Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng môn tiếng việt cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học lam sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 14 trang )

1- MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Nước ta bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của công nghệ 4.0. Ngày nay, khi
cơng nghệ thơng tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Công
nghệ thông tin (CNTT) đã và đang phát triển vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên,
so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các
trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất
lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta phải biết tận dụng
những tiện ích mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách sử dụng nó,
biến nó thành cơng cụ hiệu quả cho cơng việc của mình, mục đích của mình.
Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước trước sự hòa nhập
phát triển kinh tế với nền giáo dục văn minh của thế giới, CNTT. Bộ giáo dục
và đào tạo cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một
công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các lĩnh vực”.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho
việc đổi mới đất nước hòa nhập với nền giáo dục văn minh của thế giới .
Để đạt được mục tiêu đó, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT
vào dạy - học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường
học, cấp học. Chúng ta ai cũng biết, Tiếng Việt lớp 1 là môn học khởi đầu giúp
HS chiếm lĩnh làm chủ một công cụ mới để sử dụng trong học tập, giao tiếp và
cũng là mơn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình lớp Một ở tiểu
học. Là một giáo viên có 27 năm cơng tác, tơi ln trăn trở và suy nghĩ làm thế
nào để học sinh lớp 1 khơng những đọc, viết đạt mà cịn có kĩ năng tốt. Xuất
phát từ nhiệm vụ trọng tâm của năm học và yêu cầu đổi mới trong thời đại công
nghệ hóa, bản thân tơi đã từ thực hiện 20% số tiết dạy đến bây giờ là 100% số
tiết dạy ứng dụng CNTT. Trong q trình thực hiện, tơi đã áp dụng, tích lũy
được một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả môn học. Tôi xin được chia sẻ
cùng các đồng nghiệp qua phần trình bày nội dung “Ứng dụng Công nghệ


thông tin để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở
Trường Tiểu học Lam Sơn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần nâng cao kĩ năng đọc – viết cho học sinh lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1A1 – Trường Tiểu học Lam Sơn.
- Chương trình mơn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình hiện hành và
chương trình GDPT 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Nghiên cứu lý luận những tài liệu trong dạy học mơn Tiếng Việt như
chương trình Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt
lớp 1, Chương trình bồi dưỡng thay sách GDPT 2018. Nghiên cứu giáo trình
tâm lý học để hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
1


1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1 ở Trường Tiểu
học Lam Sơn.
1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
1.4.4 Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết ở bậc tiểu
học. Bên cạnh việc học Toán để phát triển tư duy logic cho con, việc học tiếng
việt sẽ giúp các con hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn
Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của
mình một cách chính xác hơn. Tiếng Việt sẽ dạy cho học sinh biết cách giao tiếp,
ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với

môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, hồn
cảnh. Có thể nói, Tiếng Việt là một mơn học nền tảng cơ bản và cả hoạt động
đọc, viết sẽ đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Có đọc thơng thạo mới hiểu được nội dung văn bản, có kĩ năng viết mới thể hiện
được ý tưởng cũng như truyền đạt được nội dung văn bản. Mơn Tiếng Việt có
học tốt thì mới học được các môn học khác.
Trong năm học 2020 – 2021, cả nước ta đã thực hiện chuơng trình giáo
dục phổ thơng 2018. Cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, địi
hỏi giáo viên phải có phẩm chất, năng lực cao hơn. Nếu như Chương trình hiện
hành dành cho mơn Tiếng Việt lớp 1 là 350 tiết/năm thì Chương trình GDPT
2018 thời lượng dành cho mơn Tiếng Việt là 420 tiết/năm. Tăng 70 tiết/năm với
mục đích giúp học sinh lớp 1 sớm đọc thơng, viết thạo, có cơng cụ để học tốt các
mơn học khác.
Chương trình SGK Tiếng Việt lớp 1 cũng như các mơn học khác, góp
phần hình thành cho học sinh 5 phẩm chất và 10 năng lực. Cụ thể:
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng nhà trường:
a. Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Lam Sơn là một trong những trường chất lượng luôn
dẫn đầu bậc học. Nhà trường luôn tạo điều kiện, trang bị, hỗ trợ giáo viên cơ sở
vật chất và thiết bị phục vụ dạy học. Đặc biệt đối với khối lớp Một, nhà trường
trang bị đủ cho mỗi lớp một ti vi hoặc máy chiếu. Đồ dùng dạy học đầy đủ. Phụ
huynh kết hợp cùng giáo viên, quan tâm tới việc học tâp của con cái. Đặc biệt là
có và biết sử dụng, ứng dụng với các thiết bị như máy tính, điện thoại, mạng
Internet…
b. Khó khăn:
- Lớp học của nhà trường phần đa số có sĩ số khá đơng. Năm học 20192020, theo biên chế lớp tơi chủ nhiệm chỉ có 30 em nhưng do thiếu giáo viên
nên phải gộp thêm học sinh, do vậy sĩ số là 44 em. Năm học 2020-2021, lớp
Một tơi chủ nhiệm có 36 em. Chính vì vậy, việc các em quan sát chữ giáo viên,
đặc biệt là phần viết mẫu của giáo viên sẽ bị hạn chế.

2


2.2.2. Thực trạng giáo viên:
a. Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên đều đạt trên Chuẩn, có tâm huyết, trách nhiệm, chịu
khó học hỏi và ln nỗ lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và
xã hội. Bản thân tôi cũng là một trong những giáo viên tiên phong trong việc
tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Hoàn thành tốt nhiệm việc tự học bồi
dưỡng như học thay sách giáo khoa, tự học bồi dưỡng các Mođun theo chương
trình của Bộ giáo dục. Đội ngũ giáo viên lớp 1 đều là những giáo viên có nhiều
năm trực tiếp giảng dạy nên có kinh nghiệm trong việc dạy học cũng như nắm
bắt tâm sinh lí lứa tuổi.
b. Khó khăn:
- Năm học 2020 - 2021 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình thay sách
giáo khoa, mỗi trường tự chọn một bộ sách dẫn đến trong một huyện có nhiều
bộ sách khác nhau. Trường tơi là trường duy nhất trong huyện chọn bộ sách Vì
sự Bình đẳng và Dân chủ trong giáo dục, điều này dẫn đến giáo viên có nhiều
hạn chế trong việc trao đổi chuyên môn cũng như trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn cấp huyện.
- Một số giáo viên ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTT vì nghĩ
rằng sẽ tốn thời gian chuẩn bị. Việc thực hiện một bài giảng một cách công phu
bằng các dẫn chứng sống động bằng các slide trong các giờ học là một điều mà
các giáo viên khơng muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế địi hỏi phải
mất nhiều thời gian chuẩn bị, đó là điều mà các giáo viên thường hay né tránh.
- Đối với những tiết dạy khơng ứng dụng CNTT thì tiến trình và kết quả
dạy học vẫn đạt theo Chuẩn nhưng có một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, giáo
viên phải chuẩn bị nhiều như tranh ảnh giải nghĩa từ khóa, từ ứng dụng. Khi sử
dụng tranh giáo viên phải dùng nam châm, thao tác rồi trình bày bảng sao cho
khoa học. Thứ hai, giáo viên phải viết bảng nhiều dẫn đến mất thời gian.

2.2.3. Thực trạng học sinh:
a. Thuận lợi:
- Học sinh đều hồn thành chương trình mầm non. Phần đa số các em mạnh
dạn, tự tin, kĩ năng giao tiếp tốt. Các em có khả năng tự học, hợp tác nhóm tốt.
u thích các tiết học áp dụng Công nghệ thông tin. Các em được bố mẹ chuẩn
bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
b. Khó khăn:
- Đối với cách dạy khơng ứng dụng CNTT, nếu giáo viên không chuẩn bị
đủ đồ dùng dạy học, cứng nhắc về phương pháp, hình thức tổ chức, tiết học sẽ
khô khan nên em nhàm chán, không hứng thú, không sôi nổi dẫn đến các em sẽ
tiếp thu bài một cách thụ động, hiệu quả không cao.
2.2.4 Kết quả thực trạng:
Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A1,
lớp tơi có 44 học sinh. Năm học 2020-2021, lớp 1A1 tơi được phân cơng chủ
nhiệm có 35 học sinh. Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi chưa áp dụng ngay việc
dạy bằng phương pháp có Ứng dụng CNTT. Sau 4 tuần quan sát, tôi thấy lớp tơi
có một số thực trạng như sau:
3


Bảng khảo sát về thực trạng khi chưa áp dụng CNTT (thời điểm: Tuần 5)
Thái độ học tập
Khảo sát

1A1
(Năm học
2019-2020)
1A1
(Năm học
2020-2021)


Kết quả học tập

Phụ huynh

Không
hứng
thú

Đọc, viết
đạt
Chuẩn

24

20

25

19

34

10

Tỉ lệ

54,5

45,5


56,8

43,2

77,3

22,7

SL

20

15

19

16

32

3

Tỉ lệ

57,1

42,9

54,3


45,7

91,4

8,6

SL

Đọc, viết Biết khai
chưa đạt thác các
Chuẩn
ứng dụng

Không
biết khai
thác các
ứng dụng

Hứng
thú

2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Giải pháp thứ nhât: Bản thân giáo viên phải thực hiện tốt công tác tự
học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và kiến thức tin học:
Có thể nói, trong thời đại cơng nghệ 4.0 như hiện nay, đòi hỏi sự nghiệp
giáo dục cũng như vai trị của người thầy phải ln tự vận động để làm mới
mình, có nghĩa là ai khơng vận động sẽ dễ bị tụt hậu ở phía sau. Theo tơi, muốn
có học trị giỏi thì phải có thầy cơ giỏi. Thực tế cho thấy, gần như khơng có một
thầy cơ giáo nào giỏi nếu khơng có tinh thần học hỏi, tự học, tự bồi dưỡng để

nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy. Để
làm được điều này người thầy phải gương mẫu trong lời nói và hành động.
Ngồi ra, người thầy khơng chỉ dừng lại ở tinh thần trách nhiệm, mà đòi hỏi phải
có sự phấn đấu, lịng u nghề, ln gắn bó và trăn trở với nghề.
Để có một tiết dạy Ứng dụng CNTT, trước hết giáo viên phải soạn được
giáo án chi tiết gồm có mục tiêu cần đạt, nội dung bài dạy và cách tiến hành bài
dạy. Theo tôi, bài soạn phải có cấu trúc chặt chẽ, logic được quy định bởi cấu
trúc của bài học. Giáo viên phải xác định mục tiêu, trọng tâm và kiến thức cơ
bản của bài học để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của
bài.
Sau khi soạn giáo án chi tiết, tôi tiến hành soạn giáo án điện tử. Để soạn
được giáo án điện tử thì giáo viên cần phải có những kiến thức cơ bản về tin
học. Giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng về máy tính: Biết soạn thảo văn bản,
vẽ hình, tơ màu, kẻ bảng biểu. Phải biết sử dụng máy chiếu projector như lắp
ráp, bật, tắt, điều chỉnh ống kính, điều chỉnh âm thanh, ... Có khả năng sử
dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm ảnh động, cắt các phai âm thanh, video
để chèn giáo án trình chiếu phục vụ cho các tiết dạy. Biết sử dụng phần mềm
trình chiếu powerpoint để soạn bài giảng điện tử.

4


Giáo viên cần chuẩn bị kho tư liệu bao gồm các hình ảnh, minh chứng,
văn bản phục vụ cho bài giảng rồi lựa chọn phần mềm công cụ và số hoá nội
dung tạo hiệu ứng trong các tương tác. Cuối cùng, chỉnh sửa, chạy thử và hoàn
thiện nội dung bài dạy. Để có được những hình ảnh trực quan sinh động thì địi
hỏi người giáo viên khi soạn bài vẫn dựa vào cấu trúc của bài giảng truyền thống
nhưng có sự hỗ trợ đắc lực và hiệu quả của CNTT mà điển hình nhất là phần
mềm trình chiếu PowerPoint kết hợp với phần mềm hố trợ thiết kế hoạt hình
Flash.

Đồng thời, để việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt hiệu
quả cao, ngoài các yếu tố soạn giảng và thực hiện bài giảng cũng cần chuẩn bị
tốt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu có độ nét cao, phơng màn tốt đủ
độ lớn để học sinh quan sát bài giảng được tốt. Thiết bị điều khiển trình chiếu từ
xa và di động để giáo viên tự do hơn trong giao tiếp với học sinh trong q trình
giảng bài, tránh lệ thuộc vào vị trí điều khiển con chuột máy tính.
2.3.2 Giải pháp thứ hai: Giáo viên phải biết cách khai thác và xử lý thông tin,
tư liệu phục vụ cho bài giảng có ứng dụng Cơng nghệ thơng tin:
Để có một tiết dạy hiệu quả, chu đáo khi áp dụng các ứng dụng CNTT
trong dạy học, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ cho tiết
dạy. Bản thân tôi đã có hơn sáu năm áp dụng việc dạy học có ứng dụng CNTT
nhưng phần tự học, tự tìm hiểu đôi khi cũng chưa thật sự khai thác một cách
phong phú. Do vậy, ngoài việc tự thiết kế giáo án, tôi đã lên mạng Internet để
khai thác các nguồn tư liệu để dạy học. Cụ thể:
- Trong những năm học trước, bản thân tôi khai thác trên trang Thư viện
Violet địa chỉ http:// baigiang.violet.vn. Để thực hiện được việc lấy tư liệu, trước
hết tôi đã tạo một tài khoản cá nhân đăng kí là thành viên và trao đổi tài liệu
cùng các thành viên khác. Tại đây tôi đã tải giáo án về để chỉnh sửa cho phù hợp
với bài dạy của lớp mình. Đồng thời cũng tải giáo án lên trang để chia sẻ cùng
đồng nghiệp.
(Hình ảnh minh họa khi khai thác tài liệu trên trang )

- Trong quá trình thực hiện bồi dưỡng chương trình thay sách giáo khoa
theo chương trình GDPT 2018, để phục vụ cho việc lấy tư liệu, các hình ảnh
trong SGK để soạn bài, tôi đã vào trang sách điện tử Hành trang số:
. Tại đây, tơi đã tạo tài khoản đăng kí, đăng nhập
xong rồi chọn lớp, chọn bộ sách và chọn môn. Tiếp theo, tơi có thể tải bất kì
hình ảnh giống như SGK rồi chèn vào giáo án.
(Các bước khai thác tư liệu trong sách giáo khoa)


Và đây là một số hình ảnh minh họa của các bài học:
Ví dụ 1: Tranh minh họa bài 6: a – c
Khi dạy bài này, tôi cần chuẩn bị tranh minh họa của tiếng bà, me, lê để rút
âm mới. Đồng thời tranh minh họa của các câu ứng dụng: bà bế bé, cá be bé.
Ví dụ 2: Tranh minh họa các từ ứng dụng bài 72: ung – uc

5


- Bản thân tôi đã tải được bản mềm sách giáo khoa Tiếng Việt để ứng dụng
vào các bài học. Có được bản mềm này, giáo viên dễ sử dụng và có thế thay thế
được một số bài giảng điện tử và phục vụ cho việc Kiểm tra bài cũ, ôn bài…
(Hình ảnh minh họa một số trang trong bản mềm SGK Tiếng Việt tập 1)

- Ngoài ra, bản thân tơi cịn kết nối các nhóm giáo viên trên tồn quốc
thông qua Zalo, Fecabook để trao đổi chuyên môn và chia sẻ tài liệu như nhóm
Tài liệu học tập lớp 1, nhóm Chúng tơi là Giáo viên Tiểu học, nhóm soạn giáo
án và tài liệu Vì sự Bình đẳng và Dân chủ…Trong hè 2020, chúng tôi đã thực
hiện công tác tự học bộ sách mình chọn. Cũng trong thời gian này, tơi cùng các
đồng nghiệp đã kết nối lập nhóm dạy cùng bộ sách. Tôi đã xây dựng Phân phối
chương trình, phân cơng các bạn soạn bài. Sau đó tổng hợp, chỉnh sửa và đóng
gói gửi cho tất cả các thành viên. Bắt đầu khai giảng chúng tơi đã có trong tay
bộ giáo án chi tiết và giáo điện tử của tất cả các mơn. Đó là lợi thế mà vào năm
học mới tôi không vất vả khâu soạn bài mà dành thời gian cho công tác tự học,
tự bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
Hiện nay tôi đã lập được trang Zalo Chúng tôi là giáo viên lớp Một có
136 thành viên đều là những giáo viên ở các tỉnh thành khác nhau trên toàn quốc
và đang trực tiếp giảng dạy lớp 1 chương trình GDPT 2018 do tơi là nhóm
trưởng. Tơi cũng đã lập gmail chung của nhóm để các thành viên có thể dễ dàng
trao đổi tài liệu. Các thành viên có dịp học hỏi lẫn nhau cũng như giảm thiểu bớt

thời gian tìm kiếm tài liệu.
2.3.3 Giải pháp thứ ba: Giáo viên biết áp dụng Công nghệ thơng tin vào q
trình dạy học:
Thực tế đã chứng minh rằng, đối với những giáo viên không áp dụng dạy
học bằng giáo án điện tử thì điều đầu tiên nhận thấy là giáo viên rất vất vả khi
chuẩn bị cho tiết dạy như: chuẩn bị tranh, ảnh, nam châm, kẻ bảng, chia bảng
sao cho khoa học.
Bản thân tôi, sau khi đã tiến hành khi thác các nguồn tư liệu phục vụ cho
bài giảng, tôi tiến hành soạn giáo án trình chiếu. Cụ thể, khi dạy mơn Học vần,
tơi đã sử dụng tranh ảnh cho phần rút từ khóa, tiếng khóa, âm vần mới hoặc giải
nghĩa từ ứng dụng, minh họa câu ứng dụng, bài luyện nói.
(Tranh minh họa để rút tiếng khóa, từ ứng dụng)

Khi dạy bài 9: d, đ, i tôi đã sử dụng tranh minh họa để dạy học sinh khi
đọc câu ứng dụng.
Chương trình GDPT 2018, các bài tập đọc lớp 1 khá dài. Thay vì việc
giáo viên phải viết nội dung bài đọc lên bảng vừa làm mất thời gian, vừa dễ làm
cho học sinh mất trật tự trong khi chờ đội thì giáo viên chỉ việc một nhấp chuột
là có ngay sile có bài đọc. Hơn nữa trong quá trình thao tác hướng dẫn bài học,
một bộ phận học sinh không quan sát được rõ ràng do vị trí đứng của giáo viên
che khuất mục tiêu hướng dẫn.
6


(Slide minh họa bài tập đọc Cô chủ không biết q tình bạn)

Đối với phần hướng dẫn viết, tơi đã cùng đồng nghiệp trao đổi tài liệu nên hiện
nay tôi đã trang bị cho mình kho tài liệu khá phong phú phục vụ trong việc dạy
học chương trình lớp 1 như Video hướng dẫn viết 14 nét cơ bản, video hướng
dẫn viết 29 chữ cái, video hướng dẫn bộ viết vần, video hướng dẫn quy trình

viết chữ hoa. Khi hướng dẫn viết chữ mẫu, tôi thao tác viết bảng lớp kết hợp
hướng dẫn quy trình viết. Tuy nhiên, nhiều học sinh ở xa bảng, ở góc khuất sẽ
khó quan sát kĩ. Do vậy tôi xuất hiện chữ mẫu, bấm chuột để chạy quy trình viết,
kết hợp giáo viên phân tích điểm đặt bút, lia bút, nét nối và điểm dừng bút. Qua
đó học sinh ứng dụng vào bài viết của mình tốt hơn. Và đây là hình ảnh mẫu chữ
hoa khi giới thiệu cho học sinh.
(Hình ảnh minh họa về khai thác hệ thống chữ hoa mẫu)

(Hình ảnh minh họa hướng dẫn học sinh viết chữ h)

2.3.4 Giải pháp thứ tư: Giáo viên phải biết tạo hứng thú cho học sinh thơng
qua các hoạt động Khởi động, Trị chơi học tập
Đặc thù của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 thích được tham
gia các trị chơi. Nắm bắt điều đó, tơi đã thiết kế và mua bản quyền một số trò
chơi học tập vừa để áp dụng phần Khởi động hoặc phần củng cố, ôn tập các kiến
thức đã học, vừa tạo hứng thú cho học sinh. Đồng thời tơi cũng có những bài thơ
dễ gần, dễ nghe cho học sinh được cảm nhận về thế giới xung quanh.
(Hình ảnh minh họa một số bài thơ để học sinh tìm âm mới học trong mỗi bức tranh vào phần
củng cố bài)

(Ảnh tên minh họa một số trò chơi)

Từ tuần 23, học sinh đã bắt đầu học mơn Tập đọc. Mỗi tuần có hai tiết
luyện đọc mở rộng. Ngoài việc dạy theo chủ đề mà sách giáo khoa u cầu, tơi
cịn tăng cường thêm vào cuối tiết học hoặc buổi 2 để học sinh đọc thêm những
7


bài tập đọc. Nhằm rèn kĩ năng đọc nâng cao cho các con, tơi đã có thêm nhiều
bài đọc ngồi chương trình sách giáo khoa để trình chiếu cho học sinh luyện

đọc. Nội dung các bài đọc đều gắn liền với thực tế, giúp học sinh có thêm các kĩ
năng thực hành cũng như tự tin hơn trong giao tiếp. Dưới đây là nội dung một sô
bài đọc mở rộng tơi đã trình chiếu cho học sinh luyện đọc.
Với ưu điểm là khai thác các nguồn tư liệu phong phú, tôi đã sưu tầm nhiều
bài thơ để tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi trong các tiết sinh hoạt 15
phút, tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục thêm kĩ năng
sống cho học sinh.
(Hình ảnh minh họa một số bài đọc rèn kĩ năng sống cho học sinh)

Ngoài hiệu quả là rèn đọc cho học sinh thì tơi nhận thấy rằng học sinh
thuộc rất nhanh, tự tin thi đọc và góp phần giáo dục phẩm chất cho học sinh. Để
làm được điều này không khó, chỉ cần giáo viên phải có tâm huyết với nghề. Khi
đã có tâm huyết, có trách nhiệm thì việc có ý tưởng, cách tìm nguồn tài liệu,
cách tổ chức dạy học trở thành vấn đề rất đơn giản như hằng ngày tôi vẫn làm.
2.3.5 Giải pháp thứ năm: Giáo viên phải biết kết hợp đồng hành cùng phụ
huynh thông qua các hình thức dạy học oline: zoom, olm.vn, bài giảng trực
tuyến:
Lợi thế ở Trường Tiểu học Lam Sơn là phụ huynh có và biết ứng dụng các
phương tiện, thiết bị đáp ứng được các yêu cầu học tập trong thời đại cơng nghệ
hóa. Hiểu được phụ huynh là cầu nối giữa con em mình với nhà trường, với giáo
viên nên tơi ln phát huy vai trị này để giúp học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ
học tập. Sau khi khảo sát, tìm hiểu, tơi đã nắm được phần đa số phụ huynh của
lớp đều dùng điện thoại thông minh có cài đặt mạng Internet tơi đã tạo được
Zalo nhóm lớp và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng và đăng nhập. Năm học
2019 – 2020 lớp tơi có 44 học sinh. Là năm học đặc biệt do ảnh hưởng của dịch
Covid, học sinh bắt đầu nghỉ từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5. Trong dịp nghỉ dịch,
bản thân tôi là một trong những giáo viên của nhà trường đi đầu trong việc áp dụng các hình
thức dạy học trực tuyến theo phương châm của Bộ giáo dục là “ tạm dừng đến trường nhưng
không dừng học”. Tôi đã hướng dẫn phụ huynh cài đặt ứng dụng Zoom để tổ chức các buổi
học cho học sinh. Do vậy từ việc hướng dẫn cài đặt, tạo tài khoản, đăng nhập, mã ID, giờ học

tôi đều hướng dẫn qua Zalo bằng các hình ảnh. Chỉ có một số phụ huynh là ông, bà thì tôi đã
trực tiếp hướng dẫn cài đặt và sử dụng. Kết quả là 41/44 học sinh lớp tôi đã biết tự thực hiện
nhiệm vụ học tập, thành thạo trong việc tự học qua hình thức.
(Hình ảnh một buổi học qua Zoom)

(Ứng dụng phần mềm olm.vn để học sinh ôn tập trong dịp nghỉ dịch Covid năm 2020)

Qua gần ba tháng nghỉ dịch, ngày 3/5 học sinh trở lại trường. Lớp tơi vẫn
duy trì tốt việc học như khơng hề có thời gian bị gián đoạn. Tơi khơng phải mất
thời gian ôn tập hệ thống lại kiến thức như các lớp khác.

8


Năm học 2020-2021, lớp tơi có 35 em. Ngay từ đầu năm học tơi đã tiến
hành khảo sát thì có 32/35 phụ huynh có điện thoại thơng minh và kết nối
Internet. Cịn 3 phụ huynh tơi đã gặp và trao đổi để họ thấy được ưu điểm và tác
dụng của việc sử dụng mạng, kết nối nhóm lớp và kết quả đã được sự đồng
thuận của phụ huynh. Sau đó tơi tiến hành thành lập Zalo nhóm lớp và hướng
dẫn thống nhất với phụ huynh cách làm việc trong nhóm. Có thể nói, với chương
trình lớp 1 năm học này nếu như giáo viên nào không sử dụng những tiện ích
của Cơng nghệ thơng tin thì khó thành cơng và khó đáp ứng được mục tiêu của
chương trình. Cuối mỗi buổi học, tôi hướng dẫn phụ huynh giúp con thực hiện
nhiệm vụ học tập. Sau đó phụ huynh sẽ chụp bài tập hoặc bài đọc gửi cho cơ
nhận xét.
(Hình ảnh bài viết của học sinh nộp bài qua Zalo)

9



(Hình ảnh học sinh nộp bài đọc qua Zalo)

2.3.6 Giải pháp thứ sáu: Ứng dụng được CNTT để thực hiện hoạt động đánh
giá kết quả học sinh có hiệu quả:
Trong chương trình bồi dưỡng GDPT 2018, mỗi giáo viên đã học tập được
ba Modun. Ở Modun3 chúng ta đã được học môn Sử dụng CNTT trong kiểm tra,
đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Ngồi
việc Ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tơi đã ứng dụng vào việc kiểm tra đánh giá
học sinh như sau:
Thay vì cách thức truyền thống như lâu nay tơi và các đồng nghiệp vẫn làm
là in phiếu bài tập cuối tuần, bài tập cuối tháng gây tốn kém mà mất thời gian
trong việc chấm bài. Tôi đã sử dụng phền mềm ứng dụng Google form để thiết
kế các đề cuối tuần, cuối tháng dạng trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá phẩm chất
và năng lực của học sinh. Phần mềm sẽ tự động chấm điểm trắc nghiệm theo
ứng dụng của google form mà tơi đã được học ở Modun3.
(Hình ảnh minh họa một số hình thức ứng dụng CNTT trong modun3)

Nếu như trước đây tơi rất tị mị về các biểu bảng khảo sát với tính khoa
học của việc trả lời trắc nghiệm thì giờ đây, sau khi học modun3 tơi hồn tồn
chủ động khi sử dụng ứng dụng này. Có thể nói, với lợi ích của ứng dụng
Google form thì thật tiếc cho những giáo viên nào học modun này theo hình
thức học qua loa, học cho hết % mà khơng hiểu được những tiện ích trong dạy
học. Thứ nhất, giáo viên không phải in đề, nhận xét. Sau khi có các câu trắc
nghiệm, giáo viên cài đặt biểu điểm và ứng dụng sẽ tự cập nhật điểm của từng
em. Thông qua bẳng tổng hợp cũng như điểm của từng em, giáo viên sẽ thấy
những kiến thức học sinh đã đạt, những kiến thức chưa đạt và từ đó có kế hoạch
dạy học phù hợp. Thứ hai, đối với học sinh sẽ tạo được hứng thú cho các em khi
làm bài tập. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet hay máy tính
bảng, laptop là các em có thể hồn thành bài tập, kể cả lúc khơng có nhà. Như
vậy là các em đã được làm quen với CNTT và biết cách sử dụng. Đồng thời

cũng là tiền đề để các em tiếp cận với các lớp trên tốt hơn.
(Ảnh chụp một phiếu trắc nghiệm tôi sử dụng ứng dụng Google form)
10


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
- Học sinh có thái độ hào hứng học tập. Biết tự thực hiện nhiệm vụ học tập.
Có kĩ năng trình bày, kĩ năng viết tốt. Đọc to, rõ ràng, đạt tốc độ. Nhiều em đọc
diễn cảm và thể hiện giọng đọc tốt. Đặc biệt, cảm nhận của các em với hệ thống
vốn từ tốt hơn và biết dùng từ khi diễn đạt một vấn đề cần trao đổi. Đồng thời
đọc, viết tốt giúp các em học tập các môn khác đạt kết quả tốt hơn. Có kĩ năng
giao tiếp, hợp tác nhóm tốt. Các em tham gia các hoạt động chủ động, linh hoạt
và biết diễn đạt nội dung cần trao đổi.
(Hình ảnh một số hoạt động học tập của học sinh năm học 2019 – 2020)

- Giáo viên chủ động khi lên lớp, tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt
hơn. 100% các tiết dạy đều áp dụng giáo án điện tử. Được chia sẻ kinh nghiệm
cùng đồng nghiệp nhiều hơn. Góp phần nhân rộng mơ hình giáo viên ứng dụng
CNTT vào giảng dạy.
- Phụ huynh: Hiểu được phương pháp và nội dung môn học. Biết cách giúp
đỡ con trong việc học tập. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập của con mình.
Đồng thời làm tốt công tác phối hợp cùng cô giáo trong công tác giáo dục.
- Kết quả của đoàn kiểm tra chuyên mơn cấp huyện năm học 2019 - 2020:
Trịn một tháng sau khi học sinh trở lại trường sau đợt nghỉ dịch, đồn kiểm tra
chun mơn của huyện về kiểm tra lớp. Lớp tôi được nhận xét là nề nếp lớp tốt,
học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn tự tin. 43/44 em có bộ vở sạch, trình
bày rõ ràng, chữ viết ngay ngắn. Có 44/44 em có kĩ năng đọc tốt, trong đó có 3
em đọc diễn cảm như học sinh lớp 4. Được tuyên dương toàn huyện là lớp có
chất lượng cao và ứng dụng hình thức học Zoom tốt trong huyện.

- Kết quả cuối năm học 2019 - 2020: 100% số học sinh đạt Hoàn thành nội
dung mơn học Tiếng Việt, trong đó có 32 em Hoàn thành tốt. 44/44 học sinh
được lên lớp 2, trong đó 32 em được nhà trường khen có thành tích trong học
tập. Giáo viên đạt Chuẩn NN loại Xuất sắc.
Bảng kết quả khi thực hiện áp dụng CNTT (thời điểm: Tuần 27)
Thái độ học tập
Khảo sát

1A1
(Năm học
2019-2020)
1A1
(Năm học
2020-2021)

Kết quả học tập

Phụ huynh

Không
hứng
thú

Đọc, viết
đạt
Chuẩn

44

0


44

0

42

2

Tỉ lệ

100

0

100

0

95,4

4,6

SL

35

0

34


1

35

0

Tỉ lệ

100

0

97,1

2,9

100

0

SL

Đọc, viết Biết khai
chưa đạt thác các
Chuẩn
ứng dụng

Không
biết khai

thác các
ứng dụng

Hứng
thú

Năm học 2020 – 2021, tuy chưa có kết quả cuối năm học nhưng kĩ năng
đọc, viết của các em rất tốt. Trong dịp đón đồn kiểm tra chuyên môn cấp huyện
vào tháng 4, tôi được đánh giá là giáo viên ứng dụng CNTT tốt. Đặc biệt là
11


trong kì thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50, tôi đã hướng dẫn được một học
sinh tham gia dự thi.
(Học sinh Nguyễn Trần Sơn tham gia viết thư Quốc tế UPU lần thứ 50)
(Một số hình ảnh hoạt động học tập của học sinh năm học 2020 - 2021)

(Một số hình ảnh hoạt động rèn kĩ năng cho học sinh năm học 2020 - 2021)

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1 Kết luận:
Nếu như trước đây việc khai thác và áp dụng CNTT trong dạy học là một
điều tưởng như q khó đối với mỗi giáo viên thì bây giờ trở thành một việc làm
thường xuyên đối với mỗi người thầy, người cơ trong thời đại 4.0. Khi được
nhìn thấy sự tự tin, hào hứng trong mỗi tiết học của các học sinh, được cảm nhận
sự nhiệt tình đồng hành của phụ huynh trong cơng tác giáo dục, được nhìn thấy
những bài viết, những bài đọc của con tiến bộ rõ rệt thì khơng có giáo viên nào
có thể trì trệ. Tất cả những kết quả đó là động lực để mỗi thành viên như tôi, như
các bạn sẽ không quản đêm ngày cống hiến hết mình trong cơng tác dạy học.
3.2 Kiến nghị:

- Đối với Phòng giáo dục: Đối với những sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng
cao, có tính mới và sáng tạo, cập nhật với yêu cầu mới nhất của chun mơn thì
cần có những cách triển khai, phổ biến đến các giáo viên trong huyện, đặc biệt là
giáo viên cùng khối.
- Đối với nhà trường: Có kế hoạch để trang bị cho tất cả các phòng học có
mạng Internet và máy chiếu hoặc ti vi để phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong việc Ứng dụng CNTT
để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1. Trong khuôn khổ của hai mươi
trang giấy, tôi không thể giới thiệu hết các minh chứng, các tài liệu để chia sẻ
cùng đồng nghiệp. Hơn nữa, với những bài dạy thiết kế giáo án điện tử, tài liệu
dạy học tôi thường chia sẻ cùng đồng nghiệp qua việc sử dụng hộp thư điện tử
để cùng trao đổi và rút kinh nghiệm. Với năng lực của bản thân và kinh nghiệm
trong giảng dạy, tơi cũng mạnh dạn trình bày và chia sẻ cùng đồng nghiệp “Ứng
dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học
sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Lam Sơn”.
Với mong muốn đừng để Ứng dụng CNTT trong giáo dục chỉ là câu khẩu
hiệu, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để
cách làm của tôi sẽ lan tỏa hơn trong đồng nghiệp, góp phần vào thành cơng của
chương trình thay sách giáo khoa nói riêng và chất lượng của ngành giáo dục nói
chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn.

12


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Hiệu trưởng

Lam Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.

Trần Thị Hà

13


14



×