Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Tiểu luận Khám phá những nét riêng biệt trong văn hoá Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA: THƢƠNG MẠI – DU LỊCH
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
Đề tài:

“Khám phá những nét riêng biệt trong văn
hoá Hoa kỳ”


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ ...... 2
1.1.Giới thiệu sơ lược về hợp chủng quốc Hoa Kỳ ............................................................. 2
1.2. Địa lý ............................................................................................................................ 5
1.3. Chính trị ........................................................................................................................ 7
1.4. Kinh tế .......................................................................................................................... 8
1.5.Quan hệ ngoại giao – kinh tế với Việt Nam ................................................................ 10
CHƢƠNG 2: KHÁM PHÁ NHỮNG NÉT RIÊNG BIỆT TRONG VĂN HĨA HỢP
CHỦNG QUỐC HOA KỲ .............................................................................................. 17
2.1.Ngơn ngữ ..................................................................................................................... 17
2.2. Người Mỹ ................................................................................................................... 18
2.3. Hệ thống giáo dục Hoa kỳ .......................................................................................... 23
2.4. Về Tơn giáo ................................................................................................................ 35
2.5.Văn hố Ẩm thực ......................................................................................................... 42
2.6.Về Kiến trúc................................................................................................................. 53


2.7.Một số Lễ hội ở Mỹ ..................................................................................................... 79
2.8. Tập quán và văn hóa kinh doanh tại Hoa Kỳ ............................................................. 99
2.9. Những điều cấm kỵ nên tránh khi đến Hoa kỳ ......................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 128

i


LỜI MỞ ĐẦU

Hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở một số nước ngồi sẽ có
ích cho các doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở nước đó.
Bài viết này tóm tắt và hướng dẫn một số nét cơ bản về văn hóa kinh doanh ở Hoa Kỳ với
hy vọng phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp mới thiết
lập quan hệ kinh doanh với các bạn hàng ở Hoa Kỳ, giao tiếp và duy trì quan hệ kinh
doanh có hiệu quả hơn với các bạn hàng ở nước này.
Là một nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới và với khoảng 290 triệu dân có nguồn
gốc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới, Hoa Kỳ là một xã hội đa dạng nhất trên thế giới.
Mặc dù đại bộ phận người Mỹ được coi là có nguồn gốc từ Châu Âu, song những người
thiểu số như người gốc Mỹ (người da đỏ), người Mỹ gốc Phi, người Hispanic, và người
Châu á cũng rất đơng. Hiện nay, mỗi năm có tới trên một triệu người nước ngoài di cư
đến Hoa Kỳ sinh sống và làm ăn, và dự kiến đến năm 2050 người Mỹ da trắng chỉ còn
chiếm dưới 50%. Các cộng đồng đang sinh sống ở Hoa Kỳ đều có những bản sắc riêng
của họ, kể cả ngơn ngữ, tơn giáo, tín ngưỡng, và phong tục; do vậy, rất khó có thể khái
qt chính xác được văn hóa nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng ở nước này.
Phần giới thiệu dưới đây chỉ là những nét cơ bản và hướng dẫn chung. Để hiểu rõ hơn về
Hoa kỳ chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Khám phá những nét riêng biệt trong văn
hoá Hoa kỳ” để nghiên cứu.

1



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
1.1.

Giới thiệu sơ lƣợc về hợp chủng quốc Hoa Kỳ

Tên nước

: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America)

Tên thường gọi

: Hoa Kỳ hay Mỹ

Thủ đô

: Washington, D.C

Thành phố lớn nhất : New York
Chính phủ

: Liên bang Cộng hịa lập hiến

Diện tích

: 9.826.630 Km2 ( hạng 3)

Dân số


: 313.847.465 người (2012, hạng 3)

Ngày Quốc khánh

: 04/7/1776

Ngôn ngữ

: Tiếng Anh

Tiền tệ

: Đô la Mỹ ($) (USD

2


Biểu tƣợng Quốc huy: Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lịng can đảm, tầm nhìn
xa và sự bất tử. Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì lồi
đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh của mình.
Đại bàng cịn được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao và xứng danh
chúa tể bầu trời.
Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một cộng hịa lập hiến
liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn
toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô Washington, D.C., nằm giữa Bắc
Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đơng, Canada ở phía bắc,
và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ,
giáp với Canada ở phía đơng. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ
cũng có 14 lãnh thổ hay cịn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và
Thái Bình Dương.

Với 3,79 triệu dặm vng (9,83 triệu km²) và 316 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng
ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc
gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới (Người da trắng (81,7%), người da đen (12,9%),
3


người châu Á (4,2%), người da đỏ và thổ dân Alaska (1%), thổ dân Hawaii và thổ dân
các quần đảo Thái Bình Dương (0,2%)), do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với
tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la
(khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua
tương đương).
Quốc gia được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc
theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu
thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các tiểu bang
nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến
tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết
định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông
qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một
nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến
pháp được thông qua năm 1791.
Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ
trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19. Sự kiện này bao gồm việc thay thế các dân tộc bản
địa, sát nhập đất đai mới, và từng bước thành lập các tiểu bang mới. Nội chiến Hoa Kỳ
kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19,
Hoa Kỳ đã mở rộng đến Thái Bình Dương,[10] và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chiến tranh Tây Ban Nha - Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế cường quốc
quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Đệ nhị Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu
của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là thành viên thường trực vĩnh
viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến

tranh lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa,
và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.

4


1.2. Địa lý
-

Vị trí địa lý: Hoa Kỳ là một quốc gia ở Tây Bán cầu. Phần lãnh thổ lục địa tiếp

giáp với 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.và từ Canada đến Mexico
và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái Bình Dương và Bắc
Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii gồm một chuỗi các
đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Phần lãnh thổ lục địa Mỹ có
đường biên giới chung với hai nước Canada (phía bắc) và Mexico (phía nam)
-

Diện tích: Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế

giới, trước hoặc sau Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tùy theo hai lãnh thổ mà Ấn Độ và
Trung Hoa đang tranh chấp có được tính vào lãnh thổ Trung Hoa hay khơng. Nếu chỉ tính
về phần mặt đất thì Hoa Kỳ lớn hạng ba sau Nga và Trung Hoa nhưng đứng ngay trước
Canada (Canada lớn hơn Hoa Kỳ về tổng diện tích nhưng phần lớn lãnh thổ phía bắc của
Canada là những khối băng, khơng phải là mặt đất)
-

Địa hình: Hoa Kỳ Lục địa trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ

Canada đến Mexico và Vịnh Mexico. Alaska là tiểu bang lớn nhất về diện tích, giáp Thái

Bình Dương và Bắc Băng Dương và bị Canada chia cách khỏi Hoa Kỳ Lục địa. Hawaii
gồm một chuỗi các đảo nằm trong Thái Bình Dương, phía tây nam Bắc Mỹ. Puerto Rico,
lãnh thổ quốc hải đông dân nhất và lớn nhất của Hoa Kỳ, nằm trong đông bắc Caribe. Trừ
lãnh thổ Guam và phần cận tây nhất của Alaska, hầu như tất cả Hoa Kỳ nằm trong tây
bán cầu.
-

Đồng bằng sát duyên hải Đại Tây Dương nhường phần xa hơn về phía bên trong

đất liền cho các khu rừng dễ rụng lá theo mùa và các ngọn đồi trập chùng của vùng
Piedmont. Dãy núi Appalachian chia vùng sát duyên hải phía đơng ra khỏi vùng Ngũ Đại
Hồ và thảo nguyên Trung Tây. Sông Mississippi-Missouri là hệ thống sông dài thứ tư
trên thế giới chảy qua giữa nước Mỹ theo hướng chính là bắc-nam. Vùng đồng cỏ phì
nhiêu và bằng phẳng của Đại Bình ngun trải dài về phía tây. Rặng Thạch Sơn ở rìa phía
tây của Đại Bình ngun kéo dài từ bắc xuống nam băng ngang lục địa và có lúc đạt tới
độ cao hơn 14.000 ft (4.300m) tại Colorado.
5


-

Vùng phía tây của Rặng Thạch Sơn đa số là hoang mạc như Hoang mạc Mojave

và Đại Bồn địa có nhiều đá. Dãy núi Sierra Nevada chạy song song với Rặng Thạch Sơn
và tương đối gần duyên hải Thái Bình Dương. Ở độ cao 20.320 ft (6.194m), Núi
McKinley của Alaska là đỉnh cao nhất của Hoa Kỳ. Các núi lửa còn hoạt động là thường
thấy khắp Quần đảo Alexander và Quần đảo Aleutian. Tồn bộ tiểu bang Hawaii được
hình thành từ các đảo núi lửa nhiệt đới. Siêu núi lửa nằm dưới Công viên Quốc gia
Yellowstone trong Rặng Thạch Sơn là một di thể núi lửa lớn nhất của lục địa.
Các sơng chính: Mississippi dài 6.020km; Rio Grande dài 3.035km; Yukon dài 3.18 km;

Arkansas dài 2.333km.
Các cảng chính: Anchorage, Baltimore, Boston, Charleston, Chicago, Duluth, Hampton
Roads, Honolulu, Houston, Jacksonville, Los Angeles, New Orleans, New York,
Philadelphia, Port Canaveral, Portland (Oregon), Prudhoe Bay, San Francisco, Savannah,
Seattle, Tampa, Toledo.
Sân bay: ở Hoa Kỳ có tổng cộng 14.695 sân bay (theo thống kê năm 2001), trong đó có
5.127 sân bay có đường băng trải nhựa.
-

Khí hậu: Vì Hoa Kỳ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên Hoa Kỳ

gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ơn hịa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới
ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khơ hạn trong Đại Bình
ngun phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung
Hải ở dun hải California, và khơ hạn ở Đại Bồn địa. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi
thấy - các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bảo và phần lớn lốc
xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây.
-

Tài nguyên: Mỹ là mọt trong những nước giàu có nhất về tài ngun khống sản

trên thế giới, cả về trữ lượng lẫn sự phong phú về thể loại.
Đáng chú ý hơn cả là: than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, quặng sắt, kim loại mầu (đồng,
chì, kẽm...), quặng kim loại quý và hiếm. Diện tích rừng chiếm 1/4 đất nước.
6


1.3. Chính trị
-


Thể chế chính trị: Cộng hịa Liên bang, theo chế độ tam quyền phân lập

-

Hiến pháp: Thông qua ngày 17/9/1787, có hiệu lực từ ngày 4/3/1789. Hiến pháp

Mỹ là một trong những bản hiến pháp đầu tiên và thành cơng nhất thế giới. Cơ sở hình
thành hiến pháp Mỹ là: truyền thống cai trị của Anh; kinh nghiệm thực tiễn trong chế độ
tự trị của 13 bang; Tuyên ngôn độc lập; học thuyết Tam quyền phân lập của John Locke
và Montesquieu. Trên cơ sở đó, nhà nước Mỹ được chia làm 3 nhánh quyền lực độc lập:
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Cơ quan lập pháp: Quốc hội gồm hai viện:
-

Thượng viện: 100 ghế, 1/3 được bầu lại hai năm một lần; mỗi bang có hai Thượng

Nghị sĩ được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Phó Tổng thống giữ
chức danh Chủ tịch Thượng viện, và chỉ có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống
bất phân thắng bại (50/50).
-

Hạ viện: 435 ghế, được bầu trực tiếp theo phổ thống đầu phiếu. Mỗi bang có ít

nhất 1 Hạ Nghị sĩ, cịn lại căn cứ theo số dân của bang đó. Các Hạ Nghị sĩ có nhiệm kỳ 2
năm. Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử Quốc
Hội, bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện.
Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.
-

Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu trên cùng một lá phiếu của các đại cử tri,


những người này được lựa chọn trực tiếp từ từng các bang; Tổng thống và Phó Tổng
thống có nhiệm kỳ 4 năm.
Cơ quan tƣ pháp: Tòa án tối cao (1 Chánh án và 8 Thẩm phán được Tổng thống bổ
nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời).
-

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
7


-

Các đảng phái lớn: Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ. Ngồi ra ở Mỹ cịn có rất

nhiều các đảng nhỏ, các tổ chức và nhóm lợi ích tham gia vào các hoạt động liên quan tới
chính quyền.
1.4. Kinh tế
Mỹ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với các ngành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là
cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế
giới. Riêng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập
khẩu của thế giới.
Viện Nghiên cứu Kinh doanh Quốc tế, có trụ sở tại Thụy Sĩ cơng bố nghiên cứu
thường niên “Niên giám Sức cạnh tranh Thế giới” tháng 5-2007, trong đó kinh tế Mỹ tiếp
tục đứng đầu thế giới, kể từ năm 1994.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua (PPP) của nền kinh tế Mỹ năm
2006 đạt 12,98 nghìn tỷ USD, chiếm 32% GDP toàn cầu, (nhiều gấp hai lần con số GDP
của nước đứng hai thế giới), cống hiến tới 16,8% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhờ
kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp năm 2006

giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua xuống còn 4,5% (tháng 5/2007) đồng
thời, tốc độ lạm phát vẫn được khống chế ở mức độ hợp lý nhờ chính sách tăng lãi suất
tiền gửi ngắn hạn theo hướng thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Ngày 8-82006, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức 5,25%, sau 17 lần
tăng liên tiếp, chấm dứt thời kỳ tăng liên tục 0,25% kể từ tháng 6-2004. Đây chính là
những điều kiện quan trọng thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi và khuyến khích người tiêu
dùng trên thị trường nội địa.
 Về Công nghiệp:
-

Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 20,4% GDP.
8


-

Sản phẩm cơng nghiệp chính: Dầu mỏ, thép, ơtơ, xe máy, hàng khơng vũ trụ, thiết

bị truyền thơng, hố dược, điện tử, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, gỗ, khai khống.
 Về Nơng nghiệp:
-

Tổng giá trị các sản phẩm nơng nghiệp chiếm 1% GDP

-

Sản phẩm nơng nghiệp chính: Lúa mì, ngũ cốc, ngơ, hoa quả, rau, bơng, thịt bị,

lợn, gia cầm, các sản phẩm sữa, các sản phẩm lâm nghiệp, cá...
 Về Dịch vụ - Du lịch
-


Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 78,6% GDP

 Về Xuất khẩu
Xuất khẩu: 1,024 nghìn tỷ USD (năm 2006 - nguồn: The World Factbook - 2007)
-

Mặt hàng xuất khẩu chính: Tư liệu sản xuất (49%), sản phẩm phụ trợ cho công

nghiệp (26,8%), hàng tiêu dùng (15%), sản phẩm nông nghiệp (9,2%).
-

Bạn hàng xuất khẩu chính: Canada (23%), Mexico (13,6%), Nhật Bản (6,7%),

Anh (4,4%), Trung Quốc (4,3%).
 Về nhập khẩu
-

Nhập khẩu: 1,869 nghìn tỷ USD (năm 2006- nguồn: The World Factbook-2007)

Mặt hàng nhập khẩu: Sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp (32,9%), , hàng tiêu dùng
31,8%, tư liệu sản xuất (30,4%), sản phẩm nơng nghiệp (4,9%).
-

Bạn hàng nhập khẩu chính: Canada (17%), Trung Quốc (13,8%), Mexico (10,3%),

Nhật Bản (8,7%), Đức (5,2%).

9



 Giao thông- Vận tải
- Đường sắt: 226.605 km
- Đường bộ: 6.430.366 km
- Đường thuỷ: 41.009 km
1.5.Quan hệ ngoại giao – kinh tế với Việt Nam
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 12/7/1995

1.5.1. Các hiệp định, văn bản đã ký giữa hai nƣớc
-

Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997)

-

Hiệp định về hoạt động của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) tại Việt

Nam (ngày 26/3/1998)
-

Hiệp định Bảo lãnh khung và Hiệp định khuyến khích dự án đầu tư giữa Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ - EXIMBANK (ngày
9/12/1999)
-

Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (ký ngày 13/7/2000, có

hiệu lực ngày 10/12/2001)
-


Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001)

-

Hiệp định Dệt - may (có hiệu lực từ 1/5/2003)

-

Hiệp định Hàng khơng (có hiệu lực từ 14/1/2004)

-

Thư thoả thuận hợp tác về phòng chống ma tuý (có hiệu lực từ ngày 26/2/2004)

-

Hai bên đang đàm phán để ký kết Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật

-

Hiệp định hợp tác về Vận tải biển

-

Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp.

-

Tuyên bố chung về hợp tác y tế giữa hai Bộ Y tế (12/1997)


10


-

Thoả thuận hợp tác về thể dục thể thao (tháng 3/1999)

-

Bản Ghi nhớ về hợp tác thuật trong lĩnh vực Khí tượng Thuỷ văn (1/2001)

-

Biên bản Ghi nhớ giúp đào tạo nhân lực cho ngành Thuỷ sản Việt Nam

(11/3/2003)
-

Bản ghi nhớ về hợp tác lao động Việt nam - Hoa Kỳ (ký ngày 17/11/2000),...

-

Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Nguyên tắc hợp tác trong việc thực

hiện Đề án Quỹ giáo dục của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam (VEF). VEF đã bắt đầu cấp học
bổng cho sinh viên Việt Nam sang Hoa Kỳ đào tạo.
Ngày 23/6/2004, Tổng thống Mỹ G.Bush tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách 15 nước
hưởng viện trợ trong Kế hoạch Viện trợ khẩn cấp về phịng chống HIV/AIDS.


1.5.2. Quan hệ chính trị ngoại giao
Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao đổi Đại sứ đầu
tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh và
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco vào tháng 11/1997.
Hai bên đã trao đổi nhiều đồn cấp cao.
Về phía Việt Nam thăm Mỹ có:
- Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (1998, 2000)
- Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng (2001)
- Phó Thủ tướng Vũ Khoan (2003) và nhiều đoàn cấp Bộ trưởng
- Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Mỹ (tháng 6 năm 2005)
Phía Mỹ cũng cử nhiểu đồn cấp cao thăm Việt Nam:
- Ngoại trưởng W.Chistopher (1995)
- Ngoại trưởng M.Albright (1997)
- Cố vấn an ninh quốc gia A. Lake (1996)
- Cựu Tổng thống G. Bush (1995)

11


- Bộ trưởng Quốc phòng Cohen (2000)
- Ngoại trưởng C.Powell (2001)
- Tổng thống Mỹ Clinton tháng 11/2000. Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao hai nước đã gặp gỡ
tại các diễn đàn đa phương.

1.5.3. Quan hệ kinh tế
a. Quan hệ thƣơng mại
Từ khi Việt Nam và Hoa kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (12/7/1995), buôn bán
giữa hai nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa từ
Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã góp phần thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo số liệu của Hải quan Mỹ, năm 1993

Việt Nam chưa hề xuất khẩu sang Mỹ bất kỳ một sản phẩm nào và cũng chỉ nhập khẩu từ
Mỹ khoảng 7 triệu USD. Sau khi Tổng thống Bill Clinton quyết định chấm dứt cấm vận
buôn bán với Việt Nam ngày 3/2/1994, hàng hóa của Việt Nam bắt đầu tiếp cận thị
trường Mỹ và ngay trong năm đầu tiên này, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã
đạt 50,5 triệu USD.
Sau khi có BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng mạnh từ 1.053 triệu USD năm
2001 lên 5.276 triệu USD năm 2004. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm từ
thị trường Mỹ. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng dệt may, thủy hải sản, dầu
khí, giày dép và đồ gỗ gia dụng và nhập khẩu từ Mỹ các thiết bị y tế, máy bay, máy công
cụ.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng tới 5 lần kể từ sau khi có BTA, song con
số này cũng chỉ mới chiếm khoảng 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Với kim ngạch
nhập khẩu 1.764 tỷ USD năm 2004, Mỹ đang là thị trường lớn cho các loại hàng hoá và
dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam.
Cùng với những thuận lợi khách quan, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam
cũng đã không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới cơng nghệ, nhờ đó khả năng
12


cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được cải thiện, cơ cấu hàng xuất
khẩu ngày càng phong phú hơn. Trong bối cảnh chung của quan hệ giữa hai nước đang
từng bước được cải thiện, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và hiểu biết
hơn về thị trường Mỹ. Tất cả những nhân tố đó đang tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
sản xuất Việt Nam tiếp cận và mở rộng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Theo ước tính của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, năm 2005 Việt Nam có thể xuất khẩu
sang Mỹ từ 5,7 đến 6 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, với khoảng 2,74 tỷ USD/năm. Sản phẩm
dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu Mỹ
nhờ chất lượng tốt và bảo đảm được thời hạn giao hàng.
Thuỷ hải sản vẫn chiếm vị trí thứ hai trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của

Việt Nam vào Mỹ, cho dù sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu đã giảm hơn 40% trong
năm 2004 và tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm 2005 do tác động của vụ kiện bán
phá giá.
Cho dù gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và
Mỹ trong ba tháng đầu năm 2005 vẫn đạt 1,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang
Mỹ 1,5 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trả lời phỏng vấn TTXVN tại Oasinhtơn mới đây, Đại sứ Marine cho biết Mỹ hoàn toàn
ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông
cho rằng đây là bước đi tiếp theo tự nhiên sau khi hai nước đã bắt tay vào thực hiện BTA.
Ông tin rằng sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn hơn đối với
các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngồi, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ: Hàng may mặc, giày dép,
các sản phẩm sơ chế (hải sản, rau, quả, cà phê, cao su thơ, dầu khí), các sản phẩm chế tạo
thép, thiết bị điện, hàng gia dụng, hàng phục vụ du lịch,...
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ sang Việt Nam: Các sản phẩm sơ chế (thực
phẩm, sợi dệt...), các sản phẩm chế tạo (phân bón, nhựa và các sản phẩm giấy, máy móc,
thiết bị vận tải, thiết bị khoa học...)
13


Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ (triệu USD)
11 tháng

Nhóm mặt hàng

2003

Tổng kim ngạch

4.472,0


4.760,9

5.035 - 5.085 5.750 – 6.000

14 - 18

Hàng dệt may

2.514,1

2.595,70

2730 - 2.740 2.700 - 2.750

0

730.5

520,31

550 - 560

730 - 750

30 - 35

324,8

430,40


460 - 470

600 - 650

30 - 35

189,6

336,10

360 - 365

530 - 560

45 - 50

236,2

325,50

340 - 345

340 - 360

0–2

209,18

223,05


240 - 245

300 – 320

25 - 30

267,62

329,84

355 - 360

550 - 610

55 - 65

Thuỷ sản kể cả chế
biến
Giầy dép
Đồ gỗ và trang trí nội
thất

2004

Ƣớc 2004

Ƣớc 2005

+/- %


Cà phê, điều, tiêu, cao
su & các nơng sản
khác
Dầu khí và sản phẩm
dầu khí
Các mặt hàng khác

Tuy nhiên, trong q trình mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại, một số tranh chấp đã
nảy sinh do chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ như vấn đề cá tra, cá basa, tôm, hàng dệt
may,...
Để quy mô thương mại song phương lớn hơn nữa, Việt Nam phải thúc đẩy quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ lên trình độ mới và cải thiện mạnh hơn nữa quan hệ chính trị với
Hoa Kỳ sao cho hàng hóa của Việt Nam hồn tồn bình đẳng với hàng hố các nước khác
và các cơng ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam ở quy mô lớn hơn nhiều so với hiện nay.
Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
14


b. Quan hệ đầu tƣ
Bên cạnh những kết quả tích cực về trao đổi thương mại, hoạt động hợp tác đầu tư giữa
hai nước cũng có những bước tiến đáng kể. Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Marine cho
biết tổng vốn đầu tư trực tiếp của các công ty Mỹ vào Việt Nam hiện đạt khoảng 2,6 tỷ
USD, trong đó 730 triệu USD được đầu tư trực tiếp từ Mỹ và 1,9 tỷ USD từ các công ty
con của Mỹ ở nước ngồi. Ơng cho biết Mỹ là nước đầu tư thực tế lớn nhất vào Việt Nam
trong năm 2004, với 531 triệu USD, chiếm 19% tổng giá trị đầu tư của nước ngoài vào
Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư lớn nhất của các công ty Mỹ vào Việt Nam là dầu lửa, chiếm
gần 1 tỷ USD. Nhiều công ty Mỹ cũng đang quan tâm tới lĩnh vực chế tạo và dịch vụ ở
Việt Nam.
Viện trợ kinh tế của Mỹ dành cho Việt Nam cũng tăng nhanh trong thập kỷ qua. Tổng giá

trị các chương trình viện trợ do Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) giám sát và
thực hiện ở Việt Nam đã tăng từ khoảng 2 triệu USD năm 1996 lên 12,5 triệu USD năm
2003. USAID có kế hoạch viện trợ cho Việt Nam 11 triệu USD trong tài khoá 2004 và 13
triệu USD trong tài khoá 2005.
Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS), tổng viện trợ của Mỹ
cho Việt Nam, kể cả các chương trình của USAID, trong tài khố 2003 đã lên tới 40 triệu
USD. Các chương trình viện trợ lớn của Mỹ cho Việt Nam gồm phòng chống HIV/AIDS,
chăm sóc trẻ em, trao đổi giáo dục, trợ giúp lương thực thực phẩm và hỗ trợ cho việc thực
hiện BTA.

1.5.4. Quan hệ trong lĩnh vực Khoa học - Cơng nghệ, Văn hố, Giáo dục - Đào tạo, Y
tế và Lao động
Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam – Hoa Kỳ còn hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như:
Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, Văn hoá, Giáo dục - Đào tạo, Y tế và Lao
động; Hợp tác về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại; Quan hệ an ninh - quân sự;
Hợp tác chống khủng bố.

15


a. Hợp tác về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại:
Với truyền thống và chính sách nhân đạo, Việt Nam đã và đang hợp tác tốt với Hoa Kỳ
trong việc giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Hai nước đang tiến
hành đợt tìm kiếm hỗn hợp thứ 79. Phía Việt Nam đã trao cho Hoa Kỳ 827 bộ hài cốt.
Phía Hoa Kỳ cũng đang từng bước hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề
hậu quả chiến tranh ở Việt Nam như cung cấp các thông tin liên quan tới việc tìm kiếm
người Việt Nam bị mất tích trong chiến tranh. Hai bên hợp tác tổ chức một số Hội nghị
về nghiên cứu hậu quả chất độc da cam. Từ năm 2000, cơ quan viện trợ USAID đã tài trợ
cho nhiều tổ chức NGO (Peace Tree, VNAH, HealthEd,...) thực hiện các chương trình rà
phá bom mìn, trồng cây xanh, trợ giúp nạn nhân,... Ngày 25/2/2004, Trung tâm xử lý

bom mìn của Bộ Quốc phòng (BOMICO) và Quỹ cựu binh Mỹ ở Việt Nam (VVAF) ký
Dự án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn vật nổ cịn sót lại sau chiến
tranh tại Việt Nam”.
b. Quan hệ an ninh - quân sự:
Hai bên đã cử Tuỳ viên quân sự (Hoa Kỳ cử năm 1995 và Việt Nam cử năm 1997); tiến
hành trao đổi nhiều đoàn, kể cả các đồn cấp Thứ trưởng và Bộ trưởng Quốc phịng. Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Cohen thăm Việt Nam tháng 3/2000. Đáp lại, Bộ trưởng
Quốc phòng Phạm Văn Trà đã thăm Hoa Kỳ tháng 11/2003. Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ
tại Thái Bình Dương đã thăm Việt Nam. Tàu hải quân Hoa Kỳ thăm hữu nghị cảng Việt
Nam vào tháng 11/2003 và tháng 7/2004.
c. Hợp tác chống khủng bố:
Việt Nam đã và đang tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực cụ thể. Đồng
thời, Việt Nam cũng yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những
tổ chức và cá nhân có hành động khủng bố chống Việt Nam.

16


CHƢƠNG 2: KHÁM PHÁ NHỮNG NÉT RIÊNG BIỆT TRONG VĂN HĨA HỢP
CHỦNG QUỐC HOA KỲ
2.1.Ngơn ngữ
Hoa Kỳ khơng có một ngơn ngữ chính thức, nhưng tiếng Anh được khoảng 82% dân số
nói như tiếng mẹ đẻ. Biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa Kỳ được biết như là tiếng Anh
Mỹ; cùng với tiếng Anh Canada nó tạo thành một nhóm tiếng địa phương được biết đến
là tiếng Anh Bắc Mỹ. Có 96% dân số Hoa Kỳ nói rành tiếng Anh[1]. Ngày 18 tháng 5
năm 2006, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu cho một tu chính án của một đạo luật cải
cách di dân mà tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia của Hoa Kỳ[2]. Đạo luật cải cách
di dân chính nó, S. 2611, đã được thơng qua tại Thượng viện ngày 25 tháng 5 năm 2006
và hiện tại phải được đưa trở lại Hạ viện Hoa Kỳ để bảo đảm là các tu chính án được
đồng thuận.

Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thông dụng thứ nhì tại Hoa Kỳ, được khoảng 30 triệu
người nói (hay 12% dân số) năm 2005. Tại Puerto Rico, cả tiếng Tây Ban Nha và tiếng
Anh đều là ngơn ngữ chính thức, và tại New Mexico cả hai ngôn ngữ được sử dụng rộng
rãi. Hoa Kỳ có dân số nói tiếng Tây Ban Nha đứng hàng thứ năm trên thế giới, chỉ sau
Mexico, Tây Ban Nha, Argentina và Colombia. Puerto Rico có dân số nói tiếng Tây Ban
Nha là đa số. Mặc dù các di dân mới đến từ châu Mỹ Latinh ít thơng thạo tiếng Anh
nhưng thế hệ thứ hai gần như nói tiếng Anh lưu lốt trong khi khoảng phân nửa vẫn cịn
nói tiếng Tây Ban Nha.
Người gốc Đức tạo thành nhóm sắc tộc riêng biệt lớn nhất tại Hoa Kỳ và tiếng Đức xếp
hạng năm. Tiếng Ý, tiếng Ba Lan và tiếng Hy Lạp vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong
dân số có nguồn gốc di dân từ các quốc gia đó trong đầu thế kỷ 20 nhưng việc sử dụng
các ngôn ngữ này đã mai một khi các thế hệ người già mất đi. Bắt đầu từ thập niên 1970
và tiếp tục cho đến giữa thập niên 1990, nhiều người từ Liên Xơ và sau đó là các nước
cộng hịa kế thừa của nó như Nga, Ukraina, Belarus và Uzbekistan đã di dân đến Hoa Kỳ
làm cho tiếng Nga trở thành một trong những ngôn ngữ thiểu số tại Hoa Kỳ.
17


Tiếng Tagalog và tiếng Việt có trên 1 triệu người nói tại Hoa Kỳ, gần như là tồn bộ
trong số những người di dân vừa qua.
Cũng có một dân số nhỏ người bản thổ châu Mỹ vẫn cịn nói các ngôn ngữ bản xứ của
họ, nhưng những dân số này đang ít dần và các ngơn ngữ này gần như chưa bao giờ được
sử dụng rộng rãi bên ngoài các khu dành cho người bản thổ. Tiếng Hawaii, mặc dù có ít
người bản xứ nói, vẫn cịn được dùng ở cấp tiểu bang tại Hawaii cùng với tiếng Anh. Tất
cả các ngơn ngữ khác ngồi tiếng Anh thường được truyền lại từ các thế hệ tổ tiên di dân
hoặc được dạy qua những hình thức giáo dục.
Có khoảng 337 ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ bằng dấu tại Hoa Kỳ mà trong đó khoảng
176 là có nguồn gốc bản địa. 52 ngơn ngữ nói trong lãnh thổ của Hoa Kỳ ngày nay đã
tuyệt chủng.
2.2. Ngƣời Mỹ

Ngƣời Mỹ là một dân tộc và là những công dân của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một quốc gia đachủng tộc, nơi sinh sống của nhiều người có nhiều nguồn gốc quốc gia và chủng tộc khác
nhau. Kết quả là một số người Mỹ khơng tự nhận tính dân tộc của mình theo nhóm chủng
tộc mà tự nhận mình vừa là dân tộc Mỹ vừa là dân tộc gốc của tổ tiên mình. Ngồi dân số
người Mỹ bản địa, gần như tất cả mọi người Mỹ hay tổ tiên của họ đã di dân đến đây
trong 5 thế kỷ qua.
Vì thành phần dân số đa-chủng tộc nên Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, nơi có rất
nhiều truyền thống và giá trị đa dạng khác nhau. Nền văn hóa mà đa số người Mỹ có
chung với nhau được gọi là nền văn hóa dịng chính của Mỹ (mainstream American
culture). Đó là một nền văn hóa phương Tây, phần lớn được đúc kết từ những truyền
thống văn hóa của người di dân từ Tây Âu, bắt đầu trước hết là những người định cư Hà
Lan và Anh. Các nền văn hóa Đức và Ái Nhĩ Lan cũng có khá nhiều ảnh hưởng. Một số
thuộc tính văn hóa của các nhóm người nơ lệ như Igbo, Mandé, Kongo và Wolof từ Tây
18


Phi đã được người Mỹ dịng chính tiếp nhận; một nền văn hóa đặc sắc Mỹ gốc châu Phi,
dựa trên những truyền thống của những người nô lệ Bantu từ Trung Phi, đã phát triển mà
cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa dịng chính của Mỹ. Sự bành trướng lãnh
thổ của Hoa Kỳ về phía tây đã hội nhập các dân tộc Creole và Cajun của vùng Louisiana
và người Hispanos của vùng Tây Nam và mang văn hóa Mexico đến gần hơn với Hoa
Kỳ. Làn sóng di dân ồ ạt trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam và Đông Âu đã
mang đến thêm những nhân tố mới về văn hóa. Cuộc di dân gần đây hơn từ châu Á, châu
Phi và đặc biệt là châu Mỹ Latin đã và đang có một ảnh hưởng rộng lớn. Sự hòa trộn sau
cùng các nền văn hóa có thể được diễn tả như một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa
hịa lại với nhau gọi là melting pot, hay giống một tô xà lách trộn mà trong đó các di dân
và con cháu của họ vẫn giữ lại các đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ tiên mình gọi là
salad bowl.
Ngồi người Mỹ sống tại Hoa Kỳ, người Mỹ và con cháu của họ cũng có thể được thấy ở
ngoại quốc. Ước tính có hơn 4 triệu người Mỹ sống ở ngoại quốc.
 Các nhóm sắc tộc và chủng tộc

1. Ngƣời Mỹ Trắng và ngƣời Mỹ gốc châu Âu
Đa số trong số 313 triệu người hiện sống tại Hoa Kỳ là người Mỹ da trắng. Họ có nguồn
gốc tổ tiên từ những di dân đến từ châu Âu, Trung Đông, và Bắc Phi. Người Mỹ da trắng
chiếm đa số tại 49 trong 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Hawaii. Người da
trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha chiếm đa số tại 46 tiểu bang; bốn tiểu bang có số
người da trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha dưới tỉ lệ 50% là California, Texas, New
Mexico, và Hawaii. Ngoài ra, Đặc khu Columbia có đa số cư dân khơng phải người da
trắng. Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, dân số người da trắng tại Hoa Kỳ là
229.773.131 người, đại diện 74,8% dân số. Trong số đó, có 199.325.978 là người da
trắng khơng nói tiếng Tây Ban Nha, đại diện 64,9% tổng dân số.

19


Nhóm tổ tiên lục địa lớn nhất của người Mỹ là người châu Âu. Nhóm này có thể bao gồm
người có nguồn gốc châu Âu nhưng di dân trước hết đến châu Phi, Bắc Mỹ, vùng
Caribbe, Trung Mỹ hay Nam Mỹ và các quốc gia trong châu Đại dương trước khi họ hay
con cháu của họ di dân đến Hoa Kỳ.
Tính chung, là nhóm chủng tộc lớn nhất, người Mỹ gốc châu Âu có tỉ lệ nghèo thấp nhất
và đứng thứ hai về thành đạt trong giáo dục, lợi tức trung bình tính theo mỗi hộ gia đình,
và lợi tức cá nhân trung bình so với bất cứ nhóm chủng tộc khác của Hoa Kỳ.
2.Ngƣời Mỹ Da đen và ngƣời Mỹ gốc châu Phi
Người Mỹ gốc châu Phi (cũng còn được gọi là người Mỹ Da đen) là công dân hay cư dân
của Hoa Kỳ có nguồn gốc từ bất cứ dân tộc nào của châu Phi. Tại Hoa Kỳ, các thuật từ
này được dùng để chỉ người Mỹ có ít nhất 1 phần nguồn gốc từ Hạ-Sahara châu Phi.
Theo Khảo sát Cộng đồng Mỹ năm 2009, có khoảng 38.093.725 người da đen tại Hoa
Kỳ, chiếm 12,4% tổng dân số. Ngồi ra, có khoảng 37.144.530 người da đen khơng nói
tiếng Tây Ban Nha, chiếm 12,1% dân số.
Đa số người Mỹ gốc châu Phi là con cháu trực hệ của những người châu Phi bị bắt và
sống sót qua thời đại nô lệ bên trong ranh giới của Hoa Kỳ ngày nay mặc dù cũng có một

số người hay con cháu của họ là những di dân đến từ châu Phi, vùng Caribbean, các quốc
gia Trung Mỹ hoặc Nam Mỹ.
Lịch sử người Mỹ gốc châu Phi bắt đầu trong thế kỷ 17 khi người châu Phi bị bắt và bị
bán làm nơ lệ có khế ước tại 13 thuộc địa và tiến triển đến khi Barack Obama được bầu
làm tổng thống Hoa Kỳ thứ 44. Giữa hai thời điểm nổi bật này, có nhiều sự kiện và vấn
đề khác, có cái đã được giải quyết và có cái vẫn cịn tiếp diễn mà người Mỹ gốc châu Phi
đối diện. Một trong số đó là chế độ nơ lệ, tái thiết, phát triển cộng đồng người Mỹ gốc
châu Phi, tham dự vào các cuộc xung đột quân sự lớn của Hoa Kỳ, tách biệt chủng tộc, và
phong trào nhân quyền.

20


Người Mỹ gốc châu Phi là nhóm chủng tộc thiểu số lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nhóm
chủng tộc lớn thứ hai đứng sau nhóm chủng tộc người Mỹ Da trắng
3.Ngƣời Mỹ gốc châu Á
Nhóm dân số nổi bật khác là người Mỹ gốc châu Á với 13,4 triệu người năm 2008, hay
4,4% dân số Hoa Kỳ.[37] California là nơi có khoảng 4,5 triệu người Mỹ gốc châu Á trong
khi đó có khoảng 495.000 người Mỹ gốc châu Á sống tại Hawaii, chiếm khoảng 38,5%
dân số quần đảo này. Đây là nơi có tỉ lệ lớn nhất người Mỹ gốc châu Á so với bất cứ tiểu
bang nào. Người Mỹ gốc châu Á sống khắp nơi trên đất Mỹ và có thể thấy với dân số lớn
tại Thành phố New York, Chicago, Boston, Houston, và những trung tâm đô thị khác.
Các nhóm sắc dân lớn nhất người Mỹ gốc châu Á là người di dân hay con cháu của họ
đến từ các quốc gia Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Brunei, Malaysia, Việt Nam,
Kampuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan. Mặc dù dân số người Mỹ gốc châu Á về
tổng thể được xem là những sắc dân vừa mới được thêm vào gia đình đa chủng tộc của
Hoa Kỳ nhưng những làn sóng di dân tương đối lớn của người Nhật Bản, Philippine và
Trung Hoa đã từng xảy ra trong giữa đến cuối thế kỷ 19.
4.Hai hay nhiều chủng tộc
Người Mỹ đa chủng tộc chiếm khoảng 7 triệu người năm 2008, hay 2,3% dân số. Họ có

thể là sự kết hợp của nhiều chủng tộc (Da trắng, Da đen hay người Mỹ gốc châu Phi,
người Mỹ gốc châu Á, người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa, người Hawaii bản
địa hay những người các đảo Thái Bình Dương, "Một số chủng tộc khác") và các sắc tộc.
Hoa Kỳ có một trào lưu định dạng đa chủng tộc đang phát triển. Sự chung đụng giữa các
chủng tộc với nhau hay việc liên hôn giữa các chủng tộc, đặc biệt là giữa người da trắng
và người da đen, xưa kia được xem là đồi bại và bất hợp pháp tại đa số các tiểu bang mãi
cho đến thế kỷ 20.

21


5.Ngƣời Mỹ bản địa và ngƣời Alaska bản địa
Người bản địa châu Mỹ như người Mỹ bản địa và người Inuit chiếm 0,8% dân số năm
2008 với tổng số là 2,4 triệu người. Ngồi ra cịn có 2,3 triệu người tuyên bố có một phần
tổ tiên là người Mỹ bản địa hay người Alaska bản địa. Sự việc các nhà nhân khẩu học,
các xứ bộ lạc và giới chức chính phủ qui định bằng văn bản pháp lý và chính thức rằng
những ai có nguồn gốc là người Mỹ bản địa đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi qua
nhiều thập niên. Các luật dựa vào yếu tố máu để xác định nguồn gốc sắc tộc thì phức tạp
và gây tranh cãi trong việc chấp nhận thành viên mới vào một bộ lạc hay cho các nhân
viên điều tra dân số chấp nhận lời khai của người được hỏi mà khơng có giấy tờ chính
thức nào từ Cục đặc trách người Mỹ bản địa. Các nhà khoa học di truyền ước tính rằng có
trên 15 triệu người Mỹ khác có thể có 1/4 hay ít hơn nguồn gốc người Mỹ bản địa.
Nhóm bộ lạc lớn thứ hai là người Navajo, tự gọi mình là "Diné" và sống trong một khu
dành riêng cho người Mỹ bản địa rộng 16 triệu mẫu Anh (65.000 km²) bao phủ vùng
đông bắc Arizona, tây bắc New Mexico, và đông nam Utah. Đây là quê hương của phân
nữa trong tổng số 450.000 thành viên của Xứ Navajo. Nhóm lớn thứ ba là người Lakota
(Sioux) ở các tiểu bang Minnesota, Montana, Nebraska, Wyoming, Bắc Dakota và Nam
Dakota.
6.Ngƣời Hawaii bản địa và ngƣời các đảo Thái Bình Dƣơng khác
Người Hawaii bản địa và người các đảo Thái Bình Dương có tổng dân số khoảng

427.810 năm 2008, chiếm 0,14% dân số Hoa Kỳ. Ngồi ra, có nhiều người cho rằng họ
có nguồn gốc 1 phần là người Hawaii bản địa vì thế tổng số người Hawaii bản địa cả tồn
phần và một phần lên đến con số 829.949. Nhóm này hình thành nên chủng tộc thiểu số
nhỏ nhất tại Hoa Kỳ. Mặc dù con số cho thấy có hơn phân nữa tổng số là có "huyết thống
tồn phần" nhưng đa số người Hawaii bản địa trên chuổi quần đảo của tiểu bang Hawaii
được cho là có sự pha trộn nhiều với các chủng tộc châu Á, châu Âu và chủng tộc gốc
khác.

22


Chỉ 1 trong 50 người Hawaii bản địa có thể được xác nhận hợp pháp là có "huyết thống
tồn phần". Một số nhà nhân khẩu học tin rằng đến năm 2025, người có huyết thống tồn
phần Hawaiian bản địa cuối cùng sẽ chết hết, khơng cịn để lại 1 nét đặc trưng văn hóa
nào cả của người Hawaii bản địa ngoài sự trộn lẫn chủng tộc. Tuy nhiên, ngày càng có
nhiều người tự nhận mình là người Hawaii bản địa hơn trước khi quần đảo này bị Hoa Kỳ
sát nhập năm 1898. Người Hawaii bản địa được nhận lại đất đai tổ tiên của mình. Khắp
Hawaii, sự bảo tồn và áp dụng các phong tục tập quán của người Hawaii bản địa, ngơn
ngữ Hawaiian, các trường văn hóa dành cho học sinh người bản địa và sự nhận thức lịch
sử đã và đang giành được động lượng đối với người Hawaii bản địa.

2.3. Hệ thống giáo dục Hoa kỳ
2.3.1. Giới thiệu về Hệ thống Giáo dục Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú
về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng
nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lựa chọn
trường học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ
thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển
kế hoạch học tập của mình.


23


×