Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Sang kien kinh nghiem Boi duong HS Gioi Toan 45

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.94 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>



<b>NỘI DUNG</b> <b>Trang</b>


I / ĐẶT VẤN ĐỀ 2


II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3


1 / Cơ sở lí luận 3


2 / Thực trạng 3


3 / Các biện pháp đã tiến hành 4


4 / Hướng dẫn h/s thực hành giải toán trên mạng 9


5 / Hiệu quả khi áp dụng 10


III / KẾT LUẬN 12


Tài liệu tham khảo 14


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Học sinh lớp 4, lớp 5, tư duy của các em đã phát triển. Một số em khá,
giỏi thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Đặc biệt, những bài tốn khó
thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán hoặc khơng hứng thú với
những bài tốn dễ và đơn giản. Mặt khác, học sinh giỏi đạt giải cao trong các
kì thi cịn do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, việc bồi
dưỡng của giáo viên, …và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng
ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. Phương ngơn có câu: <i><b>Trở</b></i>
<i><b>thành nhân tài một phần do tài năng còn chín mươi chín phần là ở sự tơi</b></i>
<i><b>luyện</b></i>. Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang


bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn
là yếu tố quan trọng hơn cả. Song bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì,
bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan
giải.


Qua một số năm bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi rút ra một số kinh nghiệm
nhỏ, xin mạnh dạn trao đổi để đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> 1 / Cơ sở lí luận :</b>


<b> Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng</b>
nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ ở cấp Tiểu học là
rất cần thiết đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 4, lớp 5. Bản thân luôn được nhà
trường tin tưởng giao cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên tôi đã dành nhiều
thời gian nghiên cứu, tìm tịi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng
đem lại hiệu quả.


2 / Thực trạng khi chưa có kinh nghiệm :
<b> a / Thuận lợi :</b>


<b> - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu nhà trường,</b>
của các bậc phụ huynh.


- Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, nhiều học sinh là con em cán
bộ công chức.


- Giáo viên cịn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
b / Khó khăn :


Khi chưa có kinh nghiệm, giáo viên soạn thảo chương trình bồi dưỡng


hết sức khó khăn, vất vả.


Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh cịn gượng ép, máy móc. Học
sinh tiếp thu bài cịn mang tính thụ động, gị ép.


Hiệu quả: Số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cịn
thấp, thậm chí có năm khơng có.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>a / Vai trò người thầy</b></i>:


Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng.
Bởi vì người thầy có vai trị chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học
sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải tốn nói riêng. Nếu học
sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thơng minh mà khơng được bồi dưỡng,
nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc khơng có hiệu quả. Đồng thời giáo viên
lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo
chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.


Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không
cao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học
sinh luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động
tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu
gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu
biểu,…; cho các em thấy được nếu nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì
thi là niềm vinh dự tự hào khơng chỉ cho mình mà cịn cho cả bố mẹ, thầy cô,
bạn bè , trường, lớp,…; ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thơi có thể khơng
đem lại kết quả gì.


<i><b>b / Lựa chọn đúng đối tượng học sinh</b></i>:



Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa
chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ
nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học
giỏi, hoặc chọn nhầm những em khơng có tố chất theo học sẽ bị q sức.


<b>* Những căn cứ để lựa chọn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý
kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.


- Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng khơng thơng minh
thì thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi khơng đâu vào
đâu.


- Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu
trình bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể
hiện sự sáng tạo.


+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:


Những em thơng minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài
đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung
phong chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú
hơn.


+ Lựa chọn thơng qua các vịng thi kiểm tra:


- Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc
thực hiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a,b,c), giám
sát chặt chẽ, qn triệt học sinh khơng được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng


khơng để cho bạn nhìn bài của mình; cũng cần chú ý sắp xếp những em hàng
ngày ngồi gần nhau thì đến khi thi hay kiểm tra phải ngồi xa nhau.


- Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng biểu điểm linh hoạt. Cần
ưu tiên điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng
như sự tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều
vòng.


c<i><b> / Xây dựng chương trình bồi dưỡng</b></i>:


Hiện nay, chương trình bồi dưỡng khơng có sách hướng dẫn chi tiết, cụ
thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu
hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay khơng soạn thảo theo đúng trình tự
như chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó,
các trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng
cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan
trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta khơng có sự tham khảo, tìm tịi và
chọn lọc tốt.


Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình
học, cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung
chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết
phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng
để nâng cao dần).


Cần soạn thảo chương trình theo vịng xốy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ
đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ơn tập, củng cố.



Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần
có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ơn tập hay luyện
tập chung để củng cố khắc sâu.


* Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:
- Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, …)


- Bài tập vận dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo
thời lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.


Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình cịn tùy thuộc vào mức độ tiếp
thu của từng học sinh (làm sao cho các em có thể “tiêu hóa” được).


Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu
hết các em chưa tự mình tổng hợp được mà địi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp
đỡ của giáo viên.


Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì
mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời
thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.


Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để
đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng
học sinh và thời gian ôn luyện.


<i><b>d / Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả:</b></i>


Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng


dẫn học sinh. Khơng nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng và đổi
mới phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, khơng gị bó,
khơng áp đặt, tơn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.


Những bài kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính
chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em ghi
nhớ được tốt hơn.


Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh
hay đáp số là ngày, tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ, hoặc lấy ví dụ mang tính
chất thực tiễn, dễ hiểu, …


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Giáo viên tung các bài tập cho học sinh phải ln theo hướng “mở”, có
như vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh.


Hầu hết ở các bài luyện tập, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tự tìm
ra cách giải, khơng nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn tồn hoặc để
cho các em bó tay rồi chữa. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải giải
một cách chi tiết, tỉ mỉ (không giải tắt). Đồng thời uốn nắn những sai sót và
chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. Cần theo dõi và
chấm bài làm của học sinh hàng ngày thật kĩ để kịp thời phát hiện, uốn nắn
những thiếu sót cho các em.


Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để
các em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài tốn. Như thế
vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú
học tập với các em.


Để giúp học sinh học tốt mơn tốn nói chung và mơn tốn ở Tiểu học
nói riêng, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một


bài tốn, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán.


+ Các bước giải một bài toán:


- Bước 1. Đọc kĩ đề (3 - 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm
rồi tóm tắt bài tốn.


- Bước 2. Xác định bài tốn thuộc dạng nào đã học, tìm tịi cách giải và
giải ra giấy nháp.


- Bước 3. Thử lại kết quả.


- Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
- So sánh với thực tiễn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Thay kết quả vào để kiểm tra.


Đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp các em hệ thống lại các
phương pháp giải toán thường sử dụng ở Tiểu học và một vài phương pháp
đơn giản của Trung học cơ sở để các em nắm vững và vận dụng. Ví dụ : có thể
cho các em vận dụng việc khai căn bậc hai trên máy tính thay cho việc thử
chọn để tìm cạnh hình vng, hay tìm bán kính hình trịn khi biết diện tích có
số đo là số thập phân phức tạp.


4 / Hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên mạng :


<b> Để giúp học sinh có kĩ năng giải tốn trên mạng Internet thì trước hết</b>
giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt
cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng


dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đốn những dạng bài mà học sinh có thể
lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục.


Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh
thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời.
Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi
lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói
quen ở nhà là khơng cần phải tính tốn kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thốt ra thi
lại để đạt điểm cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>5 / hiệu quả khi áp dụng :</b>


Tôi đã áp dụng phương pháp trên và thu được kết quả như sau:


- Năm học 1998 – 1999, tôi áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi dưỡng
học sinh giỏi khối 4 và trong số 7 em dự thi, đã đạt 6 em. Trong đó:


Cấp Tỉnh 3 em (1 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích).
Cấp Huyện 3 em.


- Năm học 1999 – 2000, tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi
dưỡng học sinh giỏi lớp 4, và lần đầu áp dụng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5.
Kết quả là:


+ Khối 4 đạt 2/7 em tham gia dự thi cấp Huyện, không thi cấp Tỉnh (Kết
quả còn do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng gián đoạn).


+ Khối 5 đạt 6/7 em (4 em cấp Tỉnh, 2 em cấp Huyện).


- Năm học 2000 – 2001, tiếp tục áp dụng kinh nghiệm và kết quả là:


+ Khối 4 đạt 13/15 em cấp Huyện (không thi cấp Tỉnh).


+ Khối 5 đạt 11/14 em (Cấp Tỉnh 7 em, cấp Huyện 4 em).
- Năm học 2001 – 2002:


+ Khối 4 đạt 9/10 em cấp Huyện (Không thi cấp Tỉnh).
+ Khối 5 đạt 9/10 em (Cấp Tỉnh 7 em, cấp Huyện 2 em).
- Năm học 2002 – 2003:


+ Khối 4: Không được phân công bồi dưỡng. (Cấp Huyện đạt 5/12 em
dự thi).


+ Khối 5 đạt 9/12 em cấp Tỉnh.
- Năm học 2003 – 2004:


+ Khối 4: Không được phân công bồi dưỡng. (Cấp Huyện đạt 3/12 em
dự thi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Năm 2004 – 2005:


+ Khối 4: Không tham gia bồi dưỡng. (Cấp Huyện đạt 1/12 em dự thi).
+ Khối 5 đạt 11/12 em cấp Tỉnh.


- Năm học 2005 – 2006:
+ Khối 4: Không tổ chức thi.
+ Khối 5 đạt 7/8 em cấp Tỉnh.


Từ năm học 2006 – 2007 đến năm học 2008 - 2009, không tổ chức thi
học sinh giỏi các cấp.



- Năm học 2009 - 2010 : Tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm trên vào việc
bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet thu được kết quả là :


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>III. KẾT LUẬN:</b>
<b> 1 / Nhận định chung :</b>


Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm cho thấy kết quả rất khả
quan như đã nêu ở trên. Vì thế tơi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể
tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta khơng chỉ thỏa mãn với những gì
đã đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tịi, học hỏi và khơng
ngừng sáng tạo.


2 / Những bài học kinh nghiệm :


- Xác định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.
- Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để đưa vào bồi dưỡng.


- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng khoa học, sáng tạo.
- Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới.
- Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành.


<b>3 / Những ý kiến đề xuất :</b>


Qua những năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải
không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm,
thường xuyên xây dựng nội dung chương trình và sáng tạo trong cơng tác
giảng dạy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

cần phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp, của phụ
huynh học sinh.



Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng và
thu được những kết quả khả quan. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham
khảo và đóng góp thêm ý kiến.


Tơi xin chân thành cảm ơn!


EaKar, ngày 10 tháng 01 năm 2010
Người viết :


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


Sách giáo khoa, sách giáo viên tốn lớp 4, lớp 5.


Tạp chí Tốn tuổi thơ.


Tạp chí Thế giới trong ta.


Các sách nâng cao toán lớp 4, lớp 5.


Chuyên đề giải toán trên mạng Internet.


</div>

<!--links-->

×