Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Tại sao trẻ đái dầm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.79 KB, 5 trang )

Tại sao trẻ đái dầm?
Việc một đứa trẻ đái dầm cũng giống như việc một người lớn ngáy khi ngủ,
là một tình trạng khá phổ biến tuy không gây ra những vấn đề về sức khỏe,
nhưng lại khiến cho những người xung quanh khó chịu.
Với một cháu bé dưới 3 tuổi, việc đái dầm khi ngủ có thể xem là chuyện
bình thường, do hệ thần kinh còn non yếu chưa đủ khả năng để kiểu khiển
các cơ vòng nơi bộ phận sinh dục, các bậc cha mẹ chỉ cần lưu ý trong trường
hợp “ nằm đâu tè đấy” với một tần suất khá dày.
Nhưng với một cháu bé trên 5 tuổi, mà khi ngủ vẫn còn là “cái thùng lủng”
lại là một chuyện khác, vấn đề này có liên quan đến hai lãnh vực : Bệnh lý
và tâm lý.
Bệnh lý: Trẻ có bệnh đái đường, đái nhạt, dị dạng đường tiết niệu, gai đôi
cột sống, động kinh, thường chỉ chiếm từ 1-3%.
Tâm lý : Hầu hết các trường hợp đái dầm trên 5 tuổi là do những xáo trộn
trong gia đình, mẹ sinh em bé, quan hệ mẹ con có vấn đề, người thân qua
đời, lo hãi hay bị ép học, bị hù dọa…
*Người ta còn chia đái dầm ra làm hai loại:
Đái dầm tiên phát: Từ bé đã đái dầm và “ liên tục phát triển “ qua cái mốc 5
tuổi.
Đái dầm thứ phát: Thường do những tổn thương tâm lý dẫn đến việc đái
dầm sau 5 tuổi.
Thông thường, một đứa trẻ đái dầm khi ngủ là do trẻ không thể kiểm soát
được bàng quang khi ngủ. Khi nước tiểu đầy bàng quang, tín hiệu được
truyền lên não và não sẽ tự động ra lệnh cho các bắp thịt chung quanh bàng
quang thắt lại để giữ nước tiểu.
Do những tác động ức chế về tâm lý, não bộ có khi không nhận được tín
hiệu này, nên các bắp thịt xung quanh bàng quang cứ “vô tư” thả lỏng để
nước tiểu thoát ra ngoài.Tuy nhiên ngoài nguyên nhân tâm lý, các nhà khoa
học còn nhận thấy, việc đái dầm còn có một căn nguyên là do di truyền.
Theo nghiên cứu của các tác giả như Chesler thì có đến 74% trẻ trai và 58%
trẻ gái đái dầm là do bố, mẹ hay cả hai có tiền sử đái dầm, còn theo Stekwell


và Smith là 63%.
Những tác động tâm lý:
Theo một nghiên cứu của Verhulst (1985) ở 2600 trẻ từ 4 -6 tuổi cho thấy:
14,1% trẻ trai, 6,7% trẻ gái 5 tuổi đái dầm ít nhất 2 lần/tháng và giảm nhanh
ở trẻ trên 10 tuổi. Theo Mina Dulcal Đái dầm tiên phát chiếm khoảng 80%,
còn thứ phát chiếm 20%, Như vậy đái dầm tiên phát sẽ giảm đi khi trẻ lớn
len, nhưng đái dầm thứ phát lại tăng lên cho thấy có nhiều sự liên quan đến
tâm lý, môi trường sống.
Qua một số chẩn đoán về tâm lý cho thấy có đến 50% trẻ đái dầm có các
biểu hiện như lo âu, sợ hãi, nhu cầu tình cảm, tâm lý bị ức chế, tự ti thoái lùi,
hành vi hung tính hoặc bộc lộ những xung đột gia đình hay mong muốn của
trẻ.
Ngoài ra, tình trạng trí tuệ của trẻ cũng có những ảnh hưởng đến việc đái
dầm, qua một nghiên cứu trên 21 trẻ đái dầm, có đến 80% là do khả năng trí
tuệ thấp. Điều này cho thấy những trẻ trí tuệ kém thường có hệ thần kinh
chưa thuần thục, vì vậy đã không kiểm soát được các hành vi trong giấc ngủ
của mình.
Kreisler đã định nghĩa về đái dầm như sau:
“Đái dầm là sự tiểu tiện không kiểm soát được, đã tồn tại từ trước hoặc tái
xuất hiện sau tuổi đã thành thục về chức năng, thường xảy ra khi ngủ, ít
nhiều đã thành thói quen, khác thường về tính cách nhưng bình thường về
mặt sinh lý”
Như vậy, đái dầm được xem là việc tiểu tiện bình thường, tự phát và không
ý thức nơi trẻ em, không có tổn thương về bộ máy bài tiết nơi trẻ em trên 3
tuổi, điều này cho thấy đái dầm chỉ là một rối loạn về khả năng kiểm soát.
Làm thế nào để giúp trẻ :
Việc trị liệu bằng các biện pháp tâm lý là điều cần thiết, thông qua việc điều
chỉnh hành vi và nhận thức. Nhung cha mẹ cũng có thể giúp con giảm bớt
tình trạng qua những thá độ và biện pháp như sau :
1/ Hãy giữ bình tĩnh khi trẻ đái dầm : Giữ bình tỉnh, không nên trách móc vì

một hành vi mà trẻ không thẻ tự chủ được. Tránh những câu nói đay nghiến
hay tỏ ra buồn bực sẽ làm cho đứa trẻ càng thêm lo âu cho rằng mình có lỗi.
2/ Nên sắp xếp lại chỗ ngủ cho trẻ : Làm sao để trẻ có thể đi vệ sinh một
cách dễ dàng, tránh dùng quần áo dầy hay mềm bông vì trẻ sẽ không nhận
biết khi nào mình đã đái dầm. Nếu nằm nệm thì có thể lót một tấm lót không
thấm nước.
3/ Khen ngợi trẻ sau những đêm trẻ không đái dầm : Có thể thưởng cho trẻ
một món quà nhỏ mà trẻ thích hay có một lời động viên phù hợp.
4/ Khuyến khích trẻ có trách nhiệm: Khuyến khích trẻ tự chùi rửa, thay tấm
trải, áo quần ngủ và mang ra phòng giặt. Nhắc trẻ tắm rửa trước khi đi học.
5/ Chuẩn bị tinh thần cho trẻ khỏi thất vọng: Cần phải tỏ ra kiên nhẫn và cho
trẻ biết là việc tập luyện phải có thời gian.
6/ Tôn trọng sự riêng tư của trẻ : Không nên chế diễu và đem tình trạng
không hay ho này của trẻ để kể lể với mọi người, chỉ nên trao đổi với các
nhà chuyên môn mà phụ huynh muốn tư vấn và giúp trẻ trị liệu.
7/ Tránh những nguyên nhân gây kích thích: Sự căng thẳng, lo âu và những
thất bại trong việc học nếu không được giải tỏa sẽ gây ra những ức chế, hẫng
hụt. Việc tập thể dục cũng là một điều nên quan tâm.
Tìm đến nhà chuyên môn:
Trước tiên, cha mẹ có thể đưa trẻ đến một bệnh viện hay một chuyên khoa
về tiết niệu để khám về tình trạng cơ thể, các bệnh lý về cơ quan bài tiết mà
trẻ có thể mắc phải. Sau đó hãy tìm đến các phòng trị liệu tâm lý, thông
thường các nhà tư vấn sẽ trao đổi và tìm hiểu về tình trạng gia đình, các mối
quan hệ với cha mẹ và sau đó có thể vận dụng một số liệu pháp như trò chơi,
vẽ, đóng kịch và áp dụng liệu pháp tâm vận động .
Thông qua các liệu pháp tâm lý này, có thể khám phá phần nào những ức
chế của trẻ, giúp trẻ giải tỏa những xung năng thông qua việc đóng kịch ,
vẽ , chơi trò chơi gia đình…...Điều này giúp cha mẹ nhìn lại các mối quan
hệ giữa hai vợ chồng với đứa con, từ đó sẽ có những điều chỉnh hợp lý.
Các phương pháp khác như:

-Tập cho trẻ khi đi tiểu ngắt quãng, giúp cho hệ thống cơ vòng trở nên hiệu
quả hơn.
-Đặt đồng hồ báo thức, mới đầu thì có bố mẹ gọi sau đó trẻ có thể tự thức
theo chuông. Thời gian sẽ tăng dần : Tuần thứ nhất chuông báo sau khi ngủ
được 2 giờ, tuần thứ 2 tăng lên 3 giờ … việc tăng giờ tuỳ theo hiệu quả đạt
được.
-Ban ngày cho trẻ uống đủ nước và ngưng việc uống nước trước khi đi ngủ
khoảng 1-3giờ.
-Thực hiện một lịch biểu: Hôm nào đái dầm thì vẽ một đám mây, hôm nào
không thì vẽ một ông mặt trời và sau 1 tuần lễ kiểm tra lại để động viên trẻ
khi thấy mặt trời nhiều hơn đám mây, và sẽ an ủi khích lệ trẻ nếu ngược lại!
Như đã nói, đái dầm không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nó chỉ gây khó
chịu cho những người xung quanh (cha,mẹ) và có đến 80% là do nguyên
nhân về tâm lý. Vì thế đái dầm chính là một trong những tiếng chuông cảnh
báo với các bậc cha mẹ về tình trạng tâm lý của trẻ:
-Trẻ đang dấy lên những xung năng dưới tác động của phức cảm Oedipe, khi
muốn “dành lấy” người mẹ .
- Trẻ đang có những lo hãi, những ức chế không thể thốt bằng lời. Những
điều này ức chế hệ thần kinh, khiến nó không còn khả năng “ chỉ huy” bộ
phận bài tiết.
-Trẻ đang có những nhu cầu về tình cảm, và đã tìm đến việc đái dầm là một
hành vi tạo khoái cảm, để tự an ủi mình.
Tất cả những điều này, chỉ có thể giải quyết bằng sự điều chỉnh hành vi
không phải với đứa trẻ, mà chính là với cha mẹ các em.
Cuối cùng có thể chỉ là một chế độ ăn uống không hợp lý, uống nhiều nước
trước khi ngủ. Hay nhà vệ sinh quá xa phòng ngủ, lại tối tăm trẻ không dám
đi và đành chịu… ướt vậy!

×