Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

TẠ THỊ BÍCH LIÊN

BÁO CHÍ PHẬT GIÁO
VỚI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

TẠ THỊ BÍCH LIÊN

BÁO CHÍ PHẬT GIÁO
VỚI VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRƢỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:TS. Đặng Thị Vân Chi

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Thị Vân Chi.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Tạ Thị Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn luận
văn của tôi – Tiến sĩ Đặng Thị Vân Chi đã tạo mọi điều kiện, động viên, giúp
đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này. Trong suốt q trình nghiên cứu, cơ đã
ln kiên nhẫn hướng dẫn, trợ giúp và chia sẻ với tơi những khó khăn trong
q trình thực hiện đề tài. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học cũng như kinh
nghiệm của cơ chính là tiền đề giúp tơi đạt được những thành tựu và kinh
nghiệm quý báu. Tôi xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Lê đã quan tâm, giúp
đỡ và chỉ dẫn cho tơi trong q trình hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Khoa Lịch sử, phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN; xin cảm ơn các cán bộ Thư viện Quốc Gia
Việt Nam, thư viện Viện Tôn giáo, thư viện Viện Thông tin KHXH… đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình hồn thành đề tài.
Tơi cũng xin cảm ơn bạn bè, các anh, chị em cùng lớp và gia đình đã
ln bên cạnh, cổ vũ và động viên những lúc khó khăn để tơi có thể vượt qua
và hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................7
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VÀ PHONG
TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX......10
1.1. Sơ lược về giáo lý Phật giáo .........................................................................10
1.2. Khái lược lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX ......13
1.3. Tình hình Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX và yêu cầu
Chấn hưng Phật giáo ............................................................................................16
1.3.1. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX .............................................................16
1.3.2. Sự giảm sút của Phật giáo .........................................................................18
1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo .............................................................20
1.3.4. Thành tựu và tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo đối với tình
hình Phật giáo. .....................................................................................................23

1


CHƢƠNG 2: BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƢỚC NĂM 1945 ....29
2.1.Sơ lược về lịch sử báo chí Việt Nam .............................................................29
2.2.Sự ra đời và phát triển của báo chí Phật giáo.................................................34
2.3.Nội dung cơ bản của báo chí Phật giáo ..........................................................41

2.4. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ ...................................45
2.4.1. Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam trước 1945 ......................................................45
2.4.2.Quan niệm của Phật giáo về phụ nữ ...........................................................48
2.4.3. Thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn đề phụ nữ ...............................49
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO Ở VIỆT
NAM TRƢỚC NĂM 1945 .................................................................................54
3.1. Vấn đề vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội ..........................................54
3.2. Vấn đề giải thoát trí tuệ cho phụ nữ ..............................................................57
3.3. Vấn đề hoằng dương phật pháp bên nữ giới .................................................64
3.4.Vấn đề vận động, tập hợp ni giới tham gia gánh vác công việc xã hội .........70
3.5. Vấn đề tuyên truyền phụ nữ tham gia phong trào giải phóng dân tộc trong
cuộc vận động Cách mạng tháng Tám 1945 ........................................................74
PHẦN KẾT LUẬN ..............................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................83
PHỤ LỤC .............................................................................................................90

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, cùng với nhiều diễn biến chính trị, xã hội và văn hóa,
trong đời sống tơn giáo ở Việt Nam đã xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật
giáo. Phong trào này khởi phát từ miền Nam nhưng nhanh chóng lan tỏa trở
thành phong trào sơi nổi, sâu rộng và tồn diện trong cả nước. Phong trào Chấn
hưng Phật giáo đã trở thành động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của Phật giáo
Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lớn trong lịch sử Việt
Nam nói chung và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Một trong những tác động của phong trào Chấn hưng Phật giáo là từ đây
Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, khác với sự rời rạc, lỏng lẻo trước đó.

Các tổ chức Phật giáo ra đời ở khắp ba miền, có cơ quan ngơn luận là những
tạp chí, nguyệt san, nội san…với những bài viết thu hút được rất nhiều sự quan
tâm của giới Phật giáo cũng như dư luận xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội
Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, dưới tác động của chương trình khai thác
thuộc địa của Pháp, ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng dân chủ và phong trào
nữ quyền trên thế giới, “vấn đề phụ nữ” đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội và được thảo luận trên báo chí Tiếng Việt nói chung và báo chí
Phật giáo nói riêng. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phong
trào Chấn hungPhật giáo, tuy nhiên, thái độ của báo chí Phật giáo đối với vấn
đề phụ nữ ra sao vẫn đang còn là một khoảng trống chưa được quan tâm nghiên
cứu. Theo sự tìm hiểu của chúng tơi, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách đầy đủ để có được
nhận thức khoa học tương xứng với vai trị và vị trí của nữ giới trên các diễn
đàn Phật giáo nói riêng và trong xã hội Việt Nam nói chung.
Bởi vậy, việc nghiên cứu thái độ của báo chí Phật giáo trước năm 1945
đối với vấn đề phụ nữ trong bối cảnh phong trào Chấn hưng Phật giáo và cuộc

3


đấu tranh nữ quyền đầu thế kỷ XX sẽ góp phần nâng cao về mặt nhận thức đối
với lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng cũng như lịch sử phong trào giải phóng
phụ nữ ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Với rất nhiều tạp chí, nguyệt san, nội san cịn lưu giữ lại cùng với việc
dịch, cơng bố rộng rãi nhiều tư liệu về Chấn hưng Phật giáo và vấn đề nữ
quyền trên báo chí như: Tạp chí Đuốc Tuệ; Tạp chí Từ Bi Âm, Duy Tân Phật
học; Tạp chí Viêm Âm… đề tài nghiên cứu về vấn đề nữ quyền trên báo chí
Phật giáo trước năm 1945 hồn tồn có thể thực hiện được.
Học viên từng tốt nghiệp Đại học Sư Phạm Hà Nội chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam cận hiện đại, triển khai đề tài này với sự tán thành và khích lệ của

người hướng dẫn khoa học, hi vọng đề tài “Báo chí Phật giáo với vấn đề phụ
nữ trước năm 1945 (1929 – 1945)” được triển khai và thực hiện thành công sẽ
mở ra một hướng nghiên cứu lâu dài đối với học viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, trước hết là
các nghiên cứu về vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945 của TS.
Đặng Thị Vân Chi. Có thể kể một số cơng trình như:Vấn đề nữ quyền và giải
phóng phụ nữ trên báo chí đầu thế kỷ XX, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4,
1997; Vấn đề giáo dục phụ nữ - nữ học qua báo chí những năm trước và sau
Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Kỷ yếu hội nghị khoa học cán bộ nữ Đại học
Quốc gia, số 2, 1997…; Đặc biệt, phải kể đến Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu
thế kỉ XX- trong Việt Nam học- Tập IV, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ nhất, Hà
Nội 15-17/7/1998 (nhiều tác giả), NXB Thế giới, Hà Nội, 2001. Tiêu biểu trong
số đó là cơng trình: Vấn đề phụ nữ trên báo chí Tiếng Việt trước năm 1945,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008. Các công trình này đã cho thấy một bức
tranh tổng thể về vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, những cuộc thảo luận về vai trò và
địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội, quá trình nhận thức của phụ nữ, cũng

4


như nhận thức của họ về nữ quyền và giải phóng phụ nữ được thể hiện trên báo
chí Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiêncủa Đặng Thị Vân Chi dù có tiếp cận
bước đầu tới nguồn tư liệu báo chí Phật giáo nhưng lại chưa đi sâu tìm hiểu một
cách thỏa đáng.
Bên cạnh các cơng trình về vấn đề phụ nữ trên báo chí cịn có nhiều cơng
trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, phong trào Chấn hưngPhật giáo như:Lịch
sử Phật giáo Việt Nam,(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1991),Mấy vấn đề về
Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2010)
của tác giả Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc; Việt Nam Phật giáo sử luận, (NXB

Văn học, Hà Nội, 2000) của Nguyễn Lang…Các cơng trình này đã cho thấy
một bức tranh toàn cảnh về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ nguồn gốc đến thế
kỷ XIX, làm sống lại khơngkhí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật
giáo qua các thời đại;vai trò, vị trí, những đóng góp quan trọng của Phật giáo
trong lịch sử dân tộc cũng như những sự kiện đặc biệt, những nhân vật điển
hình của Phật giáo. Có thể nói các cơng trình nghiên cứu này đã cho thấy một
bức tranh tổng thể vềPhật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng
trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng
nước, mở mang bờ cõi, đánh bại âm mưu xâm lăng và nơ dịch về văn hóa của
thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
Đồng thời các cơng trìnhPhong trào Chấn hưng Phật giáo qua tư
liệu báo chí Phật giáo Việt Nam từ 1929 – 1945, (NXB Tôn Giáo xuất bản
năm 2010) của Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Thị Minh; Luận án tiến sĩ Triết
học “Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ”, (Hà Nội, 2008) của Lê
Tâm Đắcđãgóp phần phục dựng lại phong trào Chấn hưng Phật giáo trong
những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Tuy thế, những công trình này chỉ
dừng lại tìm hiểu phong trào ở từng khía cạnh cụ thể, chứ chưa có cái nhìn
bao qt nhất.

5


Những cơng trình nghiên cứu được coi là gần sát nhấtvới đề tài luận văn
cũng chỉ mới dừnglại ở chủ đề nghiên cứu báo chí Phật giáo với phong trào Chấn
hưng Phật giáo hoặc đôi nét về đời sống ni giới Việt Nam như“Báo chí Phật giáo
với phong trào Chấn hưng phật giáo đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Thị Thảo (trên
tạp chíKhoa học Xã hội số 12 năm 2012); “Lịch sử ni giới Bắc tông Việt Nam”
(Nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành năm 2009) của tác giả Tỳ kheo ni Như Đức...
Về các nghiên cứu của học giả nước ngồi có cuốn“Print and Power”
(Ấn phẩm và quyền lực- NXB Đại học Hawaii‟, 2004)của tác giả Shawn

McHall.Tác phẩm này đã phân tích ảnh hưởng của báo chí và sách trong mối
quan hệ với chính quyền thuộc địa, đặc biệtlà ảnh hưởng của nó đối với nhận
thức của phụ nữ trong vấn đề nam nữ bình quyền. Trong tác phẩm, Shawn
McHall cũng đã dành một vài chương để nói về vấn đề Phật giáo, phong trào
Chấn hưng Phật giáo và sự đóng góp của báo chí với phong trào này.
Có thể nói, các cơng trình trên là những cuốn sách, bài báo chuyên khảo,
tham luận giúp người đọc có được cái nhìn chung nhất, khái quát nhất về lịch sử
Phật giáo, phong trào Chấn hưng Phật giáo, báo chí Phật giáo và vấn đề phụ nữ ở
Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Cũng đã có khá nhiều cơng trình
nghiên cứu về những đóng góp của phụ nữ trong việc đấu tranh, giải phóng dân
tộc, về nhận thức của xã hội cũng như của phụ nữ trên các diễn đàn báo chí. Tuy
nhiên, lại chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên khảo hay đề tài nào trình bày
một cách hệ thống về vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo trướcnăm 1945. Vì vậy
chúng tơi phải hồn thành luận văn của mình một cách độc lập.
3.Mục đích nghiên cứu
3.1. Khảo cứu các nguồn tài liệu, phục dựng bản chất, vai trò của phong trào
Chấn hưng Phật giáo và sự xuất hiện của các tờ báo Phật giáo trước năm 1945.
3.2. Làm rõ nội dung, đặc điểm, bản chất, vai trò, ảnh hưởng của vấn đề
phụ nữ trên báo chí Phật giáo trước năm 1945.

6


3.3. Phân tích thái độ của báo chí Phật giáo trước năm 1945 đối với vấn đề
phụ nữ trong bối cảnh phong trào Chấn hưng Phật giáo và cuộc đấu tranh nữ
quyền đầu thế kỷ XX nhằm góp thêm về mặt nhận thức đối với lịch sử xã hội và
lịch sử tư tưởng cũng như lịch sử phong trào giải phóng phụ nữ ở Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ khi tờ báo Phật giáo đầu tiên xuất
hiện (tức năm 1929) đến trước năm 1945đối với toàn bộ các bài báo, tạp chí,
nội san Phật giáo từ Bắc chí Nam còn được lưu giữ tại các thư viện Việt Nam
cũng như trung tâm lưu trữ mà chúng tơi có thể tiếp cận được.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu chính
5.1.1. Nguồn tài liệu sơ cấp
Báo chí Phật giáo như: Tạp chí Đuốc Tuệ, Tạp chí Duy Tâm, Tạp chí
Viên Âm. Tạp chí Từ Bi Âm, Tạp chí Tiếng chng sớm…
5.1.2. Tài liệu thứ cấp
Các sách chuyên khảo, các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên
ngành: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lịch sử phật giáo đàng Trong, Phật học từ
điển, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), các cơng trình nghiên cứu và các tài
liệu tiếng Việt có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giới, nghiên cứu báo chí và nghiên cứu tôn giáo.
Khi nghiên cứu các tư liệu báo chí Phật giáo, để làm rõ những nội dung
của vấn đề phụ nữ, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích, mơ tả, so

7


sánh với những nội dung trong cùng một tờ báo, hoặc với các tờ báo khác có
cùng chủ đề. Điều này giúp cho việc tìm hiểu sự phát triển trong q trình nhận
thức, những tác động của hồn cảnh lịch sử đối với nhận thức về vấn đề phụ
nữ, cũng như những tư tưởng của tờ báo.
Thêm vào đó, nghiên cứu các tư liệu trên báo chí Phật giáo, chúng tôi luôn
đặt trong mối quan hệ lịch đại và đồng đại, kết hợp với phương pháp tiếp cận xã

hội học để có cái nhìn chung nhất về phụ nữ trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam.
Do nghiên cứu báo chí trong một khoảng thời gian tương đối dài, trong
điều kiện tư liệu về báo chí Phật giáo lại khơng liên tục, vì thế chúng tơi sử
dụng linh hoạt các phương pháp trong từng giai đoạn cụ thể để có thể khai thác
một cách hiệu quả nhất các nguồn tư liệu hiện có. Qua đó cố gắng phản ánh
được một cách trung thực nhất, khách quan nhất những vấn đề của phụ nữ trên
báo chí Phật giáo trước năm 1945.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đây là lần đầu tiên, luận văn trình bày cụ thể, hệ thống những quan
điểm, cách nhìn nhận đánh giá, tiếng nói của phụ nữ trên diễn đàn báo chí Phật
giáo để từ đó đánh giá vai trò, bản chất của vấn đề nữ quyền trong mối tương
quan so sánh lịch đại và đồng đại.
6.2. Qua vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo, các quan điểm, tiếng nói
của tầng lớp ni giới được đề cập đến, phản ánh vai trị cũng những đóng góp
của ni giới trong phong trào giải phóng dân tộc.
6.3. Từ việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo, khẳng
định vai trị của báo chí Phật giáo trong việc định hướng và hướng dẫn ni giới
trong cơng cuộc vận động giải phóng phụ nữ và giải phóng dân tộc.
6.4. Xây dựng và cung cấp bảng tra cứu những tư liệu liên quan đến vấn
đề nữ quyền trên báo chí Phật giáo trước năm 1945.

8


7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Khái quát về tình hình Phật giáo và phong trào Chấn
hƣng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Từ việc khái quátnhững nội dung cơ bản của giáo lý Phật giáo,lịch sử

Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX để làm rõ yêu cầu cần phải
Chấn hưng Phật giáo.
Trình bày những thành tựu, tác động của phong trào Chấn hưng Phật
giáo về mặt nhận thức, tư tưởng đối với bộ phận tăng ni phật tử nói chung, đặc
biệt là tầng lớp ni giới nói riêng.
Chƣơng 2: Báo chí Phật giáo ở Việt Nam trƣớc năm 1945
Phục dựng khái quát vềlịch sử báo chí Việt Nam, báo chí Phật giáo trước
năm 1945 thơng qua các tài liệu nghiên cứu được. Trình bày sơ lược quan niệm
của Phật giáo đối với những vấn đề của phụ nữ được đề cập. Qua đó thấy rõ
vấn đề phụ nữđược nói đến là một trong những nội dung quan trọng. Từ đó làm
rõthái độ của báo chí Phật giáo với vấn đề nữ quyền.
Chƣơng 3: Vấn đề phụ nữ trên báo chí Phật giáo ở Việt Nam trƣớc
năm 1945
Dựa trên các tài liệu hiện có, trình bày một cách chi tiết một số vấn đề phụ
nữ nổi bật trên các báo Phật giáo trước năm 1945. Qua đó làm rõ và đề cao vai trò
của phụ nữ cũng như đóng góp của họ cho phong trào địi quyền bình đẳng cho
phụ nữ và cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

9


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VÀ PHONG
TRÀO CHẤN HƢNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1 Sơ lƣợc về giáo lý Phật giáo
Phật giáo là một hệ thống tư tưởng triết học cổ đại, một tôn giáo lớn
được phát sinh từ vương quốc nhỏ ở lục địa Ấn Độ, dưới dãy Hy Mã Lạp Sơn
vào khoảng thế kỳ VI trước công nguyên [15, tr. 460].Tôn giáo lớn này đã tồn
tại, bám rễ, ăn sâu vào đời sống của con người như một phần không thể thiếu.
Có được điều đó, chính bởi giáo lý Phật giáo không cầu kỳ, không viển vông
và cũng không ép buộc. Các phật tử hiện nay vẫn thường lấy lời của triếtgia

Đức, Nít –sơ (P. Nietzch) để nói về sựso sánh giữa Phật giáo và Thiên chúa
giáo: “Phật giáo trăm lần thực tế hơn là Thiên chúa giáo… Phật giáo khơng có
lời cầu nguyện khấn vái, khơng ép xác khổ hạnh, khơng giáo điều và cuối cùng
khơng có gì ép buộc, ngay cả trong tập thể riêng của họ cũng khơng có gì ép
buộc. Bởi vậy, Phật giáo khơng kích thích người ta làm chiến tranh chống các
tơn giáo khác. Điều cảm động nhất, chính là ở chỗ giáo lý nhà Phật chống lại tư
tưởng phục thù, hằn học, oán ghét”[15, tr.463].
Giáo lý nhà Phật có thể gói gọn và xoay quanh hai thuyết lớn: Tứ diệu đế
và Thập nhị nhân duyên.
Thứ nhất là Tứ diệu đế: bốn chân lý lớn: khổ, tập, diệt và đạo, là bốn
điều chắc thật, diệu dụng và khơng ai có thể chối cãi được. Đây là giáo lý cơ
bản, lấy con người làm trung tâm và vì con người mà thực hiện.
“Khổ đế” là chân lý lớn thứ nhất nói về sự khổ ở đời. Phật giáo cho rằng
cuộc sống là đầy rẫy khổ não, đời là bể khổ, như sinh sống là có khổ, đau ốm

là khổ, già nua là khổ, chết là khổ v.v…Những nỗi khổ ấy tràn ngập trên thế
gian, trong cuộc sống của con người, của chúng sinh, làm cho chúng sinh
chìm ngập trong nỗi khổ mênh mơng như biển cả.

10


“Tập” là chân lý nói về nguồn gốc của cái khổ.Tập có nghĩa là nhóm

lại, gộp lại. Vì vậy tập đế cịn có nghĩa là tập hợp những lý do vì đâu có
những nỗi khổ ấy? Con người và chúng sinh nói chung thấy khổ, biết khổ
trong cuộc sống của mình, nhưng thực ra khơng biết được ngun nhân sâu
xa gây ra nỗi khổ của mình. Đức Phật đã chỉ rõ: do vô minh che lấp nên
người đời không nhận ra thực tướng của vạn vật mà cứ tham đắm chạy theo
cái hư ảo nên tạo ra nghiệp. Đó là ngun nhân của đau khổ.

“Diệt” chính là để nói về sự cần thiết phải làm mất nguyên nhân của cái
khổ thì mới diệt được khổ một cách triệt để.Diệt tức là tịch diệt, nghĩa là

khơng cịn khổ lụy sinh tử luân hồi nữa.
Cuối cùng, “Đạo” chính là con đường dắt đến giải thốt mọi sự khổ.Đạo
có tám ngả nên gọi là “bát chính”. Bát chính là: chính kiến, chính tư duy, chính
ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm và chính
định.Chúng ta có thể thấy rằng, trong bát chính của Phật giáo khơng hề có chút
nào là thần bí, khơng cầu cạnh vào bất cứ ai, mà dựa vào sự nỗ lực của bản
thân con người bị khổ. Đó cũng là chủ trương của Phật giáo, là chân lý Phật
giáo mà mỗi người phải tự nhận thức.
Thứ hai là Thập nhị nhân duyên: hay Duyên khởi, là một giáo lý rất đặc
thù, là điểm xác định sự khác biệt giữa Phật giáo với các tơn giáo khác. Nó là
cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo. Mười hai nhân duyên được Đức Phật định
nghĩa gồm hai chiều hướng: chiều hướng sinh khởi và chiều hướng đoạn diệt:
1. Vô minh (avidya), 2. Hành (samskaras), 3. Thức (vijnn), 4. Danh sắc
(namarupa), 5. Lục nhập (chada¬yatana), 6. Xúc (sparca), 7. Thụ (védana), 8.
Ái (trichna), 9. Thủ (upadâna), 10. Hữu (bhava), 11. Sinh (djati), 12. Lão tử
(djar marana).
Thập nhị nhân duyên ấy đều ở trong Tứ đế hoặc khai hoặc hợp mà ra,
như là vô minh, hành, ái, thủ, hữu làm năm chi hợp thành Tập đế; thức, danh

11


sắc, lục nhập, xúc, thụ, sinh, lão tử, là bảy chi mở ra làm Khổ đế. Cái trí xem
thấu cái lẽ sinh và diệt của nhân duyên là Đạo đế. Dứt được hết cả mười hai
nhân duyên là Diệt đế.
Mười hai nhân duyên theo nhau liên tiếp như nước sông chảy, cho nên
sách nhà Phật gọi là Duyên hà. Các nhân duyên tụ tập mà sinh ra mãi, gọi là

Duyên hà mãn, nghĩa là sông duyên đầy tràn. Nếu cứ lần lượt dứt hết nhân
duyên nọ đến nhân duyên kia, thì gọi là Dun hà khuynh, nghĩa là sơng Dun
nghiêng cạn.
Mười hai nhân duyên là một trong những giáo lý quan trọng trong hệ
thống kinh điển của đạo Phật. Giáo lý này cũng giải thích và chứng minh luân
hồi, nhưng chủ yếu đưa đến phương pháp giải thoát sinh tử. Chúng ta không
chỉ hiểu mười hai nhân duyên theo "Tam thế lưỡng trùng nhân quả", trong đó
các chi phần liên hệ nhau theo chiều thời gian; mà nên hiểu theo tinh thần
"Trùng trùng duyên khởi"; các chi phần liên hệ chằng chịt tương hỗ lẫn nhau
theo không và thời gian, trùng điệp vô thuỷ vô chung.
Nét nổi bật trong Phật giáo là tạo cho con người niềm tin, động viên con
người hãy tận dụng thời gian trong một đời người để nỗ lực tu tâm, tu thiện,
tích đức, nhằm tiến đến giải thoát.
Như vậy, cơ sở tư tưởng và giáo lý cốt lõi của Phật giáo chính từ Tứ diệu
đế và Thập nhị nhân duyên. Thông qua hai thuyết này, Phật giáo muốn hướng
con người tới việc thiện, tìm con đường để giải thoát con người khỏi khổ cực.
Trong kinh điển của Phật giáo có ghi lời Đức Phật nói rằng: Đại dương dù có
rộng lớn cũng chỉ có một vị, vị ấy là muối mặn. Giáo lý của Đức Phật cũng
vậy, mặc dù những lời dạy của người cũng bao la như đại dương, nhưng cũng
có một mục tiêu, đó là chấm dứt mọi đau khổ cho con người. Đây cũng chính
là vấn đề cơ bản được thể hiện một cách nhất quán trong giáo lý của Phật

12


giáo.Giáo lý ấy hướng tới mọi tầng lớp trong xã hội, khơng phân biệt giới tính,
đẳng cấp... Vì thế, tác động mạnh mẽ tới cái nhìn của Đức Phật đối với phụ nữ.
1.2.Khái lƣợc lịch sử Phật giáoViệt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XX
Phật giáo du nhập vào Việt Nam có lẽ bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất, thứ hai
trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai (43-534) [24, tr. 9]. Trong điều kiện Việt

Nam đang phải chịu sức ép của chính sách đồng hóa của nhà Hán, giáo lý nhà
Phật với tư tưởng khoan dung, gần gũi với văn hóa và tín ngưỡng dân gian của
người Việt đã nhanh chóng được người Việt đón nhận và trở thành bệ đỡ tinh
thần trong công cuộc chống đồng hóa trong suốt thời kỳ Bắc thuộc. Trung tâm
Phật giáo đầu tiên ở nước ta là Luy Lâu do các thương gia Ấn Độ đem đến.
Những người này không phải là những nhà truyền giáo; họ chỉ sống đời sống
tín ngưỡng của họ trong lúc lưu lại Giao Châu và chính vì vậy mà người Giao
Châu biết đến đạo Phật. Thơng qua nguồn sử liệu hiện có, chúng ta có thể
khẳng định rằng Phật giáo truyền vào Việt Nam bằng hai con đường: Một là,
con đường biển từ phương Nam Ấn Độ trực tiếp truyền sang; Hai là, con
đường bộ từ phương Bắc truyền xuống. Bằng con đường biển từ phương Nam,
Phật giáo truyền vào Việt Nam rất sớm và sớm hơn bằng con đường bộ từ
phương Bắc. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Lang trong Phật giáo Việt Nam sử
luận, tập 1, thì hồi ấy, các tu sĩ đi theo thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu
tiên truyền đạo Phật vào nước ta với tín ngưỡng đơn sơ: thờ Phật, đốt trầm,
tụng kinh, chữa bệnh, trừ tà và bày phép cúng dường, bố thí cho dân bản địa
cùng truyền pháp Tam quy Ngũ giới cho cư dân ở đây chứ chưa có sự truyền
giảng kinh điển gì [24, tr.24].
Từ thế kỷ thứ 6, Phật giáo đã xác định được chỗ đứng khá vững chắc ở
Việt Namvới người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của
Trần Bá Tiên tự coi mình là con Phật (Lý Phật Tử) và sự xuất hiện của chùa
Khai quốc cùng với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân năm 545.

13


Đến khi nước ta giành độc lập, từ thời nhà Đinh, Phật giáođược truyền ra
khắp cả nước. Lúc này vua Đinh Tiên Hoàng (968 - 980) mới định giai phẩm
các tăng đạo.Sau khi nhà Ðinh mất ngôi, LêÐạiHành lên kế vị, kháng chiến
chống quân Tống thắng lợi (980). Giai đoạn này, các vị tăngsĩ lại được biệt đãi

hơn; vua LêÐạiHành thường triệu thỉnh các vị Tăngthống vào triều để bàn hỏi
việc nước và khuyến khích việc truyền bá Phậtpháp. Nhà vua còn sai sứ sang
nhà Tống xin bộ “Cữu kinh” và “Đại tạng kinh” về truyền bá, ghi nhận sự công
khai đầu tiên coi Phật giáo là Quốc giáo.
Bước sang thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ lên ngôi kế vị, lấy hiệu Thuận
Thiên đóng đơ ở Thăng Long(Hà Nội).Ơng hết sức chú trọng đến sự truyền bá
Phật Giáo. Ông cịn cho xây dựng rất nhiều ngơi chùa và độ rất nhiều tăng
chúng. Đặc biệt, năm 1019, ông sai sứ thần sang Trung Hoathỉnh kinh đem về
để phổ độ cho dân chúng. Có thể nói, đây là triều đại mà Phật Giáo được thịnh
đạt nhất. Các vị thiền sư lúc bấy giờ như Ngài Vạn Hạnh, Ða Bảo, Sùng Phạm
thiền sư đều là những bậc danh tăng mà nhà vua rất tín trọng.
Nhà Trần nối nghiệp nhà Lý, thừa hưởng về mọi phương diện, những di
sản quý báu mà nhà Lý đã xây dựng trên hai thế kỷ. Riêng về Phật Giáo, mặc
dù về cuối đời nhà Lý, triều đình gặp nhiều vụ nội biến, ít có được những vị
cao Tăng đại đức như ở đầu đời Lý, nhưng trong dân chúng, Ðạo Phật đã thấm
nhuần sâu xa, đâu đâu cũng có chùa, có tượng Phật để tín đồ sùng bái.Năm
1929 vua Trần Nhân Tông là một vị đế vương cũng xuất gia làm Đại sư, Hoàng
hậu đi tu là Ni cô, các hàng vương cô đi tu làm tăng chúng. Vua Nhân Tơng lấy
hiệu là Điều Ngự Giác Hồng, tự chích máu đầu ngón tay viết 20 cuốn tiểu
kinh lập ra phái Trúc lâm… Tuy thế, ở vào thời này, Đạo Phật chỉ phát triển
thịnh trị trong khoảng 50 năm đầu, rồi dừng lại và thối bộ mãi. Có một vài lý
do, trong đó quan trọng hơn cả là ngay bên trong, giáo lý đạo Phật dần bị xen
lẫn mê tín, dị đoan của những tà giáo ngoại đạo mà các vua chúa trong nhà

14


Trần rất ưa chuộng. Bởi thế, đạo Phật trong con mắt của các nhà trí thức u
nước thì dần trở thành đạo vô bổ, nguy hiểm cho đời sống quốc gia.
Đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, Phật giáo phát triển tràn lan, chùa

chiền và sư sãi có mặt khắp nơi. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội
cuối Trần, Hồ Quý Ly tiến hành cải cách trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc
hạn chế Phật giáo.
Trong thời kỳ Minh thuộc (1406-1428), chỉ trong thời gian ngắn ngủi,
nhà Minh đã thực hiện chính sách cai trị tàn bạo, để lại một hậu quả hết sức tai
hại mà 100 năm sau vẫn chưa xóa nhịa. Đó là việc chúng thu hết sách vở trong
nước, trong đó có cả kinh điển nhà Phật, đốt phá nhiều chùa chiền, truyền bá
vào nước ta những hình thức mê tín, dị đoan của các đạo khác... Do đó, đạo
Phật trở thành một thứ tôn giáo hỗn tạp, mất niềm tin trong nhân dân.
Sau kháng chiến chống Minh, nhà Lê Sơ (1428- 1527) thiết lập một
nhà nước quân chủ Nho giáo quan liêu, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính
thống, bệ đỡ cho chính quyền, Phật giáo khơng được khuyến khích phát
triển. Trong suốt thời kỳ Hậu Lê (1533 - 1789), tình trạng chiến tranh liên
miên, Phật giáo dân gian lại có cơ hội phục hồi. Nhiều chùa chiền mới được
xây dựng trong thời kỳ này.
Nhà Nguyễn (1882-1945), triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến
Việt Nam ngày càng dựa vào Nho giáo để xây dựng nhà nước tập quyền,
chuyên chế. Thời kỳ này, Nho giáo đã chiếm địa vị độc tơn và thậm chí đã có
lúc Nho giáo đả kích cả Phật giáo. Gia Long là người sáng lập triều Nguyễn đã
cấm cả việc xây chùa mới, cấm tô tượng, đúc chuông, mở đàn chay,… Vua Tự
Đức, vị vua được đánh giá cao về phương diện văn hóa nhưng ông không chỉ
cấm việc xây chùa, đúc chuông, tô tượng,… mà còn bắt tách hoạt động của nhà
chùa ra khỏi hoạt động của triều đình. Có lẽ vì vậy, có người đã nhận định rằng
từ nhà Nguyễn trở đi Phật giáo trở nên suy vi: “Từ đây trở đi trong lịch sử

15


khơng thấy chép gì để căn cứ một giai đoạn vẻ vang cho lịch sử Phật giáo
nữa”. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng dưới triều Nguyễn, Phật giáo Việt

Nam tuy có đơi lúc bừng lên, nhất là dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị,
nhưng khơng cịn được như trước nữa. Nhìn tổng thể, Phật giáo Việt Nam vẫn
tiếp tục suy vi cho đến những năm hai mươi của thế kỷ XX.
Tóm lại, càng giai đoạn về sau Phật giáo ngày một suy kém. Những người
Pháp đã từng nghiên cứu về Phật học bước chân đến đất Việt Nam, thấy cách
sùng bái của người bản xứ đều than rằng ngọn đèn giáo lý của đức Thích Ca
Mâu Ni đã lu mờ:“Chúng ta biết rằng hiện thời đây trong 10.000 người Đơng
Pháp thì có 9.999 người xưng mình là theo đạo Phật, nhưng khơng biết đạo
Phật là gì. Theo ý những người theo đạo Phật, là theo chùa miếu quái dị nhảm
nhí đó, đã vậy mà lại khơng rõ chùa miếu ấy cùng mấy điều quái dị ấy ra làm
sao biết hiết.” [8, tr. 38]. Tuy thế, trong lịch sử của mình kể từ khi xuất hiện,
mặc dù đã xảy ra bao thăng trầm, suy thịnh, Phật giáo không đơn phương mà
bao giờ cũng đi song song với sự biến chuyển chung của đất nước. Ðạo Phật đã
mật thiết hịa mình trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam cả trong quá khứ cũng
như trong hiện tại.
1.3. Tình hình Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX và
yêu cầu Chấn hƣng Phật giáo
1.3.1. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX
Ngay sau khi nổ súng xâm lược, bên cạnh việc đàn áp các phong trào đấu
tranh vũ trang yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã từng bước
thiết lập nền bảo hộ ở nước ta. Chúng tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa
trên quy mơ lớn ở tồn cõi Đơng Dương tập trung vào các lĩnh vực chính trị,
kinh tế và văn hóa.Để đạt được những mục đích như mong muốn, Pháp tiến
hành song song nhiều chínhsách khác nhau. Về chính trị: với mục đích chia để
trị, chúng xây dựng ở 3 miền với 3 chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc là xứ

16


bảo hộ, Trung kỳ là xứ nửa bảo hộ, Nam kỳ là xứ thuộc địa; Về văn hóa: cùng

với việc cho du nhập văn hóa phương Tây từ bên ngồi, chúng tiến hành thực
hiện nhiều chính sách ngu dân; Về tôn giáo: đạo Thiên Chúa được tạo điều kiện
phát triển. Ngược lại, chúng tìm cách ngăn cấm hoặc khơng khuyến khính phát
triển những tơn giáo đương thời, trong đó có Phật giáo, với mục đích ru ngủ
tinh thần nhân dân, khiếp sợ trước sức mạnh của Pháp, từ đó mất niềm tin vào
tiền đồ của dân tộc.
Có nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, Pháp chú trọng đến đạo Thiên
Chúa nhằm mục đích để “trả ơn” cho những giáo sĩ thừa sai đã giúp đỡ chính
quyền thực dân trong quá trình xâm chiếm Đơng Dương. Sự nâng đỡ ấy được
thể hiện rất rõ thông quaHiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế đã ký
với thực dân Pháp và thực dân Tây Ban Nha, trong đó Điều 2 quy định về tự
do theo đạo Công giáo: "Thần dân của hai nước Pháp và Tây Ban Nha được
phép thờ phụng Chúa Kitô trong vương quốc An Nam, và thần dân của nước
An Nam, bất kể là ai, có ước muốn đón nhận và tin theo đạo Chúa Kitô, đều
được phép làm như vậy một cách tự do và không bị hạn chế …"[10]. Cũng
theo TS. Lê Tâm Đắc thì đạo Thiên Chúa được phát triển đặc biệt ở Nam kỳ,
bằng sự hỗ trợ về mặt vật chất cho Hội Thừa sai Paris: Trả lương cho thừa sai
Pháp, linh mục và thầy giảng của người Việt, xâydựng trường, xây dựng nhà
thờ và nhà nguyện mới, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động từ thiện xã hội do
Hội Thừa sai Paris tổ chức… Sau khi ký tiếp Hiệp ước Giáp Tuất thì nhiều
đặc quyền mới cho công giáo được thiết lập. Đặc biệt xóa bỏ những điều xúc
phạm đến cơng giáo và cơng giáo được bảo vệ khỏi sự sách nhiễu của nhà
nước phong kiến Nguyễn…
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, chính sách tôn giáo của thực dân Pháp

17


còn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo chính quyền tại Chính quốc.1
Tình hình đó đã có những tác động đến chính sách tơn giáo của thực

dân Pháp tại Việt Nam. Nếu chính phủ cầm quyền ưu ái thì tơn giáo được
nâng đỡ hoặc ngược lại. Chẳng hạn như chính sách bài giáo sĩ Cơng giáo
(như trong Đạo luật 1901 và 1905 đã nêu),thì chính quyền thực dân Pháp đã
có một vài những chính sách khá dễ chịu đối với tơn giáo khác, trong đó có
Phật giáo, đặc biệt trong giai đoạn cuối XIX đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, đó
chỉ là những khoảnh khắc hiếm có, mà chủ yếu phần ưu ái dành cho đạo
Thiên Chúa.
1.3.2. Sự giảm sút của Phật giáo
Những năm đầu thế kỷ XX, trước hoàn cảnh lịch sử như đã nêu, Phật
giáo Việt Nam không được quan tâm phát triển, bản thân nó lại đang bộc lộ
những yêu cầu cần phải cách tân đổi mới. Ngun nhân chính là do tình trạng
suy yếu kéo dài từ các thập kỷ trước đó.
Sự suy vi của Phật giáo thể hiện ở sự suy giảm uy tín và ảnh hưởng của
Phật giáo đối với dân chúng những năm đầu thế kỷ XX. Đó là thực trạng
nhiều tăng ni, phật tử sa vào con đường cờ bạc, rượu chè…, nhiều tăng già thì
chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước… Xin nêu những biểu hiện của sự suy

1

Ngược lại với những gì mà thực dân Pháp đã làm tại Việt Nam, thì tại Chính quốc,chính phủ Pháp lại ban

hành những đạo luật nội dung ấn định những điều kiện để những dịng tu Cơng giáo nào chưa chính thức được
phép hoạt động có thể nộp đơn xin phép và tiếp tục hoạt động. Nhưng khi Thủ tướng Pháp mới lên nắm quyền,
đạo luật 1901 được sử dụng như một vũ khí nhằm mục đích triệt hạ những dịng tu cơng giáo mới. Năm 1905,
chính quyền này tiếp tục tấn công vào quyền lợi của các giáo sĩ bằng việc ban hành Đạo luật 1905, tách Giáo
hội ra khỏi Nhà nước. Biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những thừa sai đang làm nhiệm vụ
linh mục xứ ăn lương theo quy chế thỏa hiệp tại các thuộc địa. Điều đó đã gây nên những mâu thuẫn trong nội
bộ của nước Pháp. Vấn đề nên hay không nên áp dụng những điều luật này được đưa ra thảo luận trong nhiều
phiên họp nhưng không tìm được tiếng nói đồng thuận.


18


giảm đó qua một số nhận xét của giới Phật giáo đương thời. Cư sỹ Khánh Vân
đã miêu tả trong Tạp chí Duy Tâm số 18 năm 1936 rằng: “Có kẻ mượn Phật
làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, nhập sóc vọng, cũng
sám hối như ai, nhưng lại luyện bùa học ngải, luyện roi thần, khi lên ông, lúc
gặp bà, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra lợi dụng lòng mê muội của
thiện nam, tín nữ, rộng túi tham vơ vét cho sạch sành sanh” [83, tr. 304]. Cư
sỹ Thanh Quang cũng nói về tình trạng này trong Tạp chí Đuốc Tuệ: “Đau
đớn thay xứ ta, những hạng xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ
kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh đám này, mai lãnh
đám kia; cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ ra mà xem thì có
khác nào người trần tục”.
Tình hình đó đã tác động mạnh mẽ đến những những người tâm huyết
với sự thịnh suy của đạo Phật, lo ngại sự sa sút sẽ ảnh hưởng đến vai trị của
Phật giáo – một tơn giáo có cả ngàn năm lịch sử gắn với dân tộc.
Thêm vào đó, từ ngày thực dân Pháp mang quân sang xâm chiếm
nước ta, Phật giáo và Phật tử Việt Nam cũng phải chịu cảnh điêu linh cùng
với dân tộc. Từ những chính sách tơn giáo mà chính quyền thực dân Pháp
đem lại, Phật giáo và Nho giáo ngày càng bị suy giảm ảnh hưởng trong
nhân dân. Chúng đã bỏ hết chữ Nho mà thay bằng chữ Pháp, nhưng chỉ dạy
cho người dân Việt Nam ở mức thấp. Ngày càng nhiều người từ bỏ chữ
Hán để theo học tiếng Pháp. Tuy nhiên lúc bấy giờ, kinh sách Phật toàn là
chữ Hán, do vậy dân chúng học tiếng Pháp không đọc được kinh điển. Đạo
Phật vì thế mà ngày càng suy yếu, suy đến mức tồn quốc khơng có một
ngơi trường học Phật nào cho người dân đến học. Cụ Nguyễn Năng Quốc
có viết trên tạp chí Tiếng chng sớm: “Đạo Phật là một đạo mầu nhiệm
vô cùng, từ bi, bác ái, lưu hành sang nước ta từ đời Hán, Đường bên Tàu,
trải bao nhiêu triều đại Lê, Lý, Trần, Lê cho đến ngày nay vẫn còn sống,


19


duy về sau này đạo Phật càng suy; vì người đi tu không thông hiểu giáo lý,
người đi tu không nghiên cứu Phật học,chỉ những kẻ trai thời tránh sưu lẩn
thuế, gái thời trốn chúa lộn chồng, mượn cửa thiền làm chỗ gửi thân an
nhàn, thong thả… Bởi những cớ ấy, Phật giáo cần phải chấn hưng, mà
muốn chấn hưng một cái đạo đã hầu suy, cần phải có nhiều người giúp
sức, hội Phật giáo thành lập là vì thế” [82, tr. 8].
Đời sống chư tăng khơng có giá trị gì, đa phần bị chính quyền bắt đi lính
hoặc canh gác, cịn lại thì chỉ lo đi cúng đám, làm nghề sinh nhai khơng khác gì
người tục. Đạo Phật bấy giờ bị người đời chê là yếm thế, tiêu cực hay nhu
nhược, đồng thời lại bị kỳ thị, chỉ còn hình thức cúng bái, mê tín dị đoan. Tình
trạng trên đòi hỏi các tăng ni Phật giáo một sự chấn hưng Phật giáo.
1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo
Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, ngoài những nguyên nhân
về tơn giáo nói trên, cịn ngun nhân về chính trị xã hội gắn với cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Như đã biết, vào những thập
kỷ đầu của thế kỷ XX, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam khủng hoảng sâu sắc về đường lối cách
mạng và lực lượng lãnh đạo cách mạng. Các phong trào giải phóng dân tộc
theo các khuynh hướng khác nhau, như phong trào Cần Vương, phong trào
khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ XIX; và gần hơn là phong trào theo
khuynh hướng bạo động của Phan Bội Châu (1867-1940), cải lương của Phan
Châu Trinh (1872-1926) và khuynh hướng quốc gia tư sản của tầng lớp tiểu tư
sản mà đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học… đều thất bại.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam tưởng như bế tắc, khơng lối thốt.
Hồn cảnh tủi nhục của dân tộc thúc đẩy lòng yêu nước mến đạo của
nhân dân, nên đã xuất hiện những anh hùng cách mạng đứng lên chống lại ách


20


thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập cho dân tộc. Trong tinh thần ấy,
những bậc tăng sĩ, cư sĩ có nhiệt tâm với tiền đồ Phật giáo cũng đã tìm mọi
cách để khơi phục lại truyền thống tín ngưỡng của dân tộc, những đạo lý,
phong tục tập quán và những văn minh cổ truyền của đất nước - một nền văn
hóa đã chịu ảnh hưởng Phật giáo sâu sắc.
Những hoạt động đó chính làChấn hưng Phật giáo- một phong trào vận
động cho sự phục hưng Phật giáo, nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và
hoằng dương Phật pháp tại Việt Namtrong những năm đầu thế kỷ XX. Theo
ơng Nguyễn Văn Khỏe – Phó Hội trưởng Hội Lưỡng Xuyên phật học trong bài
giảng tại Châu Thành Trà Vinh nói về Phật giáo tại sao cần phải chấn hưng thì
“chấn hưng Phật giáo là chấn hưng: đức, trí, thể, dục, cũng là chấn hưng: sĩ,
nơng, cơng, thương.
Tóm lại cho dù gia đình hay xã hội mà kém “Đức” thì biết bao nhiêu trò
hư phong bại tục.
Một dân tộc mà kém về “Trí thức” thời hại việc tiến hóa biết bao.
Nhân loại kém về bề “Thể dục” thì thành một dân tộc yếu hèn.
“Sĩ phu” mà khơng đạo đức, chính trị mà khơng bác vị thì dân tộc phải
chịu đồ thán, biết bao xiết cả.
“Nơng” khơng có lịng chậm nom tân tiến ngay thẳng trung thành biết
bao nhiêu trò cướp bóc lẫn nhau;
“Cơng” là cái nghệ thuật, thầy thợ khơng lòng liên lạc, thiếu chủ nghĩa
lợi tha, thời quyền lợi của một dân tộc không do đâu mà trông cầu cơng cộng
thiệt hiện cho được;
“Thương” mà mất lịng tin cậy, sự giao thiệp không chừng mực, cân
lượng không số mục, thời cũng không khỏi một trường huyết chiến cái nạn
thương trường không hệ thống.


21


×