Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.45 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề tài:. Sưu tầm và lưu giữ một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam. I. Đặt vấn đề: Là GV dạy Ngữ văn bậc THCS, tôi luôn trăn trở về chương trình văn học địa phương. Qua tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của những nội dung địa phương trong chương trình Ngữ văn THCS mới mà Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống Trưởng phòng Ngữ văn- viện khoa học giáo dục, người vừa trực tiếp xây dựng chương trình, vừa là đồng tác giả sách Ngữ văn trả lời trong tập "Thế giới trong ta" tháng 11- 2002 như sau: " Một trong những điểm mới và khó của chương trình Ngữ văn THCS lần này là dành một thời lượng nhất định để giảng dạy các nội dung địa phương. Có thể coi nội dụng địa phương là "phần mền" tạo nên tính linh hoạt của chương trình Ngữ văn THCS, vì thế cần xác định một số mục đích sau: 1. Giúp hs nắm được một số nội dung về văn học, Tiếng việt mang tính địa phương như truyện kể dân gian, các sinh hoạt văn hoá dân gian, các tác giả, tác phẩm thơ văn, những danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử địa phương nơi mình sinh sống. 2. Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương, khai thác bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học, văn hoá địa phương làm phong phú và sáng tỏ thêm cho chương trình chính khoá. 3. Gắn kết những kiến thức hs đã học được trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho toàn cộng đồng cũng như mỗi địa phương nơi các em đang sống. Từ những hiểu biết về văn học và văn hoá, Gv giúp hs hoà nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hoá (tinh thần, vật chát) của quê hương. Cũng từ đó giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ sở của mình. Vả lại, tôi là GV địa phương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi hay có hứng thú tìm về với nét đẹp tiềm ẩn trong nền văn học dân gian miền biển nói riêng và Quảng Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài: Sưu tầm và lưu giữ một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam. Tiếp thu ý kiến của Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống, tôi đang trăn trở về thực trạng có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Bởi vì việc sưu tầm tư liệu về văn học địa phương rất khó, các nghệ nhân đã già, chữ nghĩa không thạo và đã lâu không có hứng thú ôn lại các câu ca dao, dân ca nhất là các loại hình nghệ thuật, một số người không nhớ hết, câu được, câu mất. Nhiều năm qua, giảng dạy chương trình Ngữ văn, tôi có cho hs sưu tầm, song kết quả còn ít ỏi, nhiều câu quen thuộc lặp đi, lặp lại, nên việc giảng dạy tiết chương trình địa phương còn đơn điệu chưa khai thác hết kho tàng vô giá của nhân dân xứ Quảng. Vậy để bổ sung nguồn tư.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> liệu ca dao, dân ca và giữ gìn các loại hình nghệ thuật xứ Quảng, giúp hs hiểu thêm và làm giàu thêm vốn kiến thức về nền văn học dân gian Quảng Nam, còn Tổ chức các chương trình Hội diễn, Hội thi hát dân ca.làm cho tiết học chương trình địa phương thêm phong phú, gây được hứng thú cho hs, giúp cho các em càng yêu và tự hào về quê hương Quảng Nam. Vì thế, tôi quyết tâm tìm hiểu và ra mắt bạn đọc đề tài: Sưu tầm và lưu giữ một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam. II. Cơ sở lý luận: Ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật phản ánh tâm hồn, ước vọng và bản lĩnh người dân xứ Quảng. Cho hs sưu tầm, ghi chép những bài ca dao, dân ca và luyện tập những loại hình nghệ thuật nơi em cư trú là để khơi dậy niềm hứng thú và giúp các em khám phá, nhận thức được rằng: nơi mình sống vẫn tiềm ẩn những giá trị văn học dân gian đáng quý. Tuỳ thuộc vào kết quả sưu tầm của hs, giúp hs cảm nhận thêm vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hoá năm 1958 trích cuốn "Bàn về văn hoá, văn nghệ nhà xuất bản văn hoá- nghệ thuật Hà Nội 1963 Bác viết: " Quần chúng là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng là người sáng tác nữa…Những câu tục ngữ, ca dao, dân ca, hò vè… rất hay mà lại ngắn. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý" (Hồ Chí Minh). Nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận rằng: " Sống với ca dao Nam Trung bộ thì cho phép tôi kể chuyện sống, kể những khi ca dao đang vận động như vật chất, bằng không thì dù in trên giấy, ca dao có hay chăng nữa cũng như bướm đẹp trong hộp kính, chưa phải bướn bay trên cỏ xanh. Tình yêu trong ca dao Nam Trung bộ rất phong phú. Trong thơ cổ điển ta rất hiếm cái giọng trữ tình trực tiếp về tình yêu." (Sống với ca dao dân ca Nam Trung bộ). Và để thực hiện Nghị quyết Trung ương V- khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và quán triệt những định hướng mà Đại hội X của Đảng đã chỉ đạo về kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hoá Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: "Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lí tưởng sống và bản lĩnh văn hoá của con người Việt Nam." Thực hiện lời dạy của Bác: "Rằng yêu Tổ quốc mình, càng yêu thắm thiết những khúc hát dân ca! " Và nhằm cụ thể hoá phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực của Bộ GD&ĐT chỉ đạo: 1. Thông qua chương trình công tác Đoàn, Đội, phong trào thanh thiếu nhi trường học và hoạt động GD NGLL hàng năm cần tăng cường hơn nữa đến việc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> giáo dục thẫm mĩ cho thế hệ trẻ; Phát động các phong trào tìm hiểu về làn điệu dân ca Việt Nam nói chung, dân ca Quảng Nam nói riêng. 3. Phát động các phong trào mỗi đoàn viên, thanh niên, đội viên, học sinh sinh viên hiểu biết và thực hiện ít nhất một làn điệu dân ca hựăc một ca khúc mang âm hưởng dân ca. 4. Tổ chức giao lưu, gặp gỡ các nghệ nhân, nghệ sĩ hát dân ca. 5. Xây dựng các câu lạc bộ thanh thiếu nhi, hs, sinh viên hát dân ca, giao lưu hát hò khoan, đối đáp...Và hưởng ứng tuần văn hoá du lịch Quảng Nam tại Hà Nội trong đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. III. Cơ sở thực tiễn: Thời lượng chương trình địa phương về ca dao Quảng Nam chiếm bốn tiết, gần trọn chương trình địa phương Ngữ văn lớp 8 theo phân phối chương trình của Bộ. Như vậy, số tiết tương đối nhiều, nhưng tài liệu giảng dạy những năm trước không có, năm 2009-2010, Gv nhận được tài liệu học tập và giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương cấp THCS tỉnh Quảng Nam. Song số bài trích dẫn quá ít ( một tiết chỉ có hai bài ngắn), không có trích những bài ca dao tham khảo. Gv chưa tích cực trong việc đi sưu tầm, điều tra, kiểm chứng lại những bài ca dao hs sưu tầm , việc đầu tư cho tiết dạy về chương trình địa phương chưa sâu, còn xem nhẹ. Có lẽ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc khám phá cái hay đang tiềm ẩn trong quần chúng, làm cho tiết dạy khô khan, đơn điệu, chưa thực sự gây được niềm hứng thú và tự hào trong hs. Về phía hs, một số em không chịu hỏi han người hiểu biết để sưu tầm mà mượn vở chép qua, chép lại hoặc chưa tìm được nghệ nhân hiểu biết về ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật khác. Vả lại, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân gian ở địa phương về phía chính quyền chưa ai quan tâm và nhà trường chưa ai nghiên cứu. Trong khi đó, các nghệ nhân có người đã qua đời, một số đã già. Từ thực tiễn trên, tôi có khát vọng sưu tầm, lưu giữ lại nét đẹp truyền thống nền văn hoá miền biển nói riêng và của Quảng Nam nói chung. Chính vì lẽ đó, mà nhiều năm nay tôi lại có hứng thú sưu tầm nền văn học dân gian Quảng Nam. Năm 2007-2008 tôi đầu tư sưu tầm văn học địa phương Quảng Nam qua các bài thơ, truyện ngắn phục vụ cho chương trình địa phương lớp 8, năm học 2009-2010 này tôi quay lại sưu tầm ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam mà tôi lưu giữ nhiều năm. VI. Nội dung nghiên cứu: Sưu tầm và lưu giữ một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng Nam. 1. Học sinh sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật ở địa phương là tạo điều kiện cho hs tìm lại sự lưu lạc của những viên ngọc quý còn tiềm ẩn trong dân gian, giúp hs quay về với của cội nguồn văn hoá văn nghệ đã ngủ quên bao năm qua. Từ đó, giúp hs khám phá cái hay, cái đẹp, cái tinh tuý nhất của ông cha.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ta thời xưa được gởi gắm trong lời đồng dao, lời hát ru con, hát hò khoan, lời ca trong lao động như hát bã trạo,… Hình thức sưu tầm: Trong chương trình lớp 7 sau tiết 65 "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" phần dặn dò gv cho hs về nhà sưu tầm ca dao về tình bạn, về quê hương, về con người Quảng Nam. Ngoài ca dao, cho hs sưu tầm các loại hình nghệ thuật khác trong nhân dân. Hs sẽ trình bày phần luyện tập các tiết 70, 74, 133, 134, 137. Cho hs tổng hợp kết quả sưu tầm bằng bài tập thực hành và nộp cho cô giáo. GV chấm lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Việc sưu tầm này được thực hiện nhiều năm để trích luỹ tư liệu. 2. Giáo viên sưu tầm: Ngoài nguồn tư liệu từ hs, tôi hỏi han trong dân để tìm gặp các nghệ nhân. Mỗi loại hình nghệ thuật có một nghệ nhân khác nhau. Để duy trì các loại hình nghệ thuật này không những ghi chép mà tôi còn phải tập hát với họ như: hát hò khoan với bà Hồ Thị Lắm, hát vè với ông Nguyễn Đức Cường, hô lô tô với ông Phạm Văn Lai, hát ru con,…Đặc biệt là hát bã trạo không chỉ một người mà cả đội gồm 15 người, nhờ sự hổ trợ của BGH tôi thành lập đội bã trạo hs lớp 8,9 cùng tôi tập hát, tập chèo thuyền với nghệ nhân bác Xoá. 3. Tìm hiểu tài liệu, sách tham khảo: Tôi tìm đọc quyển "Tổng tập văn hoá văn nghệ dân gian tập I" của Hội văn nghệ dân gian Thành phố Đà Nẳng. Sách "Dạy và học thơ ca dân gian" của Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên nhà xuất bản Sở giáo dục Nghĩa Bình (1986), Văn học dân Quảng Nam (miền biển) Nguyễn Văn Bổn chủ biên - Sở văn hoá - thông tin Quảng Nam, 2001…để tra cứu và đối chiếu một số bài ca dao, dân ca đã sưu tầm để chọn lọc. 4.Sắp xếp theo chủ đề và phân loại các loại hình nghệ thuật: a) Ca dao, dân ca xếp theo chủ đề: Để tiện cho việc tìm đọc và dễ chọn ra những nội dung bài ca dao, dân ca mà bạn đọc yêu thích hoặc sử dụng theo yêu cầu nào đó nên tôi xếp theo những chủ đề sau: - Tình bạn - Về lịch sử - Về lao động - nghề nghiệp - Tình yêu đôi lứa - Tình yêu quê hương, đất nước. - Sinh hoạt văn hoá. Biết rằng trong cái vô cùng, vô tận của ca dao, dân ca Quảng Nam thật khó mà thu thập hết, tôi chỉ có thể cố gắng hết mình và làm được ở chừng mực nào đó trong việc tuyển chọn. Ngay trong từng chủ đề cũng chỉ là cảm nhận tương đối về nội dung. b) Phân loại các loại hình nghệ thuật: - Hò khoan. - Vè. - Hát dân ca. - Hô lô tô. - Hát ru con, - Hát bã trạo….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 5. Lưu giữ và giới thiệu một số ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật ở địa phương. a) Lưu giữ: Trong quá trình sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép bản thân tôi đã lưu giữ được số lượng bài tương đối đủ để phục vụ cho việc giảng dạy chương trình địa phương, tổ chức ngoại khoá ở trường, sinh hoạt giao lưu, sinh hoạt tập thể, phục vụ lễ hội cầu ngư của nhân dân miền biển… Trong đề tài này, tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng nam theo phân loại ở trên. b) Giới thiệu một số bài ca dao, dân ca và các loại hình nghệ thuật Quảng nam. * Những bài Ca dao, dân ca về tình bạn: Bạn bè là nghĩa tương tri Trước sau sau trước một bề mới nên.(1) Bạn rượu là bạn đắng cay Bạn chung đau khổ mới là bạn thân Bạn vàng lại gặp bạn vàng Long lân quy phụng một đoàn tứ linh. Bạn ơi không nhớ nghĩa nghèo Bù đài(2) đựng đậu để treo hay dùng. Bạn ơi xin nhớ về sau Lạch sông còn lờ cầu câu chắc gì. Bạn vàng chơi với bạn vàng Đừng chơi bạn vện ra đàng cắn nhau. Bạn vàng rày đã nghe ai Gặp ta nghiêng nón ghé vai không chào. Bạn về ẩn bóng cây mai Học thêm đôi chữ kéo văn bài còn non. Bạn về có nhớ ta chăng (3) Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời Bạn về nằm nghĩ gác tay Coi ai ơn trượng nghĩa dày cho bằng ta? Bạn về ta chẳng dam cầm Ngửa tay đưa bạn ruột bầm như dưa. Bạn về chẳng có chi đưa Gởi bạn quả mít mà chưa ngào đường.(4) …………………………………………………………………………… (1) Có bản ghi: Sao cho sau trước một bề mới nên (2) Dụng cụ để múc nước, làm bằng mo cau (3) Bản khác: Bạn về có nhớ ta chăng-Ta về ta nhớ hàm răng bạn cười.. (4) Ngào đường: Tiếng địa phương có nghĩa là trộn đường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Bài ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước: Chợ Được(1) lắm cá nhiều tôm Lỡ bữa chiều hôm đi về Chợ Mới.(2) Chồng em là lái buôn tiêu Đi lên đi xuống Trà nhiêu Kim Bồng. Chùa Cầu còn mộng còn mơ Chùa Ông(3) còn đó hương hoa vẫn còn. Chưa đi chưa biết Quảng Đà (4) Đi rồi mới biết đó là Quảng Nam. Cơm trì(5)với cá rô chiên Ăn đà no bụng còn ghiền(6) muốn thêm Con công tố hộ trên rừng Chèo ghe xuống biển ngó chừng con công Con tằm Đại Lộc xe tơ Bãi dâu Đại Lộc lờ mờ bên sông Nào cô bán thị buôn hồng Đi qua Đại Lộc tằm nong thấy thèm. Quê em nước mặn dừa xanh Quê anh dòng suối chảy quanh bên đồi Quê em xanh ngắt trùng dương Ghe thuyền dưới bến trên đường người qua. Quê anh Đại Lộc Ô Da Nước reo dòng suối chảy qua Thu Bồn Quê nhà thổ sản lòn bon Trước Hà Trung Đạo núi non điệp trùng Đất phì nhiêu lúa dư dùng Ai về Quảng Huế nhớ vùng bắp dâu Ngược dòng lên chợ Bến Dầu (1) Ai lên Trung Phước(2) đến đầu đèo Le Chiều chiều gió cuốn mây che Ai lên miền ngược ai về miền xuôi. Xa xa hơi bốc mây mù Nhìn ao nước nóng quản gì trời đông. Nhìn về quê bạn xa trông Bầy chim cất cánh qua sông Rù Rì.(3) ……………………………………………………………………………… (1) Bến Dầu: Địa danh thuộc xã Đại Thanh-Đại Lộc- Quảng Nam chuyên bán dầu rái. (2) Trung Phước: Tên làng thuộc xã Quế Lộc- Quế Sơn - Quảng Nam (3) Rù Rì: Sông nhỏ ở Quế Sơn, mùa khô không có nước, trên bờ có nhiều cây rù rì..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Mỏ vàng ở tại Minh Huy Một nguồn lợi lớn kém gì Bồng Miêu. Cây Trâm Trà Lý Bà Bầu Qua cầu Ông Bộ đến đầu An Tân.(1) Mênh mông cửa biển An Hoà (2) Buồm giương hai cánh cửa nhà hai nơi. Nước xanh xanh tận chân trời Ghe thuyền tấp nập ngoài vời xa xa. Ăn dừa xanh nhớ Kỳ Hoà (3) Ai qua Phú Thọ (4) nhớ khoai sắn mì. Duy Xuyên ai đã từng đi Qua đèo Đá Mái non kỳ Vọng Phu.(5) Nơi đây phong cảnh hữu tình Hòn Bằng(6) đá dựng gió chiều rung rinh. Ai từng thăm đập Vĩnh Trinh Núi xa kẻ đá gợi tình anh thương Xuyên Thanh lắm mía nhiều đường. Chợ Chùa(7) là tiếng kho lương bánh dầu. Lụa tơ Trà Kiệu Mã Châu Đã từng có tiếng từ lâu chắc bền. Ai về Bàn Thạch chớ quên Êm lưng đẹp mắt nhờ nền chiếu bông. Thăng Bình cát rộng mênh mông Chăn nuôi heo vịt được đông lại nhiều. khoai lang Trà Đoã Bình Triều Bột thơm có tiếng lại nhiều người mua. Đây miền duyên hải thớt thưa, Chuyên nghề chài lưới cày bừa sinh nhai. Ai về Chợ Được sông dài Tôm nò thổ sản chươm gai cũng nghề. Nơi đây cỏ lá đồng quê Ngọc khô Cẩm Lũ (8) tứ bề cát chay…. …………………………………………………………………………… 1. An Tân: Thị trấn núi Thành Quảng Nam 2. An Hoà: Cửa biển thuộc Núi Thành -Quảng nam còn gọi là cửa Đại ấp. 3. Kỳ Hoà: cửa lỡ, cửa biển Tam Hải -Núi thành -Quảng Nam 4. Phú Thọ: Địa danh thuộc huyện Núi Thành -Quảng nam 5. Vọng Phu: đá lớn ở đầu cầu Bà Dụ, thuộc Núi Thành -Quảng nam 6. Hòn Bằng: Thuộc xã Duy Sơn -Duy Xuyên-Quảng nam 7. Chợ Chùa: Vùng nổi tiếng làm bún, chằm nón ở xã Duy An- Duy Xuyên -QN 8. Ngọc Khô, Cẩm Lũ: thuộc xã Bình Tú -Thăng Bình -Quảng Nam..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Những bài ca dao, dân ca về tình yêu đôi lứa: Anh trót yêu em trọn một bề Để em thôi thấp thoáng ngồi kề bóng trăng. Anh về ba bữa anh lên Em đừng úp mặt vô phên khóc thầm. Anh về bán cái nồi rang Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư. Anh về bán ruộng cây đa Bán đồng nước mặn đem qua cưới nàng. Anh về bán chỗ cây đa Bán cặp trâu già mới cưới đặng em. Bạn hỏi ta ta mới phân qua Tôi đây ở Phủ Điện Bàn Ở Thanh Châu tổng ở làng Quảng Xuyên Bạn hỏi ta ta mới nói liền Ta đang còn tùng cư(1) với cha mẹ chứ chưa tư riêng nơi nào. Thuyền quyên mới gặp anh hào Chàng mà gặp thiếp cũng giá như ai trao miếng đường. Chồng giận thì vợ làm lành Miệng cười chúm chím rằng anh giận gì. Thưa rằng anh giận em chi Muốn cưới vợ nhỏ em thì cưới cho. Chồng người xe ngựa người thương Chồng em khố đũi(2) em thương em chiều. Có duyên lấy đặng chồng gần Đương khi nhớ mẹ chạy trần cũng xong Có duyên lấy đặng chồng sang Lên xe xuống ngựa vinh quang một đời. Có duyên mới lấy vợ già Khi mô vợ gọi thưa bà em đây. Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm… ……………………………………………………………………………… 1.Tùng cư: Còn sống chung với cha mẹ 2. Khố đũi: Thứ hàng dệt bằng tơ gốc, dày và thô hơn lụa..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Những bài ca dao, dân ca về lao động- nghề nghiệp: Ai ơi chớ phụ nghề nông Đồng cao ruộng thấp ra công cấy cày. Chân bùn tay lấm càng hay Có khi vất vả có ngày phong lưu Ai ơi đã quyết thì làm Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây. Ai ơi đừng phụ bát đàn Nâng niu bát sứ có ngày vỡ tan. Ai về chợ Vạn thì về Chợ Vạn có nghề nấu rượu nuôi heo. Ai về cồn Hến thì về Ăn cơm ba bữa làm nghề thụt lui. Cây xanh thì lá cũng xanh Anh giỏi trồng lúa em rành trồng bông Mai ngày lúa chín đầy đồng Bông nở trắng đồng thi thử ai hơn Cha chài mẹ lưới con câu Chàng rễ đi tát cô dâu đi mò. Cha chàng con đục mới hay Cha em đục đẽo liền tay mẹ nhờ Cha mẹ giàu con thong thả Cha mẹ nghèo con vất vã gian nan. Sớm mai lên núi đốt than Chiều về xuống biển đào hang bắt còng. Chanh chua thì khế cũng chua Anh thách em bắt có thua đâu nào Thách anh nuôi bốn con trâu Em mười gà mái với đôi gà giò. Chúc cho anh chị an lành Phen này quyết chí nên danh bảng vàng. Dù cho tiền của ê chề Cũng không bằng có cái nghề trong tay….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Những bài ca dao, dân ca về sinh hoạt văn hoá: Buôn bán mà chẳng thật thà Tội riêng mình chịu cả nhà đều ăn. Cá khôn xem lấy cái mang Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai. Nhắn ai trong cõi hồng trần Làm người phải lấy chữ nhân làm đầu… Dô hò cái hò dô ta Lướt sóng ra khơi ơ này anh em ơi Gắng công nào lướt sóng nào Trông trờì trông nước trông mây là dô hò Trông cho trời trong biển lặng cá mà đầy ghe. Dô hò cái hò dô ta Nào ta kéo lưới nào Kéo lên mẻ cá đầy khoan Mồ hôi dù đổ xuống làn biển xanh. Dô hò ớ hò dô ta Trông cho cá tép được mùa Người người vui sướng cửa nhà khang trang. Hò dô ta ớ hò dô ta.. Đó em chi bén hơn dao Chi rộng hơn biển chi cao hơn trời. Anh hỏi em em phải trả lời Đông tây nam bắc cái đầu ông trời ở chỗ mô. -Thế gian miệng bén hơn dao Bụng rộng hơn biển trán cao hơn trời. Anh về kêu đất mà đất ơi Tới đây em chỉ cái đầu ông trời cho anh coi… Tự do tự lực tự cường Trong ba tự ấy anh thương tự nào - Tự do là của đồng bào Tự cường tự lực tự nào cũng thương. Xin đừng phụ nghĩa tào khang Bạc vàng dễ kiếm người thương khó tìm….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Các loại hình nghệ thuật: - Hò khoan: Thảm thiết thương cho bổn phận đồng bào Cũng một nòi một giống lẽ nào không thương. Xưa nay tàu thuỷ nó giữ thường Con nhà lao động không đường kiếm ăn. Cũng vì quân địch đón ngăn Bao vây nền kinh tế bà con ta làm ăn bất thành. Tới mùa tới tiết đi mành Ra chà bủa lưới để một anh ngó chừng Bữa nào nó bắn tưng bừng Đồng bào hoảng hốt quay lưng mà chèo. Súng trường súng máy cứ rượt bắn theo Anh em tránh đạn thả chèo nhảy sông. Kẻ thì bơi ra Hồn Mang than khóc Người thì lội sông vô bờ thở than. Đồng bào ta ở lại Hồn Mang Ghe lui ghe tới hỏi han thăm chừng. Bà con ta đủ hết thì mừng Nó truyền đơn cấm ba bốn tuần có biết không? Đạo con nhà nghề nhờ biển nhờ sông Tìm phương kế hoạch chạy xông ra mần. Xưa nay bị nạn thực dân Nó tập trung ghe lại rưới xăng đốt liền. làm cho đồng bào ta lội huyên thiên. Miệng bẩm ông lớn trong ruột giận điên như thường. Làm cho đồng bào ta hết ngõ tìm phương Hết đường lặn lội bị thương ba người. Ông già lội nước chết tươi Ghe thuyền nó đốt hết đưa người mình vô. - Vè: Vè trận đánh sân bay giả chiến. Vè vẻ vè ve tôi đặt cái vè sân bay mà giả chiến Lữ đoàn tântiến muôn vận chín mươi Lúc lắc reo cười con cưng của Mĩ Mới về mà an nghỉ đóng tại Kỳ Hoà Tam Kỳ rung chuyển sân bay mà giả chiến Phá đất mà ủi nhà phá tan mồ mã Đồng bào ai cũng kêu la Cách mạng đâu rồi sao không về đánh.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đêm về gió lạnh đêm bước chân thâu Trời vừa nhấp quán gà mái cõng con đến nơi trận địa. Xem đúng mười giờ bắt đầu nổ súng Pháo ta dập trúng trại lính vỡ tan.Mĩ chết ngã ngang nhân dân đền tội. - Hát ru con: Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết Người ở đời có khi thịnh khi suy Khi ngồi buồng ngói khi đi dưới bùn Khi thì bát sứ đũa mun khi thì bát sứt đũa cùn cũng phải ăn. Trâu ăn không béo mà thèm Ngãi nhơn chi mấy mà đem lòng phiền. Lòng phiền ôm ấp gôi nghiêng trăm vui về bạn ngàn phiền về ta. Trầu vàng ăn với cau sâu Khen bà kiếm được con dâu nhọn mồm Nhọn mồm lấy kéo hớt đi lấy kim may lại còn chi nhọn mồm. Trẻ thì bé dại thơ ngay Già thì lẫn lộn tính non tính già. Trên sơn dưới thuỷ bạn giữ kĩ làm chi Tiền nhân hậu phúc kiếm chút ấu nhi mà bồng. Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học mẹ đi trường làng. Ví dầu ví dẫu ví dâu Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng Vô chuồng bứt một sợi dây Đem về thắt gióng cho mẹ mày đi buôn. Đi buôn bữa lỗ bữa lời Ra đi cho biết mặt trời mặt trăng….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Hát dân ca: "Hò ba lí" Ba lí tang tình mà nghe, ta hò, ba lí tình tang, ba lí tình tang. Trèo lên trên rẫy khoai lang, Ba lí tang tình mà nghe, ta hò, ba lí tình tang, ba lí tình tang lên rẫy khoai lang. Chẻ tre mà đan sịa, la hố, cho nàng khơi khoai, khoan hố khoan la hố hò khoan. Trời mưa ướt lá trầu vàng. Ba lí tang tình mà nghe, ta hò, ba lí tình tang, ướt lá trầu vàng. Ướt em, em chịu, la hố, chứ ướt chàng em thương. Khoan hố khoan la hố hò khoan. Trời mưa ướt lá trầu thương. Ba lí tang tình mà nghe, ta hò, ba lí tình tang ướt lá trầu thương. Ướt anh thì anh chịu, la hố, chứ ướt nàng anh thương, khoan hố khoan la hố hò khoan. Dù cho trời đất phân chia, Ba lí tang tình mà nghe, ta hò, ba lí tình tang, trời đất phân chia, hai đứa mình nhớ quá, la hố, hứa dìa bên nhau, Khoan hố khoan la hố hò khoan. * Hô lô tô: Cờ đỏ sao vàng phất phới tung bay, trên đỉnh toà nhà của Liên Hợp Quốc. Nhân dân thế giới yêu chuộng hoà bình, tất cả đồng tình chúc mừng dân Việt. Lòng ta khôn xiết bao nỗi tự do, Cảm ơn xiết bao, bao người bạn tốt là con số 1 *** *** **** Trăng lên xứ Quảng, trăng ghé sông Hàn, muôn dặm tình thương bao la như người dân Quảng. Trăng về Vĩnh Điện, trăng xuống Hội An, trăng thăm chú cuội đi khắp nẻo đương, tìm cô du kích đánh Mĩ kiên cường, có mái tóc thề , cô xoả ngang vai là con số 2 *** *** *** Ôi anh giải phóng, anh đẹp biết bao, quê hương tự hào, con trái trung dũng, Anh đánh giặc Mĩ , Mĩ thua tơi bời.chỉ biết kêu trời, tìm đường chạy trốn là con số 4. * Hát bã trạo: * BÁ TRẠO VỀ ĐÁNH CÁ. * TRUYỀN LỆNH CHUNG: (Nhất nhất đồng thanh ca. Bớ bá trạo -Dạ! ) Nay ta dặn cùng trước mũi, sau khoang cùng hai bên, bá trạo! -Dạ! Gay chèo chỉ dặm miền cửa An Hoà. Bớ bá trạo! -Dạ! 1. TỔNG MŨI HÁT:. Bá trạo ôi! Nghe tiếng phách chèo đưa chân nhịp. Hò… hầu…… linh! Nay biển lặng, trời quang, mây tạnh. Tạm gác việc nhà ra tận biển Đông. Bá trạo ơi! Tay lưới, tay chèo. Thuyền bá trạo lấy neo tiến tới. Bớ bá trạo! -Dạ! 2. TỔNG THƯƠNG HÁT:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Lênh đênh một chiếc thuyền tình, sóng dồi, gió dập biết gởi thân mình về đâu . Hò… Hầu…… linh! 3. TỔNG THƯƠNG KÊU: Nhất nhất đồng thanh ca: Bớ bá trạo! Dạ! Gió nồm đương thổi pheo pheo, buồm dương hai cánh lái lèo về đâu. Hò… hầu…… linh! 4. TỔNG LÁI HÁT:. - Buồm dương thì có phận buồm dương. Còn hai bên bá trạo! Chí chăm chèo thuyền. Hò …hầu linh! - Liếc xem bãi Bấc, bãi Nồm, thần du đông hải bấy lâu nhộn nhàng. Hết mùa nhóc bấc, đông thiên, sang xuân nhàng hạ khắp miền non xanh. Hò… hầu……linh! 5. TỔNG LÁI XƯỚNG: (Nhất nhất đồng thanh ca) Trăng thanh, gió mát thảnh thơi. Anh em ta cứ nghênh ngang, bủa vây tôm cá cho cư thanh nhàn. Hò…hầu…… linh! 6. TỔNG THƯƠNG HÁT:. - Này cậu là cậu ôi! Sóng bổ tứ bề. Thuyền loan sao mà nước quá đi. - Cậu là cậu ôi! Nước tát không ra, nước mắt hoà theo nước. Tay mỏi rồi mà không dám nghỉ tay. Nước lên gầu nọ đưa sang, nguyện cho cô bác bảo an nội thuyền. Hò...hầu......linh! 7. TỔNG MŨI HÁT: - Các ngài ôi! Cơn phong ba nhờ các ngài nương đỡ, nay các ngài thoát đi rồi, biết nương dựa vào đâu? Hò...hầu..linh *(Nhất nhất đồng thanh ca bớ ba trạo - Dạ!) Bốn phương trời, mây ủ mưa rơi, gặp cơn dông tố biết đâu nương nhờ. Hò... hầu...... linh! - Ông ơi, ông cũng là vị sao Bắc Đẩu, chia cho ông xuống lãnh địa dương trần, cứu người trung giới tiến dần ngàn thu, bia tạc tri ân xưa, còn nhớ gắng ghi muôn đời. Hò ...hầu ...linh! 8. TỔNG LÁI HÁT:. Ráng đi các anh ơi! Nước láng lai tát hoài không ráo. Gió quá sen, sóng bổ tứ bề. Ráng đi bá trạo ôi! Mịt mù ở giữa biển Đông, ông đưa một ngón đèn hồng cứu dân Hò…hầu…linh… 9. TỔNG LÁI KÊU: (Đồng thanh ca) Phất phơ thuyền đã giữa gời, nhờ ơn ông đẩy, bà đưa, hết cơn khổ cực có hồi thái lai. Hò... hầu…… linh. Bá trạo ôi! Xin cúi đầu mà lạy ơn trên. Hò…hầu……linh!.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> *BÁ TRẠO VỀ CHIẾN SĨ 1.TỔNG THUYỀN XƯỚNG: Trông chừng bãi Hạt mây đen, buồm dương kéo rập băn khoăn dặm ngàn. - Trạo hò hầu linh * Tổng thuyền xướng: - Chiến sĩ ôi! Đèo cao đã từng tới. Con thuyền lênh đênh ở giữa biển Đông, lạy trời đừng đánh mây dông, đưa hầu chiến sĩ lập công trở về. - Trạo hò hầu linh 2. TỔNG THƯƠNG: Chiến sĩ ôi! Vong linh hồn khe, hố, cống, mương. Rừng xanh, núi thẳm bốn phương trở về. Trạo hò. * Tổng thuyền kêu: (Đồng thanh ca) Bớ bá trạo! Dạ! Sa cơ một phút, xa nơi dương trần, cách biệt muôn người anh linh. - Ớ hò hầu linh. * Tổng thuyền bắc: Nhắm mắt rồi không kịp than, vong phiêu lưu khói lạc lần lần theo mây. - Trạo hò hầu linh. Ôi, chiến sĩ ôi! Hồn đã qui âm cảnh, còn cõi trần gian thiếu người giúp nước, đây ngài ôi! - Ớ hò hầu linh. 3. TỔNG THUYỀN BẮC: Chạnh nhớ người chiến sĩ, hồn ai lơ lững dưới cõi trần. (Bá trạo ôi) Nghiên mình truy điệu hồn ma, cũng vì giúp ích quốc gia hội này(trạo hò) * Tổng thương kêu: (Đồng thanh ca) - Bớ bá trạo! - Dạ. Rừng xanh, núi biển vong thân bỏ mình. Trạo hò hầu linh * Tổng thuyền trưởng bắc: Vọng về cửa phật tăm tăm, mưa rơi Đông Bắc gió mây lạnh lùng. * Thuyền trưởng kêu tiếp: (Đồng thanh ca) - Bá trạo! - Dạ. Mịt mù rừng núi mênh mông, mẹ cha luốn những đợi trông hồn về. Trạo hò 4. TỔNG THƯƠNG BẮC: Tội biết là bao các ngài ôi, kẻ chết vì đạn, vì bom, vì gươm, vì giáo hết lòng vì dân. Kẻ mất đầu, người mất cẳng tan tành, cờ hồng chính nghĩa hùng anh muôn đời. Trạo hò! * Tổng thuyền bắc: Vong linh hồn hi sinh, xông pha bảo vệ liều mình với dân. Trạo hò. 5. THUYỀN TRƯỞNG BẮC: Các ngài ôi! Dêm nằm nghe dế ngâm nga, đồng hồ tích tắc, khiến tôi não nùng, thương thay chiến sĩ anh hùng, vì dân vì nước tận trung với đồng bào. -Trạo hò hầu linh. * Tổng thuyền bắc: Các ngài ôi, ra đi không nệ gian lao, dù cho cực khổ băng ao, lội bầu. Cờ hồng phất phới tung bay, nghìn thu danh tiếng dày ơn sâu..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6.. TỔNG THƯƠNG BẮC:. Ráng chèo tới bá trạo ôi, hầu chiến sĩ lửng lơ trên nhành quế. Cửa từ bi đương chờ đợi các ngài,- mau về cực lạc an nhàng hầu ái mẹ cha trông trường đứng ngồi không an,- vợ can luấn những mơ màng, các ngài ơi mau về cửa Phật cho an tấm lòng, trạo hò, hỡi linh hồn. 7. TRUYỀN TRƯỞNG BẮC: Thuyền đi ngàn dặm phương khơi, trên bom dưới đạn, nhờ nơi các ngài nguyện cho nhà nước thái lai, toàn dân an lạc thỉnh ngài hồi hương, trạo hò hồn linh. 8. TỔNG THƯƠNG kêu Đồng thanh ca ở bá trạo dạ, chiến sĩ- bỏ mình- hy sinh- vì nước, hò hầu linh. Các ngài ơi! Gập ghình sóng vỗ thuyền loan đưa hồn chiến sĩ lên đàng tiêu diêu. Đài chiến sĩ khói hương nghi ngút Hầu phất phơ lơ lững trên mây, ngắm sương tàn gửi lại chốn này, tội biết bao các ngài ơi bá trạo cúi đầu tri điệu, hầu thăng về nơi Phật Đài, trạo hò hầu Tổng tiêu reo Đồng thanh ca ở bá trạo-nam mô.A di đà Phật Thuyền trưởng bắc Chiến sĩ ôi chấu Phật đài sớm mở rộng cửa từ bi, các ngài ơi. Sưu thăng định độ.Về nơi an nhàn. Thuyền trưởng reo tiếp (đồng thanh ca ớ bá trạo) Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật 9. TỔNG THƯƠNG BẮC: Các ngài ơi-đêm thanh vắng ngồi trong rừng núi Tiếng chim kêu vượn hú nhành cây-thát đi rồi hồn thăng theo mây bạc,nắm xương tàn thôi gửi lại rừng xanh,trạo hò. * Tổng thương tiếp Tội biết chừng mô, chiến sĩ ôi chân dậm đất thế là động miệng kêu trời ở quá cao,các ngài ơi, như thuyền tôi đi làm ri đây. Sóng bổ tứ bề, nước lên thuyền ngập tát sao cho rồi. * Tổng tiền bắc Đài chiến sĩ khói hương nghi ngút, chở hồn phất phơ lơ lửng trên mây, trạo hò. 10. THUỲÊN TRƯỞNG BẮC: Ráng bá trạo ôi. Trông chừng, cửa Phật cảnh tiên, linh hồn chiến sĩ cho yên tất lòng, trạo hò. * Thuyền trưởng tiếp.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Biết bao chiến sĩ ra vào, kẻ thịt nát người lại tan xương,-kẻ phơi thay nơi chốn sa trường. Rồi nấm mồ vô chủ. Cảm thương hỡi hồn, trạo hò hầu linh. 11. TỔNG THƯƠNG BẮC: Các ngài ơi như thuyền đi làm ri đây,đau khổ biết bao,gặp cơn nguy hiểm kêu sao thấu trời. Thuyền trạo ôi, Chèo đợi-hầu trông-đợi hình-đợi bạn-đợi không-được người,trạo hò. Tổng tiền bắc Các ngài ơi,lời ăn tiếng nói vạu cười,nhớ khi đi đứng của ngươi lâm chung,trạo hò hầu linh. 12. THUYỀN TRƯỞNG BẮC: Trách ông Xanh sao khéo đổi đời,sa cơ một phút,xa nơi giương buồm.Trạo hò. Tổng thương bắc Chiến sĩ ơi khi ra đi cha mẹ cũng không-chỉ anh em bạn mà thôi nươn theo nhành cây bóng lá,chết đi rồi trời làm màng đất làm chiếu, rồi càu đục lỗ kiến soi hôm nay dựng thuyền làm câu rinh rệ, đây chiến sĩ ôi nấm mồ phần ở chốn rừng hoang, trạo hò hồ linh. 13. TỔNG TIỀN BẮC Phiêu lưu về chốn âm linh ba tất đất mẹ cha lìa bỏ. Chiến sĩ ôi nấm mộ tàu Tổ quốc ghi ơn. Trạo hò. * Tổng tiền kêu: (đồng thanh ca) - ớ bá trạo siêu thăng. Về chốn thiên đàng. Nam mô A di đà Phật. (trạo ca ba lần) 14. TỔNG THUYỀN BẮC Vì Tổ quốc đang cơn chinh chiến, nên chi đem thân mà bỏ sa trường, nên đàn con nhỏ ngó trông mỏi mắt. Chiến sĩ ôi đám cỏ sầu phủ kín mồ thiêng liêng. Trạo hò. * Thuyền trưởng bắc Nước xuôi thì gió cũng xuôi thuyền đi mau tới làng tôi cũng mừng. Trạo hò. 15. TỔNG THƯƠNG BẮC Tôi gọi chiến sĩ ôi vong linh hầu cực dang tay Còn chi cha đợi mẹ trông, con thơ chiu chít ngó mong bơ phờ. Hồn đi lưng lửng lơ lơ cánh buồm dã bóng đèn mơ một mình. Xác về chín suối u minh, ngày nay thiết lập thuyền tình trước đưa. Trạo hò. 16. TỔNG TIỀN BẮC Thôi thì cửa Phật cầu tiên, thuyền đi đã tới đưa thuyền đưa dang. Trạo hò. * Thuyền trưởng truyền lệnh: - Thôi ta truyền cho trước mũi sau khoan cùng hai bên bá trạo.- Dạ - Gác chèo- nới neo- an nghỉ. Ớ bá trạo. Thôi thì lấy neo đưa thuyền về bến. Ớ bá trạo.- Dạ. Bắt neo- phăng neo, đà giữa thẳng là hố hụi. Nhóc gập ghình kéo.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> chắc tời neo là hố hụi. Phăng dô phăng là hố hụi. Dây ba đàng mới là được một là hố hụi. Tay mỏi rồi là hố hụi. Phải nắm cho chắc tay là hố hụi. Ráng bá trạo ôi. * Bã trạo cô hồn: 1. Tổng thuyền xướng: Các ngài ôi, biết mấy đoạn trường vì cơn giông tố huê hươu lạc loài Các ngài ôi, thác xuống dưới tiền đài giúp cùng bổn dặm thái lai an nhàn 2. Truyền lệnh chung: Nay ta dặn cùng trước mũi sau khoan cùng bá trạo.- Dạ! Gay chèo chỉ dặm miền cửa An Hoà bớ bá trạo.- Dạ! 3. Tổng thuyền xướng: Bá trạo ôi! Nghe tiếng phách chèo đưa chân nhịp. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh! Nay tới chốn anh linh nghiêm trang, tạm thuyền loan. Hầu thỉnh cô hồn. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 4. Tổng thuyền xướng: Bá trạo ôi xin cúi đầu cầu nguyện ơn trên. Ngài linh thiêng phù hộ thuyền loan ra dời. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 5. Tổng thuyền xướng: Nhất nhất đồng ca bá trạo.- Dạ! Gió ớ nờm, đương thổi là pheo pheo. Buồm giương là hai ớ cánh, lái lèo về tay. Ớ là hò hầu linh. 6. Tổng thuyền tiếp: Buồm giương thì có phận buồm; còn hai bên bá trạo chỉ chăm chèo tới. Ớ bá trạo!- Dạ! 7. Tổng thuyền xướng: Liếc xem bãi thánh rồng chầu thần du đông hải bấy lâu nhộn nhàng. Hết mùa nhóc bấc đông thiên. Sang xuân nhàn lạc khắp miền non xanh. Các ngài ơi! Du chơi sơn thuỷ xem cùng cảnh tiên. Ngài ơi! Bấy lâu cách trở lương duyên, xuân về tươi thắm, trạo thuyền hầu nghinh. Trạo hò! 8. Tổng thương xướng: Lênh đênh một chiếc thuyền tình, sóng dồi gió dập, biết gửi thân mình về đâu đây? 9. Tổng thuyền xướng: Nhất nhất đồng ca bớ bá trạo.- Dạ! Ớ nam mô A di đà Phật. 10. Tổng thuyền xướng: Bá trạo ôi! Xin lạy Phật trời..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ngài phù hộ cho thuyền loan giữa giời. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 11. Tổng thuyền xướng: Thuyền trạo ôi! Xin cui đầu cầu nguyện ơn trên cô hồn. Ngài phù hộ ơn còn ngàn thu. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 12. Tổng thuyền xướng: Ráng bá trạo ôi! Giữa giời biết đâu nương đỡ. Cùng ai đây, hai bên thuyền sóng gió nghinh ngang. Nguyện cho trời Phật bảo an nội thuyền. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 13. Tổng tiền xướng: Mà chỉ nhờ cô hồn ngài đưa đến nơi về đến chốn. Rồi ơn nghĩa ấy như núi non chồng chất. Rồi bổn phổ ăn ở đền nghĩa trọng đầy. Cô hồn là cô hồn ôi! Bá trạo ôi! Xin cui đầu xin dọng bái ơn trên. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 14. Tổng thương xướng: Nhất nhất đồng ca bớ bá trạo.- Dạ! Ớ thác trước bỏ mình ớ siêu mộ. Ớ lạc ớ nấm, ớ biến ra nơi cô hồn. Ớ là hò hầu linh. 15. Tổng thuyền xướng: Bá trạo ôi! Xin cui đầu xin dọng bái hết bốn phương. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 16.Tổng thương xướng: Bốn phương chư đẳng. Cô hồn nay mà thuyền loan. Sóng đánh gió dồi biết nương dựa vào đâu đây. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 17. Tổng thuyền xướng: Mười phương chư phật cũng nhờ ơn trên. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 18. Tổng thương xướng: Nhất nhất đồng ca bớ bá trạo.- Dạ! Ớ nam mô A di đà Phật. 19. Tổng thuyền xướng: Các ngài ơi! Sóng dương thế còn ngày còn khổ. Thác đi rồi thì vắng tiếng biệt tăm. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 20. Tổng thương xướng: Xa đất mẹ, xa quê nhà, biến ra cô bác, hiện hồn ma lơ lững dả bèo trôi..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 21. Tổng thuyền xướng: Ớ các ngài ơi! Nay giúp cho, bổn phủ an bình thái lai. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 22. Tổng thương xướng: Này cậu là cậu ơi! Sóng vỗ tứ bề. Thuyền loan sao mà nước quá đi. Cậu này là cậu ơi! Nước tát không ra, nước mắt ớ hoà theo nước.Tay mỏi rồi mà không dám nghỉ tay. Nước lên gàu nọ đưa sang, nguyện cho cô bác bảo an nội thuyền. Hò! 23. Tổng thuyền xướng: Ráng đi cháu ơi nước láng lai tát hoài không ráo. Gió quá săn, sóng bổ tứ bề. Ráng bá trạo ôi! Xin cúi đầu mà lạy hoàn thiên. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 24. Tổng thuyền xướng: Thuyền tình một chiếc đua bơi. Trăng thanh gió mát thảnh thơi thanh nhàn. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh. 25. Tổng thương xướng: Rồng chầu hạt mưa trên non xanh, thuỷ ngư cá lội, trên cành con chim bay. Trạo hò: Ớ là hò hầu linh… V. Kết quả nghiên cứu: Sau khi sưu tầm, chọn lọc, trích luỹ tôi đã áp dụng ở những năm trước trong khi dạy tiết chương trình địa phương đạt hiệu quả. Vì trong giờ học hs có hứng thú hơn và các em muốn mượn tài liệu cô giáo phôtô để lưu giữ lại. Ngoài thời gian truyền thụ kiến thức theo yêu cầu của bài học, tôi còn xướng cho hs hát dân ca, hát hò khoan,..qua các bài ca dao ấy. Về các loại hình nghệ thuật, tôi đã lên kế hoạch tổ chức chương trình ngoại khoá của tổ Xã Hội với chủ đề: "Quay về với cội nguồn văn hoá nghệ thuật Quảng Nam" vào ngày lễ 20/11/2010. Chương trình ngoại khoá đã gây ấn tượng cho tất cả thầy trò trường tôi và quý vị đại biểu qua các bài hát dân ca, đặc biệt là hát bã trạo. Nhân ngày lễ hội cầu ngư mộ Cá Ông của xã nhà vào ngày 20 tháng giêng năm Canh Dần đã nhờ đoàn bã trạo của tổ tôi phục vụ và được bà con khen ngợi. VI. Kết luận: Đề tài tôi đang nghiên cứu tương đối rộng nên việc đầu tư sưu tầm, trích luỹ tư liệu tốn nhiều thời gian, nhưng nhờ sự hổ trợ của BGH và gv trong tổ đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Song cho dù cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì thế, tôi rất mong sự đóng góp chân thành của bạn đọc, tôi sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Trong quá trình thực hiện đề tài trong giảng dạy chương trình địa phương rất thuận lợi và có thể chia sẻ các gv khác cùng áp dụng. Nhưng việc thực hiện các loại hình nghệ thuật thì tốn kén rất nhiều thời gian luyện tập và không chỉ lập một đội chuyên là phục vụ lâu dài đựơc, vì hs lớp 8,9 rồi sẽ chuyển cấp, cho nên việc luyện tập được thực hiện thường xuyên hằng năm. Vả lại, điệu hò, lời hát của ông cha xưa khó hát hơn nhạc trẻ bây giờ, cho nên nhờ nghệ nhân luyện tập thì tốn kém khoản bồi dưỡng mà bản thân tôi rất băn khoăn. VII. Đề nghị: Năm học 2010- 2011: Tôi sẽ cố gắng tổ chức các chương trình ngoại khoá để khai thác các loại hình nghệ thuật khác đa dạng hơn nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá xứ Quảng nhưng kinh phí rất eo hẹp, phải nhờ sự tài trợ của nhà trường. VIII. Tài liệu tham khảo: Tác giả Nguyễn văn Bổn Hội văn nghệ dân gianTPĐN Hội VNDG Đà Nẵng Lê Trí Viễn. Tác phẩm Văn học dân gian Quảng Nam Tổng tập văn hoá văn nghệ dân gian tập I. Nhà xuất bản Năm xuất bản Sở văn hoá 2001 thông tin QN Nhà xuất bản 2006 Đà Nẵng. Văn nghệ dân gian đất Quảng Dạy và học thơ ca dân gian. Hội VNDG Đà Nẵng Sở GD Nghĩa Bình. 2001 1986. IX. Mục lục: Thứ tự I II III IV V VI VII VIII IX. Tiêu đề từng phần Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Tài liệu tham khảo Mục lục. Trang 1 2 3 320 20 20 21 22 23.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×