Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tài liệu BÀI GIẢNG: THỐNG KÊ KINH DOANH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.24 KB, 97 trang )

BÀI GIẢNG
THỐNG KÊ KINH DOANH
1
Bài mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
CỦA THỐNG KÊ KINH DOANH
1. Đối tượng của thống kê kinh doanh
Thống kê kinh doanh ra đời và phát triển theo sự phát triển của quá
trình sản xuất và phân công lao động xã hội. Trong các chế độ phong kiến
và chiếm hữu nô lệ, thống kê kinh doanh mới chỉ tiến hành hạch toán các
chỉ tiêu hiện vật, rất đơn giản. Thống kê kinh doanh phát triển nhanh, phong
phú cả về quy mô tổ chức cũng như về phương pháp luận và hệ thống các chỉ
tiêu kinh tế trong nền kinh tế thị trường của các nước đã hoặc đang phát triển.
Ngày nay, hạch toán thống kê theo cơ chế thị trường phát triển đa
dạng, thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp, từng
tế bào kinh tế, cả những hoạt động sản xuất để tạo ra của cải mang hình thái
vật chất và cả những dịch vụ không mang hình thái vật chất, từ kết quả lao
động trực tiếp của con người trong từng cơ sở đến kết quả chung của một
doanh nghiệp, một ngành...
Đối tượng nghiên cứu của thống kê kinh doanh là mặt lượng trong sự
liên hệ mật thiết với mặt chất của số lớn của hiện kinh tế - xã hội diễn ra
trong quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Đặc trưng cơ bản của thống kê kinh doanh là nghiên cứu mặt lượng.
Song, mặt lượng và mặt chất của các hiện tượng kinh tế không thể tách rời
nhau. Muốn lượng hoá chính xác các phạm trù, các chỉ tiêu kinh tế xã hội
cần phải hiểu rõ bản chất và tính quy luật sự phát triển của chúng. Không
2
hiểu được bản chất của tiền lương, giá thành... thì không thể hạch toán đúng
được tổng quỹ lương, tổng giá thành của từng tác nhân và toàn bộ nền kinh
tế. Đến lượt nó, kết quả tính toán được từ thống kê sẽ là nguồn tài liệu


đáng tin cậy để luận chứng trên thực tế toàn bộ giá trị lao động sống và lao
động vật hoá các doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất hàng hoá dịch vụ trong
kỳ nghiên cứu.
Đáng chú ý là thống kê kinh doanh phải nghiên cứu các hiện tượng số
lớn các hiện tượng để loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên; nhằm
vạch rõ bản chất, tính quy luật của các phạm trù, các chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh và dịch vụ. Tuy vậy, trong một chừng mực nào đó, nó không loại trừ
việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt có ảnh hưởng tốt (hoặc không tốt) đến
quá trình tái sản xuất trong từng thời kỳ nhất định.
Các tế bào kinh tế vừa là đối tượng phục vụ, vừa là phạm vi nghiên
cứu cụ thể của thống kê kinh doanh. Do vậy, các tài liệu thu nhập được phải
chứa đựng một nội dung kinh tế - tài chính... thông qua kết quả hoạt động
sản xuất của từng doanh nghiệp theo thời gian, không gian và phải gắn liền
với các đơn vị tính toán phù hợp.
2. Thống kê kinh doanh trong hệ thống thông tin kinh tế.
Thông tin là những thông báo, tin tức có thể được truyền đạt, được
bảo quản và được xử lý, là thuộc tính đặc biệt của vật chất.
Trong vận hành của hệ thống thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp,
người ta phân biệt ra các loại thông tin như sau:
- Thông tin quyết định (tức là thông tin chỉ huy): Quyết định được ban
hành sẽ chuyển xuống hệ thống thông tin để nhân bản, cụ thể hoá thành
nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận tương xứng. Xét trên giác độ quản lý, đó là
kết quả lao động của các nhà lãnh đạo ra quyết định trên cơ sở thông tin đã
xử lý.
3
- Thông tin thu nhập: đây là nguồn thông tin ban đầu quan trọng
nhất, gồm các thông tin ngược, được ghi chép, quan sát trực tiếp từ các
nghiệp vụ kinh tế - kỹ thuật phát sinh. Thống kê kinh doanh sử dụng loại
thông tin này bằng việc cung cấp thông tin về hiện tượng kinh tế, tài chính
diễn ra ở các doanh nghiệp sản xuất (hình thức của nó được biểu hiện dưới

các loại sổ sách chứng từ) và được biểu hiện ở ba loại hình: thông tin hạch
toán nghiệp vụ, thông tin hạch toán thống kê, thông tin hạch toán kế toán.
- Thông tin đã xử lý: Là những thông tin đã được xử lý qua các cán
bộ của hệ thống thông tin hoặc qua các phương tiện kỹ thuật, tin học...
nhằm làm giàu, cô đọng, tổng hợp, lọc thông tin để cung cấp cho cán bộ
lãnh đạo xem xét trước khi ra quyết định.
Các thông tin phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp luôn đòi
hỏi tăng thêm tính có ích, tăng độ xác định và giảm độ bất ổn.
Đối với các dữ liệu thống kê, muốn tăng thêm tính có ích, tăng độ xác
định và giảm độ bất ổn định thì phải đảm bảo ba yêu cầu là chính xác, kịp
thời và toàn diện.
3. Nhiệm vụ và nội dung của thống kê kinh doanh.
3.1. Nhiệm vụ
Thống kê kinh doanh phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu, phương pháp
tính toán phù hợp và tổ chức tốt hệ thống thôn tin kinh tế nội bộ, nhằm
phục vụ trực tiếp cho qúa trình quản lý sản xuất - kinh doanh của lãnh đạo
các cơ sở sản xuất và toàn ngành kinh tế.
Mỗi nhóm chỉ tiêu tính toán phải nêu rõ được từng mặt, từng khâu,
từng yếu tố của quá trình tái sản xuất.
+ Nhóm nguồn lực phản ánh các điều kiện của quá trình tái sản xuất
thông qua các chỉ tiêu số lượng, cơ cấu, sự biến động.... thuộc đầu vào của
hệ thống kinh tế như đất đai, lao động, máy móc thiết bị, vật tư, vốn, tiến
bộ kỹ thuật, sử dụng công cụ lao động và đối tượng lao động...
4
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất bao gồm: giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị hàng hoá sản xuất, giá trị thành phẩm, giá
trị các hoạt động dịch vụ...
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh như hiệu quả
sử dụng lao động sống, hiệu quả dùng vốn, lợi nhuận, doanh thu, lợi thức
tiền vay...

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sản xuất -
kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp theo thời gian và không gian. Dự đoán
các chu kỳ kinh doanh, dự báo tình hình phát triển sản xuất trong tương lai...
3.2. Nội dung:
Thống kê doanh nghiệp bao gồm những nội dung:
- Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp
- Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
- Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
- Thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
- Thống kê tài chính của doanh nghiệp.
5
CHƯƠNG I
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê sản lượng sản phẩm trong
doanh nghiệp.
1.1. Ý nghĩa
Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp công
nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu thống kê sản phẩm. Nó là cơ sở để
phân tích tất cả các mặt hoạt động khác trong doanh nghiệp như thống kê
năng suất lao động, thống kê tiền lương, thống kê giá thành...
1.2. Nhiệm vụ.
- Xác định nội dung kinh tế và phương pháp tính toán các chỉ tiêu
thống kê sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản phẩm.
- Nghiên cứu biến động chỉ tiêu sản phẩm.
- Nghiên cứu tình hình biến động chất lượng sản phẩm.
2. Các chỉ tiêu sản phẩm trong doanh nghiệp.
2.1. Phương pháp tính các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm.

2.1.1. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật.
*Chỉ tiêu nửa thành phẩm
Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất đã qua chế biến
ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở giai
đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.
Nửa thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể bán ra ngoài
phạm vi doanh nghiệp thì được coi là thành phẩm (sản phẩm hoàn thành).
Nửa thành phẩm còn có thể được tiếp tục chế biến ở các giai đoạn
công nghệ tiếp theo đeer trở thành thành phẩm.
*Chỉ tiêu thành phẩm.
6
Thành phẩm là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các công
đoạn trong quá trình công nghệ cần thiết trong quy trình và đã qua kiểm tra
đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Chỉ tiêu thành phẩm tính theo phương pháp cộng dồn kết quả từng
ngày, từng tháng... Nguồn số liệu dựa theo các Phiếu nhập kho thành phẩm
hoặc Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu nhập kho sản phẩm.
2.1.2. Chỉ tiêu sản phẩm tính theo hiện vật quy ước.
Chỉ tiêu này phản ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản
phẩm cùng tên nhưng khác nhau về quy cách, mức độ, phẩm chất.
Công thức:
Lượng sản phẩm
quy ước
= Σ (
Lượng sản phẩm
hiện vật
x Hệ số tính đổi)
Hệ số tính đổi được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị, giá trị sử
dụng, lao động hao phí để sản xuất... và được tính:
H = Đặc tính của sản phẩm cần đưa về quy ước

Đặc tính của sản phẩm quy ước
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp sản xuất nước chấm có số liệu sau:
Thứ hạng sản phẩm
và tiêu chuẩn chất lượng
Đơn vị tính Số lượng
Nước chấm loại I (15% độ đạm) 1000 lít 1140
Nước chấm loại II (15% độ đạm) 1000 lít 300
Như vậy nếu quy đổi sản phẩm loại II về loại I thì ta có hệ số tính đổi.
+ Của loại I là H1 = 1
+ Của loại II là: H2 = 10/15
Tổng số sản phẩm của cả doanh nghiệp tính theo sản phẩmloại I là:
1.140 x 1 + 300 x (10 /15) = 1340 (1000 lít)
2.1.3. Chỉ tiêu sản phẩm tính bằng giá trị.
7
Biểu hiện khối lượng sản phẩm sản xuất bằng đơn vị tiền tệ. Chỉ tiêu
này có thể tính toán theo hai loại giá là giá thực tế năm báo cáo (giá hiện
hành) và giá so sánh (giá năm gốc, giá cố định).
2.2. Các chỉ tiêu sản lượng sản phẩm chủ yếu.
2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (GO)
a. Khái niệm
Giá trị sản xuất công nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật
chất và dịch vụ hữu ích do lao động công nghiệp của doanh nghiệp làm ra trong
một thời kỳ (thường là một năm).
b. Nguyên tắc tính.
- Tính cho các đơn vị là các doanh nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập.
- Tính kết quả hoạt động của sản xuất công nghiệp.
- Tính theo phương pháp công xưởng (nghĩa là lấy kết quả cuối cùng
của hoạt động sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp), tránh tình trạng tính
trùng trong nội bộ doanh nghiệp trừ một số trường hợp có quy định đặc
biệt.

- Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì chỉ được tính cho
thời kỳ đó.
c. Nội dung của giá trị sản xuất
+ Giá trị sản xuất theo giá so sánh (giá cố định) gồm các yếu tố:
- Giá trị thành phẩm (không phân biệt sản xuất bằng nguyên vật liệu
của doanh nghiệp hay của khách hàng đem đến);
- Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài;
- Giá trị phế phẩm, phế liệu thu hồi đã tiêu thụ;
- Giá trị cho thuê máy móc, thiết bị và nhà xưởng trong dây chuyền
sản xuất của doanh nghiệp;
- Chênh lệch giá trị sản phẩm trung gian (nửa thành phẩm, sản phẩm
dở dang), công cụ, mô hình tự chế;
8
- Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt.
Ví dụ:
+ Ngành điện được tính thêm phần điện sản xuất và tự dùng trong nội bộ
doanh nghiệp.
+ Ngành than được tính thêm phần than dùng chạy máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải trong dây chuyền khai thác than.
+ Ngành sản xuất giấy được tính trùng số bột giấy tự sản xuất ra dùng để
sản xuất giấy.
+ Giá trị sản xuất theo giá hiện hành được tính bằng tổng các yếu số sau:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm (chính, phụ và nửa thành phẩm),
không phân biệt do lao động của doanh nghiệp làm ra hay thuê gia công bên
ngoài;
- Doanh thu từ hợp đồng chế biến sản phẩm cho khách hàng;
- Thu nhập từ hàng hoá mua vào, bán ra không qua chế biến;
- Doanh thu từ bán phế liệu, phế phẩm;
- Doanh thu cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị trong dây chuyền
sản xuất của doanh nghiệp;

- Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩm trung gian,
công cụ, mô hình tự chế.
- Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của thành phẩm tồn kho;
- Chênh lệch giá trị giữa cuối kỳ và đầu kỳ của hàng gửi bán chưa thu
được tiền về.
Kết quả tính toán giá trị sản xuất theo hai cách trên có thể không khớp
nhau là do các nguyên nhân: một là, mỗi cách sử dụng nguồn số liệu riêng;
hai là, nếu tính theo giá hiện hành (tức là ở giác độ tiêu thụ) thì có nhiều
khoản thu hơn; ba là, cách tính sử dụng các loại giá khác nhau.
2.2.2. Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất (GTSLHHSX)
9
Chỉ tiêu GTSLHHSX gồm toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hoá mà
doanh nghiệp đã sản xuất, có thể đưa ra trao đổi trên thị trường, bao gồm:
- Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp;
- Giá trị chế biến sản phẩm vật chất hoàn thành bằng nguyên vật liệu của
người đặt hàng;
- Giá trị thành phẩm đơn vị khác gia công thuê nhưng vật tư do doanh
nghiệp cung cấp;
- Giá trị phế phẩm, phế liệu đã thu hồi chuẩn bị tán ra hay tận dụng;
- Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoài;
Xét theo nội dung kinh tế, GTHHSX khác với giá trị sản xuất ở chỗ
chỉ tính giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ đã hoàn thành đưa ra trao
đổi trên thị trường, không tính các sản phẩm chưa hoàn thành hoặc các sản
phẩm tự sản xuất, tự tiêu dùng.
Chỉ tiêu GTHHSX dùng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ báo cáo và là cơ sở để lập các kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
* Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện (tổng doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ công nghiệp).
Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện là tổng giá trị các mặt hàng sản

phẩm và dịch vụ công nghiệp của doanh nghiệp đã tiêu thụ và thanh toán
trong kỳ.
Chỉ tiêu này tính theo giá hiện hành bao gồm:
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã tiêu thụ ngay
trong kỳ báo cáo.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành trong kỳ trước, tiêu thụ
trong kỳ báo cáo.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho người
mua trong các kỳ trước và được thanh toán trong kỳ báo cáo.
10
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu:
Giá trị hàng hoá
thực hiện
=
Giá trị
sản xuất
x
Hệ số sản
xuất hàng hoá
x
Hệ số tiêu
thụ hàng hoá
Trong đó:
Hệ số sản xuất hàng hoá =
Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất
Giá trị sản xuất
Hệ số tiêu thụ hàng hoá =
Giá trị hàng hoá thực hiện
Giá trị sản lượng hàng hoá sản xuất
3. Thống kê chất lượng sản phẩm.

3.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân.
3.1.1. Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân thông qua thang điểm của
loại sản phẩm.
Phương pháp này giúp cho việc đánh giá tổng quá sự biến động về
phẩm cấp theo thời gian. Quá trình gồm các bước:
* Bước 1:
Xác định phẩm chấp chất lượng bình quân của từng thời kỳ


=
=
=
n
ti
i
n
ti
ii
qp
qp
K
1
Trong đó: q
i
là khối lượng sản phẩm loại i
p
i
: giá so sánh (giá cố định) của sản phẩm loại i, thông
thường nó được lấy làm giá kế hoạch
p

1
: Giá so sánh (giá cố định) của sản phẩm loại 1
Kết quả tính
K
càng lớn gần bằng 1 càng tốt
* Bước 2:
Tính chỉ số phẩm cấp:
o
c
K
K
H
1
=
11
Với
1
K
là phẩm cáp chất lượng bình quân kỳ báo cáo;
0
K
là phẩm cấp chất lượng bình quân kỳ gốc
H
c
< 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo kém
hơn kỳ gốc.
H
c
= 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với
kỳ gốc không đổi.

H
c
> 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn
kỳ gốc.
Ví dụ: ở ví dụ trước, biết thêm giá 1 tấn đường loại 1 là 7 triệu
đồng, 1 tấn đường loại 2 là 6,5 triệu đồng, 1 tấn đường loại 3 là 5,8 triệu
đồng, ta có:
- Đối với doanh nghiệp A:
9514,0
7)200200600(
8,52005,62007600
=
++
++
=
x
xxx
K
9543,0
7)250200800(
8,52505,62007800
=
++
++
=
x
xxx
K
003,1
9514,0

9543,0
==
c
H
Như vậy, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2006 tốt hơn
năm 2005.
Đối với doanh nghiệp B áp dụng cách làm tương tự.
3.2 Phương pháp giá bình quân
* Tính giá bình quân chất lượng sản phẩm
c
P


=
c
cc
q
pq
P
Trong đó: q
c
là khối lượng sản phẩm theo bậc chất lượng
p
c
là giá đơn vị sản phẩm theo mỗi bậc chất lượng
12
* Tính chỉ số nghiên cứu biến động giá bình quân kỳ báo cáo so với
kỳ gốc.
- Trường hợp một loại sản phẩm:





==
c
cc
c
cc
p
q
pq
q
pq
P
P
I
0
0
1
1
0
1
:
Công thức trên cho thấy giá bình quân chịu ảnh hưởng của sự thay đổi
kết cấu sản lượng theo chất lượng sản phẩm.
- Trường hợp nhiều loại sản phẩm:


=
01

11
Pq
Pq
I
c
c
pc
Công thức trên phản ánh chất lượng sản phẩm thông qua giá trị của nó.
I
pc
<1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo kém hơn so với
kỳ gốc.
I
pc
= 1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc
không đổi.
I
pc
>1 -> chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp kỳ báo cáo tốt hơn kỳ gốc.
Ví dụ: với số liệu ở ví dụ trên, nếu áp dụng phương pháp này ta có:
66,6
200200600
8,52005,62007600
0
=
++
++
=
xxx
P

68,6
250200800
8,52505,62007800
1
=
++
++
=
xxx
P
003,1
66,6
68,6
==
p
I
Như vậy, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A năm 2006 tốt
hơn năm 2005.
3.3 Thống kê sản phẩm hỏng
Mặc dù các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm
hỏng, song nó vẫn tồn tại với hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản
13
phẩm hỏng là điều cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp sản xuất. Vì rằng,
sự tồn tại của sản phẩm hỏng chứng tỏ doanh nghiệp phải chi ra một khoản
chi phí lao động sống và lao động vật hoá mà không thu được kết quả gì.
Trong sản xuất một số mặt hàng, có những loại sản phẩm chỉ có thể
sản xuất ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn và sản phẩm hỏng (như sản xuất đồng
hồ điện, thiết bị điện tử, thiết bị chính xác,...). Khi sản xuất, có những sản
phẩm bị sai hỏng, trong đó có những sản phẩm hỏng không thể sửa chữa
được, có những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.

Số sản phẩm hỏng mới chỉ phản ánh quy mô hư hỏng mà chưa phản
ánh mức độ hư hỏng. Hai doanh nghiệp có số sản phẩm hư hỏng như nhau
nhưng quy mô sản xuất khác nhau thì tỷ lệ sai hỏng sẽ khác nhau. Tỷ lệ sai
hỏng sẽ phản ánh hợp lý hơn tình hạng sản xuất của doanh nghiệp.
* Tỷ lệ sai hỏng cá biệt: nhằm đánh giá tình trạng sai hỏng đối với
từng mặt hàng.
- Tính bằng đơn vị hiện vật:
t
c
=
Số lượng sản phẩm hỏng từng loại
x 100
Số lượng sản phẩm loại đó
Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ tính toán, song hạn chế là không tổng
hợp được các loại sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau.
- Tính bằng chi phí:
t
c
=
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng từng loại
x 100
ch
i
x 100
Giá thành công xưởng loại sản phẩm đó z
i
Trong đó:
Chi phí sản
xuất ra sản
phẩm hỏng

=
Chi phí cho sản xuất
sản phẩm hỏng
không sửa được
+
Chi phí cho việc sửa
chữa sản phẩm hỏng
có thể sửa chữa được
* Tỷ lệ sai hỏng chung (cho nhiều loại sản phẩm)
T
c
=
Tổng chi phí SX sản phẩm hỏng
x 100
∑ch
i
x 100
Giá thành công xưởng các loại SP đó
∑z
i
Chú ý:
14
+ Ở công thức này có số loại sản phẩm ở tử và mẫu như nhau.
Mẫu số bao gồm giá thành công xưởng của các chính phẩm và sản phẩm hỏng.
* Quan hệ t
c
và T
c





==
i
ii
i
i
c
z
tcz
z
ch
T
.
z
i
: tỷ lệ sai hỏng cá biệt loại i
Ví dụ: tài liệu thống kê trong 2 tháng năm N tại 1 doanh nghiệp như sau:
Sản
phẩm
Giá thành công
xưởng (trđ)
Chi phí sản xuất của
sản phẩm hỏng (trđ)
Tỷ lệ sai hỏng
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 1 Tháng 2
A 100 100 2 1,8 2 1,8
B 150 180 1,5 2 1 1,11
Chung 250 280 3,5 3,8 1,4 1,35
4. Nghiên cứu biến động sản phẩm sản xuất

4.1 Nghiên cứu sự biến động của khối lượng của một loại sản
phẩm
Khi nghiên cứu sự biến động sản lượng của một loại sản phẩm,
thống kê sử dụng chỉ số cá thể về lượng:
0
1
q
q
i
q
=
Biến động tuyệt đối:
01
qqq −=∆
4.2 Nghiên cứu sự biến động khối lượng của nhiều loại sản
phẩm do ảnh hưởng của các nhân tố.
Khi nghiên cứu sự biến động sản lượng của nhiều loại sản phẩm,
thống kê sử dụng chỉ số chung:
+ Trường hợp sản lượng biểu hiện dưới hình thái giá trị (tiền tệ):


=
00
11
qp
qp
I
pq
15
Mức độ biến động sản lượng do ảnh hưởng của hai nhân tố được

xác định theo công thức:
- Số tương đối:




=
0
1
0
1
00
11
q
q
x
P
P
qp
qp
- Số tuyệt đối:
)()(
0101010011
∑∑∑∑ ∑
−+−=− qqPqPPqpqp
+ Trường hợp sản lượng phụ thuộc vào hao phí lao động:


=
00

11
TW
TW
I
WT
Mức độ biến động sản lượng do ảnh hưởng của hai nhân tố được
xác định theo công thức:
- Số tương đối:






=
00
10
10
11
00
11
TW
TW
x
TW
TW
TW
TW
- Số tuyệt đối:
)()(

001010110011
∑∑∑∑∑∑
−+−=− TWTWTWTWTWTW
Chú ý, theo phương pháp này cần loại trừ ảnh hưởng biến động của
giá cả, nghĩa là sản phẩm sản xuất ở hai kỳ tính theo giá thống nhất.
CHƯƠNG II
16
THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
A. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp
1.1 Ý nghĩa
- Cung cấp số liệu thực tế, đầy đủ kịp thời và chính xác để phục vụ
cho việc lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương và năng
suất lao động trong doanh nghiệp.
- Phát hiện những bất hợp lý trong việc sử dụng lao động, tiền
lương, góp phần động viên thi đua, khai thác mọi khả năng tiềm tàng về
lao động để tăng năng suất lao động. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập cho
người lao động.
1.2 Nhiệm vụ
- Xác định số lượng và cấu thành các loại lao động, kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch lao động.
- Kiểm tra tình hình hoàn thành kế hoạch số lượng lao động và
nghiên cứu sự biến động của số lượng lao động.
- Thống kê tình hình tăng, giảm lao động, xác định các loại thời
gian lao động của công nhân sản xuất, phân tích tình hình sử dụng thời gian
lao động của công nhân.
2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp
2.1 Tính số công nhân viên bình quân trong danh sách
Tổng số công nhân viên (hay toàn thể công nhân viên) của doanh

nghiệp là toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào việc tổ chức, quản lý, sử dụng và trả
lương, tổng thể này bao gồm hai loại: công nhân viên trong danh sách và
công nhân viên ngoài danh sách.
17
- Công nhân viên ngoài danh sách là những người tham gia làm việc
tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý lao động và trả lương
hay sinh hoạt phí của doanh nghiệp. Công nhân viên ngoài danh sách bao
gồm những người trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới một ngày và những
người không trực tiếp sản xuất kinh doanh dưới 5 ngày, những người tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không do
doanh nghiệp tuyển dụng và trả lương.
- Công nhân viên trong danh sách bao gồm công nhân viên thường
xuyên và công nhân viên tạm thời. Đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu
trong nội dung của chương trình này.
a. Đối với công nhân viên thường xuyên
* Khái niệm:
Công nhân viên thường xuyên là những người đã được tuyển dụng
chính thức làm việc lâu dài cho doanh nghiệp và những người chưa có
quyết định tuyển dụng chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh
nghiệp.
* Cách tính số công nhân viên thường xuyên bình quân:
Cách 1: cộng dồn số công nhân viên thường xuyên trong danh sách
mỗi ngày trong kỳ (ngày nghỉ chế độ tính theo số công nhân viên của ngày
liền kề trước đó), sau đó chia cho số ngày dương lịch trong kỳ.
Công thức:
N
T
T
N

i
i

=
=
1
hay


=
=
=
N
j
j
N
j
jj
t
tT
T
1
1
Trong đó:
T
: Số công nhân viên thường xuyên bình quân trong danh sách
T
i
: Số công nhân viên của ngày thứ i trong kỳ (i = 1,...,N)
N: Số ngày dương lịch trong kỳ

18
N: Số khả năng có các số công nhân khác nhau
T
j
: Số công nhân tương ứng khả năng thứ j (j = 1,...,n)
t
j
: Số ngày có số công nhân T
j

Chú ý:
Nt
N
j
j
=

=1
Phương pháp này chỉ được áp dụng trong điều kiện các doanh
nghiệp hạch toán đầy đủ, chính xác số lượng công nhân viên hàng ngày.
Cách 2:
D a v o s h ch toán ng y công ta có công th c tính:ự à ơ đồ ạ à ứ
T
=
Tổng số ngày công có mặt + Tổng số ngày công vắng mặt
vì mọi lý do
Số ngày dương lịch trong kỳ
Tổng số ngày công vắng mặt vì mọi lý do: nghỉ phép, nghỉ ngày lễ,
chủ nhật, nghỉ do công nhân viên, nghỉ vì lý do khác.
Từ số liệu số công nhân viên bình quân tháng, có thể tính:

Số công nhân viên
bình quân quý
=
Tổng số công nhân viên bình quân
của các tháng trong quý
3
Số công nhân viên
bình quân năm
=
Tổng số công nhân viên bình quân
của các quý trong năm
4
Cách 3:
Doanh nghiệp chỉ có số liệu công nhân viên trong danh sách ở các
thời điểm nhất định có khoảng cách đều nhau thì tính như sau:
1
2
...
2
12
1

++++
=

n
T
TT
T
T

n
n
Trong đó:
19
T
i
: là số lượng cônh nhân viên trong danh sách tại thời điểm thứ i
n: số thời điểm
Trường hợp cá biệt chỉ có số liệu công nhân viên trong danh sách ở
hai thời điểm đầu kỳ (T
1
) và cuối kỳ (T
2
) thì ta tính:
2
21
TT
T
+
=
b. Đối với công nhân viên tạm thời:
* Khái niệm: công nhân viên tạm thời là những người làm việc ở
doanh nghiệp theo các hợp đồng tạm tuyển để hoàn thành những công việc
có tính đột xuất, thời vụ hoặc ngắn hạn, tạm thời.
* Cách tính:
Cách 1:
Dựa vào năng suất lao động bình quân ngày (
Wmg
) của công nhân
thường xuyên làm cùng loại công việc:

cdmg
xtW
Q
T =
1
Trong đó:
Q: khối lượng công việc do công nhân tạm thời hoàn thành trong kỳ
t

: số ngày chế độ trong kỳ
Cách 2:
Dựa vào tiền lương bình quân ngày (
mg
X
) của công nhân viên
thường xuyên làm cùng loại công việc.
cdmg
xtX
F
T =
1
Trong đó:
F: là tổng tiền công đã trả cho công nhân viên tạm thời trong kỳ
Ví dụ: Có tình hình về lao động tại một doanh nghiệp trong tháng 4
năm báo cáo như sau:
20
- Bộ phận công nhân làm việc tại doanh nghiệp:
+ Ngày mồng 1 đến ngày mồng 5 mỗi ngày có 400 người.
+ Ngày mồng 6 tuyển thêm 20 người
+ Ngày 21 điều chuyển 5 người

- Bộ phận công nhân nhận việc về làm tại gia đình
+ Trong tháng, sản xuất được số sản phẩm trị giá 312.000.000 đồng
+ Biết rằng một công nhân thường xuyên làm cùng công việc này
mỗi ngày bình quân làm được số sản phẩm trị giá 5.000.000 đồng.
Biết thêm trong tháng theo chế độ có 4 ngày nghỉ chủ nhật.
Căn cứ vào tài liệu ta tính được:
- Số công nhân viên thường xuyên bình quân:
415
30
10415154205400
=
++ xxx
người
- Số công nhân viên tạm thời bình quân:
25
25000.500
000.000.312
=
x
người
- Số công nhân viên trong danh sách bình quân:
415 + 25 = 440 người
2.2 Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng lao động
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch số lượng lao động trong
doanh nghiệp cho phép thấy được quy mô lao động tăng (giảm), phát hiện
tình trạng sử dụng lãng phí hay tiết kiệm lao động nhằm tìm các biện pháp
khai thác khả năng tiềm tàng về lao động, tăng cường quản lý chặt chẽ về
sử dụng lao động và góp phần sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình
sản xuất.
* Phương pháp kiểm tra giản đơn:

100
1
x
T
T
I
k
T
=
21
Trong đó:
I
T
: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về số công nhân viên
k
TT ,
1
: số công nhân viên bình quân thực tế, kế hoạch
Số tuyệt đối:
k
TTT −=∆
1
Kết quả cho biết quy mô lao động thực tế so với kế hoạch là tăng
lên (+) hay giảm đi (-).
Vận dụng phương pháp này chỉ mới sự tăng giảm về quy mô, chưa
thể đánh giá thực chất tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp là tốt
hay không tốt. Vì vậy, phải sử dụng phương pháp kiểm tra khác dưới đây.
* Phương pháp kiểm tra liên hệ tình hình hoàn thành kế hoạch sản
lượng:
100

1
'
x
xIT
T
I
Qk
T
=
Với
k
Q
Q
Q
I
1
=
Số tuyệt đối:
Qk
xITTT −=∆
1
'
Trong đó:
'
T
I
: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch về số công nhân viên có liên hệ
tình hình hoàn thành kế hoạch sản lượng.
Q
I

: là chỉ số hoàn thành kế hoạch về sản lượng
Qk
xIT
: là số lượng công nhân viên bình quân kế hoạch đã được điều
chỉnh theo mức hoàn thành kế hoạch sản lượng.
Kết quả phản ánh mức độ tiết kiệm (I’
T
< 100% và ∆’T < 0) hay
vượt mức (I’
T
> 100% và ∆’T > 0), cho phép đánh giá tính chất hợp lý trong
việc sử dụng công nhân viên của doanh nghiệp.
Ví dụ: có tình hình về sản xuất lao động tại một doanh nghiệp như
sau:
22
Phân
xưởng
Số công nhân trong danh
sách bình quân (người)
Giá trị sản lượng (trđ)
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A 80 100 480 625
B 120 130 780 887
Tổng 200 230 1.260 1.512
Căn cứ vào số liệu đã cho ta có:
- Kiểm tra bằng phương pháp giản đơn.
%115100
200
230
== xI

T
Số tuyệt đối:
30200230
1
+=−=−=∆
k
TTT
người
Kết quả cho biết số công nhân viên sử dụng thực tế so với kế hoạch
đã tăng lên 15% hay 30 người.
- Phương pháp kiểm tra liên hệ tình hình hoàn thành kế hoạch sản
lượng.
%8,95100
)260.1/512.1(200
230
'
== x
x
I
T
Số tuyệt đối: ∆’T = 230 – 200 x (1.512/1.260) = -10 người.
Kết quả cho thấy tình hình sử dụng số công nhân viên là tốt, thực
chất doanh nghiệp đã tiết kiệm được 4,2% số lao động, tức là tiết kiệm
được 10 người.
3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh
nghiệp.
3.1 Các loại thời gian lao động
a. Thời gian lao động tính bằng ngày công
* Tổng số ngày công dương lịch trong kỳ
23

Là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày dương lịch trong kỳ mà
doanh nghiệp có thể sử dụng của công nhân viên trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu này được tính bằng cách:
+ Cộng dồn số công nhân viên trong danh sách mỗi ngày trong kỳ,
ngày nghỉ chế độ tính theo số công nhân viên của ngày liền kề trước đó
(=∑T
i
).
+ Hoặc lấy số công nhân viên bình quân nhân với số ngày dương
lịch trong kỳ (
xNT
).
* Tổng số ngày công chế độ
Là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày làm việc theo lịch quy
định của toàn bộ số công nhân viên của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Số
ngày làm việc theo quy định trong lịch bằng số ngày dương lịch trừ đi số
ngày nghỉ lế, chủ nhật, thứ bảy (nếu có).
Tổng số ngày
công chế độ
=
Tổng số ngày
công dương lịch
-
Số ngày công nghỉ lế, chủ
nhật, thứ bảy (nếu có)
* Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ
Là tổng số ngày công có thể sử dụng tối đa vào quá trình sản xuất
sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Tổng số ngày công có thể
sử dụng cao nhất

=
Tổng số ngày
công chế độ
-
Số ngày công nghỉ
phép hàng năm
* Tổng số ngày công có mặt trong kỳ:
Là toàn bộ số ngày công mà công nhân viên có mặt tại nơi làm việc
theo quy định của doanh nghiệp, không kể thực tế họ có làm việc hay
ngừng việc do các nguyên nhân khách quan.
Chỉ tiêu này được tính bằng cách:
24
Tổng số ngày
công có mặt
=
Tổng số ngày công có
thể sử dụng cao nhất
-
Số ngày công vắng
mặt trong kỳ
+ Hoặc cộng dồn số công nhân viên có mặt hàng ngày của kỳ báo
cáo đã được ghi trong bảng chấm công.
* Tổng số ngày công vắng mặt trong kỳ.
Là tổng số ngày công mà công nhân viên không có mặt tại nơi làm
việc của họ vì các lý do như ốm đau, hội họp, thai sản, nghỉ không lý do.
* Tổng số ngày công ngừng việc trong kỳ:
Là toàn bộ số ngày công người công nhân có mặt tại nơi làm việc
nhưng thực tế không làm việc vì một nguyên nhân nào đó như: không có
nhiệm vụ sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, mất điện,...
Người lao động ngừng việc cả ngày mới tính là ngày công ngừng

việc. Nếu trong ngày công ngừng việc doanh nghiệp huy động làm những
công việc thuộc hoạt động sản xuất cơ bản của doanh nghiệp ở bộ phận
khác thì vẫn hạch toán vào số ngày công làm việc thực tế trong chế độ và
ghi riêng vào mục “số ngày công ngừng việc được huy động vào sản xuất
cơ bản” để theo dõi.
* Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ trong kỳ.
Là toàn bộ số ngày công mà người công nhân thực tế làm trong
phạm vi ngày công làm việc theo quy định trong lịch (không kể làm đủ ca
hay không).
* Tổng số ngày công làm thêm.
Là những ngày công mà người công nhân làm thêm ngoài chế độ
theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ chủ nhật.
Thời gian làm thêm đủ một ca (vào ngày nghỉ lễ, chủ nhật) mới tính
là ngày công làm thêm. Nếu làm thêm tiếp sau ca làm việc thì tính vào giờ
làm thêm.
25

×