Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.03 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2011– 2012 Môn: Sinh học. Khối 12 Thời gian: 180 phút Câu 1 (1,0 điểm): a. Phân biệt vị trí và chức năng của các vùng trình tự nucleotit trong cấu trúc của mỗi gen mã hóa protein điển hình? b. Theo em, trong hai mạch của gen cấu trúc thì mạch nào là mạch gốc? Vì sao? Câu 2 (2,25 điểm): a. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có những điểm gì khác biệt so với sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?. Ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN? b. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn? c. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?. Câu 3 ( 1,5 điểm): Ở một loài sinh vật nhân thực, một gen cấu trúc có đoạn trình tự nucleotit như sau: 3’….XXTAGGTTXXXGGTTXT…5’ 5’…. GGATXXAAGGGXXAAGA…3’ a. Xác định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên?. Biết rằng các axit amin được mã hóa bởi các bộ 3 như sau: GGA, GGX: Gly, XAA: Gln, UXX: Ser, AAG: Lys. b. Giữa mARN sơ khai và mARN chức năng được phiên mã từ gen trên, loại ARN nào ngắn hơn?. Giải thích?. c. So sánh hậu quả của trường hợp đột biến thay cặp T-A bằng cặp G-X ở cặp nucleotit thứ 3 với đột biến mất cặp A-T ở cặp nucleotit thứ 4? Câu 4 ( 1,5 điểm): a. Do đâu mà sợi ADN rất dài lại có thể xếp gọn trong cấu trúc nhiễm sắc thể? Ý nghĩa của việc thu gọn chiều dài ADN? b. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái, dạng đột biến nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể? Câu 5 (2,5 điểm): Ở một loài thực vật, bố mẹ thuần chủng có bộ nhiễm sắc thể 2n lai với nhau được F 1 có kiểu gen AAaa. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đã có đột biến xảy ra. a. Dựa vào đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể và kiểu hình của cơ thể lai F 1, hãy phân biệt đây là một đột biến thể dị bội hay là một đột biến thể đa bội? b.Trong mỗi trường hợp đột biến trên, hãy viết sơ đồ lai và giải thích cơ chế hình thành F1? Câu 6 (1,25 điểm): Theo quan điểm về Operon của Jacop và Mono, hãy nêu: a. Các thành phần cấu tạo của 1 Operon Lac? b. Gen điều hòa có nằm trong thành phần cấu trúc của Operon không?. Nêu chức năng của gen này trong sự điều hòa hoạt động của Operon Lac? ---------------------------HẾT-------------------------------(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Sinh học. Khối 12 Thời gian: 180 phút Câu ý 1 a.. b. 2. a.. b.. c. 3. a.. Nội dung trả lời Một gen cấu trúc gồm 3 vùng: - Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã - Vùng mã hóa: nằm ở giữa gen, Mang thông tin mã hóa các aa - Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã … - Mạch có chiều 3’ => 5’ là mạch mã gốc vì đây là mạch dùng để làm khuôn để tổng hợp ra mARN - Điểm khác biệt Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ Nhân đôi ở sinh vật nhân thực 1 đơn vị nhân đôi Nhiều đơn vị nhân đôi Tốc độ nhanh Tốc độ chậm Có ít loại enzim tham gia Có nhiều loại enzim tham gia - Ý nghĩa: đảm bảo tính ổn định về vật liệu di truyền qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ khác nhau của loài. Vì: - Phân tử ADN có cấu trúc gồm 2 mạch poliNu xoắn song song và ngược chiều nhau, một mạch có chiều 3’ -> 5’, mạch kia có chiều từ 5’ ->3’. - Enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5’ ->3’: + Mạch khuôn 3’<- 5’: tổng hợp mạch mới liên tục + Mạch khuôn 5’ ->3’ tổng hợp mạch mới gián đoạn - NTBS: + Trong cơ chế nhân đôi ADN: Trên mỗi mạch đơn của ADN mẹ, các Nu lắp ráp với Nu tự do của môi trường nội bào theo NTBS: A=T, G=X tạo nên các phân tử ADN giống ADN mẹ. + Trong cơ chế tổng hợp ARN: diễn ra trên mạch đơn có chiều 3’=>5’, các Nu lắp ráp với rN tự do của môi trường nội bào theo NTBS: A=U, G=X tạo phân tử ARN mạch đơn có chiều 5’ =>3’. + Trong cơ chế tổng hợp protein: bộ 3 đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ 3 mã sao trên mARN theo NTBS Mạch gốc: 3’….XXT AGG TTX XXG GTT XT…5’ mARN : 5’…GGA UXX AAG GGX XAA GA..3’ aa : ….. Gly - Ser - Lys – Gly - Gln….. Điểm 0,75. 0,25 0,75. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. b. mARN chức năng ngắn hơn vì: + mARN sơ khai được tạo thành do E ARN – polimeraza phiêm mã tất cả 0,5 các đoạn exon và intron trên mạch gốc có chiều 3’ => 5’ theo NTBS. + mARN chức năng được hình thành sau khi cắt bỏ hết các đoạn intron và nối các exon trên m ARN sơ khai..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu ý Nội dung trả lời c - Đột biến thay cặp T-A bằng cặp G-X ở cặp nucleotit thứ 3: không làm thay đổi trình tự aa - Đột biến mất cặp A-T ở cặp nucleotit thứ 4: trình tự aa thay đổi tính từ điểm bị đột biến do khung đọc mã bị thay đổi. 4 a - Do ADN được kết hợp với protein histon tạo thành nucleoxom, các nucleoxom lại liên kết với nhau thành các sợi cơ bản - Sợi cơ bản xoắn nhiều bậc ….tạo thành cấu trúc NST điển hình có cấu trúc ngắn gọn. - Ý nghĩa: + Rút ngắn độ dài của phân tử ADN, cho phép xếp gọn vào nhân tế bào có kích thước rất nhỏ. + Thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào. b. - Dạng ĐB làm thay đổi hình thái NST: mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn chứa tâm động - Dạng ĐB không làm thay đổi hình thái NST: đảo đoạn không mang tâm động 5. Điểm 0,5. 0,5. 0,5 0,25 0,25. a, Đặc điểm ĐB thể dị bội ĐB thể đa bội Bộ NST Có 1 cặp NST tương đồng chứa 4 chiếc NST Tất cả các cặp NST đều chứa 4 chiếc KH của cơ thể lai Kích thước các bộ phận không thay đổi nhiều Kích thước các bộ phận, đặc biệt là cơ quan sinh dưỡng to hơn nhiều so với cây 2n b. - TH1: ĐB thể dị bội: + SĐL: P: AA x aa 2n 2n G: AA, O aa, O (n+1) (n-1) (n+1) (n-1) F1 : AAaa thể bốn nhiễm: (2n+2). 0,5. 0,5. + Giải thích: P (2n) giảm phân không bình thường, các cặp NST chứa các 0,5 cặp gen trên nhân đôi nhưng không phân ly tạo giao tử đột biến (n+1) Các giao tử ĐB kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo hợp tử bốn nhiễm. - TH2: ĐB thể đa bội: - SĐL: P: AA x aa 0,5 2n 2n G: AA, O aa, O 2n 2n.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu ý. Nội dung trả lời F1:. Điểm. AAaa Thể tứ bội (4n). - Giải thích: P (2n) giảm phân không bình thường, tất cả các NST ở các 0,5 cặp trong đó có cặp NST chứa gen trên x2 nhưng không phân ly -> tạo giao tử ĐB 2n. Các giao tử ĐB kết hợp với nhau trong thụ tinh -> hợp tử 4n. 6. a. b. Các thành phần cấu tạo của 1 Operon Lac: 0,75 - Nhóm gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng nằm kề nhau. - Vùng vận hành (O): nằm trước các gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất ức chế - Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, là vị trí tưong tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã. - Gen điều hòa không nằm trong thành phần cấu trúc của Operon mà nó nằm 0,25 ở trước Operon. - Chức năng của gen điều hòa: giữ vai trò quan trọng trong việc ức chế 0,25 (đóng) và cảm ứng (mở) các gen cấu trúc để tổng hợp protein đúng lúc, đúng nơi theo nhu cầu cụ thể của tế bào.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>