Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Kinh tế và đầu tư 2009-2010 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 15 trang )



Nền kinh tế thế giới 2009 có dấu hiệu thoát đáy khủng
hoảng sau những gói chi tiêu khổng lồ của các chính
phủ



Năm 2010 kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục
trong khó khăn và thận trọng



Theo nhịp với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã phục
hồi đà tăng trưởng từ quý II/2009 sau gói kích cầu của
chính phủ



Triển vọng 2010 lạc quan hơn 2009 song thâm hụt ngân
sách, thâm hụt thương mại, lạm phát sẽ giới hạn khả
năng tăng trưởng



Thị trường chứng khoán 2010 có thể tăng trưởng ổn
định song thận trọng hơn năm 2009





Nội dung chính



CÔNG TY TÀI CHÍNH Cồ PHấN
HANDICO

Hà Nội, 05 tháng 01 năm 2010
KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
KINH TẾ & ĐẦU TƯ
2009-2010
Nhóm phân tích
Nguyễn Thu Phương
Hà Thu Trang
Đặng Thành Long


MỤC LỤC
Lời mở đầu
2
Kinh tế thế giới
3
Kinh tế Việt Nam
6
Thị trường niêm
yết
10
Thị trường trái
phiếu
12

Thị trường vàng
14



Năm 2009 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam. Từ chính sách thắt
chặt tiền tệ và tín dụng nhằm ngăn chặn lạm phát vào cuối năm 2008, Việt Nam đã
chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ-tín dụng và tích cực chi tiêu khi nền kinh tế
rơi vào vực suy thoái trong quý I/2009. Từ qúy II/2009, sản xuất và tin dụng đã tăng
trở lại. Tuy vậy, đến cuối quý III/2009, tin dụng đã tăng sát ngưỡng mục tiêu 30%
trong khi căng thẳng đã xuất hiện trên thị trường vàng-ngoại hối, chính sách một
lần nữa phải chuyển từ hỗ trợ tăng trưởng sang ổn định vĩ mô. Ngày 25/11/2009,
Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở châu Á nâng lãi suất cơ bản (từ 7% lên
8%) kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra đồng thời phá giá đồng VND 5%. Thị trường
chứng khoán sau những tháng phục hồi mạnh mẽ và đầy lạc quan đã phải dừng
bước trước những khó khăn đầy rẫy của nền kinh tế thực. Gói kích thích kinh tế
quy mô lớn của Chính phủ, chủ yếu thông qua tăng tin dụng và tăng đầu tư cho các
dự án lớn, trong khi giúp vực đỡ một bộ phận của nền kinh tế ra khỏi khó khăn,
cũng đã sinh ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết.
Trong những năm kinh tế tăng trưởng cao 2003-2007 (tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm 7.5%), bối cảnh kinh tế thế giới là hết sức thuận lợi cho các chính
sách kinh tế vĩ mô:

1-Thương mại thế giới tăng mạnh và đều đặn
2-Các dòng vốn rẻ và thanh khoản tràn ngập các thị trường tài
chính thế giới
3-Lạm phát ở mức thấp

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, những điều kiện thuận lợi trên không
còn, khiến cho không gian xoay trở của các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam

trở nên rất chật hẹp. Sự cân bằng mỏng manh giữa mục tiêu tăng trưởng và yêu
cầu kiềm chế lạm phát cũng như tính ổn định của hệ thống tài chính khiến Nhà
nước chốc chốc lại phải nhảy từ thái cực này sang thái cực kia của chính sách tin
dụng-tiền tệ. Tâm lý bất định tràn ngập thị trường khiến việc ra các quyết định đầu
tư dài hạn trở nên khó khăn và là cản trở lớn cho bất kỳ sự phục hồi bền vững nào.
Kinh tế Việt Nam giống như một chiếc xe đang đi trên một lằn ranh mong manh
giữa tăng trưởng và ổn định, luôn luôn phải sẵn sang cho những khúc cua bất ngờ
hay những cú phanh gấp, mà tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào!
Sự đổi hướng thường xuyên và khó định trong chính sách kinh tế vĩ mô có thể một
phần do tác động từ những biến động khó lường của thị trường tài chính thế giới,
song nguyên nhân sâu xa nằm ở :

1-Thể chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện (Sự độc lập của Ngân hàng
trung ương, minh bạch thông tin…)
2-Vốn đầu tư xã hội phân bổ kém hiệu quả (tập trung vào khu vực nhà
nước có ICOR cao nhất…)
3-Cơ cấu kinh tế lạc hậu (tăng trưởng kinh tế chủ yếu do xuất khẩu tài
nguyên và tập trung tin dụng vào xây dựng)

Những yếu điểm trên không thể nhanh chóng biến mất và có thể giải quyết bằng
biện pháp kinh tế thuần túy. Cho đến khi đó, các thị trường tài chính ở Việt Nam
trong đó có thị trường chứng khoán sẽ phải phục hồi trong sự cảnh giác cao độ với
những động tác bất ngờ từ phía chính sách và môi trường vĩ mô.
Lời mở đầu
“Kinh t 2010
s phc hi
trong khó
khăn và thn
trng”
Page 2

KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
Đến cuối năm 2009, các chỉ số kinh tế cơ bản của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều cho thấy nền
kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Điều này không gây ngạc nhiên sau khi các chính phủ trên thế
giới đã trước sau tung ra những gói chi tiêu khổng lồ và hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục. Tổng cộng trong
năm 2009 các chính phủ đã chi 12500 tỷ USD
1
, tương đương 20.6% GDP thế giới năm 2008, tập trung vào:
1 -Làm sạch bảng cân đối tài chính cho hệ thống ngân hàng-tài chính
2 -Đảm bảo thanh khoản và đảm bảo thanh toán cho hệ thống tin dụng
3 -Tăng chi tiêu, giảm thuế để kích cầu
Các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, đã phục hồi mạnh mẽ nhất. Đây cũng là nơi các chính phủ có
những biện pháp kích thích kinh tế kịp thời và bạo tay nhất dựa trên nền tảng vĩ mô lành mạnh, tỷ lệ tiết
kiệm cao, thâm hụt ngân sách và nợ thấp, dự trữ ngoại hối dồi dào sau gần một thập kỷ tăng trưởng kinh tế
cao và duy trì mức thặng dư thương mại lớn.
Niềm tin người tiêu dùng cũng đã được cải thiện. Giá cả một số nguyên nhiên liệu đã phục hồi. Lạm phát
vẫn chưa phải là mối lo lớn trong chừng mực mà sản lượng thực tế còn thấp hơn sản lượng tiềm
năng.Thương mại toàn cầu bắt đầu sôi động trở lại. Nhìn chung năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu được cho là đã chạm đáy. Mức độ phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 có thể còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nhưng nền kinh tế nhìn chung được kỳ vọng là sẽ thoát suy giảm và có thể tăng trưởng
nhẹ.
Cầu tiêu dùng toàn cầu
có dấu hiệu hồi phục và
các hoạt động thương
mại quốc tế đã bắt đầu
sầm uất trở lại. Đây là
điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu Việt Nam tăng
trưởng trong năm 2010.
Biểu. Tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại toàn cầu 2005-2009
Nhà nước ra tay vực đỡ nền kinh tế

Biểu. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ 2005-2009
“Đn na sau năm 2009 hu
ht các nn kinh t trên th
gii đã tăng trưng tr li
nh các gói chi tiêu khng
l ca nhà nưc”
Page 3
KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
Mặc dù kinh tế đã tăng trở lại vào nửa sau năm
2009, song đây gần như chỉ là hệ quả tất nhiên của
hàng loạt gói chi tiêu khổng lồ của chính phủ các
nước. Sự phục hồi có thể không còn mạnh mẽ như
vậy sang năm 2010 vì những nguyên nhân sau:
1-Tình hình thất nghiệp chưa được cải thiện
2-Các gói kích thích kinh tế sắp chi hết hoặc đã hết
3-Khả năng ngân hàng trung ương tiếp tục hỗ trợ
thanh khoản và tín dụng không còn mạnh vì lãi
suất hiện tại đã ở mức thấp kỷ lục
4-Sản lượng tăng năm 2009 do các công ty đã
tăng tích trữ để thu lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ
trong năm 2009 sau khi cắt giảm sản xuất và hàng
tồn kho hàng loạt cuối năm 2008.
Biểu. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ 1947-2009
Biểu. Thâm hụt ngân sách Mỹ 1999-2009 Biểu. Tỷ giá gia quyền đồng USD với các đồng tiền lớn
Thách thức 2010
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao chứng tỏ sản lượng còn ở dưới mức tiềm năng rất
nhiều, khả năng lạm phát cao trong năm 2010 là không nhiều và vi vậy chính sách
tiền tệ được dự báo là sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, những vụ phá sản và vỡ nợ hàng loạt, bảng cân đối tài sản của hệ

thống ngân hàng đã bị tổn thất nặng nề. Các ngân hàng vẫn còn đang trong giai
đoạn xây dựng lại bảng cân đối nên khó có thể mở rộng tin dụng ngay được. Các
quy định an toàn mới cho hệ thống ngân hàng cũng sẽ hạn chế khả năng cho vay
của họ.

Với hàng loạt gói chi tiêu kích thích kinh tế khổng lồ năm 2009, thâm hụt ngân sách
Mỹ đã lên mức cao kỷ lục, vì vậy sức ép lên đồng USD vẫn là rất lớn. Tình hình
kinh tế EU cũng khó khăn tương tự. Đây cũng là những nước nhập siêu lớn trên
thế giới. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, song
Trung Quốc lại là nước xuất siêu lớn nhất thế giới, và tăng trưởng của Trung Quốc
phần nhiều do đầu tư tăng năng lực sản xuất chứ không phải do tăng cầu tiêu dùng
nội địa. Những yếu tố này khiến năm 2010 có thể sẽ là năm cạnh tranh gay gắt
giữa những nước xuất khẩu lớn nhằm tranh giành nguồn cầu có hạn của thế giới.
“Kinh t th
gii 2010 s
phc hi trong
khó khăn do
không còn các
gói kích thích
ca nhà nưc
và các yu t
cơ bn chưa
ci thin”
Page 4
KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
Tóm lại, năm 2010 là năm các chính phủ sẽ phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn, hoặc tiếp tục vay nợ,
chịu thâm hụt ngân sách để tiếp tục mạnh tay chi cho kích thích kinh tế, hoặc buông xuôi khi mà thất nghiệp
vẫn ở mức cao và hệ thống ngân hàng vẫn còn rất mong manh. Các nền kinh tế có khả năng sẽ tăng trưởng
trở lại, nhưng trong khó khăn.


Biểu 9. Triển vọng kinh tế các đối tác thương mại lớn của Việt Nam 2009-2010


Khu vực/nước Tăng trưởng GDP (%) Kỳ vọng lạm phát (%)
2009
1
2010
2
2009 2010
Thế giới -1.1 3.1 -0.3 1.0
Mỹ -2.7 1.5 1.8 2.7
Nhật -5.4 1.7 -2.2 -.5
Khu vực Euro -4.2 0.3 0.5 1.3
Trung Quốc 8.5 9.0 0.2 2.6
ASEAn-5
3
0.7 4.0 4.1 4.1


Việc kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại vào giữa năm 2009 không thực sự là điều ngạc nhiên
sau hàng loạt những gói kích cầu khổng lồ được các chính phủ tung ra kể từ khi cuộc khủng
hoảng nổ ra. Tuy nhiên, chừng nào những mất cân đối trong nền kinh tế-tài chính thế giới,
vốn là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng hiện tại, chưa được giải quyết, thì nền
kinh tế thế giới còn chưa thể phục hồi một cách vững chắc. Bản thân việc ồ ạt tung ra các gói
kích thích kinh tế khổng lồ như vậy cũng có khả năng làm phát sinh nhiều vấn đề tiềm ẩn mới
cho nền kinh tế thế giới. Theo chúng tôi, trong năm 2010 có 4 nguy cơ mà kinh tế thế giới
phải đề phòng:

1- Kinh tế Mỹ rơi trở lại vào suy thoái khi mất cân đối tiết kiệm-đầu tư của nền kinh tế Mỹ ngày
càng trầm trọng, các hộ gia đình tiếp tục phải cắt giảm chi tiêu để trả nợ và tiết kiệm trở lại, trong

khi các ngân hang có nguy cơ phải đối mặt với một làn sóng tài sản xấu mới.

2- Bong bong tài sản ở Trung Quốc cuối cùng cũng vỡ, sau khi tín dụng tăng trưởng với tốc độ
đáng sợ năm 2009 và thị trường thế giới cho hàng xuất khẩu của TQ vẫn chưa kịp hồi phục.

3- Nguy cơ từ nợ quốc gia của các nền kinh tế mới nổi. Cho đến nay những gì xảy ra ở Hy Lạp và
Dubai dường như vẫn chỉ mang tính cá biệt và chưa có nguy cơ lan ra các nền kinh tế mới nổi
khác. Tuy nhiên tình hình nợ công của nhiều quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn đang xấu đi rõ
rệt.
Bất kỳ một sự đổ vỡ nào đều có thể dẫn đến sự rút chạy của các dòng vốn khỏi các nền kinh tế
mới nổi.

4- Bùng nổ các cuộc chiến thương mại. Trong quá khứ, mỗi khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái,
cầu tiêu dùng thu hẹp thì tất yếu xung đột thương mại , đặc biệt là giữa các nước xuất siêu và các
nước nhập siêu, là không thể tránh khỏi.

Mỗi rủi ro trên nếu xảy ra có thể khiến những nỗ lực giải cứu nền kinh tế của các chính phủ
năm 2009 trở nên vô nghĩa, chấm dứt triển vọng tăng trưởng và có thể có tác hại mạnh đến
xuất khẩu và dòng vốn đầu tư quốc tế, vốn là những đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam
.
“Các gói
kích cu
tn kém,
mc dù có
tác dng
gim sc,
song hoc
không gii
quyt các
mt cân

đi cũ
hoc đã
to ra
nhng vn
đ mi cho
nn kinh t
th gii”
Page 5
KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
Nguy cơ tiềm ẩn
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng
mạnh lên khu vực kinh tế đối ngoại của Việt Nam,
đặc biệt là khu vực xuất khẩu, có quy mô tương
đương 70% GDP. Kết thúc tháng 11/2009, xuất khẩu
đã giảm 11.4% so với cùng kỳ năm 2008, và có thể
còn tệ hơn nếu không nhờ xuất khẩu một lượng lớn
vàng trong quý I. Nhằm cứu vãn các mục tiêu tăng
trưởng của mình, chính phủ Việt Nam đã tung ra gói
kích thích kinh tế 143 000 tỷ đồng (khoảng 9% GDP,
một tỷ lệ lớn so với các nước) trong đó có 17000 tỷ
đồng cho chương trình hỗ trợ lãi suất 4% nhằm
khuyến khích tín dụng tăng trưởng.
Gói kích cầu đã đạt được mục đích chính của nó.
Tăng trưởng kinh tế suy giảm sâu nhất trong quý
I/2009 khi chỉ đạt tốc độ 3.1%, song đã bật dậy từ
quý II với mức tăng trưởng 4.5%, quý III/2009 với
mức tăng 5.8% và quy IV ước đạt 6.8%, đưa mức
tăng trưởng cả năm đạt khoảng 5.2%
.



Biểu. Tăng trưởng xuất khẩu 2009


Biểu. Tăng trưởng GDP các quý
Gói kích cầu đã giúp tốc độ tăng GDP cao hơn,
song nó không giúp giải quyết các mất cân đối
tồn tại sẵn trong nền kinh tế. Ngược lại, nó đã
làm cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam
càng trở nên mỏng manh và bấp bênh hơn và
không gian xoay trở cho các chính sách kinh tế
vĩ mô ngày càng chật hẹp, trong đó có 4 yếu tố
giới hạn của kinh tế Việt Nam mà các chính sách
phải dè chừng:
1– Thâm hụt ngân sách tăng mạnh
2- Đồng VND chịu áp lực mạnh
3-Tín dụng tăng trưởng vượt kế hoạch
4-Nguy cơ lạm phát
Chống suy giảm tăng trưởng
Năm 2009, doanh số bán
lẻ tăng 18%, thể hiện sự
tăng trưởng vững chắc
của cầu nội địa. Trong
các ngành công nghiệp,
xây dựng dẫn đầu với tốc
độ tăng trưởng hai con số
(11.4%). Đây chính là hai
động lực chính kéo nền
kinh tế ra khỏi đáy suy
thoái nhờ sự tăng cường

chi đầu tư từ ngân sách
nhà nước, lãi suất được
giữ ở mức tương đối thấp
đồng thời lạm phát được
kiêm chế có hiệu quả.
Biểu. Gói kích cầu 143 000 tỷ VND của chính phủ Việt Nam
“Gói kích cu
đã tăng cu ni
đa, bù đp cho
s st gim
ca cu th
gii, qua đó
chn đà suy
gim tăng
trưng”
Page 6 KINH TẾ & ĐẦU TƯ 2009-2010
Hỗ trợ lãi
suất
12%
Dự án cấp
bách
26%
Giảm
thuế
20%
Hạng mục
khác
42%
7.73%
7.98%

8.69%
8.50%
7.43%
5.82%
6.55%
5.89%
3.10%
4.46%
6.04%
6.90%

×