Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Tập 1: Cờ vua - Những bài học vỡ lòng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.56 KB, 6 trang )

Tập 1 cờ vua - những bàI học vỡ lòng
Bài học1
Bàn cờ và quân cờ. Ván cờ.
Mục đích của ván cờ.
Cờ Vua - là trò chơi giữa hai
người - gọi nhau là “đấu thủ”, “đối
thủ” hay “đối phương” - bằng cách
luân phiên thực hiện các nước đi
tuân theo những điều luật quy định
trước.
Bàn cờ Vua hình vuông, bao
gồm 64 ô cờ tô màu sáng, tối xen
kẽ. Các ô cờ màu sáng, theo quy
ước, gọi là ô trắng. Còn các ô cờ
màu tối - là ô đen.
Bàn cờ có 8 hàng ngang, được
“đặt tên” lần lượt bằng các số từ 1
đến 8, và 8 cột dọc - bằng các chữ
cái La-tinh “a”, “b”, “c”, “d”, “e”,
“f”, “g”, “h” (1).
(1)
a b c d e f g h
Như vậy, vì mỗi ô cờ đồng thời
nằm trên một cột dọc và một hàng
ngang, nên khi ghép “chữ” của cột
dọc với “số” của hàng ngang, ta sẽ
có tên của ô cờ. Ví dụ: ô “a4”, ô
“c6”, ô “g2”, v…v (2).
(2)
a b c d e f g h
Ngoài ra, bàn cờ còn có các


đường chéo, gồm các ô cờ cùng
màu nối liền góc với nhau. Ta gọi
tên của mỗi đường chéo bằng cách
ghép tên ô cờ đầu và ô cờ cuối. Ví
dụ: đường chéo “a1-h8”, “e1-a5”,
v…v (1).
Mỗi đấu thủ - trước khi ván cờ
bắt đầu - có 16 quân cờ cùng màu
trắng hoặc đen, gọi là quân Trắng
và quân Đen, gồm 1 Vua, 1 Hậu, 2
Xe, 2 Tượng, 2 Mã và 8 Tốt.
Vua K V
Hậu Q H
Xe R X
Tượng B T
Mã N M
Tốt _
5
Tập 1 cờ vua - những bàI học vỡ lòng
Trước khi ván cờ bắt đầu, hai
đấu thủ sắp xếp các quân cờ vào
bàn cờ như hình (3). Cần đặc biệt
lưu ý: bàn cờ phải được đặt giữa
hai đấu thủ, sao cho, ô cờ góc bên
tay trái của mỗi đấu thủ (“a1” và
“h8”) luôn luôn là ô màu đen.
Ngoài ra - để ghi chép ván cờ chính
xác - nên sắp xếp các quân Trắng
vào hàng ngang 1 và 2, còn các
quân Đen - vào hàng ngang 7 và 8.

(3)
a b c d e f g h
cánh Hậu cánh Vua
Luật cờ Vua quy định: Trắng
luôn luôn đi trước.
Người chiến thắng sẽ là đấu thủ
“bắt làm tù binh”, hay “chiếu hết”
(còn gọi là “mat”) Vua đối phương
trước. Ván cờ còn có thể kết thúc
thắng lợi khi đối phương xin thua
(hay “đầu hàng”) hoặc “rụng cờ”
(hết thời gian cho phép). Nếu
không, ván cờ sẽ kết thúc hoà.
Cách đi các quân cờ
R Xe X
Xe di chuyển (và ăn quân đối
phương) theo các hàng ngang và
cột dọc (tức là theo đường thẳng)
về các hướng và với số lượng các ô
tuỳ ý trong giới hạn cho phép.
(4)
a b c d e f g h
Trên hình (4), Xe Trắng có thể
di chuyển tới một trong 9 ô trống
(đánh dấu chấm): “a6”, “c6”, “d6”,
“e6”, “b3”, “b4”, “b5”, “b7”, “b8”.
Ngoài ra, Xe Trắng còn có thể “ăn”
Xe Đen ở “f6” bằng cách bỏ quân
Xe này ra khỏi bàn cờ và “thế
chân” vào đó.

Tuy nhiên, Xe Trắng “b6”
không được quyền ăn Tượng Trắng
“b2” - do cùng bên, cũng như
không được phép di chuyển tới các
ô trống “b1”, “g6” và “h6” - do bị
các quân khác cản đường.
Xe Đen “f6” có khả năng - hoặc
di chuyển tới một trong 7 ô trống
(“c6”, “d6”, “e6”, “g6”, “h6”, “f7”,
“f8”), hoặc ăn Xe Trắng ở “b6”,
hoặc ăn Tượng Trắng ở “f5”,
nhưng không được phép “nhảy qua
đầu” các quân khác tới các ô “a6”,
“f1”, “f2”, “f3” và “f4”.
6
Tập 1 cờ vua - những bàI học vỡ lòng
B Tượng T
Tượng di chuyển (và ăn quân
đối phương) theo các đường chéo
về các hướng và với số lượng các ô
tuỳ ý trong giới hạn cho phép.
Khi bắt đầu ván cờ, mỗi đấu
thủ có 2 quân Tượng: một luôn
luôn di chuyển dọc theo các ô trắng
(gọi là Tượng ô trắng), còn Tượng
kia - dọc theo các ô đen (Tượng ô
đen).
Trên hình (4), Tượng Trắng ô
đen “b2” có thể - hoặc di chuyển
tới một trong 6 ô trống (đánh dấu

nhân), hoặc ăn Xe Đen ở “f6”.
Song quân Tượng này không có
quyền “nhảy” tới “g7” hay ăn “h8”.
Tượng Trắng ô trắng “f5” có
nhiều khả năng lựa chọn hơn vì có
thể di chuyển tới 11ô khác nhau,
trong khi Tượng Đen “h8” của đối
phương lại “yếu”: nó chỉ có thể di
chuyển tới duy nhất ô “g7” mà thôi.
Q Hậu H
Hậu là quân mạnh nhất trên
bàn cờ - nhờ khả năng di chuyển
(và ăn quân đối phương) theo các
đường thẳng (như Xe) và theo các
đường chéo (như Tượng) về các
hướng và với số lượng các ô tuỳ ý
trong giới hạn cho phép.

(5)
a b c d e f g h
Trên hình (5), Hậu Trắng, hoặc
có thể di chuyển tới một trong 22 ô
trống (đánh dấu chấm), hoặc ăn Xe
Đen “b7”, hoặc ăn Tượng Đen
“e8”. Còn Hậu Đen “a8” - do đứng
ở góc bàn cờ - nên chỉ có thể nhảy
tới một trong 10 ô (đánh dấu nhân)
thôi.
K Vua V
Vua di chuyển (và ăn quân đối

phương) theo tất cả các hướng
(hàng ngang, cột dọc hay đường
chéo) nhưng chỉ một ô kề bên.
Vua là quân quan trọng nhất
trên bàn cờ - nên là “nhân vật” duy
nhất không thể bị “ăn” hay “nhấc”
ra khỏi bàn cờ. Tuy thế, Vua không
có quyền di chuyển tới các ô đang
bị các quân (kể cả Vua) của đối
phương “kiểm soát”, cũng như
không có quyền ăn quân có “bảo
vệ” của đối phương.
(6)
7
Tập 1 cờ vua - những bàI học vỡ lòng
a b c d e f g h
Trên hình (6), Vua Trắng có thể
di chuyển tới một trong 6 ô (đánh
dấu chấm). Vua Trắng không được
phép nhảy vào các ô “e4” (thuộc
quyền kiểm soát của Vua Đen),
cũng như “e2” (đang bị Tượng Đen
“c4” tấn công). Còn Vua Đen chỉ
có thể di chuyển tới hai ô “c6” và
“d4”, bởi lẽ hai ô “c5” và “e5”
đang bị Tượng Trắng kiểm soát, ô
“e4” “vướng” Vua và ô “e6” -
thuộc tầm kiểm soát của Xe. Cũng
không thể ăn Tượng Trắng “d6”
được vì Xe đối phương ở “h6”

đang bảo vệ.
N Mã M
Mã là quân cờ có lối di chuyển
(và ăn quân của đối phương) rất
đặc biệt - theo đường chéo của hình
chữ nhật gồm 3x2=6 hoặc 2x3=6 ô,
từ một góc - nơi Mã đang đứng -
sang góc đối diện - theo tất cả các
hướng có thể (7).
Còn có thể định nghĩa cách đi
của Mã theo cách khác: Mã di
chuyển (và ăn quân của đối
phương) theo hình chữ L in! (7).
Mỗi nước đi, Mã thay đổi màu
ô cờ, chẳng hạn Mã đang đứng ở
một ô đen, thì ô Mã có thể nhảy tới
chắc chắn phải là ô trắng và ngược
lại.
(7)
a b c d e f g h
Ngoài ra, Mã là quân cờ duy
nhất trên bàn cờ được phép nhảy
qua đầu các quân khác - không phụ
thuộc vào các quân cùng bên hay
của đối phương.
Trên hình (7), Mã Trắng “g1”
dù bị các quân “bao bọc” - vẫn có
thể nhảy tới các ô cờ trống đánh
dấu nhân (“e2”, “f3”, “h3”). Còn
Mã Đen “f6” có quyền lựa chọn:

hoặc nhảy tới một trong 6 ô trống
(“d7”, “e4”, “e8”, “g4”, “g8”,
“h5”), hoặc ăn Hậu Trắng “d5”.
Bài tập thực hành
8
Tập 1 cờ vua - những bàI học vỡ lòng
Người chơi cờ cần thiết phải “biết” bàn cờ một cách thuần thục - thậm chí
khi không cần nhìn!. Kinh nghiệm cho thấy Bạn trẻ nào đạt được điều này
ngay từ những bài học đầu tiên - thường sẽ dễ dàng nắm bắt nhiều kiến thức
phức tạp sau này. Ngoài ra, khả năng nhanh chóng “tìm” ngay ra ô cờ - cho dù
nhìn từ phía bên Trắng, hay phía bên Đen - cũng rất quan trọng. Định hướng
trên bàn cờ yếu - có thể ví như làm toán, nhưng lại không thuộc Bản cửu
chương vậy. Cho nên ngay từ buổi đầu, các Bạn nên thường xuyên luyện tập trí
nhớ của mình về kiến thức các ô cờ trên bàn cờ.
Nào, chúng ta hãy cùng giải những bài tập dưới đây.
Bài 1: Không nhìn bàn cờ, hãy viết tên lần lượt tất cả các ô cờ tạo nên các
đường chéo:
* a1 - h8 : a1 , b2 , c3 , d4 , e5 , f6 , g7 , h8.
* h1 - a8 : _________________________________
* e1 - h4 : _________________________________
* f1 - a6 : _________________________________
Bài 2: Không nhìn bàn cờ, hãy:
* Viết tên hai đường chéo cắt nhau tại ô “c4” : ___________ và
___________
* Viết tên của tất cả các ô cờ tạo nên hai đường chéo trên:
___________________________________________ và
___________________________________________
Bài 3: Không nhìn bàn cờ, hãy viết màu của các ô cờ sau:
* a1 : ___đen____ * a8 : __________ * h1 : _________
* h8 : __________ * e1 : __________ * e8 : _________

* d1 : __________ * d8 : __________ * e4 : _________
* b5 : __________ * g2 : __________ * h7 : _________
Bài 4: Không nhìn bàn cờ, hãy viết tên ô cờ nơi:
* Cột đứng “e” cắt đường chéo “h3 - c8” : __ô e6___
* Hàng ngang 5 cắt đường chéo “b1- h7” : __________
* Cột đứng “g” cắt đường chéo “h1 - a8” : __________
* Đường chéo “a1 - h8” cắt đường chéo “e1 - a5” : __________
9

×