Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của hoạt động giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên đại học việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.57 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

PHẠM ĐẶNG TRÂM ANH
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA GIAO TIẾP
CÙNG THỜI ĐIỂM QUA TRUNG GIAN MÁY TÍNH
ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGƠN NGỮ
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH

HUE, 2019


Cơng trình được hồn thành tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN VĂN PHƯỚC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN LONG

Phản biện 1:

......................................................
......................................................

Phản biện 2:


......................................................
......................................................

Phản biện 3:

......................................................
......................................................

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế
tại số 03 Lê Lợi, thành phố Huế
vào ngày ....... tháng ....... năm ......
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ Huế
- Thư viện Quốc gia


i
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin xác nhận tôi là tác giả duy nhất của luận án tiến sĩ này
và tôi không sử dụng bất cứ nguồn tài liệu nào khác ngồi những tài
liệu đã được trích dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi cũng xác nhận tôi không nộp luận án tiến sĩ này cho bất cứ
cơ sở giáo dục nào khác để xin được cấp bằng.
Tại:
Huế, Việt Nam
Vào ngày: 21-07-2019
Chữ ký:
TÓM TẮT
Nghiên cứu này điều tra hiệu quả của giao tiếp cùng thời điểm
qua trung gian máy tính đối với việc phát triển ngôn ngữ cho sinh viên

đại học tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự khác
nhau về mức độ năng lực nói và viết giữa hai nhóm can thiệp sau khóa
học 1 học kỳ gồm 15 tuần cũng như điều tra thái độ và nhận thức của
sinh viên về việc sử dụng hình thức giao tiếp cùng thời điểm qua trung
gian máy tính trong các lớp kỹ năng ngôn ngữ.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế phỏng thực nghiệm dựa trên kết
quả kiểm tra đầu vào và đầu ra. 30 sinh viên của trường Đại học Kỹ
thuật Y – Dược Đà Nẵng tham gia vào nghiên cứu. Cả 2 số liệu định
lượng và định tính được thu thập để sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
năng lực nói và viết giữa hai nhóm vào cuối học kỳ. Tuy nhiên, có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điểm kiểm tra nói và viết giữa
đầu học kỳ và cuối học kỳ. Kết quả phân tích đặc điểm từ vựng cho
thấy nhìn chung có gia tăng về ngơn ngữ mặc dù khơng phát hiện có sự
khác biệt giữa hai nhóm can thiệp. Phân tích bảng câu hỏi và phỏng vấn
bán cấu trúc cho thấy khóa học tiếng Anh 1 học kỳ có thể nâng cao phát
triển ngôn ngữ cho người học. Các phát hiện phù hợp với quan điểm
cho rằng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm hỗ trợ quá trình phát triển
tương tự làm nền tảng cho việc phát triển kỹ năng nói. Vì vậy, thảo luận
trực tuyến cùng thời điểm cho thấy là một đóng góp có giá trị vào lớp
học kỹ năng ngôn ngữ.
Trên cơ sở những phát hiện của nghiên cứu, nhiều kiến nghị về
mặt lý thuyết, phương pháp và sư phạm đối với giao tiếp cùng thời
điểm qua trung gian máy tính đã được đề xuất cho các lớp học kỹ năng
tiếng Anh.



1
Chương 1

Giới thiệu
1.1. Giới thiệu
Nghiên cứu về giao tiếp qua trung gian máy tính đã cho thấy sự
phát triển vượt bậc về phương pháp dạy và học ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ
hai. Sử dụng cơng nghệ mang lại nhiều lợi ích đã được chứng minh qua
các nghiên cứu rộng khắp trên thế giới (Abdorreza, Jaleh, & Azadeh,
2015; Abrams, 2003; Bui, 2006; Chou, 2004; Dang, 2011).
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thấu hiểu tính ứng dụng
của hình thức giao tiếp cùng thời điểm qua trung gian máy tính
(SCMC) đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt
Nam học tiếng Anh như một ngoại ngữ.
1.2. Bối cảnh nghiên cứu
1.2.1. Cơ sở giáo dục
Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Kỹ thuật Y –
Dược Đà Nẵng (ĐHKTYD ĐN), thuộc Bộ Y tế Việt Nam.
1.2.2. Sinh viên
Nghiên cứu khảo sát trên sinh viên năm nhất ngành Y đa khoa
ở học kỳ 1 năm đầu tiên trong 6 năm kéo dài 12 học kỳ tại trường
ĐHKTYD ĐN.
1.2.3. Sử dụng công nghệ
Việt Nam cần đẩy mạnh, đầu tư, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều
hơn về tính ứng dụng của SCMC trong lớp học để tận dụng những lợi
thế mà cơng nghệ có thể mang lại (Dang, 2011). Kết quả mong muốn
của nghiên cứu này là có thể cải thiện được năng lực nói và viết cho
nhóm thực nghiệm thơng qua SCMC và sinh viên sẽ cảm nhận được
một số lợi ích đối với việc phát triển kỹ năng ngơn ngữ qua việc sử
dụng SCMC.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời 3 câu hỏi sau:
1. Trình độ năng lực nói của người học tiếng Anh khác nhau ở

mức độ nào giữa nhóm khơng sử dụng SCMC và nhóm sử
dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu
có, được xác định như sau:
1a. qua kết quả bài kiểm tra nói trước và sau can thiệp


2
1b. qua so sánh bằng chứng về số lượng ngôn ngữ sử dụng và độ
giàu từ vựng trong bản sao bài kiểm tra nói trước và sau can
thiệp
2. Trình độ năng lực viết của người học tiếng Anh khác nhau ở
mức độ nào giữa nhóm khơng sử dụng SCMC và nhóm sử
dụng SCMC sau một học kỳ 15 tuần? Mức độ khác nhau, nếu
có, được xác định như sau:
2a. qua kết quả bài kiểm tra viết trước và sau can thiệp
2b. qua so sánh bằng chứng về số lượng ngôn ngữ sử dụng và độ
giàu từ vựng trong bài kiểm tra viết trước và sau can thiệp
3. Sinh viên có thái độ và nhận thức như thế nào về việc sử dụng
SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ?
1.4. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
Thách thức trong việc dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ tại
Việt Nam gồm những khó khăn trong thực hiện các yêu cầu thực tế
nhắm đến nhu cầu của sinh viên, động lực học tập, kích cỡ lớp học,
chiến lược dạy giao tiếp, phương pháp hướng đến sinh viên và tính tự
chủ của sinh viên. SCMC được chọn làm chủ đề nghiên cứu cho dự án
nghiên cứu này với mong muốn khai thác những kỹ năng và điểm mạnh
sẵn có của sinh viên để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ
năng nói. Bối cảnh phịng lab của nghiên cứu này cũng chứng minh cho
việc gia tăng sử dụng và tầm quan trọng của công nghệ trong dạy học
ngoại ngữ, nhằm đề cập đến các cách học khác hơn là chỉ học trong lớp

học truyền thống.
1.5. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
1.6. Tóm tắt chương 1
Chương này nhằm cung cấp thơng tin nền tảng để thực hiện dự
án nghiên cứu, trình bày những vấn đề liên quan đến việc nâng cao ý
thức và khả năng của giáo viên và sinh viên, sự ưu tiên và mức độ
thành thạo của giáo viên, khả năng và nhận thức của sinh viên về việc
giới thiệu công nghệ thông tin vào môi trường giáo dục. Vì vậy, việc trả


3
lời được câu hỏi then chốt và toàn diện này sẽ tạo thuận lợi cho sinh
viên sử dụng hình thức giao tiếp qua trung gian máy tính.
Chương 2
Tổng quan tài liệu
2.1. Giới thiệu
2.2. Định nghĩa những thuật ngữ chính
Những thuật ngữ chính sau được định nghĩa trong phần này:
giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC), giao tiếp qua trung gian máy
tính khơng cùng thời điểm (ACMC), giao tiếp qua trung gian máy tính
cùng thời điểm (SCMC), kỹ năng ngơn ngữ, năng lực, độ giàu từ vựng
và học ngoại ngữ/ngôn ngữ thứ hai.
2.3. Khung lý thuyết
2.3.1. Chủ nghĩa kiến tạo trong học thuyết văn hóa xã hội

Kiến tạo xã hội
Vùng phát triển gần (ZPD) được Vygotsky (1978) định nghĩa là
vùng trí tuệ tiềm năng của một cá nhân khi được hỗ trợ từ một người có
kiến thức nhiều hơn hoặc một trẻ có năng lực hơn. Ơng nhấn mạnh tầm
quan trọng của ZPD vì nó cho phép đo được vùng trí tuệ tiềm năng của
một cá nhân hơn là kiến thức mà cá nhân đó đã đạt được.
Kiến tạo trong phương pháp giáo dục
Kiến tạo trong giáo dục thể hiện rõ nét sau khi xu hướng chủ
nghĩa hành vi được chào đón và làm mới lại quan điểm học tập hướng
đến người học tích cực trong q trình dạy-học. Đóng góp lớn nhất của
chủ nghĩa kiến tạo cho nền giáo dục có lẽ thơng qua việc thay đổi quan
điểm từ kiến thức là một sản phẩm sang hiểu biết là một quá trình.
Quan điểm lý thuyết trên giúp làm sáng tỏ nghiên cứu này về việc sử
dụng SCMC hỗ trợ các nhà giáo dục hay các giáo viên tổ chức sắp xếp
lại các lớp học ngôn ngữ trong bối cảnh giáo dục tại Việt Nam.
2.3.2. Giao tiếp qua trung gian máy tính (CMC) và học thuyết văn
hóa xã hội
Beauvois (1997) đề cập đến Vùng phát triển gần (ZPD) để giải
thích rằng quá trình viết trong CMC xây dựng một cộng đồng ngôn ngữ
hơn là lớp học truyền thống. Các phát hiện của Beauvois (ibid.) và Hall
(1999) phù hợp với học thuyết văn hóa xã hội về việc học của
Vygotsky (1978), trong đó ơng nhấn mạnh vai trị của tương tác xã hội
trong học tập và phát triển. Các hoạt động dạy học sử dụng can thiệp
trong nghiên cứu này tuân theo nguyên tắc như vậy. Các bài tập dựa
vào trang web, hoạt động đóng vai trực tiếp và thảo luận trực tuyến là


4
những hoạt động có ý nghĩa để thúc đẩy việc trao đổi thơng tin khơng
giới hạn. Việc tìm kiếm thơng tin cũng như hoạt động đóng vai được

thực hiện theo cặp hoặc nhóm sau đó nhằm khuyến khích tạo bước đệm
gợi ý (scaffolding) và thúc đẩy Vùng phát triển gần (ZPD), và cả hai
đều tạo cơ hội cho tương tác thỏa hiệp.
2.3.3. Giao tiếp qua trung gian máy tính và phát triển ngơn ngữ
Đóng góp của CMC vào việc phát triển ngôn ngữ đã không
ngừng được chứng minh ngay từ giai đoạn đầu trong lịch sử CMC. Các
lĩnh vực siêu ngôn ngữ về phát triển ngôn ngữ đã được nghiên cứu, bao
gồm thương lượng nghĩa, môi trường ngôn ngữ xã hội và năng lực liên
văn hóa (Kern & Warshauer, 2000; Luppicini, 2007; Stockwell G. ,
2007). Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng CMC đã được sử dụng rộng rãi
trong việc phát triển hầu hết các kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ
(Stockwell, 2007).
2.3.4. Giao tiếp qua trung gian máy và thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai
Đầu vào, đầu ra và tương tác thỏa hiệp đóng vai trị rất quan
trọng trong môi trường tượng trưng cho bối cảnh học tập trong đó
khơng khí hợp tác và hướng đến người học được tạo ra. Nhiều học
thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai được ứng dụng cho ngữ cảnh này bởi vì
chúng giúp chúng ta hiểu hơn về việc học ngôn ngữ thông qua giả
thuyết các yếu tố lồng ghép trong môi trường học hướng đến sinh viên
và được xem là tạo thuận lợi cho q trình đắc thụ ngơn ngữ (Kost,
2004).
2.4. Các nghiên cứu về giao tiếp qua trung gian máy tính
2.4.1. Giao tiếp qua trung gian máy tính cùng thời điểm (SCMC)
Mặc dù SCMC có những mặt hạn chế, nó vẫn được nhiều nhà
nghiên cứu đề xuất như là một công cụ hữu ích cho giáo dục ngơn ngữ
(Berge, 1995; Lavooy & Newlin, 2003; Khamis, 2010; Watts, 2016;
Gonzalez-Lloret, 2011).
2.4.2. Chuyển từ thảo luận trực tuyến sang khả năng nói
Nhiều nghiên cứu (Kern, 1995; Warschauer, 1996; Sotillo,
2000) so sánh đặc điểm diễn ngơn và tính phức tạp của ngơn ngữ giữa

thảo luận trực tuyến và đàm thoại trực tiếp, nhưng chỉ có một vài
nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối quan hệ và khả năng có thể chuyển một
vài đặc điểm trong thảo luận bằng hình thức viết trực tuyến sang khả
năng giao tiếp nói.


5
2.4.3. Số lượng và tính phức tạp của ngơn ngữ
Về số lượng ngôn ngữ sản xuất trong hai môi trường, nhiều nhà
nghiên cứu trước đây phát hiện rằng sinh viên sản xuất ngôn ngữ trong
môi trường giao tiếp trực tuyến nhiều hơn gấp hai hoặc bốn lần thảo
luận nói trực tiếp.
2.5. Giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam
2.5.1. Năng lực ngôn ngữ hiện tại của người học tiếng Anh như một
ngoại ngữ tại Việt Nam
Về năng lực tiếng Anh của sinh viên Việt Nam, mặc dù tầm
quan trọng của tiếng Anh đã được ghi nhận rộng rãi và công khai, thực
tế dạy và học tiếng Anh vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Chất lượng đào tạo tiếng Anh vẫn còn là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của nhiều nhà giáo dục Việt Nam và cộng đồng.
Đối mặt với tình hình như vậy, việc lồng ghép cơng nghệ trong
dạy và học ngoại ngữ là một giải pháp được chính phủ Việt Nam chọn
lựa khi thiết lập một trong những mục tiêu chính trong Đề án Ngoại
ngữ quốc gia 2020 là đưa công nghệ vào giảng dạy để nâng cao việc
dạy và học ngoại ngữ.
2.5.2. Tại sao CMC có thể giúp người học Việt Nam học tiếng Anh
như một ngoại ngữ?
Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu thực hiện việc đưa cơng
nghệ vào giáo dục nói chung và dạy ngoại ngữ nói riêng. Có thể dễ hiểu
là chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Sử dụng cơng nghệ khơng

chỉ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, dạy và học ngoại
ngữ mà còn phát triển được kiến thức về máy tính cho người học tại
Việt Nam. Ngồi ra, việc ứng dụng máy tính trong lớp học đáp ứng lời
kêu gọi của chính phủ Việt Nam về đổi mới giáo dục và đầu tư máy
tính cho trường học.
2.6. Lỗ hổng nghiên cứu
Hầu hết các nghiên cứu được thảo luận trong chương này chưa
tìm hiểu khả năng phát triển năng lực nói và viết của người học trên cơ
sở người học tiếp xúc và thực hành với SCMC. Hơn nữa, chỉ có một
vài nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối quan hệ và khả năng có thể chuyển
một vài đặc điểm trong thảo luận bằng hình thức viết trực tuyến sang
khả năng giao tiếp nói. Cuối cùng, chưa có nghiên cứu nào báo cáo kết
quả điều tra về thái độ của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh như một
ngoại ngữ đối với việc ứng dụng của SCMC trong các lớp học kỹ năng


6
ngơn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu này được thiết kế để khắc phục một số
vấn đề đã nêu.
2.7. Tóm tắt chương 2
Tóm lại, chương này cung cấp khung lý thuyết cơ bản nhất về
thuyết văn hóa xã hội, giao tiếp qua trung gian máy tính và thuyết đắc
thụ ngơn ngữ hai; những nghiên cứu trước đây về SCMC cũng như giáo
dục tiếng Anh hiện nay tại Việt Nam. Chương này đã đưa ra những cơ
sở chủ yếu cho việc chọn lựa thiết kế và phương pháp nghiên cứu cho
dự án nghiên cứu này.
Chương 3
Phương pháp nghiên cứu
3.1. Giới thiệu
3.2. Thiết kế nghiên cứu

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
phỏng thực nghiệm đã được lựa chọn. Kết quả kiểm tra đầu kỳ, cuối kỳ,
bảng câu hỏi điều tra và phỏng vấn được kiểm tra chéo để xem xét hiệu
quả của SCMC và để điều tra nhận thức và thái độ của sinh viên đối với
việc sử dụng SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Chỉ những số liệu thu thập từ các đối tượng có mặt trong tất cả
các ngày thu thập số liệu mới được phân tích trong nghiên cứu này, với
tổng số đối tượng tham gia là 30: mỗi lớp 15 đối tượng phục vụ cho
việc thu thập và phân tích số liệu. Tính tương đồng của các biến giữa
hai nhóm được phân tích từ bảng hỏi trước can thiệp bảo đảm độ tin
cậy của nghiên cứu và giúp người nghiên cứu kiểm soát các yếu tố gây
nhiễu trong quá trình can thiệp.
3.4. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng tham gia đồng ý ký vào bản cam kết sau khi đã hiểu
rõ mọi thông tin liên quan đến dự án nghiên cứu. Đối tượng tham gia
được thông báo đầy đủ rằng tất cả các số liệu từ bài kiểm tra, bảng hỏi,
ghi âm và phỏng vấn đều được thu thập trên cơ sở tự nguyện.
3.5. Qui trình nghiên cứu
Vai trị người nghiên cứu
Bài tập trong phòng lab


7
Qui trình nghiên cứu được mơ tả ở bảng sau.
Bảng 3.1. Qui trình nghiên cứu
Cơng cụ đánh giá trước can thiệp
1. Bài kiểm tra năng lực nói
2. Bài kiểm tra năng lực viết
Trong khi can thiệp

Nhóm khơng sử dụng SCMC trong
phòng lab
Thực hiện bởi người nghiên cứu
- Cung cấp chủ đề và đường link qua
email
- Cho chủ đề, giải thích và trả lời câu
hỏi liên quan đến chủ đề
- Hỗ trợ bằng cách nói với sinh viên
- Phản hồi lỗi trong khi đi quanh lớp
Thực hiện bởi sinh viên
- Thực hiện các hoạt động trên web
- Kích chuột vào các đường link cho
sẵn để tìm thơng tin liên quan đến chủ
đề
- Đóng vai nói trực tiếp
- Sửa lỗi
- 2-3 nhóm trình bày đóng vai trước
tồn nhóm
Cơng cụ đánh giá sau can thiệp
1. Bài kiểm tra năng lực nói
2. Bài kiểm tra năng lực viết

3. Bảng hỏi trước can thiệp
Nhóm sử dụng SCMC trong phòng
lab
Thực hiện bởi người nghiên cứu
- Cung cấp chủ đề và đường link qua
email
- Cho chủ đề, giải thích và trả lời câu
hỏi liên quan đến chủ đề

- Hỗ trợ bằng cách gửi tin nhắn
- Phản hồi lỗi khi tham gia nhóm
Hangout
Thực hiện bởi sinh viên
- Thực hiện các hoạt động trên web
- Kích chuột vào các đường link cho
sẵn để tìm thơng tin liên quan đến
chủ đề
- Viết tin nhắn gởi qua Hangout
- Đọc đề nghị/phản hồi từ người
hướng dẫn
- Gửi các câu đúng để sửa các lỗi đã
dán trước đó
3. Bảng hỏi sau can thiệp
4. Phỏng vấn bán cấu trúc

3.6. Phương pháp thu thập số liệu
3.6.1. Bài kiểm tra năng lực nói
3.6.2. Bài kiểm tra năng lực viết
3.6.3. Bảng hỏi trước can thiệp
3.6.4. Bảng hỏi sau can thiệp
3.6.5. Phỏng vấn sau can thiệp
Bảng sau tóm tắt phương pháp thu thập số liệu và công cụ
nghiên cứu đối với từng câu hỏi nghiên cứu cụ thể.


8
Bảng 3.1. Số liệu và phương pháp thu thập
Câu hỏi nghiên cứu
1. Trình độ năng lực nói của

người học tiếng Anh khác nhau ở
mức độ nào giữa nhóm khơng sử
dụng SCMC và nhóm sử dụng
SCMC sau một học kỳ 15 tuần?
Mức độ khác nhau, nếu có, được
xác định như sau:
1a. qua kết quả bài kiểm tra nói
trước và sau can thiệp
1b. qua so sánh bằng chứng về số
lượng ngôn ngữ sử dụng và độ
giàu từ vựng trong bản sao bài
kiểm tra nói trước và sau can
thiệp
2. Trình độ năng lực viết của
người học tiếng Anh khác nhau ở
mức độ nào giữa nhóm khơng sử
dụng SCMC và nhóm sử dụng
SCMC sau một học kỳ 15 tuần?
Mức độ khác nhau, nếu có, được
xác định như sau:
1a. qua kết quả bài kiểm tra viết
trước và sau can thiệp
1b. qua so sánh bằng chứng về số
lượng ngôn ngữ sử dụng và độ
giàu từ vựng trong bài kiểm tra
viết trước và sau can thiệp
3. Sinh viên có thái độ và nhận
thức như thế nào về việc sử dụng
SCMC trong lớp học kỹ năng
ngôn ngữ?

Thông tin nền tảng (để mô tả đối
tượng tham gia)

Thu thập số liệu

Cơng cụ

- Trình độ năng lực
nói (đầu và cuối học
kỳ)
- Số lượng ngôn ngữ
- Độ giàu từ vựng

- Điểm bài
kiểm tra nói
- Bản sao bài
kiểm tra nói

- Trình độ năng lực
viết (đầu và cuối kỳ)
- Số lượng ngôn ngữ
- Độ giàu từ vựng

- Điểm bài
kiểm tra viết
- Bài kiểm
tra viết

Thái độ và nhận thức
của sinh viên

Định lượng và định
tính

Bảng
hỏi
cuối kỳ
Phỏng vấn
cuối kỳ

Số liệu nhân khẩu
học, năng lực tiếng
Anh và máy tính, thái
độ đối với máy tính
kết nối mạng Internet)

Bảng hỏi đầu
kỳ


9
3.7. Phân tích số liệu
3.7.1. So sánh điểm bài kiểm tra
3.7.2. Phân tích đặc điểm từ vựng
Số lượng ngơn ngữ
Độ giàu từ vựng
Đa dạng từ vựng
Mật độ từ vựng
3.7.3. Nhận thức của sinh viên
Số liệu định lượng thu thập từ bảng hỏi được nhóm theo các
chủ đề và tính phần trăm, độ trung bình và độ lệch chuẩn sử dụng phần

mềm SPSS 24. Số liệu định tính phỏng vấn bán cấu trúc được phân
loại, nhóm, diễn giải thơng qua tam giác đạc (kiểm tra chéo) và phân
tích dựa theo chủ điểm nghiên cứu.
3.8. Độ tin cậy và độ hiệu lực của nghiên cứu
3.9. Tóm tắt chương 3
Chương này mơ tả chi tiết thông tin nền tảng của đối tượng
tham gia được thu thập từ bảng hỏi đầu kỳ: thông tin nhân khẩu học,
năng lực tiếng Anh, năng lực máy tính, thái độ đối với máy tính cũng
như nhận thức về lợi ích của máy tính có kết nối internet. Điểm trung
bình của bài kiểm tra năng lực nói và viết đầu kỳ cũng được trình bày
trong chương này để bảo đảm tính so sánh giữa các đối tượng tham gia.
Nguyên tắc đạo đức được thể hiện qua văn bản đồng ý của Hiệu trưởng
trường ĐHKTYD ĐN, bản cam kết của đối tượng tham gia. Ngồi ra,
chương này cũng trình bày qui trình nghiên cứu, phương pháp thu thập
và phân tích số liệu cũng như các kỹ thuật sử dụng để thiết lập độ tin
cậy và độ hiệu lực của nghiên cứu.
Chương 4
Kết quả và bàn luận
4.1. Giới thiệu
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. So sánh kết quả điểm trước và sau can thiệp
Bảng 4.1 bên dưới cho thấy độ trung bình và độ lệch chuẩn về
kết quả điểm bài kiểm tra năng lực nói và viết trước và sau can thiệp
theo nhóm (khơng sử dụng SCMC và sử dụng SCMC)


10
Bảng 4.1. Độ trung bình và độ lệch chuẩn về bài kiểm tra năng lực
nói và viết của hai nhóm


Kiểm
tra nói

Kiểm
tra
viết

Nhóm khơng sử
dụng SCMC
Nhóm sử dụng
SCMC
Nhóm khơng sử
dụng SCMC
Nhóm sử dụng
SCMC

Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau
Trước
Sau

Độ
TB
5.10
6.20
4.97

6.57
5.07
5.93
5.37
6.40

Độ lệch
chuẩn
1.137
1.099
1.329
1.100
1.624
1.321
2.117
1.242

Diff.

t

p

1.10

.295

.770

1.60


-.914

.369

0.86

-.435

.667

1.03

-.997

.327

Bảng 4.2. Độ trung bình và độ lệch chuẩn của bài kiểm tra nói và
viết đầu và cuối học kỳ
Không sử dụng SCMC
Sử dụng SCMC
Không sử dụng SCMC

Sử dụng SCMC

Kiểm
tra nói
Kiểm
tra viết


Độ TB
1.1333
1.7333
.8000
1.06667

Độ lệch chuẩn
.91548
.88372
1.56753
1.70992

t
-1.826

p
.078

-.445

.660

Như quan sát trong bảng 4.1 và 4.2, điểm số trung bình của bài
kiểm tra nói và viết so sánh giữa đầu và cuối kỳ ở nhóm sử dụng
SCMC cao hơn ở nhóm khơng sử dụng SCMC. Điều này cho thấy sinh
viên tiến bộ nhiều về kỹ năng nói và viết, đặc biệt kỹ năng nói sau 1
học kỳ sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm mặc dù khơng có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp.
Bảng 4.3. ANOVA: T-test: Kiểm định T-test cặp đôi
Can thiệp


Cặp

Không
sử dụng
SCMC

Pre-oral
Post-oral
Pre-write
Post-write
Pre-oral
Post-oral
Pre-write
Post-write

Sử dụng
SCMC

Điểm trung
bình
1.1333

Độ lệch
chuẩn
.842

df

t


p

29

-8.779

.000

1.694

29

-3.072

.005

.8000
1.7333
1.0667

Bảng trên cho thấy hai nhóm bất kể loại hình can thiệp nào đều
tăng đáng kể về năng lực nói và viết vào cuối học kỳ so với đầu kỳ. Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về cả năng lực nói và
năng lực viết với p<.001 và p<.05.


11
4.2.2. Phân tích đặc điểm từ vựng
4.2.2.1. Số lượng ngơn ngữ

Điểm mạnh là hầu hết đối tượng tham gia sử dụng nhiều ngôn
ngữ hơn trong cả hai bài kiểm tra nói và viết cuối kỳ. Thành tích lạc
quan này giải thích thêm cho kết quả điểm đạt tỷ lệ cao hơn ở cuối học
kỳ.
4.2.2.2. Độ giàu từ vựng
Đa dạng từ vựng
Cả bản sao bài nói và bài kiểm tra viết tăng về độ dài ở cuối
học kỳ so với đầu học kỳ. Tuy nhiên việc tăng độ dài dẫn đến hiệu ứng
ngược về tỷ lệ phần trăm của phân số đa dạng từ vựng (tỷ lệ đa dạng từ
vựng được tính bằng tổng số types chia cho tổng số tokens).
Mật độ từ vựng
Khi tính mật độ từ vựng cho bài kiểm tra nói và viết, có sự gia
tăng đáng kể về số lượng ngôn ngữ đầu ra, tuy nhiên tỷ lệ mật độ từ
vựng gần như không đổi.
4.2.2.3. So sánh đặc điểm từ vựng giữa hai nhóm can thiệp
Số trung bình và độ lệch chuẩn được tính để so sánh mức độ
đạt được về đặc điểm từ vựng, cả số lượng và chất lượng, giữa hai
nhóm. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm từ vựng
giữa hai nhóm can thiệp với p >0.05.
4.2.3. Nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hình thức can
thiệp
4.2.3.1. Nhận thức về hiệu quả của đóng vai trực tiếp và thảo luận
trực tuyến
Phát triển ngơn ngữ
Cả hai nhóm can thiệp đều có cảm nhận tích cực về hình thức
đóng vai trực tiếp và thảo luận trực tuyến đối với việc phát triển ngôn
ngữ. Kết quả này cũng trùng khớp với số liệu phân tích phỏng vấn.
Kỹ năng và lĩnh vực ngôn ngữ
Kết quả cho thấy sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm
khơng những có lợi cho kỹ năng đọc viết mà cịn kỹ năng nghe nói,

thâm chí phát âm, đặc biệt là kỹ năng nói. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về nói, nghe và phát âm giữa hai nhóm với p = .012 và p =
.002 (<.05) và p = .000 (<.001).
Ảnh hưởng ở tương lai
Nhóm sử dụng SCMC thể hiện cam kết sẽ sử dụng thảo luận
trực tuyến bằng hình thức viết để thực hành tiếng Anh trong tương lai


12
mạnh mẽ hơn nhóm khơng sử dụng SCMC cam kết sẽ sử dụng đóng vai
trực tiếp. Từ kết quả này có thể dự đốn mơ hình học mới này có thể
được chấp nhận rộng rãi trong sinh viên Việt Nam để học ngoại ngữ
trong tương lai.
4.2.3.2. Nhận thức về hình thức đóng vai trực tiếp khơng sử dụng
SCMC và chat sử dụng SCMC
Kinh nghiệm
Kết quả cho thấy thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết sẽ
thúc đẩy người học tiếng Anh. Kết quả trả lời phỏng vấn củng cố nhận
thức này.
Lo lắng
Tất cả đối tượng tham gia cảm thấy thoải mái trong hai lớp họ
tham gia theo kết quả bảng hỏi và phỏng vấn.
Kiểm sốt lỗi sai
Sinh viên nhóm chat sử dụng SCMC báo cáo họ kiểm soát việc
sử dụng lỗi ngữ pháp và từ vựng là 3.33 và chú ý lỗi sai của sinh viên
khác là 3.53. Số liệu phỏng vấn có cùng kết quả.
Yêu cầu đối với đóng vai trực tiếp không sử dụng SCMC và thảo luận
trực tuyến sử dụng SCMC
Cả hai nhóm đồng ý đóng vai và thảo luận trực tuyến trong
phòng lab khiến họ suy nghĩ nhanh và trả lời tự phát. Ít đối tượng tham

gia ở nhóm chat sử dụng SCMC nhận định rằng kỹ năng đánh máy là
cần thiết, điều này cho thấy sinh viên cảm nhận kỹ năng đánh máy
không phải là nhân tố quan trọng.
4.2.3.3. Nhận thức của nhóm chat sử dụng SCMC về hình thức can
thiệp
Hầu hết đối tượng tham gia cho thấy họ thích các buổi học chat
với bạn, thảo luận trực tuyến kích thích nhiều ý tưởng, họ cảm thấy tự
tin hơn khi chia sẻ ý kiến trong nhóm chat, và sự đóng góp của các
thành viên trong nhóm ngang bằng nhau. Kết quả từ bảng hỏi rất giống
với kết quả phỏng vấn.
4.2.4. Đề xuất mơ hình phát triển kỹ năng ngôn ngữ sử dụng SCMC
Trên cơ sở kết quả thu được, nhà nghiên cứu đề xuất mô hình
phát triển kỹ năng ngơn ngữ sử dụng SCMC.
4.3.
Bàn luận về các kết quả chính
4.3.1. So sánh điểm kiểm tra trước và sau can thiệp
Nghiên cứu này có cùng kết quả với nghiên cứu của Beauvois
(1998b). Beauvois phát hiện rằng sau một học kỳ điểm số trung bình


13
của nhóm thử nghiệm cao hơn nhóm chứng là 5 điểm. Beauvois đề xuất
có mối liên hệ giữa giao tiếp trực tuyến cùng thời điểm với việc nâng
cao kỹ năng nói.
Điểm trung bình của bài kiểm tra nói cao hơn cuối học kỳ xác
nhận kết quả của các nghiên cứu trước đây rằng SCMC có hiệu quả tích
cực đối với kỹ năng nói (Payne & Whitney, 2002; Kost, 2004). Có một
điều đáng lưu ý rằng số liệu nghiên cứu cho thấy sinh viên tham gia vào
thảo luận trực tuyến đồng bộ không bị tác dụng ngược với việc phát
triển kỹ năng nói, bởi vì SCMC thúc đẩy cơ chế nhận thức tương tự làm

nền tảng cho việc phát triển kỹ năng nói (Payne & Whitney, 2002).
4.3.2. Đặc điểm từ vựng
Kết quả tương tự nghiên cứu của Kost (2004) khi điều tra 21
đối tượng tham gia trong khóa học tiếng Đức ở học kỳ 2.
Kết quả cho thấy nhóm chat sử dụng SCMC vượt trội nhóm
khơng sử dụng SCMC về số lượng từ sử dụng ở cuối học kỳ, mặc dù
trình độ ngôn ngữ đầu vào ngang nhau. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Kelm (1992).
4.3.3. Nhận thức của nhóm chat sử dụng SCMC về hình thức can
thiệp
Về nhận thức của sinh viên đối với hình thức SCMC, tất cả đối
tượng tham gia đều có nhận xét tích cực về khóa học tiếng Anh tăng
cường có sử dụng thảo luận trực tuyến cùng thời điểm. Thông tin quá
tải, cơng nghệ thay đổi nhanh, tồn cầu hóa và phương thức lĩnh hội
kiến thức mới làm cho môi trường học tập dựa vào máy tính trở nên
triệt để hơn bao giờ hết.
4.4. Tóm tắt chương 4
Các kết quả từ điểm kiểm tra, bảng hỏi và phỏng vấn cho thấy
hiệu quả tích cực của thảo luận trực tuyến cùng thời điểm đối với việc
phát triển kỹ năng ngôn ngữ của người học tiếng Anh như một ngoại
ngữ. Cả hai nhóm can thiệp cho thấy có tiến bộ đáng kể về năng lực nói
và viết cũng như khả năng tạo ra ngơn ngữ, tuy nhiên điểm mấu chốt từ
những phân tích này là sinh viên tham gia thảo luận trực tuyến phát
triển kỹ năng nói ngang bằng mức độ với sinh viên thực hành nói trực
tiếp trong học kỳ can thiệp. Hơn nữa, nhóm sử dụng SCMC có nhận
thức rõ ràng về việc sử dụng máy tính trong lớp học ngơn ngữ và họ
cũng có ấn tượng tốt về hiệu quả tích cực của thảo luận trực tuyến đối
với việc học ngôn ngữ. Kết quả từ nghiên cứu này mở ra nhiều cơ hội



14
hứa hẹn mà mơi trường SCMC có thể sẽ tạo ra cho những nhà đào tạo
và người học tiếng Anh như một ngoại ngữ tại Việt Nam.
Chương 5
Kết luận và Kiến nghị
5.1. Giới thiệu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu hiệu quả của SCMC
đối với việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên Việt Nam học
tiếng Anh như một ngoại ngữ, cũng như tìm hiểu nhận thức và thái độ
của họ đối với việc sử dụng SCMC trong lớp học kỹ năng ngôn ngữ.
Với 30 đối tượng tham gia, nghiên cứu này kết hợp phân tích định tính
và định lượng. Để có cái nhìn tồn diện về hiệu quả của thảo luận trực
tuyến cùng thời điểm, tất cả đối tượng tham gia được đánh giá năng lực
nói và viết ở đầu và cuối học kỳ, số liệu nghiên cứu được phân tích theo
từng nhóm can thiệp (nhóm nói khơng sử dụng SCMC và nhóm chat sử
dụng SCMC), sử dụng thống kê mô tả và suy luận, sau đó phân tích sâu
về đặc điểm từ vựng trong tiếng Anh. Cuối cùng, phân tích định lượng
và phỏng vấn sâu để tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên đối với
SCMC trong lớp học ngoại ngữ tại Việt Nam.
5.2. Tóm tắt kết quả chính
Kết quả nghiên cứu được tóm tắt ở phần sau.
Nghiên cứu này tìm hiểu trình độ năng lực nói và viết của đối
tượng tham khác nhau ở chừng mực nào giữa nhóm khơng sử dụng
SCMC và nhóm sử dụng SCMC sau một học kỳ hướng dẫn. Mức độ
khác nhau được xác định bằng điểm kiểm tra nói và viết trước và sau
can thiệp. Dựa vào tiêu chí chấm đã được thiết lập cho nghiên cứu này,
rõ ràng độ giàu từ vựng của đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng đến kết
quả kiểm tra trước và sau can thiệp. Vì vậy, số lượng ngơn ngữ, độ giàu
từ vựng trong bài nói và viết cũng được so sánh giữa đầu và cuối học
kỳ.

Kết quả rút ra từ phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về năng lực nói và viết cuối
học kỳ giữa hai nhóm can thiệp. Tuy nhiên, cả hai nhóm cho thấy có sự
tiến bộ vượt bậc về năng lực nói và viết trước và sau can thiệp, và có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kiểm tra năng lực nói và viết
trước và sau can thiệp. Điều này có nghĩa rằng hiệu quả của từng
phương pháp can thiệp cụ thể không khác nhau đối với việc phát triển
năng lực nói và viết, tuy nhiên việc giảng dạy trong suốt học kỳ dẫn
đến sự tiến bộ rõ rệt về trình độ năng lực của đối tượng tham gia. Quan


15
trọng nhất là việc sử dụng SCMC không làm kết quả của người học
thấp hơn. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả phát
triển năng lực cho thấy SCMC có kết quả trung lập đối với hiệu quả của
phát triển năng lực nói và viết.
Sử dụng T-test cặp đơi (paired samples t-test) để phân tích chi
tiết hơn nhằm tìm hiểu những khác nhau có thể có giữa hai lớp can
thiệp. Cả hai lớp cho thấy có sự tiến bộ rõ rệt về năng lực nói và viết.
Từ phân tích này, một kết luận quan trọng được rút ra là sinh viên tham
gia thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết phát triển kỹ năng nói
ngang bằng mức độ với sinh viên thực hành nói trực tiếp trong học kỳ
can thiệp. Vì vậy, thảo luận trực tuyến khơng có tác dụng ngược với
việc phát triển khả năng nói.
Khi nghiên cứu các bản sao bài kiểm tra nói và bài viết đồng
thời dựa vào tiêu chí chấm điểm, người nghiên cứu chú ý rằng độ giàu
từ vựng có ảnh hưởng đến điểm số của đối tượng tham gia. Để tìm hiểu
sâu sắc hơn cụ thể việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên,
người nghiên cứu đã phân tích đặc điểm từ vựng trên cơ sở 60 bản sao
bài kiểm tra nói và 60 bài viết trước và sau can thiệp của 30 đối tượng

tham gia.
Về số lượng ngôn ngữ sản xuất, kết quả cho thấy đa số đối
tượng tham gia sản sinh nhiều ngôn ngữ hơn và số lượng từ hợp lệ
được sử dụng nhiều hơn trong bài kiểm tra nói và viết cuối kỳ. Thành
tích lạc quan này giải thích thêm cho kết quả tỷ lệ điểm cao hơn ở cuối
học kỳ. Điều này cho thấy có mối liên hệ giữa tỷ lệ dùng từ hợp lệ với
kết quả điểm kiểm tra. Không phát hiện có sự khác nhau về đầu ra ngơn
ngữ nói và viết theo từng nhóm can thiệp.
Về đánh giá độ giàu từ vựng, nghiên cứu phát hiện rằng mặc dù
trung bình số lượng ngơn ngữ mà đối tượng tham gia sử dụng trong bài
kiểm tra nói và viết cuối học kỳ tăng hơn, tỷ lệ phần trăm về tính đa
dạng của từ vựng nhìn chung thấp hơn ở cuối học kỳ. Tỷ lệ phần trăm
được tính bằng cách lấy các từ không trùng nhau chia cho tổng số từ sử
dụng. Khơng có sự khác nhau về trình độ năng lực hay hình thức can
thiệp.
Mật độ từ vựng được xác định bằng cách chia các đơn vị từ
vựng (lexical tokens) gồm danh từ, động từ, tính từ và trạng từ cho tổng
số từ nội dung và từ cấu trúc (content and function words). Mật độ từ
vựng trung bình giảm ở cả bài kiểm tra nói và viết. Đa số đối tượng
tham gia tăng đáng kể chiều dài bài bản sao noi và bài dẫn đến tỷ lệ


16
giảm ở cuối học kỳ. Giống như đa dạng từ vựng, nhìn chung sinh viên
nói hoặc viết ngắn sẽ đạt được tỷ lệ cao. Có mối liên hệ giữa tỷ lệ về đa
dạng và mật độ từ vựng với chiều dài bài nói và bài viết.
Khá khó để liên hệ kết quả này với các nghiên cứu trước đây vì
các nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả của SCMC đối với phát triển năng lực
nói chỉ sử dụng điểm kiểm tra làm cơ sở so sánh mà khơng phân tích
chi tiết đặc điểm từ vựng (Beauvois, 1998b; Payne & Whitney, 2002).

Chỉ có một nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm từ vựng đó là nghiên cứu của
Abrams. Nghiên cứu của Abrams và nghiên cứu này đều đánh giá độ
giàu từ vựng (đa dạng và mật độ) và cả hai nghiên cứu đều phát hiện
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm can thiệp.
Về nhận thức và thái độ của sinh viên đối với hai loại hình can
thiệp, kết quả cho thấy một bức tranh khá cân bằng. Nhìn chung, tất cả
đối tượng tham gia thích học mỗi tuần một buổi tại phịng máy tính và
tìm kiếm thơng tin trên internet, sau đó là đóng vai nói trực tiếp hoặc
chat viết với nhau. Hai lớp đều có thái độ tán thành đối với việc sử
dụng máy tính trong lớp học ngôn ngữ (như thể hiện trong bảng hỏi đầu
kỳ). Kết quả từ bảng hỏi cuối kỳ cho thấy cả hai nhóm dường như đều
có cảm nhận tích cực về đóng vai trực tiếp hay thảo luận trực tuyến
bằng hình thức viết đối với việc phát triển ngơn ngữ. Nhóm chat sử
dụng SCMC có thiện chí hơn về hiệu quả có lợi của thảo luận trực
tuyến đối với việc học ngôn ngữ. Sinh viên cũng cảm thấy thoải mái
khi tham gia đóng vai trực tiếp, thảo luận viết hay khi trả lời câu hỏi
trong lớp. Với nhóm SCMC, họ thấy hữu ích hơn vì họ khơng phải lo
lắng về phát âm khi thảo luận trực tuyến. Kết quả này giống với các
phát hiện khả quan trong các nghiên cứu khác khi đối tượng tham gia
nhận xét lợi ích của thảo luận trực tuyến là họ không phải chú ý vào
việc phát âm.
Ngồi ra có hai kết quả thú vị khác là ý kiến của sinh viên về
giám sát và chú ý lỗi sai của bạn đồng học, cũng như cảm nhận hiệu
quả của hai hình thức can thiệp đối với bốn kỹ năng ngơn ngữ. Kết quả
của nhóm chat sử dụng SCMC cho thấy sinh viên có khuynh hướng
giám sát việc sử dụng ngôn ngữ của họ đồng thời chú ý lỗi sai của các
bạn đồng học. Như đã được thảo luận trong thuyết đắc thụ ngôn ngữ hai
(Swan, 1985; Kilickaya, 2007; Rutherford & Sharwood, 1988), nâng
cao ý thức và chú ý lỗ hổng giữa đầu ra ngôn ngữ và ngơn ngữ đích là
các bước quan trọng tạo thuận lợi cho q trình đắc thụ ngơn ngữ hai.

Căn cứ vào các câu trả lời trong bảng hỏi, có thể lập luận rằng việc sử


17
dụng SCMC trong các lớp kỹ năng ngôn ngữ cung cấp cơ hội để giải
quyết những vấn đề này.
Về hiệu quả của thảo luận đóng vai trực tuyến, nhóm chat sử
dụng SCMC khẳng định thảo luận viết có thể nâng cao kỹ năng nói của
họ. Nhận thức này phù hợp với số liệu định lượng: nhóm SCMC có
điểm bài nói cao hơn nhóm đóng vai khơng sử dụng SCMC ở cuối học
kỳ. Nhóm sử dụng SCMC nâng cao kỹ năng nói tương tự như nhóm
luyện tập đóng vai nói khơng sử dụng SCMC. Chiều hướng này xác
nhận ý kiến đưa ra trong các nghiên cứu trước (Chun, 1994; Payne &
Whitney, 2002) rằng thảo luận trực tuyến bằng hình thức viết kết hợp
cả hai lĩnh vực nói và viết, đồng thời phát triển cơ chế tương tự như
hình thức nói. Thậm chí với khoảng thời gian rất ngắn dành cho thảo
luận trực tuyến (4 tiết trong phòng lab hàng tuần), SCMC dường như
cho thấy những cơ hội hứa hẹn để giám sát, chú ý lỗi sai và phát triển
khả năng nói.
5.3. Kiến nghị
5.3.1. Về mặt lý thuyết
Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh văn hóa xã hội
Việt Nam sử dụng khung lý thuyết văn hóa xã hội. Tương tự như một
trong những nghiên cứu của Vygotsky (1978), nghiên cứu tìm hiểu xem
sinh viên trong bối cảnh văn hóa xã hội sử dụng hỗ trợ từ bên ngồi, ví
dụ SCMC, như thế nào để kiểm soát các hoạt động và hồn thành các
bài tập trong phịng máy tính. Kết quả rút ra từ nghiên cứu thừa nhận sự
thật rằng việc ứng dụng SCMC trong giáo dục ngơn ngữ chỉ có thể hiệu
quả khi được đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể (Warchauer,
1999).

Ngoài ra, thảo luận trực tuyến cùng thời điểm cho phép sinh
viên đạt được Vùng phát triển gần (ZPD). Thơng qua các buổi chat
trong phịng lab, sinh viên đã tạo ra không gian nhận thức xã hội để đặt
họ và các bạn đồng học trong mô hình tạo bước đệm gợi ý
(scaffolding). Trong nghiên cứu này, sinh viên nhận hỗ trợ từ bạn đồng
học và giáo viên, trong Vùng phát triển gần để đạt được mức độ năng
lực mà họ sẽ không thể đạt được bởi riêng họ. Nói cách khác, bằng
cách đặt nghiên cứu này vào trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, cho
thấy việc ứng dụng SCMC trong lớp học ngôn ngữ phù hợp với quan
điểm nhận thức xã hội, như đã thấm nhuần trong khung lý thuyết của
Vygotsky. Nghiên cứu này làm nổi bật ý nghĩa và tầm quan trọng của


18
lý thuyết văn hóa xã hội, như là cơ sở lý thuyết chính, trong dạy và học
ngơn ngữ.
5.3.2. Về mặt phương pháp
Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, được
khuyến khích trong cộng đồng nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ
(Dornyei, 2007). Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp phân tích số
liệu định lượng và định tính. Như bản chất của phương pháp hỗn hợp,
nhiều công cụ nghiên cứu được sử dụng để tìm hiểu các khía cạnh về
nhận thức xã hội, tình cảm xã hội và tổ chức việc học ngôn ngữ. Ý
nghĩa của “tam giác đạc giữa các phương pháp” này là để có thể dễ
dàng kiểm tra chéo, vì vậy tăng độ tin cậy của kết quả phân tích. Nhìn
chung, việc sử dụng cả hai phương pháp phân tích số liệu, định lượng
và định tính, là một trong những điểm mạnh của nghiên cứu này.
Ngoài ra, một đóng góp khác của nghiên cứu là đi tìm khung
khái niệm khả thi để phân tích số liệu. Nghiên cứu này chứng minh việc
lựa chọn một khung phân tích cụ thể nào đó cần dựa một phần vào bản

thân số liệu và chủ yếu dựa vào mục tiêu và mục đích của tổng thể đề
án. Trong nghiên cứu này, phân tích quy nạp được thiết kế để khoanh
vùng chủ điểm và mối tương quan phát sinh từ các số liệu hơn là qua
những giả định diễn dịch được xác định sẵn. Mặc dù có thể sử dụng
khung lý thuyết mã hóa và phân tích phù hợp, những chủ điểm phát
sinh trong q trình phân tích số liệu cần được xem xét cẩn thận.
Những chủ điểm được trình bày trong nghiên cứu này phát sinh từ việc
phân tích bản sao bài kiểm tra nói, bài viết và phát biểu của đối tượng
tham gia. Các nhà nghiên cứu tương lai cần nhớ rằng việc phân tích và
bàn luận những chủ điểm nổi lên trong q trình phân tích sẽ làm cho
nghiên cứu trở nên độc đáo và thuyết phục.
5.3.3. Về mặt sư phạm
Nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ, các nhà giáo dục ngơn
ngữ được khuyến khích sử dụng công nghệ ngày càng nhiều trong lớp
học ngoại ngữ. Sinh viên ngày nay khơng chỉ thích sử dụng cơng nghệ,
mà họ cịn biết rằng họ phải giỏi vi tính và internet để cạnh tranh trong
thị trường lao động. Các hoạt động tìm kiếm thơng tin trên web, theo
sau là các hoạt động đóng vai đem lại nhiều lợi ích. Những hoạt động
này cho sinh viên trải nghiệm cách sử dụng ngơn ngữ chính xác qua
những thơng tin cập nhật và chân nguyên văn hóa từ những trang web
đã truy cập.


19
Hơn nữa, điều này cũng cho phép người học kết nối nghĩa của
từ thay vì chỉ dịch từ, vì vậy góp phần vào việc đắc thụ từ vựng. Sử
dụng các hoạt động đóng vai dựa trên thơng tin thu thập được giúp
người học tham gia vào bài tập giao tiếp phù hợp và có cơ hội luyện tập
kỹ năng ngơn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể. Các hoạt động ý nghĩa và
khơng hạn chế được xem là có thể dẫn đến việc nâng cao năng lực nói

và viết bởi chúng tạo cơ hội để sử dụng sáng tạo ngôn ngữ đích trong
nhiều ngữ cảnh và nhiều chức năng.
Ngồi ra, chuyển các bài tập đóng vai sang hình thức viết sử
dụng thảo luận trực tuyến đồng bộ đem lại thêm nhiều lợi ích. Đầu tiên,
nó làm chậm nhịp độ giao tiếp chung giữa những người học trong
nhóm, cho mọi người thời gian suy nghĩ và soạn tin nhắn trước khi gởi
đi, vì vậy có thể tạo cơ hội cho những sinh viên chậm hoặc rụt rè có cơ
hội đóng góp ý kiến như những sinh viên nhanh và cởi mở hơn. Thứ
hai, tất cả sinh viên tham gia đàm thoại cùng lúc và cùng được luyện
tập kỹ năng ngôn ngữ mà không phải chờ giáo viên gọi tên, sinh viên
không phát biểu hay giành quyền phát biểu như trong lớp học truyền
thống. Thứ ba, trên cơ sở nhóm chat sử dụng SCMC đạt kết quả về
thành tích nói và viết, có vẻ như thảo luận trực tuyến cùng thời điểm hỗ
trợ luyện tập và phát triển cả hai kỹ năng nói và viết, đồng thời cũng
được sinh viên chấp nhận như một phương pháp thay thế hiệu quả cho
luyện tập nói trong lớp.
Mặc dù nghiên cứu này khơng phân tích bản sao các buổi thảo
luận trực tuyến do hạn chế thời gian, chúng được xem như nguồn dữ
liệu mở cho nhà nghiên cứu tương lai xem xét bởi vì chúng cung cấp
những ví dụ tuyệt vời về cách sử dụng ngơn ngữ của sinh viên, thơng
báo tình trạng của sinh viên và cho giáo viên cơ hội biên soạn lại
chương trình giảng dạy để lồng ghép những hoạt động thay đổi nếu cần
trên cơ sở các lỗi đã được quan sát.
Một gợi ý sư phạm khác là giáo viên cần biết rõ về năng lực
tiếng Anh của sinh viên khi ghép cặp trong thảo luận trực tuyến. Từ số
liệu định tính của nghiên cứu này, một số đối tượng tham gia vào
nghiên cứu thổ lộ rằng đôi khi họ thấy nản vì họ khơng hiểu tin nhắn
của bạn đồng học giỏi hơn. Vì vậy, giáo viên nên ghép sinh viên chat
với các bạn khác có cùng trình độ ngơn ngữ.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thái độ tích cực là chưa đủ

để thực hiện cơng nghệ giao tiếp, như hình thức viết chat trong giảng
dạy ngôn ngữ. Từ kết quả phát hiện, người nghiên cứu đề nghị phải đào


20
tạo cả giáo viên và sinh viên trường ĐHKTYD ĐN về việc sử dụng
công nghệ. Thiếu kiến thức về cách sử dụng và ứng dụng tiềm năng của
CMC vào trong giảng dạy và cách quản lý máy tính đối với CMC có
thể làm cho cả sinh viên và giáo viên có thái độ tiêu cực. Giáo viên
ngơn ngữ có thể dễ bị nản lịng khi gặp khó khăn trong sử dụng cơng
nghệ. Vì thế họ cần chú ý nhu cầu của sinh viên và lựa chọn công cụ tối
ưu nhất để thực hiện hoạt động dạy học. Thêm vào đó, thật cần thiết để
tìm hiểu những cơng nghệ quen thuộc trước đã, rồi mới tìm hiểu sử
dụng cơng nghệ mới, tuy nhiên điều này cịn tùy thuộc vào mục đích sư
phạm. Khi được áp dụng một cách chiến lược, các buổi chat có thể
nâng cao kinh nghiệm học tập, tạo cơ hội cho những trao đổi thú vị và
có chất lượng cao cũng như những hoạt động ngôn ngữ sáng tạo, thu
hút nhiều cách học khác nhau.
Tương tự như những nghiên cứu trước đây, giảng dạy trong môi
trường CMC đã cho thấy nhiều trở ngại và thử thách về bối cảnh giáo
dục, sự chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức lý thuyết và kỹ thuật máy tính,
khả năng truy cập internet, thái độ, năng lực và kỹ năng sử dụng máy
tính của sinh viên (Lee K.-w. , 2000; Peeraer & Van Petegem, 2010).
Quan trọng hơn, Keengwe (2007) biện luận rằng chỉ vì thiết bị cơng
nghệ có sẵn khơng có nghĩa là giáo viên phải nắm lấy và lồng ghép
chúng vào trong lớp học, vì vậy “thử thách cho các nhà nghiên cứu nằm
ở sự cần thiết phải có đủ khả năng sử dụng cơng nghệ máy tính mới hỗ
trợ được việc học cho sinh viên” (p. 171). Vì vậy, khi đưa các nguồn
cơng nghệ sử dụng trong chương trình, giáo viên và sinh viên cần được
thông báo về cách sử dụng công nghệ giao tiếp nhằm hỗ trợ cho việc

dạy và học ngôn ngữ. Về vấn đề này, các chuyên gia và các nhà đào tạo
cần hướng dẫn và hỗ trợ. Các nhà quản lý và các giáo viên dạy tiếng
Anh có thể hợp tác trao đổi vấn đề này với các giáo viên giàu kinh
nghiệm trên thế giới.
Chính thủ Việt Nam đang ban hành chính sách hỗ trợ quốc gia
về ứng dụng công nghệ trong giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ (Vietnamese Government, 2008a). Nhằm sử dụng hiệu
quả công nghệ trong dạy và học ngoại ngữ, cần nghiên cứu thật cẩn
thận việc lựa chọn cơng nghệ. Theo Levy and Stockwell (2006), tiêu
chí lựa chọn công nghệ bao gồm nguyên tắc sư phạm, yếu tố giáo dục,
tính tị mị của cá nhân người sử dụng, xu hướng tương lai, tiêu chuẩn
công nghệ TESOL cũng như các tiêu chuẩn khác như thân thiện với


21
người sử dụng, hiệu quả chi phí và phù hợp với bối cảnh người Việt
Nam sử dụng.
Cuối cùng, nghiên cứu này đề nghị việc đào tạo công nghệ cho
giáo viên và sinh viên về cách sử dụng đúng không những ngay từ đầu
mà cịn trong suốt q trình sử dụng. Việc đào tạo có thể là tự học hoặc
học hỏi kinh nghiệm để người thực hành cơng nghệ có thể tiếp tục tìm
kiếm và cập nhật những thay đổi của cơng nghệ, học cách thích nghi
với mơi trường dạy và học mới. Bối cảnh dạy và học như hiện nay tại
Việt Nam làm cho công nghệ được mong ước hơn bao giờ hết. Ngày
nay, mặc dù ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam sử dụng ví tính có kết
nối mạng trong cuộc sống hàng ngày, 73.3% đối tượng tham gia trong
nghiên cứu này có thiết bị kết nối internet như báo cáo trong bảng hỏi
trước can thiệp, họ sử dụng chủ yếu để lướt web (96.7% trả lời trong
bảng điều tra đầu kỳ). Nghiên cứu cũng khuyến khích giáo viên và sinh
viên Việt Nam sử dụng cơng cụ sẵn có trong dạy và học ngoại ngữ bởi

vì phương pháp dạy học mới này đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu, kể cả nghiên cứu này. Tăng việc sử dụng công nghệ trong lớp học
ngôn ngữ là cần thiết và thiết thực để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ cho
sinh viên, như một trong những nhiệm vụ chính của Đề án Ngoại ngữ
Quốc gia 2020 của chính phủ Việt Nam là: “tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong đào tạo ngoại ngữ” (Vietnamese Government,
2008a).
5.4. Hạn chế và nghiên cứu tương lai
Nghiên cứu này điều tra sát hơn việc phát triển ngơn ngữ của
người học và tìm xem hiệu quả có thể có của SCMC đối với việc phát
triển đó. Nghiên cứu thu thập số liệu cả định lượng và định tính, qua
phân tích cho thấy người học ngoại ngữ trong khóa tiếng Anh tăng
cường có thể phát triển ngơn ngữ qua khóa học một học kỳ, tuy nhiên
hiệu quả của thảo luận trực tuyến khơng hồn tồn rõ ràng. Số liệu chỉ
ra rằng người học trong nhóm can thiệp, những người tham gia vào
thảo luận trực tuyến, có kết quả về năng lực nói và viết cuối kỳ tương
tự như nhóm thực hành nói nhiều hơn. Tuy nhiên, thời gian can thiệp (4
tiết 1 tuần) là quá ngắn để có thể đạt được kết quả thuyết phục. Do hạn
chế hạn về mặt thể chế, thời gian can thiệp cho nghiên cứu này không
thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, để hỗ trợ hơn cho khuynh hướng đã chỉ ra,
người nghiên cứu thấy cần thực hiện lại nghiên cứu này áp dụng hình
thức can thiệp phân biệt rõ ràng hơn giữa hai nhóm, tăng các buổi chat
lên 2 hoặc 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, thời gian nghiên cứu dài và tập


×