ vay khi phát sinh rủi ro thanh khoản của khách
hàng.

1.2.4.1.2 Mơ hình phân tích 6C:
Mơ hình phân tích 6C là q trình đánh giá khách hàng về tư cách, năng
lực , các điều kiện vay vốn và hồn trả nợ vay trên cơ sở đó ra quyết định cho vay
và giám sát các khoản vay của ngân hàng. Mục đích của phân tích 6C nhằm:
-

Hạn chế thông tin bất cân xứng.

-

Đánh giá đúng thực trạng rủi ro của khách hàng.

-

Xác định đúng nhu cầu vay của khách hàng.

-


Đưa ra quyết định chính xác về việc cho vay hay khơng.

Mơ hình phân tích 6C thể hiện thơng qua việc thể hiện 6 tiêu chí người vay
gồm: Tư cách (Character), Năng lực (Capacity), Thu nhập (Cash), Bảo đảm
(Collateral), Điều kiện (Conditions) và Kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này
phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.


×