Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Van ban 7HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.42 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ và tên:…………………. …………………………....... Lớp:……………............. ĐỀ KIỂM TRA 45’. HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2012-2013 Môn:Văn bản. Điểm. Lời phê.. A Phần trắc nghiệm(3đ) Câu 1: Bài ca dao: " Công cha như núi ngất trời...” thuộc chủ đề nào? a. Những câu hát than thân. b. Những câu hát châm biếm c. Những câu hát về tình yêu quê hương. d. Những câu hát về tình cảm gia đình. Câu 2: Văn bản nào dưới đây là tác phẩm thơ Đường? a. Bánh trôi nước b. Bạn đến chơi nhà c. Hồi hương ngẫu thư d. Phò giá về kinh. Câu 3: Bài thơ nào sau đây có thể thơ giống bài “Qua Đèo Ngang”? a. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá b. Côn Sơn ca c. Sông núi nước Nam d. Bạn đến chơi nhà. Câu 4: Những bài ca dao thường sử dụng thể thơ nào để diễn đạt? a. Thất ngôn bát cú b. Ngũ ngôn tứ tuyệt c. Lục bát d. Song thất lục bát. Câu 5: Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong hai câu đầu bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”? a. Giọng điệu bi hài b. Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả c. Cấu tứ độc đáo d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 6: Cảm xúc trữ tình được dồn nén và thể hiện rõ nhất ở câu thơ nào trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của nhà thơ Lí Bạch? a. Câu 1 b. Câu 2 c. Câu 3 d. Câu 4 Câu 7: Điểm giống nhau về hình thức diễn đạt của hai bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” là: a. Tinh thần yêu nước b. Khát vọng thái bình thịnh trị c. Nhịp thơ phù hợp với những chiến thắng. d. Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. Câu 8: Hình thức biểu cảm trong văn bản “ Cổng trường mở ra” có gì đặc sắc? a. Lựa chọn hình thức tự bạch b. Ngôn ngữ sinh động c. Kể chuyện hấp dẫn d. Gồm a và b Câu 9:Văn bản "Cổng trường mở ra"của Lí Lan gởi đến chúng ta thông điệp gì? a.Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình b. Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người c. Thể hiện tấm lòng của người mẹ đối với con đồng thời thể hiện vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. d.Trẻ em cần phải được sống trong mái ấm gia đình. Câu 10: Hãy nối tên tác giả (ở cột A) với tên tác phẩm tương ứng (ở cột B) A. Tên tác giả B. Tên tác phẩm 1. Hồ Xuân Hương a. Phò giá về kinh 2. Lí Bạch b.Qua Đèo Ngang 3. Trần Quang Khải c. Tĩnh dạ tứ d. Bánh trôi nước 1……………..;2………………..;3……………….. B/Tự luận: (7đ) Câu1.Chép lại bản dịch thơ “Sông núi nước Nam". ( (2 đ) Câu 2. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (2 đ) Câu 3. Bức tranh Đèo Ngang qua cảm nhận của Bà Huyện Thanh Quan hiện lên như thế nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn để cảm nhận về bức tranh ấy.( 2 đ) Câu 4. Cụm từ " ta với ta" trong hai văn bản " Qua Đèo Ngang" và " Bạn đến chơi nhà" có giống nhau không? Hãy giải thích để thấy sự giống hay khác nhau ấy.(1đ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN ,BIỂU ĐIỂM A/Phần trắc nghiệm: (3đ)Mỗi câu trả lời đúng :0,25 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp d c d c b d d a c 1.d,2.c,3.a án B/ Phần tự luận(7đ) Câu 1(2 đ) -Chép đúng bài thơ:2đ .Sai một lỗi chính tả trừ 0,25 đ, lỗi dùng từ trừ 0,5đ. Không thuộc một câu không ghi điểm cả bài. Câu2:( 2đ): Đảm bảo các ý sau: 1. Ý nghĩa văn bản: Tình quê hương là tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của mỗi con người.( 1 đ) 2. Nghệ thuật: 1 điểm. Mỗi ý 0,25 đ –Sử dụng yếu tố tự sự. –Cấu tứ độc đáo. -Sử dụng tiếu đối. -Giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. Câu 3: 2 điểm HS cảm nhận được các ý sau:Có dẫn chứng minh họa Gv chấm điểm tối đa. Nếu chỉ nêu các ý chính chấm tối đa 1,5 đ. - Nỗi buồn, cô đơn, hoài cổ, nỗi nhớ nước, thương nhà của Bà Huyện. + Thể hiện qua cái nhìn thấm đãm nỗi buồn phủ lên bức tranh + Qua nghệ thuật ẩn dụ : Con quốc quốc nhớ nước đau lòng, con gia gia thương nhà mỏi miệng. + Thể hiện trực tiếp ở câu cuối: sự đối lập giữa cảnh đèo bát ngát với mảnh tình nhỏ bé, cô đơn. Một mình đối diện với chính mình: Cụm từ " ta với ta" Câu 4: HS chỉ sự khác nhau của hai cụm từ " ta với ta" trong hai bài thơ ( 1 điểm) - Chỉ ra sự khác nhau: + Trong bài Qua Đèo Ngang: ta là tác giả, ta là nỗi lòng của tác giả. Tác giả đang đối diện với chính lòng mình. Nhấn mạnh sự cô đơn tuyệt đối (0,5) + Trong bài " Bạn đến chơi nhà": Ta là nhà thơ, ta là bạn nhà thơ. Nhấn mạnh, ta với ta, tuy hai mà một. Tình bạn đậm đà thắm thiết.(0,5). TTCM. Bạch Thị Yên. Người ra đề:. Trần Thị Thuý Nga.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×