Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá mức độ hiểu biết về dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.67 KB, 8 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ DINH DƯỠNG VÀ
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Trần Thanh Mân1; Nguyễn Ngọc Châu2; Võ Duy Ân3; Nguyễn Văn Chương4
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 về dinh dưỡng và kiểm
soát đường máu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 205 BN
đang điều trị tại Bệnh viện 175 được khảo sát bằng trắc nghiệm BDK gồm 23 câu hỏi.
Từ tháng 01/2019 đến tháng 04/2020.
Kết quả: Bệnh nhân trả lời đúng được từ 3 – 21/23 câu, trong đó câu 13 trả lời
đúng với tỉ lệ cao nhất 98,5%. Câu số 4 trả lời sai 100%. Bệnh nhân trả lời đúng đồng
thời 14 câu chiếm tỉ lệ cao nhất 12,7%; được 3 câu chiếm tỉ lệ thấp nhất 0,5%. Tỉ lệ bệnh
nhân trả lời đúng số câu hỏi trung bình là 56,7% (13% - 91,3%). Mức hiểu biết rất kém,
kém, tốt và rất tốt lần lượt là 1,5%; 39,5%; 40%; 19%.
Kết luận: Mức độ hiểu biết hiểu biết đúng của BN về bệnh ĐTĐ với tỉ lệ khác
nhau, mức hiểu biết kém còn chiếm tỉ lệ cao.
Từ khoá: Đái tháo đường týp 2, hiểu biết bệnh đái tháo đường, BDK.
EVELUETING OF COGNITIVE LEVEL ABOUT NUTRITION AND
BLOOD GLUCOSE CONTROL IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES
ABSTRACT

Objective: To investigate the current knowledge about some aspects related to
type 2 diabetes mellitus by Brief Diabetes Knowledge test (BDK).
Subjects anh methods: A cross-sectional descriptive study was performed on 205
Bệnh viện Đa khoa Cần Giuộc; 2 Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
3
Học viện Quân y; 4 Phân hiệu phía Nam/ Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thanh Mân ()


Ngày nhận bài: 28/9/2020, ngày phản biện: 05/10/2020. Ngày bài báo được đăng: 30/12/2020
1

55


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020

diabetes patients was treated in 175 Military Hospital was investigate the knowledge
about disease by BDK includes 23 items. From January 2019 to April 2020.
Results: The patients have right answer from 3 to 18/23 questionnaires which of
question number 13 have highest proportion of answer (98.5%); number 4 have wrong
100%. The patients have right answer of total 14 questions have highest proportion
(98.5%), total 3 question has lowest proportion (0,5%). The rate of patients who correctly
answered the average number of questions is 56.7% (13% - 91.3%). The level of very
bad knowledge, bad knowledge, good and very good knowledge were 1.5%; 39.5%;
40%; 19%, respectively.
Conclusion: The patients of type 2 diabetes mellitus have right knowledge of
disease was a difference, the bad knowledge also accounted for a high percentage.
Keywords: Type 2 diabetes mellitus, diabetes knowledge, BDK
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với người bệnh đái tháo đường
cần biến q trình điều trị thành tự điều trị.
Việc kiểm sốt cộng đồng cũng như giáo
dục, tuyên truyền cho người bệnh hiểu biết
đúng về tình trạng bệnh tật, biết tự mình
chăm sóc, điều trị, dự phịng và ngăn ngừa
biến chứng [1]. Kết quả điều trị BN ĐTĐ
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có
sự hiểu biết và tuân thủ điều trị của BN.

Bệnh nhân có mức độ hiểu biết tốt tham
gia tích cực vào q trình đều trị đó là tuân
thủ điều trị và các hành vi đúng về tự chăm
sóc giúp cho q trình điều trị đạt hiệu quả
cao. Tuy vậy hiện nay đa số BN đều có
mức độ hiểu biết còn hạn chế, chưa tương
xứng so với nhu cầu, chính vì vậy phần
nào ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bộ câu hỏi BDK do Hiệp hội đái
tháo đường Mỹ phê duyệt bộ câu hỏi gồm
23 câu, đảm bảo tính thống nhất trong
những tiêu chí tự xử lý trong bệnh đái tháo
đường và đơn giản, dễ hiểu giúp người
56

bệnh khơng gặp khó khăn khi sử dụng bộ
câu hỏi này được sử dụng rộng rãi bởi các
hiệp hội và các nhà nghiên cứu trên toàn
thế giới. Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu:
“Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 về dinh dưỡng và kiểm soát đường
máu bằng trắc nghiệm BKD của Hội ĐTĐ
Mỹ ở BN đang điều trị tại bệnh viện Quân
y 175”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 205 BN
ĐTĐ týp 2 đang điều trị nội trú tại Bệnh
viện Quân Y 175/ Bộ Quốc Phòng. Từ

tháng 01/2019 đến tháng 4/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Được chẩn đoán xác định ĐTĐ
týp 2 hoặc đang điều trị.
- Có đầy đủ hồ sơ, bệnh án theo
yêu cầu của nghiên cứu


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đái tháo đường týp1 và đái tháo
đường thai kỳ hoặc có nguyên nhân.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu,
mô tả cắt ngang.
- Nội dung nghiên cứu:

- Đang có bệnh cấp tính, hoặc có
biến chứng nặng.

+ Khai thác bệnh sử; khám lâm
sàng; làm xét nghiệm thường quy.

- Bệnh nhân có rối loạn nhận thức,
lú lẫn, sa sút trí tuệ, Alzheimer.

+ Khảo sát hiểu biết theo bộ câu

hỏi BKD.

- Bệnh nhân trầm cảm, tiền sử mắc
bệnh tâm thần hoặc những khiếm khuyết
về trí tuệ, rất khó khăn khi tiếp xúc, trao
đổi thơng tin.

+ Chẩn đoán ĐTĐ theo ADA
2019; Chẩn đoán týp theo WHO-2011.

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Xử lý số liệu theo các thuật toán
thống kê sử dụng trong Y sinh học, bằng
phần mềm SPSS 26.0.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi
(năm)
≤ 40
41 - 50
51 - 60
61 - 70
≥ 71
Trung bình

p

Chung (n=205)

n
%
6
2,9
13
6,3
44
21,5
78
38,0
64
31,3
64,9±11,6

Nam (n=107)
n
%
4
3,7
11
10,3
24
22,4
43
40,2
25
23,4
62,4±11,9

<0,01


Nữ (n=98)
n
%
2
2,0
2
2,0
20
20,4
35
35,7
39
39,8
67,6±10,6

Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 64,9±11,6 (năm). Trong
đó nam giới thấp hơn nữ giới có ý nghĩa với 62,4±11,9 so với 67,6±10,6; p<0,01. Độ
tuổi 61 – 70 chiếm tỉ lệ cao nhất với 38%; ở nam giới là 40,2% và ở nữ giới là 35,7%.
Bảng 2. Số năm phát hiện bệnh đái tháo đường
Số năm phát hiện
Mới phát hiện
< 5 năm
5 - 10 năm
> 10 năm
Trung bình (năm)

Số lượng (n=205)
5
15

77
108
11,6±5,7; lớn nhất 25; nhỏ nhất mới phát hiện

Tỉ lệ (%)
2,4
7,3
37,6
52,7

57


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020

Nhận xét: Có 05 trường hợp đái tháo đường mới phát hiện 2,4%. Tỉ lệ ĐTĐ týp
2 trên 10 năm chiến hơn một nửa với 52,7%. Trung bình thời gian bệnh 11,6 năm.
Bảng 3. Kết quả trả lời 23 câu hỏi
Câu hỏi

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10

Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
Câu 23

Kết quả trả lời (n=205)
Đúng
Sai
n
%
n
%
142
69,3
63
30,7
116
56,6
89
43,4
159

46
22,4
77,6
0
0
205
100
55
26,8
24
11,7
117
57,1
86
42,0
175
85,4
30
14,6
168
82,0
35
17,1
135
65,9
70
34,1
138
67,3
67

32,7
112
54,6
93
45,4
184
89,8
15
7,3
202
98,5
1
0,5
129
62,9
58
28,3
48
23,4
35
17,1
91
44,1
114
55,6
50
24,4
24
11,7
2

1,0
116
56,6
199
97,1
6
2,9
118
57,6
85
41,5
126
61,5
4
2,0
69
33,7
136
66,3
142
69,3
63
30,7

Bỏ trống
n
%
0
0
0

0
0
0
0
126
2
0
2
0
0
0
6
2
18
122
0
131
87
0
2
75
0
0

Nhận xét: Câu 13 tỉ lệ trả lời đúng chiếm cao nhất với 98,5%.

58

0
61,5

1,0
0
1,0
0
0
0
2,9
1,0
8,8
59,5
0
63,9
42,4
0
1,0
36,6
0
0


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bảng 4. Phân bố số lượng câu trả lời trên một bệnh nhân
Số lượng câu trả lời
trên một bệnh nhân
0
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

n
1
2
3
14
13
11
18
22
16
12
26

11
10
7
9
6
13
11

Số lượng câu trả lời (n=205)
Đúng
Sai
Bỏ trống
%
n
%
n
%
58
28,3
18
8,8
11
5,4
21
10,2
0,5
16
7,8
23
11,2

17
8,3
11
5,4
1,0
19
9,3
55
26,8
1,5
19
9,3
8
3,9
6,8
28
13,7
11
5,4
6,3
31
15,1
5,4
20
9,8
8,8
18
8,8
10,7
10

4,9
7,8
11
5,4
5,9
1
0,5
12,7
2
1,0
5,4
1
0,5
4,9
1
0,5
3,4
4,4
2,9
6,3
5,4
-

Nhận xét: Tỉ lệ trả lời đúng 14 câu cao nhất với 12,7%. 0,5% đúng 3 câu.
Bảng 5. Trung bình tỉ lệ trả lời các câu hỏi ở đối tượng nghiên cứu
Tỉ lệ trả lời đúng
Tỉ lệ trả lời sai
Tỉ lệ không trả lời

TB

56,7
31,0
12,1

ĐLC
18,5
12,7
10,0

Nhỏ nhất
13,0
8,7
0

Lớn nhất
91,3
69,6
30,4

Nhận xét: Tỉ lệ trả lời đúng trung bình của đối tượng nghiên cứu là 56,7%; thấp
nhất 13% cao nhất 91,3%.
59


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020

Bảng 6. Đánh giá kiến thức hiểu biết của bệnh nhân dựa trên tỉ lệ số câu trả lời
đúng trong tổng số 23 câu trên mỗi bệnh nhân
Kiến thức hiểu biết về bệnh ĐTĐ (n=205)
Rất kém (< 25%)

Kém (25 - 50%)
Tốt (51 - 75%)
Rất tốt (> 75%)
Nhận xét: Kiến thức hiểu biết của
bệnh nhân về bệnh ĐTĐ ở mức tốt chiếm
tỉ lệ 40%. Ở mức rất tốt chiếm tỉ lệ 19%.
Có 1,5% kiến thức hiểu biết ở mức rất kém
và 39,5% ở mức kém.
4. BÀN LUẬN
Tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu là 64,9±11,6 (năm). Trong đó
nam giới thấp hơn nữ giới có ý nghĩa với
62,4±11,9 so với 67,6±10,6; p<0,01. Độ
tuổi 61 – 70 chiếm tỉ lệ cao nhất với 38%;
ở nam giới là 40,2% và ở nữ giới là 35,7%.
Có 05 trường hợp đái tháo đường mới phát
hiện 2,4%. Tỉ lệ ĐTĐ týp 2 trên 10 năm
chiến hơn một nửa với 52,7%. Trung bình
thời gian bệnh 11,6 năm.
Trong 23 câu hỏi thì câu hỏi 13
về biến chứng thần kinh lại có tỉ lệ trả lời
đúng cao nhất với 98,5%. Có lẽ do bệnh
nhân quan tâm nhiều đến các biến chứng
thần kinh và nhất là biến chứng bàn chân
do đái tháo đường. Phần lớn bệnh nhân trả
lời đúng > 50% ở các câu hỏi. Nhưng cũng
có tới gần 1/3 số câu hỏi có tỉ lệ trả lời
đúng < 50% đó là các câu 4, 5, 15, 16, 17,
18 và 22. Cá biệt câu số 4 về các loại thực
phẩm chế biến sẵn ảnh hưởng lên nồng

độ glucose máu, đưa ra để BN lựa chọn
60

Số lượng
3
81
82
39

Tỉ lệ (%)
1,5
39,5
40,0
19,0

thì khơng có BN nào trả lời đúng 100%
trả lời sai. Có lẽ đối với người Việt Nam
nói chung và BN ĐTĐ nói riêng thì các ký
hiệu trên bao bì sản phẩm chưa được nhiều
người để ý, chưa được nhiều người bệnh
nhất lại là câu trả lời đưa ra dưới dạng calo
trên 1 hộp để lựa chọn. Có thể đây là một
câu hỏi khơng khó và phổ biến cho người
tiêu dùng cũng như BN ĐTĐ ở các nước
phát triển, việc mua bán chủ yếu tại các
siêu thị chuẩn mực và trình độ dân trí cao.
Chính vì vậy tỷ lệ trả lời thấp nhất thuộc
về câu hỏi số 4 cũng là phù họp, dễ hiểu.
Tương tự câu 18 về sử dụng insulin cũng
chỉ có tỉ lệ trả lời đúng cũng chỉ có 1%.

Như vậy có thể thấy BN cần phải được
giáo dục về các loại thực phẩm dành cho
người ĐTĐ cũng như việc sử dụng thuốc
điều trị đặc biệt là insulin. Với tiêu chí là
biến quá trình điều trị ĐTĐ thành quá trình
tự điều trị. Khuyến khích bệnh nhân phải
tích cực chủ động tham gia vào q trình
điều trị, thơng qua các buổi tư vấn, sinh
hoạt các câu lạc bộ dành cho người bệnh
ĐTĐ. Nguyễn Thị Minh cho biết BN trả
lời đúng từ 1-18/23 câu trong đó câu số 9
với tỉ lệ trả lời đúng cao nhất 83,6%; câu
số 4 tỉ lệ trả lời đúng thấp nhất 4,2%. Bệnh
nhân trả lời đúng đồng thời 12 câu chiếm


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

tỷ lệ cao nhất, 1 câu chiếm tỉ lệ thấp nhất
14,6% so với 0,3% [2].
Phân tích số lượng câu trả lời trên
một bệnh nhân trong tổng số 23 câu chúng
tôi ghi nhận trả lời đúng thấp nhất 03 câu
có 01 trường hợp chiếm 0,5%. Những đối
tượng cịn lại có tỉ lệ trả lời đúng dao động
từ 05 câu đến 21 câu khơng có trường hợp
nào trả lời được 22 câu trở lên. Trả lời sai
nhiều nhất là 16 câu có 01 trường hợp
chiếm 0,5%. Bỏ trống khơng trả lời nhiều
nhất có 55 trường hợp với 05 câu bỏ trống

chiếm 26,8%. Số câu bỏ trống nhiều nhất
là 11 câu chiếm 5,4% đối tượng nghiên
cứu. Chỉ có 58 trường hợp không bỏ trống
chiếm tỉ lệ 28,3%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
khơng có trường hợp nào trả lời đúng
100%. Tỉ lệ trả lời đúng trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 56,7%; thấp nhất
13% cao nhất 91,3%. Tỉ lệ trả lời sai trung
bình của đối tượng nghiên cứu là 31%. Tỉ
lệ không trả lời (bỏ trống) của đối tượng
nghiên cứu là 12,1%. Bước đầu chúng
tôi đánh giá mức độ hiểu biết của bệnh
nhân về bệnh ĐTĐ ở các cấp độ sau: Có
1,5% kiến thức hiểu biết ở mức rất kém và
39,5% ở mức kém. Kiến thức hiểu biết của
bệnh nhân về bệnh ĐTĐ ở mức tốt chiếm
tỉ lệ 40%. Ở mức rất tốt chiếm tỉ lệ 19%.
Nếu chỉ tính riêng mức tốt và rất tốt thì tỉ
lệ này chiếm 59% còn lại ở mức hiểu biết
kém và rất kém 41%. Nguyễn Thị Minh
chia trả lời đúng theo các mức độ < 25%;
25 – 50%; 51 – 75% và > 75% kết quả
lần lượt là 3,6%; 49,4%; 46,4% và 0,6%

[3]. Zowgar nghiên cứu trên 942 BN ĐTĐ
với điểm số câu trả lời đúng (DKT2) trung
bình là 13,3 ± 3,2 (57,8% ± 13,3%). Phần
lớn bệnh nhân (66,1%) có kiến thức về
bệnh ĐTĐ trung bình trong khi 29,2% có

kiến thức thấp và 4,7% có kiến thức cao
[4]. Kaniz cho biết tỷ lệ mức độ hiểu biết
kém, trung bình và kiến ​​thức tốt lần lượt
là 17%, 68% và 15%. Các giá trị tương
ứng cho điểm thái độ lần lượt là 23%, 67%
và 10% [5]. Nghiên cứu của Almalki cho
biết tỉ lệ trung bình của các câu hỏi kiến
thức được trả lời đúng là 48,26%; 44,3%
khơng biết HbA1c là gì. Tác giả kết luận
phần lớn (78,4%) bệnh nhân có kiến thức
kém về bệnh ĐTĐ [6]. Theo Gillani 2,3%
số người được hỏi khơng có kiến ​​thức về
bệnh, 11,3% cho điểm 9 và 47,4% cho
điểm 6 (điểm nhận thức cho từ 0-9) [7].
Al-Aboudi điểm trung bình của kiểm tra
kiến thức bệnh ĐTĐ là 8,96 ± 2,1 và điểm
trung bình là 9,00. Trong đó14,7% có kiến
thức kém; 72% có kiến thức vừa phải và
chỉ có 13,3% có kiến thức tốt [8]. Theo
Dawson sử dụng thang đo BDK cho độ tin
cậy cao trong đánh giá mức độ hiểu biết
của người bệnh với hệ số α=0,75 [9].
5. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên 205
BN chúng tôi bước đầu có kết luận sau:
- Số câu trả lời đúng dao động từ
3/23 đến 21/23 câu. Câu 13 có tỉ lệ trả lời
đúng cao nhất với 98,5%. Câu hỏi số 4 trả
lời sai 100%; câu hỏi số 18 trả lời đúng
1%.

61


TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 24 - 12/2020

- Trả lời đúng đồng thời 14 câu
chiếm tỉ lệ cao nhất 12,7%. Đúng 3 câu
chiếm 0,5%.
- Tỉ lệ trả lời đúng trung bình là
56,7%; thấp nhất 13% cao nhất 91,3%.
- Mức hiểu biết rất kém 1,5%;
kém 39,5%; tốt 40%; rất tốt 19%.

5. Fatema Kaniz, Hossain Sharmin, Natasha Khurshid, et al (2017),
“Knowledge attitude and practice regarding diabetes mellitus among Nondiabetic
and diabetic study participants in Bangladesh”, BMC Public Health, 17:364.

1. Tạ Văn Bình (2017), “Đái tháo
đường: Đại dịch tồn cầu thế kỷ 21 &
những con số đáng báo động”, Tạp chí Đái
tháo đường, tr.11.

6. Almalkia Turki M., Almalkia
Naif R., Balbaid Khalid, et al (2017), “Assessment of Diabetes Knowledge Using
the Michigan Brief Diabetes Knowledge
Test Among Patients with Type 2 Diabetes Mellitus”, J Endocrinol Metab, 7, (6):
185-189.

2. Nguyễn Thị Minh, Hoàng
Trung Vinh, Phạm Quốc Toản (2019),

“Thực trạng hiểu biết về một số khía cạnh
liên quan đến bệnh ở bệnh nhân đái tháo
đường typ 2”, Tạp chí Nội tiết & Đái tháo
đường, 33: 174-179.

7. Gillani Ali H., Islam Fakir M. A,
Hayat K., et al (2018), “Knowledge, Attitudes and Practices Regarding Diabetes in
the General Population: A Cross-Sectional
Study from Pakistan”, Int. J. Environ. Res.
Public Health, 15: 1906.

3. Nguyễn Thị Minh, Hoàng Trung
Vinh, Phạm Quốc Toản (2019), “Liên
quan giữa hiểu biết của bệnh nhân đái tháo
đường typ 2 với một số thơng số”, Tạp chí
Nội tiết & Đái tháo đường, 33: 143-150.

8. Al-Aboudi Ibrahim Suliman,
Hassali MA., Shafie AA., (2016), “Knowledge, attitudes, and quality of life of type 2
diabetes patients in Riyadh, Saudi Arabia”,
J Pharm Bioallied Sci, 8, (3): 195–202.

4. Zowgar Asim M., Siddiqui Muhammad I., Alattas Khalid M., (2018),
“Level of diabetes knowledge among
adult patients with diabetes using diabetes knowledge test”, Saudi Med J., 39, (2):
161-168.

9. Dawson Aprill Z., Walker,
Egede Leonard E. Rebekah J. (2017),
“Between Diabetes Knowledge Scales and

Diabetes Outcomes”, The Diabetes EDUCATOR, XX, X: 1-7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62



×