Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư phạm hóa học thông qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 184 trang )

BGIODCVOTO

TRNGIHCSPHMHNI

LíHUYHONG

PHáTTRIểNNĂNGLựCDạYHọCTHíNGHIệM
CHOSINHVIÊNSƯPHạMHóAHọCTHÔNGQUADạY
HọCHọCPHầNTHíNGHIệMTHựCHàNHPHƯƠNG
PHáP
DạYHọCHóAHọCởTRờngPHổTHÔNG

LUNNTINSKHOAHCGIODC


22

HNI2020
BGIODCVOTO

TRNGIHCSPHMHNI

LíHUYHONG

PHáTTRIểNNĂNGLựCDạYHọCTHíNGHIệM
CHOSINHVIÊNSƯPHạMHóAHọCTHÔNGQUADạY
HọCHọCPHầNTHíNGHIệMTHựCHàNHPHƯƠNG
PHáP
DạYHọCHóAHọCởTRờngPHổTHÔNG

Chuyờnngnh:LớlunvphngphỏpdyhcbmụnHúahc


Mós:9140111

LUNNTINSKHOAHCGIODC


Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Cao Cự Giác
2. PGS.TS. Lê Hải Đăng

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới 
sự hướng dẫn của PGS.TS. Cao Cự Giác và PGS.TS. Lê Hải Đăng, các 
kết quả  của luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố  trong 
bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

Lý Huy Hồng


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ  vơ 
cùng q báu của các tập thể và cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Cao Cự Giác và 
PGS.TS. Lê Hải Đăng, những người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ 
tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học, tập 
thể bộ mơn Phương pháp giảng dạy hóa học ­ Trường Đại học Sư  phạm 

Hà Nội, Khoa Sư phạm Lý ­ Hóa ­ Sinh ­ Trường Đại học Đồng Tháp đã 
tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin chân thành cảm  ơn các giảng viên và sinh viên khoa 
Hóa học của các Trường Đại học Sư  phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư 
phạm Thành phố  Hồ  Chí Minh, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học 
Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi để  tơi tiến hành thực nghiệm sư 
phạm đề tài.
Xin gửi lời cảm  ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã 
động viên,  khuyến khích và  hỗ  trợ  tơi trong suốt q trình học  tập và 
nghiên cứu.
Hà Nội, tháng      năm 2020
Tác giả

Lý Huy Hồng


BẢNG GHI CHÚ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT


Stt

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

DH

Dạy học


ĐC

Đối chứng

ĐHĐT

Đại học Đồng Tháp

ĐHSP

Đại học sư phạm

GgV

Giảng viên

GTĐT

Giáo trình điện tử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KN


Kĩ năng

NL

Năng lực

NL DHTN

Năng lực dạy học thí nghiệm

PPDH

Phương pháp dạy học

STĐ

Sau tác động

SV

Sinh viên

TB

Trung bình

TC

Tiêu chí


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


17

TN

Thực nghiệm

ThN

Thí nghiệm

TNSP


Thực nghiệm sư phạm

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐ

Trước tác động
United   Nations   Educational 

18
19
20
21

22

UNESCO

Scientific   and   Cultural   Organization 
(Tổ   chức   Giáo   dục,   Khoa   học   và 
Văn hóa của Liên hiệp quốc)

MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


11

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
UNESCO cho rằng vai trị của người giáo viên (GV) thế kỉ XXI có những 
thay đổi theo hướng đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội  
dung giáo dục nặng nề hơn, phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ 
chức học sinh (HS) hoạt động chiếm lĩnh tri thức, coi trọng dạy học (DH) phân  
hóa cá nhân, biết sử  dụng tối đa nguồn tri thức đa dạng trong xã hội, biết sử 
dụng cơng nghệ thơng tin, phương tiện kĩ thuật DH, tự học để khơng ngừng nâng  
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ [7]. 
Hiện nay vấn đề  đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực  
(NL) đã được đưa vào Nghị  quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ  XI của 
Đảng cộng sản Việt Nam, cụ thể trong Nghị quyết số 29­NQ/TW  [6] Hội nghị 
Trung  ương 8 về  đổi mới căn bản, tồn diện, với cách tiếp cận quan trọng là 
chuyển mạnh q trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức sang tập 
trung phát triển tồn diện NL và phẩm chất người học. Điều này cũng được thể 
hiện trong mục tiêu của giáo dục Đại học được quy định trong Luật Giáo dục  
(Luật số: 43/2019/QH14), tại điều 39 [68]. Theo đó, u cầu về NL của GV ngày 
càng được nâng cao nhằm địi hỏi và thích  ứng với điều kiện thực tế.   Chuẩn 
nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thơng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy  
định theo Thơng tư  số  20/2018/TT­BGDĐT ngày 22/8/2018 [20], trong đó u cầu 
GV cần phải biết vận dụng các PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm 
chất và NL của HS cũng như sử dụng hiệu quả các phương tiện DH làm tăng hiệu  
quả DH. 
SV sư phạm hóa học ngồi việc giỏi về chun mơn thì cần phải giỏi về 

thực hành: thực hành trên phịng  thí nghiệm, thực hành trên lớp, thực hành mơ 
phỏng trên phần mềm DH,… và nhất là khi ra trường SV đạt được những NL gì, 
KN gì,… để DH đạt hiệu quả cao. Nếu các mơn khoa học hóa học cung cấp cho 


12
SV những kiến thức về chun ngành hóa học, thì bộ mơn phương pháp dạy học  
(PPDH) hóa học nói chung, qua tổ  chức DH học phần “Thí nghiệm thực hành 
PPDH hóa học” nói riêng sẽ hình thành cho SV các NL thực hành hóa học, NL tổ 
chức DH thí nghiệm hóa học, NL tự học,… Các NL này được thể  hiện qua các  
KN như: KN thực hành, làm việc với giáo trình điện tử  (GTĐT), thiết kế  các 
hoạt động DH, sử dụng thí nghiệm trong DH hóa học, sử dụng phương tiện DH 
hiện đại,… Nếu khơng được bồi dưỡng và phát triển tốt các KN này thì SV sẽ 
khơng đạt được các NL trên, SV gặp rất nhiều khó khăn trong q trình DH khi ra  
trường. Vì vậy, khi cịn ở trường đại học SV cần được phát triển đầy đủ các NL 
đó.
NL dạy học thí nghiệm (DHTN) là một bộ phận quan trọng của NLDH, là  
NL cần phát triển cho SV sư phạm hóa học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục 
phổ  thơng mơn Hóa học ban hành năm 2018 với định hướng phát triển NL nhận  
thức, NL tìm hiểu khoa học tự  nhiên, NL vận dụng kiến thức kĩ năng vào đời 
sống dưới góc độ hóa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển NL DHTN cịn 
chưa tiến hành có hệ  thống, chưa có các biện pháp cụ  thể  vì vậy giảng viên 
(GgV) và SV sư phạm hóa học cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình dạy học. 
Để  phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học, đáp  ứng u cầu đổi 
mới DH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và NL, việc  
nghiên cứu xác định được khung NL DHTN của SV  sư phạm hóa học, tìm ra các 
biện pháp hiệu quả cho việc phát triển NL này là nhu cầu cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ  những lí do trên, chúng tơi chọn đề  tài nghiên cứu cho luận 
án: “Phát triển năng lực dạy học thí nghiệm cho sinh viên sư  phạm hóa học  
thơng qua dạy học học phần Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học  

hóa học ở trường phổ thơng”.


13
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển NL DHTN cho SV  sư phạm 
hóa học góp phần phát triển NLDH và nâng cao chất lượng đào tạo SV  sư phạm 
hóa học ở các trường đại học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn:
­  Nghiên cứu những cơ  sở  lí luận liên quan đến : phát triển NLDH, NL 
DHTN trên thế  giới và Việt Nam; NL và một số  vấn đề  về  phát triển NL, NL 
DHTN; Đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL cho SV; Phương pháp 
luận về DH vi mơ và phương pháp đóng vai; Vai trị của cơng nghệ thơng tin và 
GTĐT cho việc phát triển NL của SV.
­ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Điều tra thực trạng việc phát triển NL DHTN 
cho SV sư phạm hóa học ở một số trường đại học trong nước; Phân tích mục tiêu, 
cấu trúc và nội dung học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”.
3.2. Nghiên cứu, đề xuất cấu trúc NL DHTN và thiết kế bộ cơng cụ đánh giá  
NL DHTN cho SV sư phạm hóa học.
3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học:
Biện   pháp   1:   Xây   dựng   và   sử   dụng   GTĐT   trong   DH   học   phần   “Thí 
nghiệm thực hành PPDH hóa học”.
Biện pháp 2: Sử dụng PPDH vi mơ trong DH học phần “Thí nghiệm thực 
hành PPDH hóa học”.
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả  
của các biện pháp đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể  nghiên cứu:   Q trình đào tạo SV   sư  phạm hóa học  tại các 
trườ ng đại học.



14
4.2. Đối tượng nghiên cứu: NL DHTN và các biện pháp phát triển NL DHTN  
cho SV sư phạm hóa học thơng qua học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa 
học”.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu: Phát triển NL DHTN trong đào tạo GV hóa học ở các 
trường đại học thơng qua DH học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”.
5.2. Địa bàn nghiên cứu: Một số  trường đại học có đào tạo GV hóa học trong 
nước: Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSP Thành phố 
Hồ Chí Minh (TPHCM), Trường Đại học Đồng Tháp (ĐHĐT).
5.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2018.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu  thiết kế  được GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”, sử 
dụng GTĐT đã thiết kế  và PPDH vi mơ trong DH học phần “Thí nghiệm thực  
hành PPDH hóa học” hợp lí, hiệu quả  thì sẽ phát triển được NL DHTN cho SV, 
từ đó góp phần phát triển NLDH cho SV sư phạm hóa học ở các trường đại học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa 
các văn bản, tài liệu lí luận về thí nghiệm hóa học và sử dụng thí nghiệm trong 
DH ở nhà trường phổ thơng; NL, NL DHTN của SV sư phạm hóa học.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
­ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với SV và GgV về thực trạng phát  
triển NL DHTN trong đào tạo SV sư phạm hóa học ở các trường đại học.
­ Phương pháp trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chun gia, GgV về các đề 
xuất trong đề  tài (cấu trúc NL DHTN, GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa 
học”).



15
­  Phương pháp thực nghiệm sư  phạm  để  kiểm nghiệm giá trị  thực tiễn, 
tính khả thi và hiệu quả của các kết quả nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử  dụng phương pháp thống kê tốn học trong nghiên cứu khoa học giáo 
dục  ứng dụng để  xử  lí, phân tích kết quả  thực nghiệm sư  phạm nhằm xác nhận 
giả thuyết khoa học và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề 
xuất.
8. Điểm mới của luận án
8.1. Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận có liên quan đến NL DHTN của SV  sư 
phạm hóa học, thực trạng về phát triển NL này cho SV sư phạm hóa học  ở một 
số trường đại học.
8.2. Đề xuất cấu trúc và nội dung NL DHTN cho SV  sư phạm hóa học gồm 4 NL 
thành phần, 10 TC và mơ tả chi tiết các TC theo 4 mức độ.
8.3. Đề xuất phương pháp và cơng cụ đánh giá NL DHTN qua DH học phần “Thí 
nghiệm thực hành PPDH hóa học”.
8.4. Đề xuất và đánh giá hiệu quả của 02 biện pháp phát triển NL DHTN cho SV 
sư phạm hóa học thơng qua học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học” bao 
gồm:
Biện pháp 1: Xây dựng và sử dụng GTĐT trong DH học phần “Thí nghiệm  
thực hành PPDH hóa học”.
Biện pháp 2: Sử dụng PPDH vi mơ trong DH học phần “Thí nghiệm thực  
hành PPDH hóa học”.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc thành 3 phần: Mở  đầu (5 trang), nội dung chính 
(143 trang), kết luận và khuyến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (5 trang). Trong 
đó phần nội dung chính được chia thành 3 chương:



16
Chương 1: Cơ  sở  lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL DHTN cho  
SV sư phạm hóa học (45 trang).
Chương 2: Phát triển NL DHTN cho SV sư phạm hóa học (63 trang).
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (34 trang).
Ngồi ra, luận án cịn có: Danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu  
(23 bảng), sơ đồ, hình vẽ (36 hình), danh mục các cơng trình khoa học liên quan đến  
luận án đã cơng bố (10 cơng trình), tài liệu tham khảo (126 tài liệu) và phụ lục (117 
trang), 01 GTĐT học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”.


17

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HĨA HỌC
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề  phát triển NLDH  cho SV các trường sư  phạm đã được nhiều 
nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, những năm 60 của thế kỉ XX, các nghiên cứu về  phát triển  
NLDH đã được xem trọng và thực hiện thường xun của trường sư  phạm  ở 
Liên Xơ và các nước Đơng Âu. Các tác giả  O.A.Abdoullina [1], F.N Gonobolin 
[36], N.V Kuzmina [45] đã phân tích và xác định được cấu trúc NL, những KN cơ 
bản cần có của người GV, đồng thời nêu lên những NLDH mà SV cần được phát  
triển để trở thành một GV tương lai.
Ở  các nước phương Tây, trong lĩnh vực sư  phạm, họ  đặc biệt quan tâm  
đến việc tổ  chức huấn luyện các KN thực hành DH cho SV. Số  lượng các giờ 
thực hành được phân bổ  nhiều hơn so với lý thuyết. Quan điểm giáo dục này  

cũng giống như ở các nước Mỹ, Canađa, Úc,… Những luận điểm của J.Watshon 
và A.Pojoux năm 1926 đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên hình thức 
đào tạo sư phạm theo quan điểm tơn trọng thực tiễn và chia nhỏ giai đoạn [40].
Phương thức đào tạo nghề  dựa trên định hướng phát triển NL cũng được 
phát   triển   rộng   rãi   ở   các   nước   châu   Á   (Singapore,   Ấn   Độ,   Philippin,   Brunei, 
Malaixia, Hàn Quốc, Nhật Bản,…) và vận dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Ở các  
trường kĩ thuật, các trường chun biệt, chương trình đào tạo nghề dựa trên định 
hướng phát triển NL chú trọng đến việc hình thành kiến thức và KN để người học 
có NL vận dụng vào ngay trong thực tiễn [25].


18
Giáo dục dựa  trên NL (Competency­based education – CBE) nổi lên từ 
thập niên 70 của thế kỷ XX ở Mỹ. Với hình thái này, giáo dục hướng tới việc đo  
lường chính xác kiến thức, KN và thái độ  của người học sau khi kết thúc mỗi 
chương trình học [101]. Nếu giáo dục truyền thống được coi là giáo dục theo nội 
dung, kiến thức (content­based education) tập trung vào việc tích lũy, nhấn mạnh 
tới các NL nhận thức và việc vận dụng kiến thức tập trung vào việc thực hành 
KN chứ  khơng hướng tới việc chứng minh khả năng đạt được, và đánh giá của 
giáo dục truyền thống cũng tập trung đo lường kiến thức thơng qua các bài viết  
và nói [93] thì giáo dục theo NL tập trung vào phát triển các NL cần thiết để HS 
có thể thành cơng trong cuộc sống cũng như trong cơng việc [95]. Các NL thường 
được tập trung phát triển bao gồm NL xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề, phản  
biện, NL học tập suốt đời [103]. Do đó, đánh giá cũng hướng tới việc đánh giá  
kiến thức trong việc vận dụng một cách hệ thống và các NL đạt được cần phải  
đánh giá thơng qua nhiều cơng cụ  và hình thức trong đó có cả  quan sát và thực  
hành trong các tình huống mơ phỏng [104].
Qua những cơng trình nghiên cứu trên có thể  nhận thấy: Các cơng trình 
nghiên cứu đều đề cập đến đào tạo GV đáp ứng u cầu của xã hội; Đào tạo SV  
theo định hướng phát triển NL đang là xu hướng được nhiều quốc gia, nhiều nhà  

khoa học trên thế giới quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau và vận dụng linh hoạt, 
phù hợp với đặc điểm của mỗi quốc gia.
Vấn đề  sử  dụng cơng nghệ  thơng tin vào trong DH. Cơng nghệ  thơng 
tin và truyền thơng đang ngày càng khẳng định được tính hữu dụng và quan trọng 
to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề  của cuộc sống trong thời đại  
ngày nay. Với ngành Giáo dục, cơng nghệ  thơng tin và truyền thơng đã và đang 
tạo nên “cuộc cách mạng” trong cơng tác dạy – học và là “chìa khóa” để  khơng 
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục [89]. Trong khoa học giáo dục, GV có nhiều 
cách để  sử  dụng cơng nghệ  thơng tin và truyền thơng hiệu quả, trong đó: Sử 
dụng hợp lí cơng nghệ  thơng tin và truyền thơng làm tăng giá trị  các hoạt động 


19
học tập, liên kết ICT vào các hoạt động dạy và học, khuyến khích SV chia sẽ 
những ý tưởng và tìm kiếm thơng tin,…[98]. Các nghiên cứu về  sử  dụng cơng 
nghệ thơng tin và truyền thơng trong giáo dục hóa học đã mang lại nhiều lợi ích 
cho SV có thể kể đến: Các hoạt hình cho khoa học giáo dục tiểu học [90], [94]; 
Tạo thư viện mơ phỏng hỗ trợ học tập với mơi trường đa phương tiện cho mơn  
hóa học [99]; Mơ hình hóa phân tử  trên máy tính [91], [97]; Thế  giới  ảo [117]; 
Bảng tương tác [107]; Một trong những ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền  
thơng trong DH hiện nay là thiết kế  sách giáo khoa điện tử. Trên thế  giới đã có 
nhiều tác giả  xây dựng sách giáo khoa điện tử  [88] hay là tạo ra những website 
để hỗ trợ SV trong học tập và nghiên cứu [105].
Trong q trình học tập hóa học, cần phải sử dụng một phương tiện học  
tập và một phương pháp có thể thu hút SV để họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và 
có thể giải trí. Một thay thế có thể được sử dụng như một phương tiện học tập 
là máy tính. Với máy tính là phương tiện học tập, một GV dự  kiến   sẽ  có thể 
cung cấp các tài liệu học tập để làm cho chúng hấp dẫn hơn để sinh viên có thể 
cải thiện kết quả  học tập [111]. Học tập sử dụng phương tiện mơ phỏng bằng 
máy tính sẽ có hiệu quả  giúp HS suy nghĩ về  các khái niệm hóa học trừu tượng 

và có thể  giảm thiểu những hiểu lầm có thể  xảy ra [ 109]. Macromedia flash là 
một chương trình có khả năng tạo hình động, thuyết trình, trị chơi và thậm chí là 
các thiết bị  DH với ngoại hình hấp dẫn [112]. Macromedia Flash là phần mềm 
được sử dụng rộng rãi bởi các chun gia website vì nó có khả  năng hiển thị  đa 
phương tiện tuyệt vời, kết hợp các yếu tố văn bản, đồ  họa, hoạt hình, âm thanh 
và tương tác cho người dùng các chương trình hoạt hình internet [113]. Thơng 
thường khi bắt đầu bài học, SV khơng quan tâm đến những gì sẽ học vì đó có thể 
là một trong những bài học mà họ  khơng thích nên họ  khơng chú ý. Tuy nhiên,  
thơng qua Macromedia Flash dự kiến sẽ hướng SV chú ý đến những bài học mà 
họ sẽ nhận được. Vì vậy, khả năng thu được và ghi nhớ nội dung của bài học là 
lớn hơn.  Dựa  trên  mô  tả   như  vậy,  việc  sử  dụng  Macromedia  Flash thiết  kế 


20
phương tiện học tập sẽ giúp SV có bản chất nhiệt tình và hợp tác trong việc phát  
huy NL tư duy cá nhân về vấn đề được hiển thị thơng qua mơ phỏng thí nghiệm, 
thảo luận nhóm thực hành, do đó, dự  kiến sẽ  áp dụng macromedia flash có thể 
cải thiện thành tích học tập của HS [112].
Từ các nghiên cứu trên có thể khẳng định việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin  
trong DH nói chung, sử  dụng GTĐT trong DH nói riêng có vai trị rất quan trọng  
trong giáo dục. GTĐT vừa là tài liệu, vừa là cơng cụ tổ chức DH, có khả năng thúc  
đẩy việc học tập tốt hơn bởi nó tăng cường sự tương tác giữa người học với GgV  
và với tài liệu học tập. Đặc biệt trong mơi trường đa phương tiện, khả năng nhận 
thức và KN của người học sẽ được phát triển một cách tồn diện. Trong nghiên cứu 
này, chúng tơi hướng tới việc tạo ra một GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa 
học” phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm sinh lí của SV  sư phạm hóa học, từ 
đó đánh giá những lợi ích sư phạm của GTĐT này mang lại để khẳng định tính khả 
thi của đề tài.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề  sử  dụng cơng nghệ  thơng tin và truyền thơng trong DH  cho 

SV sư phạm hóa học, một số cơng trình nghiên cứu sử dụng cơng nghệ thơng tin  
và truyền thơng như  là một cơng cụ  hỗ  trợ  q trình đào tạo tại các trường đại  
học và cao đẳng. Dương Huy Cẩn [21]  ứng dụng cơng nghệ  thơng tin và truyền 
thơng để xây dựng tài liệu hỗ  trợ tự học có hướng dẫn theo mơđun. Trong luận  
án của Nguyễn Thị Kim Ánh [4] đã xây dựng GTĐT làm tài liệu hỗ trợ tự học, tự 
nghiên cứu và thiết kế bài giảng trực tuyến góp phần rèn luyện các KN DH. Một 
số tác giả  khác đã sử dụng cơng nghệ thơng tin thiết kế các phương tiện hỗ trợ 
q trình DH như Bùi Thị Hạnh [39], Phạm Ngọc Sơn [69] đã nghiên cứu và đề 
xuất các biện pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng để thiết kế tư 
liệu điện tử, giáo án điện tử, mơ phỏng hóa học, phim thí nghiệm,… để  hỗ  trợ 
DH phần hóa hữu cơ bậc Đại học, Cao đẳng. Một số tác giả đã xuất bản các tài  


21
liệu ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng trong dạy và học hóa học cho  
GV và SV sư phạm hóa học như: Cao Cự Giác [33], [35], Trần Trung Ninh [59].
Các nghiên cứu về xây dựng GTĐT
Nghiên cứu về  GTĐT  ở  nước ta phổ  biến  ở  dạng nghiên cứu  ứng dụng, 
GgV dựa trên tài liệu in để chuyển thể thành các GTĐT phục vụ DH hoặc tham  
khảo cho các học phần. Điển hình cho dạng nghiên cứu này là giáo trình được 
đăng tải trên trang “Thư viện học liệu điện tử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (địa  
chỉ chính thức của website là   
tin này đã có hơn 28.000 GTĐT và được chia thành 16 nhóm. Số lượng GTĐT về 
bộ  mơn PPDH hóa học trên trang thơng tin này là 03 và chủ  yếu tồn tại dưới  
dạng pdf, tính tương tác của các giáo trình này là chưa cao [121].
Bên cạnh các trang web về GTĐT chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo,  
các trường đại học trong cả nước đã xây dựng hệ thống GTĐT và được tích hợp  
trên hệ thống quản lí học tập (LMS) của trường mình để tạo các khóa học phục  
vụ DH trực tuyến rất hiệu quả, đáp  ứng tốt u cầu của đào tạo theo hệ  thống  
tín chỉ. Chẳng hạn như: Trường Đại học Cần Thơ  ()  

[124], Trường Đại học Thủ  Dầu ( />ĐHSP TPHCM ( />tích hợp trên hệ  thống LMS của các trường đều tồn tại dưới dạng powerpoint, 
word hoặc pdf, chưa có sự  tăng cường mạnh mẽ  về  hình  ảnh, âm thành, video,  
mơ phỏng. 
Qua các cơng trình nghiên cứu trên có thể  khẳng định rằng, việc xây dựng  
GTĐT nói chung và GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học” nói riêng để  
phục vụ  DH đã được quan tâm.  Cho nên,  nghiên cứu về  xây dựng và sử  dụng 
GTĐT “Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học”, với mong muốn xây dựng nên một 
tài liệu điện tử tích hợp đa phương tiện như: hình ảnh, mơ phỏng thí nghiệm, bài 
tập,… có tính tương tác sẽ  góp phần phát triển NL DHTN cho SV sư  phạm hóa 
học.


22
Về  phát triển NL và NL DHTN cho SV sư  phạm hóa học, đã có các 
cơng trình nghiên cứu về  bồi dưỡng và phát triển NL cho SV  sư phạm hóa học 
như  là:  TS. Cao Thị  Thặng đã có một số  nghiên cứu cụ  thể  về  phát triển   NL 
nghề  nghiệp cho SV sư phạm hóa học [73]. Nguyễn Thị  Hồng Gấm [29] đã đề 
xuất 4 biện pháp phát triển NL sáng tạo cho SV thơng qua DH phần Hóa vơ cơ và 
Lý luận ­ PPDH hóa học  ở  trường Cao đẳng Sư  phạm, đó là: (1) Vận dụng  
PPDH theo dự án để phát triển NL sáng tạo cho SV trong DH Hóa vơ cơ ở trường 
Cao đẳng Sư phạm; (2) u cầu SV thực hiện nhiệm vụ “Thiết kế giáo án theo 
hướng DH tích cực phù hợp với thực tế DH ở phổ thơng” trong học phần Lí luận 
PPDH hóa học II; (3) Sử dụng các bài tập Hóa vơ cơ đa dạng trong DH hóa vơ cơ 
và PPDH hóa học III; (4) Phát triển NL sáng tạo cho SV qua u cầu đề xuất giải 
pháp thay thế trong thí nghiệm thực hành hóa vơ cơ và Lí luận PPDH hóa học III.  
Đinh Thị Hồng Minh [48] đã đề xuất 4 biện pháp phát triển  NL độc lập sáng tạo 
của SV ngành kĩ thuật thơng qua dạy mơn Hóa học hữu cơ: (1) Sử dụng PPDH  
theo hợp đồng; (2) Sử  dụng PPDH theo dự  án; (3) Sử  dụng phương pháp dạy 
thực hành hố học theo Spickler; (4) Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy. Nhóm nghiên  
cứu của Đặng Thị Thuận An đã đề xuất khung NLDH tích hợp và các biện pháp 

để phát triển NLDH tích hợp cho SV sư phạm hóa học [3], [2]. Trong nghiên cứu 
của Thái Hồi Minh đã đề xuất khung NL và biện pháp phát triển NL ứng dụng 
cơng nghệ  thơng tin và truyền thơng trong DH cho SV  sư  phạm hóa học  [49]. 
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phan Đồng Châu Thủy đã đưa ra một số biện  
pháp để  phát triển NL sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong DH cho SV  
sư phạm hóa học [77]. Áp dụng PPDH vi mơ để rèn luyện KN nghề đã được một 
số tác giả quan tâm, điển hình như: Tác giả Nguyễn Thị Kim Ánh [4] đã áp dụng 
PPDH vi mơ kết hợp với một số thủ thuật DH để rèn KN DH hóa học cho SV  sư 
phạm hóa học thơng qua học phần Thí nghiệm thực hành PPDH hóa học và rèn 
luyện nghiệp vụ  sư phạm; Năm 2016, trong luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục 
“Phát triển NL DH cho SV ngành sư phạm hóa học thơng qua mơ hình nghiên cứu 


23
bài học”, tác giả  Nguyễn Mậu Đức [27] đã áp dụng DH vi mơ trong chu trình 
nghiên cứu bài học thơng qua học phần PPDH 2 để phát triển NL DH cho SV sư 
phạm hóa học; Phát triển NL vận dụng PPDH tích cực cho SV sư phạm hóa học 
được tác giả Kiều Phương Hảo [40] thực hiện qua 03 biện pháp, trong đó có biện  
pháp sử  dụng PPDH vi mơ kết hợp với phương pháp đóng vai trong học phần  
“Thực hành sư phạm” để phát triển NL vận dụng PPDH tích cực cho SV.
Như vậy, qua các cơng trình khoa học đã cơng bố cho thấy việc phát triển  
NL cho SV sư phạm hóa học, cũng như việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong DH  
đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về phát  
triển NL DHTN cho SV sư  phạm hóa học như  việc đề  xuất những biện pháp,  
khung NL DHTN của SV sư phạm hóa học vẫn cịn ít được quan tâm.
1.2. NĂNG LỰC, NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG 
LỰC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HĨA HỌC
1.2.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm NL có nguồn gốc tiếng La tinh “competenia” có nghĩa là gặp  
gỡ. Trong tiếng Anh có các từ có nghĩa NL như: Competence, Ability, Capability,  

Eficiency, Potentiality,… Tuy nhiên, thuật ngữ  được nhiều tác giả  sử  dụng phổ 
biến nhất hiện nay là Competence.
Trên thế giới, khái niệm NL có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.  
Denys Treblay  (2002) nhà Tâm lí học người Pháp quan niệm rằng: “NL là khả 
năng hành động, đạt được thành cơng và chứng minh sự  tiến bộ  nhờ  vào khả  
năng huy động vận dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải  
quyết các vấn đề của cuộc sống” [116].  Ở Hội nghị chun đề về những NL cơ 
bản của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), F.E.Weinert [ 114] đã đưa 
ra định nghĩa về NL: “NL được thể  hiện như  một hệ thống khả năng, sự  thành  
thạo hoặc những KN thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một  
mục đích cụ thể”. Theo Weinert (2001) định nghĩa: “NL là những khả  năng học  


24
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như  
sự sẵn sàng về  động cơ, xã hội và khả  năng vận dụng các cách giải quyết vấn  
đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [8].
Ở Việt Nam, phạm trù NL cũng được hiểu theo những cách khác nhau và 
mỗi cách hiểu có thuật ngữ tương ứng. Theo từ điển Tiếng Việt [64], “NL được  
hiểu là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hồn thành một  
hoạt động với chất lượng cao”. Theo Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn 
[79]: "NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những  
u cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hồn thành  
có kết quả  tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy". Trong chương trình giáo dục phổ 
thơng tổng thể  [17  ], NL đượ c cho là sự huy động tổng hợp các kiến thức,  KN 
và các thuộc tính cá nhân khác như  hứng thú, niềm tin, ý chí... để  thực hiện  
một loại cơng việc trong một bối cảnh nhất định.
Dù cách trình bày quan niệm về  NL khác nhau nhưng các định nghĩa này  
đều nhấn mạnh đến tính hiệu quả, thành cơng trong thực hiện một nhiệm vụ 
của cá nhân, trên cơ  sở  các kiến thức, KN và thái độ  của họ  đối với nhiệm vụ.  

Đặc điểm chung của các định nghĩa này đều thể  hiện được hai đặc trưng của  
NL, đó là NL được bộc lộ  qua hành động và đảm bảo hoạt động đó đạt hiệu 
quả, kết quả tốt.
Trong luận án này, NL được đề  cập là NL hành động hay NL thực hiện,  
được định nghĩa là “khả  năng hành động có hiệu quả  và có trách nhiệm các  
nhiệm vụ, cơng việc thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân dựa trên  
hiểu biết, KN, và thái độ (sự sẵn sàng hành động)” [8].
1.2.2. Cấu trúc năng lực
1.2.2.1. Tiếp cận cấu trúc của năng lực theo nguồn lực hợp thành
Một số tài liệu trong nước và nước ngồi đều hiểu NL là sự tích hợp của 
nhiều thành tố  như  kiến thức, KN, niềm tin, sự  sẵn sàng hoạt động… Có thể 
hiểu đó là hướng tiếp cận cấu trúc NL theo nguồn lực hợp thành. Theo Đỗ Ngọc 


25
Thống [75], chương trình giáo dục trung học của bang Qbec tuy khơng khẳng 
định kiến thức, KN, thái độ  là những yếu tố trực tiếp cấu thành NL, nhưng xem  
đó là những thành tố  của nguồn lực được sử  dụng để  tạo ra NL. Đặng Thành 
Hưng cho rằng NL gồm ba thành tố cơ  bản là tri thức, KN và hành vi biểu cảm 
(thái độ), trong đó “yếu tố  cốt lõi trong bất cứ  NL cụ thể nào đều là KN (hoặc 
những KN). Những thứ  khác trong NL như  tri thức, thái độ, tình cảm, tâm vận  
động, sức khỏe… cũng rất quan trọng, song thiếu KN thì chúng trở  nên kém giá  
trị mặc dù khơng phải hồn tồn vơ dụng” [44]. Đề  tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 
2011 của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do Lương Việt Thái làm chủ nhiệm 
và nhóm cộng sự [72] cũng khẳng định: “NL được cấu thành từ  những bộ  phận 
cơ bản: (1) Tri thức về lĩnh vực hoạt động hay quan hệ nào đó; (2) KN tiến hành  
hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; (3) Những điều kiện tâm lí 
để tổ chức và thực hiện tri thức, KN đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một  
định hướng rõ ràng, chẳng hạn ý chí – động cơ, tình cảm – thái độ đối với nhiệm 
vụ, hoặc nói chung là tính tích cực trí tuệ, tính tích cực giao tiếp, tính tích cực  

học tập…”. Tác giả  Hồng Hịa Bình [12] đã tiếp cận cấu trúc NL dựa trên hai 
bình diện: nguồn lực hợp thành và NL bộ phận. Cấu trúc NL theo nguồn lực hợp 
phần gồm (1) cấu trúc bề  mặt (đầu vào) bao gồm kiến thức, KN, thái độ  và (2) 
cấu trúc bề sâu (đầu ra). Ở đây tác giả nhấn mạnh “một chương trình phát triển  
NL phải nhằm hình thành, phát triển và kiểm sốt được, đo lường được các chỉ 
số đầu ra”.
1.2.2.2. Tiếp cận cấu trúc của năng lực theo năng lực bộ phận
Theo cách tiếp cận khác, tác giả  Nguyễn Thị  Lan Phương [67] quan niệm 
cấu trúc NL được cấu thành bởi ba thành phần chính theo cấu trúc thứ bậc (1) NL 
hợp phần (components of competency) cấu thành nên NL, (2) thành tố (element) là 
các NL hoặc KN bộ phận tạo nên mỗi hợp phần và (3) hành vi ( behaviour) là bộ 
phận được chia tách từ mỗi thành tố. Các NL bộ phận (hợp phần, thành tố, hành  
vi) có thể đồng cấp, bổ sung cho nhau. Có thể thấy đây là cách phân giải cấu trúc 


×