Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai viet ky niem 30 nam Ngay Nha giao Viet Nam20111982 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI VIẾT</b>



<b>“Chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012)</b>


……….


<b>MỘT THỜI ĐÃ QUA</b>



“Nghề dạy học là một nghề cao quí nhất trong những nghề cao q”! Đó là câu
nói của thầy tơi với chúng tôi khi chúng tôi mới bước những bước chân chập chững đầu
tiên vào học đường. Lúc đó tơi chưa hiểu gì lắm về câu nói đó nhưng trong lịng cũng
dấy lên một nỗi niềm khó tả. Nó như có một chút tự hào, một chút se se, cay cay của
cuộc sống bởi một lẽ rất đơn giản.“Mẹ tôi cũng dạy học”!


Mẹ tôi cắp cặp đến trường dạy học cịn tơi lẽo đẽo theo sau đến lớp. Ra ngoài
đường gặp mấy đứa bạn cùng trang lứa, các anh, các chị lớp trên, ai nấy đều khoanh tay
chào mẹ và không quên để lại chỗ tôi những ánh mắt như thèm thuồng, như ghen tị, như
mong ước … Những lúc như thế tơi tự hào lắm: tự hào vì mẹ mình là cơ giáo.


Khác với thầy tơi, mẹ tơi khơng bao giờ nói về cơng việc của mình. Lý do như thế
nào mãi về sau tôi mới hiểu. Một lý do cũng khá hằn học nhưng cũng rất tế nhị. Tế nhị vì
đó là suy nghĩ của những tâm hồn nơng dân thuần khiết, tế nhị vì đó là những ánh mắt
trong tầm nhìn cịn hạn chế. “Thốt ly” đó là những từ mà hàng xóm nói về mẹ. Nó như
một lời ghen tỵ, như một nỗi ước ao và cũng như là một sự cách ly trong văn hóa làng
xã. Bản thân tơi cũng thế, lịng lộn xộn như “nồi canh thập cẩm” vậy. Có những lúc tơi
tự hào về mẹ, hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của mẹ, vui mừng khi mẹ đi đổi tem
phiếu để lấy thực phẩm cho gia đình vì những ngày đó chắc chắn là sẽ có bữa ăn ngon
dưới những đơi mắt thèm thuồng của chúng bạn trong xóm. Nhưng có những lúc nhìn
mọi người quây quần bên nồi cơm trắng thơm nồng mùi gạo mới, tôi lại bực bội “tại sao
mẹ không là nông dân mà lại là giáo viên chứ”?! Khi đó câu nói của thầy cũ lại hiện ra
và tôi nghĩ “chỉ là lời khoe khoang”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khơng lợi tức, khơng tích góp, tới ngày mùa đi làm thêm mới đủ sống và mua sắm một
chút. Chính vì vậy những năm đầu đó mỗi kì nghỉ hè tơi lại đi đâu đó để mong tìm cho
mình một công việc khác khá hơn. Một năm, hai năm trôi qua với nghề dạy học để rồi
chỉ cần rời trường trong một thời gian ngắn là tôi lại thấy một sợi dây vơ hình tuy mỏng
manh nhưng da diết vơ cùng đang níu kéo tơi lại. Khi bóng đêm bng xuống, những
hình ảnh về mái trường, học sinh lại hiện về cồn cào cả ruột gan – sao nhớ thế! Nhớ “mái
lều liêu xiêu”: mỗi lần gió thổi qua thì cả thầy và trò cùng nhau nhắm mắt lại cho khỏi
bụi; trời mưa các em lại phải xúm vào một góc lấy lưng bạn làm bàn để viết bài; cịn
thầy thì khốc áo mưa đứng trên bục giảng; chiếc bảng đen thì lem nhem chỗ khơ, chỗ
ướt. Nhớ mùa lũ tới các em chống xuồng đến lớp ngồi chồm hổm trên bàn để học… Nhớ
những ánh mắt thơ ngây sáng rực lên khi mỗi tiết học kết thúc, lúc đó tơi biết các em đã
hiểu bài. Và những lúc đó như cảm thấy mình là một người cha vừa dắt các con của
mình qua một đoạn đường gian khó, như một người mẹ vừa cho con mình một manh áo
mới hay là một miếng ăn ngon, như là một người anh khi mới vừa làm xong cho em
mình một cánh diều hay một đồ chơi lạ… Ơi! Nó đang cháy trong lịng! Và nó đốt cháy
cả những lời đề nghị hấp dẫn cho một cuộc sống no đủ. Lúc đó tơi đã biết: “Mình đang
u” và giờ đây tơi đã mang theo tình u đó đi hết gần nửa cuộc đời. Mà khơng phải!
Phải nói là tình u đó đã theo tôi đi hết nửa cuộc đời mới đúng. Bởi vì nó ln hiện diện
trong tơi. Mái trường - học sinh thật sự đã là một gia đình của cuộc đời tôi. Tuy những
lúc về nhà vẫn phải lo “cơm, áo, gạo, tiền” nhưng lúc lên bục giảng thì mọi lo âu của
cuộc sống như tan biến hết chỉ còn đó một nỗi lịng canh cánh! Làm sao để các em nhận
thấy rằng mình vừa vượt qua một quãng đường khó khăn, mình vừa nhận được một
manh áo mới, một miếng ăn ngon, một món quà đầy ý nghĩa của cuộc sống, một hành
trang cần thiết cho cuộc đời…? Khi có người nói với tơi rằng: “Thầy cơ như người lái đị
ngang” tơi thầm nghĩ: “Nếu cắt cuộc đời ra thành từng đoạn theo nhịp bước của thời gian
thì có lẽ là đúng. Nhưng nếu xét hết cả chiều dài của cuộc đời của mỗi con người như tơi
đây thì tư tưởng, bài học của thầy cô vẫn đang chuyên chở tơi đi trên dịng đời này. Vậy
thầy cơ là người lái đò ngang hay đò dọc? Đáp án đang nằm trong lịng của mỗi người.
Với tơi thì có lẽ: “Suốt đời chèo dọc tưởng chèo ngang”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nắn nót tay chèo khi bão giông
Miệt mài tô điểm lúc mây quang
Đời thầy tận tụy trên bến đò


Suốt đời chèo dọc tưởng chèo ngang.


Tơi khơng có ý định làm thơ chỉ là muốn để lại một chút cảm xúc mà thôi. Hôm
nay, nhìn lại những giọt thời gian đã rơi xuống, nhìn lại những cuôc đời ấm no, hạnh
phúc và thành đạt của những con người mà tôi đã từng dạy, tôi như cảm thấy mình vừa
nhận được những món q xa xỉ nhất của cuộc sống, như được nếm những mĩ thực hảo
hạng nhất của nhân gian mà mình đã chăm sóc, vun trồng. Từ những trải nghiệm đó tơi
mới thấy hết được những gì mà thầy cơ đã vun đắp cho tơi. Ba mươi năm (20/ 11/1982)
ngày chính thức tri ân các thầy cô đầu tiên ở nước ta đã trơi qua, vẫn cịn đó cái cảm xúc
đầu tiên khi tôi cầm hoa để tặng thầy tôi. Bây giờ thầy đã già và tôi đang ngồi cách thầy
gần 2000 km nhưng tôi xin gửi đến thầy: “Thầy ơi! Bây giờ em đã cảm nhận được câu
nói của thầy!”.


Đinh - Bá - Tuyển


Trường THCS Tân Hiệp A5, Tân Hiệp, Kiên Giang
<b>Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×