Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.06 KB, 2 trang )
NHỮNG MÔ HÌNH MỚI NỔI TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (7/14/2009 8:52:07
AM)
Vượt ra ngoài những xì xầm xung quanh sự bùng nổ hay tàn lụi hiện nay, chúng ta cũng
nhận ra được những vận động mạnh mẽ đang từng ngày tạo nên bối cảnh mới với sức biến
đổi khôn lường sẽ dẫn tới sự hình thành của những mô hình phát triển mới.
Những mô hình phát triển đó là gì?
Trước tiên, chúng ta có cơ hội chứng kiến làn sóng phát triển của tinh thần doanh nhân kiểu mới.
Chính môi trường kinh doanh mới đầy biến động và thách thức đã thôi thúc lực lượng này phá bỏ
và bước ra khỏi vỏ ốc bao bọc họ bấy lâu.
Chính yêu cầu phải liên tục suy nghĩ, trăn trở về những gì sẽ và không phát huy tác dụng trong bối
cảnh mới đã giục giã đội ngũ này đưa ra những ý tưởng đầu tư mới và xây dựng nên những mô
hình doanh nghiệp mini hay còn gọi là Soho1 (là tên viết tắt chữ cái đầu của cụm từ Small Office
Home Office) trong những ngành kinh doanh ngách (chẳng hạn: một doanh nghiệp mới thành lập
tung ra dịch vụ chưa từng có là: bảo đảm chi trả cho người tham gia bảo hiểm khoản họ đã vay
để mua ôtô trong trường hợp người này bị mất việc).
Tiếp đến, mọi tổ chức đều đang trải qua những cuộc cải tổ mô hình làm việc. Giờ đây, thay vì
đánh giá các yếu tổ đầu vào, người ta chỉ tập trung đánh giá kết quả cuối cùng. Thay vì dồn sức
cho các nỗ lực tưởng thưởng, người ta đầu tư nhiều hơn cho các kết quả mang tính khích lệ.
Khởi nguồn từ sự quảng bá mô hình Bảng điểm cân bằng do hai giáo sư Robert Kaplan và David
Norton đề xướng, những thay đổi này ngày càng được nhân rộng khi nhiều công ty đang từng
bước điều chỉnh hệ thống quản lý chất lượng công việc tại doanh nghiệp mình với mục đích
hướng các mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu lớn của tập thể.
Chưa hết, tại thời điềm này, hiệu quả làm việc chính là yếu tố chủ chốt tạo nên sự khác biêt giữa
các cá nhân trong cùng một tổ chức. Theo một bản khảo sát gần đây của Business Today, khi mà
các tổ chức không còn quá thoáng khi trả lương và thưởng cho nhân viên thì ngay cả ở Ấn Độ -
một nền kinh tế vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao – doanh nghiệp cũng đã áp dụng chính
sách thưởng - phạt hết sức rạch ròi dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
Các doanh nghiệp luôn đưa ra các mức thu nhập linh hoạt căn cứ theo thực lực của từng người,
từ đó tạo ra sự phân hoá về thu nhập giữa các nhân viên ngay trong một tổ chức.
Cuối cùng, các mô hình thương mại cũng có sự biến chuyển của riêng chúng. Nhiều công ty bắt
đầu linh hoạt áp dụng phương pháp định giá theo hiệu quả hợp tác để từ đó tạo ra mối quan hệ