Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIAI THOAI VE TRUONG THI BINH DINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.67 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giai thoại về Trường Thi Bình Định</b>



Trường thi Bình Định ra đời từ thời vua Tự Đức (1851) là trung tâm văn hóa một thời đã tồn tại
gần bảy thập kỷ, tổ chức được khoảng hai chục kỳ thi hương, đào tạo ra hàng trăm vị cử nhân và
nhiều học vị tú tài cho các tỉnh Nam Trung bộ.


Trường thi Bình Định ra đời từ thời vua Tự Đức (1851) là trung tâm văn hóa một thời đã tồn tại
gần bảy thập kỷ, tổ chức được khoảng hai chục kỳ thi hương, đào tạo ra hàng trăm vị cử nhân và
nhiều học vị tú tài cho các tỉnh Nam Trung bộ. Từ khi bãi bỏ chữ Hán, trường thi hoang phế dần.
Đầu kháng chiến chống Pháp, thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến, Trường thi bị đập phá
để đề phòng địch tới chiếm đóng nên nay chỉ cịn mấy đống đất đá làm dấu vết.


Cụ Nguyễn Đình Phùng quê xã Nhơn Hòa, năm 1987 đã 79 tuổi, là người thời niên thiếu còn
được chứng kiến khá nguyên vẹn quang cảnh Trường thi kể lại rằng: Trường thi ở phía Tây Nam
thành Bình Định, nằm gần bờ sơng này thuộc xã Nhơn Hòa rộng tới trên bảy, tám mẫu đất.
Trường thi chia làm hai khu vực: Khu dành cho sĩ tử dựng lều, đặt chõng trên bốn mẫu; khu vực
dành cho các quan giám khảo, các thừa sai và lính canh giữ làm việc khoảng trên ba mẫu. Trong
ba mẫu cất nhà cho ban giám khảo chia làm bốn lơ (4 di): tả, hữu, giáp, ất. Chính giữa là nhà
nhập đạo cách đều bốn di. Bốn phía Trường thi xây dựng thành đá ong bao bọc, thành cao 4
thước 5 tấc (hơn 1 mét Tây). Ngồi chân thành có đào hồ chạy quanh để khơng cho người ngoài
lọt vào trong thời gian thi. Ở mỗi cạnh bờ thành có cổng cho sĩ tử đi vào khu vực thi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cũng vui vẻ, niềm nở tiếp đón. Vả lại đây cũng là dịp tốt để các gia đình, các thục nữ chọn ơng
cử, ông tú tương lai làm con cái nhà.


Kỳ thi mở sau vụ mùa, việc gặt hái đã xong xuôi nên bà con trong vùng dựng lều bán hàng cơm
và bút mực hai bên các ngả đường dẫn tới Trường thi. Mỗi thí sinh thường có đệ tử mang khăn
gói bút nghiên đi theo nên khơng khí trong vùng trước ngày thi thật rộn ràng, náo nức.


Đến giờ thi các quan giám khảo mặc áo đại trào đứng ở nhà thập đạo cho thừa sai phát loa gọi
tên thí sinh đang đứng chờ ở bốn di. Nghe tới tên mình, thí sinh tiến vào theo người hướng dẫn


đi tới nơi dành cho mình để tự dựng lều, đặt chõng, sắp xếp đồ đạc giấy bút mang theo. Khi nơi
ăn chốn ở đã an bài thì quan chủ khảo mới ra lệnh phát đề thi tới từng người. Nội quy thi khá
nghiêm ngặt: Lều ai nấy ở, chõng ai nấy ngồi làm bài, không được quay lại hỏi bài, xem bài của
nhau. Thi có nhiều bài, thí sinh phải qua nhiều vịng như lệ thi Hương chung cả nước.


Kỳ thi Hương đầu tiên ở Trường thi Bình Định một thí sinh Quảng Ngãi đậu thủ khoa nên mới
có câu ca:


Tiếc cơng Bình Định xây thành


Để cho Quảng Ngãi vào dành thủ khoa


Các sĩ tử Bình Định bực mình quyết chí học tập nên mấy kỳ thi sau đỗ thủ khoa liên tiếp mới có
câu ca đáp lại:


Uổng công Quảng Ngãi đường xa
Để cho Bình Định thủ khoa ba lần
Kể tới đây, cụ Phùng bảo chúng tôi:


- Cái sự học ngày xưa ganh nhau là thế. Trường thi chỉ vài chục người đậu cử nhân và trên dưới
bốn chục người đậu tú tài mà thơi. Thi thì nhiều mà đậu lại rất ít. Có người văn hay chữ tốt đã
dạy học trị thi đỗ cử nhân còn thầy bao lần đến Trường thi cũng chỉ đậu tú tài mà thôi. Các cụ
bảo các vị này khơng có "dun trường". Cụ Nguyễn Diêu ở Tuy Phước và cụ Phạm Vĩnh Bình
ở Phù Cát giỏi giang là thế, mỗi người năm bảy lần thi mà rồi cũng đành ôm hận làm ông tú suốt
đời.


Ở Bình Định có ơng cử Trần Kỳ Xương nổi tiếng hay chữ thi lần đầu chỉ đỗ tú tài. Ba năm sau,
khi vào trường thi ông lấy rơm bện thành dây cột bó đầu lại ngồi trên chõng làm bài. Khi quan
chủ khảo tới lều ông, thấy vậy liền hỏi:



- Tại sao lại phải cột rơm vào đầu?


- Thưa tôi lấy rơm cột chặt đầu cho khỏi nhức.


Quan chủ khảo biết cậu thí sinh có nét mặt tinh nghịch này muốn nỡm mình liền hỏi tiếp:
- Sao anh nhức đầu nhiều thế?


- Thưa vì trong đầu tôi nhiều chữ quá ạ!


Quan chủ khảo đành nén giận cười nhạt đi sang lều bên cạnh.


Một lần khác, một thí sinh khi làm bài cứ ngồi dựa vào cột lều dúi đầu vào nơi râm mát và mở
cúc áo phơi cái bụng ra ngoài nắng ai thấy cũng phải buồn cười. Quan chủ khảo tới lều, tưởng
anh ta nằm ngủ liền quát:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Anh này giả vờ giật mình tỏ vẻ ngạc nhiên và vội vàng đứng dậy thưa:


- Bẩm ngài! Tôi phải phơi bụng ra ngoài nắng để khỏi mốc mất bồ chữ dành dụm mười năm mới
có đấy ạ!


Quan chủ khảo sầm mặt bỏ đi. Kỳ thi ấy anh ta bị đánh trượt vì tội kiêu căng.


Kỳ thi năm Ngọ, sĩ tử được quan chánh khảo lần này là người nổi tiếng tham bỉ, hay kiếm
chuyện để làm hại thí sinh. Vị này thường tìm mọi cách ăn tiền đút lót của các nhà hào phú có
con học dốt nhưng muốn đỗ tú tài để lên mặt với thiên hạ. Mọi người đều biết nhưng vì quan
được Thượng thư bộ Học che chở nên đành im tiếng. Bấy giờ có anh thí sinh họ Đái vốn thơng
minh, học giỏi lần trước đáng lẽ đỗ cử nhân nhưng vì phạm húy nhẹ nên bị đánh trượt. Tên anh
ta vốn là Đái Đình Tạo nhưng anh mua chuộc được viên thư lại của giám khảo để viết nhầm chữ
Đình thành chữ Đầu, chữ Tạo thành chữ Tao nên khi viên thừa sai cầm gọi tên anh vào cửa ất
làm cho đám sĩ tử được một phen cười vỡ bụng. Quán chánh chủ khảo giận tím mặt nhưng đành


phải làm ngơ. Kỳ thi ấy anh bị đánh hỏng từ vịng đầu.


Trong các kỳ cũng có người chun nghề thi mướn để kiếm sống đó là những ơng tú học giỏi thi
hộ cho người khác được vào nhất trường hay nhị trường để lấy tiếng với xóm làng.


Ở Trường thi Bình Định cũng có thi võ. Người đỗ cử nhân võ đầu tiên là ông Bùi Khắc Tri ở
Nhơn Hòa (An Nhơn). Sau khi làm lễ xướng danh, quan chánh chủ khảo mời quan tuần phủ Bình
Định sang dự yến. Trong bữa tiệc quan tuần phủ bảo ông:


- Là người đỗ cử nhân võ đầu tiên ở Trường thi Bình Định, ơng có thể cho tơi xem biệt tài của
ông được không?


Nghe quan tuần phủ bảo vậy, ơng Bùi Khắc Tri khơng nói một lời, nâng ly rượu đứng dậy nhún
mình nhảy lên đầu đụng địn dơng nhà rồi nhẹ nhàng rơi xuống ngồi đúng chỗ cũ mà chén rượu
khơng sánh ra ngồi. Quan tuần phủ Bình Định vơ cùng khâm phục võ nghệ của ông nên tâu về
triều xin cho ông được làm võ quan đặc trách việc bảo vệ thành Bình Định.


Trong gần bảy mươi năm tồn tại Trường thi Bình Định đã tạo ra nhiều nhân tài cho quê hương
xứ sở. Việc bãi bỏ Trường thi Bình Định cũng để lại nỗi luyến tiếc với những ai còn vương vấn
với nền thi cử xưa trong bài ca:


Nhớ xưa vua mở khoa thi
Ngựa xe sĩ tử một thì hiển vinh
Bây giờ vua bỏ hương, đình
Mở trường dạy chữ la-tinh ba kỳ
Nhiều nhà lưu trữ sử kinh


Lưu truyền con cháu, uống mình cơng phu
Buồn thay giấy ngọn ba xu



Tiếc thay luận ngữ, xuân thu lại tàn
Thầy đồ ngơ ngác thở than


Xé sách vấn thuốc quăng tàn đầy hiên
Than ôi chữ nghĩa thánh hiền!


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

×