Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.34 KB, 4 trang )

CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
A.KHÁI NIỆM CHUNG:
1.Công Ty Cổ Phần Là gì ?
2.Những Ưu Thế và Thuận Lợi Của Công Ty Cổ Phần :
Thuận lợi đầu tiên mà DNNN sau khi tiến hành cổ phần hoá là giải quyết được vấn đề vốn
và đổi mới công nghệ.Một doanh nghiệp muốn phát triển được tốt thì vấn đề đầu tiên được đặt ra
chính là vốn,hơn nữa đối với một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu lại bị ảnh hưởng bởi
chiến tranh tàn phá như Việt Nam thì tình trạng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn.Một thực trạng
chung đối với hầu hết các doanh nghiệp là hoạt động dựa trên cơ sở vốn vay, chỉ một phần rất nhỏ
tồn tại bằng vốn chủ sở hữu nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.Doanh nghiệp luôn
phải tìm mọi cách để thu hút vốn.Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu sử dụng hình thức thu hút
vốn gián tiếp, có nghĩa là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hay
các tổ chức tín dụng khác thuộc nhà nước(ngoài số vốn được nhà nước trợ cấp từ ngân sách nhà
nước).Nhưng các tổ chức tín dụng này đều có nguồn thu hút vốn từ nhân dân và các tổ chức kinh tế
khác, như vậy việc thu hút vốn của các DNNN qua một khâu trung gian phần nào làm giảm tốc độ
chu chuyển của đồng tiền, chịu thêm một mức lãi suất và một số rủi ro khác.
Hơn nữa, tâm lý chung của dân Việt Nam là nếu có tiền tiết kiệm dư thừa,thay vì đem vào
gửi ngân hàng tiết kiệm thì họ lại để ở nhà cất giữ vì họ cho rằng như thế là an toàn hơn.Vì vậy
lượng vốn trong các tổ chức tín dụng thuộc nhà nước nhìn chung cũng không đủ lớn để cung cấp
cho tất cả các doanh nghiệp quốc doanh.Trong khi đó các công ty cổ phần do đặc điểm có hình
thức sở hữu đa dạng,cổ phần được bán rộng raĩ cho các thành phần kinh tế,tạo ra khả năng huy
động vốn trong toàn xã hội bao gồm cá nhân,các tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội trong và ngoài
nước,làm phong phú thêm nguồn vốn.Thêm vào đó,nguồn vốn của các công ty này lại phần lớn là
vốn tự có do các cổ đông đóng góp nên khả năng tài chính tương đối lớn,phần nào tạo được lòng
tin cho các đối tác. Có được nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng sản xuất
kinh doanh tăng khả năng phát triển của công ty đồng thời làm tăng uy tín của công ty đối với
người lao động,tạo lợi thế cho việc tiêu thụ những đợt cổ phiếu bán ra để thu hút vốn của doanh
nghiệp.Cứ như vậy,quy mô sản xuất được mở rộng hơn, người lao động có thu nhập lớn hơn do
ngoài tiền lương tiền cổ tức họ còn được hưởng một khoảng thu “ngầm” do cổ phiếu của công ty
làm ăn có hiệu quả tạo ra.


Hơn nữa có nguồn vốn phong phú, doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mới công nghệ nhằm
nâng cao sức cạnh tranh cho các hàng hoá do chúng ta sản xuất ra và tạo được uy tín cho hàng Việt
Nam.Trước đây, các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất trong điều kiện máy móc thiết bị từ thời
Pháp thuộc để lại,phần lớn máy móc trước đó đã qua sử dụng và nhìn chung là lạc hậu so với các
nước phát triển đến 70-80 năm vì vậy năng suất không cao,chất lượng sản phẩm lại thấp.Trong
những năm qua với nguồn vốn ít ỏi một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhập khẩu một số máy
móc nhưng đến 70% là đã qua sử dụng,và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
chính là thiếu vốn.Chính vì vậy có thể nói với nguồn vốn phong phú các công ty cổ phần có lợi thế
trong việc bắt kịp với công nghệ tiên tiến hiện đại,nhằm nâng cao chất lượng hàng Việt Nam ngang
với mặt bằng chung của toàn thế giới.
Một thuận lợi nữa mà cổ phần hoá các DNNN đem lại đó chính là việc tạo điều kiện cho
người lao động được làm chủ thực sự, thay đổi phương pháp quản lý,tạo động lực thúc đẩy doanh
nghiệp làm ăn có hiệu quả,nâng cao thu nhập của người lao động.Việc người lao động được làm
chủ thực sự sẽ có tác động khuyến khích họ làm việc tích cực hơn,nâng cao tinh thần tiết kiệm và
trách nhiệm của mình trong công việc,tránh được tình trạng “sở hữu chung”, “cha chung không ai
khóc” như thời kỳ trước.Hơn nữa, các công ty cổ phần thực hiện cơ chế quản lý phân quyền thay
cho cơ chế quản lý theo kiểu tập trung như trong các DNNN ở giai n dân ta đang hướng tới.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN HIỆN NAY
A.THỰC TRẠNG DNNN VÀ YÊU CẦU CỔ PHẦN HÓA:
1. thực trạng dnnn và yêu cầu cổ phần hóa:
1.1 thực trạng dnnn trước cổ phần hóa
Tuy vậy ,tiến trình cổ phần hoá dnnn đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập về cơ chế ,chính
sách , đặc biệt là đối với người lao động . Việc thực hiện các chính sách ưu đãi cho các dnnn
chuyển đổi cũng là vấn đề nổi cộm , do cách hiểu và vận dụng không thống nhất giữa các bộ , các
địa phương trong việc thực hiện về quyền ưu đãi và miễn giảm thuế .có nơi thì cho rằng doanh
nghiệp sau chuyển đổi phải có phương án đầu tư thì mới được miễn giảm , nơi khác thì cho rằng cứ
doanh nghiệp chuyển đổi là được hưởng ưu đãi như quy định tại luật khuyến khích đầu tư trong
nước như doanh nghiệp mới thành lập (coi phương án CPH là phương án đầu tư thành lập doanh
nghiệp mới ). Các chính sách ưu đãi về tín dụng , quyền thuê đất , hoạt động xuất nhập khẩu cũng

không nhất quán : cơ chế của chính phủ thì cho phép , nhưng các ban , ngành thì hạn chế hoặc phân
biệt đối xử Trong khi chính phủ thì cho phép các doanh nghiệp tiếp tục vay vốn của các NHTM ,
các tổ chức tín dụng của nhà nước ,nhưng phía ngân hàng lại quy định chỉ có những DN mà nhà
nước nắm giữ cổ phần chi phối thì mới được áp dụng , còn những DN mà nhà nước không nắm
giữ cổ phần chi phối thì chỉ được áp dụng trong 2 năm đầu sau khi chuyển đổi
Đối với các khoản nợ và tài sản tồn đọng đã được loại trừ khi xác định giá trị DN , theo cơ
chế hiện hành thì DNNN thực hiện chuyển đổi được quỳên loại trừ một số khoản nợ và tài sản tồn
đọng ra khỏi giá trị DN để CPH ,giao, bán ,khoán ... nhưng trên thực tế ,số lượng nợ và tài sản tồn
đọng được phép loại trừ khi xác định giá trị DN đén thời điểm chuyển đổi vẫn chưa xử lý xong
cũng không ít ( theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì hiện có khoảng 292 tỷ đồng nợ và tài sản tồn
đọng vẫn còn đang nằm tại các DN sau chuyển đổi ). Mặc dù một số bộ ,địa phương đã có cơ chế
uỷ quyền để bù đắp chi phí ,nhưng thực tế ,việc xử lý số nợ và tài sản này cũng không có dấu hiệu
tiến triển ...
Nguyên nhân do nhà nước khôn giải quyết triệt để ssố lao động dôi dư trước khi tiến hành
CPH và không cho phép công ty cổ phần đổi mới cơ cấu lao động trong vòng 12 tháng sau khi cổ
phần hóa , hoặc không cho phép đổi mới cơ cấu lao động trong vòng 3năm giao DN ,nên đã làm
giảm tính hấp dẫn của CPH vì cơ cấu lao động cũ là yếu tố cản trở lớn đến khả năng làm ăn có
hiệu quả của DN trong tương lai
Chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người lao động trong các DNNN CPH và tạo điều kiện
cho họ mua cổ phiếu tại DN là một chính sách đúng đắn nhưng chưa tính đến tình trạng cụ thể của
từng loại hình DNNN, đặc biệt là các DN làm ăn thua lỗ vì vậy chính sách này chưa hấp dẫn người
lao động .Người lao động đặc biệt là đối tượng nghèo , do chưa dự đoán được tương lai của DN .
chưa quen bỏ vốn đầu tư , chưa quen mạo hiểm nên chưa sẵn sàng mua cổ phiếu
Bộ LD-TBXH cho biết , quy định về mua cổ phần giá ưu đãi hiện cũng là nỗi bức xúc của
người lao động . Trong khi người lao động trong DN CPH được nhà nước bán với giá ưu đãi 10 cổ
phiếu/năm công tác thì nhứng người lãnh đạo , quản lý DN và bố , mẹ ,vợ , chồng , con của họ
cũng làm việc tại DN đó lại bị khống chế mức mua cổ phần .Trên thực tế , có DN đủ ( thậm chí
thừa ) 10 cổ phần/năm công tác ,có DN chỉ giữ ở mức 5 hoặc 6 (có khi ít hơn ) cổ phần cho một
năm công tác .
Trước đây khi thực hiện thí điểm CPH theo quyết định 202/TTg , người lao động mua một

cổ phần bằng tiền của mình thì được thêm một cổ phần , hưởng thụ tỷ lệ 50/50 , nhưng hiện nay ,
thực hiện nghị định 44/1998/CP thì tỷ lệ này là 30/70 nên đã có trường hợp người lao động bán
ngay cổ phần được ưu đãi để được quyền ưu đãi và chênh lệch , gây khó khăn cho DN.

×