Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.35 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Phòng GD-ĐT Thành phố Biên Hòa </b>
<b>Trường THCS Hùng Vương</b>
<b>1/ Tri ệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?</b>
- Triệu Quang Phục lui về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) lợi dụng thế vùng Dạ Trạch rồi tổ
chức đánh du kích . Tình thế giằng co kéo dài
- Năm 550 , nhà Lương có loạn , Trần Bá Tiên phải bỏ về nước , quân ta phản công , đánh
tan quân xâm lược . Cuộc chiến kết thúc thắng lợi
<b>2/ Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử từ năm 179 TCN thế kỷ thứ X là thời Bắc thuộc ?</b>
_ Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là thời Bắc thuộc vì : Từ
năm 179 TCN đến thế kỷ X nước ta lần lượt chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến phương
Bắc
<b>3/ Bảng thống kê tên gọi nước ta qua từng giai đoạn bị đô hộ</b>
<b>Thời gian</b> <b>Triều đại PKĐH</b> <b>Tên gọi nước ta</b>
179TCN Nhà Triệu Giao Chỉ , Cửu Châu
111TCN Nhà Hán Giao Chỉ , Nhật Nam
Thế kỷ III Nhà Ngô Giao Châu
Thế kỷ VI Nhà Lương <sub>Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, </sub>
Lợi Châu , Minh Châu, Hồng Châu
Năm 679 Nhà Đường An Nam đơ hộ phủ
<b>4/ Sau hơn 1000 năm bị đô hộ , tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán </b>
<b>gì ? Ý nghĩa của điều này</b>
- Sau 1000 năm bị đô hộ , tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán : Làm
bánh chưng, bánh dày , ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình …
- Ý nghĩa của điều này nói lên ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc
<b>5/ Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc</b>
- Từ cuối thế kỷ thứ IX , nhà Đường suy yếu , nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra
- Giữa năm 905 , Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức . Được sự ủng hộ của
nhân dân , Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình , rồi tự xưng là tiết Độ Sứ ,
xây dựng chính quyền tự chủ
<b>6/ Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược (Lần thứ nhất) dưới sự lãnh đạo </b>
<b>của Dương Đình Nghệ ( 930 – 931)</b>
- Năm 917 , Khúc hạo mất , Khúc Thừa Mỹ lên thay
- Năm 930 , quân Nam Hán sang xâm lược nước ta , Khúc Thừa Mỹ bị bắt về Trung Quốc
. Nhà Nam Hán thiết lập bộ máy cai trị ở nước ta
- Năm 931 , Dương Đình Nghệ đem qn từ Thanh Hóa bao vây thành Tống Bình và đón
đánh qn tiếp viện
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán , Dương Đính Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ , tiếp tục xây
dựng nền tự chủ
<b>7/ Trận chiến trên sông Bạch Đằng 938</b>
* Diễn biến ;
- Cuối năm 938 , đoàn thuyền của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Thao chỉ huy tiến vào
vùng biển nước ta . Lúc này , nước sông Bạch Đằng dâng cao
- Quân ta ra đánh , nhử quân giặc vào sông cửa Bạch Đằng , quân địch kéo qua trận địa
bãi cọc ngầm mà không biết
- Khi nước triều rút , quân ta dốc toàn lực lượng tấn công . Quân Nam Hán rút chạy ,
thuyền xô vào bãi cọc nhọn , vỡ tan . . . Hoằng Thao bị giết tại trận
* Kết quả :
- Trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy kết thúc tốt đẹp
* Ý nghĩa :
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đập tan ý chỉ xâm lược của quân Nam Hán , chấm dứt
hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc , mở ra thời kỳ độc lập
lâu dài của dân tộc
<b>8/ Vị trí địa lí của tỉnh Đồng Nai </b>
- Tỉnh Đồng Nai giáp với các tỉnh, thành phố :
+ Phía Tây Bắc giáp Bình Phước
+ Phía Đơng Bắc giáp Lâm Đồng
+ Phía Tây giáp Bình Dương
+ Phía Đơng giáp Bình Thuận
+ Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
+ Phía Tây Nam giáp Thành phố HCM
<b>9/ Các đơn vị hành chính</b>
- Hiện nay , tỉnh Đồng Nai có 9 huyện , 1 thành phố , 1 thị xã
+ 9 huyện : Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Định Quán, Câm Mỹ , Xuân Lộc, Thống
Nhất, Trảng Bom , Vĩnh Cửu
+ 1 thành phố : Thành phố Biên Hịa được thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại II
+ 1 thị xã : Long Khánh
<b>10/ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc </b>
- Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta rất tàn bạo , độc
ác , thâm hiểm
- Chính sách thâm hiểm nhất là chính sách “ Đồng hóa’’
<b>STT Thời gian</b> <b>Tên cuộc khởi nghĩa</b> <b>Người lãnh đạo</b>
1 Năm 40 Hai bà Trưng Trưng Trắc, Trưng Nhị
2 Năm 248 Bà Triệu Triệu Thị Trinh
3 Năm 542 Lý Bí Lý Bí
4 Thế kỷ VIII Mai Thúc Loan Mai Thúc Loan
5 Năm 776 Phùng Hưng Phùng Hưng
<b>* </b>Ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa lớn<b> :</b>