Các mật pháp của nhà quản lý giỏi
(Phần cuối)
41/ Không có người tầm thường nào mà không có những điểm đáng phục nhất.
Vì thế, mỗi nhà quản lý đều phải biết khai thác các ưu điểm của cấp dưới và cố gắng
giúp họ thực hiện được lý tưởng cao đẹp của họ.
42/ Trong bất cứ doanh nghiệp nào, ở đâu, thời nào và lĩnh vực nào cũng đều có
những nhân viên có năng lực, họ sẽ rất có lợi cho công việc chung nếu lôi cuốn được
họ vào các công việc. Chính nhà quản lý có sứ mệnh thiêng liêng thống nhất những
nhân viên có khả năng. Nhưng vấn đề là phải biết thống nhất trên cơ sở khai thác
những sở trường sở đoản để cho guồng máy tập thể mới hữu hiệu.
43/ Một trong những điều quan trọng là nhà quản lý không được quá thiên về
chi tiết mà bỏ qua toàn thể, đừng băn khoăn quá nhiều vào tiểu cuộc mà qua đại cuộc.
Nhà quản lý không thể làm tất cả nhưng họ phải nhìn xa và nhìn cao hơn người khác.
44/ Làm quản lý không nên để sao nhãng công việc vì say mê một loại giải trí
nào đó, dù là thứ giải trí thanh nhã nhất. Trên thương trường đã có rất nhiều bài học
các nhà quản lý thật bại vì quá say mê một số trò giải trí.
45/ Nhà quản lý không nên ỷ lại quyền lực mà ra những lệnh trái với mong
muốn của các nhân viên khiến các nhân viên không đủ thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi
và thư giãn. Bản năng nghỉ ngơi thư giãn luôn mạnh mẽ nhất trong mỗi con người.
46/ Làm quản lý phải cố gắng thực hiện được 4 điều sau:
a) Làm việc cho mọi người, đứng bắt mọi người làm việc cho mình.
b) Phải chăm chỉ dậy sớm, thức khuya làm việc.
c) Đứng áp đặt công việc quá nặng cho các nhân viên
d) Xử lý các công việc phải khách quan và công bằng.
47/ Nhà quản lý không thể sa đà vào các lợi ích vật chất cá nhân. Tiền bạc chỉ
là phương tiện cho cuộc đời mỗi con người. Nhà quản lý không được đế thiếu thốn
nhưng cũng không quá lệ thuộc vào đó, phải có tâm hồn siêu thoát. Đó là điều kiện tất
yếu để lợi ích chung được nhà quản lý chăm lo phát triển.
48/ Nhà quản lý phải biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết rằng
việc nào mình phải đích thân làm, việc nào phải nhờ đến cấp dưới dù phải gặp người
mình không thích.
49/ Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải triệt để tôn trọng cấp dưới, không khi nào
khiển trách hay làm mất lòng cấp chỉ huy trực thuộc của mình trước sự hiện diện của
nhân viên.
50/ Đi đến nơi làm việc đúng giờ, ra về muộn nhất đó là một hành động đáng có
của nhà quản lý. Họ phải rất chuẩn mực trước rồi hãy bắt cấp dưới thực hiện đúng.
Tuy nhiên, có những lúc phải bắt cấp dưới chờ đợi để gây uy tín.
51/ Nhiều khi nhà quản lý phải biết sửa tướng đi, tướng đứng, cách ăn nói, giao
tiếp của mình sao cho nghiêm trang trịnh trọng.
52/ Theo người Trung Quốc thì một nhà quản lý giỏi sẽ phải có ngũ tướng:
a) Trí (khôn ngoan quản lý)
b) Tín (ăn nói như đinh đóng cột)
c) Nhân (sáng suốt áp dụng đức bác ái để yêu cầu cấp dưới mà không để bị lạm
dụng).
d) Dũng (tạo sức khoẻ thể chất và nhất là giàu nghị lực).
e) Nghiêm (kỹ lưỡng thi hành đức công bằng, công chính mà không khắc
nghiệt).
53/ Nhà quản lý phải linh động, tuỳ người tuỳ việc, tuỳ hoàn cảnh mà phân
công. Cách quản lý với đầu óc rộng rãi này giúp cho anh ta có khả năng khai thác được
nhiều người tài đức đặc biệt, phương pháp đó khác với phương pháp quản lý gò bó,
giết chết sáng kiến của người khác.
54/ Nhà quản lý phải là người nắm chắc tinh thần triết học duy vật biện chứng
cũng như thuyết “tuỳ thời” của nhà nho. Phải biết tuân theo thời mà ra lệnh, xử phạt,
dạy cấp dưới, đừng mù quáng thủ cựu đến mức bảo thủ. Phải biết dự đoán sự tiến triển
của thị trường và các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
55/ Nhà quản lý phải biết áp dụng lời khuyên của Longfellow “Càng cứng rắn
càng thương người”.
56/ Nhà quản lý giỏi là người biết khôn khéo hoà mình trong giới nhân viên,
lắng nghe ý kiến của họ, tham khảo những ý kiến của họ nhưng cương quyết không
thụ động để cấp dưới gây ảnh hưởng.
57/ Nhà quản lý bao giờ cũng phải tự gia tăng uy tín bằng cách:
a) Luyện tinh thần bằng mẫn bằng cách suy ngẫm và tự học liên tục.
b) Luyện tâm đức cho nhân cách phát triển.
c) Luyện phong độ bên ngoài cho trầm tĩnh, điềm đạm. Nếu họ càng tự che dấu
thì các nhân viên sẽ càng biết, tìm gặp.
58/ Nhà quản lý phải tuỳ thời mà lúc cứng thì như sắt, lúc mềm thì cũng rất
mềm. Đạo cương nhu là đạo của nhà nho, đạo của võ thuật và cũng là đạo của nhà
quản lý.
59/ Một trong những nguyên tắc của nhà quản lý là nếu bạn muốn chỉ trích
thiên hạ thì bạn chỉ có thể chỉ trích bằng hành động hữu ích của chính mình.
60/ Nhà quản lý muốn dễ suy tính thì phải xét từ nhiều khía cạnh của vấn đề
cần giải quyết đặt nó vào hiện tại, vào tương lai để nghiên cứu cho kỹ lưỡng. Nếu phải
quyết định điều gì thì chờ đợi một thời gian tối thiểu để thi hành, thời gian sẽ cho ta sự
sáng suốt một cách bất ngờ.