Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ, kiểu gen và mối liên quan của HPV ở bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.24 KB, 27 trang )


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Lĩnh Toàn
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung

Phản biện 1:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Thúy
Trường Đại học Y Hà Nội

Phản biện 2:

PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Phản biện 3:

PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận
Học viện Quân y

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp
tại Học viện Quân y
Vào hồi:

giờ

ngày


Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y

tháng

năm 2019


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nhú đảo ngược mũi xoang là u tân sinh lành tính thường xuất
phát từ niêm mạc khe mũi giữa và vách mũi xoang. Đây là bệnh lý có
bệnh sinh phúc tạp, khả năng tái phát cao và ung thư hóa. Những
nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chứng minh nhiễm HPV (Human
Papilloma Virus) tiềm tàng, mạn tính vùng mũi xoang có liên quan
chặt chẽ với sự phát sinh các khối u. HPV là một virus nhỏ hệ gen
ADN có khả năng nhiễm và nhân lên trong các tế bào biểu mô vảy.
Phần lớn HPV lây nhiễm khơng có triệu chứng, âm thầm và tiến triển
gây rối loạn tăng sinh tế vào và biến tính ung thư. Hiện nay đã có
hàng trăm kiểu gen HPV (HPV genotype) khác nhau được phát hiện.
Trong đó, đặc biệt kiểu gen HPV -16, -18, -31, -33, -35, -39, -45, -51,
-52, -58 cho thấy có liên quan chặt chẽ đối với bệnh sinh ung thư
vùng mũi xoang. Tuy nhiên, bệnh sinh liên quan nhiễm HPV gây u
nhú đảo ngược mũi xoang và biến tính ung thư mũi xoang cần được
chứng minh và làm sáng tỏ. Ở nước ta đã có khá nhiều nghiên cứu về
HPV trong một số bệnh lý liên quan ung thư c t cung và u nhú mũi
xoang. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan HPV trong
bệnh lý u nhú đảo ngược ở vùng mũi xoang, đặc biệt liên quan các

kiểu gen HPV với u nhú đảo ngược mũi xoang và ung thư mũi xoang.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ, kiểu gen và mối
liên quan của HPV ở bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang”
Mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, kiểu gen và phân bố các kiểu gen của HPV ở
bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang.
2. Phân tích mối liên quan của nhiễm HPV và kiểu gen HPV với
một số đặc điểm lâm sàng của BN u nhú đảo ngược mũi xoang.
Tính cấp thiết:
Nghiên cứu về tỉ lệ, kiểu gen và mối liên quan của HPV với u nhú
đảo ngược mũi xoang trên bệnh nhân Việt Nam sẽ góp phần làm sáng
tỏ các chủng gây bệnh thường gặp, mối liên quan tới khả năng ung
thư hóa, tái phát cũng như các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống
rượu bia... Đồng thời hỗ trợ cho các nhà lâm sàng trong tiên lượng
bệnh, chiến lược điều trị, theo dõi để hạn chế tái phát, ung thư hóa.


2
Đóng góp mới của luận án:
Trong mơ sinh thiết bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang,
24,7% phát hiện HPV-ADN. Tỷ lệ nhiễm HPV-ADN cao nhất ở
nhóm ung thư mũi xoang, tiếp đến là nhóm UNĐN MX và thấp nhất
ở nhóm polyp mũi xoang, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Phân tích di truyền và dựng cây phân lồi chứng minh kiểu gen HPV
11 chiếm ưu thế ở bệnh nhân UTMX so với UNĐN MX (p<0,001).
Bệnh nhân UNĐN MX nhiễm kiểu gen HPV11 tăng nguy cơ ung thư
mũi xoang 8,57 lần so với các chủng còn lại. Kiểu gen HPV31 chiếm
ưu thế ở bệnh nhân UNĐN MX (65%) so với ung thư mũi xoang
(18,5%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Người có HPV-ADN có nguy cơ mắc u nhú đảo ngược mũi xoang

cao hơn 3,5 lần so với nguy cơ mắc polyp, Bệnh nhân UNĐN MX có
HPV-ADN có nguy cơ phát triển ung thư mũi xoang cao 7,2 lần.
Bệnh nhân UNĐN MX tái phát có tỉ lệ nhiễm HPV cao hơn so với
nhóm phẫu thuật lần đầu. Bệnh nhân có tiền s hút thuốc lá hoặc
uống rượu có HPV dương tính, có nguy cơ mắc u nhú đảo ngược mũi
xoang cao hơn nhóm khơng có tiền s này lần lượt là 21,1 lần và 7,33
lần (p<0,001 và p<0,01).
Dựa trên hình ảnh giải phẫu bệnh, bệnh nhân mắc u nhú đảo
ngược mũi xoang có HPV dương tính có nguy cơ ác tính hóa cao gấp
6,7 lần so với bệnh nhân khơng có HPV (p<0,01).
Bố cục luận án:
Luận án có 127 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1:
T ng quan (36 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu (19 trang), Chương 3: Kết quả (39 trang), Chương 4: Bàn luận
(28 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang).
Luận án có 130 tài liệu tham khảo (tiếng Anh: 123, tiếng Việt: 7).

1.1. Một vài đặc điểm của u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
U nhú đảo ngược mũi xoang (UNĐN MX) là u tân sinh lành tính
niêm mạc khe mũi giữa, vách mũi xoang, chiếm tỷ lệ 0,5 – 4% trong
tất cả các u vùng mũi. Loại u nhú này có tần xuất khoảng 0,75 đến


3
1,5 ca/100.000 dân/năm, với nam giới chiếm ưu thế (tỉ lệ 3:1 so với
nữ giới).
Bốn tính chất đặc trưng của u nhú đảo ngược mũi xoang là:
- Dễ tái phát
- Khả năng phá hủy
- Kết hợp với polyp mũi

- Kết hợp với u ác tính khác.
1.2. Giải phẫu, sinh lý và mơ học mũi xoang
Vịm mũi họng thuộc lá thai trong, có cấu trúc là một hình hộp có
6 mặt. Có cấu trúc gịm nhiều loại biểu mơ: Biểu mơ hơ hấp là biểu
mơ trụ giả tầng có lơng chuyển. Biểu mơ Malpighi gồm lớp tế bào
dạng thượng bì chứa nhiều Glycogen. Ở đáy và giữa các tế bào dài
hay bầu dục xếp nhiều tầng có các sợi Keratin. Loại biểu mơ này có
nhiều nụ tế bào chui sâu vào lớp đệm, nhưng màng đáy rõ và liên tục.
Ở người trưởng thành có hiện tượng quá sản khá ph biến. Biểu mô
trung gian là loại biểu mô lát tầng, các hàng tế bào thưa và mỏng.
Thường gặp xen kẽ giữa biểu mô hô hấp và biểu mô Malpighi.
1.3. Bệnh sinh u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến: hút thuốc
lá, viêm nhiễm mạn tính mũi xoang, phơi nhiễm virus là các yếu tố
thường liên quan nhiều đến bệnh sinh u nhú đảo ngược mũi xoang,
với cơ chế hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều chu trình sống trong
tế bào, và nguy cơ tái phát và ác tính hóa rất cao.
1.3.1. Hút thuốc lá và u nhú đảo ngược mũi xoang
Hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ trong việc phát triển cũng
như tái phát của u nhú đảo ngược mũi xoang, thậm chí ác tính hóa t
chức này.
1.3.2. Viêm mạn tính và u nhú đảo ngược mũi xoang
Viêm mũi xoang mạn tính là tác nhân kích thích và làm biến đ i
các cấu trúc bình thường dẫn đến các bệnh lý của mũi xoang, có thể
có cả u nhú đảo ngược mũi xoang.
1.3.3. Virus và u nhú đảo ngược mũi xoang
1.3.3.1. Epstein-Barr virus
1.3.3.2. Human papilloma virus



4
1.4. Triệu chứng lâm sàng của bệnh u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
1.4.1. Triệu chứng cơ năng
Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau, căng vùng mặt, chảy máu mũi,
mất ng i, nhức đầu, chảy nước mắt. Những triệu chứng ít gặp hơn:
sụp mí hoặc nhìn đơi, mùi hơi, đau tai, tê cóng.
1.4.2. Triệu chứng thực thể
Nội soi mũi xoang có thể xác định rõ khối UNĐN MX thường ở 1
bên mũi với t n thương diễn ra trên một vùng rộng, không đều, hoại
t , thường chảy máu khi đụng vào. Nó có màu xám hơi đỏ và có thể
bít hồn tồn mũi xoang, lan rộng từ tiền đình mũi đến hầu mũi.
1.4.3. Tái phát của u nhú đảo ngược mũi xoang
Phẫu thuật lấy u không triệt để là nguyên nhân gây tái phát của u
nhú đảo ngược, đặc biệt khi u nhú đảo ngược xâm lấn vào các ngóc
ngách như xoang bướm, mảnh sàng, xoang trán, ngách sàn mắt... là
những nơi khi phẫu thuật lấy u thường bỏ sót mơ là nguyên nhân dẫn
đến nguyên nhân tái phát.
1.4.4. Tổn thương đại thể, vi thể của u nhú đảo ngược mũi xoang
1.4.4.1. Tổn thương đại thể
Hình dạng của u nhú đảo ngược trên hình nội soi giống một hay
nhiều khối polyp, có nhiều hình dạng giống như đầu ngón tay, có vẻ
khơng đều, bề mặt có nhú, mủn, thường dễ chảy máu khi đụng vào.
Có thể mơ tả bề mặt giống chum nho, quả dâu hoặc giống polyp đơn
thuần.
1.4.4.2. Tổn thương vi thể
Tính chất đặc trưng nhất khi xem trên kính hiển vi là sự dày lên của
biểu mô với sự xâm lấn rộng vào trong lớp mô đệm bên dưới. Hình
thái tế bào biểu mơ có thể thay đ i từ biểu mơ trụ có lơng mao tới
biểu mơ vảy xếp tầng keratin hóa. Màng đáy nguyên vẹn và ngăn
cách biểu mô tăng sản đảo ngược với t chức liên kết.

1.5. Human Papillomavirus và u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
1.5.1. Đặc điểm sinh học HPV
1.5.1.1. Phân loại HPV
Papilloma virus gây bệnh cho người được gọi là Human
papilloma virus (HPV), đây là 1 loài duy nhất thuộc họ


5
Papillomaviridea. Các HPV được chia thành các kiểu gen (genotype)
khác nhau, các HPV được coi là cùng kiểu gen khi chuỗi gen L1
trong bộ gen (genome) khác nhau dưới 10% và đứng cùng nhánh
trong cây phả hệ phân tích lồi (phylogenetic analysis), cũng có
trường hợp phân loại kiểu gen HPV cịn dựa thêm vào đặc tính gây
bệnh của các kiểu gen đó. Hiện nay, HPV có khoảng trên 200 kiểu
gen (genotype) khác nhau đã được xác định, mỗi kiểu gen lại có hàng
chục kiểu dưới gen (subgenotype), mỗi kiểu dưới gen lại có hàng
chục chủng virus.
1.5.1.2. Cấu trúc phân tử HPV
HPV là virus khơng vỏ bọc, có đối xứng hình khối 20 mặt, cấu
trúc phân t ADN là vòng xoắn kép chứa hệ gen gồm xấp xỉ 8.000
base pair. Lớp vỏ Capsid của HPV đối xứng hình khối được tạo
thành bởi 72 capsomer (60 dạng lục giác và 12 dạng ngũ giác) có cấu
trúc là 2 lớp protein bề mặt L1 và L2. Do protein của vỏ capsid được
bảo vệ một cách đặc biệt nhờ L1 (lớp vỏ lớn) nên khơng thể phân lập
được chúng bằng huyết thanh. Vì vậy, người ta dùng chuỗi ADN để
phân biệt loại protein kề cận L1 là protein cấu trúc của lớp vỏ bé L2.
Bộ gen (genome) của HPV chứa khoảng 7-8 gen sớm (Early, E) (từ
E1-E7), khơng có E3, và chứa 2 gen muộn (Late, L), (L1-L2) là
những gen cấu trúc, các gen này quyết định sự phiên mã và dịch mã
trong quá trình nhân lên của virus. Gen của HPV có thể nằm ở dạng

plasmid hoặc tích hợp vào ADN tế bào lớp đáy và tái hoạt động khi
có điều kiện thích hợp. Sự nhân lên của HPV phụ thuộc vào cơ chế
phiên mã của tế bào biểu mô da hay niêm mạc. HPV bám vào bề mặt
của tế bào biểu mô qua các thụ thể chưa được xác định, HPV phiên
mã trong nhân tế bào nhờ transcriptase. Gen sớm bắt đầu cho sự t ng
hợp ADN của HPV phiên mã và chuyển thể, gen muộn phiên mã cho
các protein cấu trúc. Chỉ có các gen sớm chịu trách nhiệm cho
chuyển thể tế bào, và kháng nguyên ung thư.
1.5.1.3. Cơ chế sao chép của HPV
+ Bước 1: HPV bám, gắn vào tế bào đích.
+ Bước 2: HPV xâm nhập và giải phóng acid nucleid (ADN) vào
bên trong tế bào.


6
+ Bước 3: T ng hợp tạo nên thành phần cấu trúc của HPV.
+ Bước 4: Lắp ráp gắn kết các thành phần cấu trúc tạo nên 1
virion trưởng thành.
+ Bước 5: Phóng thích HPV bằng cách nảy chồi thốt ra khỏi tế
bào.
1.5.1.4. Đường lây truyền HPV
HPV cần tế bào sừng biệt hóa để phát triển, nhân lên. Những con
đường xâm nhập của virus bao gồm da, miệng, đường tiêu hóa trên,
giác mạc mắt, hệ sinh dục và ống hậu môn. HPV không xâm nhập
được qua biểu mô vảy lành, chúng chỉ xâm nhập được khi có vết xây
xát hoặc vết thương vi thể hoặc biểu mô vảy chưa trưởng thành.
1.6. Cơ chế của sự biến chuyển u nhú đảo ngƣợc thành ác tính
Sự ung thư hóa xảy ra khi viêm nhiễm tức thời chuyển thành viêm
nhiễm dai dẳng. Điều này được nghiên cứu kỹ trong ung thư c t
cung. Các gen E1 và E2 của HPV thường tích hợp vào hệ gen của các

tế bào chủ. Hoạt động của các gen sớm (early gene) tăng lên trong
khi các gen muộn (late gene) gần như không hiện diện. E6 và E7
khơng cịn bị ức chế sẽ phối hợp hoạt động với 2 gen ức chế ung thư
của tế bào chủ là p53 và pRB. P53 kết hợp với E6 sẽ mã hóa một
protein ngăn chặn sự sao chép của tế bào đích bằng cách làm thay đ i
các ADN của chúng. Vì chức năng của p53 bị t n thương, điều hòa
phân bào bị rối loạn, nên các tế bào có ADN thay đ i vẫn có thể phân
chia nhân lên mà không bị ngăn chận và tạo nên những clon tế bào u
chồng lên những tế bào lành. Nhiều xét nghiệm điều tra về HPV càng
ngày càng cho thấy rõ vai trò của HPV trong bệnh sinh của ung thư
c t cung. Loại HPV gây nguy cơ cao là HPV16 và 18 do chúng có
khả năng sừng hóa mơ khi cấy mơ, trong khi đó thì những loại HPV
khác khơng có khả năng này. Các loại HPV được chun chở trong
các khung E6 và E7 ORF đã kích thích sự biến chuyển mô của HPV,
cùng với HPV làm gia tăng sự phát triển của khối u.
1.7. Phát hiện ADN HPV trong tổn thƣơng
+ Kỹ thuật PCR
+ Nested - PCR (PCR lồng)
+ Kỹ thuật giải trình tự gen (sequencing).


7
+ Kỹ thuật BLAST (Basic Local Alignment Search)
+ Kỹ thuật phân tích lồi (Phylogenetic Analysis) và dựng cây
phân lồi (Phylogenetic tree analysis)
1.8. Nghiên cứu HPV trong u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
1.8.1. Tình hình nghiên cứu HPV trong UNĐN MX trên thế giới
Nhiều nghiên cứu phát hiện ADN HPV trong u nhú và ung thư
mũi xoang, với các kỹ thuật như DB (Dot Blot Hybridization), ISH
và gần đây là PCR, trên các nghiên cứu t ng quan cho thấy tỉ lệ phát

hiện có ADN HPV xuất hiện nhiều nhất là nhóm HPV nguy cơ thấp
(kiểu gen 6 và 11), có một số trường hợp kiểu gen 16 và rất hiếm
kiểu gen 18. Các nghiên cứu này cho thấy rằng dường như các tỷ lệ
phát hiện ADN HPV trong u nhú mũi xoang của các nghiên cứu rải
ra trong khoảng rộng (0-100%). Tỷ lệ phát hiện HPV trong u nhú
biểu mô vảy cao hơn u nhú đảo ngược tuy nhiên số lượng ca u nhú
đảo ngược là chủ yếu còn số u nhú tế bào vẩy quá ít để cho phép kết
luận 2 loại u nhú có liên quan tới HPV.
1.8.2. Tình hình nghiên cứu HPV trong UNĐN MX tại Việt Nam
Trong nước chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về UNĐN MX.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị ngọc Dung về u nhú thanh quản
trẻ em, với kết quả HPV dương tính là 36/36 (100%), trong đó tỉ lệ
HPV-6 là 17/36 (47,2%), HPV-11 là 19/36 (52,8%). Lê Thúy Nga và
cộng sự nghiên cứu về HPV trong ung thư vòm họng thấy: tỉ lệ
nhiễm HPV(+) ở mô khối u của bệnh nhân UTVMH là 18,75%,
HPV(-) là 81,25%. Xác định được 2 loại kiểu gen của HPV trong mô
khối u của bệnh nhân UTVMH đó là: kiểu gen HPV-6 chiếm 22,22%
và tỷ lệ kiểu gen HPV-16 chiếm 77,78%. Nguyễn Quang Trung
(2012), thấy kết quả tỷ lệ HPV (+) của loại u nhú thường là 71,4%
(10/14) và tỷ lệ HPV (+) của u nhú đảo ngược là 59,3% (14/32),
trong 46 bệnh nhân u nhú mũi xoang được nghiên cứu.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 183 BN được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1. Gồm 81 bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang
- Nhóm 2. Gồm 35 bệnh nhân polip mũi xoang


8

- Nhóm 3. Gồm 67 bệnh nhân ung thư mũi xoang
Thời gian từ 2012 đến 2016, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành
phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
2.2.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán u nhú đảo ngược mũi xoang
Các triệu chứng cơ năng thường gặp nhất như: nghẹt mũi, chảy
nước mũi, chảy máu mũi, mất ng i, nhức đầu.
Nội soi mũi xoang: đại thể khối u có nhiều thùy, bề mặt có nhú,
màu xám, bở, dễ chảy máu.
CT Scan: T Scan cắt lớp mỏng, độ phân giải cao, được dùng để
đánh giá hình ảnh phá hủy xương bao gồm cả khối u, đặc biệt gần đĩa
khứu, hố sàng.
Tất cả các bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là u nhú đảo
ngược trước phẫu thuật qua nội soi mũi xoang bấm sinh thiết và kiểm
chứng lại sau phẫu thuật.
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán polyp mũi xoang
Khối u được xác định 1 khối u lành tính, có thể đơn thuần ở hốc
mũi, trong xoang, hay cả trong xoang và hốc mũi. Khối polyp trong,
trơn, nhẵn bóng và có màu phớt hồng, đơi khi có 1 vài tia mạch máu
nhỏ. Thăm dị thấy mềm, di động, có cuống, đơn độc hay thành
chùm, che bít hốc mũi. Mủ đọng ở sàn hay khe mũi khi bội nhiễm.
Polyp được phủ hoàn toàn bởi lớp biểu mô phủ trụ, vuông hay dẹt,
bên trong là t chức liên kết dạng nhầy thưa với các tế bào xơ tạo
thành lớp lỏng lẻo, chứa dịch nhầy, có sự thâm nhập của bạch cầu ái
toan, tế bào lympho, tương bào.
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư mũi xoang
Khối u sùi, loét, bở, dễ chảy máu khi chạm vào. Khối u ban đầu ở
hốc mũi hay các xoang cạnh mũi, sau đó xâm lấn sang t chức xung
quanh như sàn sọ, mắt.
Giải phẫu bệnh có hình ảnh ung thư biểu mô mũi xoang

2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
Loại trừ tất cả các bệnh nhân khi có kết quả giải phẫu bệnh khối u
khơng phải nằm trong 3 nhóm nghiên cứu trên (không phải polyp,
không phải ung thư, không phải UNĐN).


9
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp thực
nghiệm labo, phân tích và so sánh.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu l m sàng
Mỗi bệnh nhân được đăng ký theo dõi vào phiếu theo dõi đã được
xây dựng có đầy đủ các chỉ tiêu về dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm.
2.3.3. Xét nghiệm mô bệnh học
2.3.4. Phương pháp sinh học phân tử xác định HPV-DNA và kiểu
gen HPV
2.3.4.1. Kỹ thuật lấy mẫu
2.3.4.2. Dụng cụ trang thiết bị nghiên cứu
2.3.4.3. Kỹ thuật tách và tinh sạch ADN
S dụng bộ kít tách ADN t ng số từ mô sinh thiết (Qiamp ADN
Mini Kit, Hãng QIAGEN).
2.3.4.4. Kỹ thuật tách và tinh sạch DNA từ mơ đúc nến
Kít tách DNA t ng số từ mô nến (MagMax FFPE DNA Ultra kit,
Hãng Thermo Scientific).
2.3.4.5. Các mồi (primer) chẩn đốn HPV
Vùng
gene
LP1


Tên mồi

Trình tự mồi (5’- 3’)

Kích thước
(bp)
270

GP7 (F)
TTTAATAARCCATATTGGYTRCA’
GP8 (R)
ATTCATAGTATGWATATAKGYCAT’
LP1
GP5+ (F) TTTGTTACTGTGGTAGATACTAC’
140-150
GP6+ (R) GAAAAATAAACTGTAAATCATATTC
2.3.4.6. Phản ứng polymerase chain reaction (PCR)
Chu trình luân nhiệt cho phản ứng nested - PCR
Bước 1: Duỗi xoắn ADN cưỡng bức ở 94o C trong 30 giây.
Bước 2: Hạ nhiệt độ xuống 58o C trong 40 giây để gắn mồi vào gen đích.
Bước 3: Nâng nhiệt độ lên 72o C trong 45 giây. Cuối cùng là bước kéo
dài trong 7 phút.
2.3.4.7. Kỹ thuật Real-time nested PCR phát hiện HPV
Phản ứng real-time nested PCR mix SYBR Green s dụng sản phẩm
PCR thứ nhất của phản ứng nested PCR.
- Chu kỳ đầu tiên biến tính ADN ở nhiệt độ 95o C trong 5 phút
- Thực hiện chu trình gồm 35 chu kỳ, mỗi chu kỳ 3 bước như sau:
Bước 1: 94o C trong 30 giây.



10
Bước 2: 58o C trong 40 giây
Bước 3: 72o C trong 45 giây .
- Cuối cùng: duy trì trong 7 phút.
2.3.4.8. Kỹ thuật giải trình tự gen trực tiếp (sequencing)
2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
2.4.1 Phương pháp xử lý
2.4.2 Phương pháp ph n tích số liệu
2.4.3 Phương pháp ph n tích xác định kiểu gen
- Phương pháp xác định kiểu gen của HPV bằng so sánh Genbank
(BLAST SEARCH).
- Phương pháp xác định kiểu gen của HPV bằng phương pháp phân tích
lồi (Phylogenetic Analysis) và dựng cây phân loài (Phylogenetic tree
analysis).
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng chấm NCS của
Học viện Quân y, Hội đồng đạo đức của Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
cho phép lấy mẫu nghiên cứu.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU


11

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới
Bảng 3.1. Phân bố các nhóm bệnh nhân theo tu i
Nhóm

UNĐN MX


Polyp mũi xoang

Ung thƣ mũi xoang

n

%

n

%

n

%

≤29

5

6,2

7

20,0

4

6,0


30-39

11

13,6

8

22,9

8

16,0

40-49

19

23,5

6

17,1

15

22,4

50-59


27

33,3

9

25,7

24

35,8

60-69

12

14,8

3

8,6

11

16,4

≥70

7


8,6

2

5,7

5

7,5

Tuổi

Trung bình
Tổng số

50,9±13,5.
81

100

43,3±15,6.
35

100

51,7±12,3.
67

100


Bảng 3.2. Phân bố các nhóm bệnh nhân theo giới
Nhóm

UNĐN MX

Polyp mũi xoang

Ung thƣ mũi xoang

Nam (%)

Nữ (%)

Nam (%)

Nữ (%)

Nam (%)

Nữ (%)

≤29

2 (3,9)

3 (10,0)

4 (20,0)


3 (20,0)

2 (5,9)

2 (6,1)

30-39

9 (17,6)

2 (6,7)

3 (15,0)

5 (33,3)

4 (11,8)

4 (12,1)

40-49

10 (19,6)

9 (30,0)

4 (20,0)

2 (13,3)


8 (23,5)

7 (21,2)

50-59

16 (31,4)

11 (36,7)

6 (30,0)

3 (20,0)

14 (41,2)

10 (30,3)

60-69

10 (19,6)

2 (6,7)

1 (5,0)

2 (13,3)

5 (14,7)


6 (18,2)

≥70

4 (7,8)

3 (10,0)

2 (10,0)

0 (0)

1 (2,9)

4 (12,1)

Tổng số

51 (63,0)

30 (37,0)

20 (57,1)

15 (42,9)

34 (50,7)

33 (49,3)


Tuổi


12
Bảng 3.3. Một số đặc điểm cơ năng BN UNĐN MX
Giới
Đặc điểm
Ngạt mũi
p
S mũi
p
Chảy máu mũi
p
Đau đầu
p

Nam (n=51)
Nữ (n=30)
n
%
n
%
48
94,1
30
100,0
p>0,05
21
41,2
13

43,3
p>0,05
10
19,6
1
3,3
p<0,05
22
43,1
9
30,0
p>0,05

Tổng số (n=81)
n
%
78
96,3
34

42,0

11

13,6

31

38,3


Bảng 3.4. Tiền s BN u nhú đảo ngược mũi xoang
Giới
Đặc điểm
Hút thuốc lá
Uống rượu
Dị ứng
p

Nam (n=51)

Nữ (n=30)

n

n

13
14
4

%

25,5
0
27,5
0
7,8
3
>0.05


Tổng số (n=81)

%

n

%

0
0
10,0

13
14
7

16,0
17,3
8,6

Bảng 3.5. Tỉ lệ BN có tái phát u nhú đảo ngược mũi xoang
Giới
Đặc điểm
Số ca tái phát
M lần đầu
Số lần tái phát
(Trung vị)

Nam (n=51)
n

%
15
29,4
36
70,6
1,5±0,8
(1)

Nữ (n=30)
n
%
8
26,7
22
73,3
2,3±1,8
(1,5)

Tổng số (n=81)
n
%
23
28,4
58
71,6
1,8±1,2
(1)

Bảng 3.6. Phân giai đoạn BN u nhú đảo ngược mũi xoang
Giới

Giai đoạn
T1
T2
T3
T4
p

Nam (n=51)
n
%
3
5,9
14
27,5
20
39,2
14
27,5
>0,05

Nữ (n=30)
n
%
5
16,7
9
30,0
10
33,3
6

20,0

Tổng số (n=81)
n
%
8
9,9
23
28,4
30
37,0
20
24,7


13
Bảng 3.7. Vị trí u nhú đảo ngược mũi xoang
Giới

Nam (n=51)

Nữ (n=30)

n

%

n

%


n

%

Phải

22

43,1

11

36,7

33

40,7

Trái

29

56,9

19

63,3

48


59,3

Vị trí

Tổng số (n=81)

Bảng 3.8. Hình ảnh nội soi u nhú đảo ngược mũi xoang
Giới

Nam

Nữ

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Chùm nho


14

27,4

11

36,7

25

30,8

Quả dâu

23

45,1

11

36,7

34

42,0

Giống polyp

11


21,6

7

23,3

18

22,2

Khác

3

5,9

1

3,3

4

4,9

30

100

81


100

Hình ảnh

>0,05

p
Tổng

51

100

3.1.3. Một số đặc điểm giải phẫu bệnh u nhú đảo ngược mũi xoang
Chẩn đoán giải phẫu bệnh
trước phẫu thuật

Chẩn đoán giải phẫu bệnh
sau phẫu thuật


14
3.2. Tỷ lệ nhiễm HPV và kiểu gen của HPV ở mô u nhú đảo
ngƣợc mũi xoang
3.2.1. Tỷ lệ phát hiện HPV-ADN ở mô u nhú đảo ngược mũi xoang
Bảng 3.9. Tỉ lệ ADN ở các mẫu mô UNĐN MX, UTMX, polyp MX
Nhóm
HPV-ADN
(+)
(-)

T ng
p

U nhú
Polyp mũi
Ung thƣ mũi
ĐN MX (1)
xoang (2)
xoang (3)
n
%
n
%
n
%
20
24,7
3
8,6
27
40,3
61
75,3
32
91,4
40
59,7
81
100
35

100
67
100
2
p1-2=0,046; X =4,0 (OR=3,5; 95% CI: 0,92-19,6);
p2-3=0,001, X2=11,2 (OR=7,2; 95% CI: 1,91-39,7)

Hình 3.1.Tín hiệu chạy Real-time nested PCR SYBR Green phát hiện
HPV trong mẫu mơ UNĐN MX.

Hình 3.2. Tín hiệu chạy Real-time nested PCR SYBR Green phát
hiện HPV trong mẫu mô ung thư mũi xoang


15

Hình 3.3. Tín hiệu chạy Real-time nested PCR SYBR Green phát
hiện HPV trong mẫu mô polyp mũi xoang.
3.2.2. Kiểu gen HPV-ADN ở mô u nhú đảo ngược mũi xoang
3.2.2.1. Kết quả ph n tích kiểu gen bằng phương pháp so sánh
Genbank (Blast search)
Bảng 3.10. Tỉ lệ phân bố kiểu gen HPV ở mô UNĐN MX so với mô
UTMX và polyp mũi xoang phân tích bằng so sánh Genbank
Nhóm

UNĐN MX (1)

UTMX (2)

POLYP (3)


n

%

n

%

n

%

HPV 6

2

10,0

0

0,0

0

0,0

HPV 11

18


90,0

25

92,6

3

100

HPV 16

0

0,0

2

7,4

0

0,0

Tổng

20

100,0


27

100,0

3

100,0

Kết quả

p

p1-2-3>0,05

3.2.2.2. Kết quả ph n tích kiểu gen bằng phương pháp ph n tích
nguồn gốc phát sinh loài và dựng c y ph n loài (Phylogenetic
Analysis and Genetic Tree)


16

Hình 3.4. Kết quả phân tích kiểu gen HPV bằng phương pháp phân
tích nguồn gốc phát sinh lồi ở nhóm UNĐN MX.

Hình 3.5. Kết quả phân tích kiểu gen HPV bằng phương pháp phân
tích nguồn gốc phát sinh lồi ở nhóm Ung thư mũi xoang.


17


Hình 3.6. Kết quả phân tích kiểu gen HPV bằng phương pháp phân
tích nguồn gốc phát sinh lồi ở nhóm Polyp mũi xoang.
Bảng 3.11. T ng hợp tỉ lệ phân bố kiểu gen HPV ở các nhóm nghiên
cứu bằng phương pháp phân tích nguồn gốc phát sinh lồi
Nhóm UNĐN MX (1)
n
%
HPV 6
2
10,0
HPV 11
5
25,0
HPV 16
0
0
HPV 31
13
65,0
Cộng
20
100

Kiểu gen

UTMX (2)
n
%
0

0
20
74,1
2
7,4
5
18,5
27
100

POLYP (3)
n
%
0
0
3
100
0
0
0
0
3
100

Cộng
n (%)
2 (4)
28 (56)
2 (4)
18 (36)

50 (100)

3.3. Phân tích mối liên quan của nhiễm HPV với một số đặc điểm
lâm sàng bệnh nhân UNĐN MX
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân UNĐN MX nhiễm HPV theo tu i
Giới
Tuổi
≤29
30-39
40-49
50-59
60-69
≥70
Tổng số

U nhú ĐNMX
n
HPV(+)(%)
5
1 (20,0)
11
2 (18,2)
19
5 (26,3)
27
7 (25,9)
12
3 (25,0)
7
2 (28,6)


n
7
8
6
9
3
2

Polyp
HPV(+)(%)
0 (0)
2 (25,0)
0 (0)
1 (11,1)
0 (0)
0 (0)

81

35

3 (8,6)

20 (24,7)

Ung thƣ mũi xoang
n
HPV(+)(%)
4

1 (25,0)
4
1 (25,0)
14
7 (50,0)
30
12 (40,0)
9
4 (44,4)
6
2 (33,3)
67

27 (40,3)


18
Bảng 3.13. Liên quan bệnh nhân có nhiễm HPV theo giới
Nam (1)
HPV
n
Nhóm
(+)(%)
51
15 (29,4)
UNĐN MX (a)
20
1 (5,0)
Polyp (b)
34

13 (38,2)
Ung thƣ MX (c)
- pa-b<0,05 (X2=4,9; OR=7,9;
95% CI: 1,03-350);
p
- pc-b<0,01 (X2=7,24; OR=11,7;
95% CI: 1,44-525);
Giới

Nữ (2)
HPV
n
(+)(%)
30
5 (16,7%)
15
2 (13,3)
33
14 (42,4)
- pa-b>0,05;
- pc-b<0,05 (X2=3,93;
OR=4,79; 95% CI:
0,84-49);

p
p1-2 >0,05
p1-2 >0,05
p1-2 >0,05

Bảng 3.14. Liên quan đặc điểm cơ năng BN UNĐN MX với nhiễm

HPV
HPV
HPV(+) (n=20)
HPV(-) (n=61)
Đặc điểm
Nghẹt mũi

n
18

%
90,0

p

n
60

%
98,4

28

45,9

7

11,5

23


37,7

p>0,05

Sổ mũi

6

30,0

p

p>0,05

Chảy máu mũi

4

20,0

p

p>0,05

Đau đầu

8

40,0


p

p>0,05

Bảng 3.15. Liên quan giai đoạn của UNĐN MX với nhiễm HPV
HPV
Giai đoạn
T1 (1)
T2 (2)
T3 (3)
T4 (4)
p

HPV(+)
n
1
4
9
6

HPV(-)
%
12,5
17,4
30,0
30,0

n
7

19
21
14
p>0,05

%
87,5
82,6
70,0
70,0


19
Bảng 3.16. Liên quan BN nhiễm HPV với tái phát UNĐN MX
HPV

HPV(+)
n
9
11

Tái phát
Tái phát
Lần đầu
p

HPV(-)
%
39,1
19,0


n
14
47

%
60,9
81,0

p>0,05

Bảng 3.17. Liên quan bệnh nhân nhiễm HPV với tiền s
HPV

HPV(+) (n=20)
n
%
8
61,5

Tiền sử
Hút thuốc lá
p
Uống rượu
p
Dị ứng
p
Không

HPV(-) (n=61)

N
%
5
38,5
<0,001

5

35,7

9

64,3

6

85,7

66

93,0

>0,05
1

14,3
>0,05

5


7,0

Bảng 3.18. Liên quan bệnh nhân nhiễm HPV với giải phẫu bệnh
HPV

HPV(+)

GPB

n
13
5

U nhú đảo ngược
Carcinoma

HPV(-)
%
20,0
62,5

p

n
52
3

%
80,0
37,5


p<0,01

Bảng 3.19. Mối liên quan của kiểu gen HPV ở mô u nhú đảo ngược,
polyp và ung thư mũi xoang
Nhóm UNĐN MX (1)
n
%
Kết quả
2
10,0
HPV 6

UTMX (2)
n
%
0
0,0

POLYP (3)
n
%
0
0,0

HPV 11

5

25,0


20

74,1

3

100

HPV 16

0

0,0

2

7,4

0

0,0

HPV 31

13

65,0

5


18,5

0

0

Tổng

20

100,0

27

100,0

3

100,0

p

p1-2<0,001,
Chi2(1):11,11; OR=8,57,
95%CI (1,93-4,56)
p1-3,2-3>0,05
p1-2<0,01; Chi2(1)=10,5
OR=8,17
95%CI (1,82-39,03)



20
Bảng 3.20. Mối liên quan của kiểu gen HPV ở mơ nhóm khơng ung
thư mũi xoang so với nhóm ung thư mũi xoang
Nhóm
Kết quả

KHƠNG UTMX (1)

UTMX (2)

n

%

n

%

HPV 6

2

11,1

0

0,0


HPV 11

8

44,44

20

74,1

HPV 16

0

0,0

2

7,4

HPV 31

8

44,44

5

18,5


Tổng

18

100,0

27

100,0

p

p1-2<0,05,
Chi2(1):4,03
OR=3,57 95%CI
(0,85-15,31)

p=0,06

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi
xoang
Theo Nguyễn Quang Trung, UNĐN MX gặp nhiều nhất ở lứa tu i
trung niên, nhóm tu i 41-60 tu i chiếm tỷ lệ 61,4 %. Nghiên cứu tại
Brazil cho thấy độ tu i trung bình của bệnh nhân u nhú đảo ngược
mũi xoang là 57,8 tu i với 50% bệnh nhân là nam giới. Trong nghiên
cứu tại Nhật Bản, các tác giả thấy độ tu i trung bình của bệnh nhân là
53,5 với khoảng tu i từ 23-78; trong số đó, bệnh nhân nam là 25
người, nữ là 14 người, tỉ lệ nam:nữ là 1,8:1.

4.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh nh n u nhú đảo ngược mũi xoang
Võ Thanh Quang thấy triệu chứng ngạt mũi chiếm 87,5% số ca
bệnh. Nhóm bệnh nhân của Vũ Trung Lương bị ngạt mũi là 80%, còn
bệnh nhân của Nguyễn Quang Trung là 92,8%. Katori và cộng sự
(2005) thấy dấu hiệu ngạt mũi khá ph biến (90%); nghiên cứu của
Ernesto là 85%; nghiên cứu của Georg là 82%. Katori và cộng sự
(2005) thấy dấu hiệu chảy máu mũi xoang xuất hiện ở 31% bệnh
nhân. Moon và CS (2010) thấy tỉ lệ bệnh nhân UNĐN MX có thói
quen hút thuốc là 29,5%, có sự khác biệt về tỉ lệ tái phát UNĐN MX
so với nhóm khơng hút thuốc (28,2% so với 10,7%). Trong các


21
nghiên cứu khác nhau, tỉ lệ tái phát của u nhú đảo ngược mũi xoang
cũng khác nhau, tùy thuộc vào mối liên quan HPV, phương pháp
phẫu thuật, giai đoạn khối u, qui mơ kích thước nghiên cứu. Tỉ lệ tái
phát lên 30-40% BN UNĐN MX. Đặc điểm nội soi UNĐN MX cho
thấy đa phần là hình thái sùi, gồ ghề giống bề mặt quả dâu, nho và ở
giai đoạn muộn T3 chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đó là T2 và T4.
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh u nhú đảo ngược mũi xoang
Hình ảnh điển hình của UNĐN MX đều được xác nhận với sự
tăng sản lớp thượng bì malpighi, tạo các nhú và các mào lấn sâu vào
mô đệm liên kết có thâm nhập tế bào viêm. Màng đáy nguyên vẹn và
ngăn cách biểu mô tăng sản đảo ngược với t chức liên kết.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10,5% t ng số ca chẩn đốn
UNĐN MX có hình ảnh giải phẫu bệnh là carcinoma, nhiều trường
hợp phát triển ác tính hóa sau khi được chẩn đốn UNĐN MX trong
những lần điều trị trước. Tùy theo nghiên cứu, tỉ lệ ác tính hóa dao
động từ 2%-27% số ca UNĐN MX.
4.2. Tỷ lệ nhiễm HPV và kiểu gen của HPV ở mô u nhú đảo

ngƣợc mũi xoang
4.2.1. Tỷ lệ phát hiện HPV-ADN ở mô u nhú đảo ngược mũi xoang
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, 20 bệnh nhân (24,7%)
phát hiện HPV-ADN trong mô sinh thiết UNĐN MX. Trong khi đó,
trên bệnh nhân polyp mũi xoang, tỉ lệ phát hiện HPV ADN là 8,3%.
Beigh và cộng sự phát hiện thấy tỉ lệ này là 13,3%. Nghiên cứu tại
Trung Quốc cho thấy 64,36% số ca UNĐN MX có HPV. Tuy nhiên,
trong một báo cáo t ng quan năm 2012, được thực hiện dựa trên 76
nghiên cứu với 1.956 khối u vùng mũi xoang, UNĐN MX có tỉ lệ
HPV dương tính là 37,8%.
4.2.2. Kiểu gen HPV-ADN ở mô u nhú đảo ngược mũi xoang
Trong nghiên cứu của chúng tôi, xác định HPV ADN bằng kỹ
thuật PCR s dụng cặp mồi định hướng bắt cặp tại vùng gen LP1.
Trình tự cặp mồi đã được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây.
Kiểu gen HPV 11 rất ph biến trong các mẫu kiểm tra, trong đó
UNĐN MX có 18/20 mẫu (90%), ung thư mũi xoang có 25/27 mẫu
(92,6%) và polyp có 3/3 mẫu (100%). Ngoài ra, 2 trường hợp (10%)
u nhú đảo ngược mũi xoang thấy kiểu gen HPV 6; ung thư mũi xoang
có thêm kiểu gen HPV 16 (7,4%).
Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy sự phát hiện nhiều
chủng HPV trên mơ bệnh UNĐN MX như các chủng lành tính


22
HPV6, HPV11. Katori và cộng sự (2005, 2006) thực hiện trên các
mẫu bệnh phẩm u nhú đảo ngược với các cặp lai HPV 6/11 và 16/18.
Trong đó, cặp 6/11 có tỉ lệ dương tính 42%, cặp 16/18 là 31%.
Yi Zhang lại cho thấy chủng HPV còn liên quan tới giai đoạn của
khối u nhú đảo ngược mũi xoang, theo đó, giai đoạn T1, T2 liên quan
chủ yếu với HPV 11, trong khi đó giai đoạn muộn hơn liên quan tới

HPV 58.
4.3. Mối liên quan của nhiễm HPV và kiểu gen của HPV với một
số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UNĐN MX
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân UNĐN MX tập trung
nhiều ở nhóm tu i 40-59. Nam giới bị UNĐN MX có tỉ lệ mắc HPV
cao hơn đáng kể so với nhóm polyp mũi xoang. Trong điều tra dịch
tễ học tại Hoa Kỳ, tỉ lệ mắc HPV vùng miệng của nam giới cao hơn
nữ trong độ tu i 18-69 (11,5% và 3,3%); trong đó các chủng HPV
nguy cơ cao cũng gặp ở nam giới cao hơn nữ giới (6,8% và 1,2%).
Mặc dù trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân UNĐN MX
có tỉ lệ tái phát liên quan tới HPV cao hơn chưa có ý nghĩa thống kê
so với nhóm khơng có HPV (p=0.058). Nhiều cơng bố cũng cho thấy
HPV có liên quan tới sự tái phát của loại u này. Nghiên cứu của
chúng tôi chưa thấy mối liên quan về thói quen hút thuốc với HPV và
UNĐN MX. Roh và cộng sự (2016) lại cho rằng hút thuốc lá là nguy
cơ gây tái phát UNĐN MX nhưng HPV thì khơng.
Chúng tơi thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê của tình trạng ác
tính hóa với sự có mặt của HPV. Tuyệt đại đa số các chủng HPV
trong nghiên cứu của chúng tôi được xếp vào nhóm lành tính (chủng
6 và 11). Trong khi đó, các tác giả cho rằng chủng HPV 16 có độ ác
tính cao, đóng vai trị chủ chốt trong việc chuyển dạng tế bào sang
carcinoma, theo đó là chủng HPV 18 rối mới đến HPV 11. Tuy
nhiên, nhiều công bố cho thấy HPV 6, 11 xuất hiện ở các khối u nhú
đảo ngược có biểu hiện carcinoma hóa hoặc ở khối u nhú đảo ngược
đơn thuần. Phân tích phân bố kiểu gen chúng tôi thấy kiểu gen HPV
11 chiếm ưu thế ở bệnh nhân UTMX so với UNĐN MX (74,1% so
với 25%), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bệnh nhân
UNĐN MX nhiễm kiểu gen HPV11 tăng nguy cơ ung thư mũi xoang
8,57 lần so với các chủng còn lại. Ngược lại, kiểu gen HPV31 chiếm



23
ưu thế ở bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang (65%) so với ung thư
mũi xoang (18,5%) khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Theo
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), 12 kiểu gen HPV có
nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59) được phân
loại là gây ung thư cho con người. HPV 16 và 18 đã được báo cáo
xuất hiện trong khoảng 70% bệnh ung thư c t cung. Các loại HPV
khác như 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58 và 59 có mặt trong 30%
bệnh ung thư CTC. Sự biến đ i nucleotide của kiểu gen HPV gây
ung thư đã được mô tả gần đây. Chưa có thơng tin về HPV 31 trong ú
nhú đảo ngược mũi xoang trong các nghiên cứu công bố gần đây, tuy
nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật áp dụng và phân tích
dữ liệu. Các nghiên cứu này s dụng PCR và nested PCR để phát
hiện HPV ADN trong mẫu mô. Công bố gần đây cho thấy, HPV 31
chiếm tới 20% trong số các trường hợp ung thư c t cung tại Serbia.

KẾT LUẬN
1. Tỷ lệ, kiểu gen và phân bố các kiểu gen của HPV ở bệnh nhân
u nhú đảo ngƣợc vùng mũi xoang
20/81 bệnh nhân (24,7%) phát hiện HPV-ADN trong mô sinh
thiết bệnh nhân u nhú đảo ngược mũi xoang. Trong khi đó có 3
trường hợp (8,6%) ở bệnh nhân polyp mũi xoang và 27/67 (40,3%)
bệnh nhân ung thư mũi xoang có HPV ADN trong mơ. Tỷ lệ nhiễm
HPV-ADN cao nhất ở nhóm ung thư mũi xoang, tiếp đến là nhóm
UNĐN MX và thấp nhất ở nhóm polyp mũi xoang, khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05).
Phân tích di truyền và dựng cây phân lồi cho thấy HPV ở bệnh
nhân UNĐN MX có các kiểu gen 31, 11 và 6 với tỉ lệ lần lượt là
65%; 25% và 10%. Kết quả chứng minh kiểu gen HPV 11 chiếm ưu

thế ở bệnh nhân UTMX so với UNĐN MX (74,1% so với 25%):
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
2. Mối liên quan của nhiễm HPV và kiểu gen của HPV với một số
đặc điểm lâm sàng của BN u nhú đảo ngƣợc mũi xoang
Người có HPV-ADN có nguy cơ mắc u nhú đảo ngược mũi xoang
cao hơn 3,5 lần so với nguy cơ mắc polyp với độ tin cậy 95%: 0,92-


×