Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thời của quỹ đầu tư doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.86 KB, 3 trang )

Thời của quỹ đầu tư

Chưa bao giờ các quỹ đầu tư lại ra đời rầm rộ như giai đoạn hiện
nay. Số tiền mà các quỹ trong và ngoài nước huy động gần đây
lên đến hàng tỉ USD. Dù vậy, đại diện các quỹ cho rằng, không
sợ tiền dư mà quan trọng là phải tìm cơ hội, hướng đi phù hợp để
phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn.
VinaCapital tổ chức
hội thảo kêu gọi đầu tư
vào lĩnh vực bất động
sản của VN
Nở rộ quỹ
Đã có 3 quỹ đầu tư đang hoạt động, nhưng cách đây một tuần, Công ty Liên doanh Quản
lý quỹ đầu tư VN (VFM) đã bắt tay vào việc huy động 1.000 tỉ đồng cho đợt đầu tiên của
quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu VN (VF4) với tổng vốn của quỹ này lên đến 8.000 tỉ
đồng, chủ yếu để đầu tư vào các đơn vị chuẩn bị IPO, chuẩn bị niêm yết, các cổ phiếu
blue-chips...
Tuần trước, Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư Anpha (Anpha Capital) cũng đã tiến hành ký
hợp tác với gần 10 công ty để góp vốn lập ra hai quỹ đầu tư thành viên trong nước, đó là
Anpha Capital Equity Fund (ACE) và Anpha Capital Property (ACP), với tổng vốn huy
động ban đầu khoảng 30 triệu USD. Hai quỹ này chuyên đầu tư cổ phiếu và bất động sản.
Còn quỹ đầu tư Maxford Investment Management Ltd  Hồng Kông đã giải ngân gần
hết tổng vốn 30 triệu USD vào thị trường chứng khoán (TTCK) cũng đang dự định ra mắt
quỹ đầu tư thứ hai vào đầu năm 2008 là Vietnam Focus OTC & IPO Fund. Quỹ sẽ đầu tư
chủ yếu vào các công ty chưa niêm yết và các doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa với
vốn ban đầu khoảng 25 triệu USD, sau đó sẽ nâng lên 40 triệu USD.
Không sợ dư tiền
Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, quỹ đầu tư ra đời là xu thế tất
yếu của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, mà VN là điển hình. Đây là điều hết
sức tích cực, bởi các quỹ đầu tư đáp ứng nhu cầu hết sức bức bách về hạ tầng, bến bãi,
điện, đường, xây dựng, địa ốc... của nước ta. Đại diện các quỹ thì cho rằng, việc lập quỹ


đầu tư không chỉ là việc góp vốn mà còn là sự hợp lực về nhiều khía cạnh của các đơn vị
mang tính chuyên môn cao để phát huy tối đa hiệu quả dòng vốn bỏ ra. Chưa kể luồng
vốn dài hạn được huy động sẽ làm giảm áp lực về lãi suất tín dụng...
Ông Phạm Khánh Lynh, Phó Giám đốc VFM, cho biết, VF4 không ngần ngại trong việc
lập thêm quỹ mới với số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Bởi chúng tôi chỉ lấy điển hình 11 công
ty lớn sẽ cổ phần hóa vào giai đoạn 2008-2010 thì đã có vốn pháp định trên 8 tỉ USD, đây
là cơ hội lớn để VF4 đổ tiền vào đầu tư. Từ nay đến 2010, Nhà nước sẽ đưa ra cổ phần
hóa hàng loạt doanh nghiệp lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực hết sức tiềm năng, nếu
không có sẵn vốn thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội.
Tìm hướng đi riêng
Để phát huy hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro, mỗi quỹ cũng tìm cho
mình hướng đi riêng. Cũng theo ông Phạm Khánh Lynh, không đơn giản như năm 2006,
2007, năm 2008 sẽ là năm có nhiều khó khăn, thử thách mà các quỹ đầu tư phải vượt qua.
Tuy nhiên, khó khăn đó sẽ đẻ ra không ít cơ hội để các quỹ đầu tư tìm kiếm cho riêng
mình. Anpha Capital đã có hai quỹ đầu tư nước ngoài với số vốn huy động 125 triệu USD
là VEH và VPH niêm yết lần đầu trên thị trường Frankfurt- Đức. Nhưng các quỹ đầu
tư của nước ngoài còn một số hạn chế đầu tư trong một vài lĩnh vực như thị trường OTC,
chứng khoán, ngân hàng... Chính vì thế mà chúng tôi huy động hai quỹ thành viên trong
nước để đầu tư đa dạng, thuận lợi hơn- ông Bùi Công Giang, Tổng Giám đốc Anpha
Capital, cho biết như thế.
Theo ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, ngoài hai quỹ chứng khoán
và bất động sản, năm 2008, VinaCapital sẽ tiếp tục phát triển hai quỹ đã có là công nghệ
thông tin và hạ tầng. Ngoài ra, nhiều quỹ đầu tư cũng đã trực tiếp đầu tư vào các công ty
tư nhân để góp phần tham gia vào các hoạt động điều hành, hỗ trợ về công nghệ, nhân lực
để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển toàn diện.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, CHUYÊN GIA KINH TẾ CAO CẤP:
Hy vọng các quỹ đầu tư nhiều hơn cho giáo dục
Tôi hy vọng các quỹ đầu tư sẽ phát huy hết tác dụng thực tế để góp phần giảm
nút cổ chai yếu kém về những vấn đề này của nước ta. Bên cạnh đó, nếu các
quỹ quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển ngành giáo dục như ở các

trường đại học, trung tâm dạy nghề, phát triển công nghệ thông tin thì sẽ toàn
diện hơn. Đặc biệt, TTCK VN đã gần như đi từ con số không, đến nay đã
chiếm gần 50% GDP cả nước. Đây là điều đáng mừng, dẫu vậy TTCK vẫn cần
tiếp tục thúc đẩy phát triển về số lượng cả chất lượng. Vì vậy sự chính xác,
minh bạch về thông tin, ngăn chặn nội gián phải được giám sát triệt để. Điều
này cho thấy, TTCK không chỉ đầu tư vào doanh nghiệp, cổ phiếu mà cần được
đầu tư mạnh hơn về công nghệ.


×