Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Báo cáo kết quả đề tài: “Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 104 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học
Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một”.
- Sinh viên thực hiện:

STT

Họ và tên

MSSV

Lớp

Khoa

1

Lê Thị Kiều

1321402020105

D13TH03



Sư phạm

2

Lê Thị Bốn

1321402020022

D13TH01

Sư phạm

3

Nguyễn Thị Ngọc Mai

1321402020282

D13TH01

Sư phạm

4

Lê Thị Hồng Phấn

1321402020181

D13TH04


Sư phạm

5

Phan Thị Huỳnh Như

1321402020158

D13TH04

Sư phạm

- Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Nga
2. Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về làm việc nhóm của học sinh
trường Tiểu học Phú Hịa 3, thành phố Thủ Dầu Một, tìm ra ngun nhân ảnh hưởng
đến kết quả làm việc nhóm của học sinh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả việc làm nhóm ở học sinh tiểu học.
3. Tính mới và sáng tạo:
Tìm ra những ngun nhân dẫn đến thực trạng làm việc nhóm của học sinh
tiểu học, từ đó đưa ra kiến nghị về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc làm
nhóm ở học sinh tiểu học.
4. Kết quả nghiên cứu:
Báo cáo kết quả đề tài: “Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của học sinh
trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một”.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng đề tài

Tìm ra những giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm thiết thực góp
phần nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hịa 3, thành
phố Thủ Dầu Một.
6.Cơng bố khoa học của HS từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả,
nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày
tháng
năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Ngày
tháng
năm 2017
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)



UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƠNG TIN VỀ SV
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
SƠ LƯỢC VỀ HS:

I.

Họ và tên: Lê Thị Kiều
Sinh ngày: 09 tháng 02 năm 1995
Nơi sinh: Tân Uyên _ Bình Dương
Lớp: D13TH03

Khóa: 2013-2017

Khoa: Sư phạm
Địa chỉ liên hệ: Thủ Dầu Một, Bình Dương
Điện thoại: 0976608662

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của HS từ năm thứ 1 đến năm đang
học):
* Năm thứ 1:

Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Sư phạm

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 2:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Khoa: Sư phạm

Kết quả xếp loại học tập: Khá
* Năm thứ 3:
Ngành học: Giáo dục Tiểu học
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Khoa: Sư phạm


Ngày
Xác nhận của lãnh đạo khoa

tháng

năm 2017

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

(ký, họ và tên)

thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Xác nhận của lãnh đạo trường
(ký, họ và tên)


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày
Kính gửi:

tháng

năm

Ban tổ chức Giải thưởng “Tài năng khoa
học trẻ Đại học Thủ Dầu Một”

Tên tôi (chúng tôi) là: Lê Thị Kiều
Sinh ngày 09 tháng 02 năm 1995
Sinh viên năm thứ: 4/Tổng số năm đào tạo: 4
Lớp, khoa : D13TH03 – Sư Phạm
Ngành học : Giáo dục Tiểu Học
Thông tin cá nhân của sinh viên chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ liên hệ : Số nhà 68, tồ ấp 1, xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình

Dương.
Số điện thoại (cố định, di động): 0976608662
Địa chỉ email:
Tôi (chúng tơi) làm đơn này kính đề nghị Ban tổ chức cho tôi (chúng tôi) được
gửi đề tài nghiên cứu khoa học để tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ
Đại học Thủ Dầu Một” năm 2017.
Tên đề tài: “Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học
Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một”.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan đây là đề tài do tôi (chúng tôi) thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Nga; đề tài này chưa được trao bất kỳ một giải
thưởng nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ và không phải là luận văn, đồ án tốt
nghiệp.
Nếu sai, tôi (chúng tôi) xin chịu trách nhiệm trước khoa và Nhà trường.
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)

Người làm đơn
(Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài
ký và ghi rõ họ tên)


Trong những năm qua, công cuộc cải cách nền giáo dục nước nhà và việc
đổi mới phương pháp dạy và học diễn ra mạnh mẽ. Điều đó mang lại cho nền giáp dục
nước nhà một bộ mặt mới và thể hiện chủ trương đường lối đúng đắn của nhà nước ta.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải xem xét xung quanh dạy và học của
học sinh Tiểu học ở Việt Nam
Với mong muốn tìm hiểu thực tế những gì cịn tồn tại trong vấn đề làm việc
nhóm của học sinh tiểu học, hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé của mình để giúp các
em học sinh tiểu học nâng cao hiệu quả học tập nhóm của mình.Thực hiện đề tài

nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đại học
Thủ Dầu Một đã tạo mọi điều kiện về vật chất, tài liệu tham khảo, kinh phí... giúp đỡ
chúng tơi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại lớp, thư viện, khoa,...
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô
Đỗ Thị Nga, cơ là người đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến, tìm ra những sai sót,
tận tâm chỉ bảo và định hướng cho chúng tơi trong suốt q trình tìm hiểu, thực hiện
và hồn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám Hiệu,
giáo viên chủ nhiệm và học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một
cùng hợp tác, giúp đỡ chúng tôi thu thập số liệu, thông tin trong suốt khoảng thời gian
tìm hiểu tại trường.
Chúng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị, các bạn HS tại Khoa
Sư phạm trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giúp đỡ cho chúng tơi trong q
trình triển khai các làm việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, chúng tôi xin chia sẻ thành quả đạt được ngày hôm nay với
những người thân yêu trong gia đình của chúng tơi đã có những đóng góp ý kiến q
báu cho sự thành công của đề tài mà chúng tôi đã hoàn thành trong suốt khoảng thời
gian gần 9 tháng qua.
Một lần nữa chúng tơi xin chân thành được cảm ơn!
Bình Dương, ngày

tháng

năm 2017

SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài


MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ...............................................................................................1
2. Mục đích của nghiên cứu. ...................................................................................2
3. Nhiệm vụ của đề tài. ...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................2
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. ....................................................2
6. Giả thuyết khoa học. ...........................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA HỌC
SINH TIỂU HỌC ............................................................................................................4
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................4
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ........................................6
1.2.1. Khái niệm kỹ năng ...................................................................................6
1.2.2. Khái niệm nhóm .......................................................................................9
1.2.2.1. Sự hình thành và phát triển nhóm .......................................................11
1.2.2.2. Phân loại nhóm làm việc .....................................................................13
1.2.3. Khái niệm kỹ năng làm việc nhóm trong học tập ..................................19
1.3. Đặc điểm, nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề làm việc nhóm có
hiệu quả..........................................................................................................................34
1.3.1. Đặc điểm của làm việc nhóm. ................................................................23
1.3.2. Nguyên tắc làm việc nhóm. ....................................................................24
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề làm việc nhóm có hiệu quả. .............25
1.4. Những đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh lứa tuổi tiểu học ......................29
1.4.1. Đặc điểm sinh lý .....................................................................................29
1.4.2. Đặc điểm tâm lý của HS tiểu học ...........................................................30
1.4.2.1. Đặc điểm nhận thức .............................................................................30
1.4.2.2. Đặc điểm xúc cảm và tình cảm ...........................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC PHÚ HÒA 3, THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT. ........................................33

2.1. Sơ lược về khách thể nghiên cứu ...................................................................33
2.1.1. Sơ lược tình hình nhà trường..................................................................33


2.1.2. Phương pháp học tập được sử dụng ở trườngTiểu học Phú Hịa 3 ........34
2.1.3. Mơ tả cơng cụ nghiên cứu ......................................................................35
2.2. Thực trạng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, Thành
phố Thủ Dầu Một ..........................................................................................................37
2.2.1. Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của học sinh trường Tiểu học
Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một về làm việc theo nhóm. .......................................37
2.2.2. Thực trạng nhận thức các lợi ích của làm việc nhóm trong học tập của
học sinh ..........................................................................................................................38
2.2.3 Thực trạng vấn đề làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú
Hịa 3..............................................................................................................................40
2.2.4 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm .........................................................49
2.2.5. Thực trạng các điều kiện khác: chủ đề học tập nhóm, cơ sở vật chất phương tiện kỹ thuật, sự hướng dẫn, đánh giá của giáo viên… ....................................62
2.3. Đánh giá tổng quát thực trạng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học
Phú Hịa 3, thành phố Thủ Dầu Một..............................................................................63
2.3.1. Mặt tích cực của việc làm việc nhóm ở học sinh trường Tiểu học Phú
Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một. ....................................................................................63
2.3.2.Mặt hạn chế của việc làm việc nhóm ở học sinh trường Tiểu học Phú
Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một. ....................................................................................64
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ....................................................66
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: ...................................................................66
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan: ..........................................................................67
2.4. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm của
học sinh, trường Tiểu học Phú Hòa 3, TP Thủ Dầu Một. .............................................68
2.4.1. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm của
học sinh, trường Tiểu học Phú Hịa 3, TP Thủ Dầu Một. .............................................68
2.4.1.1. Giải pháp dành cho giáo viên. .............................................................68

2.4.1.2.Giải pháp dành cho học sinh. ...............................................................76
Kết luận ...................................................................................................................... 80
Kiến nghị .....................................................................................................................82
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................83
Phụ lục ........................................................................................................................85


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

Kỹ năng

KN

Làm việc

LV

Làm việc nhóm
Phương pháp

LVN
PP

Sách giáo khoa

SGK


Giáo viên

GV

Học sinh

HS


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG SỐ LIỆU
Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1: Thực trạng mức độ nhận thức, quan niệm của học sinh về làm việc

37

theo nhóm.
Bảng 2: Lợi ích của làm việc nhóm trong học tập

38

Bảng 3: Mức độ ưa thích làm việc nhóm của học sinh.

40

Bảng 4: Mức độ thường xuyên làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học


41

Phú Hòa 3.
Bảng 5: Mục tiêu mà học sinh trường Tiểu học Phú Hịa 3 hướng tới khi

42

làm việc nhóm.
Bảng 6:Phân công nhiệm vụ của học sinh

44

Bảng 7: Phương pháp thống nhất của học sinh

44

Bảng 8:Hiệu quả làm việc nhóm

45

Bảng 9: Thực trạng ý thức của thành viên nhóm.

47

Bảng 10: Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ lớn nhất của nhóm trưởng

48

Bảng 11: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng LVN của học


49

sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một
Bảng 12: Mức độ cần thiết của kỹ năng lập kế hoạch nhóm

50

Bảng 13: Bảng mức độ cần thiết của kỹ năng xây dựng nội quy làm việc

51

nhóm
Bảng 14: Mức độ cần thiết của kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý

52

Bảng 15: Mức độ cần thiết của kỹ năng thảo luận, trao đổi.

53

Bảng 16: Mức độ cần thiết của kỹ năng nghiên cứu tài liệu

54

Bảng 17: Mức độ cần thiết của kỹ năng chia sẻ trách nhiệm

55

Bảng 18: Mức độ cần thiết của kỹ năng lắng nghe


56

Bảng 19: Mức độ cần thiết của kỹ năng chia sẻ thông tin

57

Bảng 20: Mức độ cần thiết của kỹ năng giải quyết xung đột

59

Bảng 21: Mức độ cần thiết của kỹ năng tự kiểm tra – đánh giá làm việc

60

nhóm
Bảng 22: Tổng hợp kết quả điều tra mức độ quan tâm của giáo viên tới việc
rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh

67


BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: Thực trạng nhận thức về lợi ích của việc thảo luận nhóm

40


Biểu đồ 2: Mức độ ưa thích làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học

41

Phú Hòa 3
Biểu đồ 3: Mức độ thường xuyên làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu

42

học Phú Hòa 3.
Biểu đồ 4: Mục tiêu hướng tới khi làm việc nhóm

43

Biểu đồ 5: Đánh giá chung về mức độ hiệu quả làm việc nhóm

46

Biểu đồ 6: Thực trạng nhận thức về nhiệm vụ lớn nhất của nhóm trưởng

48

Biểu đồ 7: Mức độ thể hiện kỹ năng lập kế hoạch nhóm

50

Biểu đồ 8. Mức độ thực hiện kỹ năng xây dựng nội quy làm việc nhóm

51


Biểu đồ 9. Mức độ thực hiện kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý

52

Biểu đồ 10.Mức độ cần thiết của kỹ năng thảo luận, trao đổi

53

Biểu đồ 11. Mức độ thực hiện của kỹ năng nghiên cứu tài liệu

54

Biểu đồ 12. Mức độ thực hiện kỹ năng chia sẻ trách nhiệm

55

Biểu đồ 13. Mức độ thực hiện của kỹ năng lắng nghe

57

Biểu đổ 14: Mức độ thực hiện các kỹ năng chia sẻ thông tin

58

Biểu đồ 15: Mức độ thực hiện của kỹ năng giải quyết xung đột

59

Biểu đồ 16: Mức độ thực hiện của kỹ năng tự kiểm tra – đánh giá


60

Biểu đồ 17: Mức độ thành thạo thực hiện các kỹ năng làm việc nhóm của

61

học sinh


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước phát triển đề ra nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong
việc nâng cao chất lượng và bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất
lượng đào tạo thì học sinh cần phải năng động và sáng tạo trong làm việc cũng như
học tập. Hơn thế nữa học sinh cần có những kĩ năng trong q trình học tập và làm
việc. Một trong những kĩ năng quan trọng của học sinh tiểu học đó là kĩ năng làm việc
nhóm.
Hiện nay, làm việc nhóm vừa là một yêu cầu, vừa là một phương pháp học
được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh tiểu học. Trong xu thế
hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng hơn
trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng
giáo dục nói chung.
Phương pháp học tập này đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học nghiên
cứu, đề cập tới các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lại những đóng góp to
lớn với những thành tựu đáng kể, giúp học sinh tìm thấy niềm đam mê, hứng thú và
chủ động hơn trong q trình học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo.
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra những chuyển biến trong lĩnh vực giáo dục.

Xu hướng giáo dục đang phát triển với mục tiêu: đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động cũng như khả năng tự hoc, tự nghiên
cứu của người học.
Như vậy, trong thời đại mới, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, làm
việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi
người“Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp làm việc cá nhân với làm
việc nhóm và phát huy khả năng của từng cá nhân trên cơ sở làm việc theo nhóm”[2;
90]. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, làm việc nhóm là một trong các phương pháp
học tập hiệu quả để qua đó rèn cho học sinh tiểu học khả năng giao lưu, chia sẻ làm
nền tảng để hịa nhập vào mơi trường học tập sau này, mặt khác làm việc nhóm các
thành viên phát huy được sự tự giác, xóa đi mặc cảm, rụt rè, trao đổi một cách cởi mở
và thẳng thắng những ý tưởng, kiến nghị của mình với những thành viên khác. Với yêu
cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động, tích cực, tự làm


2
việc, tự tìm tịi, khám phá chân lý khoa học của người học nhằm phát triển tri thức và
các kĩ năng thiết thực cho người học thì phương pháp thảo luận nhóm chiếm một vị trí
đặc biệt quan trọng, “Phương pháp Xemina - thảo luận nhóm là một phương pháp hữu
hiệu để trao đổi những kinh nghiệm, hiểu biết về các vấn đề học tập, để cọ xát các
thông tin mà người học đã có để kiến thức dạy học biến thành sở hữu của người
học”[2-100]. Thảo luận nhóm trong và ngoài giờ học sẽ là một phần bổ sung quan
trọng cho các bài giảng, giúp học sinh nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các
tình huống cần đến các kỹ năng đào sâu suy nghĩ.
Nhưng hiện nay thực trạng làm việc nhóm ở học sinh tiểu học cịn mang tính
chung chung hoặc chỉ có thể áp dụng cho những đối tượng cụ thể, với những môn học
riêng lẻ.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên nhóm tơi chọn đề tài “Thực trạng làm việc
nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một ” để phần
nào có thể khái qt về tình trạng làm việc nhóm ở học sinh tiểu học, đặc biệt là học

sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất những biện
pháp làm việc nhóm tốt nhất giúp các em đạt hiệu quả cao trong việc học tập.
2. Mục đích của nghiên cứu.
Tìm hiểu về thực trạng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hịa 3
từ đó đề xuất các biện pháp giúp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của học sinh.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
- Khảo sát thực trạng kỹ năng làm viêc nhóm của học sinh trường Tiểu học
Phú Hòa 3,thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất các biện pháp thực tế và kiến nghị để nâng cao kỹ năng làm việc
nhóm cho học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp toán học thống kê.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Thực trạng làm việc nhóm ở học sinh trường Tiểu học Phú
Hòa 3.


3
- Khách thể: Học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: 6 tháng.
+ Không gian: trường Tiểu học Phú Hịa 3.
+ Lĩnh vực: vấn đề làm việc nhóm ở học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3.
+ Mẫu nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên nhóm chúng tơi chỉ
khảo sát 106 em học sinh lớp 5.
- Khu vực: trường Tiểu học Phú Hòa 3, thành phố Thủ Dầu Một.
6. Giả thuyết khoa học.

Hiện nay ở trường Tiểu học Phú Hịa 3, làm việc nhóm là một phương pháp khá
phổ biến đối với học sinh tiểu học nhưng do khả năng tiếp cận và áp dụng của các em
cịn hạn chế nên làm việc nhóm chưa mang lại hiệu quả cao. Nếu học sinh nhận thức
được tầm quan trọng của việc làm việc nhóm và biết cách để làm việc nhóm hiệu quả
đồng thời giáo viên trang bị các phương pháp hợp lý trong vấn đề làm việc nhóm thì
các em sẽ tiếp thu bài học tốt hơn, khả năng sáng tạo cao, và phát triển những kỹ năng
cần thiết.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức làm việc nhóm của học sinh tiểu học
Chương 2: Thực trạng làm việc nhóm của học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3,
thành phố Thủ Dầu Một
Phần kết luận và kiến nghị


4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA
HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta khơng thể sống

và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản
nhất: Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người
bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm,
đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì

đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các làm việc trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những
kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp
phần vào các làm việc đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng
đồng. Ngay từ xưa, ơng bà ta cũng có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm
lại nên hòn núi cao” vì vậy để đạt được kết quả học tập cao nhất thì học sinh cần phải
hợp tác, giúp đỡ và cùng nhau làm việc.
Chính vì vậy mà vấn đề làm việc nhóm được quan tâm trong mơi trường giáo
dục hiện nay,đặc biệt là ở cấp tiểu học.Vì nhận ra tầm quan trọng đó mà vấn đề làm
việc nhóm đã được đề cập rất nhiều trong các bản NCKH, sách báo, tạp chí…
Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều đề tài khoa học của các giảng viên và các
bạn học sinh:
Luận văn Thạc sỹ “KN LVN trong học tập của học sinh Trường Đại học Sài
Gòn” của tác giả Lê Ngọc Huyền và đề tài nghiên cứu khoa học “Vấn đề làm việc
nhóm của học sinh khoa Kinh tế - Luật” của nhóm học sinh KT28. “Làm việc theo
nhóm - một phương pháp học tập phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền,
luận văn Thạc sĩ của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang. Tác giả đã chỉ ra rằng: hiệu quả của
hoạt động nhóm trong học tập là không thể phủ nhận, nhưng không phải sinh viên nào
cũng đạt kết quả cao khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quả hơn so với
làm việc cá nhân. Vì chất lượng hoạt động nhóm cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
mơi trường học tập, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức và kiến thức về hoạt
động nhóm cảu bản thân sinh viên, song quan trọng nhất là phải có kỹ năng làm việc
nhóm.


5
“ Khảo sát và đánh giá một số KN tương tác trong tổ chức của học sinh khoa
Sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006). Luận văn Thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý
“Tổ chức học tập hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học theo nhóm”
(2009) cũng đã chỉ ra rằng: các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng hoạt động nhóm gồm có
yếu tố khách quan và chủ quan, song yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về chính bản

thân sinh viên, cụ thể là cách học của sinh viên vfa sinh viê cũng chưa tích cực tham
gia hoạt động nhóm, sinh viên chưa có ý thức rèn luyện.

Về phía giáo viên,

yếu tố được sinh viên lựa chọn ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng hoạt động nhóm là giá
viên và sinh viên ít có cơ hội tiếp xúc trong và ngồi giờ học, Về phía nhà trường, sinh
viên cho rằng hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng hoạt
động nhóm. Bên cạnh đó, tác giả có đề ra những giải pháp như nhà trường nên có cách
bố trí phịng hoc hợp lý, bàn ghế có thể di chuyển được, các thiết bị phương tiện dạy
học đầy đủ, hiện đại, tài liệu đa dạng và phong phú. Ngoài ra đoàn thanh niên nhà
trường nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi về chuyên môn,
năng lực sư phạm giữa các lớp, qua đó giúp sinh viên có cơ hội trau dồi, rèn luyện các
kỹ năng của mình. Đối với giáo viên, nên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn,
nâng cao trình độ chun mơn, giáo viên tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương
pháp dạy học, thường xuyên tổ chức dạy học theo nhóm, quan tâm hơn nữa đến việc
rèn luyện, bồi dưỡng cho ính viên về các kỹ năng làm việc nhóm. Sinh viên cần nhận
thức đúng đắn về kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập, hiểu rõ được vai trò và tác
dụng của kỹ năng hoạt động nhóm, thường xun tích lũy kinh nghiệm, vận dụng các
kỹ năng hoạt động nhóm linh hoạt và sáng tạo trong quá trình học tập.
Trong bộ sách cẩm nang dành cho nhà quản lý của tác giả Michael Magiin có
cuốn“Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả”. Nội dung cuốn sách đề cập tới những vấn
đề nảy sinh trong q trình làm việc nhóm và đã đưa ra một số phương thức đẩy mạnh
hiệu quả làm việc nhóm.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều buổi hội thảo giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học
và các sáng kiến kinh nghiệm nói về vấn đề này.
Trong sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp thực hiện dạy học theo mơ
trình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) đạt hiệu quả” của Nguyễn Thị Phượng
đã đề cập đến một số kỹ năng giúp học sinh tiếp cận với mơ hình trường tiểu học mới
(VNEN), trong đó có kỹ năng làm việc nhóm.



6
Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm tổ chức hình thức hợp tác
nhóm trong dạy học lớp Bốn” của tác giả Mạc Thị Thùy Nhân đã đề ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình làm việc nhóm cho học sinh.
Trong bài báo cáo triển khai chuyên đề “Một số biện pháp giúp học sinh học
tập hợp tác nhóm có hiệu quả theo mơ hình trường học mới VNEN” của Lê Dõng
đã trình bày về thực trạng và giải pháp giúp học tập hợp tác nhóm có hiệu quả hơn.
Một số giải pháp mà Lê Dõng đã nêu ra như: cần phải thay đổi nhận thức của người
dạy; có hiểu biết nhất định về phương pháp dạy học theo nhóm; có sự vận dụng linh
hoạt trong dạy học; cần có sự phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong
nhóm; bồi dưỡng kỹ năng điều hành cho nhóm trưởng; lựa chọn và bầu nhóm trưởng;
quản lý học sinh trong các hoạt động học theo nhóm có hiệu quả; tạo nhu cầu cho
người học; có sự phối hợp với giáo viên bộ mơn và phụ huynh học sinh; thường xuyên
đánh giá, khen thưởng kịp thời.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về KN. Những định nghĩa này thường bắt
nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của người viết.
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về KN, có nhiều tác giả trong và ngồi
nước đã đưa ra những quan niệm khác nhau về KN. Có hai khuynh hướng cơ bản sau:
Khuynh hướng thứ nhất: xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, của
hành động hay HĐ. Có các tác giả như: V.A.Kruchetxki, A.V.Petrovxki, V.S.Cudin,
A.G.Covaliop, Trần Trọng Thuỷ…
V.A.Kruchetxki cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động đã được
con người nắm vững từ trước” [5;78]. Theo ơng, KN được hình thành bằng con đường
luyện tập, KN tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều
kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện đã thay đổi.
V.S.Cudin và A.G.Covaliop cho rằng “KN là phương thức thực hiện hành động

thích hợp với mục đích và điều kiện hành động [6;13]. Theo các tác giả, kết quả của
hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con
người chứ không đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả
tương ứng.


7
Khi bàn về KN, tác giả Trần Trọng Thuỷ cũng cho rằng “KN là mặt kỹ thuật
của hành động, con người nắm được các hành động tức là có kỹ thuật hành động, có
KN”. [7]
Khuynh hướng thứ hai: xem xét KN nghiêng về mặt năng lực hành động của
con người. Theo quan niệm này, KN vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính
linh hoạt, sáng tạo và có mục đích. Đại diện cho khuynh hướng này có các tác giả như
N.D.Levitov, X.I.Kixegov, K.K.Platanov, G.G.Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Trần
Quốc Thành…
N.D.Levitov quan niệm “KN là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó
hay một hành động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng
đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [8;29]. Theo ơng, người có KN hành động
là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực
hiện hành động có kết quả. Levitov cho rằng, để hình thành KN, con người khơng chỉ
nắm lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng vào thực tiễn.
Các tác giả K.K.Platanov và G.G.Golubev quan niệm “KN là năng lực của
người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều
kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng” [9;41]. Theo các tác giả, KN
không mâu thuẫn với vốn tri thức mà KN được hình thành trên cơ sở của chúng.
Tương tự X.I.Kixegov cho rằng “KN là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ
thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống này” [8;30].
Theo ông, các KN bao giờ cũng diễn ra dưới sự kiểm tra của ý thức nhiều hay ít. KN
đòi hỏi việc sử dụng những kinh nghiệm đã thu được trước đây và những tri thức nhất
định nào đó trong các hành động, mà thiếu những điều này thì khơng thể có KN.

Từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “KN là khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. [10;157]
Theo từ điển Giáo dục học “KN là khả năng thực hiện đúng hành động, LV phù
hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành
động cụ thể hay hành động trí tuệ”. [11;220]
Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng “KN là khả năng thực hiện có kết quả một
hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với những điều kiện cho phép”. [12;6]


8
Như vậy, người có KN phải nắm tri thức về hành động và có các kinh nghiệm
cần thiết. Song bản thân tri thức kinh nghiệm không phải là KN, muốn có KN con
người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động và đạt kết quả.
Khi xem xét KN cần lưu ý những điểm sau:
KN trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của hành động, KN bao giờ cũng
gắn với một hành động cụ thể.
Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo là tiêu chuẩn quan trọng để
xác định sự hình thành và phát triển KN. Một hành động chưa thể gọi là KN nếu còn
mắc nhiều lỗi và các thao tác diễn ra vụng về theo một khuôn mẫu cứng nhắc.
KN không phải là cái bẩm sinh của mỗi cá nhân, đó là q trình con người vận
dụng tri thức và kinh nghiệm vào LV thực tiễn để đạt được mục đích đề ra. KN là kết
quả của một q trình luyện tập.
Từ những quan niệm trên ta thấy KN vừa là mặt kỹ thuật của hành động hay
còn gọi là cách thức thực hiện hành động hay công việc cụ thể nào đó, vừa là biểu hiện
năng lực của con người. Cơ sở của KN là tri thức, kinh nghiệm đã có từ trước. KN
hình thành do luyện tập.
Trên cơ sở những quan niệm về KN của các tác giả, chúng tôi quan niệm rằng:
KN là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó trên cơ sở
vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương ứng. KN được hình thành do luyện tập.

Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev, KN hình thành qua 5 giai đoạn:
Mức 1: có KN sơ đẳng, hành động được thực hiện theo cách thử, dựa trên vốn
hiểu biết và kinh nghiệm.
Mức 2: biết cách thực hiện hành động nhưng không đầy đủ.
Mức 3: có những KN chung nhưng cịn mang tính rời rạc, riêng lẻ.
Mức 4: có những KN chuyên biệt để hành động.
Mức 5: vận dụng sáng tạo những KN đó trong các tình huống khác nhau.
[13;51]
Các tác giả A.V.Petrovxki, N.D.Levitov, V.A.Kruchexki, Trần Quốc Thành…
quá trình hình thành KN chia làm ba bước:
Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động.
Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử mẫu.


9
Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện
hành động nhằm đạt được mục đích đề ra. [14;32]
Mục đích là kết quả của hành động, định hướng cho hành động.Nếu chỉ dừng
lại ở đây thì chưa có KN, chỉ là lý thuyết tri thức về hành động.
Giai đoạn làm thử theo mẫu tiến tới hình thành KN, giúp con người đối chiếu
với tri thức, tiến hành thao tác để giảm bớt sai sót trong quá trình hành động để đạt kết
quả.
Cuối cùng muốn có KN con người phải luyện tập. Giai đoạn này, các tri thức
được củng cố nhiều lần, các thao tác được ơn luyện có hệ thống, kết quả của hành
động đạt được một cách chắc chắn hơn. KN chỉ thực sự ổn định khi người ta hành
động có kết quả trong những điều kiện khác nhau. Việc luyện tập đạt được kết quả cao
hay thấp phụ thuộc vào điều kiện luyện tập, đặc biệt là sự nỗ lực của cá nhân.
Vấn đề hình thành KN được các tác giả trong và ngồi nước quan tâm. Mỗi tác
giả có những ý kiến khác nhau, song đều thống nhất KN được hình thành trong LV.
Như vậy, quá trình hình thành KN là quá trình tiến hành hành động và luyện

tập hành động trong thực tiễn đa dạng.
1.2.2. Khái niệm nhóm
Trong xã hội lồi người nhóm hình thành rất sớm. Từ thời tiền sử, con người
muốn tồn tại cần hình thành các nhóm. Nhóm để chống thú dữ, nhóm để cùng săn bắn,
xây dựng chỗ ở chống chọi với thiên nhiên…
Từ nhỏ chúng ta đã sống trong gia đình, nhóm bạn bè cùng xóm, cùng lớp học,
cùng lứa tuổi…cho đến khi trưởng thành học tập và làm việc chúng ta đã vơ tình hay
có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm. Chỉ có điều chúng ta chưa tự hỏi vậy thì ta sẽ
hịa mình vào nhóm như thế nào để làm việc hiệu quả nhất. Và nhóm cũng đã làm gì
giúp cho chúng ta và giúp nhóm hoạt động hiệu quả. Do đó nghiên cứu, học tập về
động thái nhóm rất quan trọng. Từ đầu thế kỷ 20 đã có nhiều nghiên cứu về nhóm
trong sản xuất cơng nghiệp, ảnh hưởng của nó tới năng suất lao động của từng người
và nhóm người cũng như tác động thay đổi hành vi, ứng xử của cá nhân. Những phát
hiện của các nhà xã hội học Âu - Mỹ cho thấy nhóm có tác động tích cực và cả tiêu
cực đến mọi mặt hoạt động xã hội: giáo dục, sản xuất, nghiên cứu …Do đó mọi người
cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng về nhóm và làm việc nhóm.


10
Ngày nay, sống trong xã hội công nghiệp, mỗi cá nhân hoạt động trong một số
nhóm. Các tổ chức cũng tìm cách huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của
các nhóm trong tổ chức của họ. Các nhóm dự án được thành lập nhằm phát huy tối đa
năng lực cạnh tranh trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới, mẫu mã mới. Người ta coi
các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản làm nên vốn nhân lực trong một tổ chức. Nghiên
cứu về nhóm làm việc càng trở nên quan trọng và bức thiết.
Những kiến thức và hiểu biết về hoạt động nhóm do đó không những cần cho
các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, cơng tác thanh thiếu niên, các nhà giáo dục, nhân
viên các dự án phát triển mà còn rất cần cho mọi người trong các lĩnh vực công nông
nghiệp sản xuất ra của cải vật chất.
Vậy nhóm là gì?

Khi nghiên cứu về “nhóm”, các tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau:
Theo A. V. Petrovxki thì “Nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau
trên cơ sở một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện LV chung và
giao tiếp của họ”. [2; 76].
Theo Marvin Shaw, nhà Tâm lí học phương Tây, ông cho rằng “Nhóm là cộng
đồng người có từ ba người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn
nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện LV chung”. [2, ;76].
Trong cuốn Xã hội học nhập môn của J. Fichter: “Nhóm là những kết hợp với
nhau bởi những hành động tương hỗ dựa trên mơ hình hành vi xác định”.
Từ điển giản yếu Oxford của Gorden Mashall: “Nhóm là những cá nhân được
xác định bởi tiêu chuẩn chính thức hoặc phi chính thức về quyền thành viên của nhóm,
họ là những người chia sẻ làm việc chung và gắn bó với nhau bởi mơ hình quan hệ ổn
định trong tương tác”.
Theo W.King Robert (Tạp chí Giáo viên Tốn – số 5/1986): Nhóm là một hiện
tượng xã hội, một sự tập hợp của 2 hay trên 2 người trở lên có sự tác động lẫn nhau.
Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “Nhóm là cộng động có từ hai người trở
lên, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng
lẫn nhau trong quá trình LV chung”. [1; 561]
Theo Trần Hiệp: “Nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có
một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện LV chung”. [3, ;68].


11
Theo Gs. Trần Bá Hồnh, nhóm (đội, ekip) là một tập thể nhỏ được hình thành
để thực hiện một hiệm vụ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra cịn có một số quan điểm khác về nhóm như: “Nhóm là tập hợp những
cá nhân có các KN bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện
mục tiêu chung”.
Như vậy, Nhóm là tập hợp những những người có tổ chức, hợp tác và làm việc
theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung.

1.2.2.1. Sự hình thành và phát triển nhóm
Như con người, nhóm trải qua giai đoạn khai sinh, lớn lên, trưởng thành và kết
thúc. Biết được qui luật phát triển của nhóm, người phụ trách sẽ có những sách lược
can thiệp phù hợp cho từng giai đoạn. Các nhà ngiên cứu xác định năm giai đoạn phát
triển của nhóm là:
- Giai đoạn hình thành hay thành lập.
- Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn.
- Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy chuẩn.
- Giai đoạn trưởng thành hay LV.
- Giai đoạn kết thúc.
Giai đoạn hình thành:
Một số người có nhu cầu và nguyện vọng giống nhau, liên kết với nhau thành
một nhóm để đạt được nhu cầu hay nguyện vọng đó. Họ chia sẻ cùng một mục đích và
tìm cách đi tới đó.
Ở giai đoạn này hai vấn đề chủ yếu là làm sao xác định được mục đích và tạo
sự đồng thuận cao của tồn nhóm về mục đích. Kế đó là xác định những thành viên
phù hợp nhất cho mục đích. Việc khởi đầu này khơng dễ vì nếu cuộc tranh cãi về mục
đích không đi tới đâu và kết nạp những thành viên khơng phù hợp thì nhóm có thể tan
rã.
Trên đây là nói về các nhóm được thành lập. Đối với các nhóm có sẵn thì khi có
người lãnh đạo nhóm mới, sự thay đổi của nhiều thành viên hay sự thay đổi của mục
đích thì nhóm cũng bàn bạc như khởi đầu lại. Người lãnh đạo mới cũng phải thẩm định
tình hình chung, làm quen với nhóm viên …


12
Giai đoạn bão tố hay hỗn loạn
Sau giai đoạn làm quen, nhóm viên bắt đầu bộc lộ ý nghĩ và cảm xúc của mình.
Va chạm khó tránh vì mỗi người một ý, với cá tính thái độ và những giá trị khác
nhau… Mục đích chung tiếp tục được tranh cãi và các phương tiện để đạt tới mục đích

phải chi tiết và khả thi hơn. Truyền thơng trong nhóm chưa suông sẻ, người ta chưa
hiểu nhau đầy đủ. Một số cá nhân muốn tự khẳng định có thể nổi lên với xu thế thống
trị. Những người này có thể được xem như lãnh đạo giả hiệu của thời kì đầu.
Đây là một giai đoạn phát triển tất yếu, nhóm khơng nên nản lòng hay đốt cháy
giai đoạn.
Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc
Để làm việc có hiệu quả, nhóm viên đề ra các thủ tục làm việc như giờ giấc,
phân công, xác định trách nhiệm, quyền hạn, phương thức truyền thơng, cách ứng xử
phù hợp… Nhóm được ổn định từ từ, bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và khăng khít với
nhau. Nhóm viên sẵn sàng nghe ý kiến của người khác. Những lãnh tụ tự nhiên chân
chính xuất hiện để đóng góp tích cực. Nhóm viên lao vào cơng việc, quan tâm đến lợi
ích chung. Họ tự hào về nhóm hơn. Và khả năng giải quyết vấn đề được nâng lên. Kế
hoạch chung bắt đầu được bàn bạc với sự tham gia của mọi người.
Giai đoạn trưởng thành và làm việc
Một khi ổn định về tổ chức, nhóm bắt đầu làm việc có hiệu quả để thực hiện kế
hoạch đề ra. Những mâu thuẫn giờ đây đã giảm nhiều. Các nhóm viên tập trung vào
vai trị và nhiệm vụ của mình. Họ chí thú với mục đích chung. Mọi thành viên tham
gia vào việc xây dựng nhóm. Các vấn đề nảy sinh được giải quyết trên cơ sở của sự
đồng lịng nhất trí, có khi chưa cần đến quy tắc, luật lệ.
Giai đoạn kết thúc
Mục đích đề ra cũng đến lúc hồn thành. Nhóm sinh hoạt hè sau mấy tuần vui
chơi kết thúc để chuẩn bị năm học mới. Ủy ban điều tra nọ phải chấm dứt nhiệm vụ
đúng thời hạn. Tổ lao động hoàn thành một đợt sản xuất. Một HĐ đều phải kết thúc
với một cuộc lượng giá để rút kinh nghiệm hay chuẩn bị cho giai đoạn mới. Một nhóm
LV èo uột có thể tuyên bố giải thể bắt đầu lại với những con người mới, chương trình
mới.
Các giai đoạn khơng được phân chia một cách rạch ròi mà tiến triển theo khả
năng riêng của từng nhóm.



13
1.2.2.2. Phân loại nhóm làm việc
Từ “nhóm” có nghĩa chỉ một tập hợp từ hai người trở lên. Có khi từ này dùng
với nghĩa chung chỉ nhóm người rất rộng. Khái niệm nhóm chúng ta dùng ở đây là
nhóm tập hợp một số ngưới có mục tiêu chung, có tương tác với nhau, có xây dựng
các quy tắc chung để thành viên tuân theo và các thành viên đảm nhận những vai trị rõ
ràng. Trong đó có thể chia nhóm thành hai loại chính: nhóm chính thức và nhóm phi
chính thức.
Nhóm chính thức
Nhóm chính thức - được thành lập bởi nhu cầu của tổ chức trên nhóm, có quyết
định thành lập và mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức “ Cơ cấu
chính thức biểu thị mối quan hệ xuất phát từ các vị trí, vai trị chính thức được cơng
khai chỉ định hay bầu ra”. [5; 25]
Nhóm phi chính thức
Nhóm khơng chính thức – nhóm được hình thành tự nhiên do nhu cầu xã hội
của những người tham gia, mục tiêu của nhóm có thể khơng trùng mục tiêu của tổ
chức “Cơ cấu phi chính thức hình thành từ các mối quan hệ cá nhân do quen biết,
thân thiện với nhau. Cơ cấu phi chính thức khơng có quyền nhưng có thể có lực”.
Trong một tổ chức đồng thời có thể tồn tại nhiều nhóm chính thức và khơng
chính thức. Các nhóm làm việc trong một cơ quan, tổ chức, nhà máy thường là nhóm
“chính thức”. Tuy nhiên vai trò và ảnh hưởng của các nhóm khơng chính thức cũng rất
quan trọng. Các nhóm khơng chính thức có khi ảnh hưởng rất mạnh đến kết quả LV
của các nhóm chính thức.
1.2.3. Khái niệm làm việc nhóm
a) Khái niệm làm việc nhóm
Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng, làm việc của một nhóm người có
những đặc điểm sau [11; 320]
- Cùng tham gia về phương diện không gian và thời gian của các thành viên tạo
ra khả năng tiếp xúc cá nhân trực tiếp giữa họ với nhau, trong đó có sự trao đổi hành
động, thông tin, cũng như khả năng nhận thức lẫn nhau.

- Có mục tiêu chung, trong đó kết quả làm việc được dự đốn trước phù hợp
với lợi ích chung, góp phần thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên.


14
Như vậy, chúng tơi quan niệm rằng: Làm việc nhóm là ở đó có sự tương tác qua
lại giữa các thành viên. Qua đó, các thành viên có cơ hội hợp tác, chia sẻ và hỗ trợ
nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm.
Nhóm chỉ làm việc hữu hiệu khi:
- Mục tiêu rõ ràng đối với mọi người và được mọi người chấp nhận.
- Truyền thông hai chiều, ý tưởng cũng như cảm xúc được bộc lộ.
- Tiến trình lãnh đạo được chia sẻ, phân phối cho nhiều người, từ đó có sự
tham gia cao.
- Thủ tục lấy quyết định phù hợp với tình huống.
- Trọng tâm đặt ở con người và các mối quan hệ đoàn kết giữa họ, sự đồn kết
có được nhờ sự chấp nhận.
- Khả năng giải quyết vấn đề cao.
- Hiệu quả được cả nhóm đánh giá.
- Có sự tương tác giữa các thành viên [8; 114].
❖ Lợi ích của làm việc nhóm.
LVN là xu hướng chung của các tổ chức, doanh nghiệp, công ty trên thế giới,
bởi vì:
LVN tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh rằng, làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao
hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Vì
trong nhóm, khi làm việc các KN và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau. “Một khái niệm cho
thấy nhóm khơng chỉ tạo dựng một mơi trường để các thành viên của nhóm tham gia
cơng tác, mà còn cung cấp một nguồn năng lượng quan trọng nhằm kích thích các
thành viên nhóm tích cực hơn nữa trong những nỗ lực nhằm đạt mục đích chung. Động
lực nhóm là nguồn lực tinh thần chung góp phần thúc đẩy các cá nhân tham gia cống

hiến. Động lực nhóm, vì thế đã trở thành sự cổ vũ, khích lệ các cá nhân nỗ lực nhiều
hơn nữa. Nó có giá trị to lớn hơn những giá trị của cá nhân hợp thành, nó gắn liền với
danh dự tập thể và các cá nhân sẵn sàng tận dụng mọi khả năng đóng góp của mình vì
lợi ích của cả nhóm”. [4; 254)]
LVN có thể giảm được một số nhân sự, khâu trung gian nên linh hoạt hơn. Vì
linh hoạt nên tổ chức dễ thay đổi để đối phó với thay đổi của môi trường, nắm bắt cơ
hội và giảm thiểu nguy cơ. Nhóm có thể tạo ra mơi trường làm việc mà các kiến thức


×