Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu TÀI LIỆU BỒI HUẤN ĐIỀU HÀNH VIÊN TRẠM ĐIỆN doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.06 KB, 14 trang )

1. Những yêu cầu đối với điều hành viên trạm ?
a. Đức tính:
- Có khả năng công tác độc lập, ứng xử và giải quyết, đối phó đượcc tình
huống phức tạp trong từng thời điểm nhất định .
- Có tinh thần kỷ luật, tác phong gương mẫu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong lao động và sản xuất.
- Có tinh thần học hỏi, tích lũy kiến thức về kỹ thuật và chuyên môn để sẵn
sàng giải quyết các sự cố, trở ngại trong vận hành.
b. Nhạy bén trong nhận xét :
Có giác quan tốt, nhạy bén phát hiện kip thời các trạng thái bất thường của
thiết bị.
c. Trình độ chuyên môn :
- Có khả năng chuyên môn về kỹ thuật lưới điện, thiết bị và các bộ môn về vật
lý ( cơ, nhiệt, điện, điện tử v.v ...), hóa học, mạch kiểm soát, rơle, đo lường
đặc biệt là môn an toàn điện... biết giải thích hiện tượng .
- Nắm vững các thông số kỹ thuật, đặc tính, tính năng vận hành thiết bị.
- Hiểu và thông thuộc các tiêu chuẩn cho phép trong vận hành (điện áp, dòng
điện, nhiệt độ v...)
- Nắm vững nguyên lý và quy trình vận hành thiết bị,đọc đợc các loại sơ đồ.
- Thông suốt các quy trình, quy phạm và nội dung đảm bảo an toàn trong vận
hành .
- Nắm vững các biện pháp kiểm tra, theo dõi điều chỉnh và bảo trì thiết bị.
- Phân tích được nguyên nhân và đề xuất được biện pháp xử lý các trạng thái
bất thờng hay sự cố thiết bị.
2. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thường, bất
thường ?
A. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành bình thường.
1.Ghi chép :
Các loại sổ sách cần thiết trong quản lý vận hành như sau:
a. Nhật ký vận hành : Ghi chép tất cả các diễn biến trong hoạt động của
trạm : Giờ giấc xảy ra sự cố, các thao tác đóng cắt, tình hình thiết bị, ký


nhận bàn giao ca trực, đặc điểm diễn biến trong vận hành.
b. Sổ công tác : Ghi chép nội dung các công tác tại trạm, thành phần toán
công tác, đơn vị công tác, số phiếu công tác, thủ tục cô lập, án động, thời
gian giao nhận hiện trờng, ghi chú kết quả công tác, các số liệu thí nghiệm,
ký bàn giao hiện trờng.
c. Phiếu thao tác : Ghi chép các nội dung thao tác, thủ tục ra lệnh, ghi phiếu,
kiểm soát, ký phiếu, thiết bị cần thao tác, thời gian và các biện pháp an
toàn. Thực hiện phiếu thao tác theo đúng quy trình .
d. Bảng ghi thông số vận hành: Ghi chép hàng giờ các thông số vận hành thiết
bị trạm:
Điện áp, dòng điện, công suất tác dụng, công suất phản kháng, chỉ số điện
năng kế, nhiệt độ áp suất .v.v...
e. Sổ theo dõi hoạt động thiết bị: Ghi chép số lần cắt ngắn mạch của máy cắt,
tình trạng máy biến áp ..v.v...
2. Thao tác:
Thao tác các thiết bị trạm theo lệnh chỉ huy thao tác ( điều độ viên hệ thống
), phải tuân theo quy trình kỹ thuật an toàn điện : Mệnh lệnh, thủ tục, phiếu
thao tác, trang bị an toàn, thực hiện kiểm tra thiết bị và mệnh lệnh đúng
quy trình.
3. Kiểm tra thiết bị trong vận hành :
Khi tiến hành kiểm tra phải nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên lý
vận hành thiết bị. Khi phát hiện các trạng thái bất thường phải báo cáo cấp
chỉ huy, ghi sổ nhật ký vận hành và theo dõi xử lý.
4. Theo dõi các toán công tác đến trạm :
Thực hiện chế độ phiếu công tác theo quy trình kỹ thuật an toàn điện. Khi
có toán công tác đến trạm phải thưc hiện các thủ tục và theo dõi trong thời
gian công tác: an toàn khu vực công tác, các hạng mục thực hiện ( sửa
chữa, thí nghiệm), trang bị an toàn toán công tác, nghiệm thu bàn giao
công tác . v.v...
5. Điều chỉnh các thông số vận hành:

Điều chỉnh điện áp đóng cắt tụ bù để thay đổi các thông số vận hành theo
quy định.Theo dõi các thông số vận hành vượt định mức của thiết bị để
báo cáo có biện pháp xử lý.
6. Bảo quản thiết bị và các trang bị trong vận hành:
Giữ nơi làm việc sạch sẽ thoáng mát, các trang thiết bị phục vụ cho sản
xuất, an toàn và thiết bi phải bảo quản theo đúng quy định.
B. Nhiệm vụ của điều hành viên trong chế độ vận hành sự cố ?
Khi xảy ra sự cố trong trạm biến áp, điều hành viên phải bình tình tỉnh xử
lý theo trình tự :
1. Ghi nhận thời điểm xảy ra sự cố và cho dừng tín hiệu âm thanh (tắt còi) .
2. Quan sát thiết bị đã bị tách khỏi lới, các loại rơle tác động. Cần xem xét
thiết bị tác động trước sau theo thứ tự.
3. Báo cáo cho điều độ viên các diễn biến liên quan trong sự cố.
4. Theo lệnh chỉ huy thao tác của điều độ viên, điều hành viên thực hiện các
công việc kiểm tra, thao tác cô lập hoặc tái lập thử. Báo cáo lại điều độ
viên .
5. Ghi các diễn biến sự cố vào sổ nhật ký vận hành .
6. Báo cáo cho cấp chỉ huy.
Việc thực hiện các công việc trong khi xử lý sự cố chỉ có điều độ viên,và
điều hành viên trong ca đảm nhiệm.
3. Thủ tục báo cáo ?
Trong ca trực điều hành viên có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động trạm
như sau :
1. Báo cáo định kỳ :
- Báo cáo các thông số vận hành cho điều độ viên .
- Báo cáo tình hình vận hành cho cấp chỉ huy.
2. Báo cáo sự cố :
Khi các tình huống bất thường hoặc sự cố cần báo cáo ngay cho điều độ
viên để có chỉ huy xử lý .
Các sự cố sau khi xử lý xong hoặc không xử lý được đều phải báo cáo về

cấp chỉ huy ( Trực ban, Đội, Công Ty).
4. Thủ tục khi nhận ca ?
Khi nhận ca nhân viên vận hành cần phải:
a. Tìm hiểu tình hình, sơ đồ và chế độ vận hành các thiết bị trong trạm.
b. Nghe người giao ca truyền đạt các điều cần lưu ý, trạng thái bất thường và
các thiết bị đang đặt dự phòng hoặc sửa chữa.
c. Truyền đạt các tiêu lệnh điều hành hoặc mệnh lệnh của các cấp chỉ huy đối
với trạm.
d. Kiểm tra tiếp nhận dụng cụ, vật tư, chìa khóa, sổ sách, quy trình .
e. Tìm hiểu các mục ghi chép trong sổ nhật ký vận hành và các mệnh lệnh
trong ca trước.
f. Làm thủ tục giao nhận ca với người ca trước, ghi nhận các thiếu sót khi
nhận ca .
g. Ký tên vào sổ nhật ký vận hành và chuyển người ca trước cùng ký tên.
5. Nhiệm vụ của người trưởng trạm ?
Trưởng trạm chịu trách nhiệm trước Trưởng đơn vị, trước Công Ty, đảm
trách công tác liên hệ đến trạm về các mặt quản lý lao động, kỹ thuật, an
toàn, vật tư, kế hoạch.
Công việc đảm trách cụ thể như sau:
- Sắp xếp lịch đi ca, theo dõi sắp xếp cho ĐHV nghỉ bù, nghỉ phép theo thẩm
quyền quy định.
- Chấm công hàng tháng.
- Động viên toàn trạm chấp hành tốt kỷ luật lao động.
- Lập báo cáo định kỳ về kỹ thuật (tình trạng thiết bị, gián đoạn khai thác, số
liệu vận hành, công tác bảo trì sửa chữa. . .)
- Lưu trữ đầy đủ hồ sơ thiết bị tại trạm, cập nhật kịp thời tình trạng thay đổi
đối với thiết bị quản lý.
- Đề nghị và theo dõi bảo trì, cải tạo liên quan đến thiết bị trạm.
- Nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tập hợp và quản lý tài liệu kỹ thuật của trạm.
- Hướng dẫn, ôn tập chuyên môn cho anh em trong trạm.

- Đề nghị sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, để nâng cao năng suất, chất
lượng điện năng.
- Kiểm tra, bảo đảm an toàn lao động, tổ chức thực hiện các nội dung của
thông tư 08TT/LB.
- Lập kế hoạch bảo trì đơn giản, vệ sinh công nghiệp trong trạm.
- Lập nhu cầu vật tư về công tác vận hành, bảo trì do trạm phụ trách theo kế
hoạch tháng, quý, năm.
- Tạo điều kiện để xây dựng, phát triển đoàn kết trong nội bộ trạm và trong
toàn đơn vị.
- Đề xuất khen thuởng, kỷ luật.
- Thể hiện tinh thần tự quản, tổ chức lao động khoa học.
6. Nhiệm vụ của người trưởng phiên vận hành trạm ?
Người trưởng phiên vận hành chịu trách nhiệm trước trưởng trạm về các sự
việc xảy ra trong ca trực, tổ chức và phối hợp công tác với phụ phiên để
bảo đảm vận hành trạm được an toàn và liên tục.
Công việc đảm trách cụ thể như sau:
- Tiếp nhận và bàn giao ca.
- Nhận chỉ thị điều hành của điều độ viên (ĐĐV), của các cấp lãnh đạo.
- Báo cáo cho ĐĐV các thao tác thực hiện hoặc tình hình biến đổi của trạm,
chấp hành chế độ báo cáo hàng ngày theo quy định.
- Phân công và giám sát thao tác cho phụ phiên theo quy định.
- Thực hiện các quy định an toàn về cắt điện, bàn giao khu vực an toàn cho
toán công tác.
- Kiểm tra hiện trường do toán công tác giao hoàn trước khi tái lập điện.
- Thực hiện hòa điện.
- Kiểm tra số liệu do phụ phiên ghi lúc đầu mỗi giờ.
- Ghi chép sổ nhật ký vận hành, sổ báo cáo tình trạng trạm, tổng kết điện năng
trong ngày.
- Chủ động xử lý sự cố nhanh, hợp lý, giảm thời gian gián đoạn điện, phân
công cụ thể cho phụ phiên thực hiện.

- Tổ chức phối hợp với phụ phiên giải quyết các hư hỏng cần khẩn cấp xử lý,
công tác vệ sinh công nghiệp, bảo trì đơn giản theo quy định.
- Giữ gìn, sắp xếp nơi làm việc, sổ sách, tài liêu đợc ngăn nắp gọn gàng, sạch
sẽ.
- Chấp hành qui trình an toàn, qui phạm quản lý kỷ luật lao động (không uống
rợu trong ca trực, không bỏ ca ra ngoài . . .)
- Học tập văn hóa, kỹ thuật, hớng hẫn cho phụ phiên và công nhân tập sự để
nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề.
7. Phân biệt chế độ vận hành: Bình thường, bất thường, sự cố đối với thiết
bị, trạm ?
* Đối với thiết bị :
-Trạng thái vận hành bình thường thiết bị : là trạng thái mà ở đó các thông số
vận hành của thiết bị không vượt quá trị số cho phép của thiết bị đó trong
trạm .
- Trạng thái vận hành bất thường thiết bị : là tình trạng thiết bị vận hành với
các thông số đã vi phạm chế độ định mức của thiết bị, hoặc giảm năng lực
theo chức năng do phải ngừng một số bộ phận của nó, nhưng cha ngừng
hẳn thiết bị.
-Trạng thái sự cố thiết bị : là tình trạng vi phạm nghiêm trọng các giá trị định
mức và chức năng thiết bị, phải tách thiết bị đó ra khỏi vận hành.
* Đối với trạm :
- Tình trạng bình thường của trạm : khi tất cả các thiết bị, theo phương thức
ấn định đều hoạt động được trong chế độ định mức.
- Tình trạng bất thường của trạm : một số thiết bị của trạm đang ở trong tình
trạng bất thường hoặc sự cố, nhưng trạm vẫn cha bị ngưng hẳn chức năng
chính (cung cấp điện cho phụ tải), dù có thể giảm thấp năng lực.
- Tình trạng sự cố của trạm : trạm đã ngưng chức năng chính, do sự cố trên
các thiết bị (không còn cung cấp điện cho phụ tải, mặc dù vẫn còn điện tự
dùng AC, DC...).
8. Chỉ danh điều hành thiết bị ?

Trong trạm biến áp, các thiết bị thuộc mạch điện nhất thứ đều được đặt chỉ
danh vận hành.
a) Máy biến áp: Chỉ danh có một số và một chữ T
Số thứ nhất chỉ số thứ tự của máy biến áp trong sơ đồ một sợi của trạm.
Thí dụ: máy biến áp 1T, 2T,3T,4T
b) Máy cắt điện: Chỉ có ba số
Số thứ hai
- Số thứ nhất chỉ cấp điện áp vận hành máy cắt trong trạm biến áp :
Số 2 : cấp điện áp 220kV Số 3 : cấp điện áp 35kV
Số 1 : cấp điện áp 110kV Số 4 : cấp điện áp 22kV
Số 7 : cấp điện áp 66kV Số 5 : cấp điện áp 15kV
Số 6 : cấp điện áp 6,6kV
- Số thứ hai chỉ đối tượng cần đóng vào, cắt ra của máy cắt trong trạm biến áp
:
Số 7 : máy cắt điện đờng dây.
Số 3 : máy cắt điện tổng (đóng, cắt điện phía sơ cấp và thứ cấp của máy biến
áp chính)
Số 4 : máy cắt điện cho máy biến áp tự dùng.
Số 5 : máy cắt điện đóng, cắt điện cho giàn tụ điện bù .
- Riêng đối với máy cắt điện nối hai phân đoạn thanh cái thì số thứ hai là 0.
Thí dụ: 100 là máy cắt điện nối hai phân đoạn thanh cái 110kV số 1 và 2
- Riêng trường hợp các trạm có 3 thanh cái (thanh cái vòng) thì sẽ xuất hiện
các chỉ danh 100A, 100B, 200A, 200B (A : máy cắt phân đoạn, B : máy
cắt vòng)
- Số thứ ba chỉ số thứ tự của máy cắt.
Trường hợp thanh cái có kết cấu kiểu hai phân đoạn thanh cái số 1 và số 2
(Bus section) hoặc thanh cái kép số 1 và 2 (Double Bus) thì:
? Các máy cắt nối vào phân đoạn thanh cái số 1 có số thứ ba là: 1, 3, 5, 7, 9.
? Các máy cắt nối vào phân đoạn thanh cái số 2 có số thứ ba là: 2, 4, 6, 8.
Thí dụ: 231 là máy cắt điện tổng 220kV nối vào phân đoạn thanh cái 220kV

số 1.
571, 573, 575, 577, 579, 581 là các máy cắt điện đường dây 15kV nối vào
phân đoạn thanh cái 15kV số 1.
c) Dao cách ly: Chỉ danh có bốn số và một dấu gạch nối (-)
- Số thứ nhất, số thứ hai, số thứ ba là ba số chỉ danh của máy cắt điện liên
quan kèm với dao cách ly. Trường hợp không có máy cắt thì ba số (thứ

×