Tải bản đầy đủ (.pptx) (38 trang)

Bai bao cao Buffont Sao kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 38 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường ĐH Sài Gòn Khoa SPKHXH Lớp: CDI1121. Danh sách nhóm 3 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.. Nhóm 1: - Giả thuyết Buffont - Các cuộc khám phá địa lí vĩ đại - Tìm hiểu về Kim tinh. Trần Ngọc Bảo (Trưởng nhóm) Nguyễn Thị Duyên Đỗ Thị Hân Trần Thị Hồng Phạm Phú Hoàng Kiệt Nguyễn Thị Nhi Nguyễn Thị Thu Thủy 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần 1: Giả thuyết Buffont. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Georges-Louis Leclerc, Comte (Count) de Buffon (1707 – 1788) • Ông sinh ra tại Montbard, Pháp. • Ông chủ yếu nghiên cứu về lịch sử tự nhiên, Histoire Naturelle, générale et paticulière là tác phẩm lớn của ông. Lần đầu tiên, hệ thống trình bày tất cả các kiến thức hiện có trong lịch sử tự nhiên, địa chất, và nhân chủng học trong một tác phẩm duy nhất. • Ông là người đầu tiên đề xuất lý thuyết rằng các hành tinh đã được tạo ra trong một vụ va chạm giữa Mặt trời và sao chổi. Trong khi dự án tuyệt vời của ông đã mở ra các khu vực rộng lớn của kiến thức.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giả thuyết Buffont (1749) • Chúng ta sống trên Trái Đất – một hành tinh nhỏ đang quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 30km/s. Hệ Mặt Trời cũng quay quanh tâm Thiên Hà của chúng ta với vận tốc khoảng 23km/s. Dải Ngân Hà gồm khoảng hai trăm tỉ ngôi sao. Kích thước của nó khoảng 100.000 năm ánh sáng.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> • Người ta phát đã phát hiện được hơn 65 hành tinh ở ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Trong đó có hành tinh sao Beta Pictoris (cách chúng ta 40 năm ánh sáng), và Pegasus (cách chúng ta 51 năm ánh sáng). • Một số phân tử hữu cơ đã được phát hiện ra trong bụi và khí giữa các ngôi sao. Điều này nói lên rằng các hành tinh với các phân tử hữu cơ có thể quay xung quanh các ngôi sao khác Mặt Trời. • Trái Đất được hình thành từ bao giờ và như thế nào cũng như các đặc điểm vật chất cấu tạo nên Trái Đất, các hiện tượng diễn ra bên trong hoặc trên bề mặt…là những điều mà con người đã tìm hiểu từ rất lâu, qua nhiều thế hệ. • Ngay từ khi có mặt trên Trái Đất con người đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu về nguồn gốc và mối quan hệ giữa nơi họ đang sống với Mặt Trời và vô vàn thiên thể luôn di động trên bầu trời…song tất cả mọi cố gắng cho tới nay vẫn chỉ dừng lại ở những giả thuyết khoa học. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> • Sau đây là những nét cơ bản của giả thuyết Buffont về nguồn gốc Trái đất (TĐ) và Hệ Mặt Trời (HMT): • TĐ và các hành tinh khác trong HMT được tạo ra do quá trình và chạm giữa MT và một số ngôi sao chổi lớn. Sự va chạm này dẫn tới MT vỡ ra nhiều mảnh. Theo thời gian, những mảnh vỡ này nguội dần thành các hành tinh trong đó có TĐ. • Vào đầu thế kỉ XVIII thì đây là quan niệm hoàn toàn mới – khi mà nhiều người vẫn cho rằng: TĐ là do thượng đế sinh ra. • Những thành tựu khoa học về vũ trụ sau này đều khẳng định: Sự va chạm không thể rạo ra được những mảnh vỡ đó, vì lõi vật chất của sao chổi rất nhỏ bé, hình dạng to lớn nhưng thật ra chỉ là một túi khí. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> • Trái đất khi mới hình thành là một khối vật chất nóng chảy. Theo thời gian, phần ngoài cùng nguội trước tạo thành lớp vỏ TĐ. Còn phần bên trong – dưới lớp vỏ, vật chất vẫn ở trạng thái nóng chảy. • Tuy còn nhiều tồn tại, chưa giải quyết được như sự quay ngược chiều của một số vệ tinh của Sao Chổi, sao Thiên Vương so với chiều quay chung của các thiên thể, quá trình ngưng tụ khí hình thành các hành tinh, lực tách các vòng khí trong quá trình hình thành các hành tinh…song đây là giả thuyết đầu tiên được xây dựng có hệ thống về nguồn gốc của Hệ Mặt Trời. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phần 2: Những cuộc khám phá địa lý vĩ đại. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lý • Trong thời cổ đại và đầu thời trung đại, hoạt động đường biển quen thuộc của những người châu Âu là đi lại quanh vùng biển Địa Trung Hải (đối với các nước ở phía Nam) và đi lại ven bờ Bắc Hải (đối với các nước ở phía Bắc). • Nhưng từ cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI, người châu Âu đột nhiên đã tiến hành nhiều cuộc mạo hiểm đường biển vòng quanh châu Phi sang Ấn Độ và vượt Đại Tây Dương đi tìm đất mới, mà người ta gọi là phong trào “phát kiến địa lý”.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> • Nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy người Italia nói riêng và người châu Âu nói chung phải tìm kiếm con đường mới sang Ấn Độ do nhu cầu về kinh tế. • Một nguyên nhân khác của phong trào phát kiến địa lý là lòng tham vàng của bọn quý tộc phong kiến và thị dân châu Âu. • Phương Đông được tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong cuốn truyện của người Ảrập Nghìn lẻ một đêm và cuốn du ký Mô tả thế giới (A Description of the World) của Marco Polo (12541324) (thương nhân thành Venezia, Italia) 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Những cuộc khám phá địa lí của người Bồ Đào Nha 1. Những cuộc thám hiểu do Henrique “Nhà Hàng Hải” lãnh đạo: Thám hiểm bờ biển châu Phi • Henrique O Navigator (Henrique “Nhà Hàng Hải”) (1394-1460) là hoàng tử Bồ Đào Nha, con thứ tư của vua Jõao I (1385-1433) • Năm 1416, “Nhà hàng hải” đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ. Từ năm 1418, “Nhà hàng hải” cùng các thủy thủ của mình đã thám hiểm nhiều đảo và đã tới vùng Sierra Leone. • Năm 1471, đoàn thám hiểm tới Costa do Marfim (Bờ Biển Ngà), năm 1473 tới vịnh Guinee, năm 1484 tới cửa sông Congo.. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2. Cuộc thám hiểm của Bartholomeu Dias: Vòng qua cực Nam châu Phi • Sau khi Henrique “nhà hàng hải” mất, cuộc thám hiểm của Bồ Đào Nha dưới đời các vua bồ đào nha Joao II (1481-1495) và Manuel I biệt hiệu “đại vương” (1495-1521) vẫn được đẩy mạnh, nhưng đã thay đổi mục đích. • Năm 1486, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Bartholomeu Dias (khoảng 1450-1500) thực hiện cuộc thám hiểm nhằm tìm ra đường đi từ châu Phi . • Ngày 3/2/1487, đoàn tàu của Dias đã tới mỏm Cực Nam Châu Phi. Khi vượt qua mũi Cực Nam Châu Phi, đoàn tàu của Diar đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất cực Nam Châu Phi này là mũi “Bão Táp”. • Về sau mũi “Bão Táp” được vua bồ đào nha Joao II de Portugal đổi tên thành mũi “Hảo Vọng”. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Cuộc thám hiểm của Vasco da Gama: Phát hiện đường biển sang Ấn Độ • Năm 1497 hạm đội 4 tàu của Vasco da Gama rời cảng Lisbon, Bồ Đào Nha. • Đoàn tàu của Vasco da Gama, bao gồm 4 tàu, đã sang được Ấn Độ và cập bến Calicut ở bờ biển Tây Nam Ấn Độ vào ngày 20/05/1498. Đến tháng 3/1499, đoàn tàu của Vasco da Gama trở về nước, chỉ còn 55 người sống sót, nhưng chở về đầy hương liệu và những sản phẩm Ấn Độ. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • Năm 1500, một đoàn tàu của Bồ Đào Nha do Pedro Alvarez Cabral (1467-1520) chỉ huy sang Ấn Độ bị bão biển đánh lạc sang Brazil (châu Mỹ). • Năm 1509 họ đã tới đảo Sumatra, năm 1511, họ chiếm Malacca và đảo Java, từ đó án ngữ con đường buôn bán giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Họ còn xâm nhập vào vùng Đông Á, năm 1520 họ tới Macao (Trung Quốc) và năm 1542 tới Nhật Bản. • Như vậy là một đế quốc thực dân Bồ Đào Nha to lớn đã được thiết lập, chạy dài trên 8000 km, từ bờ biển châu Phi, nhiều vùng ở châu Á và cả một phần Nam Mỹ (Brazil).. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Những cuộc khám phá địa lý của người Tây Ban Nha 1.Cuộc phát hiện ra Châu Mĩ của Christopher Colombus: Phát hiện ra châu Mĩ • Năm 1492, Colombus chỉ huy một hạm đội nhỏ gồm ba tàu buồm bắt đầu cuộc thám hiểm vượt Đại Tây Dương theo hướng Tây. • Lúc 2h sáng ngày 12-10-1492, đoàn tàu của Colombus đã trông thấy hòn đảo san hô nhỏ của quần đảo Bahama, ông đặt tên cho hòn đảo này là San Salvador . • Hai tuần sau, Colombo lại khám phá ra một hòn đảo khác lớn hơn, đó là đảo Cuba, rồi tiếp tục là đảo Haiti mà ông đặt tên là Hispaniola. • Colombus đã quay về hướng bắc, phát hiện và đặt tên nhiều hòn đảo ở vùng biển Ca-ri-bê ngày nay..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> • Ông cũng phát hiện ra dãy Quần đảo Virgin, đặt tên nó là Santa Ursulay las Once Mil Virgines, và đặt tên các quần đảo Virgin Gorda, Tortola, và Đảo Peter (San Pedro). • Ông tiếp tục đi tới Đại Antilles, và đổ bộ tại Puerto Rico (San Juan Bautista) ngày 19/11/ 1493 • Sau đó ông quay lại Cuba, thám hiểm bờ biển phía nam Cuba và nhiều hòn đảo xung quanh gồm cả Đảo Youth (La Evangelista). • Ngày 4-8-1498, chuyến vượt Đại Tây Dương lần thứ ba được tiến hành. • Sau khi khám phá ra hòn đảo Trinidad, ông tiến vào đại lục Nam Mỹ, vùng phía đông Sông Orinoco thuộc bờ biển vào đại lục nam Mỹ, vùng phái đông sông Orinoco thuộc bờ biển Venezuela (miền bắc Nam Mỹ).. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> • Do sự nổi loạn của dân da đỏ ở Haiti nên chuyến thám hiểm lần thứ 3 kết thúc. • Colombus còn tiến hành cuộc thám hiểm lần thứ tư (1502-1504), khám phá thêm vùng biển Trung Mĩ từ Honduras đến Colombia. Cuộc thám hiểm lần thứ tư là cuộc thám hiểm lần cuối cùng và là một thất bại khủng khiếp của Colombus. • Cuộc thám hiểm của Colombus kéo dài 12 năm (1492-1504), đã khám phá ra vùng đất mới là những quần đảo Antille và vùng ven biển phía đông Trung Mĩ từ Honduras cho đến Vennezuela, một lục địa mới mà cho đến lúc đó, nguời Châu Âu chưa biết tới. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Cuộc thám hiểm của Magienlan: Vòng quanh thế giới. lần đầu tiên bằng đường biển • Ferdinand Magellan (1480-1521), ở phía Bắc Bồ Đào Nha, là một nhà hàng hải Bồ Đào Nha, thực hiện cuộc thám hiểm tìm đường sang Châu Á theo hướng Tây. Do việc thám hiểm ra Châu Mỹ của Cristoforo Colombo chưa làm vừa lòng các vua Tây Ban Nha. • Năm 1519, Magenllan chỉ huy một đoàn thám hiểm gồm 5 chiếc tàu buồm cùng với 237 thủy thủ, rời hải cảng Sevilla ( ở miền Nam Tây Ban Nha) bắt đầu cuộc hành trình. • Cuối tháng 11, đoàn thám hiểm tới Nam Mỹ . • Tháng 10 năm 1520, Magellan tìm thấy ở phía sau mũi đất cao một eo biển vừa dài vừa hẹp ngăn cách đại lục với đảo Đất lửa, một hòn đảo ở mỏm cực nam châu Mĩ (về sau, eo biển này mang tên ông, eo Magellan).. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • Ngày 28/11/1520, hạm đội của Magellan bước vào cuộc thám hiểm một đại dương mới với 3 con tàu còn lại. Magellan đặt tên cho đại dương này là “Thái Bình Dương”. Do suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magienlan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. • Magienlan và các thủy thủ còn lại của mình sau khi đã đi qua quần đảo Marian (hiện nay là lãnh địa của Hoa Kỳ), đi được thêm 2.000 km và tới quần đảo Philippines. • Sự khám phá ra eo biển nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, cuộc hành trình qua Thái Bình Dương của Magellan là một cống hiến to lớn đối với việc nghiên cứu địa lí. • Đoàn thám hiểm tiếp tục cuộc hành trình đi về phía các biển ở phía đông châu Á và Ấn Độ Dương. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> • Ngày 16/03/1521, đoàn đi đến đảo Siargao, là một đảo ở về phía cực đông Philippines (phía bắc đảo Mindanao). Sau đó đoàn thám hiểm tiếp tục đi về phía tây và tây bắc qua eo biển Xurigao giữa hai đảo Leyte và Mindanao. Rồi tiếp tục tới thành phố Cebu trên đảo Cebu nằm ở trung tâm Philippines. • Ngày 27/4/1521, Magellan cùng thủy thủ lội nước tới một đảo. Cuối cùng ông đã bị chết cùng 7 thủy thủ trong đoàn (Ngày 6/3/1521). Cuộc đời của nhà hàng hải nổi tiếng đã kết liễu ở đây, mà chưa hoàn thành được sự nghiệp vòng quanh thế giới của mình. Sau khi Magellan chết, đoàn tàu tiếp tục cuộc hành trình tới đảo Molucca mặc dù không ai rõ đảo này ở đâu. • Đoàn tiếp tục cuộc hành trình đi về phía tây nam dọc theo phía tây đảo Mindanao. Chỉ huy của đoàn tàu được cử ra là Carvalio. Rời đảo Mindinao, đoàn đi về phía tây và tới đảo cực tây của Philippines. Từ đó họ lại tới đảo Brunei. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> • Từ Brunei đoàn thám hiểm lại quay trở về đảo Palawan rồi tới Mindanao. Đoàn đi lạc hướng như vậy cho đến cuối tháng 10 năm 1521. Cuối cùng đến ngày 8 tháng 11 họ mới tới chợ hương liệu ở đảo Tidore (thuộc quần đảo Molucca). • Đoàn quyết định trở về Tây Ban Nha theo hai đường. Một là quay lại đường cũ vượt Thái Bình Dương qua eo Magellan. Hai là sẽ đi về phía Ấn Độ Dương, qua mũi Hảo Vọng để về Tây Ban Nha. Cuối cùng, chỉ có 1 tàu đi về phía Ấn Độ Dương quay trở lại Tây Ban Nha. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> • Như vậy là chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất đã hoàn thành, kéo dài trong hai năm rưỡi (20 /9 /1519 – 15/4/1522). • Magellan tuy không về được tới đích, nhưng đoàn thám hiểm do ông tổ chức đã hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định trái đất hình cầu. • Tiếp sau sự phát hiện ra châu Mỹ của Cristoforo Colombus, Magellan đã phát hiện ra một đại dương bao la (Thái Bình Dương) nằm giữa châu Mỹ và châu Á. • Những cuộc phát kiến địa lí về cơ bản đã được thực hiện. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lý • Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. • Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học... • Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hoá thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. • Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hoá khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân.... 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Phần 3: Tìm hiểu về Kim tinh. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> • Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (tên tiếng Anh: Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất (terrestrial planet). • Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. • Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. • Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Khí quyển • Sao Kim có một bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí (CO2), 3% đạm khí (N2) và các loại axít khác nhau. • Áp suất khí quyển của Sao Kim cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất. Sao Kim hấp thụ nhiệt mà không bức xạ được nhiệt ra ngoài không gian vì bầu khí quyển có quá nhiều thán khí. (Đây là một hiện tượng mà rất nhiều nhà khoa học sợ là sẽ xẩy ra cho Trái Đất nếu các kỹ nghệ trên thế giới tiếp tục thải thán khí vào bầu khí quyển.) • Nhiệt độ bề mặt của Sao Kim, do đó, rất cao – nóng hơn Sao Thủy mặc dù Sao Kim cách xa Mặt Trời gấp đôi Sao Thủy và rất ít ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào bề mặt của Sao Kim.. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> • Một hậu quả của các chất hóa học nặng trong không khí là những lớp mây dầy đặc che kín hành tinh này. Mây của Sao Kim chứa những hạt chất lỏng nhỏ li ti; nhưng thay vì những hạt nước như tại Trái Đất, đây là những hạt axít. • Những lớp mây này phản chiếu đa số ánh sáng Mặt Trời và khiến cho Sao Kim trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời (sao Kim có thể nhìn thấy bằng mắt thường kể cả ngay sau khi Mặt Trời mọc). • Nếu không có những lớp mây này, nhiệt độ của Sao Kim, dù đã quá nóng, sẽ còn nóng hơn nữa vì sẽ không có gì ngăn cản ánh sáng Mặt Trời. • Gió trong các lớp mây của Sao Kim có thể đạt đến 350 km/h nhưng tại bề mặt chỉ vài km/h. Tuy nhiên, với một lượng axít cao, gió trên bề mặt Sao Kim có thể ăn mòn các vật cản trở một cách dễ dàng 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • •. • •. Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời Nhiệt độ tại bề mặt của Sao Kim, như giải thích ở trên, rất cao – trung bình vào khoảng 464C (740K). Đây là nhiệt độ nóng đủ để biến kim loại chì thành chất lỏng. Sự cách biệt về nhiệt độ tại bề mặt giữa ban ngày và ban đêm của Sao Kim rất ít vì ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời trên nhiệt độ rất ít. Sao Kim có thể xem như là hành tinh với khí hậu nóng nhất Thái Dương Hệ. Ánh sáng Mặt Trời, vì bị mây che, chỉ còn khoảng 1/3 khi đến bề mặt của Sao Kim. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bề mặt •Trong bốn hành tinh thuộc loại hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ (Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa), Sao Kim có một bề mặt tương đối phẳng nhất – hơn 90% bề mặt của Sao Kim được phủ bằng dung nham. Những chỗ không bị phủ sẽ được bào mòn bởi gió của một bầu không khí dầy đặc. •Ngay cả những hố tạo ra bởi những tảng đá rơi vào từ ngoài không gian cũng không thể nào quá to hay quá lởm chởm vì áp suất cực cao của khí quyển đè xuống bề mặt và không làm cho đất đá văng vãi tứ tung. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> •Trên mặt, Sao Kim có hai cao nguyên khổng lồ chính, vượt hẳn lên trên những bình nguyên ở phía dưới. •Cao nguyên ở bắc bán cầu có tên là Ishtar Terra. Đây là một vùng đất cao, rộng vào cỡ Úc và chứa ngọn núi cao nhất của Sao Kim: Maxwell Montes (cao khoảng 11 km). •Cao nguyên ở nam bán cầu rộng vào cỡ Nam Mỹ và có tên là Aphrodite Terra. Nằm xen vào hai cao nguyên này là những cao nguyên nhỏ và thấp hơn như Atalanta Platina, Guinevere Platina, Lavinia Platina... •Các nhà khoa học cho rằng Sao Kim, giống như Sao Thủy và Trái Đất, có một lõi sắt hình cầu (bán kính 3000 km) ở giữa, một lớp dung nham ở ngay trên và các lớp đất và đá ở trên nữa. Vì không có hơi nước trong không khí nên đá trên Sao Kim cứng hơn đá của Trái Đất. Các núi lửa trên Sao Kim vẫn còn hoạt động. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Quỹ đạo và vận tốc quay •Quỹ đạo của Sao Kim, tuy là hình elip như quỹ đạo của các hành tinh khác, nhưng tương đối tròn – độ lệch tâm của quỹ đạo này gần như 0. •Sao Kim quay một vòng xung quanh Mặt Trời trên quỹ đạo này mất khoảng 225 ngày. Một năm Sao Kim, do đó, dài bằng 225 ngày của Trái Đất. •Sao Kim quay rất chậm và quay ngược chiều với các hành tinh khác: từ đông sang tây thay vì từ tây sang đông. •Trong Thái Dương Hệ chỉ có 2 hành tinh và 1 hành tinh lùn quay ngược như vậy: Sao Kim, Sao Thiên Vương và Sao Diêm Vương (Sao Thiên Vương không những quay ngược mà còn nằm ngang trên quỹ đạo). 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> • Vận tốc quay của sao Kim, do đó, là -6.5 km/h – vận tốc quay nhỏ nhất của các hành tinh trong Thái Dương Hệ. • Với một vận tốc nhỏ như vậy, Sao Kim phải mất 243 ngày để quay một vòng xung quanh chính nó. Một ngày Sao Kim, do đó, dài hơn 243 ngày của Trái Đất. • Một trong nhiều giải thích cho sự chậm chạp này là một sự va chạm giữa Sao Kim và một thiên thể khá lớn trong quá khứ đã làm cho hành tinh này đổi chiều quay. • Vì một ngày Sao Kim dài hơn một năm Sao Kim, một người sống trên Sao Kim, nếu chọn đúng thời gian, có thể ăn mừng hai lần sinh nhật trong cùng một ngày. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Vào năm 2007, tàu Venus Express tìm ra bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của sét trên sao Kim. Sét đã làm thay đổi thành phần hoá học trên trái đất - như tạo ra ôzone và nitơ ôxit. Vì thế các nhà nghiên cứu phỏng đoán chớp cũng có ảnh hưởng tương tự trên sao Kim. Ảnh: NASA. Năm ngoái tàu Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phát hiện ra rằng sao Kim cũng có tầng ozone giống như trái đất. Venus Express tìm ra tầng ozone của sao Kim khi nó quan sát các ngôi sao xa qua bầu khí quyển của sao Kim. Dữ liệu mà tàu gửi về cho thấy độ sáng của các ngôi sao không lớn như dự kiến. Nguyên nhân là tầng ozone của sao Kim đã hấp thụ một phần ánh sáng cực tím của chúng. Ảnh: NASA.. 5 phát hiện mới về sao Kim Nguồn: vnexpress.net.. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> •. Hồi tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Đài thiên văn Paris tại Pháp phát hiện sao Kim đang quay chậm hơn sau khi phân tích dữ liệu từ một phổ kế trên Venus Express. Nhóm nghiên cứu tính toán rằng thời lượng một ngày của sao Thủy tăng thêm 6 phút rưỡi. Một ngày sao Kim tương đương 243 ngày trên trái đất. Họ cho rằng quá trình cọ xát giữa bầu khí quyển và bề mặt sao Kim khiến chuyển động của bề mặt trở nên chậm hơn. Ảnh: planetforkids.org.. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Sao Kim là hành tinh có nhiều núi lửa nhất trong hệ Mặt Trời. Hơn 1.000 khu vực núi lửa lớn tồn tại trên bề mặt sao Kim. Dung nham từ những ngọn núi lửa tạo ra vô số rãnh có chiều dài tới vài trăm km trên bề mặt của hành tinh. Ảnh: NASA. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Do sao Kim không có từ trường nên từ lâu giới khoa học luôn nghĩ cực quang không tồn tại trên hành tinh này. Nhưng sau khi phân tích dữ liệu từ tàu Venus Express, các chuyên gia phát hiện thứ giống như cực quang trên trái đất cũng hiện diện trên sao Kim. Đó là những lớp bọt từ khổng lồ bao bọc nó. Ảnh: NASA.. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Cám ơn thầy và các bạn đã theo dõi bài báo cáo của nhóm 3. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×