Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.11 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD-ĐT PHONG ĐIỀN</b>
<b>TRƯỜNG TH PHONG CHƯƠNG I</b>
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHU NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>
<i>Phong Chương, ngày 18 tháng 03 năm 2012</i>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>
<b>Đề nghị công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” năm học 2011-2012</b>
<b>Tên đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐT MÔN TIN HỌC Ở LỚP 3”</b>
<b>I. Sơ lược lý lịch:</b>
- Họ và tên: Trần Quang Hưng Nam
- Sinh ngày 16 tháng 03 năm 1983
- Quê quán: Phong Chương – Phong Điền – TTHuế
- Nơi thường trú: Phong Chương – Phong Điền – TTHuế
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phong Chương I
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên mơn: Cao đẳng sư phạm Tin
- Những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ:
+ Thuận lợi: Được sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ban giám hiệu, tổ chuyên
môn nhà trường. Bản thân luôn được sự tín nhiệm, giúp đỡ của đồng nghiệp, của phụ huynh
và học sinh.
+ Khó khăn: Cơng tác ở trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên gặp nhiều khó khăn
trong công tác và trong đời sống sinh hoạt. Học sinh đa số là con em của các gia đình nghèo
<b>II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:</b>
- Trường TH Phong Chương I thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo và đội ngũ cán bộ giáo viên nên đã
vượt qua mọi khó khăn và đã được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I.
- Học sinh đại đa số là con em nông dân nghèo nên ít được quan tâm về điều kiện học tập
dẫn đến hạn chế về phát triển năng lực, kiến thức.
<b>III. Mục đích yêu cầu của SKKN</b>:
Hiện nay nước ta cũng như các nước trên thế giới đang cạnh tranh về nghành công nghệ
chế tạo máy cũng như các sản phẩm phần mềm giúp ích cho con người trên mọi lĩnh vực. Để
làm được điều đó phải có sự hỗ trợ lớn của ngành công nghệ thông tin. Ngày xưa con người
khơng biết đọc, khơng biết viết đó là một nỗi khỗ vơ cùng, cịn ngày nay con người khơng
biết sử dụng máy vi tính thì khó mà có thể làm tốt công việc được.
<b> </b>Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học cơng nghệ nói chung của ngành Tin học nói
riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và được ứng dụng rộng rãi, Tin học ngày
nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát
triển xã hội. Hơn thế nữa nó cịn đi sâu vào đời sống của con người.
<b> </b>Môn học tự chọn Tin học ở trường hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những
hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trị của nó trong xã hội hiện đại. Mơn học này
giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình cơng
nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống.
<b> </b>Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học bản thân tơi nhận thấy rằng nhiều học sinh
cịn yếu về kĩ năng thực hành trên máy. Thậm chí cịn có một số học sinh còn ngại thực hiện
<b> </b>Từ thực tế trên, trong q trình dạy học tơi ln băn khoăn trăn trở làm thế nào để giờ thực
hành Tin học đạt hiệu quả cao và có chất lượng, giờ thực hành giúp các em thành thạo các
thao tác cơ bản với máy nên trong q trình giảng dạy tơi ln chú trọng đến việc hướng
dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng
máy nhiều giúp các em có thể tự khám phá và tự học.
<b>IV. Những giải pháp chính: </b>
<b> </b>Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi
nhận thấy: hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất
lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học
sinh cịn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ
năng.
<b>1. Thuận lợi:</b>
<b> </b>- Được sự quan tâm của BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.
- Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành.
- Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, ln tìm tịi học hỏi những kiến thức mới
trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học.
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học.
<b>2. Khó khăn:</b>
- Vẫn cịn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên
máy của học sinh cịn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn
- Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình nơng nhân, sự quan tâm của phụ
huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở
nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học dẫn
đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một
bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một mơn phụ nên chưa có sự đầu tư
thời gian cho việc học.
<i><b>1. Khảo sát chất lượng lượng học tập bộ môn:</b></i>
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, tôi thấy giờ thực hành học sinh rất ngại thực hành
trên máy, thao tác thực hành chưa chuẩn, đa số chỉ có học sinh khá giỏi thực hành, số còn lại
chỉ quan sát, khi giáo viên hỏi và yêu cầu thực hành thì khơng thực hành được. Vì thế, kết
quả khảo sát đầu năm học thấp.
<i><b>2. Thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh:</b></i>
kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp,
tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm
được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm
ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho
học sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một
cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp
với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học.
- Chuẩn bị tốt phịng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Hồn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ
dạy và đã thành công bước đầu.
<i><b>3. Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.</b></i>
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành
cơng một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành
cơng chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia
nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ
lẫn nhau - bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng chỉ là sự tiếp nhận thụ
động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có
phương án chia nhóm một cách phù hợp.
Ví dụ:
- Chia nhóm theo đơi bạn cùng tiến.
- Chia nhóm theo địa hình khu dân cư.
- Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng.
- Chia nhóm theo đối tượng học sinh.
Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả địi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung
đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Cách chia nhóm:
Chia nhóm 2 học sinh/máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình.
<i>Các bước tiến hành:</i>
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu
cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt
động.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm :
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần.
+ Phát hiện các nhóm thực hành khơng có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh.
+ Ln có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng
tạo của học sinh.
+ Trong q trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp
các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh
trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định khơng hồn
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành - nhận xét về
kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức.
Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời
động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa
thực hành tốt.
<b>V. Dự đốn, kết quả và ảnh hưởng:</b>
Qua thời gian áp dụng phương pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối
tượng học sinh hơn chứ khơng cịn là giờ học của các đối tượng học sinh khá giỏi. Học sinh
hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học
sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ.
Qua áp dụng một số biện pháp dạy học trên các em học sinh đã tích cực học tập, u thích
mơn học. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng máy tính các em đã sử dụng nhanh và chính xác hơn.
<b>Kết quả cụ thể:</b>
Mức độ thao tác Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện
Số HS Tỷ lệ % Số HS Tỷ lệ %
Thao tác nhanh, đúng 0 0 10/31 26
Thao tác đúng 1/31 26,3 17/31 58
Thao tác chậm 8/31 21 4/31 10,5
Chưa thao tác 22/31 52,6 0 0
Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành Tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải
thực hiện được các vấn đề sau:
- Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ
ràng, chính xác.
Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối
tượng học sinh.
Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học
sinh được thực hành
- Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học
sinh thực hành tốt, nghiêm túc, nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm
túc.
<b>VI. Kết luận:</b>
Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối
Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành của các khối lớp khác tôi
tin chắc rằng nó sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào dạy thực hành Tin học. Tuy nhiên
còn nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong nhận được sự
góp ý của quý thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp để tơi có thể hồn chỉnh hơn đề tài này, để giờ thực hành
Tin học đạt hiệu quả và có chất lượng.
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TỔ
Xếp loại:……… NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Trần Quang Hưng
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
Xếp loại……….
( kí tên, đóng dấu )