Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Nhóm Tổng Hội Sinh Viên doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.93 KB, 2 trang )

Nhóm Tổng Hội Sinh Viên
Tổng Hội Sinh Viên là một nhóm nhạc thời kỳ tiền chiến, được thành lập bởi nhạc sĩ Lưu
Hữu Phước. Cùng với nhóm Đồng Vọng, Tổng Hội Sinh Viên mở ra dòng nhạc hùng trong
tân nhạc Việt Nam. Nhưng so với Đồng Vọng thì Tổng Hội Sinh Viên manh tính chính trị
nhiều hơn.
Lưu Hữu Phước
Tổng Hội Sinh Viên được khởi đầu trong nhóm sinh viên ở Hà Nội trong đó sinh viên
miền Nam tỏ ra nhiều khả năng văn nghệ. Tổng Hội Sinh Viên chú trọng đặc biệt đến việc
dùng Tân nhạc trong việc đấu tranh chính trị chống Pháp và Nhật.
Trong một bài viết về thời tiền chiến trong Tân nhạc, nhạc sĩ Lê Thương đã cho rằng :
"...Từ 1943 đến 1945 thì Tổng Hội Sinh Viên đã chế ngự phong trào Tân nhạc và gây
những ảnh hưởng sâu đậm chưa từng có.
Phạm Duy viết: "Vào lúc Tân nhạc Việt Nam có thêm xu hướng mới, trong hai nhóm chủ
trương nhạc hùng thì nhóm Tổng Hội Sinh Viên có nhiều tính chất chính trị hơn nhóm
Đồng Vọng".
Cũng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì khi đó bên cạnh Lưu Hữu Phước có những người mà về
sau trở thành những chính trị gia như Mai Văn Bộ, Nguyễn Thành Nguyên, Huỳnh Văn
Tiểng... soạn giúp lời ca hoặc cung cấp đề tài.
Lưu Hữu Phước cùng với nhóm sinh viên trong Tổng Hội đã tung ra nhiều ca khúc giá trị
khơi dậy lòng yêu nước trong dân chúng, đặc biệt là những học sinh, sinh viên. Những ca
khúc đó thường lấy đề tài lịch sử ca ngợi những chiến công, những anh hùng dân tộc, đặc
biệt phải kể đến những bản nhạc của Lưu Hữu Phước. Nhiều ca khúc như Tiếng gọi sinh
viên, Hồn tử sĩ, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng, Hội nghị Diên Hồng, Hờn Sông Gianh...
đã để lại dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam.
Nhóm Đồng Vọng là nhóm nhạc được thành lập năm 1939 bởi nhạc sĩ Hoàng Quý. Ngay
từ những năm đầu nhóm Đồng Vọng mở ra dòng nhạc hùng trong tân nhạc Việt Nam.
Sau khi tân nhạc được chính thức hình thành năm 1938 sau những buổi trình và diễn thuyết
của Nguyễn Văn Tuyên, nhiều nhóm nhạc bắt đầu tung ra các sáng tác của mình như
Tricéa và Myosotis. Ở Hải Phòng, Hoàng Quý và một số bạn bè như Phạm Ngữ, Đỗ
Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Canh Thân và Hoàng Phú (tức Tô Vũ) cùng lập thành
nhóm Đồng Vọng.


Nhóm Đồng Vọng xuất phát từ những tráng sinh biết âm nhạc của phong trào Hướng đạo.
Theo nhạc sĩ Tô Vũ:
"Nhóm Đồng Vọng được thành lập vào năm 1939 do nhạc sĩ Hoàng Quý làm nhóm
trưởng, thành viên là các nhạc sĩ: Phạm Hố, Canh Thân, Hoàng Phú và sau đó là
Văn Cao."
"Các thành viên của nhóm Đồng Vọng sáng tác với hai mảng nội dung: Nội dung
về thanh niên lịch sử - viết về những sinh hoạt lành mạnh vui tươi đó là những bản
nhạc được công khai phổ biến trong những tập nhạc của Đồng Vọng. Bên cạnh đó
còn có những bài nhạc mà nhạc sĩ Hoàng Quý gọi là nhạc tâm tình, ngày nay chúng
ta thường gọi là nhạc lãng mạn, tình ca... Những bản nhạc này không phổ biến rộng
rãi, không in vào những tập nhạc Đồng Vọng mà chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp
với những bạn bè tri kỷ."
Nhóm Đồng Vọng được nhà xuất bản Lửa Hồng rồi tạp chí Tri Tân ở Hà Nội giúp đỡ. Lửa
Hồng đã ấn hành 12 tập nhạc, mỗi tập có từ 8 đến 12 bài như các tập: Bên sông Bạch
Đằng, Nước non Lam Sơn, Tiếng chim gọi đàn, Bóng cờ lau, Nắng tươi, Chiều quê của
Hoàng Quý, Về đồng quê của Văn Cao, Ngày xưa của Hoàng Phú... Tổng cộng Đồng Vọng
đã sáng tác và ấn hành khoảng trên 60 ca khúc chủ yếu theo xu hướng nhạc hùng có nội
dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng của dân tộc.
Ngoài những bản hùng ca viết cho thanh niên, phong trào khỏe và hướng đạo, nhóm Đồng
Vọng còn đề lại nhiều bài tình ca khác. Cùng với nhóm Nhóm Tổng hội Sinh viên của Lưu
Hữu Phước, Đồng Vọng đã để lại những ảnh hướng lớn tới tân nhạc Việt Nam.

×