Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 205 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN THÀNH

THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN THÀNH

THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 931 01 02

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. NGUYỄN THỊ NHƯ HÀ
2. TS. HOÀNG NGỌC HẢI

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Văn Thành

i


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ Ở NƯỚC
NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 6
1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ TRONG NƯỚC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 13
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA
HỌC ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ KHOẢNG
TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ........................................... 23

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ
CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH.... 13
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CẤP TỈNH .............................. 27
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT
ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CẤP TỈNH ........ 37


2.3. KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC
CHO TỈNH NGHỆ AN .............................................................................................. 50

Chương 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ............................................. 61
3.1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU
TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ..................................... 61

3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN ............................................................................ 67
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN...............................................................101

ii


Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU
TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH
NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................... 116
4.1. QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030 ......................................................116
4.2. GIẢI PHÁP ÐẨY MẠNH THU HÚT ÐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN...............................................................122

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 160

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCCI

Bưu chính cơng ích

BOO

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh

BOT

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT

Xây dựng chuyển giao

BTO

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh

CCHC

Cải cách hành chính


CNTT

Cơng nghệ thông tin

DL

Du lịch

HĐND

Hội đồng nhân dân

PAPI

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh

PAR INDEX

Chỉ số cải cách hành chính

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QL

Quốc lộ

QPPL


Quy phạm pháp luật

TP

Thành phố

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

VCCI

Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi


CHDCND

Cộng hịa dân chủ nhân dân

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kinh phí giải phóng mặt bằng cho các dự án du lịch tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2015-2019 ...................................................................... 74
Bảng 3.2: Đào tạo nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2015-2019 ....... 76
Bảng 3.3: Bồi dưỡng nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An 2015-2019 ........................ 77
Bảng 3.4: Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính
sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư vào phát triển du lịch Nghệ An................ 86
Bảng 3.5: Các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với nước ngoài ............... 88
Bảng 3.6: Kết quả thực hiện cải cách thể chế của Nghệ An từ 2015-2019 ......... 96
Bảng 3.7: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ 2015-2019 ....104
Bảng 3.8: Vốn đầu tư của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ
2015-2019 .......................................................................................... 105
Bảng 3.9: Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ
2015-2019 .......................................................................................... 107
Bảng 3.10: Lao động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An từ
2015-2019 .......................................................................................... 108
Bảng 3.11: Số doanh nghiệp kinh doanh du lịch phân theo quy mô vốn
năm 2019.................................................................................. 112
Bảng 3.12: Loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch giai đoạn 2015-2019 .. 113

v



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Vốn Đầu tư đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Nghệ An từ năm
2015 - 2019 ................................................................................78
Biểu đồ 3.2: Ngân sách đầu tư cho công tác xúc tiến đầu tư Du lịch Nghệ An
giai đoạn 2015-2019 ............................................................................ 89
Biểu đồ 3.3: Vốn Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế- xã hội,
góp phần phát triển du lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015- 2019 ........... 92
Biểu đồ 3.4: Vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh Nghệ An dành cho tu bổ, tơn tạo
cơ sở vật chất góp phần phát triển du lịch từ 2015-2019 .................... 94
Biểu đồ 3.5: Xếp thứ bậc của tỉnh Nghệ An trong 63 tỉnh thành của cả nước
về PCI, PAR INDEX, PAPI ................................................................ 99
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các loại hình dịch vụ
năm 2019.................................................................................. 106

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Tỉnh có bờ biển dài,
phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn, có diện tích rừng rộng lớn, danh lam thắng
cảnh phong phú, khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An với nhiều khu rừng
nguyên sinh, nhiều hang động, khe suối, thác nước đẹp và hùng vĩ. Tỉnh có nhiều
di tích lịch sử trong đó có các di tích Quốc gia, di tích Quốc gia đặc biệt. Tỉnh
cịn có hàng chục lễ hội đặc trưng gắn liền với sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó,
Nghệ An cịn có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ cơng lâu đời, nhiều di sản văn
hóa phi vật thể có giá trị, đặc biệt là dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh. Nghệ An cịn là
q hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân, trí thức có tiếng và

nhiều địa danh ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay tiềm năng
đó phần lớn chưa được khai thác, trong khi Nghệ An vẫn đang là tỉnh nghèo. Để
khai thác hiệu quả những tiềm năng đó cho phát triển du lịch cần phải có nguồn
lực đầu tư lớn.
Những năm qua, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành công nhất định
trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Điều này được
thể hiện qua số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng tăng, vốn, dự án
đầu tư, cơ sở kinh doanh du lịch ngày càng nhiều hơn. Một số dự án du lịch lớn
đã, đang và sẽ triển khai như khu du lịch biển Cửa Lò, khu du lịch Bãi Lữ, khu du
lịch Cửa Hội, khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, Dự án tổ hợp
khách sạn, khu vui chơi giải trí và biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội.., một số
khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí lớn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp
và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đầu tư của các doanh nghiệp kinh
doanh lữ hành và doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch ngày càng tăng…
Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 04/1/2018 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2030
đã đề ra mục tiêu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng
góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu
đến năm 2030, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng
Bắc Trung Bộ và là điểm đến hấp dẫn của cả nước.
1


Trong khi nhu cầu về các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung,
đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An nói riêng ngày càng tăng nhưng khả
năng đáp ứng từ ngân sách nhà nước của tỉnh lại hạn chế. Vì vậy, để đạt được
mục tiêu mà chương trình hành động đã đề ra, địi hỏi cần có sự đầu tư nhiều hơn
của các loại hình doanh nghiệp. Mặt khác, đầu tư của doanh nghiệp vào phát
triển du lịch ở tỉnh Nghệ An sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động,

thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng ngày càng hiệu quả với
xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế…
Tuy nhiên, thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh
Nghệ An vẫn còn bộc lộ khơng ít khó khăn, bất cập, số lượng vốn đầu tư hạn
chế, số dự án du lịch chưa nhiều, số doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn cịn ít,
nhất là các doanh nghiệp lớn…
Thực tế đó địi hỏi tỉnh Nghệ An cần có những đột phá trong thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát
triển tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có nghiên cứu một
cách cơ bản, tồn diện, có hệ thống để xác định rõ những thành tựu, những hạn
chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào du lịch tỉnh Nghệ An, góp phần vào q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành cơng mục tiêu trở thành tỉnh khá trong khu
vực phía Bắc vào năm 2025, trở thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2030 đã
được đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025 xác
định [67]. Đó cũng là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án
tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian
qua, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát

triển du lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
2



+ Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt
Nam trong việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh.
+ Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du
lịch ở tỉnh Nghệ An trong thời gian từ 2015 - 2019.
+ Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các
doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
phát triển du lịch cấp tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Luận án nghiên cứu việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du
lịch tỉnh Nghệ An từ năm 2015 đến năm 2019 và các giải pháp được đề xuất
đến năm 2030.
- Về nội dung:
+ Chủ thể thu hút đầu tư: Luận án tập trung vào chính quyền tỉnh Nghệ An
(cấp tỉnh).
+ Đối tượng thu hút đầu tư là các loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Lĩnh vực thu hút đầu tư của doanh nghiệp: là lĩnh vực du lịch. Cụ thể là:
đầu tư của doanh nghiệp vào kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh
vận chuyển khách du lịch, kinh doanh ăn uống, kinh doanh hoạt động vui chơi
giải trí…
+ Hình thức đầu tư: Luận án này nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp của
doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

3


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và
đặc biệt sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu từ chương
1 đến chương 4.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh từ các số liệu, tư liệu
thu thập được ngoài nước, trong nước, trong tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó xây dựng
các nội dung của luận án.
- Phương pháp phỏng vấn được thực hiện với một số đối tượng là các chủ
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành,
UBND tỉnh. Trong phương pháp này, các câu hỏi theo mục đích khảo sát đã
được chuẩn bị trước, sau đó thơng qua phỏng vấn trực tiếp các cá nhân để thu
thập thông tin (xem phụ lục 3). Kết quả của phương pháp này làm cơ sở để góp
phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Thiết kế phiếu: Gồm những câu hỏi liên quan đến công tác thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An để người được điều tra có
thể đánh dấu X vào một hoặc nhiều các phương án trả lời đã cho sẵn hoặc trả lời
câu hỏi ngắn gọn (xem mẫu phiếu điều tra ở phụ lục 1 và phụ lục 2).
+ Đối tượng điều tra: Chủ doanh nghiệp kinh doanh du lịch (kinh doanh lưu
trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh ăn uống
và kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí) và cán bộ thực hiện công tác thu hút đầu
tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh gồm: Sở Du lịch, Sở Kế hoạch
và đầu tư, Sở Tài ngun và mơi trường, Sở Tài chính, Sở giao thơng vận tải Nghệ
An, Cục thuế, UBND tỉnh, trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, Trung tâm xúc tiến
hỗ trợ đầu tư tỉnh.
+ Tổng số phiếu điều tra: Đã gửi 220 phiếu điều tra, trong đó 170 phiếu
điều tra đối với chủ doanh nghiệp và 50 phiếu điều tra cán bộ lãnh đạo, quản lý

thực hiện công tác thu hút đầu tư. Chúng tôi thu về được 218 phiếu điều tra, trong
đó 168 phiếu điều tra đối với chủ doanh nghiệp (2 phiếu không gửi lại do doanh
nghiệp quá bận công việc nên không thực hiện) và thu về đủ 50 phiếu điều tra cán
bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác thu hút đầu tư.
4


+ Địa phương điều tra: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác
thu hút đầu tư ở các sở, ban, ngành, UBND tỉnh đều đóng tại địa bàn thành phố
Vinh vì vậy chúng tơi chỉ điều tra trên địa bàn thành phố Vinh. Đối với chủ doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những địa phương cấp
huyện có nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư gồm: thành phố Vinh, thị
xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu, huyện Quỳnh Lưu, huyện Nam Đàn.
+ Phương pháp xử lý dữ liệu: dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm
Excel để có được các kết quả phân tích nhằm phản ánh thực trạng vấn đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận giải và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư của các
doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Đưa ra và phân tích khái niệm thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào du lịch cấp tỉnh, xác định các đặc điểm của thu hút đầu tư
của doanh nghiệp vào du lịch, vai trò của thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
phát triển du lịch. Xây dựng các tiêu chí đánh giá và xác định nội dung thu hút
đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch cấp tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, luận án chỉ
ra nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào
phát triển du lịch, trong đó nhấn mạnh bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến doanh
nghiệp đầu tư vào Nghệ An vào du lịch cịn ít về số lượng doanh nghiệp và dự
án, nhỏ về quy mô vốn đầu tư… là do các biện pháp, chính sách và hoạt động thu
hút đầu tư chưa được chú trọng, chưa phù hợp.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh

nghiệp vào phát triển du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu thành 4 chương với 11 tiết.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào phát triển du lịch cấp tỉnh.
Chương 3. Thực trạng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du
lịch tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ Ở NƯỚC NGỒI
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư vào du lịch
- Bài viết “Key factors influencing foreign direct investment in the tourism
industry in South Africa” (Các yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành du lịch Nam Phi) của tác giả J.A. Snyman and M. Syman [104].
Theo tác giả, đầu tư vào ngành du lịch mất rất nhiều vốn vì chi phí kết cấu hạ tầng
cao (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, trung tâm mua sắm, khu vui
chơi, giải trí và đầu tư thiết bị cho các cơ sở này). Do đó, nhà đầu tư sẽ lo lắng việc
đầu tư của mình sẽ mang lại một khoản lỗ thay vì lợi nhuận. Các yếu tố có thể ngăn
cản các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư đó là: hỗ trợ chính phủ khơng đầy đủ; ưu đãi đầu
tư thấp; thiếu kết cấu hạ tầng hỗ trợ; khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên

quan đến đất đai; phải làm việc với nhiều cơ quan với nhiều chức năng chồng chéo;
mất nhiều thời gian cần thiết để có được quyết định đầu tư, thiếu lao động có chun
mơn ở địa phương có thể sử dụng cho dự án…
Từ sự phân tích trên, tác giả chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI) vào ngành du lịch đó là: Thứ nhất, kết cấu hạ tầng và sự ổn định
chính trị xã hội. Kết cấu hạ tầng như đường sá, sân bay, thông tin liên lạc, nước sinh
hoạt… như một yếu tố hết sức quan trọng đối với việc thu hút các nhà đầu tư. Sự ổn
định chính trị và an ninh ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư vì sự lo lắng về
việc bảo toàn vốn đầu tư. Thứ hai, là chính phủ và chính sách của chính phủ. Thực tế
cho thấy bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả sẽ tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư. Các chính sách của chính phủ nhằm tạo ra một nền kinh tế ổn
định sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho FDI vào ngành du lịch như: chính sách hỗ trợ của
chính phủ, chính sách đào tạo lao động, chính sách sử dụng lao động, đảm bảo quyền
tự chủ về kinh tế cho các doanh nghiệp…Thứ ba, tình hình nền kinh tế của đất nước.
Nhân tố này bao gồm tình hình lạm phát, triển vọng kinh tế, lợi nhuận kỳ vọng, quy
mô thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường dịch vụ du lịch được đầu tư. Thứ
tư, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch. Khía cạnh này liên quan đến các chương
trình khuyến khích, thu hút đầu tư, quy mơ thị trường và sự phát triển của du lịch quốc
6


tế. Nhân tố này tác động rất lớn đến quyết định của nhà đầu tư, đặc biệt là trong ngành
du lịch. Thứ năm, tài nguyên thiên nhiên. Nhân tố này hết sức quan trọng vì phần lớn
đầu tư vào du lịch là hướng đến khám phá tài nguyên thiên nhiên.
- Cơng trình “Attracting Investment in Tourism” (thu hút đầu tư vào du lịch) của
Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), Ngân hàng thế giới [105]. Cơng trình
này đưa ra những nhân tố để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển du lịch ở
Tanzania. Các nhân tố được đưa ra ở đây bao gồm những thuận lợi mà các nhà đầu tư
vào du lịch mong muốn khi tiến hành bỏ vốn đầu tư. Cụ thể là: (1) Tài sản và kết cấu
hạ tầng. Về tài sản du lịch, đó là các tài sản về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và khảo cổ

bao gồm các nơi nổi tiếng như: Khu bảo tồn, công viên quốc gia, cơng viên biển, di
tích lịch sử… Về kết cấu hạ tầng phục vụ du lich đó là các khách sạn, nhà nghỉ và
các cơng trình giao thơng. (2) Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Theo các tác giả
của cơng trình này, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sẽ định hướng cho các nhà
đầu tư tìm nơi đầu tư phù hợp với dịch vụ du lịch mà mình cung cấp, qua đó, nhà
nước cũng xây dựng được kế hoạch đầu tư của mình để thu hút các nhà đầu tư, đảm
bảo cho phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững. (3) Xây dựng lợi thế cạnh
tranh. Mục đích của việc chính phủ xây dựng lợi thế cạnh tranh là để tăng sức hấp
dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư. Lợi thế cạnh tranh đó là: (a) bằng cách gia tăng giá
trị sản phẩm dịch vụ; (b) thông qua phân khúc thị trường; và (c) thơng qua sự khác
biệt hóa sản phẩm. (4) Chính phủ. Theo cơng trình nghiên cứu này, để thu hút đầu tư,
chính phủ cần ban hành các chính sách về thuế, hỗ trợ đầu tư, công nhận đầu tư của
khu vực tư nhân là động lực tăng trưởng du lịch, chính phủ phải cải cách bộ máy để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính. (5) Hoạt
động xúc tiến đầu tư. Nhân tố này bao gồm các hoạt động như cung cấp các thông tin
cần thiết cho nhà đầu tư, giới thiệu cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư, giải quyết những vấn đề
vướng mắc cho các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho đầu tư vào du lịch.
- Cơng trình “Tourism investment and finance” (đầu tư du lịch và tài chính) của
Jim Phillips và Jamie Faulkner [96]. Cơng trình này đề cập đến một nhân tố quan
trọng trong thu hút đầu tư vào du lịch đó là xu hướng của khách du lịch. Theo các tác
giả, khi internet, truyền thông xã hội, phương tiện giao thông ngày càng thuận lợi cho
phép khách du lịch thực hiện các chuyến đi theo sở thích riêng của mình thì các điểm
đến mới nổi là nơi hấp dẫn khách du lịch, do đó, xu hướng này của du khách sẽ là
7


định hướng để các nhà đầu tư bỏ vốn vào những địa điểm mới này. Khi các mối đe
dọa môi trường vì sự gia tăng dân số, sự mở rộng nhanh chóng của các ngành cơng
nghiệp khai thác (dầu, khí đốt, khống sản) và biến đổi khí hậu tồn cầu ngày càng
gia tăng thì du lịch sinh thái là lựa chọn hàng đầu của du khách. Do đó, đầu tư vào

du lịch sinh thái cũng thu hút được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quan tâm.
Theo các tác giả, phát triển du lịch bền vững cũng là kinh doanh thơng minh, khi
ngày càng nhiều du khách tìm kiếm các điểm đến nghỉ mát thân thiện với mơi
trường. Vì vậy, xu hướng du lịch của du khách tác động rất lớn đến quyết định của
các nhà đầu tư.
- Cơng trình “promoting foreign investment in tourism” (Quảng bá đầu tư nước
ngoài vào du lịch) của Liên hợp quốc [106]. Cơng trình này đã chỉ ra rằng, các nhà
đầu tư nước ngoài quan tâm các yếu tố để quyết định đầu tư vào du lịch là: (1) Quy
mô và phạm vi của thị trường: Quy mô hiện tại, tiềm năng tương lai cho du lịch trong
nước và quốc tế; cơ cấu các loại hình dịch vụ du lịch; chất lượng của các nhà cung
cấp dịch vụ du lịch hiện có. (2) Lực lượng lao động: Quy mô và độ tuổi của lực
lượng lao động, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ đào tạo và chất lượng của lực lượng
này; chất lượng lao động quản lý của địa địa phương, kiến thức ngoại ngữ; chi phí sử
dụng lao động. (3) Cơ sở hạ tầng: Đường bộ, cảng biển và sân bay (chất lượng, sức
chứa, điểm đến, khoảng cách); hệ thống cấp điện, nước, và viễn thông. Các dịch vụ
thông tin du lịch, đại lý du lịch, mạng lưới tiếp thị và phân phối dịch vụ du lịch. (4)
Dịch vụ vận tải khách du lịch (hãng hàng không, xe buýt, cho thuê xe…). (5) Khung
pháp lý cho hoạt động đầu tư và kinh doanh du lịch như: luật thương mại và môi
trường, luật du lịch, khả năng mua lại hoặc cho thuê đất; ưu đãi đầu tư, quản lý nhà
nước về du lịch, việc đảm bảo thực thi pháp luật. (6) Yếu tố văn hóa của người dân
trong nước về lòng hiếu khách, lịch sự và văn minh, về sự an toàn của du khách…
- Bài viết “China's outward foreign direct investment in tourism” (Đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào du lịch) của Xinjian Li, Songshan (Sam) Huang
và Changyao Song [98]. Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến các nhân tố ảnh
hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào du lịch. Các nhân tố này
là: Thứ nhất, môi trường đầu tư. Các tác giả cho rằng môi trường đầu tư đề cập đến ở
đây là môi trường pháp lý của nước chủ nhà, môi trường thể chế, chính sách kinh tế
và sự hiếu khách đối với đầu tư nước ngồi. Một mơi trường đầu tư tốt ở nước sở tại
8



sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào nước này mạnh mẽ. Thứ hai, quy mơ du lịch nước
ngồi đến nước chủ nhà. Các tác giả đã dẫn chứng rằng so với kinh doanh du lịch nội
địa ở Trung Quốc, kinh doanh du lịch ở nước ngồi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối
với các doanh nghiệp Trung Quốc. Một lượng lớn khách du lịch đến nước sở tại từ
Trung Quốc có nghĩa là có một cơ sở tốt để điều hành kinh doanh du lịch nước ngoài
tại quốc gia đó. Do đó, số lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến nước sở tại được
chọn là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh du
lịch đầu tư từ Trung Quốc đến nước sở tại. Thứ ba, quy mô kinh tế du lịch. Theo các
tác giả thì việc tìm kiếm thị trường là một trong những lý do chính của đầu tư du lịch
ra bên ngồi. Do đó, quy mơ kinh tế du lịch của nước chủ nhà sẽ đại diện cho quy mô
thị trường của du lịch của đất nước, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các
cơng ty nước ngồi đầu tư vào ngành du lịch. Khi có quy mơ thị trường lớn ở nước
chủ nhà và mức độ tiêu dùng du lịch cao, khả năng thu được lợi nhuận thông qua đầu
tư vào ngành du lịch của nước chủ nhà có thể được đảm bảo thì mức độ thu hút đầu
tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch sẽ tăng lên. Thứ tư, cấp độ thương mại và
đầu tư giữa quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư vào du lịch. Các tác giả cho rằng
có một mối quan hệ bổ sung và thay thế giữa thương mại và đầu tư. Nhiều doanh
nghiệp đầu tư du lịch là các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng, bất
động sản.. để phát triển kinh doanh họ đẩy mạnh các hoạt động thương mại và lấy du
lịch làm kinh doanh phụ trợ.
1.1.2. Nghiên cứu vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư vào phát triển du lịch
Có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư vào phát
triển du lịch. Các nghiên cứu này tập trung về vai trị xây dựng và thực thi chính sách
thu hút đầu tư vào du lịch.
- Bài viết “The Role of the Government in Promoting Tourism Investment in
Selected Mediterranean Countries - Implications for the Republic of Croatia” (Vai trò
của chính phủ trong khuyến khích đầu tư vào du lịch ở một số quốc gia Địa Trung
Hải – Vận dụng cho cộng hòa Croatia) của tác giả Ivo Kunst [97]. Bài viết đã chỉ ra
vai trị của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư vào du lịch ở các quốc gia có

ngành du lịch phát triển tại vùng Địa Trung Hải như Malta, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tác giả, vai trị của chính phủ trong việc thu hút đầu tư vào du lịch thể hiện ở
những nội dung sau: (1) Ban hành khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vào kinh
9


doanh du lịch. Trong đó có pháp luật đầu tư vào du lịch, các quy định hướng dẫn các
nhà đầu tư vào du lịch, các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà đầu tư vào du
lịch. (2) Lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển du lịch
theo các bản quy hoạch đó. (3) Sau khi xác định các khu vực theo quy hoạch phù hợp
với các dự án phát triển du lịch, các cơ quan của chính phủ thực hiện điều chỉnh và
kiểm soát sự phát triển của các khu vực đó thơng qua quy hoạch chi tiết và quy hoạch
tổng thể. (4) Trong trường hợp đặc biệt, chính phủ thực hiện đầu tư công trực tiếp
vào kết cấu hạ tầng các khu vực phát triển du lịch còn chủ yếu là chính phủ đóng vai
trị của một cơ quan hướng dẫn, quản lý và kiểm soát đầu tư phát triển du lịch; (5)
Chính phủ quy định rõ chính sách về đất đai đối với đầu tư kinh doanh du lịch. Đất
mà chính phủ dự kiến phát triển du lịch được bán cho các nhà đầu tư kinh doanh du
lịch (Ai Cập, Malta) hoặc được cấp bằng hợp đồng nhượng quyền dài hạn (Thổ Nhĩ
Kỳ, Malta), sau khi hết hạn hợp đồng, tất cả cơ sở vật chất đã đầu tư đó trở thành tài
sản của chính phủ.
- Bài viết “The role of government in planning tourism development in
Macedonia” (Vai trị của chính phủ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch ở
Macedonia) của Biljana Petrevska [102]. Trong bài viết này tác giả đã nêu rõ vai trò
của chính phủ trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch. Tác giả cho rằng du
lịch là một ngành có thể khơng tự phát triển, do đó, cần phải áp dụng một số hình
thức can thiệp của nhà nước. Về mặt này, sự can thiệp của nhà nước vào du lịch có
nghĩa là sự tham gia trực tiếp của chính phủ vào thị trường du lịch. Điều này có thể
được thực hiện theo hai cách: Đầu tiên là phân bổ vốn có chọn lọc, có nghĩa là sự can
thiệp vào thị trường du lịch của chính phủ với tư cách là một tổ chức tài chính đầu tư
vốn vào những nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Cách tiếp cận thứ hai là kiểm soát

trực tiếp đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nếu đầu tư phát triển du lịch
nằm ngồi tầm kiểm sốt. Vì vậy, chính phủ phải can thiệp theo định hướng tích cực
là đầu tư của doanh nghiệp phải theo quy hoạch tổng thể và chi tiết của chính phủ,
theo những hướng dẫn của nhà nước khi đầu tư, không gây tác động xấu đến các vấn
đề xã hội và môi trường.
- Bài viết: “Exploring tourist spots for promoting investments in tourism
industry of Bangladesh” (khai thác điểm du lịch để thúc đẩy đầu tư trong ngành du
lịch Bangladesh) của tác giả Mohammad Shamsuddoha và Marilena-Oana Nedelea
10


[100]. Các tác giả nêu rõ vai trị của chính phủ trong việc đầu tư phát triển du lịch.
Dẫn chứng của các tác giả là chính phủ Bangladesh đã đầu tư vào hãng hàng không
Biman nhưng không chủ yếu đầu tư vào du lịch nhưng hãng hàng không này lại trở
thành nhân tố đóng góp quan trọng cho sự gia tăng của khách du lịch vào quốc gia
này. Cùng với việc đầu tư phục hồi và phát triển các sân bay nội địa, chính phủ
Bangladesh hỗ trợ cho tham vọng phát triển du lịch, đặc biệt là các khoản đầu tư vào
hãng vận tải quốc gia. Tầm quan trọng của đầu tư của Chính phủ vào khách sạn và
hãng hàng không là cung cấp hạt giống ban đầu để khởi động các hoạt động đầu tư
vượt quá khả năng của khu vực tư nhân ở một quốc gia nghèo khó.
- Bài viết “Governmental responses to tourism development: three Brazilian case
studies” (Phản ứng của chính phủ đối với phát triển du lịch: nghiên cứu ba trường hợp
ở Brazil) của Jose Antonio Puppim de Oliveira [103]. Trong bài viết này, tác giả đề
cập đến sự can thiệp của chính phủ thơng qua quy hoạch và quản lý mơi trường. Mặc
dù rất khó tách biệt tác động môi trường của các hoạt động liên quan đến du lịch khỏi
tác động của các hoạt động khác, nhưng toàn bộ ngành du lịch chắc chắn có một tập
hợp các tác động mơi trường tích cực và tiêu cực đến xã hội. Do đó, các biện pháp can
thiệp của chính phủ vào phát triển du lịch nhằm đảm bảo mức độ tác động tiêu cực tối
thiểu và tác động tích cực tối đa cho xã hội.
1.1.3. Nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư vào phát triển du lịch

- Bài viết “Private enterprise in Mexican tourism” (Doanh nghiệp tư nhân trong
du lịch ở Mêhicô) của Liên đồn phịng thương mại, dịch vụ và du lịch quốc gia
Mêhicơ [95]. Bài viết đã đề cập đến chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển
du lịch và những chính sách mà chính phủ Mêhicơ ban hành để thu hút đầu tư phát
triển du lịch. Để có thể hình thành những cơ sở du lịch, chính phủ Mêhicơ đã ban
hành chương trình hành động để quảng bá, xúc tiến đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
vào du lịch. Trong chương trình hành động này, chính phủ đã đề xuất với tổng thống
Mehicô là phát triển vận tải hàng không, bổ sung các tuyến hàng không đến các trung
tâm du lịch và các tuyến vận tải hàng không mới. Tiếp đó là đề xuất xây dựng các
trạm dịch vụ xăng dầu có vị trí chiến lược để khuyến khích du lịch đường cao tốc.
Việc cải thiện vận tải hàng không và đường biển đã được Bộ truyền thông và vận tải
thực hiện và nếu biên giới Mexico có giao thơng thuận lợi, chính phủ Mexico có thể
làm tăng đáng kể lượng khách là những người đến từ các bang miền nam Hoa Kỳ.
11


Chính phủ Mêhicơ cũng thiết lập các chương trình đào tạo nhân lực trong ngành du
lich bao gồm các khóa học về các chủ đề như lập kế hoạch và phát triển sản phẩm du
lịch, quảng bá du lịch, tiếp thị du lịch và hoạch định chiến lược của ngành, kiểm sốt
chi phí và cung cấp thực phẩm và đồ uống trong nhà hàng, kế toán khách sạn, kỹ
thuật chờ bàn, tiếp tân và dọn phòng và nhiều hoạt động khác trong dịch vụ du lịch.
Chính phủ quan tâm giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến vai trị của mình
mà các nhà cung cấp dịch vụ và tổ chức du lịch u cầu.
- Cơng trình “ASEAN Tourism Investment Guide” (Hướng dẫn đầu tư vào du
lịch ASEAN) của Tổ chức du lịch quốc gia ASEAN [94]. Trong cuốn sách này, tác
giả đã nêu rõ các chính sách thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào phát triển du
lịch để kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào du lịch của các nước này. Tác giả đề
cập đến chính sách thu hút đầu tư vào du lịch ở những nước có hoạt động du lịch phát
triển và hiệu quả như Maylaysia, Thái Lan. Đối với Maylaysia chính sách thu hút đầu
tư phát triển du lịch là thúc đẩy cả FDI và đầu tư trong nước (DI) vào phát triển du

lịch. Một số chính sách chúng ta có thể thấy rõ sự ưu đãi và ràng buộc của chính phủ
Malaysia như chính sách ưu đãi tài chính và thuế. Đầu tư lần đầu được miễn thuế
70% thu nhập theo luật định trong 5 năm. Thời gian miễn thuế bắt đầu từ ngày hoạt
động được xác định bởi Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) Malaysia.
Các khách sạn 1-3 sao và dự án du lịch đủ điều kiện được nhận ưu đãi như: i) Khấu
trừ kép về chi phí phát sinh cho các hoạt động quảng cáo ở nước ngoài. ii) Khấu trừ
kép về chi phí phát sinh khi tham gia hội chợ thương mại quốc tế đã được phê duyệt
tại Malaysia. iii) Miễn thuế cho các công ty lữ hành. Các nhà điều hành tour du lịch
có giấy phép mang lại ít nhất 500 khách du lịch nước ngoài trong một năm sẽ được
miễn thuế đối với thu nhập có được từ việc kinh doanh điều hành các tour. Miễn thuế
đối với thu nhập kiếm được từ việc tổ chức các gói tour du lịch trong nước cho ít nhất
1.200 khách du lịch địa phương mỗi năm. Miễn thuế đối với thu nhập kiếm được từ
việc thúc đẩy các hội nghị quốc tế hoặc tổ chức các triển lãm thương mại quốc tế đã
được phê duyệt tại Malaysia. Miễn thuế tiêu thụ đặc biệt khi mua xe sản xuất trong
nước cho người điều hành dịch vụ cho thuê xe và miễn thuế tiêu thụ đặc biệt 50%
cho xe 4WD lắp ráp tại địa phương cho cơng ty lữ hành.
Đối với Thái Lan, chính sách thu hút đầu tư vẫn là nền tảng cho sự thành cơng
về thu hút đầu tư. Chính phủ Thái Lan đã thiết lập các nguồn lực để hỗ trợ các nhà
12


đầu tư. Thơng qua Hội đồng Đầu tư (BOI), chính phủ đã đưa ra một loạt các ưu đãi
thuế, dịch vụ hỗ trợ và giảm thuế thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp đối với những
lĩnh vực ưu tiên như du lịch. Tuy nhiên, tùy từng dự án đầu tư cụ thể mà BOI có
chính sách ưu đãi cụ thể, ví dụ: đối với dự án đầu tư du lịch cho thuê thuyền hoặc du
thuyền sẽ được giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc và miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp 5 năm, bất kể khu vực.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ TRONG
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn thu hút đầu tư phát

triển du lịch
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát
triển khu du lịch”, của tác giả Lê Văn Minh [35]. Đề tài đã nêu lên kinh nghiệm thực
tiễn đầu tư phát triển các khu du lịch của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,
Malaysia. Đề tài đã đánh giá thực trạng về hệ thống các cơ chế, chính sách của Đảng
và nhà nước trong lĩnh vực đầu tư du lịch, các cơ chế chính sách liên quan đến phát
triển du lịch, thực trạng về công tác đầu tư phát triển các khu du lịch ở Việt Nam
trong đó nêu rõ thực trạng về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, thực trạng về
đầu tư hạ tầng ở các khu du lịch, đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng chất
lượng cao, đầu tư phát triển ở các khu du lịch được lựa chọn nghiên cứu và đưa ra
đánh giá chung về thực trạng đầu tư phát triển các khu du lịch. Trên cơ sở đó, đề tài
đề xuất 10 giải pháp nhằm hồn thiện chính sách đầu tư, trong đó có: Giải pháp xây
dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; Giải pháp về quyền sử dụng
đất đai ở các khu du lịch; Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu
du lịch; Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các
khu du lịch; Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích
cộng đồng tham gia phát triển các khu du lịch; Giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo
các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tổng quan hệ thống chính sách phát
triển du lịch Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Kim Thoa [65]. Đề tài đã hệ thống hóa
các chính sách phát triển du lịch Việt Nam, trong đó có chính sách thu hút đầu tư vào
du lịch. Phân tích những mặt cịn hạn chế của các chính sách đối với phát triển du
lịch. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất hồn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch
Việt Nam trong thời gian tới.
13


- Đề tài nghiên cứu khoa học:“Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ
vùng du lịch Bắc Trung Bộ” của tác giả Phạm Trung Lương [34]. Đề tài đã tập trung
đánh giá vị trí và vai trị của du lịch đảo ven bờ trong chiến lược phát triển kinh tế, xã

hội, an ninh, quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong phát triển du lịch.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch trên các đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung
Bộ, xác định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển du
lịch đảo ven bờ ở khu vực ven biển vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
Đề tài đã đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển du lịch đảo bền vững, bao
gồm nhiều nhóm giải pháp, trong đó một số nhóm giải pháp về thu hút đầu tư phát
triển du lịch như: (1) Nhóm giải pháp về chính sách; (2) Nhóm giải pháp về quy
hoạch; (3) Nhóm giải pháp về đầu tư.
- Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [6]. Nội
dung Báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề như đánh giá thực trạng phát triển du
lịch vùng Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của
vùng. Trên cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch,
đã đưa ra một số định hướng phát triển trong đó đặt ra định hướng thu hút đầu tư phát
triển du lịch. Báo cáo cũng đà đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch,
trong đó có các nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư,
giải pháp phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng
KH - CN; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài ngun mơi trường du lịch
vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đề tài nghiên cứu khoa học “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng Du lịch Bắc Trung Bộ” của Nguyễn Thu Hạnh [24]. Đề
tài đã xây dựng cơ sở lý luận về phát triển khu du lịch biển; Nêu lên kinh nghiệm
phát triển của một số khu du lịch quốc gia biển trên thế giới. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng phát triển các khu du lịch biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, xác định
những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển các khu du lịch biển ở đây, đề
tài đã đề xuất giải pháp phát triển các khu du lịch biển tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ
đến năm 2020, trong đó có giải pháp về thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch biển
quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Bài viết “Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Ninh
Thuận” của tác giả Lê Thị Thanh Thủy [66]. Bài viết đã nêu lên một số thành tựu về

14


huy động vốn đầu tư của tỉnh Ninh Thuận thời gian qua và chỉ ra những hạn chế,
vướng mắc và nguyên nhân trong huy động nguồn vốn phát triển ngành du lịch.
Bài viết đã đưa ra các giải pháp để tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển
du lịch Ninh Thuận trong thời gian tới là: (1) Đổi mới chính sách và thúc đẩy huy
động các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch như huy động hợp lý nguồn
thu thuế, phí và lệ phí; thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, phân bổ nguồn
vốn ngân sách hợp lý, quản lý chặt chẽ nguồn chi; Ngân sách nhà nước tập trung đầu
tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu yếu kém về cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng… 2) Huy động vốn đầu tư từ
doanh nghiệp du lịch. Giải pháp này được thực hiện bằng cách nhanh chóng xây
dựng và ban hành quy hoạch chi tiết các khu du lịch trong tỉnh làm cơ sở định hướng
cho các nhà đầu tư. Chuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, hạ tầng, hỗ trợ tiến hành
nhanh chóng việc đền bù, giải tỏa, giao đất sạch cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.
Thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, về vốn tín dụng, về quyền sử dụng
đất, về cơ sở hạ tầng, về đào tạo lao động cho doanh nghiệp… (3) Huy động vốn đầu
tư từ nguồn vốn đâu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)… (4) Tăng cường huy động vốn
tín dụng. Ngồi một số giải pháp trên cần thực hiện các giải pháp khác để hỗ trợ huy
động vốn phát triển du lịch như đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tac quy hoạch
phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm
kiếm và mở rộng thị trường. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư;
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.
- Bài viết “Một số nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh
Quảng Ninh” của tác giả Phạm Quế Anh [2]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Quảng Ninh đó là: (1)
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. (2) Tiềm năng phát triển du lịch, bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh. (3) Tốc độ tăng trưởng
kinh tế. (4) Hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầu tư. (5) Lợi thế so sánh của tỉnh. Tác giả

cho rằng để tận dụng được các lợi thế nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư vào du lịch
tỉnh Quảng Ninh địi hỏi phải có sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và Nhà
nước (trung ương và địa phương) trong đó Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong
việc dẫn dắt và định hướng thu hút đầu tư vào du lịch của tỉnh theo hướng: Một là,
nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển đột phá ngành du lịch;
15


Hai là, ban hành các quy định đối với các tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi
trường của tàu du lịch, tiêu chuẩn, chứng chỉ hành nghề của đội ngũ nhân viên phục
vụ trên tàu du lịch, khách sạn, nhà hàng… để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chất
lượng cao. Ba là, Quy định về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long. Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối
với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch vùng, quy hoạch các khu, điểm
du lịch và quy hoạch từng dự án cụ thể. Năm là, bổ sung nhân lực và các điều kiện
vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương. Sáu
là, chú trọng tổ chức, sắp xếp lực lượng thanh tra du lịch đủ mạnh để làm tốt thanh
tra trong lĩnh vực du lịch. Bảy là, tăng cường quản lý và tổ chức có hiệu quả các hoạt
động kinh doanh lữ hành, tăng cường quản lý và tổ chức hiệu quả các hoạt động kinh
doanh các cơ sở lưu trú, hoạt động kinh doanh ăn uống, kinh doanh các khu, điểm du
lịch, các loại hình vui chơi giải trí. Bảy là, tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở
dữ liệu ngành du lịch phục vụ công tác quản lý và hoạch định chính sách; triển khai
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành quản lý chất lượng dịch vụ du
lịch theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Bài viết “Giải pháp khai thác nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Lâm
Đồng” của tác giả Nguyễn Tấn Vinh [92]. Bài viết đã nêu bật những điểm mạnh của
tỉnh Lâm Đồng và kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng nhằm phát huy và khai thác được
lợi thế về tài nguyên, khí hậu, cảnh quan môi trường.
Bài viết đã đặt ra vấn đề là để Lâm Đồng thực hiện được định hướng phát triển

du lịch, điểm mấu chốt là khai thác được nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế
trong và ngồi nước. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để khai thác được nguồn
vốn đầu tư của các nhà nhà đầu tư đã đăng ký hoặc sẽ đăng ký vào lĩnh vực du lịch
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm tạo điều kiện để các nhà đầu tư tập trung nguồn lực
đẩy nhanh tiến độ đầu tư và sớm đưa dự án vào khai thác kinh doanh từng phần hoặc
tồn bộ dự án.
- Bài viết “Quảng Bình: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch” của tác giả
Dương Nhật Huy [32]. Bài viết đã nêu những kết quả đạt được về thu hút đầu tư của
tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2013. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì kết quả đạt
được trên lĩnh vực du lịch của tỉnh vẫn còn rất khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân
16


được đưa ra, trong đó có ngun nhân là cơng tác quy hoạch phát triển du lịch chưa
hồn chỉnh, cơng tác cải cách thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trình độ và năng lực
của cán bộ trong các lĩnh vực liên quan đến huy động vốn đầu tư còn yếu, nên đã gây
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư của ngành du lịch Quảng Bình. Mặt khác,
về khách quan Quảng Bình là địa phương thường xuyên xảy ra bão lụt, nhiệt độ và
độ ẩm khơng khí trung bình hàng năm cao, đặc biệt là có gió lào về mùa hè, gần biển
nên độ muối trong khơng khí tương đối cao cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư do
dự khi đầu tư vào Tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Bài viết đã đưa ra 4 giải pháp cơ bản
để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Quảng Bình đó là: Thứ nhất, đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính. Thứ hai, hồn thiện chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành du
lịch như chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách tín dụng. Thứ ba, phát triển
nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Thứ tư, hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư.
- Bài viết “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển du lịch Hà Nội” của tác
giả Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Thị Hồng Hạnh [22]. Bài viết đã chỉ rõ tiềm năng
du lịch của Hà Nội về danh thắng, về giao thông, về khách du lịch, về cơ sở lưu trú,
về cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng

lưu niệm và dịch vụ liên quan. Từ đó, bài viết đi sâu phân tích tình hình thu hút đầu
tư nước ngồi tại Hà Nội. Từ đó, tác giả nêu một số kiến nghị chính sách để thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngồi để phát triển du lịch Hà Nội đó là: (1) Cần có tầm nhìn dài
hạn trong xây dựng định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
trên địa bàn thủ đơ gắn với chiến lược phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2030 của Hà
Nội. (2) Cần có quy hoạch tổng thể cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát
triển du lịch thủ đô. Xây dựng danh mục địa điểm, dự án tạo mặt bằng mới kêu gọi đầu
tư nước ngoài, danh mục ưu đãi đầu tư để giúp các nhà đầu tư nước ngồi có thêm
thơng tin trước khi quyết định đầu tư. (3) Cần có cơ chế và chính sách rõ ràng về ưu
đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch thành phố, loại bỏ các hạn chế và
phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi. (4) Cần có cơ chế và chính
sách rõ ràng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngồi ở
Hà Nội. (5) Cần có giải pháp mang tính nghiệp vụ để tăng cường thu hút và sử dụng
hiệu quả đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch của thành phố Hà Nội như: đào tạo
nguồn nhân lực làm du lịch chất lượng cao; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư
17


×