Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SKKN CHI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.01 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD-ĐT PHONG ĐIỀN</b>
<b>TRƯỜNG TH PHONG CHƯƠNG I</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHU NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Phong Chương, ngày 16 tháng 03 năm 2012</i>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>


<b>Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” năm học 2011-2012</b>
<b>Tên đề tài: “PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3”</b>
<b>I. Sơ lược lý lịch:</b>


- Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Chi Nữ
- Sinh ngày 30 tháng 04 năm 1977


- Quê quán: Điền Hòa – Phong Điền – TTHuế
- Nơi thường trú: Điền Lộc – Phong Điền – TTHuế
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phong Chương I
- Chức vụ: Giáo viên


- Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm Tiểu học
- Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ:


+ Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ban giám hiệu, tổ chun
mơn nhà trường. Bản thân ln được sự tín nhiệm, giúp đỡ của đồng nghiệp, của phụ huynh
và học sinh.


+ Khó khăn: Cơng tác ở trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên gặp nhiều khó khăn
trong cơng tác và trong đời sống sinh hoạt. Học sinh đa số là con em của các gia đình nghèo
nên việc quan tâm đến học hành của con em có phần hạn chế.



<b>II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:</b>


- Trường TH Phong Chương I thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ giáo viên nên đã
vượt qua mọi khó khăn và đã được cơng nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.
- Học sinh đại đa số là con em nông dân nghèo nên ít được quan tâm về điều kiện học tập


dẫn đến hạn chế về phát triển năng lực, kiến thức.
<b>III. Mục đích yêu cầu của SKKN:</b>


*Môn Tiếng việt đọc rất quan trọng đối với học sinh bậc tiểu học nói chung, ở lớp tơi nói
riêng.Nếu học tốt bộ mơn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ mơn
Tiếng Việt . Nó sẽ giúp thêm cho mơn Tập làm văn, vế câu sẽ chau chuốt hơn, diễn đạt bằng
ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài.Nó cịn giúp cho
bộ mơn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn.Trong bộ môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể
hay, hấp dẫn người nghe hơn...


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>IV. Những giải pháp chính:</b>


Để thấy được tầm quan trọng trong bộ mơn này.Ngay từ đầu năm học, sau khi đã nắm bắt
được tình hình sức học của các em, tơi cho các em hiểu được tầm quan trọng của bộ môn
Tiếng việt.Trong đó, Tập đọc là một phân mơn “then chốt” như thế nào? Yêu cầu, đặc trưng
của môn này đối với các em là: đọc to tát, rõ ràng, mạch lạc, đọc diễn cảm.Vậy mà trên thực
tế của lớp: các em đọc còn rất chậm, rất yếu, còn hơn 60% đọc nhỏ, sai “thêm, bớt”, đọc còn
ê a, còn đọc “nhát gừng”.Số học sinh đọc tốt trong cả lớp chỉ có khoảng 2,3 học sinh.Chính
vì lẽ đó dấn đến kết quả : chữ viết sai lỗi nhiều, xấu; văn thì diễn đạtcòn lủng củng, đặt câu
thiếu bộ phận câu; trong giờ Tập làm văn miệng thì khơng biết xây dựng bài...Với một số
kinh nghiệm của tôi trong những năm dạy học, tơi đã ngày đêm tìm ra những phương pháp
tối ưu nhất để áp dụng vào lớp dạy này.



Bước đầu tôi phân các em ra làm ba loại: Bằng cách gọi từng em lên đọc trong những
ngày ôn tập đầu hè, nắm bắt được điểm tốt, xấu, có khuyết nhược trong bộ môn này, ghi rõ
từng phần vào sổ theo dõi của từng em một vào một quyển vở riêng; mỗi em một trang, tôi
kẻ đôi trang giấy để một bên Toán, một bên Tiếng việt; Ghi ba phần: đầu năm, cuối kỳ một,
cuối kỳ hai.


- Loại 1: Đọc to tát rõ ràng 3 học sinh / 31 học sinh


- Loại 2: Đọc to tát, còn đọc “nhát gừng”, chưa đúng 13/ 31 học sinh
- Loại 3: Đọc nhỏ, ê a, ngọng, đọc còn thêm bớt 15/31 học sinh


Sau khi phân xong, tôi hướng dẫn các em cách đọc: Trước hết muốn các em đọc được
tốt, người giáo viên phải là người đọc chuẩn mực, đọc hay để có sức cuốn hút các em.Vì vậy
bất kỳ bài nào tơi cũng phải đọc từ 3 đến 5 lần.Cũng từ cách đọc mẫu nhiều lần, nó giúp tơi
càng hiểu kỹ nội dung bài hơn, giảng cho các em càng hay hơn.Cũng từ kinh nghiệm đó tơi
u cầu thứ nhất: “về nhà đọc từ 5 đến 10 lần”.Ngắt câu dài, nghỉ đúng chỗ.


Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tơi đã đưa ra tình hình trên.Thấy lớp có nhiều
học sinh chưa đạt u cầu.Các em đọc còn rất chậm, đọc còn ê a, đọc sai, chính vì lẽ đó đã
hạn chế học tốt ở các môn khác rất nhiều.Tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh dạy các con cách
đọc, cách kiểm tra đọc vì đây cũng là một phần giúp tôi trong việc rèn đọc.


* Được nghe cô đọc hay, đó là phần quan trọng thu hút sự chú ý của học sinh.Tôi đã gọi
các em đọc tốt, đọc lại sau khi cô đọc mẫu.Từ chỗ 2, 3 em tơi nhân điển hình cho cả
lớp.Trước khi gọi đọc cá nhân, tôi gọi 2, 3 em thay nhau đọc.Tôi hỏi cả lớp: Các em nhận xét
các bạn đọc đã đúng chưa?


Giờ sau tôi hỏi các bạn đọc đã hay chưa? hay như thế nào? Để cho các em tự nhận
xét, tự đánh giá về nhau.Tôi gọi tiếp một em ở loại 2 lên đọc.Sau đó tơi cho cả lớp nhận


xét.Sau khi giáo viên nhận xét: “Bạn đọc như vậy đã tốt hơn nhưng còn thiếu mặt nào các
em?” (Đối với các em, muốn giúp các em tiến bộ tuyệt đối người giáo viên không được chê
hoặc moi những khuyết điểm của các em trước tập thể lớp mà người giáo viên phải khéo léo
dùng lời nói của mình vừa động viên, vừa khích lệ các em thì các em mới chuyển biến
nhanh).Các bạn nhận xét xong,Tôi bắt đầu nhận xét: “Em đọc đã tiến bộ nhiều, còn mặt này
em phải cố gắng hơn, nếu đọc diễn cảm để diễn đạt được cơng việc làm của tác giả thì bài
đọc rất hay đấy


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Cô giáo đọc mẫu cả bài.Cho các em giỏi : “Đọc tốt”.Nhận xét.Cho các em kém nhận
xét.Cơ đọc có hay khơng các em?.Các em trả lời có ạ.Tơi gọi một em kém trả lời.Cơ đọc hay
ở chỗ nào? Để tự các em nhận xét.Khi các em trả lời xong, tôi đã nắm được sự nhận thức của
từng em yếu rồi tôi bồi dưỡng, sửa cho các em bằng cách cho em đọc lại đoạn tôi đọc.Rèn kỹ
cách đọc nhiều lần, hướng dẫn cách ngắt hơi, nghỉ đúng chỗ.Cứ thế nhiều lần em sẽ tiến bộ
trông thấy.


Đối với những em đọc thiếu thừa tôi bắt đọc đi đọc lại 3 lần câu đó. Sau khi đọc xong
tơi phân tích bằng những câu: “ Em chuẩn bị làm nhà văn hay sao? mà lại dám sửa văn của
người khác? Cả lớp cười” Bằng cách sửa “ tên” đưa vào câu nói kích lệ sẽ giúp các em nhớ
lâu, “ khuyết” từ đó các em sửa sẽ nhanh hơn.


Việc rèn đọc địi hỏi người giáo viên khơng được nản, khơng được bng thả. Địi hỏi
chúng ta phải tỉ mỉ và cặn kẽ.. Tôi hướng dẫn từng các em nghe cô đọc này: khi đọc âm cuối
“t” ta phải ấn lưỡi và bật nhanh “t”. Khi đọc âm cuối “c” các em phải mở rộng mồm hơi
thoát ra mạnh ta sẽ phát âm đúng.... Cơ đọc gọi ngay trị đọc theo. Cứ thế dẫn dắt các em sẽ
tiến bộ rõ rệt.


Nếu em nào tiến bộ ta phải động viên kịp thời bằng nhiều hình thức khen các em.
“ Hôm nay các em đọc tốt lắm”. Kể ra đọc diễn cảm thì bài sẽ hay hơn. Bằng những lời
khen, khích động cũng một phần giúp các em đọc tốt.



Việc cho điểm cũng vậy: Các em đọc xong nhìn vào điểm lần trước nhắc lại. “Lần
trước em đọc được 7. Lần này theo em thì cơ cho mấy? Cơ sẽ cho em 8 điểm. Hơn hôm
trước 1 điểm rồi lần sau em cố gắng hơn này sẽ được điểm 9, 10 đấy em ạ!” Cách so sánh
điểm cũng giúp cho các em đọc tốt hơn lên.


Cũng như đã trao đổi với phụ huynh đầu năm. Việc hướng dẫn phụ huynh cách dạy và
kiểm tra em đọc cũng giúp một phần đáng kể đối với các em.


Tôi đã thông báo kịp thời qua phiếu liên lạc về sự tiến bộ của các em nên cũng giúp
cho các em học tập tốt hơn mơn đọc.


<b>V. Dự đốn, kết quả và ảnh hưởng:</b>


<i><b> 1.Dựa vào những cách rèn đọc trên mà lớp tơi có tiến bộ rõ rệt:</b></i>
Đọc tốt: 50%


Đọc khá: 35%
Đọc TB: 15%


- Cũng từ việc rèn đọc đó mà chữ của các em đã sạch đẹp hơn, ít sai lỗi hơn.Thi vở
sạch chữ đẹp cả lớp đã được giải nhất khối 3, 2 em đi thi huyện đã đạt được điểm khá
cao.


- Môn Tập làm văn, Tập đọc, Tập viết các em có nhiều tiến bộ, nhiều điểm 9,10.


- Riêng môn kể chuyện đã giúp các em biết cách kể chuyện rất hay.Nhiều em xung
phong kể khá đúng lời đối thoại của nhân vật.


<i><b>2.Rút ra kinh nghiệm:</b></i>



Muốn đạt được những kết quả này đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải cần làm được những
việc như sau:


- Giáo viên phải là người đọc chuẩn mực, hay, có sức thu hút học sinh.Rèn đọc kỹ từng
bước một.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Đọc sách báo thường xun để có thêm vốn ngơn ngữ trong cuộc sống, cả văn học cổ
lẫn văn học hiện đại để đưa vào giảng giải cho bài dạy để học sinh dễ hiểu bài.


- Hướng dẫn cách đọc kỹ.


- Phải biết kết hợp với phụ huynh kịp thời.
- Tận tình uốn nắn các em thường xuyên.
- Động viên các em bằng lời khen, điểm.
<b>VI. Kết luận:</b>


*Trên đây là một vài suy nghĩ, việc làm của tôi trong việc dạy môn Tập đọc.Tôi đã
làm và thu được kết quả đáng kể.Rất mong nhận được sự đóng góp của Ban giám hiệu
cũng như các bạn đồng nghiệp sẽ cho tôi thêm kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn
Tập đọc để trong các tiết dạy ngày càng tốt hơn.


XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TỔ


Xếp loại:……… NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Bích Chi


XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
Xếp loại……….


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×