Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM BOI DUONG HOC SINH GIOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.09 KB, 6 trang )

Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
A - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như
vũ bão, con người ngày càng phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, nhu cầu hợp tác
ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi mới
và chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa , giao lưu hội nhập cùng các
quốc gia khác trên thế giới.
Song song với xu thế trên, thì sự lựa chọn số một về ngoại ngữ hiện
nay là tiếng Anh, nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế trong việc giao lưu,
trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành
công cuộc đổi mới Đảng ta đã quan tâm đến ngành giáo dục và chọn bộ môn
tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến giảng dạy trong các trường phổ thông cũng
như cao đẳng và đại học như là một môn học chính và bắt buộc.
Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đối
với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật không dễ. Nó đòi
hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo không biết mệt mỏi của những người làm công
tác giáo dục nói chung và toàn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng. Nhằm
tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các em còn
ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và tiến hành
bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo
của mình.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy môn tiếng Anh trường Trung học
cơ sở. Bản thân tôi đã trải qua gần 10 năm giảng dạy môn học này. Song song
với công tác giảng dạy trên lớp theo chuyên môn thì cũng chừng ấy năm tôi
tham gia công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Có được
những thành công nhất định trong lĩnh vực này, do vậy nay tôi xin bộc bạch
kể lại những “Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi”của mình trong công tác này cho bạn bè đồng nghiệp tham khảo cũng
như chia sẻ thêm cho tôi thêm những kinh nghiệm về công tác này nhằm cùng
nhau đưa phong trào phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của địa phương


mình tiến thêm những bước mới .
B- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh có học lực giỏi về bộ môn tiếng Anh khối 6,7 8,9.
II - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 1
Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Học sinh trường THCS Lý Tự Trọng – Krông Bông – Đăk Lăk.
- Sách giáo khoa lớp 6,7,8,9
- Sách giáo viên
- Các loại sách nâng cao dành cho các khối lớp ở bậc THCS.
- Sách ngữ pháp tiếng Anh,các loại băng đĩa……
III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra phát hiện , tiếp xúc trực tiếp,
C - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I –TIẾN TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG:
1. Phát hiện:
Ngoại ngữ là một môn học mà ở địa phương chúng ta đến tận lớp 6
mới được đưa vào giảng dạy do đó ngay từ khi các em bắt đầu làm quen với
môn học, thi tôi đã sớm quan sát về việc học tập của các em. Phát hiện xem
khả năng hoà nhập vào một môn học mới này của các em ở mức độ nào:
nhanh hay chậm cũng như quan sát xem các em có năng khiếu về môn học
này hay không. Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi thì năng
khiếu là một phẩm chất không thể thiếu được. Tiếp đến tôi quan sát xem ở
các em có sự hứng thú cao khi học tập môn học này không? Như các bạn đều
biết khi chúng ta thích một việc gì đó thì chúng ta thường đạt được kết quả
cao khi tiến hành công việc đó.
Một điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ
môn ngoại ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học ngoại ngữ nói chung đòi
hỏi người học phải thực sự cần cù vì khối lượng kiến thức mà chủ yếu là số

lượng từ vựng nhiều khiến các em phải thừơng xuyên học tập các từ mới cũng
như phải ôn tập lại các từ vựng đã được học trước đó. Hơn nữa càng thực
hành thì các em càng khắc sâu được kiến thức.
Tuy không cần sự sáng tạo ở mức độ cao khi chúng ta tuyển chọn các
em học sinh ở các bộ môn tự nhiên như: Toán, Vật Lý, Hoá học…. Bộ môn
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng đòi hỏi các em cần có sự
sáng tạo. Có sáng tạo thì việc vận dụng các kiến thức vào các kỹ năng mới
nhanh và có hiệu quả được.
Những em học sinh hợp đủ các phẩm chất trên thì chúng ta có thể tuyển
chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 2
Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
2. Bồi dưỡng :
Nếu ở lớp 6 chúng ta chỉ phát hiện và ghi tên các em vào danh sách đội
tuyển thì ngay từ khi chúng ta tiến hành giảng dạy chương trình lớp 7 chúng
ta phải tiến hành bồi dưỡng các em. Như chúng ta đã biết, chương trình tiếng
Anh 6,7,8,9 được thiết kế theo hình xoắn ốc. Có nghĩa là những ngữ liệu được
học ở lớp dưới sẽ được ôn tập và mở rộng ở chương trình lớp trên do đó việc
quyết định chọn lớp 7 là thời điểm bắt đầu ôn tập là phù hợp. Lúc này các em
đã có được vốn kiến thức khá về từ vựng và cấu trúc do vậy việc đưa ra các
bài tập nâng cao cho các em thực hành cũng dễ dàng hơn.
Sang chương trình lớp 8 khi khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em
vào các kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết được hình thành .Lúc này phần nào
chúng ta có thể kiểm tra toàn diện về trình độ của học sinh thì ngoài việc tiếp
tục ôn tập củng cố kiến thức cho các em, hoàn thành những kiến thức về lý
thuyết ở chương trình THCS vào cuối năm học chúng ta phải tiến hành cho
các em thì để lựa chọn ra những em học sinh nổi trội nhất để đưa vào đội
tuyển chính thức của trường chuẩn bị cho kỳ thi vào giữa năm lớp 9.
Qua lớp 9 khi chúng ta có được danh sách chính thức các em chuẩn bị
tham gia các kỳ thi thì chúng ta tiến hành ôn tập các em ở mức độ cao hơn.

Lúc này khi các em hầu như đã nắm hết các kiến thức về lý thuyết thì chúng
ta đi sâu vào việc thực hành của các em.
II. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG:
Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi như sau:
1.Xác định tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều
thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học khác.
Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang tham gia
ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm sự phân
tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi chứ
không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn tiếng Anh sẽ còn theo các em
rất lâu trong quả trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công việc trong
tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của
môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo điều kiện
cho các em tham gia các môn học khác được tốt tôi thừơng bố trí thời gian
học tập , ôn tập phù hợp cho các em trách sự qúa tải về thời gian cũng như
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 3
Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
việc nhồi nhét kiến thức. Do vậy như đã nói ở trên , việc tiến hành ôn tập, bồi
dưỡng được tôi tiến hành ngay từ lớp 7.
2. Thực hành là “chìa khoá” của mọi sự thành công:
Nói về việc học ngoại ngữ một nhà ngôn ngữ học đã từng nói: “
Practice makes perfect” tạm dịch là “ thực hành làm nên sự hoàn hảo”. do vậy
trong quá trình ôn tập tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực hành. Có
những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số lượng
kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được thực
hành 1 lần. Với điều kiện ở xa trung tâm việc phô tô tài liệu thường mất nhiều
thời gian và tiền bạc do vậy rất it khi tôi phô tô tài liệu cho các em mà chọn

phương pháp đọc chép các đề bài của các bài tập cho các em . Tưởng chừng
việc này sẽ gây nên sự tốn kém về thời gian của cả thầy và trò nhưng thực
chất việc này lại giúp học sinh luyện tập về ngữ âm và từ vựng cũng như củng
cố thêm về kỹ năng nghe nữa. Đó cũng là cách để giúp các em thực hành. Với
thời gian trên lớp hạn hẹp không đủ để các em thực hành được nhiều do vậy
khi về nhà tôi thường giao bài tập và đưa cho các em các đĩa nghe để các em
thực hành tại nhà.
3. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực
hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy bản thân tôi
đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Qua nhiều năm
sưu tầm, lựa chọn và tìm mua khắp nơi đến nay tôi đã có trong tay hàng chục
quốn sách dùng để ôn tập và nâng cao cho mỗi khối lớp. Toàn bộ nguồn kinh
phí này do chính bản thân tôi bỏ ra để mua.
4. Áp dụng công nghệ thông tin:
Các loại sách hiện có của tôi nhiều lúc cũng không đủ , để khắc phục
tình trạng này vài năm gần đây sẵn có mạng Internet tại nhà tôi thường cho
các em lên mạng để làm quen với các đề thi cũng như các dạng bài tập trắc
nghiệm trong các phần mềm trên mạng. Điều này cũng giúp các em thực hành
được nhiều hơn do không phải mất thời gian chép đề và cũng gây nhiều hứng
thú để các em học tập.
5. Lớp học tại nhà:
Do cơ sở vật chât của nhà trường nơi tôi công tác còn thiếu do vậy
việc bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi chủ yếu được tiến hành tại nhà. Việc bồi
dưỡng học sinh tại nhà song không vì thế mà hiệu quả kém đi. Trong quá
trình bồi dưỡng tôi thường rất nghiêm túc thực hiện đầy đủ các khâu như một
tiết lên lớp bình thường. Việc kiểm tra bài cũ thường xuyên giúp các em có
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 4
Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
những sự cố gắng trong học tập. Có những lúc tôi kiểm tra về lý thuyết , có

những lúc tôi kiểm tra những bài tập được làm và sửa vào buổi học trước.
6. Thái độ trong công tác:
Mặc dù công tác ôn thi học sinh giỏi là một việc rất vất vả. Nó chiếm
rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa kinh phí cho công tác này
còn nhiều hạn hẹp, hầu như không có hoặc nếu có thì chỉ để động viên tinh
thần của giáo viên Nhưng không vì thế mà bản tôi nhụt ý chí , hầu như năm
nào tôi cũng tham gia công tác này. Tôi thường quan niệm rằng: Sự thành
công của học sinh qua các kì thi cũng chính là sự thành công của bản thân tôi
trong sự nghiệp trồng người.

D – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Nhờ liên tục đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập học sinh và đúc
rút được những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong
những năm học vừa qua tôi đã thu được những kết quả sau:
*Bảng thống kê kết quả học sinh dự thi cấp huyện qua từng năm học:
Năm học
Số lượng
học sinh
dự thi
Khối Kêt quả đạt được (giải)
7 8 9 Nhất Nhì Ba
Công
Nhận
2001-2002 2 1 1 1 1
2002-2003 3 3 1 1
2004-2005 3 3 2
2005-2006 3 3 1 1
2006-2007 1 1 1
2007-2008 2 2 1 1
2008-2009 2 2 1 1

D- KẾT LUẬN:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 5
Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
Thực tế cho thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc đầy
khó khăn đối với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn tiếng Anh mà tôi
đang đảm nhận nói riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với lòng yêu
nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua khó khăn,
gian khổ để công việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước ngày càng
có những bước tiến vượt bậc. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản
thân tôi đã đúc rút được trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở
bộ môn tiếng Anh trong những năm qua. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ
chân thành của các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi đến mục đích
chung cuối cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những con người vừa
hồng vừa chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoá –hiện đại hoá” đất
nước .
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoà - Trường THCS Lý Tự Trọng trang 6

×