Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con lim xẹt peltophorum tonkinensis a chev trong giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

MÙA A VINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY CON LIM XẸT (peltophorum tonkinensis A.Chev)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



MÙA A VINH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP RUỘT BẦU ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY CON LIM XẸT (peltophorum tonkinensis A.Chev)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NƠNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K48 QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2016 - 2020

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Văn Phúc


Thái Nguyên, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được thu thập trong quá trình thực hiện
đề tài, hồn tồn trung thực. Nội dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu
được liệt kê trong danh mục tài liệu của khóa luận. Nếu có gì sai sót tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2020
Xác nhận của GVHD

Sinh viên

TS. Lê Văn Phúc

Mùa A Vinh

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của Hội đồng
chấm khóa luận Tốt Nghiệp
(Kí và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt ngiệp là một giai đoạn khơng thể thiếu để mỗi sinh viên có

thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao
chun mơn nghiệp vụ và tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết cho
công việc sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Bán giám
hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp. Tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây
con Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) trong giai đoạn vườn ươm
tại trường Đại Học Nơng Lâm Thái Ngun”.
Để hồn thành khóa luận tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán
bộ, cơng nhân viên vườn ươm, các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là
sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS. Lê Văn Phúc đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới sự giúp đỡ q báu đó. Do
thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Tơi mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của
thầy, cơ giáo cùng tồn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận của tơi được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Mùa A Vinh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 18
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các cơng thức thí nghiệm ảnh hưởng của hỗn hợp ruột
bầu đến sinh trưởng của cây Lim xẹt .............................................. 24

Mẫu bảng 3.2: Bảng theo dõi tỷ lệ hạt nảy mầm của cây Lim xẹt ................. 25
Mẫu bảng 3.3: Bảng theo dõi ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh
trưởng đường kính, chiều cao, động thái ra lá của cây Lim xẹt ..... 25
Bảng 4.1. Tỷ lệ hạt nảy mầm của hạt Lim xẹt ở các cơng thức thí nghiệm ... 29
Bảng 4.2. Chiều cao cây Lim xẹt dưới tác động của hỗn hợp ruột bầu .......... 31
Bảng 4.3. Đường kính gốc cây Lim xẹt ở các cơng thức thí nghiệm ............. 34
Bảng 4.4. Động thái ra lá của cây Lim xẹt vào dưới ảnh hưởng của hỗn hợp
ruột bầu ........................................................................................... 37


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình ảnh sàng đất cân đất, phân theo tỉ lệ trước khi đóng bầu ....... 23
Hình 4.1. Xử lý hạt giống................................................................................ 28
Hình 4.2a. Tỷ lệ nảy mầm giai đoạn 15 ngày tuổi ........................................ 30
Hình 4.2b. Tỷ lệ nảy mầm giai đoạn 30 ngày tuổi.......................................... 30
Hình 4.3. Thu thập số liệu về chiều cao .......................................................... 30
Hình 4.4. Thu thập số liệu về đường kính gốc ................................................ 33
Hình 4.5. Thu thập số liệu về động thái ra lá .................................................. 36
Hình 4.6. Một số hình ảnh về cơng thức hỗn hợp ruột bầu ............................ 39


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cm

: Xentimet


CT

: Công thức

CTTN

: Công thức thí nghiệm

D00

: Đường kính gốc

D00

: Đường kính gốc trung bình

ĐHNL

: Đại Học Nơng Lâm

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

H vn

: Chiều cao vút ngọn trung bình

STT


: Số thứ tự

SL

: Số lượng

TB

: Trung bình


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 7

2.2.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu ............................................................. 7
2.2.2. Nghiên cứu về họ Đậu (Fabaceae), loài Lim xẹt .................................... 8
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 10
2.3.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu ........................................................... 10
2.3.2. Nghiên cứu về cây Lim xẹt ................................................................... 15
2.3.3. Nghiên cứu về nhân giống hữu tính ...................................................... 16
2.3.4. Thảo luận ............................................................................................... 17
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17
2.4.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn ................................................................... 19


vii

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp........................................................................ 27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Xử lý hạt giống......................................................................................... 28
4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ nảy
mầm của hạt cây Lim xẹt ................................................................................ 28
4.3. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
chiều cao của cây Lim xẹt ............................................................................... 30
4.4. Kết quả ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng đường kính gốc
của cây con Lim xẹt ........................................................................................ 33
4.5. Kết quả ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến động thái ra lá của cây
Lim xẹt......................................................................................................... 36

4.6. Đề xuất hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm loài cây Lim xẹt ......................... 39
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 42
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là lá phổi xanh
khổng lồ của nhân loại. Rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, rừng giữ
vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội lồi người. Rừng khơng chỉ là nơi
cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, tham gia vào quá trình
giữ đất, giữ nước, điều hồ khí hậu, phịng hộ và bảo vệ mơi trường, bảo vệ
các nguồn gen quý hiếm và là nơi cư trú của các loài động, thực vật, tạo ra sự
đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên trong những năm gần
đây diện tích rừng tự nhiên đang ngày càng bị thu hẹp diện tích, giảm đi liên
tục chất lượng và trữ lượng. rừng nghèo, đất trống đồi núi trọc tăng lên do
hoạt động khai thác chặt phá, đốt nương làm rẫy, sử dụng rừng không hợp lí.
Gỗ và các tài ngun khác ngồi gỗ đang dần bị cạn kiệt, các lồi cây gỗ có
giá trị đã và đang đang bị hủy hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu
là do chính hoạt động của con người gây ra.
Theo số liệu điều tra của viện quy hoạch rừng năm 1945 diện tích rừng
tự nhiên nước ta là 14 triệu ha tương đương với độ che phủ là 43%, đến năm
1990 diện tích rừng tự nhiên nước ta chỉ còn 9,175 triệu ha, tương đương độ

che phủ là 27,2 %. Từ khi chính phủ có chỉ thị 268/TTg (1996) cấm khai thác
rừng tự nhiên nên tốc độ rừng phục hồi đã trở nên khả quan hơn. Theo quyết
định số 1423/QĐ-BNN-TCLN ngày 15/04/2020 của bộ nông nghiệp và phát
triển nơng thơn cơng bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2019, diện tích rừng
tự nhiên nước ta gần 10,3 triệu ha, độ che phủ tương ứng là 41,89%. Từ đó
rừng cũng dần cung cấp cho con người nhiều sản phẩm hơn, duy trì sự phát
triển của động thực vật có giá trị kinh tế cao. Đồng thời rừng còn là một thế


2

mạnh của khu vực miền núi trung du. Góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu
bền vững cho nhiều hộ dân.
Ngày nay Đảng và nhà nước Việt Nam ta đang trong quá trình mở của
phát triển nền kinh tế, nhiều khu đơ thị đang được hình thành, do dân số tăng
nhanh, sự phát triển của các ngành cơng nghiệp, xí nghiệp, nhà máy, sự gia
tăng của các phương tiện giao thông,.. làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết
sức cấp bách. Cây xanh, là một thành phần quan trọng trong các cơng trình
kiến trúc, có vai trị hết sức quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, bảo vệ
mơi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu
nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong
việc bảo vệ môi trường và tạo nên các khu rừng cảnh quan du lịch sinh thái
cho nhân dân tới nghỉ ngơi, thăm quan. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành
chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm.
Trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có hỗn hợp ruột bầu và sâu
bệnh hại. Ruột bầu là nơi cung cấp chủ yếu dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn
ni dưỡng ở vườn ươm, tuy nhiên mỗi lồi cây phù hợp với thành phần ruột
bầu khác nhau. Thực tế có những kết quả nghiên cứu đầy đủ về tạo hỗn hợp ruột

bầu và được áp dụng cho một số loài cây đã sử dụng để trồng rừng trong cả
nước. Đặc tính chống chịu sâu bệnh của mỗi lồi cây cũng khác nhau.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây con Lim
xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) trong giai đoạn vườn ươm tại
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức hỗn hợp ruột bầu khác
nhau trong q trình sinh trưởng của cây Lim xẹt, có ảnh hưởng như thế nào


3

đến quá trình sinh trưởng của cây Lim xẹt trong giai đoạn vườn ươm, và tìm
ra một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong chăm sóc cây trong giai đoạn
vườn ươm.
Là lồi cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn
che nhẹ. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, chịu được
nắng nóng khơ hạn là một trong những lồi cây nhiệt đới điển hình, có khả
năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau, có thể chọn
làm cây cải tạo rừng nghèo hoặc khoanh ni trong rừng đang phục hồi. Gỗ
Lim xẹt có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được dùng
để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng làm cây
xanh đơ thị. Do cây Lim xẹt có hình dáng đẹp, tán lá rộng, sinh trưởng nhanh,
tái sinh chồi và hạt tốt trên đất chua và nghèo dinh dưỡng, hoa màu vàng rất
đẹp, quả khơng mọng nước nên có thể trồng làm cây xanh đô thị, cải tạo rừng,
chống xói mịn đất. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra và căn cứ vào một số đặc
điểm cũng như giá trị của cây Lim xẹt, cho nên tôi quyết định chọn cây Lim xẹt
(Peltophorum tonkinensis A.Chev) để thực hiện đề tài của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tỷ lệ nảy mầm,

sinh trưởng của cây con Lim xẹt (Hvn, D00, số lá).
- Trên cơ sở đó, xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm cây Lim
xẹt phục vụ trồng rừng.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến
thức đã học được từ trong nhà trường và thực tiễn.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên nghành, sau này có điều
kiện tốt hơn để phục vụ cơng tác phát triển nghành Lâm nghiệp.


4

- Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học.
- Góp phần hồn chỉnh dữ liệu khoa học về nghiên cứu chuyên sâu loài
cây Lim xẹt.
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn phương thức
nhân giống và phát triển loài Lim xẹt.
- Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu
khoa học cho bản thân sinh viên.
- Là tài liệu tham khảo cho nhà trường, cho khoa và các sinh viên khóa
tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Biết được cây con Lim xẹt ở giai đoạn vườn ươm cần loại hỗn hợp ruột
bầu nào phù hợp nhất, góp phần vào việc quản lý tài nguyên rừng bền vững.
Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất cây giống Lim xẹt, đồng thời có
thể phổ biến cơng thức tốt nhất cho cây sinh trưởng cho bà con cùng áp dụng.
Từ những hạn chế đề xuất xây dựng những biện pháp chăm sóc tạo
giống cây con ở giai đoạn vườn ươm. Tạo cây con đảm bảo chất lượng tốt.



5

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Theo tổng cục lâm nghiệp cây con được tạo ra từ các vườn ươm phải
đảm bảo cây giống được lựa chọn có những phẩm chất tốt phù hợp với điều
kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác
với chúng. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con
trong tương lai.
Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sống trực tiếp
của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt cây
sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng, chất lượng quả hạt cao, chu kì
sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N, P,
K,… và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có một
tỷ lệ thích hợp, Bộ lâm nghiệp (1987) [15].
Trong gieo ươm:
- Điều kiện đất đai:
Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con
sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng nước và
khơng khí cho cây.
Chất dinh dưỡng, nước và khơng khí trong đất có đầy đủ cho cây hay
không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH,… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thống khí, khả năng thấm nước và giữ nước
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng
cần căn cứ và đặc tính sinh học của lồi cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất



6

thịt trung bình, đất tơi xốp, thống khí và ẩm. Gieo ươm cây Thơng ưa đất cát
pha, thốt nước tốt.
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất
dinh dưỡng khống chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi
lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm
trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận thân, rễ,
cành, lá phát triển cân đối, Mai Quang Trường, Lương Thị Anh (2007) [16].
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho đất cát pha ở độ sâu là
1,5-2m, đất sét là trên 2,5m.
Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước
ngầm cao hay thấp mà cịn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng lồi
cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song
gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thốt nước
Nước: Nước đóng vai trị rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai
đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số
lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều khơng có lợi cho cây Kháo vàng.
Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh
trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra mơi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển
kém hoặc chết do thiếu khơng khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước
thích hợp cho cây non ở vườn ươm là việc làm rất quan trọng, Nguyễn Văn
Sở (2004) [10].
+ Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nảy mầm của hạt giống và
sinh trưởng của cây con, đa số các lồi cây thích hợp với độ pH trung tính, cá

biệt có lồi ưa chua như Thơng, ưa kiềm như Phi lao.


7

- Sâu bệnh hại:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên
hầu hết các vườn ươm đều có rất nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản
lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi
cịn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần
điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất trước
khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm tại những nơi bị nhiễm sâu
bệnh nặng.
Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là
nhân giống từ hạt. Để cây con phát triển tốt trong giai đoạn vườn ườm nhân tố
rất quan trọng tới sinh trưởng của cây đó là hỗn hợp ruột bầu.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vơ cơ) và
chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm
ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thốt nước tốt, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt nhẹ, PH trung tính, khơng mang mầm mống sâu bệnh hại.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu
Theo Thomas D. Landis (1985) [25] chất lượng cây con có mối quan hệ
logic với tình trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con
thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một
cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt của dinh dưỡng cây con.
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ
non, Ekta và Singh (2000) [23] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng, hỗn
hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình

sinh trưởng của cây con.
Ở Mỹ, Canada, Braxin… những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương pháp
bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha. Do đó tính ưu việt của


8

chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng chất phát
huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả cao. Nên trên
thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng các chể phẩm
sinh học rất được chú trọng đầu tư. Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ
biến và không thể thiếu trong sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại, Ngô Kim Khôi
(1998) [17].
Trong những năm gần đây, nhiều nước trê thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật,
Trung Quốc…. Đã sữ dụng nhiều chếp phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm
tăng năng xuất cho nông sãn, không làm ô nhiễm môi trường như: Atonik,
Yogen…. (Nhật Bản), Bloom, Blus…. (Hoa Kỳ). Nhiều chế phẩm đã được
nghiên cứu và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
2.2.2. Nghiên cứu về họ Đậu (Fabaceae), loài Lim xẹt
Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật. Theo định
nghĩa của hệ thống APG thì nó là một họ lớn: Fabaceae sensu lato (nghĩa
rộng). ICBN cho phép sử dụng cả Fabaceae (nghĩa rộng) và Leguminosae
như là các tên gọi thực vật học tương đương nhau ở mức độ họ. Hệ thống
APG sử dụng tên gọi Fabaceae, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [18].
Tuy nhiên, họ Fabaceae có thể định nghĩa khác đi như là Fabaceae
sensu stricto (nghĩa hẹp), ví dụ như trong hệ thống Cronquist. Trong các phân
loại như thế thì các phân họ Trinh nữ (Mimosoideae) và Vang
(Caesalpinioideae) được nâng lên thành cấp họ với tên gọi tương ứng là
Mimosaceae và Caesalpiniaceae. Nhóm cịn lại có các tên gọi thực vật học
tương ứng là Fabaceae và Papilionaceae (nhưng không phải là Leguminosae).

APG coi nhóm này ở mức độ phân họ, với tên gọi Faboideae (tên gọi tương
đương của nó trong Leguminosae là Papilionoideae) Lê Mộng Châu, Lê Thị
Huyên (2000) [18].


9

Khi tra cứu hay tham khảo bất kỳ cuốn sách nào có sử dụng tên gọi
Fabaceae, cần phải lưu ý là tên gọi này dùng trong ngữ cảnh nào. Các tên gọi
như Leguminosae hay Papilionaceae là rõ ràng và các nhà phân loại học dùng
các từ này chủ yếu cùng với tên gọi Leguminosae. Leguminosae (hay
Fabaceae sensu lato) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên
18.000 loài, Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000) [18]. Các tên gọi thông
thường chủ yếu của các loài trong họ này là đỗ hay đậu và họ này chứa một số
loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người, chẳng
hạn các loại đậu, đỗ, lạc, đậu tương và đậu lăng v.v. Các loài khác trong họ
cũng là các nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc, gia cầm hoặc để
làm phân xanh, chẳng hạn đậu lupin, cỏ ba lá, muồng hay đậu tương. Một số
chi như Laburnum, Robinia, Gleditsia, Acacia, Mimosa và Delonix là các loại
cây cảnh. Một số loài cịn có các tính chất y học hoặc diệt trừ sâu bọ (chẳng
hạn Derris) hay sản sinh ra các chất quan trọng như gôm Ả Rập, tanin, thuốc
nhuộm hoặc nhựa. Một số lồi, như sắn dây, một lồi có nguồn gốc ở khu vực
Đông Á, đầu tiên được trồng tại miền đông nam Hoa Kỳ nhằm cải tạo đất và
làm thức ăn cho gia súc, nhưng đã nhanh chóng trở thành một lồi cỏ dại xâm
hại nguy hiểm có xu hướng phát triển trên mọi thứ đất và chèn ép nhiều loài
bản địa.
Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong
đó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ
của nó có thể tách đơi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ.
Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ, đôi

khi được nâng lên thành họ trong bộ Đậu (Fabales), trên cơ sở hình thái học
của hoa (đặc biệt là hình dạng cánh hoa): Phân họ Vang (Caesalpinioideae),
hay họ Vang - Caesalpiniaceae: Hoa của chúng đối xứng hai bên, nhưng thay
đổi nhiều tùy theo từng chi cụ thể, chẳng hạn trong chi Cercis thì hoa tương


10

tự như hoa của các loài trong phân họ Faboideae, trong khi tại chi Bauhinia
thì nó là đối xứng với 5 cánh hoa bằng nhau, Nguyễn Bá (2006) [20].
Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ - Mimosaceae: Các
cánh hoa nhỏ và thơng thường có dạng hình cầu hay là cụm hoa dạng bông và
các nhị hoa là bộ phận sặc sỡ nhất của hoa, Nguyễn Bá (2006) [20].
Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp
hay họ Papilionaceae): Một cánh hoa lớn và có nếp gấp trên nó, hai cánh hoa
cận kề mọc bên cạnh cịn hai cánh hoa dưới chúng nối liền với nhau ở đáy,
tạo thành một cấu trúc tương tự như cái thuyền con. Một đặc trưng nổi bật của
các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn
tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là
vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong khơng khí và
chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay
NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm.Cây đậu, trong vai trò của cây
chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trị của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra
một quan hệ cộng sinh.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu về hỗn hợp ruột bầu
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [8] để chuẩn bị đất làm ruột bầu cần
đảm bảo các tiêu chí:
- Tiêu chuẩn đất làm ruột bầu:
+ Đất làm bầu là thành phần chủ yếu dùng để làm hỗn hợp ruột bầu tạo

ra cây con có bầu, đây là cách thức được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, góp
phần quan trọng vào quy mơ phát triển và kết quả của việc trồng rừng.
+ Hỗn hợp ruột bầu được coi là một cái giá đỡ và cái kho chứa chất
dinh dưỡng nuôi cây, đảm bảo mơi trường an tồn và thuận lợi cho cây phát
triển không chỉ trong vườn ươm mà cả trong thời gian đầu khi trồng xong.


11

+ Đất làm bầu thường chiếm 80 - 90% trọng lượng ruột bầu thậm chí
chiếm đến 99% hoặc 100% nếu đất tốt. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đất
làm bầu phải tơi xốp, thấm và giữ nước tốt và thống khí cho rễ phát triển
nhưng cũng phải có độ kết dính khơng có hạt đất hoặc các hạt khác to hơn 4 5mm để không bị vỡ khi di chuyển (trừ loại bầu treo).
+ Tiêu chuẩn đất làm ruột bầu là thành phần cơ giới trung bình thuộc
loại đất thịt hay thịt pha có 40 - 50% hạt đất mịn và bạt sét, ít chua có độ pH
từ 5 - 6, đất tầng mặt có mùn và các dưỡng chất cần thiết.
- Kĩ thuật làm đất ruột bầu:
+ Lấy đất: Phát dọn sạch thực bì nơi được chọn, cuốc hoặc cày lớp đất
mặt sâu không quá 20 - 30 cm, đập nhỏ và nhặt bỏ đá cục và các tạp vật thô,
sàng đất qua lưới thép hoặc phên nan tre để loại bỏ các hạt đất lớn hơn 4 - 5 mm.
+ Phơi ải và ủ đất: Rải đất trên nền phẳng ở ngoài trời dày khoẳng 5 - 7
cm, dùng tấm vải mưa trong suốt phủ lên mặt đất, lấy gạch đá chặn mép tấm vải
mưa, để nguyên như vậy phơi nắng khoảng 3 - 4 ngày để cho đất ải. Vun đất lại
thành đống cao 40 - 50 cm cũng dùng vải mưa phủ kín và chặn mép để ủ đất sau
vài ba tuần để diệt trừ mầm mống sâu bệnh và cỏ dại trước khi đem dùng.
+ Trộn hỗn hợp ruột bầu: Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu (đất,
phân bón...) theo tỉ lệ cần dùng, loại nguyên liệu nào nhiều đổ trước ở dưới, loại
nguyên liệu ít đổ sau ở trên tạo thành đống hình nón. Dùng xẻng xúc đảo hỗn
hợp chuyển sang bên cạnh phải đảo trộn như vậy 2 - 3 lần cho đều.
+ Bảo quản đất và hỗn hợp ruột bầu: sau khi phơi ủ hoặc trộn xong nếu

chưa dùng hoặc dùng chưa hết phải để trên nền khơ ráo có mái che và tủ bằng
vải nhựa để tránh mưa hoặc bị nhiễm lại các mầm mống sâu, bệnh hại và cỏ
dại làm giảm phẩm chất nguyên liệu.
Nước ta, rừng trồng trải dài trên diện tích rộng lớn, cây rừng sống lâu
năm, trình độ cơ giới hố trong sản xuất, nhân lực, vốn đầu tư có hạn. Rừng


12

sau khi trồng ít có điều kiện chăm sóc, do đó cơng tác giống có tầm quan
trọng đặc biệt. Có thể nói giống là một những khâu quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định đến sản lượng chất lượng rừng trồng.
Những năm trước thời kì đổi mới chúng ta chưa đánh giá đúng tầm
quan trọng và vai trò to lớn của công tác giống trong sản xuất lâm nghiệp. Sự
quan tâm của công tác giống lúc bấy giờ chủ yếu là làm sao có đủ số lượng
giống cho rừng trồng, hầu như chưa coi trọng đến chất lượng giống. Sử dụng
giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, thu hái xô bồ, dẫn đến rừng trồng có chất
lượng kém, năng xuất thấp phổ biến chỉ đạt 5 - 10 m3/ha/năm. Đến những
năm gần đây chúng ta mới bắt đầu chú trọng đến khâu sản xuất giống năng
xuất, chất lượng đã tăng lên 30 - 70 m3/ha/năm 1998. Lâm nghiệp cho quyết
định ban hành: Quy phạm xây dựng rừng giống và vườn giống.
Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [10] và Trần Thế Phong (2003) [9], thành
phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm
bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khoẻ mạnh và
nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thống khí, khả năng giữ nước cao nhưng
nghèo chất khống cũng khơng giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn
hợp ruột bầu chứa nhiều chất khống, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm
nước và thốt nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [8], để giúp cây con sinh trưởng và

phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột
bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những
yếu tố được đặc biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia.
Nguyễn Minh Đường (1985) [4], cũng có những nghiên cứu chi tiết về
gieo ươm và trồng rừng Sao dầu ở rừng miền Đông Nam Bộ.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân
Quát (1985) [8] cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp


13

ruột bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được, Hồng Cơng Đãng (2000)
[22] thực hiện với lồi Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu, Nguyễn
Xuân Quát (1985) [8] và Hồng Cơng Đãng (2000) [22] thăm dị phản ứng
của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [8] và Hồng Cơng
Đãng (2000) [22] đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0
- 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử
dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 –
25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét
phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì
hiện nay cịn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát,
1985) [8].
Từ những năm 2000 trở về đây nước ta đẩy mạnh các công trình nghiên
cứu về kĩ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả vốn rừng cùng các chính
sách hợp lý của nhà nước.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng
của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn
Bình (2002) [19], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là
20*30cm, đục 8 - 10 lỗ.

Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần
hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [10], sự phát triển của cây con
phụ thuộc không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà cịn vào mơi trường
sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên khơng phải
tất cả các lồi cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy
thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Khi nghiên cứu gieo ươm
Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyerii), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [19] cũng
nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây


14

con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất xám trên
granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng. Hàm
lượng phân super phốt phát (Long Thành) thích hợp cho sinh trưởng của Dầu
song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK là 3% so với trọng lượng bầu.
Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [6], khi gieo ươm cây Huỳnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu thích hợp bao gồm đất, phân
chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90: 5: 2: 2,1 và 0,3% kali clorua,
0,5% super lân và 0,1% vôi.
Cuốn sách “Giống cây rừng”, “Lâm sinh 1”, “Lâm sinh 2”, “Hướng dẫn
kĩ thuật trồng cây nông lâm nghiệp cho đồng bào miền núi”, “Tổ chức gieo
ươm cây bản địa phục vụ mục tiêu phục hồi rừng”…Và hàng loạt các bài luận
văn, luận án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu về nhân giống về gieo ươm. Những
cuốn sách này có nói về các khâu chính và các kĩ thuật cần thiết trong công
tác gieo ươm từ khâu xây dựng vườn ươm, khảo nghiệm giống, bảo quản hạt
giống và hàng loạt các nghiên cứu về cách thức xử lý ở mỗi loại hạt giống
khác nhau. Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm của mỗi loại hạt, nghiên cứu các công
thức phân phù hợp với từng loại cây trồng.
Hiện nay có một số nghiên cứu mới: Đề tài tốt nghiệp của Hoàng Văn

Lịch (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng
của cây Keo tai tượng (Acacia mangium) tại vườn ươm Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên”. Đề tài tốt nghiệp của Sầm Văn Hoàng (2013) “Nghiên
cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu
(Dalbergia tonkinensis) tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”. Và đề tài tốt nghiệp của Nguyễn Thái Bảo (2015) “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Hồi (Illicium verum) tại
viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên”. Hay gần đây nhất đề tài tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hằng (2018)


15

“Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu, chế độ che sáng đến sinh trưởng
của cây con Kháo vàng (Machilus bonii Lecomte) trong giai đoạn vườn ươm tại
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. Tất cả các đề tài đều đã tìm ra được
những cơng thức hỗn hợp ruột bầu tốt nhất cho từng loài cây để mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất.
Như vậy, có nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài tất cả đều
nhằm mục đích tìm ra phương pháp gieo ươm thích hợp nhất cho mỗi loại cây
đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng, số lượng và thu được lợi nhuận cao lại
nhanh nhất. Ngồi ra cịn đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu, thử nghiệm cho
công tác nghiên cứu áp dụng khoa học tiên tiến.
2.3.2. Nghiên cứu về cây Lim xẹt
Những nghiên cứu về cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) ở
nước ta chưa có nhiều. Có thể liệt kê một số cơng trình nghiên cứu về cây
Lim xẹt như sau: Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) [18] cho biết
Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis A.Chev) là loài cây thuộc phân họ Vang
(Caesalpiniaceae R.Br) nằm trong họ lớn là họ Đậu (Fabaceae hay
Leguminosae) phân bố nhiều ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ…, là lồi

cây có khả năng tái sinh hạt tốt ở chỗ trống hoặc nơi có độ tàn che nhẹ, có thể
chọn làm cây cải tạo rừng nghèo hoặc khoanh nuôi trong rừng đang phục hồi.
Gỗ Lim xẹt có màu hồng, thớ tương đối mịn, ít bị mối mọt, cong vênh, được
dùng để đóng đồ mộc và xây dựng nhà cửa. Đặc biệt Lim xẹt có thể sử dụng
làm cây xanh đô thị và được đánh giá là một trong những lồi cây có tiềm
năng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lim xẹt có đặc điểm hình thái là cây gỗ
nhỡ, chiều cao có thể đạt 18 - 20m, đường kính D1.3 đạt 22-23cm.Thân trịn
thẳng, tán thưa, đường kính tán đạt trung bình là 5,64 m, cành non phủ nhiều
lông màu nâu rỉ sắt, những cây già đã có hiện tượng vỏ bong vảy. Lá của Lim
Xẹt là lá kép lơng chim 2 lần chẵn, cuống chính dài 7 - 16cm khơng có 16


16

tuyến. Cuống thứ cấp dài 12cm. Lá chét mọc đối hình trái xoan thn đều gần
trịn, đi nêm và hơi lệch, dài 1- 2cm, rộng 0,5 - 1cm. Hoa loài Lim Xẹt là hoa
tự chùm viên chùy ở nách lá gần đầu cành, nụ hình cầu, đường kính dài 0,80,9cm, lá bắc sớm rụng. Hoa lưỡng tính gần đều đài hợp gốc xẻ 5 thùy, xếp
lợp. Tràng 5 cánh màu vàng, có cuống ngắn; nhị 10 rời, vươn ra ngồi hoa, gốc
chỉ nhị phủ nhiều lông dài màu nâu gỉ sắt; vịi nhụy dài, đầu nhị ngun. Quả
đậu hình trái xoan dài, dẹt, mép mỏng thành cánh, dài 9 -13cm, rộng 2,5 - 3cm.
Khi non quả màu tím, khi chín màu nâu bóng. Khơng tự nứt. Hạt nằm chéo góc
450 trong quả, màu cánh gián, bóng và cứng. Phạm Thị Nga (2009) [21] đã
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của loài Lim xẹt
(Peltophorum tonkinensis A.Chev), tác giả đã nhận định loài Lim xẹt là loài có
khả năng phân bố rộng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, là lồi cây ưu sáng cực
đoan thường gặp ở những trạng thái rừng bị tác động mạnh, cấu trúc rừng bị
phá vỡ, khả năng tái sinh bằng hạt và bằng chồi của Lim xẹt rất tốt, đây là lồi
cây phù hợp cho mục đích làm lồi cây tiên phong trong việc phục hồi rừng.
2.3.3. Nghiên cứu về nhân giống hữu tính
* Nhân giống hữu tính có những ưu điểm:

- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện
ngoại cảnh.
* Nhân giống hữu tính có những nhược điểm:
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.


×