Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Điều khiển hoa lài ra theo ý muốn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.84 KB, 4 trang )

Điều khiển hoa lài ra theo ý muốn



Hoa lài dùng để ướp chè, ép tinh dầu sản xuất hoá mỹ phẩm, vào mùa mưa
cây lài phát triển tốt, hoa ra nhiều nhưng lại không được giá. Mùa khô từ tháng
10 dương lịch trở đi, thời tiết ít mưa, khô hạn cây lài kém phát triển, hoa nở ít và
trở nên khan hiếm, giá cả rất cao.

Những năm gần đây một số bà con ở vùng chuyên canh hoa lài đã biết xử lý để
hoa ra trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, điển hình là hộ anh Nguyễn
Văn Tới ở ấp Bốn Phú, xã Trung An, huyện Củ Chi, TPHCM, anh không chỉ giỏi điều
khiển cho hoa lài ra theo ý muốn, mà còn là người đi tiên phong trong việc nhân giống
hoa lài cung cấp cho thị trường.
Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Hội nông dân xã Trung An, huyện Củ Chi cho
biết: Hiện nay toàn xã có 37 ha trồng cây hoa lài, nếu giá cả cứ ổn định như bây giờ,
thì người dân trồng hoa lài sống khoẻ re. Nhờ trồng hoa lài nhiều hộ trở nên khá giả.
Anh Nguyễn Văn Tới cho hay: Trước đây anh đã từng trồng lúa, do đất bị
nhiễm phèn lúa kém năng suất, anh chuyển qua trồng mía, làm đường… nhưng cuộc
sống vẫn không khá lên được. Đang loay hoay với 5 sào vườn chưa biết chuyển đổi
cây gì, đầu năm 2000 tình cờ anh đi qua chơi nhà người bạn ở xã An Phú Đông, quận
12, thấy gia đình người bạn trồng hoa lài. Anh liền lân la học hỏi kinh nghiệm và đưa
một ít giống về trồng thử. Lúc đầu anh trồng 1 sào, thấy cũng dễ trồng, so với trồng
lúa và trồng mía thì nhàn và thu nhập cao hơn nhiều, thế là anh chuyển qua trồng hoa
lài từ đó.
Theo anh Tới, hoa lài trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất phù
sa ven sông, hay đất sét pha cát nhẹ. Hoa lài rất cần nước nhưng không chịu được úng,
nên chọn thế đất cao ráo, thoát nước.
Cách trồng: Cần làm đất tơi xốp rồi lên liếp, sau đó đào hố rộng 40 cm; sâu
30cm, trộn 2kg phân chuồng + 100g phân lân + 1 nắm vôi bột đổ xuống hố, lấp một
lớp đất mỏng ủ từ 5 – 7 ngày.


Cây giống: Chủ yếu trồng bằng phương pháp giâm cành, hoặc chiết. Đặt cây
giống xuống, lấp ngang mặt bầu. Trồng xong tưới nước luôn, ngày tưới 1 lần, trời mưa
không cần tưới. Cây lài trồng sau 1 tháng tiến hành bón phân, liều lượng 25 kg DAP +
5 kg ure/1.000m2. Tháng thứ 3 bón 25kg DAP + 5kg ure + 5 kg phân kali, tháng thứ 3
bắt đầu ra hoa, ta tỉa bỏ. Tháng thứ tư mới bắt đầu thu hoạch hoa để bán, khi lài ra hoa
đều, mỗi tháng bón một lần, năm thứ 4 bắt đầu bón phân NPK loại 20 – 20 – 15, phân
bón tăng dần lên theo tuổi và tăng trưởng của cây.
Qua nhiều năm vật lộn với nghề trồng lài, anh Tới đã mày mò nghiên cứu điều
khiển được hoa ra theo ý muốn và anh muốn chia sẻ một số kinh nghiệm: Hoa lài có
rải rác quanh năm, nhưng muốn thu nhập cao cần tiến hành xử lý cho hoa ra đúng thời
điểm mình muốn. Khác với điều khiển cây ăn trái, hoa lài không cần phải xiết nước,
mùa khô 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần, nếu tưới nhiều hoa bị hư. Khi cây hoa lài được 2
năm tuổi, cây đã sung, tiến hành xử lý như sau: đốn cây 30%, dùng phân bón (chủ yếu
cân đối giảm đạm, tăng kali) ức chế sinh trưởng của cây. Cuốc xung quanh gốc, sau đó
bón phân; phân bón gốc NPK 10 – 30 – 30; kết hợp xịt phân bón lá NPK 10 – 30 – 30,
cứ sau bón 10 ngày cây sẽ nảy tược và ra hoa rất mạnh. Hiện nay mỗi ngày anh Tới hái
được trung bình 8 kg hoa tươi, bán với giá từ 100.000 – 150.000đ/kg. Hoa thu hái
được vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường.
Qua việc trồng, điều khiển hoa ra trái vụ, gia đình anh Nguyễn Văn Tới đã trở
nên khá giả, cuộc sống kinh tế dần dần ổn định có mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra anh còn có vườn ươm cây lài giống để cung cấp cho bà con nông dân.

Đi qua một con mương nhỏ chúng tôi sang thăm vườn của anh Tống Văn Rẫy,
người cũng chuyển đổi 3 sào đất trồng mía sang trồng lài. Anh Rẫy tâm sự: Trồng lài
cũng dễ, nếu so với trồng lúa thì trồng lài lãi gấp nhiều lần và rất nhàn. Từ hồi trồng
lài cuộc sống dần ổn định và khá lên, con cái học hành yên tâm, không phải lo chạy
tiền như trước nữa. Cùng suy nghĩ vối anh Rẫy, bà Nguyễn Thị Nhỏ, chuyển đổi từ 1,2
ha đất trồng mía sang trồng lài, mỗi ngày cũng thu được trên 10kg kg.
Anh Lê Tuấn Kiệt, chuyên gia kỹ thuật, có nhiều kinh nghiệm, cũng là người
bao tiêu sản phẩm hoa lài cho hay: Trước đây anh ở quận 12, gia đình có bề dầy kinh

nghiệm trồng lài, do quá trình đô thị hoá, diện tích trồng lài bị quy hoạch, giải toả. Anh
chuyển qua xã Trung An, vừa tư vấn kỹ thuật cho các hộ trồng lài, vừa thu mua sản
phẩm. Nếu tính tất cả các lái thu gom lại, một ngày thu mua trong xã từ 300 – 1.000 kg
hoa lài tươi, rồi lại phân phát cho các công ty, các cơ sở ướp chè ở Lâm Đồng,
TPHCM…

×