Những xu hướng mới trong chiến lược R&D
của các doanh nghiệp
Một đêm năm 1923 ở Osaka, Nhật Bản, Konosuke Matsushita đã nảy ra một ý
tưởng lớn. Ông nhận thấy xe đạp, phương tiện vận chuyển chủ yếu trong thành phố
thời ấy, được soi sáng bằng các ngọn nến và đèn dầu rất nguy hiểm.
Matsushita đã thay những ngọn nến và đèn dầu bằng một bóng đèn được nạp
năng lượng bởi một bình ắc quy có tuổi thọ cao.
Ông đã dành 6 tháng để thiết kế bóng đèn này và công ty gồm ba người của
Matsushita đã bán chúng ra thị trường.
Công ty nhỏ bé ấy đã trở thành tập đoàn công nghiệp điện tử Matsushita
Electric Industrial Co, Ltd. - một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới với số vốn 68
tỷ USD.
Ngày nay, Matsushita Electric Industrial Co, Ltd., dành xấp xỉ khoảng 4,6 tỷ
USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D) năm 2003, vẫn tiếp tục tìm kiếm những ý
tưởng mà một ngày nào đó có thể sẽ mang lại lợi nhuận lớn.
Hiện Matsushita Electric có 10 trung tâm R&D và một cơ sở vốn liên doanh ở
Thung lũng Silicon đang đầu tư vào các công ty nghiên cứu mới thành lập có những
công nghệ hứa hẹn.
Việc tìm kiếm những con người và những địa điểm phát minh những ý tưởng
sáng tạo là bản chất chiến lược R&D của mỗi công ty.
Các nhà điều hành thông minh đang tổ chức các trung tâm R&D của họ để tận
dụng không chỉ các nhà khoa học thông minh mà còn cả các cách tiếp cận vốn, các
liên minh hợp tác, việc bán hàng, các tài năng marketing, các cơ quan Chính phủ và tất
cả những yếu tố cần thiết để biến một ý tưởng thành một sản phẩm có lợi nhuận.
Điển hình là trường hợp bang New Jersey của Mỹ.
Nếu để sống và làm việc thì đây được coi là một nơi đắt đỏ. Nhưng đây cũng là
một địa điểm tuyệt vời để tiến hành những công trình R&D.
Paul Liao, chuyên viên cao cấp tại Tập đoàn điện tử Matsushita Electric cho
rằng, sự gần gũi của các trung tâm R&D với các thị trường quan trọng và công nghệ ở
những thị trường này đóng một phần quan trọng trong chiến lược vì chi phí luôn luôn
là một vấn đề.
Nhiều công ty đã xây dựng các cơ sở R&D ở Bắc Kinh, Trung Quốc bởi đây
không chỉ là một thị trường hứa hẹn có hàng triệu khách hàng, mà còn có những kỹ sư
tài năng được đào tạo tốt song lại có giá khá rẻ. Trong số những tập đoàn Nhật Bản
đang nhanh chóng khai trương những trung tâm R&D ở nước này có Matsushita
Electric.
Nếu như trước kia, vào những năm 80 và đầu những năm 90, việc các công ty
Nhật Bản bắt đầu chuyển hoạt động nghiên cứu của họ ra nước ngoài và đưa các nhà
khoa học đi theo những xí nghiệp đó (Tập đoàn Sharp của Nhật Bản đã thành lập
phòng thí nghiệm R&D đầu tiên bên ngoài Nhật Bản tại Camas, Washington, Mỹ, tập
trung vào các thiết bị kỹ thuật số gia đình và công nghệ chế biến khác chủ yếu dành
cho thị trường Mỹ, sau khi xem xét và nhận ra tiềm năng của khu vực này đối với công
nghệ kỹ thuật số) xuất phát từ nhu cầu phát triển sản phẩm cho các thị trường địa
phương thì hiện nay, địa điểm đặt các trung tâm nghiên cứu thường xuất phát từ mục
đích muốn theo kịp với các phương pháp làm việc mới và sản phẩm mới cho thị
trường toàn thế giới. Chính vì vậy mà ở rất nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển
trên thế giới đã hình thành những điểm nóng R&D với những nét đặc trưng riêng.
Ví dụ, ở Thuỵ Sỹ, Geneva là một trung tâm của công nghệ sinh học. Tập hợp
quanh Sophia Antipolis ở miền Nam nước Pháp là những nhà nghiên cứu đang ngày
đêm tìm cách cải tiến điện thoại di động và các thiết bị kỹ thuật số. Các công ty quan
tâm tới nghiên cứu y sinh thường tập trung ở San Diego, Mỹ để thu lợi từ Viện Salk.
Boston nổi tiếng về mạng làm việc kỹ thuật số và các khoa học sự sống, một xu hướng
trong ngành công nghiệp dược phẩm.
Các nhà máy dược phẩm lại thường xây dựng các trung tâm R&D gần những
trường đại học có những phức hệ nghiên cứu được thành lập và tập trung vào việc hợp
tác với doanh nghiệp như đại học Harvard và Caliornia ở San Francisco...
Điển hình là Công ty TNHH Eisai, Nhật Bản, với các trung tâm R&D được đặt
ở gần những trường đại học hàng đầu của thế giới.
Hiện công ty có 4 trung tâm R&D, trong đó gồm một trung tâm ở Kyoto chuyên
trách về gen học (Genomics), một ở Luân Đôn gần trường Đại học Luân Đôn, một
Viện nghiên cứu Eisai ở Andover Mass, dưới bóng của Harvard và MIT.
Tuy vậy, một số ý tưởng về sản phẩm tốt nhất lại có thể có từ sự hiểu biết tình
cờ của những người luôn quan sát cuộc sống. Konosuke Matsushita chính là người đã
lĩnh hội được ý tưởng này qua việc phát minh ra đèn chạy bằng ắc quy ở xe đạp, không
phải từ việc chỉ ngồi trong phòng thí nghiệm mà bởi ông là người đi xe đạp có óc quan
sát tốt nhất trong số những người đạp xe.