Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận Nét văn hoá Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.19 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA: THƢƠNG MẠI – DU LỊCH
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
Đề tài:

“NÉT VĂN HÓA NHẬT BẢN”


MỤC LỤC

1. Khái quát đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản ............................................................... 1
2. Văn hóa ........................................................................................................................... 2
2.1. Tiếng nói và chữ viết .................................................................................................... 3
2.2. Tín ngưỡng và tơn giáo................................................................................................. 3
2.3. Phong tục tập quán Nhật Bản ....................................................................................... 4
2.3.1. Chào hỏi ..................................................................................................................... 4
2.3.2. Giao tiếp .................................................................................................................... 5
2.3.3. Tặng quà .................................................................................................................... 5
2.4. Lễ hội ............................................................................................................................ 6
2.5. Cưới hỏi ........................................................................................................................ 8
2.6. Tang lễ .......................................................................................................................... 9
2.7. Văn học ......................................................................................................................... 9
3. Âm nhạc và vũ đạo ...................................................................................................... 10
4. Trang phục ................................................................................................................... 11
5. Ẩm thực ........................................................................................................................ 12
6. Trà đạo (chanoyu) ....................................................................................................... 12


7. Nghệ thuật tạo hình ..................................................................................................... 13
7.1. Hội họa ....................................................................................................................... 13
7.2. Cắm hoa (Ikebana)...................................................................................................... 14
7.3. Nghệ thuật xếp giấy Origami ..................................................................................... 14
7.4. Bonsai ......................................................................................................................... 15
7.5. Gốm sứ Nhật Bản ....................................................................................................... 16
7.6. Sơn mài ....................................................................................................................... 16
7.7. Anime và Manga ........................................................................................................ 17
7.8. Geisha ......................................................................................................................... 18
i


7.9. Samurai ....................................................................................................................... 18
7.10. Sumo ......................................................................................................................... 19
8. Văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản ........................................................................ 20
GAMESHOW .................................................................................................................. 22

ii


1. Khái quát đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản
Diện tích: 379.954 km²
Dân số: 126.804.433 người
Thủ đơ: Tokyo
Tiền tệ: n
Ngơn ngữ: tiếng Nhật Bản
Mã điện thoại: +81.

Quốc kỳ


Hoàng gia huy

Vị trí: nằm xoải theo bên sườn phía đơng lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đơng
của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đơng
Trung Quốc ở phía nam.
Khí hậu: Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ơn hịa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Có 4
mùa thay đổi rõ rệt.
Địa hình và tài nguyên: Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó khơng
ít núi là núi lửa. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần. Nhật Bản có
rất ít tài nguyên thiên nhiên.
1


Đơn vị hành chính: cả nước được chia thành 1 đô, 1 đạo, 2 phủ, 43 huyện.
Lịch sử:
-

Từ 15.000 năm trước Cơng Ngun, ở Nhật Bản đã có con người sinh sống.

-

Từ 13.000 năm trước Công Nguyên, người Nhật đã biết trồng lúa, làm đồ gốm,
sống định cư.

-

Từ 300 năm trước Cơng Ngun đã sử dụng đồ kim khí.

-


Từ thế kỷ thứ 3 đến giữa thế kỷ thứ 6, những nhà nước đầu tiên xuất hiện. Nước
Nhật bắt đầu có tên gọi là Yamato.

-

Từ thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 8, một nhà nước tập quyền được thành lập và
đóng đơ ở Asuka (gần thành phố Nara ngày nay). Tên nước từ Yamato đổi
thành Nhật Bản.

2. Văn hóa
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Sắc dân nước ngồi đơng
nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng
Nhật khơng khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung
Hoa rồi về sau cịn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái.
Trước Thế Chiến thứ Hai, phần lớn người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ.
Sự liên lạc gia đình đã theo một hệ thống đẳng cấp khắt khe theo đó người cha được kính
trọng và có uy quyền, nhưng sau khi Luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ
nữ đã có nhiều quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống.
Theo căn bản, người nữ vẫn là người của "bên trong" (uchi no) và người nam vẫn là
người của "bên ngoài" (soto no). Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng
thường bị nam giới coi như "có khuyết điểm nào đó". Nhưng nay Nhật Bản lại là nước có
phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là sống độc thân mà khơng có chồng (Nhật Bản
hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á).
2


Ngày nay, vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên nhiều trong xã hội, nhất là tư duy
của lớp thanh niên trẻ - những người thường khơng có quan niêm phân biệt và suy nghĩ
bảo thủ, cổ hủ.
2.1. Tiếng nói và chữ viết

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ:
-

Kanji: dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật
dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa

-

Hiragana: dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ
động từ, đi động từ, tính từ

-

Katakana: dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của
một số nước dùng chữ Hán khác.

Bảng ký tự Latinh (Rōmaji) cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại. Số Ả Rập theo
kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất
phổ biến.
Tiếng Nhật là ngơn ngữ chính thức "không thành văn" ở Nhật Bản, và Nhật là quốc gia
duy nhất dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ hành chính chính thức.
2.2. Tín ngƣỡng và tơn giáo
Thần đạo (shinto), tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, Thần đạo có các vị thần được gọi là
"kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân.
Thiên chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá
nhiều người Nhật tin theo.
Vào thế kỉ thứ 6, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên. Phật
giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng
3



của nó vơ cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóa, xã hội và lối sống của người
Nhật.
2.3. Phong tục tập quán Nhật Bản
2.3.1. Chào hỏi

Lễ nghi chào hỏi ở mọi nơi của Nhật Bản là động tác cúi chào, khi gặp nhau người nhỏ
tuổi , người cấp dưới chào trước. Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính
trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật
giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

4


+ Kiểu cúi chào bình thƣờng (Keirei): thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3
giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay
úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào (Eshaku): thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để
bên hông.
2.3.2. Giao tiếp
Trao đổi danh thiếp: Mỗi lần giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc
nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là một cử chỉ lễ độ. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và
khơng được viết tay trên đó. Người Nhật ln trơng đợi tấm danh thiếp của mình được
người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên
được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và khơng bao giờ
được nhét trong túi quần sau
2.3.3. Tặng quà: là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật.
Khi tặng quà ngƣời Nhật cần lƣu ý:
+ Các món q khơng cần phải đắt tiền, đơi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món q đắt

tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng
phẩm.
+ Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể
đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc.
+ Nếu bạn muốn tặng q riêng cho ai đó thì khơng nên tặng trong lúc có mặt người
khác. Người Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho
người có chức vụ cao hơn

5


Khơng nên tặng ngƣời Nhật những món q gì:
+ Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9. Người Nhật rất kị số 4 và số 9
vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số khơng may
mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ.
+ Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là
"kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả
hai điều bất hạnh này.
+ Những món q có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham
lam, giảo hoạt.
+ Khơng nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
+ Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay
hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.
2.4. Lễ hội
Ngày mồng một Tết: (01/01), tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật khi
chào đón vị thần Toshigamisama đến thăm nhà. Xuất hành đầu năm, đi lễ chùa, cầu may,
tặng nhau thiếp mừng năm mới mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm
mới của người Nhật.
Ngày lễ thành nhân: Chủ Nhật thứ 2 của tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho các thanh
niên tròn 20 tuổi.

Ngày Quốc khánh: Ngày 11 tháng 2.

6


Ngày thiếu nhi: 05/05, cầu mong cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em. Ngày này còn
được gọi là ngày lễ "Đoan ngọ", ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai. Người ta
thường treo cờ cá chép vào ngày này.
Ngày Xuân phân: Ngày 21 tháng 3. Đây được coi là ngày lễ ca tụng thiên nhiên và sinh
vật sống.
Ngày của biển: Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7. Đây là ngày dành để cảm ơn những
gì mà biển đã ban tặng.
Ngày kính lão: Thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 9. Là ngày dành để tỏ lịng kính trọng
đối với người già và chúc thọ, được đặt ra từ năm 1966.
Ngày thể dục thể thao: Thứ Hai của tuần thứ hai của tháng 10.
Ngày Văn hóa: Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự hưng thịnh và phát triển
của nền văn hóa truyền thống và tình u tự do, hồ bình.
Ngày lễ tạ ơn người lao động: Ngày 23 tháng 11. Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức
lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu.
Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami: diễn ra vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Ở Nhật cịn có
cả ngày dự báo hoa anh đào nở.
Lễ hội “của quý” (lễ hội Kanamara): diễn ra vào khoảng chủ nhật đầu tiên của tháng 4.
Một loại hình lễ hội truyền thống ở xứ sở mặt trời mọc nhằm tơn vinh sinh thực khí nam
đồng thời tuyên truyền việc phòng chống HIV-AIDS.
Bon Odori- Lễ Hội Múa Truyền Thống Nhật Bản: thường được tổ chức vào tháng 8 hàng
năm, lễ hội thường được diễn ra trong vịng 1 tuần, một dịp để các gia đình đoàn tụ, vui
chơi. Lễ hội này thường được tổ chức ban đêm vì nhiều người Nhật tin rằng linh hồn tổ
tiên của họ trở lại vào ban đêm.
7



Tuần lễ Vàng: tại Nhật Bản bao gồm 4 ngày quốc lễ trong vòng một tuần, ngày 29 tháng
4 - ngày sinh của cố Hồng đế Chiêu Hịa, ngày 3 tháng 5 là ngày Hiến pháp, ngày 4
tháng 5 là ngày Xanh - ngày nghỉ của dân chúng, ngày 5 tháng 5 là ngày thiếu nhi.
Tuần lễ Obon: Lễ Obon còn gọi là lễ Lễ Vu lan (Lễ xá tội vong nhân vào dịp rằm tháng
Bảy âm lịch hằng năm của Việt Nam) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch.
2.5. Cƣới hỏi

Khoảng 70% các buổi lễ kết hôn ở Nhật được tiến hành theo phong cách của Thần
đạo (Shinto).
Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ.
Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn
nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo). Không phải hầu hết họ theo Đạo Kitô mà là xu
hướng thời thượng của giới trẻ Nhật ngày nay. Cô dâu và chú rể thề khấn thuỷ chung
không phải trước Chúa mà trước cha mẹ hai bên và quan khách tham dự. Sau lễ cưới là
một bữa tiệc thịnh soạn tại một khách sạn hay nhà hàng sang trọng. Khi chúc mừng, quan
khách tránh dùng các từ như "cắt, chia, trả lại" (ám chỉ không tốt cho tơ duyên).

8


2.6. Tang lễ
Hầu hết thì các đám tang ở Nhật đều được tổ chức theo các nghi thức của đạo Phật
nếu như khơng có các u cầu đặc biệt về tơn giáo của người đã mất. Khi trong nhà có
người qua đời thì mọi người trong gia đình và họ hàng thường tụ tập trong nhà để canh
xác chết suốt đêm. Suốt đêm người ta thắp nến và đốt hương trầm. Ngày hơm sau thì đám
tang sẽ được cử hành tại nhà hoặc tại các ngôi chùa. Một lễ tang bao gồm lễ cầu nguyện
cho linh hồn người đã chết siêu thoát và một buổi tiệc để những người tham dự chia tay
người đã khuất. Trong đám tang thì quan tài được đặt ở chính điện, những người thân
ngồi bên cạnh thắp hương và nghe các thầy tu tụng kinh niệm Phật.

2.7. Văn học
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời nhất và giàu có
nhất thế giới với kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập thế kỷ thứ 8, thi tuyển tập hợp 3 thế kỷ
thi ca trước đó của Nhật Bản và các cuốn sử Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ văn bản hóa
các truyền thuyết, huyền thoại lập quốc Nhật Bản.
Lịch sử văn học Nhật Bản có thể được chia ra 3 thời kỳ chính: Cổ đại, Trung cổ và
Hiện đại, tương đương với cách phân kỳ lịch sử kinh điển thường gặp trong văn học
phương Tây. Tuy nhiên, trong cuốn Nhật Bản văn học toàn sử do Tokyo Kodansha xuất
bản, văn học Nhật Bản được chia làm 6 thời kỳ ứng với 6 tập của cuốn sách: Thượng
đại, Trung cổ, Trung thế, Cận thế, Cận đại và Hiện đại.

9


3. Âm nhạc và vũ đạo

Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo âm thanh của giọng hát và các
loại nhạc cụ. Dụng cụ âm nhạc truyền thống Nhật Bản được chia thành 3 loại: bộ gõ, bộ
khí và bộ dây.
-

Nhạc cụ của bộ gõ là trống Kotsuzumi.

-

Nhạc cụ của bộ khí là sáo trúc Shino-bue, nó thường đi kèm với ca sĩ trong vở
kịch Kabuki.

Trong các loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản , đàn Shamisen là nổi tiếng nhất, được
dùng như một nhạc cụ đệm trong rất nhiều thể loại bài hát dân ca truyền thống Nhật.

Các loại hình nghệ thuật sân khấu Nhật Bản
-

Noh - kịch mặt nạ

-

Kyogen - hài kịch

-

Kabuki - những vở nhạc kịch hoành tráng

-

Bunraku - nghệ thuật múa rối

-

Rakugo

10


4. Trang phục

Kimono - niềm tự hào của người Nhật. Có rất nhiều loại kimono: kimono tay dài,
kimono dành cho geisha, kimono dành cho thiếu nữ, kimono cho đàn ông, kimono dành
cho trẻ em, kimono trang trọng dành cho các thành viên trong gia đình nhân các dịp đặc
biệt (đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp hoặc lễ trưởng thành khi tới tuổi 20… ).

Theo truyền thống, áo kimono được may bằng vải dệt từ các nguyên liệu tự nhiên
như vải lanh, bơng, lụa. Kimono là một chiếc áo chồng được giữ cố định bằng một vành
khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và
rộng thùng thình.
Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi
bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho
nam giới thường khơng có hoa văn, và màu tối hơn.

11


5. Ẩm thực

Ẩm thực truyền thống của người Nhật được thế giới biết đến với các món như: sushi,
sashimi, tempura, súp miso, mì Udon, Soba… Các món này được xem như những món
đem lại may mắn, hạnh phúc cho người thưởng thức.
Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" - là một câu nói lịch sự, nghĩa là "xin
mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ
lại cảm ơn một lần nữa "gochiso sama deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon").
Rượu sake là thức uống không thể thiếu khi thưởng thức các món ăn Nhật.
6. Trà đạo (chanoyu)

Một thú tiêu khiển thẩm mỹ độc đáo của Nhật Bản.
Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét
nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật - nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Trà đạo
12


không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm
trong sạch tâm hồn bằng cách hịa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt

giác ngộ. Bốn ngun tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch. Cầu kỳ
mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của
người Nhật.
7. Nghệ thuật tạo hình
7.1. Hội họa

Hội họa Là một loại hình nghệ thuật lâu đời nhất và tinh tế nhất của Nhật Bản. Hội
họa theo kiểu Nhật đã tiếp tục theo một thời trang mới, cập nhật hóa những khái niệm
truyền thống trong khi vẫn giữ những đặc điệm thuộc về bản chất của nó.
Nghệ thuật làm giấy từ cây dâu của Nhật Bản được cho là bắt đầu từ thế kỷ thứ 6
sau Công Nguyên. Loại giấy truyền thống gọi là Izumo được dử dụng vào việc trang trí
các fusuma (những tấm bình phong), dùng cho các họa sĩ vẽ tranh và để viết những bức
thư thanh lịch.

13


7.2. Cắm hoa (Ikebana)
Các kiểu cắm hoa Nhật Bản

7.3. Nghệ thuật xếp giấy Origami

14


Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2
chiều), mà thường là hình vng, thành những hình phức tạp (3 chiều), khơng cắt dán
trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của origami hiện đại.
Các mẫu origami: mẫu origami có thể đơn giản như chiếc thuyền hay máy bay
giấy chúng ta thường gặp, nhưng cũng có thể hết sức phức tạp như hình

rồng, phượng, tháp Eiffel…
Người Nhật xem origami như một phần văn hố và truyền thống đất nước hơn là
một hình thức nghệ thuật.
Origami có tác dụng làm êm dịu thần kinh, chữa bệnh mất ngủ và chống stress
7.4. Bonsai

Bonsai trong tiếng Nhật có nghĩa là thu nhỏ thế giới cỏ cây, một bộ môn nghệ
thuật tạo ra bức tranh nhỏ thiên nhiên đến điêu luyện. Yếu tố quan trọng để làm nổi lên
vẻ đẹp của Bonsai là tìm được nét nổi bật của từng loại cây.
Ban đầu, Bonsai là thú vui tao nhã của các gia đình quý tộc, nhưng đến nay,
Bonsai đã trở thành nét văn hóa thường ngày tại mỗi gia đình Nhật Bản.
Lịch sử Bonsai được lưu truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ thời nhà Đường (thế kỷ
thứ 7) và phát triển đến nay.

15


7.5. Gốm sứ Nhật Bản

Nhật Bản có một truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời với các thiết kế phong phú
và độc đáo.
Một trong số đó là Arita ware, Arita ware chủ yếu thường thiết kế màu xanh trên
vật liệu màu trắng. Sứ màu trắng, có khả năng chống nước và tạo ra một âm thanh rõ ràng
khi ta gõ vào nhưng đất nung hấp thụ nước và không tạo ra âm thanh vang như đồ sứ.
Aria ware với lịch sử 400 năm được coi là sứ lâu đời nhất tại Nhật Bản.
7.6. Sơn mài
Nghệ thuật Sơn mài Nhật Bản được gọi là “japanning”, nó đã nổi tiếng từ rất lâu
và là một đặc trưng của nước Nhật. Sơn mài được sử dụng trên đồ da thuộc, đá, rổ rá đan,
tre, gốm sứ, giấy, và kim loại cũng như gỗ.
Có ba phương pháp tạo họa tiết là sơn vàng mặt phẳng (hira maki-e), sơn vàng mài

bóng (todigashi maki-e) và sơn mài nổi( taka maki-e).
Người Nhật thích tặng những sản phẩm sơn mài cho nhau hoặc dùng trang trí
trong nhà, tạo vẻ đẹp sang trọng cho căn phòng và thể hiện khiếu thẩm mỹ của chủ nhân.
16


7.7. Anime và Manga

Manga: một thể loại truyện tranh mang đậm phong cách riêng của Nhật được biết
đến trên toàn thế giới như ngày nay, từ trẻ con đến cụ già đều có thể loại Manga phù hợp
với mình.
Thuật ngữ Manga (gồm 2 chữ: MAN- khơng mục đích, ngẫu hứng; GA-bức họa)
xuất hiện từ thế kỷ 19 (1814). Đây là thuật ngữ do họa sĩ Hokusai dùng để miêu tả loạt
tranh mang phong cách ngẫu hứng, khơng có chủ đích trước của mình.

Anime - một thuật ngữ được người Nhật sáng tạo dựa trên từ Animation (phim hoạt hình)
- ngày nay được hiểu là phim hoạt hình mang phong cách rất riêng của Nhật và khơng lẫn
vào phim hoạt hình của bất cứ quốc gia nào khác.
Manga - Anime có mối quan hệ tương quan với nhau rất chặt chẽ. Phần lớn kịch
bản của Anime được chuyển thể từ các tác phẩm Manga ăn khách.
17


7.8. Geisha

eisha nghĩa là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trị chuyện bao
gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi, là một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản
Hình thành: người võ sĩ (samurai) ưa được hưởng sự phục vụ từ phía nữ giới dưới
hình thức văn hố lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ.
Có cả eisha nam lẫn geisha nữ nhưng hiện nay geisha nam đã dần dần suy giảm.

Geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã được bán cho
các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống.
7.9. Samurai

18


Samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản. Từ samurai có gốc từ
chữ saburau (さ守らう) - nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ - nhưng mang tính chất
quyền quý.
Phần lớn samurai (trong thời kỳ Edo) gắn liền với quy tắc danh dự gọi là võ sĩ đạo,
và luôn là những người làm gương cho cấp dưới. Một phần đáng chú ý của quy tắc võ sĩ
đạo là luật tự mổ bụng hay còn gọi là harakiri, cho phép một samurai bị hạ nhục phục hồi
danh dự cho mình bằng cái chết.
Một khả năng huyền thoại của samurai là Song đấu Tâm lý (Duel of Wills), một
kỹ thuật tâm lý để kiểm tra sức mạnh tinh thần của kẻ địch mà không phải đánh nhau. Hai
người tham chiến (phải cùng là samurai, hoặc ở đẳng cấp ngang nhau) nhìn chằm vào
nhau, khơng chớp mắt trong yên lặng, không cử động cơ thể, cho đến khi một trong hai
phải thất bại.
7.10. Sumo

Sumo (相撲, sūmo, tương phác) là một môn võ cổ truyền của Nhật Bản. Hai lực sĩ
Sumo sẽ phải đấu với nhau trong một vòng trịn gọi là dohyo (土俵, thổ biếu) có đường
kính khoảng 4,55 mét (hay 15 shaku theo đơn vị đo chiều dài ở Nhật Bản). Lực sĩ nào bị
ngã trong vòng tròn trước hay bị đẩy khỏi vòng tròn trước là người thua cuộc.
Võ sumo được người dân Nhật Bản tôn vinh là “quốc kỹ” (mơn thể thao mang tính
biểu tượng quốc gia), do vậy, chỉ phận nam nhi mới xứng đáng đứng trên võ đài của môn
19



đấu võ cao quý này. Các vận động viên sumo từ xưa tới này đều nhận được đãi ngộ vô
cùng hậu hĩnh.
Bị cho là không thanh sạch, nữ giới Nhật Bản bị cấm tham gia mơn sumo.
8. Văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản
-

Người Nhật vốn nổi tiếng bởi sự cần cù và cẩn thận. Nhân viên trong công ty Nhật
phải học cách ăn nhanh, đi nhanh và làm nhanh để tận dụng giờ giấc, trong khi việc
đi làm muộn bị coi là tối kỵ.

-

Uy tín của đối tác là yếu tố người Nhật quan tâm nhất.

-

Thứ bậc trong các công ty của Nhật là hết sức quan trọng. Nhiều cơng ty vẫn cịn
giữ truyền thống “sống lâu lên lão làng”, chỉ có những người đủ năm cơng tác và
kinh nghiệm mới được chỉ định vào những vị trí nhất định.

Tính cách
-

Họ thực dụng và có tinh thần mạo hiểm rất cao.

-

Người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật, ăn mặc lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, họ rất điềm
tĩnh trong ứng xử, ít nổi nóng.


-

Đề cao tính cộng đồng hơn lợi ích cá nhân.

-

Kiềm chế bản thân, tế nhị, khiêm nhường và nhã nhặn… là những đức tính mà xưa
nay người Nhật tôn trọng, người Nhật không thể hiện tình u trước mặt người
khác. Cũng có xu hướng hết sức tránh va chạm, xung đột, gây mếch lòng. Nhưng
khi đã quen, bạn sẽ hiểu được những tình cảm với sự khác nhau rất tinh tế chứa
đựng trong từng cử chỉ giao thiệp.

-

Tơn trọng quyết định của nhóm: Người Nhật quan niệm thành cơng là nỗ lực của cả
nhóm và khơng ai có thể tự thành cơng. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người
làm việc cùng nhau.

-

Học cách nói giảm nói tránh: Họ khơng thích và khơng bao giờ nói “Khơng”. Thay
vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đơi lúc,

20


họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý
hay tức giận.
-


Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng: Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của
“kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh
tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ
bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Để giữ được
thể diện, bạn phải học cách thể hiện lịng tơn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là
đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút.

-

Duy trì liên lạc: Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn
rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối
tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối
quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc
qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp

21


GAMESHOW

1. Ngày nào đƣợc xem là ngày lễ quan trọng nhất của Nhật Bản?
a) Mồng một tết (dương lịch)
b) Mồng một tết (âm lịch)
c) 15/1 ngày lễ thành niên
d) 11/2 ngày quốc khánh
2. Bộ phim Anime với tựa đề Spirited Away của họa sĩ Hayao Mizayaki đã đoạt Giải
Oscar cho thể loại "Phim Hoạt hình hay nhất" vào năm nào?
a) 2001
b) 2002
c) 2003

d) 2004

3. Có một hình thức dự báo thời tiết mà chỉ có duy nhất ở Nhật Bản đó là hình thức
nào?
a) Dự báo sâu bệnh
b) Dự báo hoa anh đào nở
c) Dự báo khí tượng
d) Cả 3 đáp án trên

22


×