Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.04 KB, 113 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sí số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sí số..............Vắng:....... CHƯƠNG III. QUANG HỌC. Tiết 44 – Bài 40. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I - MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí vào nước và ngược lại.Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. 2. Kĩ năng: - Biết nghiên cứu một hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm. - Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng. 3. Thái độ: - Có tác phong nghiên cứu hiện tượng để thu nhập thông tin. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - 1 bình thuỷ tinh hình hộp chữ nhật chứa nước trong,1 miếng cao su hoặc xốp phẳng, mềm,1 đèn lade hoặc đèn có khe hẹp. 2. Chuẩn bị của Học Sinh -1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong,1 bình chứa nước sạch,1 ca múc nước. - 1 miếng gỗ hoặc miếng xốp phẳng,3 chiếc đinh ghim. III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - H? Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? - H? Có thể nhận biết được đường truyền của ánh sáng bằng những cách nào? 2. Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của GiáoViên. Hoạt động của Học Sinh. Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học - GV nêu nội dung cần. - 1 HS đọc phần mở bài.. Nôi dung ghi bảng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> nghiên cứu và Yêu cầu HS đọc phần mở bài. - GV: Để giải thích hiện tượng đó chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.. - HS quan sát Hình 40.1. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng tư không khí sang nước. 1. Hiện tượng khúc xạ - Yêu cầu HS thực hiện - Từng HS quan sát H40.2 ánh sáng mục 1 phần I SGK. để rút ra nhận xét. 1. Quan sát * Nhận xét Gọi 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời: - Ánh sáng đi từ S đến I: truyền thẳng. - Ánh sáng đi từ I đến K: truyền thẳng. - Ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K - H? Tại sao trong môi - Trong môi trường trong bị gãy tại I trường nước, không khí, suốt, đồng tính, ánh sáng ánh sáng truyền theo đường truyền theo đường thẳng. S thẳng - H? Tại sao ánh sáng bị gãy tại mặt phân cách? - GV: Khi ánh sáng truyền - ánh sáng truyền từ môi I từ môi trường trong suốt trường trong suốt này sang này sang môi trường trong môi trường trong suốt suốt khác bị gãy khúc tại khác. K mặt phân các giữa 2 môi trường gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. 2. Kết luận Khi ánh sáng truyền từ - Gọi 1 HS đọc phần kết - 1 HS đọc kết luận. môi trong suốt này sang luận. môi trường trong suốt khác thì bị gẫy khúc tại mặt phân cách giữa hai hai môi trường gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng 3. Một vài khái niệm - Yêu cầu HS tự đọc mục 3 - HS tự đọc mục 3 phần I. phần I. S N.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - GV treo hình 40.2. - 1 HS nêu các khái niệm.. i P. Q I. - Yêu cầu HS chỉ trên hình vẽ nêu các khái niệm.. - GV tiến hành thí nghiệm như H40.2 SGK:. - HS khác nhận xét N. - Quan sát GV tiến hành thí nghiệm.. - Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm - H? Khi ánh sáng truyền từ - Thảo luận nhóm để trả không khí sang nước, tia lời câu C1. khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào? - So sánh góc tới và góc - 1 HS trả lời: khúc xạ?. - Yêu cầu HS trả lời câu C2.. r '. - Từng HS suy nghĩ trả lời câu C2.. K. - I: Điểm tới. - SI: Tia tới. - IK: Tia khúc xạ. - NN’: Pháp tuyến tại điểm tới vuông góc với mặt phân cách giữa 2 môi trường. Góc SIN: Góc tới ( i ). Góc KIN’Góc khúc xạ(r) - Mặt phẳng chứa SI và đường pháp tuyến NN’ là mặt phẳng tới.( PQ)và là mặt phân cách giữa hai môi trường. 4. Thí nghiệm C1 +Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. +Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C2 Phương án thí nghiệm: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gọi 1 HS trả lời. - GV tiến hành thí nghiệm thay đổi hướng của tia tới.. - 1 HS trả lời, các HS khác 5. Kết luận nhận xét, bổ sung. Khi tia sáng truyền từ - HS quan sát – nhận xét. không khí tới nước:. - Yêu cầu 1 HS nêu nhận xét về vị trí tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ.. - 1 HS nêu nhận xét.. - H? Qua các thí nghiệm trên em có thể rút ra kết luận gì về sự khúc xạ ánh sáng khi truyền từ không khí tới nước?. - 1 HS trả lời,. - GV chuẩn lại kiến thức. - Tiếp thu. -Yêu cầu HS làm câu C3.. - Từng HS làm câu C3.. + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khúc xạ tia sáng khi truyền từ nước sang không khí. - Yêu cầu HS trả lời câu - HS nêu dự đoán. C4. - GV ghi dự đoán lên bảng. - HS nêu phương án thí - Yêu cầu HS nêu phương nghiệm ( HS có thể đưa ra án thí nghiệm vài phương án ):. II. Sự khúc xạ tia sáng. khi truyền từ nước sang không khí. 1. Dự đoán. - GV nêu khó khăn của các + Để nguồn sáng trong phương án này và giới nước, chiếu ánh sáng từ thiệu phương án trong đáy bình lên. SGK. 2. Thí nghiệm Bước 1: Cắm 2 đinh ghim A, B. - Đặt miếng gỗ thẳng đứng trong bình. - Dùng ca múc nước từ từ đổ vào bình cho đến mặt phân cách. Bước 2: Tìm vị trí đặt mắt để nhìn thấy đinh ghim B. + Để nguồn sáng ở ngoài, chiếu ánh sáng qua đáy bình, qua mặt nước rồi ra không khí..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> che khuất đinh ghim A ở trong nước. Đưa đinh ghi C tới vị trí sao cho nó che khuất đồng thời cả A và B. Bước 3: Nhấc miếng gỗ ra khỏi nước, dùng bút chì kẻ đường nối vị trí 3 đinh ghim. -Yêu cầu HS làm thí - HS tiến hành thí nghiệm nghiệm. theo các bước GV hướng dẫn. - H ? Với cách làm như vậy thì đường truyền của tia - Trả lời. sáng như thế nào? - Yêu cầu HS chỉ ra điểm - Nhận biết các điểm và tia tới, tia tới, tia khúc xạ, góc sáng. tới, góc khúc xạ. -Yêu cầu HS trả lời câu C6. - 1 HS trả lời câu C6.. - H?Khi nghiên cứu sự - 1 HS trả lời. khúc xạ ánh sáng truyền từ nước ra không khí ta rút ra được kết luận gì? - GV chuẩn lại kiến thức, - HS ghi vào vở: - H? Ánh sáng đi từ không khí ra nước và ánh sáng đi từ nước ra không khí có điểm gì giống và khác nhau?. Hoạt động 3: Vận Dụng - GV đưa ra câu hỏi. C6 Đường truyền của tia sáng từ A đến B đến C rồi đến mắt.. 3. Kết luận Khi tia sáng truyền từ nước tới không khí thì: - 1 HS trả lời: + Tia khúc xạ nằm trong Giống nhau mặt phẳng tới. Tia khúc xạ nằm trong mặt + Góc khúc xạ lớn hơn phẳng tới. góc tới. Khác nhau - Ánh sáng đi từ không khí đến nước: r < i. - Ánh sáng đi từ nước đến không khí: r > i.. - Từng HS suy nghĩ trả lời III- Vận dụng các câu hỏi của GV. C7: Giống nhau - Hiện tượng khúc xạ ánh - 1 HS đứng lên trả lời Tia phản xạ và khúc xạ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> sáng là gì?. trước lớp.. - Nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng truyền từ - Nêu kết luận. không khí tới nước và ngược lại. - Từng HS suy nghĩ trả lời - Yêu cầu HS trả lời câu câu C7. C7. - 1 HS trả lời, các HS khác - Yêu cầu HS vẽ lại hiện bổ sung, GV hoàn chỉnh tượng phản xạ ánh sáng câu trả lời: sau đó so sánh điểm giống và khác nhau.. - Yêu cầu HS trả lời câu - Từng HS suy nghĩ trả lời C8. câu C8.. - Gọi HS trả lời và nhận - 1 HS trả lời, các HS khác xét. nhận xét, bổ sung:. đều nằm trong mặt phẳng tới. Khác nhau Hiện tượng phản xạ: tia phản xạ và tia tới cùng nằm trong 1 môi trường, i’ = i. Hiện tượng khúc xạ: tia khúc xạ và tia tới nằm trong 2 môi trường, r ≠ i. C8: - Khi chưa đổ nước vào báy ta không nhìn thấy đầu dưới của chiếc đũa vì trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng, những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đưòng truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt. Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa, đổ nước vào bát tới vị trí nào đó ta lại nhìn thấy đầu dưới của đũa vì tia sáng từ đầu dưới của đũa đến mặt nước bị khúc xạ đi tới được mắt nên ta nhìn thấy đầu dưới của đũa. 3. Củng Cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - GV khắc sâu 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - Học bài và làm bài tập 40.1, 40.2 SBT - Nghiên cứu trước bài 41, phân công lấy đồTN cho giờ sau Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sí số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sí số..............Vắng:...... h.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 45 - Bài 42. THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận dạng được thấu kính hội tụ. - Mô tả được sự khúc xạ của tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm ) qua thấu kính hội tụ. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích được 1 vài hiện tượng thường gặp trong thực tế. - Biết làm thí nghiệm dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ. 3.Thái độ: - Tác phong nhanh nhẹn, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - 1 giá quang học. - 1 màn hứng để quan sát đường truyền của ánh sáng. - 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song. 2. Chuẩn bị của Học Sinh: - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: - H? Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn lỏng khác thì góc khúc xạ và góc tới quan hệ với nhau như thế nào? 2. Nội dung bài mới: Hoạt động của GiáoViên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập - GV kể lại câu chuyện “ Cuộc du lịch của hoàng tử - HS theo dõi và đưa ra dự Hát tên ” đã dùng băng đoán ( nước đá ) để lấy lửa. Vậy tại sao cách làm của hoàng tử lại tạo ra lửa. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm truyền ánh sáng của thấu kính hội tụ. - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK.. - Từng HS nghiên cứu thí nghiệm SGK.. I - Đặc điểm của thấu kính hội tụ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - H? Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? -H? Bố trí thí nghiệm như thế nào? - H? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào? - GV tiến hành thí nghiệm. - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả, trả lời câu C1. - GV nhận xét và kết luận - Cho HS đọc thông tin trong SGK - Yêu cầu HS chỉ ra tia tới và tia ló trong TN. - Đèn chiếu, thấu kính, 1. Thí nghiệm màn chắn, giá, nguồn điện. - Chiếu chùm sáng tới song song theo phương vuông góc với mặt thấu kính, quan sát chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính. - HS quan sát giáo viên tiến hành thí nghiệm trả lời câu C1. - Đại diện các nhóm trả lời câu C1: Nhận xét Chùm tia khúc xạ qua thấu Chiếu chùm sáng tới song kính hội tụ tại 1 điểm. song theo phương vuông góc với mặt thấu kính,thì Chùm tia khúc xạ qua - Đọc thông tin. thấu kính hội tụ tại 1 điểm - Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới. Tia khúc xạ - HS trả lời câu C2. đi ra khỏi thấu kính gọi là tia ló. Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ. - GV phát thấu kính hội tụ - Các nhóm nhận dung cụ cho các nhóm và quan sát đặc điểm hình dạng của thấu kính hội tụ. - Yêu cầu HS quan sát thấu kính của nhóm và trong hình 42.3để nhận xét hình dạng - GV chỉ cho HS đâu là phần rìa, đâu là phần giữa. - HS nhận biết các bộ phận của thấu kính. - Yêu cầu HS trả lời câu - Từng HS trả lời câu C3: C3.. 2. Hình dạng của thấu kính hội tụ. - Yêu cầu HS đọc phần - Cá nhân đọc phần thông thông báo về thấu kính và báo về thấu kính và thấu thấu kính hội tụ. kính hội tụ.. - Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt.. - Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn hơn phần giữa.. - Quy ước vẽ và ký hiêu..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - H? Thấu kính thường -1HS trả lời làm bằng vật liệu gì? - GV chỉ ra đặc điểm của - HS ghi nhớ thấu kính hội tụ. - GV hướng dẫn cách biểu diễn thấu kính hội tụ. - HS quan sát và vẽ vào vở. Hoạt động 4: Tìm hiểu các khái niệm: trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ. - GV thực hiện lại thí nghiệm.. - HS quan sát. II - Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ. - Yêu cầu HS trả lời câu C4.. - 1 HS trả lời: Tia ở giữa đi qua thấu kính 1. Trục chính truyền thẳng không bị đổi hướng Tia sáng tới vuông góc - Hướng dẫn HS quan sát với mặt của thấu kính hội thí nghiệm đưa ra dự đoán. - Dùng thước thẳng kiểm tụ có 1 tia truyền thẳng - Gọi 1 HS nêu ra dự đoán tra. không đổi hướng trùng với và cách kiểm tra dự đoán. 1 đường thẳng gọi là trục chính của thấu kính. - Yêu cầu các nhóm kiểm - Các nhóm kiểm tra và tra và báo cáo kết quả. báo cáo kết quả - dự đoán đúng. - GV thông báo khái niệm trục chính. - Yêu cầu HS đọc phần thông báo về khái niệm quang tâm.. - HS ghi khái niệm trục chính.. - Từng HS đọc phần thông 2. Quang tâm. báo về khái niệm quang Trục chính cắt thấu kính tâm. hội tụ tại điểm O, điểm O là quang tâm. Mọi tia sáng - GV làm thí nghiệm chiếu - HS quan sát – nhận xét qua quang tâm đều truyền 1 chùm tia sáng bất kỳ qua hướng truyền của tia sáng thẳng không đổi hướng. quang tâm đó. - H? Quang tâm nằm ở 3.Tiêu điểm. đâu? F' O F - GV biểu diễn bằng hình - HS vẽ vào vở.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> vẽ. - Yêu cầu HS quan sát lại thí nghiệm, trả lời câu C5, C6. - GV vẽ H42.2 lên bảng. Yêu cầu HS vẽ ra giấy nháp. - Yêu cầu HS đọc phần thông báo SGK, trả lời câu hỏi: - H? Tiêu điểm của thấu kính là gì? - H? Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm. vị trí của chúng có đắc điểm gì - GV thông báo đặc điểm của tia ló đi qua tiêu điểm. - GV thông báo về khái niệm tiêu cự:. - Cá nhân HS nghiên cứu thí nghiệm, trả lời câu C5 C6.. - Từng HS đọc phần thông báo SGK. - 2HS trả lời HS khác nhận xét. - Chùm tia tới song song với trục chính cắt trục chính tại điểm F, F ' là tiêu điểm.Tia tới đi qua tiêu điểm F thì tia ló đi song song với trục chính của thấu kính - Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.. - HS lắng nghe và tiếp thu, ghi vở. 4.Tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách từ - Ghi vở tiêu điểm tới quang tâm. OF' = OF = f. Hoạt động 4: Vận Dụng - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: H ? Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ? H ? Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng qua thấu kính hội tụ? - Yêu cầu HS làm câu C7 ra vở ghi bằng bút chì.. - Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.. O. F. - Từng HS làm câu C7.. - Gọi 1 HS lên bảng làm - 1 HS lên bảng làm sau sau đó trả lời câu hỏi căn cứ đó trả lời câu hỏi. vào đâu em vẽ được đường đi của các tia ló như vậy? - Yêu cầu HS trả lời câu C8.. III. Vận Dụng C7. - Từng HS suy nghĩ trả lời câu C8.. C8 thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu 1 chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - GV nhận xét, kết luận.. - 1 HS trả lời, các HS khác thấu kính. nhận xét, bổ sung:. 3. Củng cố - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - GV khắc sâu. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: - GV hướng dẫn HS học bài, nắm chắc đặc điểm của thấu kính, các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự và đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng qua thấu kính hội tụ. - Làm bài tập 42 – 43.3 đến 43.3 BTV. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... h Tiết 46 - Bài 43. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của 1 vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này. - Dùng các tia sáng đặc biệt ảnh thật và ảnh ảo của 1 vật qua thấu kính hội tụ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của thấu kính hội tụ bằng thực nghiệm. - Rèn kỹ năng tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hiện tượng. 3.Thái độ: - Phát huy sự say mê khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - Bảng phụ vẽ ảnh của vật tạo bởi TKHT khi vật ở trong ,ngoài tiêu cự và trên tiêu điểm 2. Chuẩn bị của Học Sinh - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng 12cm. - 1 giá quang học. - 1 cây nến cao khoảng 5cm. - 1 màn để hứng ảnh. - 1 bao diêm. III .TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. kiểm tra 15 phút Câu Hỏi Câu 1: Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ. Câu 2: Kể tên và biểu diễn trên hình vẽ đường truyền của 3 tia sáng qua thấu kính hội tụ mà em đã học. Đáp Án Câu 1: ( 3 điểm) Ta nhận biết được thấu kính hội tụ khi thấy phần rìa mỏng hơn phần giữa Câu 2: ( 7 điểm) 3 đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ là: + Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với truch chính + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới + Tia tới song song với truch chính thì tia ló qua tiêu điểm. Vẽ hình S 0 F’ F.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài học - GV: Hình ảnh của dòng chữ ta quan sát được qua thấu kính như H43.1 SGK là ảnh của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ. ảnh đó cùng chiều với vật. - H?Vậy có khi nào ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ ngược chiều với vật không?. Nội dung ghi bảng. -Trả lời câu hỏi kiểm tra. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm H43.2.. - HS nghiên cứu thí nghiệm.. - H? Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì?. - Thấu kính hội tụ – ngọn nến – màn chắn – giá thí nghiệm. - Vật đặt xa thấu kính: lấy vật sáng là cửa sổ, dịch màn để hứng được ảnh, nhận xét ảnh. - Dịch chuyển vật ở gần thấu kính hơn theo d > 2f, f < d < 2f. Quan sát ảnh, nhận xét vào bảng. - Quan sát ảnh. - Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm.. - H? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm như thế nào?. - GV phát dụng cụ và thông báo tiêu cự của thấu kính khoảng 12cm. - Hướng dẫn HS cách quan sát ảnh ở trường hợp d < f.. - Yêu cầu các nhóm lên. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Trả lời câu C1, C2, C3. - Thảo luận rồi ghi kết quả vào bảng. - Đại diện các nhóm báo. I- Đặc điểm ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ 1. Thí nghiệm a.Đặt vật ngoài tiêu cự. d > 2f f < d < 2f b.Đặt vật trong tiêu cự. d<f 2. Kết quả quan sát được - d >2f cho ảnh thật < vật - f < d < 2f cho ảnh thật > vật - d < f cho ảnh ảo > vật.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> báo cáo kết quả của nhóm mình.. cáo kết quả. Các nhóm nhận xét kết quả của nhóm bạn.. - GV kiểm tra lại nhận xét bằng thí nghiệm theo đúng các bước thí nghiệm của HS. - Nếu vật nằm trên tiêu - HS dự đoán và làm thí điểm thì sao? nghiệm kiểm tra. - Chú ý nếu vật nằm trên tiêu điểm thì không xác định được ảnh. Hoạt động 3: Dựng ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ. II - Cách dựng ảnh. - Chùm tia tới xuất phát từ S qua thấu kính cho - S’ là ảnh của S. chùm tia ló đồng quy ở S’, S’ là gì của S?. - H? Cần sử dụng mấy tia sáng xuất phát từ S để xác định S’?. - Cần sử dụng 2 tia sáng xuất phát từ S để xác định S’.. - GV nêu cách vẽ. - HS ghi nhớ. - Yêu cầu HS làm câu C4.. - HS làm việc cá nhân trả lời câu C4.. - Gọi 1 HS lên bảng làm.. - 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, thống nhất. 1. Dựng ảnh của 1 điểm sáng tạo bởi thấu kính hội tụ. * Cách vẽ Bước 1: từ S ta vẽ 2 trong 3 tia tới đặc biệt. Bước 2: Vẽ tia ló cho 2 tia tới trên. Bước 3: Xác định ảnh của điểm S (là giao của 2 tia ló) S. S' 2. Dựng ảnh của 1 vật sáng AB trước thấu kính hội tụ. * Cách dựng: Bước 1: Vẽ ảnh B' của điểm B Bước 2: Từ B' hạ đường thẳng vuông góc với trục chính cắt trục chính tại A' ( A' là ảnh của A. - Yêu cầu HS nghiên cứu. - Từng HS nghiên cứu.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> câu C5. - H? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu ta làm gì?. - GV hướng dẫn cách vẽ.. - GV hướng dẫn HS: - Yêu cầu HS vẽ. - Yêu cầu HS nhận xét ảnh.. câu C5.. C5:. Vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính a, d = 3f hội tụ có f = 12cm. Dựng ảnh A’B’ của AB và nhận B xét đặc điểm của A’B’ trong 2 trường hợp: A' A,Vật AB cách thấu kính A 0 d = 36cm. B' B,Vật AB cách thấu kính d b, d = 8 cm < f = 12 cm = 8cm. B' - Từng HS thực hiện câu C5 B. - 2 HS lên bảng làm,. A'. A. 0. - GV nhận xét và cho điểm HS - Cả lớp nhận xét, thống nhất. Hoạt động 4: Vận Dụng III - Vận dụng:. - GV cho hs trả lời các câu hỏi sau: - H? Hãy nêu đặc điểm ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ? - H? Nêu cách dựng ảnh của 1điểm,1 vật qua thấu kính hội tụ? - Yêu cầu HS trả lời C6. - GV hướng dẫn hs làm ý b. - HS trả lời: d > f: ảnh thật ngược chiều với vật. d < f: ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật Vẽ 2 tia đặc biệt, dựng 2 tia ló tương ứng, giao điểm của 2 tia ló là ảnh C6 a. d = 36 cm ; f = 12 cm - Từng HS trả lời câu C6. - HS áp dụng tính toán cho từng trường hợp. a.h’ = 0.5 cm, OA = 18 cm B b.h’ = 3 cm, OA = 24 cm.. I A'. - Từng HS trả lời câu C7.. A. F. 0.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. K Từ hình vẽ ta có: F'A AB AB ABx=0 F ' = 0F' 0K A' B' A ⇒ A'B' = 1Fx'12 ❑ ⇒ h' = 24 ¿ ❑ 0A 0¿A❑' =0. 5 cm ⇒ = AB A0,5 '❑ B x' 36 ' ' =18 cm 0A = d = 1 b. h' = 3 cm; 0A' = 24 cm. 3. Củng cố - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4.Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà - Yêu cầu HS về làm bài tập bài 43 ( SBT ). Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:....... Tiết 47. BÀI TẬP ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức :. B'.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Khắc sâu kiến thức cơ bản về nội dung: + Đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ trong các trường hợp vật ở vị trí khác nhau. + Dùng 3 tia sáng đặc biệt để xác định ảnh thật, ảnh ảo của 1 vật qua thấu kính hội tụ. + Nhận biết được thấu kính hội tụ dựa vào đặc điểm của ảnh. + Xác định được quang tâm ,2 tiêu điểm dựa vào vị trí ảnh và vật đã cho trước. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát và vẽ hình chính xác. - Rèn luyện phương pháp tư duy lôgíc trong vật lý. - Vận dụng trả lời các câu hỏi và làm bài tập 3. Thái độ: - Nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học. - Vận dụng làm các bài tập trong SBT 1. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra câu hỏi: H? Nêu đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. H? Kể tên 3 đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính. 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt độngcủa Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm - Yêu cầu HS nghiên cứu - HS nghiên cứu làm bài làm bài 42-43.6 đến bài tập. 42-43.13.. - Gọi lần lượt 5 HS lên bảng làm.42-43.7 đến bài 42-43.11 chọn đáp án đúng.. - 5HS lần lượt lên bảng làm, chộn đáp án đúng.. - GV và HS cả lớp lần lượt - Nhận xét, sủa chữa. nhận xét, sửa chữa từng bài. Nội dung ghi bảng. Bài 42-43.7 C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của mặt trời. Bài 42-43.8 D. gặp nhau tại một điểm. Bài 42-43.9 C. Nếu tia tới song song với thấu kính. Bài 42-43.10 B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính. Bài 42-43.11 D. Ảnh ảocủa cây nến luôn.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - GV đánh giá cho điểm.. - Ghi vở kết quả đúng.. - Lần lượt gọi 3HS đứng tại chỗ trả lời ghép các ý trong bài 42-43.6 và 4243.13; 42-43.14.. - HS ghép các ý phù hợp trong mỗi bài.. - GV nhận xét, đánh giá cho điểm và đưa ra kết quả đúng của từng bài.. - Ghi vở.. luôn lớn hơn cây nến. Bài 42-43.6 A - 3 và b - 1 c - 4 và d – 5 e–2 Bài 42-43.13 A–4;b–3 C–2;d-1 Bài 42-43.14 A–4;b–3 C–1;d-2. Hoạt động 2: Bài tập tự luận - Yêu cầu HS làm bài tập 42-43.1.. - HS nghiên cứu làm bài.. - Gọi 1 HS lên bảng dựng - HS vẽ hình, dựng ảnh S’. ảnh S’ của điểm S qua thấu kính như đã cho trong hình 42-43.1. - GV nhận xét, khắc sâu cách dựng ảnh.. - Tiếp thu.. - Gợi ý cho HS làm bài 42-43.2.. - Trả lời các câu hỏi của GV.. - H? Dựa vào vị trí ảnh S’ để xác định đó là ảnh gì?. - H? Vì S’ là ảnh thật nên là thấu kính gì? - Gọi 1 HS nên bảng vẽ - 1HS lên bảng vẽ hình. hình, GV hướng dẫn thêm.. II. Bài tập trắc nghiệm. Bài 42-43.1: a , ảnh là ảnh ảo. S’ S. F’ F. O. Hình 43.4 Bài 42-43.2: a, S’ là ảnh thật b, Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật. Xác định quang tâm O,hai tiêu điểm F và F’ bằng cách vẽ hình như sau: S I F’ F. O S’.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Gọi 1HS trả lời ý a bài 42-43.3.. - Phát biểu ý kiến.. - Gợi ý cho HS cách vẽ tia - Vẽ hình -> xác định tới (1) và (2) để xác định điểm S. điểm S.. - Gọi HS lên bảng vẽ -> GV nhận xét.. + Nối S với S’ cắt trục chính của thấu kính tại O. + Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O. Đó là vị trí đặt thấu kính. - Từ S dựng tia SI song song với trục chính, nối I với S’ cắt trục chính tại F’. Lấy OF = OF’ Bài 42 – 43.3: a, Thấu kính đó là thấu kính hội tụ vì ảnh của điểm sáng đặt trước thấu kính là ảnh thật. - Xác định điểm sáng S bằng cách vẽ: S. - Tiếp thu.. F’ F. O S’. - Yêu cầu HS quan sát hình 42-43.4 và cho biết đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao em biết đó là thấu kính hội tụ?. - Quan sát và nhận biết.. - Hướng dẫn HS cách xác định quang tâm 0 và tiêu điểm F. F’. - Xác đinh O. F. F’. + tia ló 1 đi qua tiêu điểm F’ thì tia tới đi song song với truch chính. + tia ló 2 đi song song với trục chính thì tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính. Bài 42 – 43.4: a, A’B’ là ảnh ảo vì nó cùng chiều với vật. b, Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật c, Xác định quang tâm O và 2 tiêu điểm F, F’ bằng cách sau: B’ B. I.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Gọi HS lên vẽ hình.. - Yêu cầu HS dựng ảnh A’B’ của AB trong hình 42-43.5.. - Thể hiện trên hình vẽ.. - HS dựng ảnh A’B’ của AB trong hình 42-43.5.. A’. F A. 0. + Nối B’ với B cắt trục chính tại O + Dựng đường vuông góc với trục chính tại O đó là vị trí đặt thấu kính. + Từ B dựng tia BI song song với trục chính. Nối IB’ kéo dài cắt trục chính tại F’. Lấy OF = OF’ Bài 42 – 43.5: a, Dùng 2 trong 3 tia đặc biệt để vẽ ảnh. B. - Gợi ý cho HS trả lời ý b bài 42-43.5.. F’. I. - Phát biểu.. A’ A. F. 0. F’. - GV kết luận và khắc sâu. - Tiếp thu và ghi nhớ. B’. b, h’ = h và d = d’ = 2f 3. Củng cố: - GV khắc sâu kiến thức cơ bản; + Về các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. + Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính. 4. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà đọc trước bài Hiện tượng khúc xạ ánh sáng..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... h Tiết 48 - Bài 44. THẤU KÍNH PHÂN KỲ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nhận dạng được thấu kính phân kỳ. - Vẽ được đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt ( tia tới đi qua quang tâm và song song với trục chính ) qua thấu kính phân kỳ. 2.Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích 1 vài hiện tượng đã học trong thực tiễn. - Biết tiến hành thí nghiệm bằng các phương pháp như như bài thấu kính hội tụ, từ đó rút ra được đặc điểm của thấu kính phân kỳ..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Rèn kỹ năng vẽ hình. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, cộng tác với bạn để thực hiện thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - 1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm. - 1 giá quang học. - 1 nguồn sáng phát ra 3 tia song song. - 1 màn hứng. - 1 kính cận 2. Chuẩn bị của Học Sinh - 2 Thấu kính phân kì tiêu cự 12 cm - 1 giá quang học. - 1 nguồn sáng phát ra 3 tia song song. - 1 màn hứng. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: H1?. Có những cách nào để nhận biết thấu kính hội tụ? Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ? H2? Nêu cách dựng ảnh của 1 điểm ,vật sáng trước thấu kính hội tụ? 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập. Nội dung ghi bảng. - GV: Hôm trước chúng ta đã biết các đặc điểm của - HS có thể đưa ra đặc thấu kính hội tụ. thấu kính điểm về hình dạng của phân kỳ có đặc điểm gì thấu kính phân kì. khác với thấu kính hội tụ? GV nêu nội dung và mục tiêu bài học Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính phân kỳ. - GV đưa ra cho HS 2 loại thấu kính.. - HS quan sát 2 loại thấu kính. I - đặc điểm của thấu kính phân kỳ.. - Yêu cầu HS thực hiện câu C1.. - Hoạt động nhóm thực hiện câu C1.. 1. Quan sát và tìm cách nhận biết..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - GV: Những thấu kính còn lại là thấu kính phân kỳ.. Thấu kính phân kỳ có phần rìa dày hơn phần giữa.. - Yêu cầu HS thực hiện câu C2.. - Các nhóm thực hiện câu C2.. - Yêu cầu đại diện 1 số nhóm trả lời. - Đại diện 1 số nhóm trả lời.. - GV kết luận. - Cả lớp nhận xét, thống nhất - 1HS trả lời còn lại bổ sung + Thấu kính phân kỳ có phần rìa dày hơn phần giữa. + Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.. - H? So sánh hình dạng của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ? - GV thông báo hình dạng mặt cắt và ký hiệu thấu kính phân kì. - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 44.1 - H? Dụng cụ thí nghiệm gồm những gì? - H? Cách tiến hành thí nghiệm như thế nào?. - Từng HS nghiên cứu thí nghiệm. - Thấu kính phân kỳ, nguồn sáng, màn chắn, giá. - Chiếu chùm sáng tới song song và vuông góc với mặt của thấu kính phân kỳ, quan sát chùm tia ló.. - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, hướng dẫn giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm yếu.. - Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm. -Tiến hành thí nghiệm, quan sát, trả lời câu C3.. - Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu C3.. - Đại diện 1 số nhóm trả lời câu C3:. - GV nhận xét, kết luận.. - Ghi vở. Kí hiệu:. 2. Thí nghiệm Nhận xét: Tia tới song song theo phương vuông góc với thấu kính,chùm tia ló xoè rộng ra..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Hoạt động 3: Tìm hiểu trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ. - GV yêu cầu các nhóm làm lại thí nghiệm.. - Các nhóm làm lại thí nghiệm.. - Yêu cầu HS đánh dấu 3 tia sáng - H? Trục chính của thấu kính có đặc điểm gì?. - Dùng bút đánh dấu 3 tia sáng. - Thảo luận nhóm trả lời câu C4. - Đại diện các nhóm trả lời câu C4: - Dùng thước thẳng để kiểm tra.. - Yêu cầu HS kiểm tra - GV nhắc lại khái niệm trục chính. - Yêu cầu HS đọc SGK và - Từng HS đọc phần trả lời quang tâm là gì. thông báo về trục chính trong SGK. - GV làm thí nghiệm cho - HS nghiên cứu SGK. cả lớp quan sát tia sáng đi - 1 HS trả lời: qua quang tâm. - Cả lớp quan sát thí nghiệm. - GV làm thí nghiệm H 44.1. - Từng HS quan sát thí nghiệm.. - Yêu cầu 1 HS trả lời câu C5. - Yêu cầu 1 HS lên bảng trả lời câu C6.. - 1 HS trả lời câu C5.. - GV: Điểm đó gọi là tiêu điểm. Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm.. - Các HS khác nhận xét. + Các tia ló kéo dài gặp nhau tại 1 điểm trên trục chính.. - 1 HS lên bảng biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló. + Kéo dài chùm tia ló.. - Yêu cầu HS đọc SGK và - Từng HS đọc SGK trả trả lời câu hỏi tiêu cự là lời câu hỏi của GV.. II - trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính phân kỳ a.Tìm hiểu trục chính. Có 1 tia sáng tới thấu kính vẫn tiếp tục truyền thẳng.Đường thẳng chứa tia này là trục chính của thấu kính. 2. Quang tâm: - Trục chính cắt thấu kính tại O: O là quang tâm. - Tia tới qua quang tâm tiếp tục truyền thẳng 3. Tiêu điểm. - Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính cho chùm tia ló kéo dài cắt nhau tại 1 điểm.Điểm đó gọi là tiêu điểm F - Mỗi thấu kính có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua quang tâm. F và F'. F. 0. F'. 3. Tiêu cự: Tiêu cự là khoảng cách từ.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> gì. - GV nhận xét. - 1HS trả lời HS khác nhận xét. quang tâm đến tiêu điểm. OF = OF’= f.. Hoạt động 4: Vận Dụng III - Vận dụng. GV đưa câu hỏi. - H? Có những cách nào để nhận biết thấu kính phân kỳ? - H? Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng của thấu kính phân kỳ? - Yêu cầu HS trả lời câu C7, C8, C9. - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ câu C7.. - Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. C7. - Gọi 1 HS trả lời câu C9.. - 1 HS trả lời câu C9. S F. F'. - HS làm việc cá nhân.. - 1 HS lên bảng vẽ câu C7, các HS khác vẽ vào vở sau đó nhận xét. - GV mượn cho mỗi nhóm - HS làm việc theo nhóm. 1 kính cận, yêu cầu cả Trả lời câu C8. nhóm tiến hành nhận biết.. 3.Củng cố - Khác sâu đặc điểm của ảnhcủa 1 vật tạo bởi thấu kính phân kì. - Đường truyền của 2 tia sáng qua thấu kính. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài, nắm chắc đặc điểm của thấu kính phân kỳ,so sánh với thấu kính hội tụ..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB............. Ngày dạy ............................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB............ Ngày dạy ............................Sĩ số..............Vắng:...... h Tiết 49 - Bài 45. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KỲ I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nêu được ảnh của 1 vật sáng tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo. Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Phân biệt được ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và phân kỳ. - Dùng 2 tia sáng đặc biệt( tia tới quang tâm và tia tới song song với trục chính dựng được ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. - Sử dụng thiết bị thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. 2.Kỹ năng: - Kỹ năng dựng ảnh của thấu kính phân kỳ. 3.Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận,thật thà,hợp tác.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của Giáo Viên: - 1 thấu kính phân kỳ có tiêu cự 12 cm. - 1 giá quang học. - 1 cây nến cao khoảng 5 cm. - 1 màn hứng ảnh. 2. Chuẩn bị của Học Sinh - Đọc, nghiên cứu SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi: H1? Nêu các cách nhận biết thấu kính phân kỳ? Thấu kính phân kỳ có đặc điểm gì trái ngược với thấu kính hội tụ? H2? Vẽ đường truyền của 2 tia sáng đã học qua thấu kính phân kỳ 2. Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung Ghi Bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. I - đặc điểm ảnh của vật - Yêu cầu HS trả lời các - Từng HS chuẩn bị trả lời tạo bởi thấu câu: các câu hỏi của GV. kính phân kỳ +1 thấu kính phân kỳ. +1 giá thí nghiệm. +1 cây nến. +1 màn hứng ảnh. +Đặt màn sát thấu kính. - H? Muốn quan sát ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ cần có những dụng cụ gì?. - 1HS nêu HS khác nhận xét. +Đặt vật ở vị trí bất kỳ trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính. +Từ từ dịch chuyển màn xa thấu kính. Quan sát trên - H? Nêu cách bố trí và tiến màn xem có ảnh của vật hành thí nghiệm? hay không? +Tiếp tục làm như vậy khi thay đổi vị trí của vật trên trục chính. - GV phát dụng cụ cho HS. - Các nhóm nhận dụng cụ. Yêu cầu HS tiến hành thí.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> nghiệm.. - Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu C2. - GV kết luận.. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát và trả lời câu C2.. Ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ là ảnh ảo, cùng chiều với - Đại diện các nhóm trả lời vật.nhỏ hơn vật. câu C2. - Cả lớp nhận xét, thống nhất.. Hoạt động 2: Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kỳ. II - Cách dựng ảnh. - Yêu cầu HS trả lời câu C3 Gợi ý: - H? Muốn dựng ảnh của 1 điểm sáng ta làm thế nào? - H? Muốn dựng ảnh của 1 vật sáng ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm câu C4. - Gọi 1 HS lên bảng làm. - GV gợi ý HS trả lời câu C4: - H?Khi đặt vật AB vào gần hay ra xa thấu kính thì hướng của tia khúc xạ của tia tới BI có thay đối không? - H? Ảnh B’ của điểm B là giao điểm của những tia nào? - GV nhận xét, khắc sâu.. - 1 HS nhắc lại cách dựng. Dựng 2 tia tới đặc 1biệt, giao điểm của 2 tia ló là ảnh của đốm sáng. - Dựng ảnh B’ của điểm B, ảnh này là giao điểm khi kéo dài tia ló. - Từ B’ hạ vuông góc với trục chính, cắt trục chính - Từng HS làm câu C4. tại A’, A’ là ảnh của A. - A’B’ là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân k C4 B I - 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm ra vở, nhận xét. '. B A. A'. - Tia ló IK không đổi. Giao điểm của BO và FK luôn nằm trong khoảng FO. Hoạt động 3: So sánh độ lớn của ảnh ảo tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ bằng hình vẽ. III - độ lớn của ảnh ảo - Yêu cầu HS dựng ảnh của - Từng HS dựng ảnh của tạo bởi các thấu kính.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 1 vật trong tiêu cự đối vối thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.. vật AB đối với thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ. - 1 HS lên bảng dựng ảnh A’B’ của AB đối với thấu kính hội tụ.. B’ I B’. - GV quan sát và gợi ý. - 1 HS lên bảg dựng ảnh A’B’ của AB đối với thấu kính phân kỳ. - Yêu cầu HS so sánh độ lớn của ảnh so với vật trong 2 trường hợp.. - GV bổ sung và khắc sâu.. - ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính hội tụ lớn hơn vật.. A’. A. 0. B. F’. I. B’ F A A’. - ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kỳ nhỏ hơn vật.. F’ '. Hoạt động 4: Vận Dụng IV - vận dụng. - GV nêu câu hỏi: H? Nêu đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ? - Yêu cầu HS trả lời câu C6. - Gọi 1 HS trả lời.. - Yêu cầu HS phân biệt thấu kính phân kỳ, thấu kính hội tụ.. - Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.. C6: Ảnh ảo của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ: - Giống nhau: cùng chiều với vật. - Khác nhau: - Từng HS trả lời câu C6. + Đối với thấu kính hội tụ ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật. - 1 HS trả lời, các HS khác +Đối với thấu kính phân lắng nghe, bổ sung. kỳ ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vât.. - HS phát biểu. *Cách nhận biết Thấu kính: + Sờ tay thấy giữa dày hơn rìa là thấu kính hội tụ; thấy rìa dày hơn giữa là thấu kính phân kỳ. + Đưa vật gần thấu kính ảnh cùng chiều nhỏ hơn vật là thấu kính phân kỳ; ảnh cùng chiều lớn hơn.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> vật là thấu kính hội tụ. C7 B' H. B. A'. A 0. Kẻ IB. I F'. A'B ' tại H. 3. Củng cố - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm câu C7, BT 44-45. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:....... Tiết 50. BÀI TẬP ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Khắc sâu kiến thức cơ bản về nội dung: + Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. + Căn cứ để nhận biết ảnh ảo hay ảnh thật. Thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì. + Cách dựng ảnh, xác định quang tâm, tiểu điểm của thấu kính. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác. - Rèn luyện phương pháp tư duy lôgíc trong vật lý. - Vận dụng trả lời các câu hỏi và làm bài tập 3. Thái độ: - Nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Câu hỏi và bài tập..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học. - Vận dụng làm các bài tập trong SBT 1. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra câu hỏi: H? Nêu cách nhận biết thấu kính phân kì? 2. Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm. Nội dung Ghi Bảng I. Bài tập trắc nghiệm. - Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm bài 44-45.6; 44-45.7; 44-45.8; 44-45.9. - HS nghiên cứu làm bài tập.. - Gọi lần lượt 4HS lên bảng làm.. - HS lên bảng làm.. Bài 44-45.6 B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của mặt trời. Bài 44-45.7: A. Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ loe rộng dần ra. Bài 44-45.8: D. Phương bất kì.. - GV nhận xét đánh giá và cho điểm.. - Ghi vở kết quả đúng.. Bài 44-45.9: B. Phương lệch ra xa thấu kính so với tia tới. Bài 44-45.10: A. Loe rộng dần ra.. Bài 44-45. 11: D. Ta luôn thu được ảnh ảo dù đặt ngọn nến ở bất kì vị trí nào. - Tiếp tục gọi 4HS lần lượt - HS tiếp tục lên bảng làm trả lời làm bài 44-45.10; bài tập. 44-45.11; 44-45.12; 4445.13.. Bài 44-45.12: B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Lấy ý kiến nhận xét của HS khác.. - Nhận xét bài làm của bạn.. - GV đánh giá và cho điểm.. - Ghi vở.. Bài 44-45.13: B. Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.. Hoạt động 2: Bài tập tự luận - Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu làm bài 44-45.1; 4445.2; 44-45.3.. - Nghiên cứu trả lời và vẽ hình.. - Gọi 3Hs lên bảng làm.. Bài 44-45.1: S’ là ảnh ảo vì nó là giao điểm của các tia ló kéo dài.. S S’ F. - GV gợi ý cho HS cách dựng ảnh S’. Cách xác định quang tâm, tiêu điểm và căn cứ để nhận biết đó là ảnh ảo hay ảnh thật.. - HS lên bảng vẽ hình xác định ảnh, quang tâm và tiêu điểm. - GV lấy ý kiến nhận xét của HS khác và sửa chữa, bổ sung từng bài.. - Nhận xét. - GV hướng dẫn cho HS cách dựng ảnh A’B’ và. - Làm theo hướng dẫn. O F’. Bài 44-45.2: S’ là ảnh ảo vì nó và S cùng phía so với truch chính. Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì. Bắng cách vẽ xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ S S’ O F’ F Bài 44-45.3: a,Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì. b, Bằng cách vẽ:.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> tính độ cao h’, d’ trong bài 44-45.4.. - Xác định ảnh S’: kéo dài tia ló số 2, cắt đường kéo dài của tia ló 1 tại đâu thì đó là S’. - Xác định S: Vẽ tia tới 1 sẽ song song với trục chính cắt tia đi qua quang tâm tại đâu thì đó là S. S S’ O F’ F. - Gọi HS xung phong trả lời bài 44-45.5 và 4445.14.. - Trả lời bài 44-45.5 và 44-45.15 ghép các ý cho phù hợp nội dung.. - GV khắc sâu.. - Ghi vở.. Bài 44-45.4: Dùng 2 tia sáng đặc biệt để dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính phân kì. h’ = h/2 d’ = d/2 = f/2. Bài 44-45.5: a–2 b–4 c–1 d–3 Bài 44-45.14: a–4 b–3 c–2 d–1. 3. Củng cố: - GV khắc sâu kiến thức cơ bản; + Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. + Căn cứ để nhận biết ảnh ảo hay ảnh thật. Thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì. + Cách dựng ảnh, xác định quang tâm, tiểu điểm của thấu kính. 4. Dặn dò: - Dặn học sinh về học bài..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 51. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá được kiến thức về quang học từ đầu chương đến hết bài 45. 2.Kĩ năng: - Vận dung kiến thức và kỹ năng đã có để giải thích và giải được 1 số bài tập vận dụng. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác II. CHUẨN BỊ. 1.Chuẩn bị của Giáo Viên - Chuẩn bị các kiến thức cơ bản trong chương. 2. Chuẩn bị của Học Sinh - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu chương. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hệ thống hoá lại các kiến thức cơ bản đã học. - GV đưa hệ thống các câu. I - Tự kiểm tra.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> hỏi về các kiến thức trong chương. H1?. Hiện tượng khúc xạ của 1 tia sáng là gì?. H2?. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn lỏng khác nhau thì quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ như thế nào?. H3? Thấu kính hội tụ có những đặc điểm gì? Cho biết đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ?. H4?Thấu kính phân kỳ có những đặc điểm gì? Cho biết đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ? ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ có đặc điểm gì?. Câu1: Hiện tượng khúc xạ của tia sáng là - Từng HS suy nghĩ trả lời hiện tượng tia sáng bị các câu hỏi của GV. gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường - 1 HS trả lời, các HS khác khi truyền từ môi nhận xét, bổ sung. trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Câu 2: - 1 HS trả lời, các HS khác - Khi tia sáng truyền từ nhận xét, bổ sung. không khí sang các môi trường trong suốt rắn lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. - Khi góc tới tăng( giảm ) thì góc khúc xạ cũng tăng ( giảm ). - Khi góc tới = 0 thì góc khúc xạ = 0. - 1 HS trả lời câu 3.. 1 HS trả lời câu 4 bằng cách viết lên bảng, sau đó cả lớp nhận xét, bổ sung, ghi vào vở theo 2 cột.. Câu 3: Đặc điểm của thấu kính hội tụ: - Phần rìa mỏng hơn phần giữa - Ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật + 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ là: - Khi tia tới // với trục chính của thấu kính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. - Khi tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló đi song song với trục chính. - Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló đi thẳng..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> - GV kết luận và khắc sâu.. - HS ghi vở. Câu 4: - Thấu kính phân kì có đặc điểm giữa mỏng,rìa dày. - Khi tia tới // với trục chính của thấu kính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. - Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló đi thẳng. - Ảnh của vật qua thấu kính phân kì luôn ảnh ảo. Hoạt động 2: Vận dụng. - Yêu cầu HS làm bài tập 17. - Gọi 1 HS đọc đầu bài.. - 1 HS đọc đầu bài.. I . Vận dụng: Bài 17( 151 ) B. Góc tới = 600, góc khúc xạ = 40030’. - H? Cặp số hiệu nào có thể - 1 HS trả lời, cả lớp thống là kết quả mà Lan thu nhất đáp án: Bài 18( 151 ) được? B. ảnh thật, cách thấu kính 30cm. - Yêu cầu HS làm bài 18. - 1 HS đọc đầu bài – trả lời. - Gọi 1 HS đọc đầu bài và Bài 19 trả lời đáp án chọn, giải - Cả lớp thống nhất: Đáp án B: 5cm thích tại sao chọn đáp án Bài 22. đó. AB thấu kính phân kỳ. - Yêu cầu HS làm bài 19. - 1 HS đọc đầu bài và trả d = 20cm. - Gọi 1 HS đọc đầu bài và lời. f = 20cm trả lời. a, vẽ ảnh B - Yêu cầu HS làm bài 22. - 1 HS đọc, các HS khác - Gọi 1 HS đọc đầu bài. theo dõi SGK. - Bài toán cho biết gì, yêu a. Vẽ ảnh của vật AB. A A’ O cầu ta làm gì? b. ảnh đó là ảnh gì?.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Yêu cầu HS làm bài vào vở.. c. d’ =?. - Gọi 1 HS lên bảng làm,. - 1 HS lên bảng làm.. - GV theo dõi HS dưới lớp làm bài.. - Cả lớp nhận xét, hoàn chỉnh.. b. ảnh đó là ảnh ảo. c. Vì A trùng F nên AI và BO là 2 đường chéo của hình chữ nhật BAIO. Điểm B’ là giao điểm của 2 đường chéo. A’B’ là đường trung bình của tam giác ABO. Ta ¿có. 1 OA ' = OA=10 cm 2 ¿ ảnh nằm cách thấu kính. 10cm. 3. Củng cố. - GV hệ thống, tóm tắt kiến thức cơ bản và khắc sâu- yêu cầu HS học thuộc và ghi nhớ. - Lưu ý HS kĩ năng vẽ hình, dựng ảnh. 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Yêu cầu HS nhắc lại các kiến tức cơ bản đã ôn tập. - Về nhà ôn lại theo hệ thống kiến thức đó, làm bài 23( 152).
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 52. KIỂM TRA 1 TIẾT. I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 37 đến tiết thứ 51 theo PPCT (sau khi học xong bài 50: Ôn tập) 2. Mục đích: + Đối với học sinh: Hệ thống lại kiến thức đã được học + Đối với giáo viên: biết được khả năng nhận thức của học sinh II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (20% TNKQ, 80% TL) III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội Dung 1. Điện từ học 2. Quang học Tổng. Tổng số tiết. Lí thuyết. 7 8 15. 5 6 11. Số tiết thực LT 3,5 4,2 7,7. VD 3,5 3,8 7,3. 2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ Cấp độ Nội dung trọng Số lượng câu số (chủ đề) (chuẩn cần kiểm tra). Trọng số LT 23,3 28,0 51,3. VD 23,3 25,4 48,7. Điểm số.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> Cấp độ 1,2 (Lí thuyết). 1.Điện từ học 2.Quang học. 23,3. T.số TN 2,33 ≈3 2 (1đ; 3'). 28,0. 2,8 ≈ 3. Cấp độ 3,4 (Vận dụng). 1.Điện từ học 2.Quang học. 23,3. 2,33 ≈2 1 (0,5đ; 1,5'). 1(2,0đ;10'). 2,5. 25,4. 2,54 ≈2 1 (0,5đ; 1,5'). 1(2,5đ;14). 3. Tổng. 100. 10. 2(1,0đ; 3'). 6 (3đ; 9'). TL 1(1đ; 5/. 2,0. 1 (1,5đ;7'). 2,5. 4 (7đ; 36') 10(đ).
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.. Tên Chủ Đề. 1. Điện từ học 7 tiết. Nhận Biết. Thông Hiểu. TN KQ. TN KQ. TL. 1. Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 2. Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng. 3. Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều và các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 4. Nhận biệt được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ. 5. Nêu được. TL. 8. Mô tả được thí nghiệm hoặc nêu được ví dụ về hiện tượng cảm ứng điện từ. 9. Nêu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi có sự biến thiên của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây kín. 10. Phát hiện được dòng điện là dòng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng. 11. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay. 12. Giải thích được vì sao có sự hao phí. Vận Dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TNKQ TL KQ 14. Giải được một số bài tập định tính về nguyên nhân gây ra dòng điện cảm ứng. 15. Mắc được máy biến áp vào mạch điện để sử dụng đúng theo yêu cầu. 16. Nghiệm lại được công thức U1 n1 U2 n 2. bằng thí nghiệm. 17. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp và vận dụng được công thức U1 n1 U2 n 2 .. Cộng.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều. 6. Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây. 7. Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy biến áp.. điện năng trên dây tải điện. 13. Nêu được điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các cuộn dây của máy biến áp tỉ lệ thuận với số vòng dây của mỗi cuộn và nêu được một số ứng dụng của máy biến áp.. Số câu hỏi. 1 C2.1. 2 C9,1 3.2,3. 1 C11. 7. 1 C16,17 .10. Số điểm. 0,5. 1. 1. 2,0. 18. Chỉ ra được tia khúc xạ và tia phản xạ, góc khúc xạ và góc phản xạ. 19. Nhận biết được thấu kính hội tụ, kính 2. Quang thấu phân kì . học. 21. Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại. 22. Mô tả. 23. Xác định được thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó.. 5 4,5 (45%) 26. Bằng kiến thức toán học tính được h, h/, d, d/, f. 26. Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 8 tiết. 20. Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì.. được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. Nêu được tiêu điểm (chính), tiêu cự của thấu kính là gì.. Số câu hỏi. 1 C19. 4. 1 C18. 9. 1 C22.5. Số điểm. 0,5. 1,5. 0,5. TS câu hỏi TS điểm. 3 2,5. 24. Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì. 25. Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì bằng cách sử dụng các tia đặc biệt. 0,5 1 1 C25. C25.6 C26.8b 8a 0,5. 3 2,5. 1. 1,5. 5 5,5 (55%). 3. 10. 5,0. 10,0 (100% ). IV. NỘI DUNG KIỂM TRA ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1: (0,25 điểm). Máy phát điện xoay chiều là thiết bị dùng để:. A. Biến đổi điện năng thành cơ năng. B. Biến đổi cơ năng thành điện năng. C. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng. D. Biến đổi quang năng thành điện năng. Câu 2: (0,25 điểm) Trong trường hợp nào dưới đây, trong khung dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng. A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín nhiều. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín không đổi..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín thay đổi. D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn kín mạnh. Câu 3. (0,25 điểm) Máy biến thế dùng để: A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi. C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 4: (0,25 điểm) Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 5. (0,5 điểm) Khi mô tả đường truyền của các tia sáng qua thấu kính hội tụ, Câu mô tả không đúng là A. Tia tới qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm chính. C. Tia tới qua tiêu điểm chính thì tia ló truyền thẳng. D. Tia tới đi qua tiêu điểm chính thì tia ló song song với trục chính. Câu 6. (0,5 điểm) Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính?. Q'. Q. P' Q'. O F'. A.. P'. P. F'. F. B. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 7( 1 điểm ). Nêu cấuQtạo và giải thích hoạt động của máy phát điện xoay chiều? F' P. B.. F'. O. Hình 1. P'. F D. Q'.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> Câu 8 ( 3 điểm ). Vật sáng AB có độ cao 2,5cm đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 16cm .Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 12cm. ' ' a. Dựng ảnh A B của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Câu 9 ( 2 điểm ). Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ hình và mô tả hiện tượng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước? Câu 10 ( 2 điểm ). Một máy biến áp có các số liệu sau: U ❑1 = 220V, U ❑2 = 24V, số vòng dây quấn sơ cấp N ❑1 = 460 vòng. a) Hãy tính số vòng dây quấn thứ cấp. b) Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? Tại sao? c) Khi điện áp sơ cấp giảm xuống U ❑1 = 150V, để giữ U ❑2 = 24V không đổi, số vòng dây N 2 không đổi thì phải điều chỉnh N ❑1 bằng bao nhiêu?. V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C D D C D B. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 7: 1 điểm. - Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam 0,5 điểm châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto. - Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây 0,5 điểm dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều. Câu 8. 3 điểm. a) Dựng ảnh. B/ A/ F/ b) Cho Tính. B A 0. 1 điểm. I F. Δ. h = 2,5cm f = 16cm d = 12cm d/=? h/=? Giải Xét Δ OAB ~ Δ OA/B/ ta có:. 0,25 điểm.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> A❑ B❑ OA❑ = OA (1) AB Xét Δ FOI ~FA/B/ ta có: ❑ ❑ ❑ ❑ ❑ A B FA A B = = (2) OI FO AB. 0,5điểm. 0,25 điểm. Từ (1) và (2) ta có: OA❑ FA ❑ d❑ OA❑ + OF ⇔ = = OA FO d OF ❑ ❑ d d +f ⇔ ⇔ d ❑❑ f= dd ❑❑ + df = f d df 12. 16 ⇒ d ❑❑ = = 16 −12 = 48cm. f −d A❑ B❑ OA❑ Từ (1) AB = OA ❑ 48 . 2,5 OA . AB ⇒ h/= A/B/= = =10 cm. 12 OA. 0,5 điểm. 0,5 điểm. Câu 9.( 2 điểm) - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi N R trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. S i i' - Vẽ hình và mô tả hiện tượng: I Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. r K Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai không khí và N' nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ Hình nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK bị gẫy khúc và truyền trong nước. Câu 10. (2 điểm) Tóm tắt: Cho U ❑1 = 220V U ❑2 = 24V N 1 = 460 vòng U ❑1 = 150V Tính a) N ❑2 =? b) Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? c) N ❑1 =? Giải a) Số vòng dây quấn thứ cấp là: U1. N1. U 2 N1. 24 . 460. ⇒ N ❑2 = áp dụng công thức: U = N = 220 U1 2 2 =50,2 vòng b) Máy biến áp này là máy giảm áp vì: U1> U2; N1 > N2.. c) Ta có: N1=. U 1. N 2 = U2. 150 .50 , 2 =313,7 vòng 24. 1 điểm. 1 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5điểm.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> ĐỀ SỐ 2 PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1: (0,25 điểm) Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luân phiên tăng, giảm. D. luân phiên không đổi. Câu 2: (0,25 điểm) Khi quay nam châm của máy phát điện xoay chiều thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều vì: A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng. B. số đường sức xuyên từ qua tiét diện S của cuộn dây luôn tăng. C. từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi . D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm. Câu 3: (0,25 điểm) Khi có dòng điện một chiều không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín của máy biến thế đó sẽ: A. Không có dòng điện nào cả. B.Có dòng điện 1 chiều không đổi. C. Có dòng điện xoay chiều. D.Có dòng điện 1 chiều biến đổi. Câu 4: (0,25 điểm) Khi nói về thấu kính, câu kết luận nào dưới đây không đúng? A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa. B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. Câu 5: (0,5 điểm) Khi vật đặt trước thấu kính hội tụ ở khoảng cách d > 2f thì ảnh của nó tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn hơn vật. B. Ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật C. Ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật. D. Ảnh thật ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Câu 6. (0,5 điểm) Đặt một vật sáng PQ hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Hình vẽ nào vẽ đúng ảnh P'Q' của PQ qua thấu kính?.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> Q'. Q. P' Q'. O F'. P'. P. F'. F. A. Q. F' P B.. F'. O. Hình 1. P'. F D. Q'. B. TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 7( 1 điểm ). Nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của máy phát điện xoay chiều? Câu 8 ( 3 điểm Vật sáng AB có độ cao 3cm đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 18cm .Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng 15cm. ' ' a. Dựng ảnh A B của AB tạo bởi thấu kính đã cho. b. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Câu 9 ( 2 điểm ). Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Vẽ hình và mô tả hiện tượng khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước? Câu 10 ( 2 điểm ). Một máy biến áp có các số liệu sau: U ❑1 = 220V, U ❑2 = 25V, số vòng dây quấn sơ cấp N ❑1 = 380 vòng. d) Hãy tính số vòng dây quấn thứ cấp. e) Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? Tại sao? f) Khi điện áp sơ cấp giảm xuống U ❑1 = 150V, để giữ U ❑2 = 25V không đổi, số vòng dây N 2 không đổi thì phải điều chỉnh N ❑1 bằng bao nhiêu?. V. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C D A D B B. TỰ LUẬN: 8 điểm Câu 7: 1 điểm. - Cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto. - Hoạt động: Khi rôto quay, số đường sức từ xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên (tăng, giảm và đổi chiều liên tục). Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều. Câu 8. 3 điểm. a) Dựng ảnh.. 6 D. 0,5 điểm. 0,5 điểm.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> B/ A/ F/. b) Cho Tính. B A 0. 1 điểm. I F. Δ. h = 3cm f = 18cm d = 15cm d/=? h/=? Giải Xét Δ OAB ~ Δ OA/B/ ta có: A❑ B❑ OA❑ = OA (1) AB Xét Δ FOI ~FA/B/ ta có: A❑ B❑ FA ❑ A❑ B❑ = FO = AB (2) OI. 0,25 điểm. 0,5điểm. 0,25 điểm. Từ (1) và (2) ta có: OA❑ FA ❑ d❑ OA❑ + OF ⇔ = = OA FO d OF d❑ d❑ + f ⇔ ⇔ d ❑❑ f= dd ❑❑ + df = f d df 15 .18 ⇒ d ❑❑ = = 18 −15 = 90cm. f −d A❑ B❑ OA❑ Từ (1) AB = OA 90 .3 OA❑ . AB ⇒ h/= A/B/= = =18cm. 15 OA. Câu 9.( 2 điểm) - Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi N R trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. S i i' - Vẽ hình và mô tả hiện tượng: I Chiếu tia tới SI từ không khí đến mặt nước. r K Ta thấy, tại mặt phân cách giữa hai không khí và N' nước, tia sáng SI bị tách ra làm hai tia: tia thứ Hình nhất IR bị phản xạ trở lại không khí, tia thứ hai IK bị gẫy khúc và truyền trong nước. Câu 10. (2 điểm) Tóm tắt:. 0,5 điểm. 0,5 điểm. 1 điểm. 1 điểm.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> Cho. Tính. U ❑1 = 220V U ❑2 = 25V N 1 = 380 vòng U ❑1 = 150V a) N ❑2 =? b) Máy biến áp là loại tăng hay giảm áp? c) N ❑1 =? Giải a) Số vòng dây quấn thứ cấp là:. áp dụng công thức:. U1 = U2. N1 N2. ⇒. N ❑2 =. U 2 N1 25 .380 = 220 U1. =45 vòng b) Máy biến áp này là máy giảm áp vì: U1> U2; N1 > N2. c) Ta có: N1=. U 1. N 2 = U2. 150 . 45 = 270vòng 25. 0,5 điểm. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5điểm.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... h Tiết 53. THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Trình bày được phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ. 2. Kĩ nămg: - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ theo phương pháp nêu trên 3.Thái độ: - Nghiêm túc,tự giấc cẩn thận II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo. - 1 vật sáng có chữ L hoặc chữ F khoét trên màn chắn sáng. - 1 đèn hoặc ngọn nến. - 1 màn hứng nhỏ. - 1 giá quang học. 2. Chuẩn bị của Học Sinh - 1 cây nến - Đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Tiến hành thực hành: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Chuẩn bị thùc hµnh ®o tiªu cù cña thÊu kÝnh. I. Chuẩn Bị - GV kiểm tra sự chuẩn bị - HS chuẩn bị dụng cụ thí đồ dùng thí nghiệm của nghiệm. 1. Dụng cụ HS. 2. Lí thuyết - Yêu cầu 1số HS trình bày 3. Chuẩn bi mẫu báo câu trả lời đối với từng câu - HS trả lời câu hỏi vào cáo thực hành theo hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo. mẫu..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời. Hoạt động 2: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính. - Đề nghị các nhóm nhận biết: hình dạng vật sáng, cách chiếu để tạo vật sáng, cách xác định vị trí của thấu kính.. - Từng nhóm HS thực hiện II. Nội dung thực hành. các công việc sau:. Lưu ý các nhóm HS: - Lúc đầu đặt thấu kính ở giữa giá quang học rồi đặt vật và màn ở khá gần thấu kính cạnh đầu thấu kính. Cần đo các khoảng cách này để đảm bảo d = d’.. - Đo chiều cao h của vật.. - Sau đó xê dịch đồng thời vật và màn những khoảng lớn bằng nhau ra xa dần thấu kính để luôn đảm bảo d = d’.. - Đo các khoảng cách ( d và d’) tương ứng từ vật Đo tiêu cự của thấu và từ màn đến thấu kính kính khi h = h’.. - Tìm hiểu các dụng cụ có 1.Lắp rỏp thớ nghiệm trong bộ thí nghiệm. 2.Tiến nghiệm.. hành. thớ. - Điều chỉnh để vật và màn cách thấu kính những khoảng bằng nhau và cho ảnh cao bằng vật.. - Khi ảnh hiện trên màn rõ nét thì dịch chuyển vật và - Các nhóm tiến hành đo, màn những khoảng bằng ghi kết quả vào báo cáo thí nhau cho tới khi thu được nghiệm. ảnh rõ nét cao bằng vật. GV theo dõi, giúp đỡ nhóm làm kém. Hoạt động 3: Thu báo cáo và nhận xét - GV thu báo cáo thực hành - HS nộp mẫu báo cáo của HS thực hành. III. Mẫu báo cáo thực hành 1.Trả lời câu hỏi a, Dựng ảnh của một vật cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f b, Chứng minh khi đó vật và ảnh có kích thước.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Nhận xét 1 số bài.. - HS tiếp thu.. - Nhận xét thái độ và ý thức - Lắng nghe. thực hành của HS.. - GV nêu đáp án của các - Ghi nhớ câu trả lời.. 3.Củng cố - Nhắc lại kiến thức cơ bản. 4.Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Dặn HS lấy dụng cụ thí nghiệm cho bài 47 - Yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 47. bằng nhau, khoảng cách từ vật và từ ảnh tới thấu kính bằng nhau: Ta có: BI = OA = 2f = 2OF’, nên OF’ là đường trung bình của Δ B’BI. Từ đó suy ra OB = OB’ và Δ ABO = Δ A’B’O. Kết quả ta có A’B’ = AB và OA’ = OA = 2f hay d =d = 2f’ d, Công thức tính tiêu cự của thấu kính: f = (d+d’) : 4f e, Tóm tắt cách tiến hành đo tiêu cự của thấu kính: - Đặt thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ảnh sát gần và cách đều thấu kính. - Dịch vật và màn ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho tới khi thu được ảnh của vật rõ nét trên màn ảnh có kích thước bằng vật. - Đo khoảng cách từ vật tới màn và tính tiêu cự theon công thức.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... h Tiết 54 - Bài 47. SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRONG MÁY ẢNH I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nêu và chỉ ra được 2 bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối - Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh. 2.Kĩ năng: - Dựng được ảnh của 1 vật được tạo ra trong máy ảnh. 3.Thái độ: - Nhiệt tình II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên - 1 mô hình máy ảnh. 1 máy ảnh bình thường 2. Chuẩn bị của Học Sinh - Đọc , nghiên cứu SGK III. TIÊN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của máy ảnh. - Yêu cầu HS đọc mục I - HS đọc tài liệu. SGK sau đó trả lời câu hỏi:. Nội dung ghi bảng I- Cấu tạo của máy ảnh. - H? Bộ phận quan trọng - 1HS trả lời HS khác - Bộ phận quan trọng của máy ảnh là gì? nhận xét. nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối - H? Vật kính là thấu kính gì, vì sao? - Vật kính là thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật -H? Tại sao phải có buồng hứng trên màn ảnh. tối?.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - GV phát mô hình máy ảnh cho các nhóm. - Từng nhóm HS tìm hiểu các bộ phận của máy ảnh - Yêu cầu HS tìm hiểu các trên mô hình. bộ phận trên mô hình. ảnh hiện lên trên phim.. - Buồng tối để không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng từ vật truyền vào tác động lên phim.. - H? Vị trí của ảnh phải - HS nhận biết trả lời. nằm ở bộ phận nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ảnh của 1 vật trên phim của máy ảnh. -Yêu cầu HS trả lời câu C1. - HS làm việc cá nhân trả II - ảnh của một lời câu C1. trên phim. - Gọi 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời: - Ảnh trên phim là thật ngược chiều - Yêu cầu HS trả lời câu - HS làm việc cá nhân trả vật và nhỏ hơn vật C2. lời câu C2. - Tỷ số giữa chiều của ảnh với chiều - Gọi 1 HS trả lời câu C2. - 1 HS trả lời câu C2. của vật: Yêu cầu HS trả lời câu C3.. - HS làm việc cá nhân trả lời câu C3. - 1 HS lên bảng làm. Các HS khác nhận xét, hoàn chỉnh. -Yêu cầu HS trả lời câu C4. - HS làm việc cá nhân trả lời câu C4. - H? ảnh của vật đặt trước - 1 HS trình bày: máy ảnh có đặc điểm gì?. ảnh vối cao cao. h d = h' d '. C4: d = 2m = 200cm. d’ = 5cm. Δ Δ ABO ~ A’B’O’ nên: Ảnh trên phim là ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.. Hoạt động 3: Vận dụng - GV phát máy ảnh cho các - Các nhóm tìm hiểu máy III – Vận dụng: nhóm. ảnh để nhận ra vật kính, buồng tối và chỗ đặt phim. - Yêu cầu 1 số HS chỉ các - 1 số HS chỉ các bộ phận bộ phận của máy ảnh. của máy ảnh.. vật.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Yêu cầu HS trả lời câu - 1 HS lên bảng làm, các C6. HS khác làm vào vở. - HS thay số tính toán - Gọi 1 HS lên bảng. - Cả lớp nhận xét, thống nhất -Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - 1 HS đọc, các HS khác H ? Bộ phận quan trọng theo dõi SGK. của máy ảnh là gì?. C6: Tóm tắt h = 1.6m d = 3m = 300cm d’ = 6cm h’ =? Bài giải: Độ cao của ảnh trong phim là:. H? ảnh của 1 vật đặt trước máy ảnh có đặc điểm gì? - 2 HS trả lời.. Suy ra: h’ =. 3.Củng cố - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4.Hướng dẫn hs tự học ở nhà: - Yêu cầu HS đọc phần Có thể em chưa biết. - Hướng dẫn HS về nhà học bài, làm BT47 SBT. Ngày soạn :........./............/ 2012. h. d. Từ CT : h' = d ' h ,d ' d.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:....... Tiết 55. BÀI TẬP VỀ SỰ TẠO ẢNH TRÊN PHIM TRÊN MÁY ẢNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Khắc sâu kiến thức cơ bản về nội dung: + Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kính và buồng tối + Nêu và giải thích được các đặc điểm của ảnh hiện trên phim của máy ảnh 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác. - Rèn luyện phương pháp tư duy lôgíc trong vật lý. - Vận dụng trả lời các câu hỏi và làm bài tập 3. Thái độ: - Nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học. - Vận dụng làm các bài tập trong SBT 1. Kiểm tra bài cũ: H? Em hãy nêu cấu tạo của máy ảnh? Ảnh trên phim trên máy ảnh có những đặc điểm gì? 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung Ghi Bảng Hoạt động 1: Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm I. Bài tập trắc nghiệm - Yêu cầu HS làm bài tập - HS nghiên cứu làm bài trắc nghiệm bài 47.1; 47.6; tập. Bài 47.1: 47.7; 47.8 C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. - Gọi lần lượt 4HS lên - HS lên bảng làm. Bài 47.6: bảng làm. D. Phóng to và in ảnh trong phim hoặc bộ phận ghi ảnh trên giấy. Bài 47.7:.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> - GV nhận xét đánh giá và cho điểm.. - Ghi vở kết quả đúng.. - Tiếp tục gọi 4HS lần lượt - HS tiếp tục lên bảng làm trả lời làm bài 47.9; 47.10; bài tập. 47.11; 47.12. - Lấy ý kiến nhận xét của HS khác.. - Nhận xét bài làm của bạn.. - GV đánh giá và cho điểm.. - Ghi vở.. A. Là thấu kính hội tụ và thường làm bằng thuỷ tinh. Bài 47.8: B. Có vật kính tiêu cự chỉ vào khoảng vài milimét. Bài 47.9: B. Có vật kính với tiêu cự vài chục xentimét như các máy ảnh chụp xa. Bài 47.10: D. Chân máy. Bài 47.11: a–1 b- 3 c–2 d–4 Bài 47.12: a–3 b–1 c–1 d–2. Hoạt động 1: Vận dụng làm bài tập tự luận II. Bài tập tự luận. - Gọi HS trả lời bài 47.2.. - HS nghiên cứu làm bài tập.. Bài 47.2: a–3 b–4 c–2 d–1 Bài 47.3: Khoảng cách từ phim đến vật kính là: d‘ = d A’B’: AB = 200.2:80 = 5cm Bài 47.4:. - Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài và hướng dẫn HS tính khoảng cách.. - Áp dụng công thức tính khoảng cách.. - Gọi 1 HS lên vẽ hình bài 47.4, sau đó gọi HS khác lên tính khoảng cách từ. - Dựng hình dựa vào đó để tính khoảng cách. B. P I.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> màn đến vật. A. O. FA B Q. - GV nhận xét, sửa chữa.. - Ghi vở kết quả đúng.. b, Khoảng cách từ phim đến vật kính là: Xét Δ FA’B’ ~ Δ FOI ta có: A❑ B❑. FA’ = FO OI. = f. d❑ d. + Do đó khoảng cách từ phim đến vật kính là: d‘ = OA’ = OF + FA’ = d❑ f+ f d ❑ d d. - Gợi ý cho HS làm bài 47.5.. - Suy nghĩ làm bài 47.5.. d’.d = f.d + f.d’ d’.d – f.d’ = f.d d’( d-f) = f.d f .d. => d’ = d − f 300 .5 = 5,08 cm. 300 −5. = - GV nhận xét đánh giá, cho điểm.. - GV nhấn mạnh các công thức tính để HS ghi nhớ.. => d’ = f + f. - Ghi vở. - Tiếp thu và ghi nhớ.. Bài 47.5: Dựng ảnh: B. A. I. P. O. FA B Q. Chiều cao của ảnh người này trên phim là: d❑. h’ = h d Ta có: d❑ d. f.. = d−f f.. Do đó: h’ = h. d − f 5. 160. 400 −5. =. = 2,03cm.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> 3.Củng cố - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. - Hình thành kĩ năng làm bài tập, dựng hình, tính khoảng cách. 4.Hướng dẫn hs tự học ở nhà: - Yêu cầu HS đọc trước bài mới.. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:.......
<span class='text_page_counter'>(60)</span> Tiết 56 - Bài 48. MẮT I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: - Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể màng lưới. - Nêu được chức năng của thể thuỷ tinh và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh. - Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết của mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn. 2. Kĩ năng: - Biết cách thử mắt. - Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế. 3.Thái độ: - Nhiệt tình trung thực tự giá. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc. - 1 bảng thử mắt của y tế. 2.Chuẩn bị của Học Sinh: - Nghiên cứu trước bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ H? Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận đó? 2.Bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt. - Yêu cầu HS đọc tài liệu mục 1 phần I và trả lời các câu hỏi của GV. H? 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì ? H? Bộ phận nào của mắt đóng vai trò như thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có. Nội dung ghi bảng. I - Cấu tạo của mắt. - Từng HS đọc mục1phần I 1. Cấu tạo. 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới. - HS trả lời Thể thuỷ tinh là 1 thấu kính hội tụ, tiêu cự của nó có thể thay đổi được bằng - Phát biểu. cách thể thuỷ tinh phồng lên hay xẹp xuống. ảnh của vật mà mắt nhìn.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> thể thay đổi được không, bằng cách nào?. thấy hiện lên ở võng mạc. 2. So sánh mắt và máy ảnh. H? ảnh của vật mắt nhìn - Trả lời. - Thể thuỷ tinh đóng vai thấy hiện ở đâu? trò như vật kính trong máy ảnh. - Phim trong máy ảnh - Yêu cầu HS trả lời câu C1 - Từng HS suy nghĩ trả lời đóng vai trò như màng câu C1. lưới trong mắt. Giống: Đều là thấu kính hội tụ. H? Thể thuỷ tinh trong mắt - 1 HS trả lời, các HS khác Khác: và vật kính của máy ảnh nhận xét, bổ sung. - Thể thuỷ tinh có tiêu cự giống và khác nhau ở chỗ có thể thay đổi. nào? Vật kính có tiêu cự không đổi Hoạt động 3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt. - Yêu cầu HS trả lời 1 số - Từng HS đọc phần II II . Sự điều tiết câu hỏi. SGK. - Sự điều tiết của mắt là sự H? Để nhìn vật thì mắt phải - Để nhìn rõ vật thì mắt thay đổi tiêu cự của thể thực hiện quá trình gì? phải thực hiện quá trình thuỷ tinh để ảnh hiện rõ điều tiết. trên màng lưới. H? Sự điều tiết của mắt là - Phát biểu. gì? - GV nhận xét và kết luận.. - Ghi vở.. - Yêu cầu HS nghiên cứu - Nghiên cứu làm câu C2. câu C2. H? Câu C2 yêu cầu ta làm gì? GV: Muốn vậy chúng ta - Từng HS dựng ảnh của phải dựng ảnh của cùng 1 vật AB trong 2 trường vật tạo bởi thể thuỷ tinh khi hợp. vật ở xa và khi vật ở gần.. - Khi vật ở xa tiêu cự của thể thuỷ tinh lớn hơn khi vật đó ở gần. - Kích thước ảnh trên màng lưới khi vật ở xa nhỏ hơn khi vật đó ở gần..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> Yêu cầu từng HS dựng ảnh của vật AB trong 2 trường hợp - H? Em có nhận xét gì về tiêu cự của thể thuỷ tinh và kích thước của ảnh trên màng lưới khi vật ở gần và khi vật ở xa? - Yêu cầu HS về nhà dùng kién thức hình học để chứng minh.. -1 HS lên bảng làm.. - HS khác làm ra giấy và nhận xét. - Nghe hướng dẫn để về nhà chứng minh.. Hoạt động 4: Tìm hiểu điểm cực cận và điểm cực viễn. - Yêu cầu HS đọc mục III - Từng HS đọc SGK. SGK.. III - Điểm cực cận và điểm cực viễn.. H? Điểm cực viễn là điểm - 1HS trả lời HS khác - Điểm cực viễn là điểm nào? nhận xét xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi mắt H? Mắt có trạng thái như - Mắt phải điều tiết rất không phải điều tiết. thế nào khi nhìn 1 vật ở mạnh. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn? điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn. H? Khoảng cực viễn là gì? - HS nghiên cứu trả lời. - Điểm cực cận là điểm H? Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà mắt ta có nào? thể nhìn rõ được. H ? Khoảng cực cận là gì? - GV thông báo cho HS rõ khi nhìn vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết nên mỏi mắt. - Yêu cầu HS xác định điểm cực cận và khoảng cực cận của mình.. - Phát biểu ý kiến. - Tiếp thu.. - Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt.. - Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi - Từng HS xác định điểm là giới hạn nhìn rõ của cực cận và khoảng cực cận mắt. của mình.. Hoạt động 5: Vận dụng - Yêu cầu HS làm câu C5.. 1 HS lên bảng trình bày.. IV - Vận dụng C5: Chiều cao của ảnh cột.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> - GV kiểm tra vở của 1 số HS.. - Các HS khác làm vào vở. điện trên màng lưới là: h’ = h.d’: d = (800.2) : 2000 = 0,8cm. - Chữa bài trên bảng. - Yêu cầu HS trả lời câu C6.. - Dựa vào kết quả câu C2 để trả lời. C6: Khi nhìn thấy một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh dài nhất. Khi nhìn thấy một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh ngắn nhất.. 3.Củng cố - Yêu cầu 2 HS nhắc lại các kiến thức đã thu thập được trong bài. 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Ôn lại cách dựng ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. - Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 57 - Bài 49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kỳ. - Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt và cách khắc phục tật mắt lão là phải đeo kính hội tụ. 2.Kĩ năng: - Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão. - Biết cách thử mắt bằng bảng thị lực. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,có ý thức phòng tật cận thị. II. CHUẨN BỊ. 1.Chuẩn bị của Giáo Viên: - Hệ thống kiến thức trong bài. 2.Chuẩn bị của Học Sinh: - Ôn lại về Cách dựng ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Cách dựng ảnh của 1 vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. - 1 kính cận. - 1 kính lão. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H? Em hãy so sánh ảnh ảo của thấu kính phân kỳ và ảnh ảo của thấu kính hội tụ ? Nêu cấu tạo và chức năng của hai bộ phận quan trọng nhất của mắt. 2. Bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục. I - Mắt cận -Yêu cầu HS làm câu C1. - Từng HS làm câu C1. 1.Những biẻu hiện của tật cận thị - Gọi 1 số HS báo cáo kết - 2 HS báo cáo kết quả. C1:Những biểu hiện của quả. Cả lớp thảo luận thống tật cận thị là: nhất ý kiến: ( 1)( 3 ) ( 4 ). + Khi đọc sách phải đặt - GV nói thêm: Những HS sách gần mắt hơn bình nào có 1 trong các biểu hiện - Tiếp thu. thường. trên nên đi khám bác sĩ. + Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. + Ngồi trong lớp nhìn - Yêu cầu HS làm câu C2. - Từng HS làm câu C2. không rõ các vật ngoài Gọi 2 HS báo cáo kết quả. 2 HS báo cáo kết quả, các sân. HS khác nhận xét – bổ C2: Mắt cận không nhìn sung: rõ vật ở xa, điểm cực viễn.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> của mắt cận gần hơn bính thường. -Yêu cầu HS trả lời câu C3. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét – bổ sung: 2. Cách khắc phục tật cận thị. C3: Để kiểm tra xem kính cận có phải là thấu kính phân kì không ta: - Yêu cầu HS làm câu C4. - Từng HS làm câu C4. + Sờ tay thấy phần ở giữa - GV vẽ mắt cho vị trí điểm mỏng hơn phần rìa. cực viễn, vị trí AB đặt xa + Để tay ở các vị trí trước mắt hơn so với điểm cực kính đều thấy ảnh ảo nhỏ viễn và đặt câu hỏi: hơn vật. - H? Mắt có nhìn rõ vật AB - Mắt không nhìn rõ vật C4: không? Vì sao? AB vì vật AB đặt ngoài + Khi không đeo kính - GV vẽ thêm kính cận là khoảng cực viễn. mắt không nhìn rõ vật AB thấu kính phân kỳ có tiêu vì vật AB đặt ngoài điểm trùng với Cv khoảng cực viễn của mắt. - Yêu cầu HS vẽ ảnh A’B’ - 1 HS lên bảng vẽ. của AB tạo bởi thấu kính Các HS khác vẽ vào vở + Khi đeo kính muốn này. sau đó nhận xét – hoàn nhìn rõ ảnh A’B’ của AB chỉnh. thì ảnh này phải hiện lên H? Mắt có nhìn rõ ảnh - Mắt nhìn rõ ảnh A’B’ vì trong khoảng từ điểm A’B’ của AB không? Vì ảnh này nằm trong cực cận đến điểm cực sao? Mắt nhìn ảnh này lớn khoảng cực viễn. ảnh này viễn. hay nhỏ hơn vật? nhỏ hơn AB. H? Mắt cận thị không nhìn * KÕt luËn rõ những vật ở xa hay ở gần KÝnh cËn lµ thÊu kÝnh mắt? héi tô.KÝnh phï hîp cã tiªu ®iÓm n»m ë ®iÓm cùc - GV kết luận và khắc sâu. - Ghi vở và học thuộc. viÔn cña m¾t. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục. - Yêu cầu HS đọc mục 1 - 1HS đọc to, cả lớp theo II . Mắt lão: phần II. dõi 1. Những đặc điểm của tật mắt lão. H? Mắt lão nhìn rõ các vật - HS hoạt động cá nhân. ở xa hay ở gần? Mắt lão nhìn rõ các vật ở H? So với mắt bình thường - Từng HS trả lời câu hỏi xa hơn so với mắt thì điểm Cc của mắt lão ở gợi ý của GV thường, điểm Cc ,C v của xa hơn hay ở gần hơn? mắt lão ở xa hơn..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Yêu cầu HS trả lời câu - Trả lời câu C5. C5. - Gọi 1 HS trả lời. - Yêu cầu HS làm câu C6. - Làm câu C6. - Yêu cầu HS vẽ mắt, cho vị trí điểm cực cận, vẽ vật AB ở gần mắt hơn so với điểm cực cận. - GV gợi ý - H ? Mắt có nhìn rõ vật AB không, vì sao? Yêu cầu HS vẽ thêm kính lão – thấu kính hội tụ đặt sát mắt, vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính. - H? Mắt có nhìn rõ ảnh A’B’ của AB không, vì sao? H? Mắt nhìn ảnh này lớn hay nhỏ hơn AB? H? Mắt lão không nhìn rõ những vật ở xa hay gần mắt? H? Kính lão là thấu kính loại gì? - GV kết luận.. 2.Cách khắc phục tật mắt lão. C5: + Sờ tay thấy phần ở giữa - 2HS lên bảng vẽ. dầy hơn phần rìa. + Để tay ở các vị trí trước kính đều thấy ảnh ảo lớn hơn vật. - Tiếp thu. C6: - Trả lời: Không nhìn rõ Đeo thấu kính hội tụ,khi vật AB vì vật này nằm đó ảnh của vật hiện lên gần mắt hơn điểm cực trong giới hạn nhìn rõ cận của mắt. mắt.. - Trả lời: Mắt nhìn rõ ảnh 3. Kết luận: A’B’. - Mắt lão không nhìn rõ những vật ở gần mắt. - Kính lão là thấu kính hội tụ.. - Nêu khái niệm. - Ghi nhớ.. Hoạt động 4: Vận dụng -H? Nêu biểu hiện của mắt - 1HS trả lời HS khác III . Vận dụng: cận, mắt lão và cách khắc nhận xét. phục tật cận thị, tật mắt C7: lão? - Yêu cầu HS trả lời tình - Phát biểu. huống ở đầu bài. - Yêu cầu HS trả lời câu - HS hoạt động cá nhân C7. C7.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> 3. Củng cố - Gọi HS đọc ghi nhớ. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Yêu cầu HS về nhà làm câu C8. - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 49.1 – 49.4.. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 58 - Bài 50. KÍNH LÚP I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi kinh lúp dùng để làm gì. - Nêu được 2 đặc điểm của kính lúp ( là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn ).
<span class='text_page_counter'>(68)</span> - Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp. 2.Kĩ năng: - Sử dụng được kính lúp để quan sát 1 vật nhỏ. 3.Thái độ: - Nghiêm túc và chăm chỉ. II. CHUẨN BỊ. 1.Chuẩn bị của Giáo Viên - SGK, thiết bị dạy học 2. Chuẩn bị của Học Sinh - 2 Chiếc kính lúp có số bội giác đã biết. - 3 vật nhỏ để quan sát. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: H1?: Nêu biểu hiện của mắt cận, mắt lão và cách khắc phục tật cận thị, tật mắt lão? H2?: Cho 1 thấu kính hội tụ, hãy dựng ảnh của vật khi f > d. Hãy nhận xét ảnh của vật. 2. Bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - GV: Trong môn sinh - HS trả lời dựa vào môn học, các em đã được quan sinh học. sát vật nhỏ bằng dụng cụ gì? Tại sao nhờ dụng cụ đó mà quan sát được các vật nhỏ như vậy? Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của kính lúp - GV phát cho mỗi nhóm 2 - Các nhóm nhận kính lúp. kính lúp. I . Kính lúp là gì? - Yêu cầu HS nêu cách - 1 HS nêu cách nhận biết nhận ra kính lúp là thấu kính lúp là thấu kính hội - Kính lúp là thấu kính hội kính hội tụ. tụ. tụ có tiêu cự ngắn. - Yêu cầu HS đọc mục 1 - Từng HS đọc mục 1 phần I trong SGK. phần I trong SGK tìm hiểu các thông tin. - H? Kính lúp là thấu kính - HS hoạt động cá nhân hội tụ có tiêu cự như thế trả lời nào?. - Dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ. - Mỗi kính lúp đều có một số bội giác (G) như 2x;3x…..
<span class='text_page_counter'>(69)</span> - H? Dùng kính lúp để làm - Số G quan hệ với tiêu cự gì? - HS trả lời và nhận xét, của thấu kính bằng công - H? Số bội giác của kính bổ sung. thức: lúp được ký hiệu như thế 25 G= nào và liên hệ với tiêu cự f bằng công thức nào? - GV nhận xét. - GV cho các nhóm HS dùng các kính lúp có số G khác nhau để quan sát cùng 1 vật nhỏ.. - Các nhóm dùng các kính - Số G của kính lúp càng lúp có G khác nhau để lớn thì ảnh quan sát được quan sát cùng 1 vật nhỏ, càng lớn và f càng ngắn. sắp xếp các kính lúp theo thứ tự cho ảnh từ nhỏ đến lớn, đối chiếu với số bội giác của các kính này.. - H? Em có nhận xét gì về - HS rút ra nhận xét. mối quan hệ giữa số G và độ lớn của ảnh? - Gọi 1 HS trả lời câu C1. - 1 HS trả lời. - Gọi 1 HS trả lời câu C2 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi để rút ra kết luận: - H? Kính lúp là gì? - H? kính lúp có tác dụng gì? - H? Số bội giác G cho biết gì?. - 1 HS trả lời. - GV kết luận.. - Ghi vở.. - 1 HS lên bảng làm - HS lần lượt trả lời các câu hỏi.. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách quan sát 1 vật qua kính lúp và sự tạo ảnh qua kính lúp. - GV yêu cầu các nhóm quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp, đo khoảng cách từ vật đến kính lúp.. - HS làm việc theo nhóm, II.Cách quan sát ảnh quan sát 1 vật nhỏ qua của 1 vật nhỏ qua kính kính lúp, đo khoảng cách lúp. từ vật tới kính lúp, ghi lại kết quả đo và so sánh với.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> tiêu cự của kính.. C3: Qua kính sẽ có ảnh ảo to hơn vật.. - Yêu cầu từng HS vẽ ảnh - Từng HS dựng ảnh của của vật qua kính lúp. vật AB qua kính lúp,1 HS lên bảng dựng ảnh. C4: Muốn có ảnh như ở câu C3 thì phải đặt vật - Yêu cầu từng HS trả lời - 1 HS trả lời câu C3: trong khoảng tiêu cự của câu C3 và C4. - 1HS trả lời C4 kính lúp. - GV nhận xét, bổ sung.. - 1HS khác nhận xét. * Kết luận: - H? Cách quan sát 1 vật - Phát biểu. Khi quan sát 1 vật nhỏ nhỏ qua kính lúp như thế qua kính lúp ta phải đặt nào? vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được - Hướng cho HS rút ra kết - Rút ra kết luận và ghi ảnh ảo lớn hơn vật. luận. nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập - Yêu cầu HS làm câu C5.. - Từng HS trả lời câu C5.. III . Vận dụng C5: - Gọi 1 HS trả lời. Những trường hợp phải dùng kính lúp: - Yêu cầu các nhóm làm - Làm việc theo nhóm trả - Đọc những chữ viết nhỏ. câu C6. lời câu C6. - Quan sát những chi tiết nhỏ của đồ vật. - Quan sát những chi tiết nhỏ của 1 số con vật hay thực vật.. 3.Củng cố - GV nêu các câu hỏi củng cố kiến thức: + H? Kính lúp là thấu kính loại gì, có tiêu cự như thế nào, được dùng để làm gì? + H? Để quan sát 1 vật qua kính lúp thì vật phải ở vị trí như thế nào so với kính? + H? Nêu đặc điểm của ảnh quan sát được qua kính lúp? + H? Số bội giác của kính lúp có ý nghĩa gì? 4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Hướng dẫn HS học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc phần “ Có thể em chưa biết ”..
<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Làm bài tập 50.1 đến 50.5. - Ôn tập từ bài 40 đến bài 50.. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 59 - Bài 51. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức từ bài 40 đên bài 50 cho học sinh. 2.Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về các thấu kính và các dụng cụ quang học đơn giản ( máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp,…). - Thực hiện được đúng các cách vẽ hình quang học..
<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Giải thích được 1 số hiện tượng và 1 số ứng dụng về quang hình học. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác, II.CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - Ôn lại từ bài 40 đến 50. 2. Chuẩn bị của Học Sinh. - Tài liệu liên quan III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra 15 phút . Câu hỏi Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính phân kì? Câu 2: Nêu cấu tạo của máy ảnh? Câu 3: Kính lúp là thấu kính loại gì, có tiêu cự như thế nào, được dùng để làm gì? Đáp án Câu 1: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì là ảnh ảo nhỏ hơn vật. Câu 2: Máy ảnh cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là: Vật kính và buồng tối, ngoài ra còn có phim. Câu 3: Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ. 2. Bài mới. Hoạt động của Giáo Viên. Hoạt động của Học Sinh. Nội dung ghi bảng. - Cho HS đọc đầu bài.. - 1HS đọc bài HS khác theo dõi.. Bài 1:. - GV gợi ý:. - HS trả lời theo gợi ý của GV - Đi theo đường nối từ điểm O đến mắt.. Hoạt động 1: Làm bài tập. + Để nhìn thấy điểm O khi đổ nước thì tia khúc xạ phải đi theo đường nào? + Để vẽ tia khúc xạ ta phỉa làm gì? - Yêu cầu HS hoàn thành bài 1.. - Xác định điểm tới - Từng HS làm ra nháp.. - Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.. - 1 HS lên bảng vẽ. HS khác nhận xét.. - GV nhận xét và cho điềm.. - Tiếp thu.. Bài 2. B. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài - 2 HS lên bảng làm 2. bài,còn lại làm ra giấy. - GV chấm điểm cho 5 bài. I F’. A F. A’. O B’.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> hoàn thành nhanh nhất. - Ảnh cao gấp 3 lần vật. - CM: Tam giác ABO đồng dạng với tam giác A’B’C’. - GVchữa bài của HS.. - Yêu cầu HS hoàn thành bài 3.. - 1HS lên bàng hoàn thành.. - GV nhận xét,cho đỉêm.. - Tiếp thu và ghi vở.. - GV cùng HS nghiên cứu bài 48.4:49.4 và 50.6 (SBT). - HS thảo luận nhóm đưa ra kết quả.. Bài 3. a,Hoà đeo kính cận nặng hơn. b, Đều là kính phân kì. - Kính của Hoà có tiêu cự là:f = 40 cm. - Kính của Bình có tiêu cự là:f= 60 cm.. 3.Củng cố - GV nêu lại cách làm bài tập phần quang hình. 4. Dặn dò - Dặn HS về nghiên cứu trước bài 52. - Mỗi nhóm cử 2 người lấy đồ thí nhiệm cho bài sau.. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 60 - Bài 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Có khái niệm về ánh sáng trắng và ánh sáng màu. 2.Kĩ năng: - Nhận biết nguồn phát ánh sáng màu và nguồn phát ánh sáng trắng. - Biết cách tạo ra ánh sáng màu và ánh sáng trắng. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác, II. CHUẨN BỊ. 1.Chuẩn bị của Giáo Viên: - Một bộ 3 tấm lọc màu như giấy màu hay kính màu. 2. Chuẩn bị của Học Sinh:.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Mỗi nhóm HS 2 đèn phát ánh sáng màu 1đèn phát ánh sáng trắng. - Một nguồn 3 V -15V III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Xác định nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu. - Yêu cầu HS chỉ ra nguồn - HS thảo lụân để xác I. Nguồn phát ánh sáng phát ánh sáng trắng và định. trắng và nguồn phát nguồn phát ánh sáng màu. ánh sáng màu. - GV nhận xét và bổ xung.. - Ghi vở.. - GV mở rộng thêm như - Tiếp thu. phần có thể em chưa biết.. 1.Nguồn phát ánh sáng trắng. - Ánh sáng mặt trời( trừ lúc bình minh - hoàng hôn) - Ánh sáng của đèn sợi đốt. 2. Nguồn phát ánh sáng màu. Như ánh sáng đỏ, xanh, vàng..... Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tạo ra ánh sáng màu. - Có những cách nào để tạo - HS thảo luận tìm ra cách II. Tạo ra ánh sáng ra ánh sáng màu? tạo ra ánh sáng màu. trắng bằng tấm lọc màu. - GV nhận xét,bổ xung và giới thiệu tấm lọc màu. - Tấm lọc màu là một tấm kính màu,giấy bóng màu,tấm nhựa màu trong - GV làm thí nghiệm để - HS quan sát thí nghiệm suốt,lớp nước màu. kiểm tra dự đoán của HS. Và xác định màu sắc của ánh sáng sau khi chiếu qua 1.Thí nghiệm : tấm lọc màu. (Như SGK ). - GV yêu cầu HS rút ra kết - Rút ra kết luận. luận .. 2.Kết luận: - Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Yêu cầu HS giải thích C2. của tấm lọc. - Chiếu một ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó. - Chiếu một ánh sáng màu qua tấm lọc màu khác ta không được ánh màu đó nữa. C2: - Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm - 1HS giải thích HS khác lọc màu. nhận xét. - Trong chùm sáng trắng có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua và không hấp thụ ánh sáng màu đỏ. - Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnhn các ánh sáng không phải màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.. Hoạt động 3: Vận dụng. - Gọi HS lên bảng làm C3 - 2 HS lên bảng trả lời HS III . Vận dụng. và C4 khác nhận xét. C3: Các ánh sáng màu đó được tạo ra bằng cách sử dụng tấm lọc màu vàng. - GV nhận xét và cho điểm. - Ghi vở.. 3.Củng cố. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 4.Hướng dẫn hs tự học ở nhà. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 52.1 đến 52.4 SBT - Dặn HS về học bài và làm bài tập về nhà.. C4: Bể nước đó giống tấm lọc màu..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 61 - Bài 53. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS biết được các thành phần áng sáng màu trong ánh sáng trắng. - Biết cách phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính,bằng đĩa CD và bằng khe sáng. 2.Kĩ năng: - Nhận dạng được lăng kính trong thực tế,những vật có dạng lăng kính. - Biết vận dụng kiến thức trong bài để giải thích hiện tượng cầu vồng,màu sắc của bong bóng xà phòng hay màu sắc của váng dầu trên mặt nước. - Biết cách tạo ra ánh sáng màu và ánh sáng trắng. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác,có hứng thú học bài. II.CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - 1 đèn phát ánh sáng trắng. - Một nguồn 3 V – 15V, - Một lăng kính có giá,một đĩa CD 2. Chuẩn bị của Học Sinh:.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: - H? Hãy kể tên các nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu,cách tạo ra ánh sáng màu. 2.Dạy nội dung bài mới.. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoat động 1: Tìm hiểu về lăng kính và cách phân tích ánh sáng bằng lăng kíng. - GV đưa ra lăng kính yêu - HS quan sát lăng kính I. Phân tích một chùm cầu HS cho biết cấu tạo của của nhóm . ánh sáng trắng bằng lăng kính. lăng kính. - GV kết luận và chỉ ra các - 1HS nêu cấu tạo của - Lăng kính là khối chất cạnh và mặt đáy của lăng lăng kính,HS khác nhận trong suốt hình lăng trụ kính. xét. đáy tam giác. - Yêu cầu HS kể tên các vật - Kể tên các vật. có cấu tạo như là một lăng kính. - Khi chiếu ánh sáng qua - Trả lời. lăng kính thì tia ló sẽ đi như thế nào? - Cho HS làm thí nghiệm 1 - HS làm thí nghiệm theo và quan sát ánh sáng trên nhóm và nhận xét màu màn chắn. của ánh sáng trên màn chắn. - Cho HS kể tên các màu - 1 HS kể tên các màu ánh ánh sáng thu được trên màn sáng quan sát được,HS chắn. khác bổ sung. - GV làm thí nghiệm kiểm - HS ghi nhớ. tra và chỉ ra các màu trên màn chắn. - Cho HS đọc cách tiến - HS đọc và nêu cách tiến hành thí nghiệm. hành thí nghiệm. - Cho HS làm thí nghiệm 2. - HS làm thí nghiệm theo Và trả lời các câu hỏi a;b nhóm và nhận xét màu. 1. Thí nghiệm 1( SGK) - Chiếu khe sáng trắng qua lăng kính sao cho song song với cạnh của lăng kính. - Ánh sáng qua lăng kính là một dải nhiều màu. C1: Dải màu có nhiều màu nằm sát nhau.Ở bờ này là màu đỏ, rồi đến màu da cam, vàng.. ở bờ bên kia là màu tím. 2.Thí nghiệm 2. ( SGK) C2: Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ ta thấy có vạch đỏ, bằng tấm lọc màu xang có vạch xanh. Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau. C3: Ý kiến thứ 2 đúng..
<span class='text_page_counter'>(78)</span> trong SGK.. của ánh sáng thu được bằng cách trả lời - Yêu cầu HS hoàn thành C2;C3;C4 câu C2;C3;C4. - GV kết luận.. - HS ghi nhớ.. C4: Lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng ra dải sáng màu. 3. Kết luận: Khi chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính thì ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau.. Hoat động 2: Tìm hiểu cách phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD II . Phân tích ánh sáng - Yêu cầu HS nêu cách tiến - 1 HS nêu cách tiến hành trắng bằng sự phản xạ hành thí nghiệm. trên đĩa CD. 1.Thí nghiệm 3: - Cho HS tiến hành thí - HS làm thí nghiệm theo - Chiếu ánh sáng trắng nghiệm và trả lời C6. nhóm,quan sát và hoàn đến mặt ghi của đĩa thành C6,HS trả lời. CD,quan sát ánh sáng - GV làm thí nghiệm kiểm phản xạ trên đĩa CD. tra. * Nhận xét: Chiếu ánh sáng trắng đến mặt ghi của đĩa CD thì ánh sáng phản xạ là ánh - GV đưa ra kết luận. - HS ghi nhớ. sáng có nhiều màu như bẩy sắc cầu vồng. 2. Kết luận: - H? Có những cách nào để - 1 HS đưa ra câu trả lời. Có thể phân ttích một phân tích ánh sáng trắng chùm ánh sáng trắng thành chùm ánh sáng màu? thành những chùm sáng màu bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD. III . Kết luận chung. - Cho HS đọc kết luận. - 1HS đọc to phần kết Có nhiều cách phân tích luận. chùm ánh sáng trắng thành chùm ánh sáng màu khác nhau như dùng lăng kínhhay cho phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD. Hoạt động 3: Vận dụng.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> IV . Vận dụng: - Yêu cầu hoàn thành - Từng HS lần lượt làm ra C7. Có thể dùng kính lọc C7;C8;C9 trong phần vận nháp C7;C8,C9 màu để phân tích ánh dụng. sáng trắng thành ánh sáng màu bằng cách dùng tấm lọc có nhiều màu khác nhau chắn - GV làn lượt gọi HS trả lời. - 3 HS đại diện trả lời. chùm tia sáng trắng. C9. Một số hiện tượng liên quan đến sự phân - GV nhận xét, đánh giá cho - Ghi vở tích ánh sáng là: điểm. - Hiện tượng cầu vồng. - Hiện tượng ánh sáng phản xạ trên bông bóng xà phòng. - Hiện tượng ánh sáng phản xạ tại chỗ dầu loang trên mặt nước.. 3.Củng cố. - Gọi 1 số HS đọc ghi nhớ. 4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà. - Cho HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. - HS đọc phần có thể em chưa biết. - Làm tại lớp bài 53.1 đến bài 53.3 SBT - Dặn về học bài và làm bài tập trong..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 62. BÀI TẬP VỀ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Khắc sâu kiến thức cơ bản về nội dung: + Ánh sáng trắng và ánh sáng màu. + Sự phân tích ánh sáng trắng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện phương pháp tư duy lôgíc trong vật lý. - Vận dụng trả lời các câu hỏi và làm bài tập 3. Thái độ: - Nghiêm túc và chăm chỉ trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Ôn lại kiến thức đã học. - Vận dụng làm các bài tập trong SBT 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Vận dụng làm bài tập trắc nghiệm. Nội dung Ghi Bảng.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Yêu cầu HS làm bài tập - HS nghiên cứu làm bài I. Bài tập trắc nghiệm trắc nghiệm bài 52.1; 52.7; tập. 52.8.; 53-54.1. Bài 52.1: B. Một đèn LED.. - Gọi lần lượt bảng làm.. 4HS lên - HS lên bảng làm.. Bài 52.7: C. Đèn pin. Bài 52.8: A.Đèn LED.. - GV nhận xét đánh giá và - Ghi vở kết quả đúng. cho điểm.. Bài 53 – 54. 1: C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.. - Tiếp tục gọi 3HS lần lượt - HS tiếp tục lên bảng làm Bài 53 – 54. 7: trả lời làm bài 53-54.7; 53- bài tập. A. Chỉ thấy ánh sáng màu 54.8; 53-54.9. lục. - Lấy ý kiến nhận xét của - Nhận xét bài làm của Bài 53 – 54.8: HS khác. bạn. A.Chỉ thấy ánh sáng màu đỏ. - GV đánh giá và cho - Ghi vở. điểm.. Bài 53-54.9: D. Màu lam.. Hoạt động 2: Bài tập tự luận II. Bài tập tự luận: - Yêu cầu HS đọc, nghiên cứu làm bài 52.3; 52.4.. - Nghiên cứu trả lời.. - Gọi 2 HS lên bảng làm.. - HS lên bảng làm.. Bài 52.3: Màu của ánh sáng phát ra là màu vàng. Bài 52.4: a.Màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắt lên tờ giấy sau khi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. Ánh sáng đỏ không đi.
<span class='text_page_counter'>(82)</span> - GV lấy ý kiến nhận xét của HS khác và sửa chữa, bổ sung từng bài.. - Nhận xét. - GV hướng dẫn trả lời bài - Làm theo hướng dẫn 52.5 và 52.6.. - GV nhận xét, bổ sung.. - Tiếp thu.. - Gợi ý cho HS trả lời bài 53 - 54.4.. - Phát biểu ý kiến.. - GV sửa chữa và kết luận. - Ghi vở.. 3. Củng cố: - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4. Dặn dò: - Dặn học sinh về học bài.. qua tấm lọc B màu xanh nên ta thấy màu đen. Bài 52. 5: Nhìn vào bong bóng xà phòng ta có thể thấy ánh sáng màu này hay màu khác rất sặc sỡ tùy thuộc vào hướng nhìn.. Bài 52.6: Đỏ sẫm. Đỏ nhạt. Đỏ cánh sen, đỏ cờ. Đỏ tía... Xanh biếc, xanh nước biển. Xanh da trời, xanh lá cây, xanh lá mạ, xanh lơ, xanh thẫm. Xanh nhạt.. Tím sẫm. Tím huế, tím hoa cà... Bài 53 – 54.4: a. Tùy theo phương nhìn ta có thể thấy đủ mọi màu. b.Ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ. Xà phòng là ánh sáng trắng. c. Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ chùm sáng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(83)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 63 - Bài 55. MÀU SẮC CỦA CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu được tại sao ta nhận biết được các màu,tại sao lại nhìn thấy vật màu xanh,đỏ.... 2.Kĩ năng: - Giải thích được ạư khác nhau về màu sắc khi đặt vật maù dưới ánh sáng màu và dưới ánh sáng trắng. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác,có hứng thú học bài,có ý thức bảo vệ đồ dùng dạy học. II .CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - Một hộp kín trong đó có các vòng màu khác nhau,trong hộp có các dèn phát ánh sáng màu và ánh sáng trắng . 2. Chuẩn bị của Học Sinh. - Đọc nghiên cứu trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: - H? Nêu khái niệm thế nào là sự trộn ánh sáng,cho ví dụ. 2.Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu màu của các vật dưới ánh sáng trắng. - GV chia theo nhóm bàn.. - HS nhận nhóm.. I. Vật màu trắng,vật.
<span class='text_page_counter'>(84)</span> - GV phát dung cụ thí nghiệm cho từng nhóm và nêu cách tiến hành,nội dung quan sát. -Yêu cầu HS hoàn thành C1.. màu đỏ,vật màu xanh - HS chỉ ra các màu quan và vật màu đen dưới sát được trên vật bất kì nào ánh sáng trắng trong lớp. C1: Có ánh sáng màu trắng, màu đỏ, màu xanh - HS hoàn thành C1 theo lục truyền đến mắt ta. nhóm. Vật màu đen không có ánh sáng truyền đến mắt.. - Từ C1 GV đưa ra kết - HS đọc ghi nhớ luận .. * Kết luận: Dưới ánh sáng trắng vật có màu nào thì thì có ánh sáng màu đó truyền đến mắt. Gọi là màu của vật.. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật - GV đưa ra khái niệm về - HS ghi nhớ tán xạ ánh sáng. - GV giới thiêu cách làm và phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. - Yêu cầu HS làm C2. - Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật có như nhau không?. II. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật.. 1.Thí nghiệm và quan sát. - HS quan sát và làm thí Khả năng tán xạ ánh sáng nghiệm theo nhóm. của các vật là khả năng hắt lại ánh sáng theo mọi phương của vật. - HS ghi kết quả quan sát 2. Nhận xét Vật màu nào chỉ có khả năng tán xạ tốt ánh sáng màu ấy và tán xạ kém ánh sáng màu khác.. Hoạt động 3: Rút ra kết luận và vận dụng - GV cho HS đọc kết luận. - 1 HS đọc. - GV kết luận.. - HS ghi nhớ. III. Kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. - Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác. - Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả ánh sáng màu. - Vật màu đen không có.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Yêu cầu HS hoàn thành - HS hoạt động cá nhân C4;C5;C6 - GV kiểm tra và cho điểm bài làm của 3 HS hoàn thành nhanh nhất. - Gọi 03 HS lên bảng trình - 3 HS lên bảng trình bày bày.. khả năng tán xạ các ánh sáng màu. IV. Vận dụng C4: Ban ngày lá cây có màu xanh vì nó tán xạ ánh sáng màu lục của ánh sáng mặt trời. Ban đêm có màu đen vì nó không có ánh sáng tới. C6: Chiếu ánh sáng trắng giấy qua tấm kính màu đỏ thì tờ giấy có màu đỏ .Nếu tờ giấy có màu xanh thì ta thấy tối.. 3. Củng cố. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 55.1 đến 55.4 SBT - Dặn HS về nhà học bài cũ,làm bài tập còn lại, nghiên cứu trước bài 56.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 64 - Bài 56. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu được các tác dụng của ánh sáng. 2.Kĩ năng: - Lấy được ví dụ thực tế để minh hoạ cho từng tác dụng của ánh sáng - Ứng dụng được các tác dụng của ánh sáng để vận dụng vào thực tế 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác,có hứng thú học bài,có ý thức bảo vệ đồ dùng dạy học. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - 2 nhiệt kế 1 nguồn điện 1 chiều 3 -15 V . - 2 đoạn đay đãn dài 25 -30cm. - 1 hộp màu đen,1hộp màu trắng.1 pin mặt trời 2. Chuẩn bị của Học Sinh - Đọc, nghiên cứu trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: - H? Nêu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật? 2.Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1:Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng. - GV Tại sao nói ánh sáng có tác dụng nhiệt,hãy lấy ví dụ chứng minh? - Hãy nêu các ứng dụng về tác dụng nhiệt của ánh sáng. - GV nhận xét bổ sung.. Nội dung ghi bảng. I.Tác dụng nhiệt của ánh sáng - Từng HS suy nghĩ,1 HS 1.Tác dụng nhiệt của trả lời ánh sáng là gì? - Ánh sáng có tác dụng nhiệt vì nó có thể làm - 03 HS nêu ứng dụng về nóng các vật khi chiếu tác dụng này trong tự vào.Khi đó quang năng nhiên. biến thành nhiệt năng. 2. Nghiên cứu tác dụng.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> - GV phát dụng cụ thí nghiệm. - Yêu cầu HS theo dõi độ tăng nhiệt độ của nhiệt kế ở tấm trắng và tấn đen khi chiếu vào cùng một lượng ánh sáng sau1,2,3 - Yêu cầu HS hoàn thành C3. nhiệt của ánh sáng trên - HS làm thí nghiệm theo vật màu trắng và vật nhóm. màu đen. a. Thí nghiệm: - Nhóm trưởng cử ra 1 HS đọc kết quả quan sát và 1 người thư kí. b. Kết luận: Vật có màu tối hấp thụ quang năng tốt hơn vật màu trắng.. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng sinh học của ánh sáng - GV cho HS đọc thông tin - HS tự đọc trong SGK. II.Tác dụng sinh học của ánh sáng - Ánh sáng có thể gây - GV: Tại sao nói ánh sáng -1 HS đại diện trả lời ra một số biến đổi nhất có tác dụng sinh học? định ở các sinh vật.Khi đó quang năng biến - GV kết luận chung. thành dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh - Hày nêu một số tác dụng - HS kể ra ứng dụng trong vật. của ánh sáng đối với cây cối thực tế. và con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác dụng quang điện của ánh sáng - GV phát dụng cụ cho từng - HS nhận dụng cụ thí nhóm, nghiệm và tiến hành làm - Yêu cầu HS quan sát quạt thí nghiệm. khi chưa chiếu ánh sáng và khi chiếu ánh sáng vào pin mặt trời. - Pin mặt trời là gì?. - HS tự rút ra kết luận.. III. Tác dụng quang điện của ánh sáng. 1. Pin mặt trời. Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát điện khi có ánnh sáng chiếu tới.. - GV: Hãy kể một vài ứng - 2 HS nê một vài ứng 2.Tác dụng quang điện dụng có sủ dụng pin mặt dụng của bin mặt trời - Ánh sáng có thể biến trời. đổi trực tiếp thành điện năng qua pin quang điện.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> - GV bổ sung. - Yêu cầu HS làm C7. gọi là tác dụng quang điện - HS trả lời và làm thí nghiệm kiểm tra.. Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu HS hoàn thành - Từng HS hoàn thành IV. Vận dụng C8;C9;C10 C7;C8;C9 C8: Acsimet sử dụng tác - GV chấm điểm cho HS. dụng nhiệt của ánh sáng C9: Tác dụng sinh học C10: Vì quần áo sáng hấp thụ quang năng íthơn nên mát hơn.. 3.Củng cố. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Cho HS đọc ghi nhớ - Hướng dẫn HS làm bài tập trong..
<span class='text_page_counter'>(89)</span> Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 65- Bài 57. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về ánh sáng - Biết được đặc điểm của ánh sáng đơn sắc,không đơn sắc. 2.Kĩ năng: - PT kĩ năng quan sát,kĩ năng phân biệt 02 loại ánh sáng trên. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác,có hứng thú học bài,có ý thức bảo vệ đồ dùng dạy ,tăng cường tính đoàn kết. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - 1 đèn phát ánh sáng trắng và 3 kính lọc màu 1 đĩa CD , 1màn chắn. 2. Chuẩn bị của Học Sinh - Đọc, nghiên cứu SGK. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của ánh sáng 2. Dạy nội dung bài mới. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu về ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc. - Cho HS đọc SGK. - HS tự đọc. - Thế nào là ánh sáng đơn - 1 HS đại diện trả lời sắc và không đơn sắc?. - GV kết luận. I. Ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. - Ánh sáng đơn sắc là ánh chỉ có một màu duy nhất và không thể tách ánh sáng đó thành ánh sáng có màu khác nhau.. - HS ghi nhớ - Ánh sáng không đơn sắc là ánh chỉ có một màu duy nhất nhưng có.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> thể tách ánh sáng đó thành ánh sáng có màu khác nhau. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. - Cho HS đọc phần c thuộc - HS tự đọc 2. II .Nội dung thực hành 1.Lắp ráp thí nghiệm.. - Yêu cầu HS nêu cách tiến - 1 HS nêu cách tiến hành. hành và làm thí nghiệm. - HS làm thí nghiệm theo 2. Phân tích kết quả. - Nhóm HS làm thí nghiệm. nhóm.. 3. Hoàn thành báo cáo thực hành - HS hoàn thành báo cáo thực hành theo cá nhân 4. Tổng kết - GV thu bài và chọn ra 1số bài để chữa. - Nhận xét giờ thực hành. - Dặn HS về ôn tập tổng kết chương.. Ngày soạn :........./............/ 2012.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 66 - Bài 58. TỔNG KẾT CHƯƠNG III QUANG HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Củng cố lại kiến thức về quang học. 2.Kĩ năng: - Kĩ năng tổng hợp và so sánh 3.Thái độ: - Nghiêm túc, hợp tác trong học tập. II. CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên - Hệ thống câu hỏi và bài tập. 2. Chuẩn bị của Học Sinh. - Ôn tập kiến thức trong chương. III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Tiến hành ôn tập Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động1: Kiểm tra kiến thức cũ.. Nội dung Ghi Bảng. I. TỰ KIỂM TRA - GV Yêu cầu HS trình - HS làm các câu hỏi ở bày sự chuẩn bị ở nhà. phần tự kiểm tra. 1. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí. Đó là hiện tượng khúc xạ. b. Góc tới bằng 600. góc khúc xạ nhỏ hơn 600 - GV lần lượt gọi HS trả - HS trả lời. lời và nhận xét.. 2. Thấu kính hội tụ có phần rìa nhỏ hơn phần giữa và cho ảnh ảo lớn hơn vật..
<span class='text_page_counter'>(92)</span> - GV sủa chữa và khắc - Ghi nhớ. sâu.. 3. Tia ló qua tiêu điểm chính của thấu kính. 4. Dùng 2 tia đặc biệt phát ra từ điểm B, Tia qua quang tâm và tia song song với trục chính. 5. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính phân kì. 6. Nếu ảnh của tất cả các vật là ảnh ảo thì đó là thấu kính phân kì.. - GV gọi những HS khá trả lời câu khó. HS trung - HS phát biểu. bình, yếu trả lời câu dễ.. - GV đánh giá và cho điểm.. - Yêu cầu HS ghi vở các ý chính.. - Tiếp thu.. - Ghi vở.. 7. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. Ảnh của vật cần chụp hiện lên trên phim. Đó là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. 8. Xét về mặt quang học 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh tương tự như vật kính, mang lưới tương tự như phim trên máy ảnh. 9. Điểm cực viễn và điểm cực cận. 10. Mắt cận không nhìn được các vật ở xa. Để khắc phục phải đeo kính phân kì. 11. Kính lúp là dụng cụ để quan sát các vật rất nhỏ. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự không qua 25cm..
<span class='text_page_counter'>(93)</span> - GV kết luận.. - Ghi nhớ.. 12. VD: nguồn phát ánh sáng trắng là mặt trời, đền ống... 13. Ta cho chùm sáng chiếu vào đĩa CD để biết nó phát ra ánh sáng màu nào. 14. Để trộn 2 ánh sáng ta cho nó chiếu vào cùng một chỗ. 15. Chiếu ánh sáng đỏ vào chỗ trắng ta có ánh sáng đỏ. 16. Trong việc sự dụng muối ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời.. Hoạt động 2: Vận dụng II. VẬN DỤNG - Gọi 1 số HS trả lời các - HS trả lời. câu hỏi trắc nghiệm.. 17. B 18. B. - GV nhận xét, đánh giá - Tiếp thu. cho điểm.. 19. B 20. D. - Hướng dẫn HS làm câu - HS vẽ hình, dựng ảnh và 22 và 23.24. tính độ cao. 21. a – 4 B–3 C–2 D–1 - Gọi đại diệm 3 HS khá lên bảng làm. - Lên bảng làm. 22. A’B’ là ảnh ảo Ảnh nằm cách thấu kính 10cm..
<span class='text_page_counter'>(94)</span> - GV bổ sung, sửa chữa.. - Tiếp thu và ghi vở.. 23. Ảnh cao 2,86cm 24. Ảnh cao 0,8cm.. - Gợi ý cho HS trả lời bài - Trả lời. 25 và 26.. - Kết luận.. - Tiếp thu.. 25. Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua kính lọc màu đỏ, ta thấy ánh sáng màu đỏ. b. Nhìn ngọn đèn đó qua tấm kính màu lam ta thấy màu lam. 26. Trồng cây cảnh dưới dàn hoa rậm rạp cây sẽ bị còi cọc và chết. Do không có ánh sáng mặt trời.. 3. Củng cố. - GV hướng dẫn học sinh cách làm bài tập quang học. 4. Dặn dò. - GV dặn HS nghiên cứu trước bài 59. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 67 – Bài 59.
<span class='text_page_counter'>(95)</span> NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Biết được sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng. 2.Kĩ năng: - Nhận biết dược các dạng năng lượng trong tự nhiên và sự chuyển hoá giữa chúng. - Vận dụng được quy luật về sự chuyển hoá năng lượng trong cuộc sống. 3.Thái độ: - Biết quý trọng và bảo vệ và sử dụng hợp lí các dạng năng lượng đặc biệt là các năng lượng có trong tự nhiên. II. CHUẨN BỊ 1.Chuẩn bị của Giáo Viên. - Một bộ tranh vẽ mô tả về sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng như hình 59.1 2. Chuẩn bị của Học Sinh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ. 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động1: Nhắc lại kiến thức về năng lượng . - Yêu cầu HS làm C1.. - HS hoạt động cá nhân I.Năng lượng hoàn thành C1.. - GV nhận xét và đưa ra kết luận và lấy ví dụ minh hoạ. - Cho HS hoàn thành C2.. Nội dung Ghi Bảng. - 1HS trả lời. - GV kết luận và giải thích.. * Kết luận: Ta nhận biết được một vật có cơ năng khi nó có khả năng thục hiện công,có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.. Hoạt động 2: Tìm hiểu về các dạng năng lượng và sự chuyển hoá giữa chúng - GV đưa ra các dạng năng HS thảo luận nhóm hoàn II. Các dạng năng lượng lượng và yêu cầu hs làm thành C3 và sự chuyển hoá giữa C3. chúng. - GV nhận xét.. - Nhóm khác nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(96)</span> - Yêu cầu HS hoàn thành - HS hoạt động cá nhân *Kết luận 2. C4. hoàn thành C4. Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ - GV nhận xét và giải chỉ - HS ghi nhớ. dạng này sang dạng khác. ra sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng trong các - 1 HS đọc lại kết luận. thiết bị ở hình 59.1đồng thời đưa ra kết luận 2. Hoạt động 3: Vận dụng - GV hướng dẫn HS hoàn thành câu C5.. - 1 HS lên bảng trả lời HS khác nhận xét.. III.Vận dụng. C5 Nhiệt lượng cần thiết cung cấp cho nước tăng nhiệt độ từ 200C lên 800C là: Q = c.m.(t2 – t1) Q = 2.4200.60 =504000J Vì nhiệt lượng mà ấm nhận được là do phần điện năng chuyển thành nên phần điện năng mà dòng điện truyền cho nước cũng chính là phần nhiệt lương trên nên A= Q= 504000 J. 3. Củng cố. - Gọi 1 số HS đọc ghi nhớ SGK. - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Dặn HS về học bài cũ. Làm bài tập. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 68 – Bài 60. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU.
<span class='text_page_counter'>(97)</span> 1.Kiến thức: - HS biết được quy luật về sự chuyển hoá năng lượng 2.Kĩ năng: - Nhận biết được và sự chuyển hoá giữa các hiện tượng cơ và nhiệt học - Vận dụng được quy luật về sự chuyển hoá năng lượng trong cuộc sống. 3.Thái độ: - Biết quý trọng và bảo vệ và sử dụng hợp lí các dạng năng lượng đặc biệt là các năng lượng có trong tự nhiên. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - Một bộ thí nghiệm như hình 60.1;01 hình vẽ 60.2 2. Chuẩn bị của Học Sinh. - Đọc SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ. - H? Kể tên các dạng năng lượng lấy ví dụ chứng tỏ rằng năng lượng có thể chuyển hoá cho nhau? 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Xác định sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ,nhiệt. - GV làm thí nghiệm như hình 60.1,yêu cầu HS quan sát và hoàn thành C1;C2;C3.. - GV nhận xét,giải thích.. - GV đưa ra thông tin về hiệu suất.. I. Sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ,nhiệt,điện. 1. Biến đổi thế năng thành động năng và - HS quan sát thí nghiệm ngược lại,sự hao hụt cơ và thảo luận trả lời các câu năng. hỏi C1;C2;C3 SGK a, Thí nghiệm: (Như hình 60.1) C1: Từ A đến C thế năng biến đổi thành động năng. - Lần lượt các nhóm trả Từ C đến B động năng lời,nhóm khác nhận xét. biến đổi thành thế năng. C2: Thế năng của viên bi ở A lớn hơn thế năng ở B. - Tiếp thu. C3: Viên bi không thể có thêm nhiều năng lượng hơn. Nhiệt năng xuất.
<span class='text_page_counter'>(98)</span> hiện do ma sát. - GV gợi ý HS đưa ra kết - HS tự rút ra kết luận. luận 1.. b, Kết luận 1 Nếu cơ năng của vật tăng hơn so với ban đầu thì phần tăng thêm là do năng lượng khác chuyển hóa thành.. Hoạt động 2: Xác định sự chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng cơ,nhiệt,điện. 2. Biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại. - GV treo tranh 60.2 lên - HS quan sát và thảo luận C4: Trong máy phát bảng ,yêu cầu HS trả lời trả lời C4;C5. điện: Cơ năng biến đổi các câu hỏi C4;C5 trong thành điện năng. SGK. Trong động cơ điện: - Đại diện từng nhóm đưa Điện năng biến đổi thành - Mời đại diện nhóm phát ra ý kiến. cơ năng. biểu. C5: Thế năng ban đầu của quả nặng A lớn hơn thế năng mà quả B thu - GV lấy ý kiến nhận xét. - Nhóm khác nhận xét. được.. - GV nhận xét và đưa ra kết - 1HS đọc lại kết luận luận 2.. * Kết luận 2. Phần năng lượng hao hụt đã bị biến đổi thành dạng năng lượng khác.. Hoạt động 3. Nghiên cứu định luật bảo toàn năng lượng. - Yêu cầu HS phát biểu - 1HS đọc cả lớp theo dõi. định luật.. - GV nhắc lại và lấy ví dụ minh hoạ.. III. Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác,hoặc truyền từ vật này sang vật khác..
<span class='text_page_counter'>(99)</span> 3.Củng cố - Cho HS hoàn thành các câu hỏi phần vận dụng. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT. - Dặn nghiên cứu trước bài 61.. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:..... Tiết 69. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hệ thống và củng cố các kiến thức cơ bản trong chương. 2.Kĩ năng:.
<span class='text_page_counter'>(100)</span> - Phát triển khả năng tái hiện của hs củng cố một số kĩ năng 3.Thái độ: - Nhiệt tình hợp tác II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - Các hệ thống câu hỏi trong chương 4 và các bài tập tham khảo. 2. Chuẩn bị của Học Sinh. - Ôn toàn bộ kiến thức trong chương. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ.( Xen vào trong quá trình ôn tập) 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Củng cố,hệ thống kiến thức trong chương. I. Tự kiểm tra - GV yêu cầu HS trả lời các - HS hoạt động cá nhân Câu 1: câu hỏi sau: hoàn thành các câu hỏi Kể tên các dạng năng trên. lượng thường gặp. Câu 2. Các dạng năng lượng có thể chuyển hoá cho - GV nhận xét câu trả lời - Tiếp thu. nhau không? lấy ví dụ của HS. chứng minh. Câu 3: Hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng - GV kết luận và khắc sâu. - Ghi nhớ. Câu 4: Nêu các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy:Thuỷ điện,nhiệt điện. Hoạt động 2: Vận dụng - Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong SBT.. - HS thảo luận nhóm.. - Gọi HS trả lời bài 59.2.. - Trả lời.. II .Vận dụng Bài 59.2: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Bài 59.3: Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi.
<span class='text_page_counter'>(101)</span> - Gợi ý cho HS trả lời bài 59.3 và 59.4.. - Phát biểu ý kiến.. - GV nhận xét, đánh giá cho điểm.. - Tiếp thu.. - Gọi HS trả lời bài 60.1.. - Trả lời.. - GV giải thích, bổ sung.. - Lắng nghe và tiếp thu.. - Yêu cầu HS trả lời 60.2.. - Trả lời bài 60.2.. - GV nhận xét.. - Tiếp thu.. thành nhiệt năng làm nóng nước, nước nóng bóc hơi thành mây bay lên cao có thế năng. Giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng,nước từ trên núi cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biến thành động năng. Bài 59.4: Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động. Bài 60.1: Không phải, muốn cho tuabin chạy, phải cung cấp cho noc nhiệt lượng ban đầu, đó là năng lượng của nước từ trên cao chảy xuống. Ta không phải bơm nước lên nhưng chính mặt trời đã cung cấp nhiệt năng làm cho nước bốc hơi bay lên cao thành mây rồi thành mưa rơi xuống hồ chứa nước ở trên cao. Bài 60.2 Nhiệt năng: đầu cọc bị đập nóng lên. Cơ năng: cọc chuyển động ngập sâu vào lòng đất. Bài 60.3:.
<span class='text_page_counter'>(102)</span> - Gọi tiếp 2HS trả lời bài. 60.3 và 60.4.. - HS lần lượt trả lời.. - GV kết luận.. - Ghi vở các câu trả lời đúng.. Không trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng. Bài 60.4: Không hoạt động được.. 3. Củng cố. - GV khắc sâu kiến thức cơ bản. 4. Dặn dò. - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ ( Từ bài 40 đến bài 61) - Chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng năm học. Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 70. THI KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Phòng giáo dục ra đề).
<span class='text_page_counter'>(103)</span> NHIỆT ĐIỆN VÀ THUỶ ĐIỆN.
<span class='text_page_counter'>(104)</span> I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết nguyên tắc hoạt động của nhà máy thuỷ điện và nhà máy nhiệt điện. - Thấy được vai trò của điện năng trong đời sống và trong sản xuất. 2.Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát,khả năng phân tích,tổng hợp của HS. - Phát triển kĩ năng phân tích hình vẽ. 3.Thái độ: - Biết quý trọng và bảo vệ và sử dụng hợp lí các dạng năng lượng đặc biệt là các năng lượng có trong tự nhiên có ý thức tạo ra nguồn điện năng để phục vụ đời sống con người. II.CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo Viên. - Một hình vẽ 61.1 và 61.2 SGK. 2. Chuẩn bị của Học Sinh - SGK và tài liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ. 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1.Tìm hiểu vai trò của điện năng trong đời sống và sản xuất. I. Vai trò của điện - GV cho HS nêu ứng dụng - 2 đến 3 HS nêu ứng dụng năng trong đời sống của điện năng trong đời của điện năng. và sản xuất. sống và tronmg sản xuất. - HS khác nhận xét,bổ - GV bổ sung. sung.. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy nhiệt điện - GV treo hình vẽ 61.1 lên II .Nhiệt điện. bảng. - Yêu cầu HS quan sát và trả lời C4. - GV: trong nhà máy nhiệt điện Năng lượng nào được chuyển hoá thành năng lượng nào?. - HS hoạt động cá nhân trả lời C4. Trong nhà máy nhiệt điện,nhiệt năng được - 1HS trả lời chuyển hoá thành cơ năng rồi thành điện năng..
<span class='text_page_counter'>(105)</span> - HS khác nhận xét. - GV kết luận. Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động của nhà máy thuỷ điện - GV treo hình vẽ 61.2 lên bảng.. III. Thuỷ điện.. - Yêu cầu hs quan sát và trả - HS hoạt động theo nhóm Trong nhà máy thuỷ lời C5;C6 trả lời C5 và C6. điện,thế năng của nước trong hồ chứa chuyển - GV: trong nhà máy thuỷ - 1 HS đại diện trả lời hoá thành động năng điện Năng lượng nào được cả lớp thống nhất ý kiến. rồi thành điện năng. chuyển hoá thành nănglượng nào? - GV kết luận. - Ghi nhớ.. 3. Vận dụng - GV gợi ý cho hs hoàn thành C7.. - Từng HS làm ra nháp.. - GV nhận xét và cho điểm .. - 1 HS lên bảng làm. IV. Vận dụng C7: Thế năng của hồ nước là A = p.h = V.d.h A= 106. 10000.200 A = 2.1012 Khi đó có thể cung cấp một năng lượng điện là 2.1012 J. 3. Củng cố -vận dụng. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Cho hs đọc có thể em chưa biết. - Hướng dẫn hs làm bài tập trong SBT Ngày soạn : Lớp dạy 9a Lớp dạy 9b Lớp dạy 9c. / / 2011 Tiết TKB Tiết TKB Tiết TKB. Ngày dạy / / 2011 Sĩ số Ngày dạy / / 2011 Sĩ số Ngày dạy / / 2011 Sĩ số. Vắng:................. Vắng:.................. Vắng:..................
<span class='text_page_counter'>(106)</span> Tiết 68. ÔN TẬP I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hệ thống và củng cố các kiến thức cơ bản trong chươngIV. 2.Kĩ năng: PT khả năng tái hiện của hs củng cố một số kĩ năng 3.Thái độ: - Nhiệt tình hợp tác II.CHUẨN BỊ 1.Đối với giáo viên: - Các hệ thống câu hỏi trong chương 4 và các bài tập tróngBT hoặc sách nâng cao. 2.Đối với học sinh:Ôn toàn bộ kiến thức trong chương. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ.( Xen vào trong quá trình ôn tập) 2.Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nộ dung ghi bảng. Hoạt động 1 Củng cố,hệ thốngkiến thức trong chương. I. Tự kiểm tra - GV yêu cầu hs trả lời - HS hoạt động cá nhân Câu 1: các câu hỏi sau: hoàn thành các câu hỏi Kể tên các dạng năng - GV nhận xét câu trả lời trên. lượng thường gặp. của HS Câu 1: Các dạng năng lượng có thể chuyển hoá cho nhau không? lấy ví dụ chứng minh. Câu 3: Hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng Câu 4: Nêu các quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy:Thuỷ điện,nhiệt điện. Hoạt động 2.
<span class='text_page_counter'>(107)</span> - Yêu cầu hs hoàn thành các bài tập trong SGK. Vận dụng - HS thảo luận nhóm.. II .Vận dụng Từ bài 59 đến bài 61. 3.Củng cố dặn dò - Yêu cầu hs về nhà học bài cũ ( Từ bài 40 đến bài 61) - Chuẩn bị cho kiểm tra chất lượng năm học ******************************************* Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 69-Bài 62. ĐIỆN GIÓ,ĐIỆN MẶT TRỜI VÀ ĐIỆN HẠT NHÂN I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - HS biết nguyên tắc hoạt động của nhà má điện gió,điện mặt trì và điện hạt nhân - Thấy được vai trò của điện năng trong đời sống và trong sản xuất. 2.Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát,khả năng phân tích,tổng hợp của hs. - PT kĩ năng phân tích hình vẽ 3.Thái độ: Biết quý trọng và bảo vệ và sử dụng hợp lí các dạng năng lượng đặc biệt là các năng lượng có trong tự nhiên có ý thức tạo ra nguồn điện năng để phục vụ đời sống con người. II.CHUẨN BỊ 1.Đối với giáo viên: - Một hình vẽ 62.1 và 62.2 SGK 2.Đối với học sinh:SGK và tài liệu tham khảo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ. 2.Dạy nội dung bài mới:. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Nội dung ghi bảng. Hoạt động 1 Tìm hiểu về máy điện gió, I . Máy điện gió.
<span class='text_page_counter'>(108)</span> -GV treo tranh 62.1 yêu cầu hs quan sát và tìm hiểu trả lời C1 - trong nhà máy điện gió Năng lượng nào được chuyển hoá thành năng lượng nào? Hoạt động 2. - HS qua sát và nghiên cứu trả lờj C1. Ttrong nhà máy điện gió động năng của gío chuyển hoá thành Điện năng.. Tìm hiểu về pin mặt trời - HS theo dõi đồ dùng II . Pin mặt trời cuẩ tổ,đọc thông tin về (SGK) pin mặt trời.. - Cho HS quan sát pin mặt trời - Yêu cầu hs đọc thông tin trang 162 - GV sơ lược cấu tạo và hoạt động. - Trong nhà máy nhiệt - 01 hs đạidiện trả lời Trong pin mặt trời quang điện Năng lượng nào năng chuyển hóa trục được chuyển hoá thành tiếp thành diện năng. năng lượng nào? Hoạt động 3 Tìm hiểu nhà máy điện hạt nhân III. Nhà máy điện hạt - Yêu cầu hs đọc thông - Từng hs đọc nhân ( SGK) tin trong SGK và ghi nhớ - GV thông báo về sự chuyển hoá nănglượng trong nhà máy điện hạt nhân,các mặt tích cực,têu cực cảu nhà máy. Hoạt động 4 Tìm hiểu về cách sử dụng tiế kiệm điện năng. IV . Sử dụng tiết kiệm điện năng. - Yêu cầu hs nêu ra các - Từng hs trả lời. ( SGK) cách sử dụng tiét kiệm điện, 3.Hướng dẫn hs học ỏ nhà. -Yêu cầu hs đọc các thông tin phần có thể em chưa biết. - về nhà ôn tập tiết sau kiểm tra học kì ******************************************************.
<span class='text_page_counter'>(109)</span> SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU I.MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - HS hiểu được trộn ánh sáng màu. 2.Kĩ năng: - HS trình bày và giải thích được thí nghiệm trộn ánh sáng màu. - Biết cách trộn ánh sáng màu từ đó có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng với nhau. - Trả lời được có thể trộn được ánh sáng đen hay ánh sáng trắng hay không. 3.Thái độ: - Nghiêm túc,hợp tác,có hứng thú học bài,có ý thức bảo vệ đồ dùng dạy học. II.CHUẨN BỊ. 1. Chuẩn bị của Giáo Viên: - Một đèn trộn ánh sáng,1 giá quang học,2 dây dãn, - 1 bộ nguồn,1màn ảnh,3 bộ tấm lọc màu:đỏ,xanh,lam,tràm. 2. Chuẩn bị của Học Sinh: - Đọc, nghiên cứu bài mới. III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: - 1 HS nêu cách phân tích ánh sáng trắng và cho biết ánh sáng trắng có thể phân tích thành những loại ánh sáng màu nào? - 1HS làm bài tập 53.2 SBT. 2.Dạy nội dung bài mới.. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là trộn ánh sáng. - GV dùng đèn trộn ánh sáng trong thí nghiệm và bố trí như hình 54.1. Nội dung ghi bảng. I. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau.. - GV tiến hành điều chỉnh - HS quan sát thí nghiệm ánh sáng chiếu trên màn của GV để chỉ ra các vùng chắn chia thành hai phần rõ sáng màu trên mà chắn. rệt sau đó để ánh sáng này có một phần chồng nhau. - Yêu cầu HS xác định - Từng HS xác định vùng phần có cả hai ánh sáng. sáng có cả hai màu. - Trộn ánh sáng màu là chiếu các chùm sáng - GV gợi ý để hs đưa ra - HS xác định thế nào là có màu khác nhau vào khái niệm trộn ánh sáng trộn ánh sáng màu. cùng một chỗ trên màn.
<span class='text_page_counter'>(110)</span> màu. chắn màu trắng. - GV gới thiệu dụng cụ trộn - HS ghi nhớ và quan sát ánh sáng màu và công dụng dụng cụ thí nghiệm. từng bộ phận của đèn. Hoạt động 2: Xác định màu của ánh sáng khi trộn 2 ánh sáng màu. - GV giới thiệu và phát - HS nhận dạng đồ thí II. Trộn hai ánh sáng dụng cụ thí nghiệm. nghiệm. màu với nhau. - Yêu cầu HS đọc cách tiến - HS tự đọc hành thí nghiệm.. 1.Thí nghiệm 1 C1: Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng - Cho HS nêu cách tiến - 1HS nêu cách tiến hành màu lam thì ta được hành thí nghiệm. thí nghiệm. ánh sáng màu hồng nhạt. - Yêu cầu HS tiến hành thí - HS làm thí nghiệm theo - Không có ánh sáng nghiệm và trả lời C1. nhóm ,quan sát thảo luận màu đen. hoàn thành C1. 2. Kết luận: Khi trộn hai ánh sáng - GV kết luận và giải thích - HS ghi nhớ màu với nhau ta được kĩ hơn về màu đen ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng ta thấy màu đen. Hoạt động 3: Xác định màu của ánh sáng khi trộn 3 ánh sáng. - GV hướng dẫn HS làm thí - HS làm thí nghiệm theo nghiệm 2. nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - GV giới thiệu thêm về - HS nhận xét ánh sáng tại cách trộn ánh sáng màu để vị trí có 3 chùm sáng gặp tạo ra ánh sáng trắng. nhau.. - GV cho hs rút ra kết luận.. - HS ghi nhớ. III. Trộn ba ánh sáng màu để được ánh sáng trắng. 1.Thí nghiệm 2 - Để ba tấm lọc màu khác nhau vào 3 cửa sổ - Di chuyển mà hứng C2: Tại vị trí có ba chùm sáng màu khác nhau gặp nhau ta thấy có màu trắng. 2. Kết luận:.
<span class='text_page_counter'>(111)</span> - Yêu cầu HS về học SGK. - HS hoạt động cá nhân để rút ra kết luận.. - Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng. - Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.. Hoạt động 4: Vận dụng. - GV mô tả cách làm thí - HS theo dõi nghiệm ở C3. IV- Vận dụng C3. Chia vòng tròn thành 3 - GV cho vòng tròn đó - HS quan sát thí nghiệm phần đều nhau có 3 quay và yêu cầu HS quan và nhận xét màu của ánh màu tương ứng khác sát màu của ánh sáng. sáng nhau. Khi cho vòng tròn đó quay nhanh ta - Cho HS trả lời các câu hỏi - HS thảo luận nhóm và trả nhìn thấy giấy có màu ở C3. lời C3. trắng.Đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng. - GV nhận xét và giải thích.. 3. Củng cố. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK 4. Hướng dẫn SH tự học ở nhà - Hướng dẫn HS làm bài tập 54.1;54.2 (SBT) - Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. - Dặn HS nghiệm cứu trước bài 55 (SGK ) Ngày soạn :........./............/ 2012 Lớp dạy 9A: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Lớp dạy 9B: Tiết TKB........... Ngày dạy ..........................Sĩ số..............Vắng:...... Tiết 70. THI KIỂM TRA HỌC KÌ II ( Phòng giáo dục ra đề).
<span class='text_page_counter'>(112)</span>
<span class='text_page_counter'>(113)</span>
<span class='text_page_counter'>(114)</span>